Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của thời đại đó là su thế chung của toàn cầu hiện nay, có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của một quốc gia nói chung và của nông thôn Việt Nam nói riêng
Tạo ra những sự thay đổi lớn về các mặt kinh tế - văn hóa xã hội
Về kinh tế:
Tạo sự chuyển dịch trong hoạt động kinh tế từ khu vực I (khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp) sang khu vực II và III (khu vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.) tăng tỉ trọng của các nghành thương nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, tăng năng suất và chất lượng trong nông nghiệp.
Về văn hóa xã hội:
Tác động và thay đổi lối sống của người dân vùng nông thôn, nâng cao tầm hiểu biết và khả năng tiếp cận với nền văn minh hiện đại.
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở nước ta đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức: Vấn đề qui hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp còn chậm và nhiều yếu kém bên cạch đó là sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự ùn đọng lao động ở nông thôn và sự phân tán, chia cắt trong qui hoạch, tổ chức không gian đô thị cùng với những vấn đề trên la hệ lụy về văn hoá, xã hội, môi trường.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề đô thị hóa và sự ảnh hưởng của nó đến mọi mặt đời sống xã hội của nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
¬
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Nội dung
VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MỌI MẶT ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM
GVHD : Bùi Văn Hải
SVTH : Cầm Bá Thường
MSSV : 07333174
Lớp : CDO7CQ
l
TP.HCM, Năm 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI toàn thế giới chứng kiến sự đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ với nhiều nhưng phát minh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đi cùng với những thành tựu đó là sự đột phá trong lĩnh vực kinh tế, ngày càng có nhiều những quốc gia- những con rồng kinh tế xuất hiện trên bản đồ kinh tế toàn cầu điển hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Singapo…và trong đó không thể thiếu Việt Nam chúng ta. Bộ mặt mỗi quốc gia đang đổi mới từng ngày, từng giờ nhờ sự hình thành nhanh chóng của các thành phố lớn hiện đại và sự mở rộng của các đô thị cũ và đặc biệt ở nước ta quá trình đó đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết và quá trình đó được gọi là đô thị hóa.
Vậy đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Khái niệm đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển.
Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có người cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dưng từ dạng nông thôn sang đô thị.
Với một nền kinh tế nông nghiệp còn nhiều lạc hậu “cơn lốc” đô thị hóa ập đến làng quê Việt Nam với cả hiện, đại tiện nghi của sự biến đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức về phong cách ,lối sống và kinh tế vùng quê nghèo khó và đi kèm với đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ về vấn đề lao động, đời sống xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục…phát sinh từ sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số.
Với tính cấp thiết của vấn đề trên và được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Bùi Văn Hải em đã thực hiện đề tài “Quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến làng quê nông thôn Việt Nam”.
II. MỤC TIÊU
Đề tài được thực hiện nhằm hệ thống khái quát cơ sở lý luận chung về đô thị hoá.
- Phân tích quy mô, đặc trưng cơ bản của đô thị hoá trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình đô thị hoá và tác động ảnh hưởng của đô thị hoá tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ yếu về lĩnh vực phát triển kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Những thách thức đặt ra của đô thị hoá trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa nông thôn.
- Một số giải pháp phát triển đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy quá trình đô thị hoá phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội.
III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đề tài nghiên cứu dựa trên sự tìm hiểu, phân tích các quá trình phát triển của đô thị, sự đánh giá về quá trình đô thị hóa trên cơ sở khoa học thực tiễn đã được chứng minh.
Đề tài sử dụng tư liệu giảng dạy của giảng viên, thông tin từ Internet đã được sàng lọc, tuyển chọn.
PHẦN I
NỘI DUNG
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
Quá trình đô thị hóa có thể được chia thành 3 thời kì:
Thời kì tiền công nghiệp(trước thế kỉ XVIII)
Đô thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Các đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản. tính chất đô thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ thương nghiệp.
