Với sự phát triển nở rộ của Thương mại điện tử, vô hình chung tạo ra một
môi trường phát triển quá ư thích hợp để thanh toán trực tuyến phát huy sức mạnh
của nó, một mặt giúp cho doanh nghiệp đơn giản hóa giao dịch hơn, nhanh chóng
phục vụ khách hàng hơn, mặt khác chứng tỏ được công nghệ đang phát triển trên
mọi lĩnh vực mà con người có thể biết. Chính thanh toán trực tuyến đã góp phần
thúc đẩy nền TMĐT, giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho cả DN lẫn người tiêu dùng,
người dùng có thể mua hàng một cách nhanh chóng tiện lợi. Ở Việt Nam, do đặc
thù và văn hóa lối sống mà thói quen sử dụng thanh toán chưa được nhiều, mặt
khác niềm tin vào thanh toán trực tuyến cũng phải được xây dựng bằng một quá
trình, do vậy thanh toán trực tuyến dường như chưa được đánh giá hết tiềm năng.
Tuy vậy, thanh toán trực tuyến vẫn là xu hướng tất yếu cho các DN kinh doanh
TMĐT tại Việt Nam.
Khóa luận đã nêu
76 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng quy trình thanh toán trực tuyến cho website sangotunhien68.com của Công ty CP đầu tư phát triển Tiến Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vị hỗ trợ phát triển TMĐT gồm Trung tâm Chứng thực
Chữ ký số và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính (VNCERT).
Hiện nay, khoảng 1/4 dân số (20 triệu người) được tiếp cận với Internet và
50 triệu thuê bao điện thoại di động. Theo tính toán, số người dùng Internet tại Việt
Nam sẽ tăng khoảng 1,5 lần trong một vài năm tới. Con số đó thậm chí lớn hơn
tổng dân số một vài quốc gia và hình thành một cộng đồng đủ sôi động để phát
triển TMĐT. Nhiều đơn vị, tổ chức không phải ngân hàng cũng tham gia vào quá
trình thanh toán.
"Theo thống kê, có đến 85% người dùng Internet tham gia vào các hoạt động
mua bán trên mạng. Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tại thị trường Việt Nam",
ông David Chan, Phó Chủ tịch cấp cao Master Card, chia sẻ về tiềm năng thanh
toán trực tuyến của thị trường Việt Nam.
"Trong số 20 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, hầu hết trong số họ
có khả năng thăm các gian hàng, click chuột để chọn lựa hàng hóa nhưng đến khâu
thanh toán lại không biết chọn hình thức nào. Một phần vì thiếu các cổng thanh
toán. Mặt khác, nếu có cổng thanh toán thì cũng chỉ chấp nhận những thẻ quốc tế
như VISA Card, Master Card, … Không phải tất cả mọi người đều có loại thẻ này.
49
Nếu so sánh về số lượng thì đến 80% người có đủ tiền mặt, nhưng chỉ khoảng 20%
người có thẻ ghi nợ, và khoảng 1% có thẻ tín dụng. Rõ ràng đó là một hạn chế. Vì
thế, chúng tôi phải có giải pháp để mọi người có thể dùng tiền mặt để thanh toán
các hóa đơn trực tuyến", ông Thắng giải thích.
Chia sẻ về việc phát triển thanh toán trực tuyến, ông Tống Viết Trung, Phó
TGĐ Viettel Telecom, lại đưa ra giải pháp đưa chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ)
trở thành vật dụng thanh toán mới. Đại diện mạng di động có số thuê bao lớn nhất
Việt Nam hiện nay cho rằng điều này hoàn toàn có cơ sở bởi 3 yếu tố thuận lợi.
Thứ nhất, ĐTDĐ hiện nay đã trở nên phổ biến, thậm chí trở thành vật "bất ly thân"
đối với một bộ phận người dùng.
Thứ hai, công nghệ phát triển giúp thiết bị liên lạc này ngày càng trở nên
mạnh mẽ, có khả năng xử lý nhanh hơn, kết nối Internet tốt hơn và màn hình lớn
hơn. Điều đó cho phép người dùng có thể duyệt web, xem hình ảnh và tính năng
sản phẩm trên ĐTDĐ dễ dàng. Thứ ba, người dân Việt Nam hiện quen thuộc với tài
khoản điện thoại hơn cả tài khoản ngân hàng. Điều này giúp người dùng tin cậy
hơn và dễ dàng tạo dựng thói quen mua sắm mới hơn.
Thanh toán trực tuyến tại Việt Nam hứa hẹn vẫn là xu thế tất yếu 140 triệu
thuê bao di động, hơn 30% dân số sử dụng Internet, cùng hệ thống trên 40 ngân
hàng. Tuy nhiên, nhận thức chung về thanh toán trực tuyến vẫn còn khá thấp do
thói quen chi tiêu tiền mặt và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Tiến Long hiện mới chỉ đặt những bước
đi đầu tiên trong quá trình TMDT hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những thành
công bước đầu mà doanh nghiệp đạt được, việc phát triển phương thức kinh doanh
này bằng nhiều nỗ lực hơn nữa của các lãnh đạo công ty chắc chắn sẽ được chú
trọng hơn. Tuy nhiên, để có thể phát triển một cách bền vững, đòi hỏi cần có những
điều kiện cần và đủ. Trong đó không thể không nhắc đến thanh toán trực tuyến, một
phương thức thanh toán hiện đại đại biểu cho một xu hướng mới của thời đại mới,
một thời đại mà mọi mua bán giao dịch đều được rút ngắn xóa bỏ khoảng cách về
không gian, thời gian.
50
Chương 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG HỆ
THỐNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI WEBSITE
SANGOTUNHIEN68.COM
3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU
3.1.1 Những kết quả đạt được
Qua việc phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, nghiên cứu
cho thấy rằng, bằng việc áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử song
song với kinh doanh truyền thống thì những thành quả mang lại đã có nhiều chuyển
biến tích cực. Như vậy, những bước đi đầu tiên đột phá đến với phương thức kinh
doanh mới, công ty cổ phần đầu tư Tiến Long nhanh chóng đạt được thành công
khi nguồn thu liên tục tăng mạnh. Số lượng khách hàng biết đến thương hiệu của
công ty thông qua website ngày càng lớn. Hiệu suất làm việc cao hơn so với chỉ áp
dụng kinh doanh truyền thống nhiều lần.
Do công ty CP và đầu tư Tiến Long phát triển hai website phục vụ việc giao
dịch nên website chính là tienlong.vn được đầu tư nhiều hơn hẳn
sangotunhien68.com. Tất nhiên, các mảng marketing dịch vụ, thương hiệu, quảng
cáo sản phẩm … hầu hết thường tập trung cho website chính.Tuy vậy, nhờ các
chiến lược mới mẻ mà thời gian đầu công ty cũng tạo ra được chút tiếng vang nhờ
đó phát triển thêm về lĩnh vực buôn bán nội thất, đồ gỗ.
Hiện tại, để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn thông qua website,
công ty áp dụng chiến lược giảm giá khi mua online. Đây là chương trình hay nhằm
mục đích hướng khách hàng đến mua hàng online đồng thời quảng bá website của
công ty đến với nhiều bộ phận khách hàng hơn. Hơn nữa những khách hàng đã
từng mua sản phẩm của công ty đều được tích điểm để đổi thưởng hoặc mua các
sản phẩm khách với điểm tích lũy đó, một chính sách rất hay giúp lượng mua hàng
tăng nhanh khi đánh vào tâm lý người tiêu dùng luôn thích nhận được giá trị gia
tăng, dịch vụ gia tăng nhiều hơn khi mua hàng.
