Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng địa lý tự nhiên trong sách giáo khoa địa lí 10 trung học phổ thông

- Đối với các nhà trường phổ thông hiện nay phương tiện thiết bị kĩ thuật tuy chưa đủ nhưng không phải không có. Vì vậy nên yêu cầu giáo viên phải tham gia soạn giảng một vài tiết học trong năm có sử dụng CNTT, coi đó như một tiêu chuẩn thi đua và đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Trong quá trình thiết kế bài giảng và thực hiện giờ lên lớp, cần tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh dưới nhiều hình thức. Điều này giúp cho giáo viên nắm được khả năng học tập của học sinh và từ đó thu nhận thông tin để điều chỉnh việc thiết kế bài giảng cũng như các phương pháp hình thức tổ chức dạy học của bản thân cho phù hợp và có hiệu quả.

pdf140 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng địa lý tự nhiên trong sách giáo khoa địa lí 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột lớp thực nghiệm giảng dạy theo các dạng bài được thiết kế trong luận văn (theo phương pháp của đề tài); một lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn tiến hành bình thường theo phương pháp thông thường mà nhà trường vẫn thường xuyên tiến hành. Hai lớp tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng phải có trình độ, khả năng nhận thức ngang nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.2. Lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm Số TT Tên trƣờng THPT Tên lớp Kiểu thiết kế bài giảng Số học sinh Tổng số 1 Phú Lương 10A2 Thực nghiệm Ứng dụng CNTT 49 96 10B1 Đối chứng Truyền thống 47 2 Dương Tự Minh 10A5 Thực nghiệm Ứng dụng CNTT 40 81 10A2 Đối chứng Truyền thống 41 3 Định Hóa 10A5 Thực nghiệm Ứng dụng CNTT 50 101 10A4 Đối chứng Truyền thống 51 4 Phủ Thông 10E Thực nghiệm Ứng dụng CNTT 43 87 10A Đối chứng Truyền thống 44 Để việc thực nghiệm tiến hành thuận lợi, chúng tôi làm việc với nhà trường nơi thực nghiệm, giáo viên trực tiếp dạy thực nghiệm và đối chứng về mục đích yêu cầu của việc thực nghiệm và các công việc cụ thể khác sao cho phù hợp với kế hoạch giảng dạy của nhà trường và tiến trình của luận văn. Thời gian tiến hành thực nghiệm phải được báo trước cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên tiến hành thực nghiệm sẽ nắm chắc các kế hoạch cụ thể của các nội dung thực nghiệm như: Việc tổ chức bài giảng theo ý đồ của tác giả, các phiếu học tập, các phiếu điều tra, khảo sát… 3.4.3. Đánh giá sau thực nghiệm Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các dạng thiết kế bài giảng của đề tài trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá thái độ của học sinh trong việc sử dụng máy tính và thái độ tiếp nhận của giáo viên, phương pháp chúng tôi tiến hành như sau: Dự giờ, trao đổi với các giáo viên và học sinh được làm thực nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kiểm tra chất lượng giờ học bằng cách cho học sinh làm các bài kiểm tra trắc nghiệm ngay sau giờ học, kết quả của bài kiểm tra sẽ được tổng hợp sau khi giáo viên chấm bài. Nội dung và cách thức kiểm tra sẽ được tiến hành giống như nhau đối với cả lớp thực nghiệm và đối chứng. Thang điểm chấm bài được xây dựng theo thang điểm 10. Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học. Để tính điểm trung bình của các tiết học và so sánh sức học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ta sử dụng công thức: n Xn X n i ii 1 Để đo mức độ phân tán của các điểm quanh điểm trung bình ta sử dụng công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn như sau: Phương sai: n XX n i i 1 2 2 Độ lệch chuẩn: n XXn n i ii 1 2 _ Trong đó: _X : giá trị trung bình cộng iX : giá trị của X thứ i in : tần số của giá trị iX n : số mẫu trong tập mẫu 2 : phương sai của dãy số liệu thống kê : độ lệch chuẩn của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Trường THPT Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Phú Lương 10A2 TN 49 0 0 1 13 12 10 6 7 7,6 10B1 ĐC 47 1 2 4 11 10 9 6 4 7,1 Dương Tự Minh 10A5 TN 40 0 1 3 5 14 4 7 6 7,6 10A2 ĐC 41 0 2 4 11 9 8 3 4 6,9 Định Hóa 10A5 TN 50 0 1 2 10 13 9 11 4 7,5 10A4 ĐC 51 1 3 7 7 12 10 8 3 7,0 Phủ Thông 10E TN 43 0 1 5 7 9 10 9 2 7,3 10A ĐC 44 1 4 5 9 11 7 5 2 6,7 Bảng 3.4. Bảng phân bố tần số, tần suất kết quả khảo sát bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 TN Tần số 0 3 11 35 48 33 33 19 Tần suất (%) 0 1,6 6,0 19,2 26,4 18,1 18,1 10,6 ĐC Tần số 3 11 21 38 41 35 22 13 Tần suất (%) 1,6 6,0 11,5 20,8 22,4 19,1 12,0 6,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.5. Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn kết quả khảo sát bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Lớp Điểm trung bình Phƣơng sai Độ lệch chuẩn TN 7,5 2,2 1,4 ĐC 6,9 2,8 1,6 Như vậy điểm có thể chấp nhận trong kết quả chung của học sinh các lớp thực nghiệm phân tán quanh giá trị trung bình từ 6,1 đến 8,9. Điểm có thể chấp nhận trong kết quả chung của học sinh các lớp đối chứng phân tán quanh giá trị trung bình từ 5,3 đến 8,5. Số học sinh 0 3 11 35 48 33 33 19 3 11 21 38 41 35 22 13 0 10 20 30 40 50 60 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 Điểm Thực nghiệm Đối chứng Hình 3.1. Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.6. Kết quả thực nghiệm bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Trường THPT Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Phú Lương 10A2 TN 49 0 1 3 5 12 14 10 4 7,7 10B1 ĐC 47 1 2 4 8 13 10 7 2 7,1 Dương Tự Minh 10A5 TN 40 0 1 3 5 8 12 6 5 7,6 10A2 ĐC 41 0 4 6 8 9 5 6 3 6,9 Định Hóa 10A5 TN 50 0 0 2 12 11 13 6 6 7,5 10A4 ĐC 51 1 3 3 13 12 8 6 5 7,1 Phủ Thông 10E TN 43 0 1 4 5 13 9 8 3 7,4 10A ĐC 44 0 3 8 9 9 5 8 2 6,8 Bảng 3.7. Bảng phân bố tần số, tần suất kết quả khảo sát bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 TN Tần số 0 3 12 27 44 48 30 18 Tần suất (%) 0 1,6 6,6 14,8 24,2 26,4 16,5 9,9 ĐC Tần số 2 12 21 38 43 28 27 12 Tần suất (%) 1,1 6,6 11,5 20,8 23,5 15,3 14,8 6,4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.8. Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn kết quả khảo sát bài 5 Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Lớp Điểm trung bình Phƣơng sai Độ lệch chuẩn TN 7,5 2,1 1,4 ĐC 6,9 3,1 1,8 Như vậy điểm có thể chấp nhận trong kết quả chung của học sinh các lớp thực nghiệm phân tán quanh giá trị trung bình từ 6,1 đến 8,9. Điểm có thể chấp nhận trong kết quả chung của học sinh các lớp đối chứng phân tán quanh giá trị trung bình từ 5,1 đến 8,7 Số học si h 0 3 12 27 44 48 30 18 2 12 21 38 3 28 27 12 0 10 20 30 40 50 60 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 Điểm Thực nghiệm Đối chứng Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm bài 5 Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.9. Kết quả thực nghiệm bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Trường THPT Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Phú Lương 10A2 TN 49 0 0 3 9 13 10 8 6 7,6 10B1 ĐC 47 0 4 4 9 12 8 6 4 7,1 Dương Tự Minh 10A5 TN 40 0 0 4 5 10 7 9 5 7,7 10A2 ĐC 41 0 2 6 11 6 6 7 3 7,0 Định Hóa 10A5 TN 50 0 0 3 8 10 15 9 5 7,7 10A4 ĐC 51 0 2 7 8 13 9 7 5 7,2 Phủ Thông 10E TN 43 0 1 4 5 11 10 7 5 7,5 10A ĐC 44 0 2 7 9 10 6 8 2 7,0 Bảng 3.10. Bảng phân bố tần số, tần suất kết quả khảo sát bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Điểm 3 4 5 6 7 8 9 10 TN Tần số 0 1 14 27 44 42 33 21 Tần suất (%) 0 0,5 7,7 14,8 24,2 23,1 18,1 11,6 ĐC Tần số 0 10 24 37 41 29 28 14 Tần suất (%) 0 5,5 13,1 20,2 22,4 15,8 15,3 7,7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.11. Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn kết quả khảo sát bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Lớp Điểm trung bình Phƣơng sai Độ lệch chuẩn TN 7,6 2,1 1,4 ĐC 7,0 2,8 1,7 Như vậy điểm có thể chấp nhận trong kết quả chung của học sinh các lớp thực nghiệm phân tán quanh giá trị trung bình từ 6,2 đến 9,0. Điểm có thể chấp nhận trong kết quả chung của học sinh các lớp đối chứng phân tán quanh giá trị trung bình từ 5,3 đến 8,7. Số học sinh 0 1 14 27 44 42 33 21 10 24 37 41 29 28 14 0 10 20 30 40 50 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7 Đ8 Đ9 Đ10 Điểm Thực nghiệm Đối chứng Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng 3.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm Thông qua quá trình thực nghiệm ở một số trường phổ thông nói trên, qua các tiết dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh, qua các phiếu khảo sát cũng như đánh giá kết quả làm bài của học sinh, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Việc học tập bộ môn Địa lí lớp 10 THPT nói chung và phần Địa lí tự nhiên nói riêng được thiết kế theo hướng sử dụng CNTT đã tạo ra cho học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập. Các dạng bài giảng này đã giúp các em biết cách khai thác tri thức, phát huy tốt năng lực tư duy sáng tạo. Vì vậy mà các em tham gia vào giờ học một cách tích cực hơn, việc nắm kiến thức của các em chắc hơn và kết quả học tập cao hơn (kết quả được đánh giá ngay sau tiết học). Việc đầu tư thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT cũng giúp cho giáo viên có điều kiện nhiều hơn trong việc cập nhật thông tin, kiến thức mới, vừa giúp cho giáo viên có cơ hội đào sâu trong việc lựa chọn các phương pháp tích cực và sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo khi tiến hành bài giảng. Thông qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, rộng hơn ra nó cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Địa lí nói riêng. Kết quả học tập khả quan của học sinh chính là một nguồn động viên mạnh mẽ để người giáo viên luôn luôn nỗ lực trong công việc. Đối với các lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy rằng sự tập trung trong bài học của các em còn thấp nên giờ học còn tẻ nhạt. Việc học tập của các em đối với bài giảng thiết kế theo kiểu truyền thống còn thụ động mặc dù giáo viên cũng đã rất cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sự tích cực tham gia vào bài học, tích cực tìm hiểu, hoạt động không sôi nổi bằng các lớp thực nghiệm có sử dụng CNTT trong thiết kế bài giảng, chính vì vậy mà kết quả học tập chưa cao. Đối với giáo viên, kiểu thiết kế bài giảng theo truyền thống nhiều khi vẫn mang tính hình thức, việc đầu tư ít hơn, giảng dạy đơn điệu nên hiệu quả còn hạn chế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua tổng hợp kết quả các bài kiểm tra chúng tôi thấy: Điểm điểm khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm đều cao hơn ở các lớp đối chứng ở cả 3 bài giảng. Ở bài 1 là 27,8 % và 18,6 % điểm giỏi; 44,5% và 41,5% điểm khá; Ở bài 5 là 26,4% và 21,2% điểm giỏi; 50,6% và 38,8% điểm khá; Ở bài 7 là 29,7% và 23,0% điểm giỏi; 47,3% và 38,2% điểm khá. Như vậy có thể thấy tất cả các lớp có sử dụng CNTT trong dạy học tỉ lệ điểm khá giỏi trong bài kiểm tra đều cao hơn các lớp đối chứng, tỉ lệ này thường đạt trên 70%, hạn chế nhiều điểm yếu kém. Điều này cho thấy khả năng phát huy tính tích cực, năng lực hoạt động của học sinh thông qua bài giảng được thiết kế bằng CNTT là rất khả quan. Tuy nhiên cá biệt vẫn có những trường hợp ở lớp đối chứng có số lượng điểm khá hoặc giỏi cao hơn ở lớp thực nghiệm. Ở một số lớp dạy thực nghiệm khi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm vẫn thấy xuất hiện điểm yếu kém mặc dù rất ít, chủ yếu ở các trường miền núi, vùng xa. Điều này chứng tỏ rằng tại những nơi này việc sử dụng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất hạn chế, bên cạnh đó khi giảng dạy bằng bài giảng thiết kế bằng CNTT giáo viên còn chưa biết cách hướng dẫn học sinh ghi chép bài. Điều đó cũng phản ảnh một phần sự hạn chế về năng lực cũng như việc tiếp cận CNTT trong giảng dạy. Tất cả những điều đó dẫn tới việc học sinh bị cuốn hút vào theo dõi bài giảng mà không biết cách ghi chép bài học, không thể ghi chép bài học và kết quả kiểm tra thấp. Các phương pháp dạy học truyền thống cũng có những ưu điểm riêng của nó. Chính vì vậy mà ở một số lớp đối chứng, giáo viên sử dụng có cải tiến các phương pháp này và một số ít em nắm tương đối chắc