Thời kì công nghiệp (đến nửa thế kỉ XX)
Các đô thị phát triển mạnh, song song với quá trình công nghiệp hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị phát triển nhanh chóng, sự tập trung sản xuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lớn và cực lớn. Cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặc biệt là các thành phố mang nhiều chức năng khác nhau (nửa sau thế kỉ XX) như thủ đô, thành phố cảng. Đặc trưng của thời kì này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các thành phố.
Thời kì hậu công nghiệp
Sự phát triển của công nghệ tin học đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sinh hoạt của các đô thị. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn. Hệ thống dân cư đô thị phát triển theo kiểu cụm, chùm và chuỗi.
Tổng quan về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị.Tính đến năm 2007, cả nước đã có 729 đô thị bao gồm:
- 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
- 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế
- 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5 ([1]) (đạt tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 27%).
Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỉ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ đạt quy mô 105.000 ha
Với tốc độ phát triển đô thị và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa đăc biệt là vùng nông thôn Việt Nam.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
II.1 Tác động tích cực
về kinh tế
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hoá ở Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)… nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan toả, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn.
Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng ở nông thôn - xưa nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể. Các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần làm sôi động thêm quá trình đô thị hoá ở nông thôn.
Làn sóng đô thị hoá cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá.
Văn hóa – xã hội
Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóng đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở nông thôn đã xuất hiện những yếu tố văn hoá đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ...) làm cho văn hoá làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của nông dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nâng lên.
Đó là xu hướng chủ đạo của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. Thực tiễn đã chứng minh tính hợp qui luật và những tác động tích cực của đô thị hoá đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
II. 2 Những khó khăn thách thức của làng quê nông thôn trong quá trình đô thị hóa
1. Vấn đề qui hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp
Để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, những năm qua, Nhà nước và chính quyền các địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Bình quân hàng năm, tính từ 2001 đến 2007, gần 10 vạn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm.
Sự dễ dãi và cả sự yếu kém trong qui hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đã cùng với tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt đã đưa tới tình trạng sử dụng đất tuỳ tiện, lãng phí. Hầu hết các khu công nghiệp, dịch vụ, dân cư… đều bám dọc các quốc lộ huyết mạch, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục vạn ha “đất cấu tượng” đất “bờ xôi, ruộng mật” - bao đời nay là tư liệu sản xuất quan trọng và quí giá nhất của người nông dân; nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia - đã bị sử dụng phí phạm, tác động mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn với hàng triệu lao động nông nghiệp. Đi liền với thực trạng này là sự nảy sinh phân hoá, thậm chí cả mâu thuẫn xã hội. Đây là một vấn đề búc xúc, cần được nhìn nhận thấu đáo và khắc phục sớm.
2. Sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn chiếm hơn 40%; trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước vẫn còn tới 20%; nhiều vùng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng lâm nghiệp còn thấp; chăn nuôi, thuỷ sản phát triển thiếu ổn định. Nhìn trong tương quan khu vực và thế giới, tỷ trọng GDP nông nghiệp của Việt Nam còn cao, và nếu so với chuẩn một nước hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tỷ trong GDP nông nghiệp khoảng 4-8% tổng GDP), thì chặng đường phấn đấu vượt lên còn rất gian nan.
Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tác động trực tiếp và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Doanh nghiệp nông thôn số lượng ít, qui mô nhỏ; số doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm, thuỷ sản không nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch và hạn chế chất lượng cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Phần lớn nông sản, kể cả nông sản xuất khẩu, có giá trị gia tăng thấp, chỉ số cạnh tranh chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình so với thế giới; giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác bình quân mới đạt xấp xỉ 30 triệu đồng/ha năm.
3. Sự ùn đọng lao động ở nông thôn
Ở Việt Nam, những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động diễn ra khá nhanh và rõ nét hơn trước. Nhìn trên phạm vi cả nước, tổng lao động làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 54,7% (năm 2006), 52,8% (năm 2007) tổng lao động xã hội; hàng năm có hàng chục vạn lao động nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nhìn chung, diễn ra vẫn chậm chạp, chưa tương thích và đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2007, trong GDP giá trị nông nghiệp đã giảm xuống còn 19,6%, trong khi đó lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tới 52,8%. Nghịch lý này phản ánh một thực tế: công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chưa đủ sức tạo nhiều việc làm mới để thu hút lực lượng lao động nông nghiệp còn rất tiềm tàng. Ngoài một bộ phận không nhiều được tuyển vào các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc đi kiếm việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp lớn, phần đông lao động vẫn đang bị ùn đọng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Một bộ phận lao động tiếp tục sản xuất nông nghiệp trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, một bộ phận chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp giản đơn, theo cơ chế thoả thuận.