Sangotunhien68.com đang xây dựng cho một phương thức marketing tốt trên
tất cả các kênh như Search Engine Marketing ( Marketing công cụ tìm kiếm),
51
Social Media Marketing (Marketing mạng xã hội), Marketing offline… Điều này sẽ
làm cho khách hàng toàn quốc biết đến thương hiệu của Sangotunhien68.com.
Ngoài chất lượng dịch vụ tốt Sangotunhien68.com còn được khách hàng
đánh giá là công ty có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt. Đội ngũ nhân viên được đào
tạo kĩ lưỡng đảm bảo có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất về quy trình đặt tour hay
cách thức TTĐT tại các site vệ tinh của công ty. Chính điều này cũng đã tạo thêm
niềm tin nơi khách hàng đối với các dịch vụ mà Sangotunhien68.com cung cấp.
3.1.2 Những tồn tại chưa giải quyết
Website mới phát triển trong hơn 1 năm gần đây nên việc quảng bá
thương hiệu được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn so với các yếu tố khác. Nhất là
những công việc liên quan đến marketing thương hiệu thường được đặt lên vị trí
hàng đầu mà quên mất những yếu tố quan trọng khác cũng rất cần thiết để xây
dựng một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trên lĩnh vực kết hợp giữa truyền thống
và thương mại điện tử.
Tính tương tác của website còn kém. Chưa đạt yêu cần cần thiết đối
với một website TMĐT. Điều này thể hiện rõ trên những gì mà website
sangotunhien68.com đã xây dựng. Về mặt thẩm mỹ, chức năng, các thông tin cần
thiết đều khá yếu kém.
Không có chức năng thanh toán trực tuyến, một chức năng tuyệt đối
quan trọng nếu thực sự muốn phát triển mảng kinh doanh online. Có thể nói thanh
toán trực tuyến là một công cụ hoàn hảo trong thương mại điện tử. Bất cứ giao dịch
nào đều có sự chuyển dịch sở hữu giữa tiền và hàng hóa, dịch vụ. Thanh toán trực
tuyến chính là chìa khóa để giao dịch điện tử trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng
hơn.
Marketing trên mạng xã hội tốt hơn nhiều chứng tỏ việc SEO, Google
adword … đang trễ nải, hoặc chưa đạt yêu cầu. Vấn đề này liên quan nhiều đến
phương hướng đầu tư của công ty cho hướng phát triển của mình, tuy nhiên việc
này dẫn đến sự thiếu cân bằng.
Thanh toán chủ yếu vẫn là thanh toán tiền mặt giao tay.
52
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo công ty còn hạn chế khiến cho việc
đầu từ vào TMĐT là có nhưng không mạnh mẽ, dứt khoát. Hơn nữa, do sự hiểu
biết còn chưa mơ hồ đôi khi dẫn đến những cách hiểu chưa thực sự bộc lộ rõ nét thế
mạnh của thương mại điện tử. Việc nắm quyền lãnh đạo lại càng dễ khiến cho áp
đặt suy nghĩ và hướng kinh doanh xuất hiện nhiều hơn, dần dần bóp chết sự sáng
tạo trong công việc.
Bộ phận coder chưa đạt yêu cầu. Hệ thống CNTT thiếu đồng bộ. Hạn
chế về các mặt kỹ thuật và băng thông. Thực ra đây cũng là nguyên nhân tồn tại ở
rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay bởi lẽ những coder chuyên nghiệp
có khả năng lớn thì thường không làm cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số còn
lại thì yếu kém hơn là lẽ đương nhiên.
Sự liên kết giữa ngân hàng với công ty và giữa các ngân hàng với
nhau chưa đượcđồng nhất trong việc quản lý cơ sở dữ liệu về khách hàng.
Thói quen thanh toán tiền mặt và yếu tố tâm lý không an toàn khi
thanh toán trực tuyến khiến cho khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi đến tận nơi
giao tiền nhận hàng. Đây là thói quen, là cảm giác vốn có của khách hàng khi sống
trong môi trường mang đậm văn hóa Việt, yếu tố này bản thân doanh nghiệp không
thể nào thay đổi được, nhưng có thể hoạt động uy tín để gây dựng lòng tin, xóa bỏ
mọi rào cản về văn hóa.
Công ty chưa có đội ngũ nhân sự chuyên trách về TTĐT, nguồn nhân
lực am hiểu về vấn đề bảo mật, công nghệ còn thiếu
Hoạt động lừa đảo của một số đối tượng khiến TMĐT bị bôi nhọ,
giảm tín nhiệm đối với hình thức kinh doanh này.
3.1.4 Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu tiếptheo
Trước hết, việc đầu tiên cần nghĩ tới là nâng cấp khả năng tương tác
giữa website và người dùng. Một website có khả năng tương tác cao sẽ giúp cho
việc giao dịch trở nên thuận lợi hơn nhiều.
53
Tập trung cho việc liên kết các ngân hàng đối tác để mở chức năng
thanh toán trực tuyến cho website và nâng cao chất lượng cho cổng thanh toán
trung gian sao cho giảm thiểu tối đa mọi khả năng dẫn đến lỗi hệ thống cũng như
rủi ro trong giao dịch.
Khác với thói quen mua hàng truyền thống, trong thương mại điện tử,
yếu tố niềm tin với khách hàng rất quan trọng. Hiện nay, cũng có không ít website
thương mại điện tử mọc lên, có những website có định hướng rõ ràng, lấy việc
phục vụ khách hàng và yếu tố phát triển lên hàng đầu nhưng cũng có những
website hoạt động theo kiểu ăn xổi, chộp giật, đặt yếu tố lợi nhuận lên trên hết.
Những website này làm ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng về lĩnh vực thương
mại điện tử nói chung.
Để có được niềm tin của khách hàng là một quá trình lâu dài, thông qua hệ
thống dịch vụ, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, cam kết chất lượng hàng hóa
và tối ưu hóa các chính sách hỗ trợ khách hàng.
Nâng cao niềm tin của khách hàng vào dịch vụ bằng nhiều phương pháp:
thay đổi quy trình giúp khách hàng xác thực, tối giản các thông tin cá nhân mà
khách hàng phải cung cấp, làm tăng niềm tin của khách hàng, liên kết với các tổ
chức an ninh mạng nhằm giảm thiểu tối đa các hình thức lừa đảo trực tuyến, những
chương trình quảng bá thương hiệu...
Thay đổi suy nghĩ của khách hàng
Muốn thuyết phục mọi người thanh toán, bạn phải cho họ thấy không hề có rủi ro
nào trong giao dịch. Bạn có thể đưa ra các phù hiệu “đảm bảo hoàn tiền” hoặc
“dùng thử miễn phí”, nhưng cách làm này không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Unleash Your Thin có một cách làm rất thông minh. Họ sử dụng đòn tâm lý để
thuyết phục bạn mua, bằng cách làm cho bạn đọc các dòng chữ nói rõ lợi ích của
sản phẩm đồng thời cho thấy sẽ không có nguy cơ nào nếu bạn không hài
lòng.Thêm vào đó, hộp kiểm tra với dấu check sẵn làm cho bạn cảm thấy như thể
bạn đã đồng ý sản phẩm trước khi mua nó. Chiến lược của Unleash Your Thin bắt
nguồn từ thế giới direct mail vốn thường sử dụng phương pháp này trên những tấm
bưu thiếp quảng cáo
54
Hướng dẫn kiến thức về TTĐT đến người tiêu dùng cuối cùng qua các
kênh khác nhau để gián tiếp kích thích nhu cầu ứng dụng TTĐT trong mua bán và
trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Nhằm đa dạng hóa phương thức thanh toán trực tuyến cho khách
hàng, công ty nên áp dụng thêm dịch vụ thanh toán mobile banking, mang đến cho
khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.