nội dung bài, vì vậy mà ở một số bài tại một số lớp số lượng điểm khá, giỏi có cao hơn các lớp thực nghiệm, tuy nhiên là không nhiều. Như vậy có thể thấy rằng dạy học thông qua thiết kế bài giảng theo hướng tích cực có sử dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học Địa lí, vì vậy cần từng bước thiết kế bài giảng theo hướng tích cực và đặc biệt chú ý đến ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dụng CNTT vào thiết kế bài giảng. Việc phổ biến thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT là rất phù hợp với bộ môn Địa lí ở trường phổ thông, nó cũng phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học hiện nay. Điều này càng cần được chú ý với chương trình Địa lí 10 đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên vì nó có khối lượng kiến thức tương đối lớn, mới và khó hơn so với chương trình cũ. Việc dạy học có sử dụng CNTT cho phép giáo viên thực hiện tốt các nội dung đó, nhất là những phần không thể quan sát, tri giác một cách trực tiếp. Tất cả những vấn đề trên cho thấy chúng ta nên đẩy mạnh phổ biến việc thiết kế bài giảng theo hướng tích cực có sử dụng CNTT trong các nhà trường phổ thông và nhất là đối với bộ môn Địa lí. Việc làm này vừa tăng cường năng lực sư phạm, củng cố trình độ chuyên môn cho giáo viên, vừa phát huy tốt năng lực tư duy sáng tạo, lòng say mê học tập và tình yêu của học sinh đối với Địa lí. Tuy nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học qua việc thiết kế bài giảng có ưungs dụng CNTT cần phải được sự quan tâm đến các vấn đề như đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật: Hệ thống máy tính, máy chiếu, phòng học đủ tiêu chuẩn…ở các trường phổ thông, nhất là những trường ở miền núi và vùng khó khăn. Cũng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực tin học thường xuyên cho giáo viên để có đủ trình độ khai thác các phần mềm tin học, các thông tin trên mạng máy tính toàn cầu Internet. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến đời sống của người giáo viên, đảm bảo điều kiện về mặt vật chất cũng như thời gian để nghiên cứu, thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT ngay tại nhà. Đây cũng chính là trở ngại lớn đến khả năng ứng dụng rộng rãi CNTT trong dạy học. Vì vậy mà quan tâm đến vấn đề này cũng chính là quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”, điều này đã nói lên vài trò to lớn của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn đổi mới quyết liệt như hiện nay. Điều này cũng được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian so với các nước đi trước thì vai trò của giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ có tính chất quyết định. Để thực hiện được nhiệm vụ đó ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới về mọi mặt từ mục tiêu, đến nội dung, chương trình, phương pháp… đối với mọi môn học, cấp học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao. Chính vì thế môn Địa lí cũng được quan tâm, điều này được thể hiện ở cả trong việc trang bị cơ sở vật chất đến việc trang bị các cơ sở lí luận và thực tiễn cho đội ngũ giáo viên để tiếp cận và thực hiện tốt các yêu cầu phát triển đang đặt ra. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và Địa lí tự nhiên nói riêng, khâu thiết kế bài giảng là một khâu quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh. Đề tài này tuy không phải là một đề tài hoàn toàn mới, đã có không ít người trước đây đã làm ở một khía cạnh nào đó và cũng được áp dụng ở một số trường phổ thông. Tuy nhiên với những ý tưởng mới trong cách thiết kế, cách trình bày thể hiện nội dung tác giả luận văn mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm cách phổ biến việc thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT đến với giáo viên, nhất là những giáo viên ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên miền núi, vùng khó khăn trong điều kiện thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và kiến thức tin học trong việc ứng dụng vào thiết kế bài giảng. Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, từ nhu cầu đổi mới và thực tiễn đặt ra, luận văn đã làm được một số công việc sau: - Nghiên cứu, tiếp thu những lí luận cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT nói riêng làm cơ sở cho việc thiết kế bài giảng địa lí tự nhiên lớp 10 THPT theo hướng tích cực và có sử dụng CNTT. - Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng thiết kế bài giảng Địa lí hiện nay ở nhà trường phổ thông, xu thế đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng và giảng dạy có sử dụng CNTT và khả năng nhận thức học tập của học sinh…. Chúng tôi cho rằng đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng nhất để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đổi mới việc thiết kế bài giảng nhằm góp thêm phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 10 nói chung ở trường phổ thông. - Dựa trên những cơ sở mục đích yêu cầu và nguyên tắc của việc thiết kế bài giảng, luận văn đã nêu lên được quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT. - Với mục đích kiểm tra tính hiệu quả của việc thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm ở một số địa phương có điều kiện khác nhau kể cả về cơ sở vật chất và khả năng, trình độ nhận thức của học sinh. Qua đó chúng tôi thấy được việc thiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng CNTT là có thể phổ biến trên diện rộng và có hiệu quả. Bài giảng có sử dụng CNTT tạo cho học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập và cũng phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bên cạnh đó bài giảng cũng đem lại cho giáo viên giảng dạy sự say mê trong công việc, yêu nghề và cũng nâng cao năng lực công tác cho giáo viên. Tuy nhiên phương tiện kĩ thuật dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế vai trò sáng tạo của người giáo viên đối với việc tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh trong lớp. Do đó người giáo viên phải luôn luôn trau dồi tri thức không chỉ của bộ môn mà cả các khoa học khác, chủ động, sáng tạo kết hợp tri thức với phương tiện, công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình. Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn cũng như việc thực nghiệm tại các trường phổ thông, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Việc dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng có sử dụng CNTT có thành công hay không có một phần vai trò quan trọng của các thiết bị phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu, mạng toàn cầu Internet… vì vậy mà các nhà trường phổ thông cần trang bị đầy đủ để thuận tiện cho việc giảng dạy. Trong điều kiện có thể nên trang bị thêm các máy như Scanner, máy quay Video, máy photocoppy… để tiện cho việc thiết kế bài giảng của giáo viên và soạn thảo các phiếu học tập cho học sinh. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng thêm cho giáo viên để làm thay đổi tư duy về phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đồng thời nâng cao trình độ tin học cho giáo viên để mỗi giáo viên có thể thiết kế bài giảng theo hướng tích cực. Không lạm dụng thiết kế bài giảng theo kiểu là phương tiện trực quan, minh họa, hoặc thay thế cho việc viết bảng, từ đó hình thành thường trực trong mỗi giáo viên tư tưởng đổi mới trong phương pháp giảng dạy, từng bước thay thế dạy học truyền thống bằng dạy học tích cực có sử dụng CNTT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT cần đầu tư cả về mặt thời gian, công sức cũng như tài chính… của người giáo viên. Vì vậy để giáo viên có thể đầu tư nhiều hơn vào công tác cần quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của giáo viên, có như vậy mới tạo điều kiện để nâng cao năng lực bản thân giáo viên và mở đường cho việc thực hiện đổi mới phương pháp cũng như phổ biến việc dạy học có sử dụng CNTT. - Đối với các nhà trường phổ thông hiện nay phương tiện thiết bị kĩ thuật tuy chưa đủ nhưng không phải không có. Vì vậy nên yêu cầu giáo viên phải tham gia soạn giảng một vài tiết học trong năm có sử dụng CNTT, coi đó như một tiêu chuẩn thi đua và đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Trong quá trình thiết kế bài giảng và thực hiện giờ lên lớp, cần tiến hành kiểm tra đánh giá học sinh dưới nhiều hình thức. Điều này giúp cho giáo viên nắm được khả năng học tập của học sinh và từ đó thu nhận thông tin để điều chỉnh việc thiết kế bài giảng cũng như các phương pháp hình thức tổ chức dạy học của bản thân cho phù hợp và có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1998), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHQG Hà Nội. 2. Nguyễn Dược (chủ biên), Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức, Lí luận dạy học Địa lí, Sách ĐHSP Hà Nội I. 3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn (1996), Phương pháp dạy học Địa lí, Nxb GD. 4. Võ Văn Tuấn Dũng, Bùi Thế Tâm, Phạm Văn Hải (1996), Giáo trình tin học văn phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường THPT (Sách bồi dưỡng giáo viên), Nxb GD. 6. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực,Nxb ĐHSP Hà Nội. 7. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục. 8. Trần Trọng Hà, Trịnh Văn Ngân và nnk (1978), Kinh nghiệm giảng dạy địa lí tự nhiên ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục 9. Kiều Văn Hoan (2000), Ứng dụng Mapinfo trong việc thành lập bản đồ chuyên đề, (Tài liệu bồi dưỡng lớp ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí), ĐHSP Hà Nội. 10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb ĐHQG Hà Nội. 11. Trần Viết Khanh (2008), Ứng dụng tin học trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lí, NXb Giáo Dục 12. Nguyễn Kì (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Kì (1994) Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14. Quách Tuấn Ngọc (2000), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng CNTT – xu thế tất yếu của thời đại”, Tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiêp. 15. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới giáo dục bằng CNTT – TT, Kỉ yếu hội thảo khoa học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 16. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí kinh tế - xã hội, Nxb ĐHQG Hà Nội. 17. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội. 18. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Khai thác phần mềm PC FACT trong dạy học Địa lí. Hội thảo khoa học “Ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục phổ thông”, Công nghệ giáo dục, Bộ GD – ĐT. 19. Nguyễn Trọng Phúc (2003), “Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông có sử dụng Power Point và các phần mềm Địa lí”, Hội thảo khoa học CNTT và TT trong giáo dục (ITC in education, Việt Nam) với sự tham gia của UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 20. Nguyễn Trọng Phúc (2002), “ Khai thác chương trình PC FACT,ENCATAR, ATLAT 2001 và POWER POINT để thiết kế, xây dựng bài giảng Địa lí”. Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học, ĐHSP. 21. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy Địa lí, Nxb ĐHQG Hà Nội. 22. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện thiết bị kĩ thuật trong dạy học Đia lí, Nxb ĐHQG Hà Nội. 23. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề dạy học Địa lí ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội. 24. Lê Thông (Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ (đồng chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên biên), Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh (2006), Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 10 THPT, Nxb GD. 25. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2004), Vẽ biểu đồ bằng Excell phục vụ giảng dạy và nghiên cứu Địa lí, (Tài liệu bồi dưỡng lớp ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí), ĐHSP Hà Nội. 26. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), Phạm Kim Chung, Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Tường Huy (2005), Windows, MS Office, Internet dùng trong giảng dạy và nghiên cứu Địa lí, Nxb ĐHSP Hà Nội. 27. Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Kim Chung (2004), Trình bày trực quan bài giảng Địa lí bằng Microsoft Power poin t(Tài liệu bồi dưỡng lớp ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí), ĐHSP Hà Nội. 28. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, Nxb GD. 29. Quách Thị Thu Lan (2006), Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông theo hướng tích cực (lấy ví dụ ở lớp 12THPT), Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 30. Mai Xuân San (1997), Rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục 31. Phạm Viết Vượng (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Tài liệu dùng cho các trường ĐHSP và CĐSP, Hà Nội. 32. Kỉ yếu hội thảo khoa học (2000 – 2001), Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa Địa lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các phiếu khảo sát hiện trạng sử dụng CNTT vào thiết kế bài giảng và dạy học môn Địa lí. Phụ lục 2: Các phiếu khảo sát tình hình học tập môn Địa lí và việc sử dụng CNTT trong học tập, giảng dạy môn địa lí. Phụ lục 3: Các phiếu khảo sát kết quả học tập của học sinh sau giờ dạy thực nghiệm qua bài kiểm tra sau giờ học. Phụ lục 4: Các phiếu nhận xét về ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng Địa lí 10 THPT của giáo viên các trường làm thực nghiệm. Phụ lục 5: Kịch bản thiết kế các bài giảng thực nghiệm. Phụ lục 6: Một số slide trong bài 5 Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Phụ lục 7: Một số hình ảnh về giờ dạy thực nghiệm ở trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HHỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ PHIẾU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CNTT VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VÀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Kính gửi: Các thầy cô giáo đang giảng dạy bộ môn địa lý ở nhà trường phổ thông. Để hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ, chúng tôi muốn được các Thầy (Cô) vui lòng cho biết một vài thông tin về tình hình sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảgn và dạy học môn Địa lý. Họ và tên:................................................................................................. Trường đang công tác: .............................................................................. Năm tốt nghiệp: ........................................................................................ 1./ Các phƣơng pháp thầy (cô) thƣờng sử dụng khi lên lớp là: a. Khó b. Bình thường c. Dễ d. Ý kiến khác....................... ....................................................................................................... 2./ Các phƣơng pháp thầy (cô) thƣờng sử dụng khi lên lớp là: a. Các phương pháp truyền thống b. Kết hợp truyền thống và diện đại c. Dùng toàn phương pháp tích cực c. Các phương pháp khác .............. ................................................................................................................ 3./ Thầy (cô) thấy phƣơng pháp mình đang sử dụng là: a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Bình thường d. Ít hiệu quả 4. Khi thiết kế bài giảng, thầy (cô) có thƣờng xuyên thiết kế bài giảng theo tiến trình 05 bƣớc không? a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Thỉnh thoảng d. Không bao giờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5./ Theo thầy (cô) có nên thay đổi tiến trình thiết kế bài giảng theo 05 bƣớc không? a. Rất nên b. Nên c. Không cần thiết d. Chưa rõ, còn phân vân 6./ Theo thầy (cô), việc sử dụng, ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảgn và dạy học là: a. Rất cần thiết b. Chưa cần thiết c. Không cần thiết d. Chưa rõ, còn phân vân 7./ Xin thầy cô vui lòng cho biết: a. Số máy vi tính nhà trường đang có, được sử dụng vào dạy học: b. nội dung dạy học thường xuyên bằng máy vi tính trong nhà trường là: c. Số máy chiếu Projector đang có trong nhà trường d. Công việc thường dùng đến máy chiếu là: .................................... Thái Nguyên, ngày 12 tháng 3 năm 2008 Học viên cao học khoá 14 – ĐHSP Thái Nguyên Phạm Ngọc Thƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ VÀ VIỆC SỬ DỤNG CNTT TRONG HỌC TẬP GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ Kính gửi: Các em học sinh thân mến. Để hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ chúng tôi muốn các em vui lòng cho biết một số vấn đề sau: Họ và tên: ....................................................................................... Lớp: ............................................................................................... Trường: .......................................................................................... 1./ Các em thấy học tập môn Địa lí là: a . Rất thích thủ b. Thích thú c. Bình thường d. Không thích 2./ Phần địa lí tự nhiên trong SGK Địa lí 10 đối với các em khi học tập là: a. Khó b. Bình thường c. Dễ d. Cũng như các môn khác 3./ Em có thƣờng xuyên đƣợc học môn Địa lí bằng công nghệ hiện đại không? (bằng máy vi tính, đèn chiếu video….) a. Thướng xuyên b. Đôi khi c. Không bao giờ d. Chưa nghe thấy bao giờ 4./ (Dành cho những người đã từng được học bằng các công nghệ hiện đại) Theo em học địa lí bằng các phƣơng tiện công nghệ hiện đại thú vị rễ hiểu hơn, so với cách thông thƣờng các thầy cô vẫn dạy a. Thú vị và rễ hiểu hơn b. Giống nhau c. Bình thường d. Không bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5./ Theo em có nên thƣờng xuyên học tập bằng các phƣơng tiện hiện đại, nhất là sử dụng CNTT. a. Nên thường xuyên b. Nên thỉnh thoảng c. Không nên bằng cách này d. Ý kiến khác. Thái Nguyên, ngày 12 tháng 3 năm 2008 Học viên cao học khoá 14 – ĐHSP Thái Nguyên Phạm Ngọc Thƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên) Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Thời gian hoàn thành: 15 phút Họ và tên học sinh…………………….Lớp…….Trường THPT……………... Giáo viên giảng dạy……………………………………………………………. Điểm Lời nhận xét của giáo viên I./ Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho đúng: 1. Phép chiếu hình bản đồ là ……………………………lên một mặt phẳng, để mỗi ……………………………..tương ứng với.