Thực trạng này chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đô thị hoá chưa gắn kết và tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động; sự phân hoá thu nhập và những khó khăn về đời sống của người nông dân, phần lớn có nguyên nhân từ đây.
Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đô thị hoá tất yếu dẫn theo sự dịch chuyển dân cư theo hướng chuyển hoá cư dân nông thôn thành cư dân đô thị. Sự chuyển hoá này diễn ra lâu dài thông qua các dòng chuyển cư theo chiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và đặc điểm, hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, những năm qua đã diễn ra sự chuyển dịch dân cư nông thôn-nông thôn, dân cư nông thôn-đô thị. Một bộ phận dân cư ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã di chuyển một cách tự phát thiếu tổ chức, thiếu qui hoạch vào một số tỉnh phía Nam, tập trung nhất là ở địa bàn Tây Nguyên. Ở một số vùng nông thôn, điển hình là nông thôn đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện dòng chuyển cư về thành thị, chủ yếu về các khu công nghiệp tập trung các đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao: Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tục không ngừng chảy. Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2010 sẽ là 3,9 - 4,2 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minh năm 2010 là 10 triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người ([2]).
4. Sự phân tán, chia cắt trong qui hoạch, tổ chức không gian đô thị
Đô thị hoá là xu thế khách quan phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đô thị hoá phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý của con người, trước hết là khả năng qui hoạch và tổ chức không gian đô thị của bộ máy quản lý nhà nước các cấp.
Qui hoạch nói chung, qui hoạch đô thị nói riêng là một khoa học tổng hợp, đòi hỏi phải có sự tiếp cận liên ngành với một tầm nhìn xa rộng, sự tính toán chặt chẽ, chính xác nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ giữa tổng thể (nhìn trên phạm vi quốc gia) với bộ phận (vùng, địa phương); giữa không gian đô thị với không gian nông thôn; giữa không gian kiến trúc với cảnh quan môi trường... Qui hoạch và tổ chức không gian đô thị là kết tinh tầm văn hoá, triết lý văn hoá và khoa học, nghệ thuật phân bố các nguồn lực quốc gia.
So với một, hai thập niên đầu kiến thiết đất nước sau khi Tổ quốc thống nhất, trình độ qui hoạch và tổ chức không gian đô thị ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI có một bước tiến đáng kể, cả về qui hoạch chung, qui hoạch ngành, qui hoạch chi tiết - nhìn trên phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng và từng địa phương. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu phát triển toàn diện đất nước và so sánh với trình độ qui hoạch, tổ chức không gian đô thị của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, công tác qui hoạch, tổ chức thực hiện qui hoạch ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Sự phân bố các khu đô thị còn phân tán, không đồng đều giữa các vùng miền. Mặc dù, những năm gần đây, cùng với sự vươn dài, to rộng của hệ thống đường giao thông, ven các tuyến đường mọc lên ngày càng nhiều những khu đô thị mới, những điểm cư dân đô thị, song nông thôn các vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi, ven biển mật độ đô thị còn thưa thớt. Cho đến nay, nhịp điệu đô thị hoá sôi động vẫn chủ yếu diễn ra ở ngoại vi các thành phố lớn và các vùng phụ cận, đặc biệt ở hai thành phố trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu đô thị học, người ta gọi tình trạng tập trung phát triển quá lớn một số thành phố trung tâm mà không quan tâm phát triển đồng bộ hệ thống các đô thị khác là “căn bệnh to đầu”, làm chậm tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; hạn chế việc phân bổ, phát huy các nguồn lực quốc gia, nhất là nguồn lực lao động, phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân nói riêng.