3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới
Kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 được Cục TMĐT và CNTT
đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm
của giai đoạn trước. Cụ thể như sau:
Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2013, các dịch vụ công đạt mức độ 3
sẽ gồm: 80% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử, thuế, đăng ký kinh doanh -
đầu tư và xuất nhập khẩu (trong đó 40% xuất nhập khẩu đạt mức 4 vào năm 2015);
50% dịch vụ công sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4 năm 2015).
Cả nước hiện có 77 cơ sở đào tạo TMĐT chính quy, 2 trường đại học chính
quy thành lập khoa TMĐT và 14 trường chính quy có môn TMĐT.Đối với DN lớn,
nâng tỉ lệ sử dụng thư điện tử lên 100%, 80% có website, 70% mua bán trên
website TMĐT, 20% ứng dụng TMĐT trong quản trị DN... Riêng DN vừa và nhỏ,
tỉ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website TMĐT 30%...
Với người dùng, vào năm 2015, sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người dùng
tham gia B2C. Cụ thể là 70% siêu thị, trung tâm mua sắm áp dụng thanh toán
không dùng tiền mặt, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và
Truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Mặt khác,
30% các cơ sở kinh doanh vận tải, văn hóa, thể thao, du lịch phát triển các kênh
giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng. Với kế hoạch định hướng cụ thể như
trên, đến hết tháng 3/2011, trong số 63 tỉnh thành trên cả nước, 34 tỉnh thành đã
phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT 2011-2015, 17 địa phương đã xây dựng kế
hoạch chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng.
55
Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với phương pháp truyền
thống. Thông thường giao dịch tại quầy cho một khách hàng chuyển tiền mất
khoảng 15 phút, không kể thời gian đi lại và chờ đợi nhưng giao dịch trên Internet,
Mobile hoặc qua hệ thống thẻ chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút.
Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa
nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi
tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng. Việc
không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm
lẫn… sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt.
Bên cạnh những lợi ích trên thanh toán điện tử còn bị phụ thuộc vào các yếu
tố sau:
Tập quán tiêu dùng, nhận thức về thanh toán điện tử là một trở ngại lớn khi
xã hội Việt Nam có một thói quen lâu đời sử dụng tiền.
Cơ sở hạ tầng, điểm chấp nhận thanh toán là yếu tố quyết định đến sự thành
công của thanh toán điện tử. Ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn đầu tư theo từng dự án,
từng doanh nghiệp, ngân hàng thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Điểm chấp nhận
thanh toán còn ít do vậy tại một số nơi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác
ngoài việc sử dụng tiền mặt.
Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo ngại
dẫn đến việc không tiếp cận do vậy không thấy được lợi ích của thanh toán điện tử.
Mặc dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 tuy nhiên còn
nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố công nghệ vẫn chưa được đề cập chi tiết như tội
phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử. Ngày nay công nghệ đã phát
triển và cung cấp nhiều phương pháp bảo mật, xác thực rất tin cậy, ví dụ như các
thiết bị sinh trắc học, các thiết bị đồng bộ thời gian sử dụng thuật toán để sinh ra
mật mã chỉ dùng một lần (one time password), các phương thức mã hóa công cộng
(PKI). Ngoài ra, các thiết bị phần cứng chống đột nhập, các phần mềm thông minh
cũng giúp các doanh nghiệp và tổ chức kiểm soát và ngăn chặn những giao dịch bất
hợp pháp.
56
Tuy nhiên sử dụng các hình thức thanh toán điện tử người dùng cũng cần
nâng cao nhận thức về việc bảo quản các mật mã, thiết bị bảo mật, thẻ… Đồng thời
không tham gia giao dịch với những tổ chức, cá nhân không rõ danh tính. Ngoài ra,
vẫn tồn tại các hình thức lừa đảo xuất hiện trên Internet thông qua các website
nhằm thu thập thông tin bí mật của khách hàng hoặc lừa đảo khách hàng chuyển
tiền tới tài khoản của họ.
Những lợi ích mà thanh toán điện tử mang lại cũng là xu thế tất yếu. Vì vậy,
cùng với thương mại điện tử, thanh toán điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này quan trọng trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh
một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chẳng hạn như hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CITAD, từ chỗ
hoàn toàn thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHNN giao dịch thường mất cả
ngày, CITAD đã làm thay đổi tất cả. Hiện nay các ngân hàng không thể canh tranh
trong dịch vụ thanh toán liên ngân hàng nếu không có CITAD, giao dịch bù trừ chỉ
còn đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê của Cục Nghiệp vụ Tin học Ngân hàng,
số lượng lệnh thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng năm 2007
đã tăng 40% so với năm 2006, tổng số tiền gian dịch cũng lớn gấp 2 lần (tăng
107%). Bình quân mỗi ngày hệ thống thực hiện từ 35.000 đến 45.000 lệnh thanh
toán, thời gian thực hiện mỗi lệnh là 10 giây.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã triển khai mô hình cổng thanh toán trực
tuyến. Những cơ cấu cần thiết của TMĐT đó là cho phép truy cập vào các dịch vụ
tài chính từ các trang web thương mại, các website bán hàng theo hình thức B2B
hoặc B2C cung cấp khả năng thanh toán trực tuyến cho người thanh toán, các
DNTMĐT yêu cầu thanh toán trực tuyến và năng lực thanh toán rồi cung cấp khả
năng thanh toán qua nhiều kênh... Chức năng của các nhà cung cấp là phải cho
người thanh toán nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Thanh toán trực tuyến
là yếu tố không thể nào thiếu trong việc thúc đẩy TMĐT tại Việt Nam phát triển và
góp phần vào việc thực thi chính sách giảm chi trả tiền mặt, gia tăng tính năng
TMĐT nhằm quần chúng hoá dịch vụ.
57
Sự vào cuộc đó của người dân, DN và Ngân hàng cúng như sự hỗ trợ của cơ
quan quản lý đóng vai trò cấp thiết để có thể giải quyết hàng loạt vấn đề từ hạ tầng
CNTT chung của xã hội đến khung pháp lý phù hợp để TTĐT có thể phát triển hơn
nữa trong thời gian tới.
Theo dự báo, năm 2015, ngành thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam sẽ
đạt 6 tỉ USD. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị
phần với nhiều chiến lược kinh doanh mới; trong đó, kinh doanh trên ứng dụng
điện thoại thông minh được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2014 được xem là năm bản lề đối
với ngành TMĐT. Đây cũng chính là năm mà các doanh nghiệp (DN) trong nước
chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài khi họ đang tìm cách xâm
nhập thị trường trong nước.
Ông Christopher Beselin, Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam cho biết:
Mặc dù kinh doanh TMĐT tại Việt Nam đã xuất hiện từ lâu, nhưng đến nay vẫn
trong giai đoạn sơ khai và non trẻ. Trong khi đó, theo công bố mới nhất từ Bộ Công
Thương, tỉ lệ dân số Việt Nam truy cập Internet lên đến 34 triệu người, chiếm 36%.
Đặc biệt, có khoảng 57% số người truy cập Internet có tham gia mua sắm online.
Điều này cho thấy, tiềm năng kinh doanh TMĐT tại Việt Nam là rất lớn. Dự báo
trong 5 năm tới, thị phần này sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay.