………………………….. 2. Do bề mặt Trái Đất cong nên ………………………………., các khu vực khác nhau trên bản đồ………………………………………………………….. 3. Tùy từng yêu cầu …………………………,từng khu vực cần …………….. ……………………..người ta sử dụng các …………………………………… 4. Khi chiếu có thể giữ nguyên mặt chiếu bản đồ là ………………………….. …………………………………………….ta có các phép chiếu tương ứng là ……………………………………………………………..………………….. II./ Khoanh tròn chỉ một đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Mặt chiếu trong phép chiếu phƣơng vị đứng tiếp xúc với quả cầu tại: a. Tại cực b. Tại xích đạo c. Tại chí tuyến d. Tại vị trí bất kì khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. Mặt chiếu trong phép chiếu hình nón đứng tiếp xúc với quả cầu tại: a. Tại cực b. Tại xích đạo c. Tại chí tuyến d. Tại vĩ tuyến bất kì 3. Kinh tuyến thể hiện trong phép chiếu hình nón là: a. Các đường thẳng b. Các đường thẳng đồng qui tại đỉnh hình nón c. Các đường thẳng đồng qui tại cực d. Các đường thẳng song song 4. Vĩ tuyến thể hiện trong phép chiếu hình trụ là: a. Các đường thẳng b. Các đường thẳng đồng qui tại đỉnh hình nón c. Các đường thẳng song song vuông góc với các đường kinh tuyến d. Các đường thẳng song song 5. Khu vực tƣơng đối chính xác trong phép chiếu phƣơng vị đứng là: a. Tất cả bản đồ b. Tại trung tâm bản đồ c. Tại một đường kinh tuyến nhất định d. Tại một đường vĩ tuyến nhất định 6. Khu vực tƣơng đối chính xác trong phép chiếu hình nón đứng là: a. Tất cả bản đồ b. Tại đường vĩ tuyến tiếp xúc với quả cầu c. Tại đường kinh tuyến tiếp xúc với quả cầu d. Tại trung tâm bản đồ 7. Khu vực tƣơng đối chính xác trong phép chiếu hình trụ đứng là: a. Tất cả bản đồ b. Tại trung tâm bản đồ c. Tại Xích đạo d. Tại cực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên) Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Thời gian hoàn thành: 15 phút Họ và tên học sinh…………………..Lớp…….Trường THPT………………. Giáo viên giảng dạy……………………………………………………………. Điểm Lời nhận xét của giáo viên I./ Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống cho đúng: 1. Vũ trụ là …………………………………………………………………….. 2. Mỗi Thiên hà là…………………………………………………………… …………………………………………Thiên hà chứa ……………………… ………………………………………….được gọi là dải Ngân Hà. 3. Hệ Mặt Trời là………………………nằm trong dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có………………..ở trung tâm cùng với các………………………….và các ……………………………………….. 4. Trái Đất là ………………………. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là …………….. khoảng cách đó cộng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được…………………………………để sự sống…………………… II./ Khoanh tròn chỉ một đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Trên Trái Đất có sự luân phiên ngày đêm là do: a. Trái đất hình cầu b. Trái Đất tự quay quanh trục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên c. Trái Đất hình cầu và không tự quay quanh trục d. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục 2. Giờ địa phƣơng là : a. Giờ của các kinh tuyến khác nhau b. Giờ của các kinh tuyến nằm trong một múi giờ c. Giờ của kinh tuyến số 0 d. Giờ của kinh tuyến số 180 3. Trái Đất đƣợc chia ra làm 24 múi giờ nên trên Trái Đất có: a. Từ múi số 0 đến múi số 24 b. Từ múi số 0 đến múi số 23 c. Từ múi số 1 đến múi số 24 d. Ý a và b đều đúng 4. Kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến số: a. 0 b. 90 c. 150 c. 180 5. Nguyên nhân của sự lệch hƣớng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất là: a. Trái đất hình cầu b. Trái Đất tự quay quanh trục c. Trái đất nằm trong hệ Mặt Trời d. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục 6. Lực Coriolit làm cho vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất ở BCB bị lệch: a. Về bên trái hướng chuyển động ban đầu. b. Về bên phải hướng chuyển động ban đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên c. Về trước hướng chuyển động ban đầu d. Về sau hướng chuyển động ban đầu. 7. Lực Coriolit làm cho vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất ở BCN bị lệch a. Về bên trái hướng chuyển động ban đầu. b. Về bên phải hướng chuyển động ban đầu c. Về trước hướng chuyển động ban đầu d. Về sau hướng chuyển động ban đầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Sau giờ dạy thực nghiệm của giáo viên) Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển.Thuyết kiến tạo mảng Thời gian hoàn thành: 15 phút Họ và tên học sinh…………………..Lớp…….Trường THPT……………….. Giáo viên giảng dạy……………………………………………………………. Điểm Lời nhận xét của giáo viên II./ Khoanh tròn chỉ một đáp án đúng nhất trong các câu sau: 1. Vỏ Trái Đất có độ dày dao động từ: a. 5Km đến 70 Km b. 10Km đến 80Km c. 30Km đến 100Km d. 5Km đến 20Km 2. Vỏ Trái Đất đƣợc cấu tạo bởi các loại đá: a. Trầm tích, granit, b. Trầm tích, granit, bazan c. Granit, bazan c. Trầm tích, bazan 3. Thạch quyển gồm: a. Vỏ Trái Đất và lớp Manti trên b. Vỏ Trái Đất và lớp Manti dưới c. Vỏ Trái Đất và lớp Manti trên đến độ sâu khoảng 100 Km d. Vỏ Trái Đất và lớp Manti dưới đến độ sâu khoảng 100 Km Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4. Ở lớp Manti trên, vật chất ở trạng thái: a. Rắn b. Lỏng c. Khí d. Quánh dẻo 5. Nhân Trái Đất đƣợc chia thành 2 lớp, vật chất ở đây tồn tại dƣới dạng: a. Nhân ngoài ở trạng thái rắn, nhân trong ở trạng thái lỏng. b. Nhân ngoài và nhân trong đều ở trạng thái lỏng. c. Nhân ngoài ở trạng thái lỏng, nhân trong ở trạng thái rắn. d. Nhân ngoài và nhân trong đều ở trạng thái rắn. 6. Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn, đó là: a. Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á – Âu, Nam Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. b. Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á – Âu, Nam Cực, Thái Bình Dương, Ấn Độ Ôxtrâylia. c. Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á – Âu, Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. d. Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Bắc Cực, Nam Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. 