Tư duy về qui hoạch vùng, liên vùng đã được hình thành từ sớm. Bộ Chính trị đã có nhiều nghị quyết về chiến lược phát triển các vùng, các thành phố lớn. Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng qui hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng động lực và tam giác phát triển… Tuy nhiên, tiến độ xây dựng, nhất là triển khai qui hoạch vùng, liên vùng chậm, do vậy, phần lớn qui hoạch được thực hiện chủ yếu trên địa bàn hành chính của các địa phương, dẫn đến sự thiếu đồng bộ, chia cắt, trùng lặp, lãng phí, ít hiệu quả trong khai thác, phát huy các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhìn trên phạm vi toàn quốc.
Ở từng địa phương, hạn chế phổ biến trong xây dựng, thực hiện qui hoạch là thiếu tầm nhìn xa, thiếu cách nhìn tổng thể, hệ thống và sự buông lỏng trong quản lý, triển khai qui hoạch. Qui hoạch chung, qui hoạch hạ tầng khung chưa được quan tâm đúng mức, xu hướng chung vẫn là chú trọng xây dựng, triển khai qui hoạch chi tiết, đáp ứng nhu cầu trước mắt. Hệ quả khó tránh khỏi là tình trạng tuỳ tiện, lộn xộn, chắp vá, chia cắt, thậm chí làm biến dạng, méo mó không gian kiến trúc. Đây là chưa kể đến những yếu kém trong phê duyệt, kiểm tra thực hiện các dự án, tình trạng “qui hoạch treo”, gây ra sự lãng phí không nhỏ về đất đai và kéo theo không ít phức tạp về mặt xã hội.
Trên địa bàn nông thôn đang diễn ra quá trình đô thị hoá, có thể thấy rõ sự bất hợp lý trong phân bố các công trình xây dựng sự thiếu gắn bó, liên thông giữa các thành tố cấu thành đô thị. Phần lớn các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các điểm dân cư... đều tràn ra, bám sát trục đường giao thông, tạo nên sự phát triển mất cân đối về không gian xây dựng. Trong cùng một không gian đô thị hoá, thiếu sự liên kết hài hoà giữa khu vực sản xuất với khu vực dân cư; ngay trong khu vực sản xuất cũng thiếu sự gắn kết cần thiết giữa các khu công nghiệp với các khu thương mại, dịch vụ với các làng nghề, cụm làng nghề… Khá phổ biến là tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu khớp nối giữa hạ tầng bên trong hàng rào các khu vực sản xuất, kinh doanh với hạ tầng bên ngoài hàng rào, với hạ tầng các vùng nông thôn xung quanh; giữa hạ tầng kinh tế-kỹ thuật với hạ tầng văn hoá-xã hội. Về không gian kiến trúc, thiếu sự hoà điệu ở tầm văn hoá giữa những đường nét hiện đại của đô thị với vẻ đẹp truyền thống của nông thôn; một số kiểu dáng kiến trúc vay mượn vội vàng từ đô thị đem cấy vào nông thôn đã làm hỏng nét đẹp riêng có của những làng cổ, làng sinh thái, làng nghề - vốn là nguồn cảm hứng, tự hào bao đời của người Việt Nam và là nguồn tài nguyên du tịch tiềm tàng hôm nay.
Nhìn từ góc độ qui hoạch, thực hiện qui hoạch, đô thị hoá chưa thật sự kết gắn và phục vụ hiệu quả qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu nâng cao chất lượng sống của nông dân.
5. Hệ lụy về văn hoá, xã hội, môi trường
Nông thôn Việt Nam là chiếc nôi sản sinh, nuôi dưỡng, bảo vệ văn hoá dân tộc ngàn năm. Những năm qua, một số yếu tố tiến bộ của văn hoá đô thị đã lan toả về nông thôn, tạo nên những sắc thái mới trong đời sống, sinh hoạt tinh thần của người nông dân và cộng đồng làng xã. Nhiều loại hình, giá trị văn hoá ở nông thôn cũng được giới thiệu rộng rãi, thuận lợi hơn ở các đô thị. Đó là mặt thuận. Mặt chưa thuận là, do thiếu chuẩn bị, thiếu định hướng, chọn lọc và do cả những bất cập trong công tác qui hoạch, quản lý văn hoá, không ít những yếu tố phi văn hoá, phản văn hoá, từ đô thị và từ các phương tiện truyền thông, đặc biệt từ internet, đã thâm nhập vào đời sống nông thôn, đưa tới những vấn nạn xã hội đáng suy nghĩ.