Thực tế trong 2 năm trở lại đây, kinh doanh TMĐT ở nước ta đã có sự
chuyển biến rõ nét theo hướng chuyên nghiệp hơn. Nguyên nhân chính là do có
nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ “nhảy” vào thị trường TMĐT Việt
Nam, như: Lazada, Google, eBay, Amazon, Alibaba, Rakuten, Rocket Internet…
Trong đó, Alibaba của Trung Quốc là một trong những công ty hoạt động tích cực
nhất. Còn Rocket Internet của Đức cũng ra mắt các website TMĐT Lazada, Zalora
và FoodPanda. Amazon và Rakuten thì đang dò tìm cơ hội hợp tác hay mua lại một
đối tác trong nước. Chính vì thế, các DN TMĐT trong nước buộc phải thay đổi
chiến lược kinh doanh để cạnh tranh thị phần.
Ông Nguyễn Thế Đông, Giám đốc 123Mua.vn – Công ty CP VNG cho rằng,
đây là xu hướng tích cực bởi sự xuất hiện của các DN nước ngoài trong thời gian
58
vừa qua đã giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với việc
mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, DN trong nước vẫn có những thế mạnh riêng. Họ
có thể xây dựng được các kênh quảng bá và thu hút người dùng khá hiệu quả với
chi phí vận hành cỗ máy ở mức thấp và chiến thuật quản lý và marketing hợp lý.
Theo ông Christopher Beselin, phần lớn các DN Việt Nam hiện mới xây
dựng web của mình như một mô hình chợ online, nghĩa là cho thuê gian hàng trên
trang web để người mua và người bán tự giao dịch với nhau, còn DN chỉ là một
người trung gian. Chính vì thế, trách nhiệm của DN sẽ nhẹ hơn nếu người mua
phản hồi hay kiện cáo người cung ứng sản phẩm không tốt.Tuy nhiên, đây cũng
chính là nguyên nhân khiến cho các trang web bán hàng online chưa chiếm được
lòng tin của người tiêu dùng.
Để phát triển TMĐT theo hướng chuyên nghiệp, tạo niềm tin cho khách
hàng, một số DN đã xây dựng cách bán hàng trực tiếp, cung cấp sản phẩm cho
khách, chấp nhận đổi hoặc trả hàng trong vòng 30 ngày, chấp nhận thanh toán tiền
mặt khi nhận hàng, giao hàng miễn phí… Điển hình, Lazada.vn mới đây đã mở
thêm phòng trưng bày sản phẩm tại Đà Nẵng để người tiêu dùng có thể tận mắt
nhìn thấy sản phẩm cũng như điểm làm việc của một trang web bán hàng. Chính vì
vậy, chỉ sau 2 năm có mặt tại Việt Nam, trang web này đã có hơn 5 triệu lượt truy
cập mua hàng mỗi tháng. Không những thế, Lazada.vn còn cho ra mắt ứng dụng
iOS, Adroid trên điện thoại thông minh để tăng lượng người mua trên các thiết bị di
động.
Một DN kinh doanh TMĐT thừa nhận, điểm yếu của DN Việt Nam chính là
thiếu vốn. Để kinh doanh theo kiểu mô hình trên, DN buộc phải thuê thêm nhiều
nhân công, văn phòng, kho bãi… tốn rất nhiều chi phí. Nếu không có vốn, các
doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể tồn tại lâu dài. Có thể thấy, cuối năm 2013
CungMua và NhomMua, trang web mua bán trên mạng đứng thứ ba và thứ tư của
Việt Nam đã sáp nhập với nhau. Điều này tiên báo sẽ có một một số vụ sáp nhập
khác trong tương lai.
Còn 123Mua.vn vẫn giữ nguyên mô hình cho thuê gian hàng, nhưng có thêm
gian hàng đảm bảo như cách kinh doanh của Lazada.Theo ông Nguyễn Thế Đông,
59
điều này sẽ giúp cho 123Mua.vn phát huy được lợi thế là có thêm nhiều nhà cung
ứng sản phẩm, góp phần làm đa dạng hàng hóa, tạo thêm niềm tin cho khách hàng.
Ngoài ra, với lợi thế về ứng dụng OTT miễn phí là Zalo (tháng 3/2014 đã có 10
triệu người dùng), 123Mua đã hỗ trợ shop tạo gian hàng trên ứng dụng này, đem lại
một lượng khách hàng tiềm năng cực lớn. Song song đó, trang web này cũng được
thiết kế cho mobile nên rất tiện dụng cho người mua lướt web trên thiết bị di động.
Trước xu thế phát triển TMĐT trên di động, Tập đoàn Rakuten, một trong
những công ty TMĐT lớn nhất Nhật Bản, cho biết, họ đã chính thức mua Viber với
giá 900 triệu USD. Giám đốc điều hành Rakuten, ông Hiroshi Mikitani khẳng định,
việc mua lại ứng dụng này sẽ giúp họ mở rộng việc kinh doanh nội dung số tới các
thị trường mới nổi.
Theo dự báo, năm 2014, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu người sử dụng điện
thoại thông minh.Đây là mảnh đất màu mỡ cho các DN kinh doanh TMĐT trên nền
tảng di động.Tuy nhiên, mặc dù thị trường còn rất lớn, nhưng sân chơi này không
thực sự dành cho các DN nhỏ nếu không có hướng đi riêng.
Một thông tin bên lề cho thấy, dự báo trong 10 ngành nghề đắt giá nhất
tương lai thì “chuyên gia khai thác và cung cấp thông tin” và “chuyên viên kinh
doanh trực tuyến” là 2 nghề đứng đầu danh sách ( theo vietbao.vn cung cấp )
3.2.2.Định hướng phát triển của công ty
Định hướng phát triển trong thời gian tới của công ty đó là đưa
sangotunhien68.com trở thành công ty chuyên cung cấp nội thất và đồ gỗ cũng như
thiết kế sản phẩm nội thất hàng đầu thị trường Hà Nội cũng như TP HCM. Hoàn
thiện hệ thống thanh toán trực tuyến chính là nước cờ quan trọng quyết định đến sự
phát triển TMDT của doanh nghiệp. Hướng đi :
Nâng cấp website phục vụ kinh doanh thương mại điện tử, gia tăng
tính tương tác giữa website và người dùng.
Liên kết ngân hàng, mở chức năng thanh toán trực tuyến trên 2
website của công ty là sangotunhien68.com và tienlong.vn
60
Nâng cao chất lượng dịch vụ và thương hiệu: sangotunhien68.com đã
và đang có những chiến lược nhằm nâng cấp chất lượng, từ khâu cung cấp thông
tin, hợp tác, tích hợp kĩ thuật tới chăm sóc sau bán
Thực hiện chiến lược giảm giá cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh
toán trực tuyến và chính sách tích điểm để gia tăng lực mua hàng đồng thời hướng
khách hàng đến thói quen mua sắm trực tuyến.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán qua điện thoại di động
trên toàn bộ hệ thống site của công ty.
3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THANH TOÁN
TẠI WEBSITE SANGOTUNHIEN68.COM
3.3.1 Đề xuất với DN
3.3.1.1 Phân tích
Các cổng Việt Nam có sự tìm hiểu, học hỏi các mô hình thanh toán trên thế
giới và điều chỉnh cho phù hợp với người Việt Nam. Phù hợp với văn hóa sử dụng,
ngôn ngữ tất nhiên là tiếng Việt. Dễ sử dụng hơn các cổng thanh toán nước ngoài
với trình độ tiếng anh hạn chế.
Ebay đã đầu tư vào Việt Nam qua Peacesoft vào chodientu, do vậy việc
paypal tiến thêm một bước nữa là hỗ trợ tiếng việt và support tại Việt Nam để
người ta dùng là có ngay một cổng thanh toán có thương hiệu. Nhưng tại sao lại
không làm như vậy mà để Peacesoft xây cổng Ngân Lượng. Theo quan điểm cá
nhân thì do thể chế tài chính vĩ mô của VN không hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán
qua thẻ (Bước đầu là đã liên minh ATM, lộ trình tiếp theo là POS và Payment
gateway là cuối cùng và xuyên suốt), mô hình paypal không thể áp dụng vào
TMĐT ở khu vực châu Á bởi rào càng ngôn ngữ và hành vi mua sắm. Một đặc tính
khách mà ít được chú ý là thương hiệu của những website bán hàng online chỉ mới
được DN quan tâm, chứ chưa đầu tư nhưng đã từng làm với offline.