7. Nguyên nhân làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển là: a. Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng manti trên b. Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng manti dưới c. Do vỏ Trái đất có chỗ dày mỏng khác nhau d. Do nhân Trái Đất có nhiệt độ và áp suất rất cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ PHIẾU NHẬN XÉT VỀ ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ 10 THPT (Sau khi tiến hành giờ dạy thực nghiệm của giáo viên ) Họ và tên tác giả: ...................................................................................... Họ và tên người dạy thực nghiệm: ............................................................. Đơn vị công tác: ....................................................................................... Trình độ chuyên môn: ............................................................................... Tên bài dạy thực nghiệm: .......................................................................... Tiêu chuẩn Nội dung nhận xét Tính thiết thực Tính sáng tạo Tính khoa học Tính sư phạm Tính hiệu quả …………, ngày…..tháng……năm 2008 Xác nhận của nhà trường Người dạy thực nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kịch bản thiết kế Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Tiến trình (1) Giáo viên hƣớng dẫn học sinh khai thác và viết vào phiếu học tập (2) Học sinh (3) Tóm tắt nội dung chính (4) HĐ1: Khái niệm phép chiếu hình bản đồ Khai thác Slide 1,2 Khai thác Slide 3,4,5,6 - Quan sát các hình và nêu cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến từ quả cầu lên mặt phẳng? - Thế nào là phép chiếu hình bản đồ? Khai thác Slide 7,8 * Quan sát các bản đồ sau để trả lời các câu hỏi - Vì sao khi chuyển từ quả địa cầu lên mặt phẳng, hệ thống kinh vĩ tuyến ở các bản đồ này khác nhau? Hoạt động cá nhân Chƣơng I Bản đồ Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản I./ Phép chiếu hình bản đồ 1. Khái niệm - Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. 2. Chú ý. - Do bề mặt Trái đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy, tùy từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng khu vực cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. (- Khi chiếu có thể giữ nguyên mặt chiếu bản đồ là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón hình, trụ ta có các phép chiếu tương ứng là Phương vị, hình nón, hình trụ. - Mặt chiếu có thể tiếp xúc hoặc cắt bề mặt địa cầu ta có các cách chiếu là tiếp tuyến, cát tuyến.) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HĐ 2 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Khai thác Slide 9,10,11,12,13,14 Khai thác Slide 15 Hoạt động theo nhóm nhỏ với phiếu học tập II./ Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản 1. Phép chiếu phƣơng vị. * Khái niệm: Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. * Phân loại: - Phép chiếu phương vị đứng - Phép chiếu phương vị ngang - Phép chiếu phương vị nghiêng + Phép chiếu phương vị đứng: - Mặt chiếu tiếp xúc với quả cầu tại cực. - Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực; Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực. - Khu vực chính xác: Gần cực - Khu vực kém chính xác: Ra xa vùng cực - Dùng để vẽ những khu vực quanh cực. 2. Phép chiếu hình nón * Khái niệm: Là phương pháp thể hiện mạng lưới kĩnh vĩ tuyến trên quả địa cầu lên mặt chiếu là hình nón. * Phân loại: - Phép chiếu hình nón đứng. - Phép chiếu hình nón ngang. - Phép chiếu hình nón nghiêng. + Phép chiếu hình nón đứng: - Hình nón tiếp xúc với quả cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Khai thác Slide 16 Khai thác Slide 17 Khai thác các Slide 8,19,20,21,22 Thực hiện bài tập củng cố dạng trắc nghiệm. tại một vòng vĩ tuyến. - Kinh tyến là những đoạn thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón; Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đỉnh hình nón. - Khu vực chính xác: Tại vĩ tuyến tiếp xúc. - Khu vực kém chính xác: Ra xa vĩ tuyến tiếp xúc - Dùng để vẽ cho các khu vực ở vĩ độ trung bình. 3. Phép chiếu hình trụ * Khái niệm: Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên quả cầu lên mặt chiếu là hình trụ. * Phân loại: - Phép chiếu hình trụ đứng. - Phép chiếu hình trụ ngang. - Phép chiếu hình trụ nghiêng. + Phép chiếu hình trụ đứng: - Hình trụ tiếp xúc với quả cầu tại vòng xích đạo. - Kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng và vuông góc với nhau. - Khu vực chính xác: Tại xích đạo - Khu vực kém chính xác: Ra xa xích đạo. * Tổng kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kịch bản thiết kế Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất. Tiến trình (1) Giáo viên hƣớng dẫn học sinh khai thác và viết vào phiếu HT (2) Học sinh (3) Tóm tắt nội dung chính của bài (4) HĐ1: Khái quát về Vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời. Khai thác Slide 1 Khai thác Slide 2,3,4 * Quan sát đoạn Video sau và trả lời các câu hỏi - Vũ trụ là gì? - Thiên Hà là gì? - Dải Ngân Hà là gì? Khai thác các Slide 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. * Quan sát video, SGK và hoàn thành các phiếu học tập theo Hoạt động cá nhân, cặp. Hoạt động theo nhóm Chƣơng II. Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất. Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. I./ Khái quát về Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 1. Vũ trụ - Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. - Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi…) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. - Thiên Hà chứa hệ Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là dải Ngân Hà. 2. Hệ Mặt Trời. Trái đất trong hệ Mặt Trời. a. Hệ Mặt Trời. - Là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà. Bao gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh với quỹ đạo từ Tây sang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HĐ 2: Sự luân phiên ngày đêm HĐ 3 Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế nhóm đã phân công. Khai thác Slide 14, 15, 16 * Quan sát đoạn băng Video và hoàn thành sơ đồ theo mẫu Khai thác Slide 17, 18, 19, 20, 21 * Quan sát các đoạn Video và hình ảnh để trả lời câu hỏi: - Hãy phân biệt giời địa phương với giờ quốc tế? - Vì sao phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên Thế giới? - Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo đường kinh tuyến? - Vì sao phải có đường chuyển ngày quốc tế? Vị trí đường chuyển ngày quốc tế và quy ước quốc tế về đổi ngày? nhỏ với các phiếu học tập. Hoạt động cá nhân – cặp Hoạt động cá nhân – cặp Đông. b. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ gần ra xa Mặt Trời. Khoảng cách trung bình tới Mặt Trời là 149,6 km. Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. II./ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1. Sự luân phiên ngày đêm - Trái Đất có dạng hình cầu nên luôn luôn chỉ được chiếu sáng một nửa và một nửa chìm trong bóng tối. - Do Trái Đất tự quay quanh trục nên khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục. 2. Giờ trên Trái Đất và đƣờng chuyển ngày quốc tế - Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau có độ cao mặt trời khác nhau sẽ có giờ khác nhau. - Giờ ở múi số 0 được quy định là giờ gốc quốc tế (GMT) - Chia bề mặt TĐ ra 24 múi giờ, đánh số từ 0 đến 23 (hoặc từ 1 đến 24, múi 0 và 24 dùng chung) - Danh giới các múi giờ được quy định theo biên giới quốc gia. - Quy định kinh tuyến 1800 qua múi số 12 làm kinh tuyến đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HĐ 4: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể Khai thác Slide 22, 23 * Quan sát các hình, kết hợp SGK để trả lời các câu hỏi - Ở BCB, BCN vật lệch về bên nào so với hướng chuyển động ban đầu? - Vì sao có sự lệch hướng đó? - Lực đó có tên là gì? - Lực tác động đến chuyển động của những vật thể nào trên TĐ? Khai thác Slide 24 Khai thác các Slide 25, 26, 27, 28, 29 Thực hiện bài tập củng cố dạng trắc nghiệm Khai thác Slide 30: Hoạt động cá nhân Cả lớp ngày quốc tế: Quy ước: Đi qua kinh tuyến này từ Đông sang Tây tăng 1 ngày lịch, từ Tây sang Đông lùi 1 ngày lịch. 3. Sự lệch hƣớng chuyển động của các vật thể. - Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐ gọi là lực Coriolit. - Ở BCB vật lệch về bên phải, Ở BCN vật lệch về bên trái hướng chuyển động ban đầu. - Nguyên nhân: Do TĐ tự quay từ Tây sang Đông, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau có vận tốc dài khác nhau. - Lực tác động tới chuyển động của mọi vật thể trên bề mặt TĐ như dòng nước, đường đạn, hướng gió… * Tiểu kết * Tổng kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kịch bản thiết kế Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Tiến trình (1) Giáo viên hƣớng dẫn học sinh khai thác và viết vào phiếu học tập (2) Học sinh (3) Tóm tắt nội dung chính của bài (4) HĐ 1 Giới thiệu chương bài HĐ 2 Cấu trúc của Trái Đất Khai thác Silde 1 */ Bước 1: Khai thác Slide 2, 3, - Hãy mô tả cấu trúc của Trái Đất? - Phương pháp tiến hành nghiên cứu cấu trúc của Trái Đất? */ Bước 2: Khai thác Slide 4, 6, 7, 8, 9 Cả lớp Hoạt động cá nhân – cặp Hoạt động theo nhóm nhỏ với phiếu học tập Chƣơng III Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. I./ Cấu trúc của Trái Đất - Trái Đất được cấu trúc bởi 3 lớp: Vỏ Trái Đất, lớp Manti, Nhân Trái Đất. - Phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay: Phương pháp địa chấn. 1. Lớp vỏ Trái Đất. Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70 km. Gồm 2 loại vỏ - Vỏ lục địa: gồm các loại đá trầm tích, granit, bazan. Dày hơn vỏ đại dương. - Vỏ đại dương: gồm đá trầm tích, đá bazan. Mỏng hơn vỏ lục địa.  Là lớp vỏ quan trọng vì đây là nơi tồn tại các thành phần khác của TĐ như nước, không khí, sinh vật… 2. Lớp Manti Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HĐ 3: Thuyết kiến tạo mảng Khai thác slide 10,11 Thạch quyển là gì? Khai thác Slide 12, 13, 14,15,16 * Quan sát các hình ảnh và video để trả lời các câu hỏi. - Em có nhận xét gì về vị trí các lục địa trước đây và hiện nay? - Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? - Thuyết kiến tạo mảng nói về vấn đề gì? - Nội dung chính của Thuyết này? Hoạt động cả lớp lượng của TĐ. Gồm 2 tầng: - Manti trên: Vật chất ở trạng thái quánh dẻo và luôn vận động. - Manti dưới: Vật chất ở trạng thái rắn. 3. Nhân Trái Đất. Có nhiệt độ cao và áp suất rất lớn. được chia làm 2 tầng; - Nhân ngoài: Vật chất ở trạng thái lỏng. - Nhân trong: Vật chất ở trạng thái rắn (còn gọi là nhân NiFe) * Khái niệm Thạch quyển: Bao gồm vỏ TĐ và phần trên của lớp Man ti đến độ sâu khoảng 100km II./ Thuyết kiến tạo mảng 1. Thuyết kiến tạo mảng. - Là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất. - Theo thuyết này vỏ TĐ bị biến dạng bởi các đứt gãy tạo thành các mảng cứng (mảng lục địa). */ Nội dung chính: - Thạch quyển được cấu tạo từ 7 mảng kiến tạo lớn. - Mỗi mảng bao gồm cả lục địa và đại dương (trừ mảng TBD). - Các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp Manti quánh dẻo. Nguyên nhân dịch chuyển: Do hoạt động đối lưu của các dòng vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. 2. Các dạng tiếp xúc của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HĐ 4: Các dạng tiếp xúc của các mảng kiến tạo Khai thác Slide 17, 18, 19, 20 Khai thác Slide 21 Khai thác Slide 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 Thực hiện bài tập củng cố dạng trắc nghiệm (Các slide 29, 30, 31 là các ảnh minh họa phóng to) Hoạt động theo nhóm nhỏ với phiếu học tập mảng kiến tạo. a. Tiếp xúc tách dãn - Điều kiện: Khi hai mảng lục địa dịch chuyển xa dần nhau - Kết quả: Hình thành nên các sống núi ngầm dưới đại dương, kèm theo động đất và núi lửa. b. Tiếp xúc dồn ép - Điều kiện: Khi hai mảng xô húc, hoặc bị hút chìm vào nhau - Kết quả: Hình thành nên các sống núi cao hoặc các vực sâu */ Tổng kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Một số hình ảnh trong giờ dạy thực nghiệm tại trƣờng THPT Phú Lƣơng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_thiet_ke_bai_giang_dia_ly_tu_nhien_tr_.pdf
Luận văn liên quan