Theo nhiều ngả đường, một số sản phẩm, loại hình được gọi là văn hoá, văn học, nghệ thuật, một số quan niệm, lối sống, cách ứng xử, làm ăn... không phù hợp, thậm chí trái ngược, đối lập với thuần phong mỹ tục, với những giá trị tốt đẹp đã lan về thôn quê chúng thâm nhập và làm tha hoá một bộ phận cư dân nông thôn, đặc biệt là giới trẻ; làm vẩn đục môi trường văn hoá, xã hội; bào mòn và làm rạn nứt quan hệ tương thân, tương ái, đồng thuận và thuần phác trong cộng đồng nông thôn.
Từ một phương diện khác, nông nghiệp, nông thôn là địa bàn đang phải hứng chịu những hậu quả về môi trường. Việc sử dụng không hợp lý, lãng phí quĩ đất canh tác; tình trạng san lấp, lấn chiếm ao hồ, sông, suối, các công trình thuỷ lợi; nạn đốt phá rừng, khai thác khoáng sản tuỳ tiện cùng với sự yếu kém trong xử lí nước thải, rác thải, bụi, khói, tiếng ồn... đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, đời sống và sức khoẻ của nông dân, giảm thiểu khả năng đề kháng, thậm chí làm trầm trọng thêm những tai biến của tự nhiên.
Những nghịch lý, mâu thuẫn, thách thức nêu trên và những hệ luỵ của chúng là có thật, đang từng ngày diễn ra trong quá trình đô thị hoá, từng giờ tác động đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Song đó là những khó khăn khó tránh trên con đường đi lên, là hai mặt biện chứng của quá trình phát triển
III. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KHẮC PHỤC
Đại hội lần thứ X của Đảng đã định hướng phát triển toàn diện đất nước trong giai đoạn 2006-2010, trong đó xác định rõ những định hướng rất quan trọng cho quá trình đẩy mạnh đô thị hoá nói chung, đô thị hoá gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng. Quán triệt tư tưởng Đại hội X, trên cơ sở tổng kết hơn 20 năm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và giai cấp nông dân, kết hợp với nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là kinh nghiệm giải quyết vấn đề tam nông của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết về “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó những quan điểm, định hướng phát triển đô thị hoá kết hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá sáng rõ hơn.
Từ những tư tưởng của Đại hội X, chủ trương và giải pháp của Hội nghị Trung ương bảy (khoá X), có thể hình dung con đường đô thị hoá ở Việt Nam những năm sắp tới trên những nét cơ bản.
Trước hết, đẩy mạnh đô thị hoá, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên phạm vi cả nước, được xem là một khâu đột phá để phát triển đất nước hiện nay và chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Về mục tiêu, đô thị hóa phải hướng vào phục vụ thiết thực công cuộc phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của nông dân.
Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đô thị, từng bước hình thành mạng lưới đô thị phù hợp trên phạm vi cả nước theo quan điểm đồng bộ, hệ thống.
Tiếp tục đầu tư chỉnh trang, nâng cấp một cách hợp lý một số đô thị lớn trung tâm, hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh ở các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan toả; mặt khác, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi, biên giới, bãi ngang, hải đảo, phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ, các thị trấn, thị tứ theo qui hoạch, làm cơ sở để từng bước điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế, dân cư, lao động, khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các vùng miền.
Kết hợp hài hòa, giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, phân bố dân cư, bảo vệ môi trường.
Qui hoạch sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với nhu cầu thị trường và phù hợp với lợi thế từng vùng; qui hoạch sử dụng tiết kiệm có hiệu quả đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác; duy trì diện tích đất lúa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.
Kết gắn qui hoạch sản xuất nông nghiệp với qui hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn; tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ và nâng cao thu nhập của nông dân, tạo điều kiện để người nông dân chuyển nghề nhưng vẫn gắn bó với quê hương, hạn chế dòng chuyển cư tự phát đổ về các thành phố lớn.