Onepay, smartlink và VNBC
Onepay: khả năng xử lý thẻ Visa master thì quá tốt. Yếu điểm duy nhất đối
với người bán muốn tích hợp Onepay là phí dịch vụ. Để tham gia onepay mình phải
trải qua thủ tục pháp lý dành cho doanh nghiệp và đóng các khoản phí như:
61
Phí đấu nối hệ thống ban đầu( lúc trước 1000$ giờ còn 200$)
Tiền ký quỹ (cái này tùy theo độ lớn DN và dịch vụ hoạt động cũng
như là Tổng giá trị giao dịch hàng tháng),
Phí duy trì hàng tháng( khoản 50$)
Phí giao dịch thành công là 0,5$ + 2,75-3,5%/giao dịch ( tùy theo khả
năng và cách đàm phán của DN).
Tựu trung các yếu tố này lại thì onepay thì tốt nhưng phí nó quá cao so với
một đơn vị đang bước đầu chăm chút cho website online, doanh số ít và vốn không
nhiều, chưa kể các bạn bán hàng nhỏ lẽ, chưa có công ty, trụ sở bài bản.
Smartlink của Vietcombank
Có thể nói thủ tục của Vietcombank thì hơi bị kinh khủng, vào theo cơ chế bị
áp, bạn không có quyền đàm phán, thích thì làm không thích thì thôi, và không phải
DN nào cũng đủ độ lớn và mối quan hệ để làm việc với họ. Nói chung là các DN
lớn cũng không dễ gì đàm phán thành công và làm việc trọn vẹn được với
Smartlink. Mức phí tương đối mà họ áp thông thường là khoản: 6000VNĐ + 1,8%(
có một vài đơn vị đàm đạo được phí thấp hơn nhưng cũng thuộc dạng to đầu và
quan hệ rộng). Vì lẽ đó mà Smartlink chắc sẽ không dành cho những cá nhân và
DN bán hàng vừa và nhỏ.
VNBC
Đơn vị này xuất thân từ dịch vụ Internetbanking của Đông Á Bank. sao đó lập
VNBC để chuyên về hạ tầng và giải pháp cho xử lý thẻ. Số lượng thẻ cũng khá lớn,
khả năng xử lý cũng rất tốt nhưng nếu gọi là cổng thanh toán thì chưa đủ. Acc
internetbanking không đầy đủ thông tin và hỗ trợ tốt như mô hình một ví điện tử
cần phải có để hoạt động TMĐT.
Các cổng thanh toán và ví ở Việt Nam
Có thể kể đến một loạt như: payoo, Vinapay, Payport DNA, Mobivi, Ngân
Lượng, Bảo Kim.
- Vinapay, paynet, vnmart: theo mô hình Toup( cái này là một chủ đề cần
phân tích nên ai chưa rõ có thể tìm hiểu thêm) khai thác dịch vụ và nạp tiền trên
điện thoại. có thể sử dụng cho website bán hàng nhưng không chính thống lắm.
62
- Payprot DNA: Merchant Services hoạt động của đơn vị này hiện tại khá mờ nhạc
và thực tế chứng minh là không hiệu quả và thiếu khả năng mở rộng.
- Payoo, Mobivi, Ngân Lượng, Bảo Kim.
Payoo, Mobivi: đều được đầu tư xây dựng bởi Việt Kiều và một số doanh
nhân thành đạt trong nước. Tiên phong trong tầm nhìn và có vốn. Nhưng có lẽ tới
giờ Payoo cũng không đầu tư mạnh vào để thanh toán. chỉ còn Mobivi đang áp
dụng chiến lược đánh những đối tượng lớn để dẫn dụ thị trường theo quan điểm của
ông lớn và họ đang ra sức thực hiện kết nối với những big Merchant để hướng thị
trường sử dụng theo. ĐÓ là một chiến lược khá hay nhưng liệu có thành công trong
môi trường dài hơi của TMĐT hay không thì thời gian sẽ trả lời. Thanh toán tiền
taxi của hãng Mai Linh là một minh chứng cho chiến lược đánh big merchant nhằm
dẫn dắt thị trường. Nhưng theo nhận xét bản thân việc triển khai thanh toán ví điện
tử cho taxi là một chiến dịch làm thương hiệu hơn là xét hiệu quả vì chẳng có ai sử
dụng ví thanh toán tiền Taxi.
Ngân Lượng và Bảo Kim
Ngân Lượng: Chiến lược của Peacesoft có lẽ là sản phẩm cổng thanh toán
trực tuyến theo mô hình Ví điện tử phù hợp nhất dành cho cá nhân và DN . Không
thu phí khi đấu nối mà nó được tính bằng dựa trên giao dịch thành công. HIện tại
đang áp dụng cho các merchant bán hàng hóa vật chất là : 1000VNĐ +1%/giao
dịch thành công. Và phí được trừ trực tiếp vào người bán( merchant) . CÒn các
merchant hoạt động theo nội dung số ( game, app, download...) thì được phân loại
riêng phí giao dịch sẽ không có phần 1000đ. Hiện tại theo nhận định cá nhân Ngân
lượng là cổng tiện ích nhất cho người dùng. Đặc biệt lượng người sử dụng cổng
Ngân Lượng tương đối nhiều. Nên có thể tận dụng lợi thế này
Ví này có sự học hỏi mô hình của paypal và alipay của Trung Quốc để xây
dựng nên nó cho phép thanh toán và xử lý được nhiều loại thẻ:
- Thẻ visa và master thông qua Onepay( không biết bây giờ thì dùng đơn vị nào để
xử lý).
- Thẻ nội địa: có 7 ngân hàng là đấu nối trực tiếp với Ngân Lượng để xử lý thẻ
online, ngoài ra còn có hơn chục Ngân hàng khác cho phép xử lý bằng ATM và
63
internet banking tại nhà của từng ngân hàng( cái này là không đấu nối trực tiếp hệ
thống mà là vào webiste của ngân hàng bạn dùng thẻ rồi chuyển online)
Về khả năng thanh toán khi mua hàng thì có 2 phương thức:
- Thanh toán bằng số dư tài khoản Ngân Lượng
- Thanh toán bằng check out thông qua Ngân hàng nếu không có tài khoản
NL.
- Ngân Lượng là đại diện duy nhất của paypal tại Việt nam.
Nếu đem so sánh với paypal hay alipay của Trung Quốc thì có thẻ không
bằng nhưng với mức phí 1000VNĐ +1% và những tiện ích về thẻ, quy cách thực
hiện và tích hợp vào website nhanh để sử dụng là tương đối phù hợp với cá nhân và
doanh nghiệp đang triển khai bán hàng online.
Bảo Kim: là đứa con tinh thần của Vật Giá, cũng hoạt động theo mô hình
hình cổng thanh toán và ví điện tử. ( mấy tháng trước trên diễn đàn tin học cũng có
một thread lùm xùm về cái vụ Bảo Kim ăn cắp mô hình dịch vụ và quy trình của
Ngân Lượng, bị kiện tụng tùm lum, nhưng nghe đâu Bảo Kim chỉ xin lỗi Ngân
Lượng và treo thông cáo báo chí gỡ bỏ thông tin liên quan tới Ngân Lượng xuống
hết. vụ này tới h hình như cũng êm xuôi luôn rồi)
Về cơ bản quy trình và và cách sử dụng của Bao Kim tương tự như Ngân
Lượng.
Nhưng có khác ở 2 điểm. Các giao dịch của Bao Kim thông qua đơn vị thẻ trung
gian là Smartlink. nên mức phí người mua phải trả cho nạp tiền hơi cao hơn. và
cũng đang trong giai đoạn nổ lực làm thị trường, chạy theo mô hình của Ngân
Lượng nên còn nhiều tính chất vá. Nhưng có lẽ nếu Ngân Lượng phát triển với tư
cách người đi đầu thì Bảo Kim ra sau vẫn có thể có được thị phần nhất định.
3.3.1.2 Nhận định
Nếu sử dụng cho cá nhân và DN vừa và nhỏ( không có chi nhánh ở Nước
ngoài) nên dùng các cổng ở Việt Nam.
Nếu có bán hàng ra nước ngoài thì có thể sử dụng 1 cổng trong nước và cổng
PAYPAL
Những đơn vị được Ngân Hàng nhà nước cấp phép hoạt động theo dạng ví hiện nay
64
là:
Ngân Lượng và Mobivi, Payoo.
Tất nhiên khi cấp NHNN đã kiểm duyệt về quy trình, khả năng tài chính, bảo
mật...Còn Bảo Kim hiện tại chưa có
3.3.1.3 Đề xuất
NgânLượng.vn là Ví điện tử và Cổng Thanh toán Trực tuyến (TTTT) chuyên
dùng cho Thương mại Điện tử (TMĐT) tiên phong và hàng đầu tại Việt Nam, cả về
sản phẩm dịch vụ, độ phủ thị trường và lưu lượng thanh toán.
Phát huy kinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh ChợĐiệnTử-eBay, nó cho
phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet NGAY
TỨC THÌ một cách AN TOÀN, TIỆN LỢI, PHỔ BIẾN và ĐƯỢC BẢO VỆ!
NgânLượng.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, theo đó người dùng đăng
ký tài khoản loại cá nhân hoặc doanh nghiệp với 3 chức năng chính là: Nạp tiền,
Rút tiền và Thanh toán; tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa hoặc
quốc tế, tài khoản ngân hàng hoặc các hình thức tiện dụng khác. Nguồn vốn đầu tư
từ các tập đoàn hàng đầu thế giới như IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật) và eBay (Mỹ)
giúp NgânLượng.vn có khả năng đảm bảo tài chính cho toàn bộ các giao dịch
TTTT tại VN.
Hình 3.3.1.3a: Mô hình hoạt động TTTT của NgânLương.vn
65
Tích hợp hệ thống thanh toán vào website
Sơ đồ tổng quan của mô hình tích hợp nâng cao
Khác với hình thức tích hợp đơn giản, vốn Website bán hàng (gọi tắt là
Merchant Site) chỉ gửi sang NgânLượng.vn thông tin sản phẩm và hóa đơn
KHÔNG được mã hóa khiến người mua có thể can thiệp sửa đổi nội dung, đồng
thời cũng không tự động trả về kết quả thanh toán. Vì vậy khi được thông báo nhận
tiền, chủ Website phải đăng nhập vào NgânLượng.vn để kiểm tra trước khi giao
hàng. Tích hợp nâng cao khắc phục được hết các yếu điểm này với mô hình hoạt
động như trong sơ đồ dưới đây:
Hình 3.3.1.3b: Các bước tích hợp ngân lượng vào website
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn bằng cách DEMO Video các bước tích hợp
nâng cao vào một Merchant Site mẫu viết bằng PHP. Khi đã nắm được cách làm thì
bằng cách quy nạp, bạn có thể tự thực hiện tích hợp vào bất kỳ Website nào khác!
Bước 1: Khai báo Merchant Site và xác minh tên miền
Đăng nhập NgânLượng.vn, vào Menu [ Tích hợp thanh toán ] => [ Website bán
hàng B2C ] => [ Tích hợp nâng cao ] => [ Đăng ký Website tích hợp ], rồi nhập các
thông tin theo hướng dẫn để đăng ký. Sau đó hệ thống sẽ hướng dẫn bạn các bước
66
để xác minh bạn thật sự là chủ hoặc người đại diện của Website này nhằm tránh
việc giả mạo.
Ghi chú: Sau khi khai báo, có thể quay lại trang "Danh sách Merchant Site" để xác
minh bất kỳ lúc nào!
Bước 2: Lấy mã Class tích hợp NgânLượng.vn đặt vào mã nguồn Merchant Site
Download mã nguồn các Class dưới đây theo đúng môi trường lập trình của
Merchant Site.
[ Mã PHP ] [ Mã JAVA ] [ Mã C#.NET ] [ Mã VB.NET ]
Sửa vào mã nguồn Class NL_Checkout để thay đổi giá trị các biến sau:
merchant_site_code: thay bằng mã Merchant Site của Website bán hàng đang tích
hợp mà NgânLượng.vn cấp cho bạn sau khi đăng ký (xem tại trang danh sách
Merchant Site).
secure_pass: thay bằng mật khẩu giao tiếp với NgânLượng.vn mà bạn đã khai báo
cho Merchant Site, bạn có thể đổi mật khẩu này bất kỳ lúc nào bằng cách sửa thông
tin Merchant Site.
Bước 3: Lập trình nhúng nút Thanh toán vào trang Hóa đơn bán hàng
Include Class NL_Checkout nói trên vào mã nguồn trang hóa đơn bán hàng, khởi
tạo đối tượng kiểu NL_Checkout rồi truyền các tham số vào hàm
buildCheckoutUrl() theo thứ tự như sau:
return_url: Sau khi thanh toán hoàn tất, NgânLượng.vn sẽ chuyển người mua (qua
giao thức HTTP Redirect) cùng kết quả thanh toán được mã hóa trong URL về địa
chỉ này để Merchant Site xử lý.
receiver: Địa chỉ Email chính của tài khoản nhận tiền.
transaction_info: Thông tin thêm về giao dịch thanh toán (không bắt buộc).
order_code: Mã hóa đơn (hoặc mã hoặc tên sản phẩm) cần thanh toán.
price: Tổng giá trị hóa đơn (hoặc sản phẩm) cần thanh toán.
Hàm này trả về đầu ra là mã HTML của nút thanh toán có sẵn đường Link chuyển
người dùng sang NgânLượng.vn để thanh toán trong đó thông tin đơn hàng được
mã hóa trong tham số SECURE_CODE, hãy đặt mã này vào vị trí phù hợp tại trang
hóa đơn để hiện nút thanh toán nâng cao.
67
Bước 4: Lập trình trang xử lý kết quả thanh toán và cập nhật trạng thái hóa đơn
Bước 5: Lập trình Web Service nhận kết quả thanh toán
Nhược điểm của việc nhận kết quả thanh toán thông qua phương thức HTTP
Redirect về địa chỉ RETURN_URL như đề cập ở bước 4 là:
1. Trường hợp một trong hai bên hoặc người mua bị lỗi đường truyền hoặc lỗi
website dẫn đến hậu quả NgânLượng.vn không thể Redirect người mua cùng kết
quả thanh toán được mã hóa trong URL về Merchant Site thì trạng thái hóa đơn sẽ
không được cập nhật tự động.
2. Trường hợp thanh toán thành công (trạng thái hóa đơn đã được cập nhật) nhưng
giao dịch thanh toán tại NgânLượng.vn sau đó bị hủy hoặc hoàn lại vì một lý do
nào đó (ví dụ: người bán hủy giao dịch và trả lại tiền vì hết hàng, người mua khiếu
nại NgânLượng.vn phán quyết hủy giao dịch...) thì cũng không thể tự động đồng bộ
hóa với trạng thái thanh toán hóa đơn.