Khớp nối kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, dịch vụ, các khu đô thị mới với kết cấu hạ tầng nông thôn theo một qui hoạch phát triển toàn diện, tổng thể; triển khai mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành các khu dân cư đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, trước hết là thuỷ lợi, đường giao thông, điện, nước sạch, trường học, cơ sở y tế, bưu điện, nhà văn hoá-thể thao, chợ…
Chú trọng qui hoạch môi trường; hình thành hệ thống thu gom, xử ly rác nước thải, phế thải; hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí; bảo vệ, nuôi dưỡng hệ sinh thái và gìn giữ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên; tăng cường sức đề kháng và khả năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Tiến hành đô thị hóa gắn liền với phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và cộng đồng làng xã, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn đang trong quá trình đô thị hoá. Củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội, trật tự xây dựng của chính quyền cơ sở, đồng thời nâng cao năng lực giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng, hợp pháp của nông dân. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ở nông thôn làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với nông dân, thật sự là trung tâm đoàn kết cộng đồng làng xã.
Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự chủ, tự lực tự cường vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu của nông dân, xứng đáng là chủ thể sáng tạo toàn bộ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Triển khai đồng thời, lồng ghép các phong trào thi đua yêu nước với những nội dung thiết thực mà trung tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Gìn giữ, bồi bổ, phát huy bảo vệ các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc; hoàn thiện và khai thác có hiệu quả các thể chế, thiết chế văn hoá phù hợp với điều kiện nông thôn mới; chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thanh thiếu niên, nhi đồng tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hoá đô thị; đấu tranh ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ những tiêu cực, tệ nạn trong đời sống văn hoá xã hội. Xây dựng một cách thực chất và bền vững các làng, xã, bản văn hoá gắn liền với xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, nhân văn, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện những định hướng nêu trên chính là con đường nâng cao trình độ chất lượng đô thị hoá phù hợp hoàn cảnh, điều kiện và mục tiêu phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, đáp ứng khát vọng của người nông dân trong thời đại mới.
PHẦN II
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I . KẾT LUẬN
Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của thời đại đó là su thế chung của toàn cầu hiện nay, có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của một quốc gia nói chung và của nông thôn Việt Nam nói riêng
Tạo ra những sự thay đổi lớn về các mặt kinh tế - văn hóa xã hội
Về kinh tế:
Tạo sự chuyển dịch trong hoạt động kinh tế từ khu vực I (khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp) sang khu vực II và III (khu vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ..) tăng tỉ trọng của các nghành thương nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, tăng năng suất và chất lượng trong nông nghiệp.
Về văn hóa xã hội:
Tác động và thay đổi lối sống của người dân vùng nông thôn, nâng cao tầm hiểu biết và khả năng tiếp cận với nền văn minh hiện đại.
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở nước ta đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức: Vấn đề qui hoạch, quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp còn chậm và nhiều yếu kém bên cạch đó là sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự ùn đọng lao động ở nông thôn và sự phân tán, chia cắt trong qui hoạch, tổ chức không gian đô thị cùng với những vấn đề trên la hệ lụy về văn hoá, xã hội, môi trường.
II. KIẾN NGHỊ
Nhà nưóc cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần chú trong hơn tới đề đô thị hóa hiện nay, cần vạch ra những dịnh hướng đúng đắn để phát triển nông thôn một cách bền vững trong xu thế hội nhập ngày nay. Vấn đề cốt lõi là phải tăng cường giáo dục nâng cao tầm hiểu biết của người dân đồng thời nâng cao dân trí để họ góp phần xây dựng chính quê hương họ tránh tình trạng nguồn lao động đổ về các thành phố lớn gây nên sự khó khăn, phức tạp trong tình trạng hiện nay.
Cần chú trọng đến công tác quy hoạch tránh tình trạng quy hoạch phát triển không đồng bộ, quy hoạch treo. Khi thực hiện quy hoạch cần chú ý đến vấn đề dân sinh, môi trường sinh thái nhằm bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_hoach_nong_thon_4386.doc