Để khắc phục nhược điểm trên, NgânLượng.vn cung cấp THÊM một phương thức
nữa giúp đồng bộ trạng thái hóa đơn bán hàng (tại Merchant Site) với trạng thái
giao dịch thanh toán (tại NgânLượng.vn) một cách tự động. Theo đó mỗi khi có sự
thay đổi trạng thái giao dịch thanh toán, NgânLượng.vn sẽ tự động gọi đến một
Web Service (thông qua phương thức SOAP) tại địa chỉ bạn mà đã khai báo trong
trường "Web Service giao tiếp với NL" khi đăng ký Merchant Site.
Hướng dẫn thanh toán trực tuyến
Bước 1: Chọn phương thức Thanh toán
Để tiến hành thanh toán hóa đơn mua hàng, bạn có thể lựa chọn một trong hai
phương thức thanh toán.
Nếu bạn đã có tài khoản NgânLượng.vn và muốn thanh toán hóa đơn bằng tài
khoản NgânLượng.vn, vui lòng đăng nhập và làm theo hướng dẫn.
Nếu bạn muốn thanh toán theo hình thức khác, vui lòng chọn phương thức phù hợp
và làm theo hướng dẫn.
Bước 2: Tiến hành thanh toán
Thanh toán dùng tài khoản NgânLượng.vn
68
Để thanh toán hóa đơn bằng tài khoản NgânLượng.vn, bạn hãy nhập chính xác các
thông tin đăng nhập vào tài khoản NgânLượng.vn theo mẫu dưới đây:
Click vào nút ' Đăng nhập' để có thể thanh toán đơn hàng bằng số dư tài khoản
NgânLượng.vn của bạn. (Nếu bạn chưa có tài khoản NgânLượng.vn, vui lòng đăng
ký cho mình một tài khoản NgânLượng.vn tại đây). Ngay khi đăng nhập thành
công, hệ thống chuyển sang màn hình ' Chọn hình thức và Nhập thông tin thanh
toán'.
Bước 3: Xác nhận thanh toán
NgânLượng.vn hỗ trợ bạn hai loại giao dịch thanh toán, bạn cần đọc kỹ các chú
thích trước khi lựa chọn:
- Thanh toán TẠM GIỮ: Là chế độ thanh toán mà sau khi bạn xác nhận thanh
toán xong, khoản tiền này SẼ BỊ ĐÓNG BĂNG trong một khoảng thời gian mà bạn
đã chọn, chỉ khi nào bạn Phê chuẩn thì tiền mới thực sự được chuyển đi. Khuyên
dùng khi bạn giao dịch với người bán lần đầu hoặc người bán chưa được tin tưởng.
- Thanh toán NGAY: Sau khi thực hiện thanh toán, khoản tiền được CHUYỂN
NGAY vào tài khoản NgânLượng.vn của người bán và họ có thể rút NGAY về tài
khoản Ngân hàng hoặc Tiền mặt. Chỉ khuyên dùng đối với thành viên của chương
trình "Người bán Đảm bảo": người mua được NgânLượng.vn bồi thường trong
trường hợp bị lừa đảo.
Sau khi lựa chọn loại giao dịch, bạn có thể nhập thông tin địa chỉ nhận hàng theo
mẫu dưới đây.
Chú ý: Những thông tin dưới đây chỉ là ví dụ, bạn cần nhập chính xác thông tin của
mình.
69
Nhập vào mã xác nhận hiện trên màn hình. Click chọn nút ' Tiếp tục' để chuyển
qua bước hoàn tất giao dịch
Bước 4: Hoàn tất - Nhận thông báo bằng SMS và Email
Bạn hãy xác nhận thanh toán bằng cách điền chính xác mã xác minh thanh toán
hoặc mật khẩu thanh toán vào form ' Xác thực thông tin thanh toán'
Lưu ý: Nếu tài khoản bạn dùng để thanh toán đơn hàng là tài khoản nhận mã xác
minh qua điện thoại di động. NgânLượng.vn sẽ gửi tới số điện thoại di động chính
của bạn một mã xác minh thanh toán qua hệ thống SMS. Bạn phải điền chính xác
mã xác minh bạn nhận được vào form này.
Nếu tài khoản của bạn dùng để thanh toán đơn hàng là tài khoản nhận mã xác minh
bằng mật khẩu thanh toán, bạn phải nhập chính xác mật khẩu thanh toán mà bạn đã
đăng ký với NgânLượng.vn vào form này
70
Hệ thống hiển thị màn hình trang thông báo ' Bạn đã thanh toán thành công' đến
bạn. NgânLượng.vn sẽ gửi Email và tin nhắn SMS thông báo cho bạn và người
bán.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT, đầu từ máy móc thiết bị phục vụ cho quá
trình Seo, marketing, bán hàng…
Đầu tư thêm các phần mềm cần thiết liên quan đến TMDT
Xây dựng môi trường làm việc tốt giúp nhân viên đạt hiệu quả làm việc cao
Nhân lực
Tuyển nhân viên chuyên trách về hệ thống Thanh toán trên website, xây
dựng và hoàn thiện quy trình thanh toán của Công ty. Đào tạo nhân lực có chuyên
môn về TMĐT nói chung và TTTT nói riêng.
Đào tạo và nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh
nói chung và hiệu quả hoạt động TTĐT nói riêng. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ
cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với
71
công việc là một trong những biện pháp rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động thanh
toán.
Về vấn đề đào tạo, để bảo đảm an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin khách hàng cần phải chú trọng đến yếu tố con người. Thông thường các
bên DN thường quá chú trọng đến vấn đề đầu tư vào công nghệ, phần cứng, phần
mềm tiên tiến nhằm giải quyết các vấn đề bảo mật, còn yếu tố con người thường bị
bỏ qua. Nhưng sự thật công nghệ chỉ là công cụ chứ không phải là giải pháp ứng
dụng và thực hiện một chiến lược bảo mật hiệu quả. Do đó cần phải có một sự cân
đối giữa yếu tố con người, chính sách, quy trình và công nghệ trong việc quản lý
bảo mật nhằm giảm thiểu các nguy cơ nảy sinh trong môi trường kinh doanh số một
cách hiệu quả nhất.
Chiến lược
Đưa ra các chính sách hỗ trợ khách hàng thanh toán trực tuyến, tổ chức các
chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm kích thích lượng khách hàng thanh toán
trực tuyến thay vì các hình thức thanh toán trực tiếp hiện tại.
Làm các hướng dẫn cụ thể, chi tiết bằng dạng văn bản và dạng video clip và
hiển thị trực quan trên website để hướng dẫn khách hàng thanh toán trên website.
Đối với các khách hàng còn ngại thanh toán trực tuyến thì việc hướng dẫn cụ thể và
tối ưu hóa quy trình thanh toán sẽ giúp việc mua sắm online trở lên dễ dàng hơn.
3.3.2 Kiến nghị vĩ mô với nhà nước
3.3.2.1 Hạ tầng CNTT và viễn thông
Trên thế giới hiện nay, một đất nước giàu có thường dựa vào 1 trong 2 hoặc
cả 2 thứ đó là “công nghệ” và “nhiên liệu”, đất nước chúng ta đang trong quá trình
hiện đại hóa, “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” tuy cũng tốt nhưng đang và sẽ là
quá khứ với tốc độ phát triển chóng mặt như hiện nay. Nói như vậy có nghĩa là để
phát triển, chúng ta cần đi theo các nước khác phát triển về mặt công nghệ, giống
như sự phát triển thần thánh mà Ấn Độ đã áp dụng khi định hướng CNTT là ngành
mũi nhọn từ rất sớm. Việc thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện hệ thống CNTT, băng
thông sẽ là nền tảng đầu tiên cho hướng đi này.
72
Với những mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng với vốn đầu tư lớn như vậy, giải
pháp đặt ra tốt nhất nên mời các công ty lớn trong và ngoài nước tham gia đấu thầu
những dự án này. Việc tổ chức đấu thầu sẽ giảm bớt gánh nặng cho nhà nước và
chia sẻ công việc, tạo việc làm cho rất nhiều bộ phận công nhân.
Sử dụng toán học vào giải quyết các vấn liên quan đến quy hoạch lại hệ
thống cũng là một giải pháp hay mà Việt Nam nên học tập trong vấn đề quy hoạch
lại cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trong đó, việc áp đặt cục bộ từng vị trị địa lý
cho từng bộ phận riêng sẽ đem lại hiệu quả quản lý dễ dàng, hơn nữa, đồng bộ hóa
như vậy tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc lắp đặt tràn lan như hiện nay.
Về nhân sự nâng cao năng lực chuyên môn về CNTT, tạo sân chơi công
nghệ để giao lưu học hỏi và kích thích phát huy những công nghệ mới bằng những
giải thưởng công nghệ.
3.3.2.2 Hạ tầng pháp lý
Hạ tầng pháp lý cho TTĐT nói chung là đã “đủ” cho TTĐT, TTTT phát triển
tuy nhiên thì việc hoàn thiện dần là rất cần thiết.
Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về TMĐT
nói chung và TTĐT nói riêng. Với tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, việc kiểm
tra, phát hiện những bất hợp lý của các văn bản có liên quan đến TMĐT và TTĐT
là hết sức cần thiết cho việc hoàn thiện dần môi trường pháp lý cho TMĐT.
Thành lập các bộ phận chuyên trách về TTĐT để giải quyết các tranh chấp
trong giao dịch trực tuyến, xây dựng các hành lang pháp lý thuận lợi cho bộ máy
này hoạt động.
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT trong xã hội,
nâng cao nhận thức trong tầng lớp sinh viên về TMĐT và TTĐT trong đó bao gồm
nội dung giáo dục pháp luật và hướng dẫn thực thi pháp luật về TMĐT nói chung
và TTĐT nói riêng. Phát triển pháp luật về TMĐT, điều chỉnh nhiều lĩnh vực liên
quan như chữ ký điện tử, văn bản điện tử, kế toán/TTĐT, tội phạm trên internet…
Tiếp tục tăng cường hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng ban hành các chương trình phát triển
TMĐT.
73
KẾT LUẬN
Trong thời đại được đánh giá là thời của công nghệ, là thời mà Internet lên
ngôi thì website đã trở thành chiếc cầu nối vô cùng hữu dụng cho người tiêu dùng
đến với các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Bất cứ hình thức kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ, tin tức...đều có thể thực hiện trên mạng. Website chính thức trở thành
phương tiện kết nối, là miếng bánh ngọt béo bở cho quảng cáo, và là nơi tiến hành
các giao dịch vô cùng thuận tiện mà người tiêu dùng chỉ việc click & buy.
Với sự phát triển nở rộ của Thương mại điện tử, vô hình chung tạo ra một
môi trường phát triển quá ư thích hợp để thanh toán trực tuyến phát huy sức mạnh
của nó, một mặt giúp cho doanh nghiệp đơn giản hóa giao dịch hơn, nhanh chóng
phục vụ khách hàng hơn, mặt khác chứng tỏ được công nghệ đang phát triển trên
mọi lĩnh vực mà con người có thể biết. Chính thanh toán trực tuyến đã góp phần
thúc đẩy nền TMĐT, giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho cả DN lẫn người tiêu dùng,
người dùng có thể mua hàng một cách nhanh chóng tiện lợi. Ở Việt Nam, do đặc
thù và văn hóa lối sống mà thói quen sử dụng thanh toán chưa được nhiều, mặt
khác niềm tin vào thanh toán trực tuyến cũng phải được xây dựng bằng một quá
trình, do vậy thanh toán trực tuyến dường như chưa được đánh giá hết tiềm năng.
Tuy vậy, thanh toán trực tuyến vẫn là xu hướng tất yếu cho các DN kinh doanh
TMĐT tại Việt Nam.
Khóa luận đã nêu được các vấn đề cơ bản về thanh toán trực tuyến, các khó
khăn khi ứng dụng thanh toán trực tuyến trong DN về bảo mật, hạ tầng CNTT, thói
quen mua sắm của người Việt…
Khóa luận cũng đã đưa ra các biện pháp giải quyết các hạn chế của thanh
toán trực tuyến tại Việt Nam và cách thức xây dựng quy trình thanh toán trực tuyến
tại các website TMĐT, đặc biệt là website sangotunhien68.com của Công ty CP
đầu tư phát triển Tiến Long.
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô cũng như từ phía công
ty để khóa luận tốt nghiệp của tác giả được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
74
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng Thanh toán trong TMĐT, Đại học Thương Mại
2. Bộ Công thương. “Báo cáo TMĐT Việt Nam 2006, 2007, 2008”
3. Tài liệu của công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Tiến Long
4. Khóa luận của các khóa trước bao gồm trường ĐH Thương Mại, ĐH
Công Nghệ…
5. Website:
75
Phụ lục.
Phiếu điều tra trắc nghiệm
Đối tượng: Nhân viên công ty CP ĐT PT Tiến Long
Họ tên:
Chức vụ:
Ghi chú: Đánh dấu vào ô bạn cho rằng phù hợp với điều kiện và hướng phát triển
của công ty CP ĐT PT Tiến Long
Câu 1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 2: Ông ( bà) cảm thấy việc áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của công
ty như thế nào ?
Tốt Rất tốt Bình thường Kém
Câu 3: Công ty Tiến Long nên áp dụng mô hình TMĐT nào ?
Bán hàng trực tuyến Đấu giá trực tuyến
Trung gian thông tin Cho thuê quảng cáo trực tuyến
Liên kết Mô hình phí đăng ký
Câu 4: Nên áp dụng thanh toán trực tuyến vào website bán hàng hay không ?
Có
Không
Câu 5: Nếu có, nên áp dụng ?
A. Chuyển khoản ngân hàng
B. Tích hợp cổng thanh toán sử dụng ví điện tử
C. Lập hẳn cổng thanh toán riêng của Công ty
D. Thanh toán bằng hóa đơn điện tử
Câu 6: Nếu không, nguyên nhân nào ông ( bà) cho rằng không nên áp dụng thanh
toán trực tuyến cho website bán hàng của công ty?
76
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Câu 7: Giải pháp nào cần nhất để xây dựng hệ thống thanh toán cho website công
ty ?
A. Tài chính
B. Nhân lực
C. Hạ tầng công nghệ
D. Khác (………………………………………………………………………..)
Câu 8: Nguyên nhân nào mà đến bây giờ công ty vẫn chưa áp dụng thanh toán trực
tuyến ?
A. Tài chính
B. Hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực
C. Lo ngại về hiệu quả
D. Khác (………………………………………………………………………..)
E. Cơ sở pháp lý
Câu 9: Với lĩnh vực kinh doanh của công ty,ông ( bà) có tin tưởng sẽ thành công
nếu áp dụng TMĐT và TTTT vào hoạt động kinh doanh ?
A. Có
B. Không
Câu 10: Định hướng của ông bà về hướng phát triển tiếp theo của công ty cũng như
website sangotunhien68.com ?
……………………………………………………………………………………....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_du_ng_he_tho_ng_thanh_toa_n_tru_c_tuye_n_cho_website_sangotunhien68_com_cu_a_cong_ty_co_pha_n_da_u_tu_pha_t_trie_n_tie_n_long_4389.pdf