Đề tài Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hải Âu

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, lợi nhuận còn đòn bảy kinh tế kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, một mặt sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận và có những biện pháp tăng lợi nhuận. Tăng lợi nhuận không chỉ góp phần đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bảo toàn được tài sản và nguồn vốn, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Công ty TNHH XD Hải Âu trong quá trình hình thành và phát triển luôn cố gắng nỗ lực đem lại những sản phẩm công trình, dịch vụ tốt nhất. Trong tương lai với mục tiêu phát triển lâu dài và lớn mạnh, công ty sẽ còn phải cố gắng hơn nữa trong quá trình phát triển. Hiện tại công đã có uy tín tương đối vững vàng trên thị trường, đây chính là động lực giúp công ty ngày càng cố gắng và nỗ lực hơn trong tương lai.

pdf75 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hải Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản chi phí, từ đó xem xét giá vốn hàng bán tăng là do phát sinh chi phí nào, từ đó có biện pháp kiểm soát chi phí thích hợp mà vẫn đảm bảo được chất lượng thành phẩm. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012, lợi nhuận gộp giảm 4.133.706.785 VNĐ, tương ứng 60,64% so với năm 2011, năm 2013 tăng 3.746.169.066 VNĐ, tương ứng 139,62% so với năm 2012. Lợi nhuận gộp giảm sau đó lại tăng lên, do các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0. Doanh thu hoạt động tài chính: Trong năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính giảm đi so với năm 2011 là 27.096.519 VNĐ, tương ứng 72,27%.Nguyên nhân khiến doanh thu hoạt động tài chính giảm đi là do các khoản cho vay của doanh nghiệp được rút về, tập trung đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên khoản lãi tiền gửi giảm. Tuy doanh nghiệp mất đi chi phí cơ hội từ việc cho vay vốn nhưng lại có cơ hội tăng đầu tư. Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính tăng cao so với năm 2012 là 490.411.298 VNĐ, tương ứng với 4.716,92%. Khoản doanh thu này tăng là do trong năm 2013 khả năng về vốn của công ty vững vàng, công ty lại tăng khoản tiền gửi và cho vay, từ đó các khoản lãi nhận được từ tiền gửi và lãi cho vay tăng lên. Ngoài ra lãi từ đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu cũng tăng, nên khiến cho doanh thu hoạt động tài chính tăng lên đáng kể. Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay): Trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 công ty không phát sinh khoản chi phí lãi vay, ở cả 3 năm chi phí lãi vay đều bằng 0. Chứng tỏ khả năng về vốn của công ty là khá vững chắc, dự trữ về nguyên vật liệu của công ty lớn đủ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không cần đầu tư thêm nhiều nên khả năng về vốn vẫn đủ đáp ứng, công ty không cần đi vay thêm và đã trả đủ các khoản nợ hàng kì cho ngân hàng, do đó không phát sinh khoản chi phí tài chính nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012, khoản chi phí này giảm 3.240.709.798 VNĐ, tương ứng 58,43% so với năm 2011, nguyên nhân là do nhu cầu về lực lượng cán bộ quản lý trong công ty đã được đáp ứng, công ty cắt giảm một số cán bộ quản lý để tránh dư thừa nguồn lực, nhằm tiết kiệm được khoản chi phí này. Nhưng sang đến năm 2013, chi phí quản lý tăng 1.916.310.291 VNĐ, tương ứng 83,1% so với năm 2012. Điều này là do các dự Thang Long University Library 41 án xây dựng đang được thi công trong năm này nằm ở 2 vị trí địa lý xa nhau, một dự án nằm ở Quảng Ninh và một dự án ở Bắc Giang, do đó yêu cầu phải bổ sung thêm đội ngũ quản lý dự án nhằm giám sát chặt chẽ quá trình thi công, trành mắc phải những sai xót, điều này dẫn đến chi phí quản lý tăng. Bên cạnh đó quy mô của doanh nghiệp mở rộng, bộ phận quản lý tăng thêm dẫn tới chi phí quản lý tăng như: chi phí tiếp khách, chi phí tiền lương cán bộ công nhân viên, các khoản trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểmcũng tăng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần năm 2012 tăng 285.895.359 VNĐ, tương ứng 484,56% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Năm 2013 lợi nhuận thuần giảm 339.791.537 VNĐ, tương ứng 98,52% so với năm 2012, nguyên nhân giảm là do mức tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cao hơn mức tăng của lợi nhuận gộp, doanh thu hoạt động tài chính, chính vì thế dẫn tới lợi nhuận thuần giảm. Lợi nhuận khác: Năm 2011, lợi nhuận khác bằng 0 do công ty không phát sinh thêm thu nhập khác hay chi phí khác. Nhưng năm 2012, công ty có thêm một khoản chi khác là 342.355.434 VNĐ, làm cho lợi nhuận khác giảm 342.355.434 VNĐ. Năm 2013, công ty lại không phát sinh khoản thu nhập khác hay chi phí khác, chi phí khác của công ty giảm 342.355.434 VNĐ tương ứng với 100% so với năm 2012, điều này làm cho tổng thể lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng lên so với năm 2012. Mặt khác năm 2013 doanh nghiệp không có việc thanh lý tài sản, vi phạm hợp đồng hay đánh giá lại tài sản nên các khoản chi phí này không phát sinh. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế: Năm 2012, lợi nhuận trước thuế giảm 56.460.075 VNĐ, tương ứng 95,69% so với năm 2011, do lợi nhuận thuần tăng không đủ bù đắp cho lợi nhuận khác giảm. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng tăng 2.563.897 VNĐ, tương ứng 100,90% so với năm 2012 do lợi nhuận thuần tăng giảm nhưng không phát sinh thêm các khoản chi khác cũng như thu khác nên vẫn làm cho lợi nhuận trước thuế tăng. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2012, chi phí thuế giảm 14.115.019 VNĐ, tương ứng 95,69% so với năm 2011, giảm chi phí thuế là do lợi nhuận trước thuế giảm. Năm 2013, chi phí thuế tăng 42 640.974 VNĐ, tương ứng 100,90% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận trước thuế tăng nên chi phí thuế cũng tăng. Lợi nhuận sau thuế: Năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 42.345.056 VNĐ tương ứng với 95,69% so với năm 2011, do lợi nhuận gộp giảm nhiều hơn mức giảm của các khoản chi phí phát sinh như chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng 1.922.923 VNĐ tương ứng với 100,90% so với năm 2012. Sự tăng lên này là do lợi nhuận gộp tăng đủ để bù đắp các khoản chi phí phát sinh như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. 2.3 Thực trạng lợi nhuận tại công ty TNHH XD Hải Âu 2.3.1 Cơ cấu lợi nhuận tại công ty TNHH XD Hải Âu Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp cần phải quan tâm trước tiên. Để biết được một công ty hoạt động SXKD có hiệu quả hay không, ta có thể xem xét đến lợi nhuận của công ty đó, cụ thể ở đây ta đang tìm hiểu thực trạng lợi nhuận tại công ty TNHH XD Hải Âu, trước tiên là tình hình thực hiện doanh thu, chi phí trong giai đoạn 2011 – 2013. 2.3.1.1 Tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2011 – 2013 Nhìn chung ta có thể thấy, doanh thu trong giai đoạn 2011-2013 tương đối ổn định, và đang trong xu hướng tăng lên. Năm 2012 là năm có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhất, doanh thu tăng lên cao vọt, điều này chứng tỏ công ty đang có chiến lược phát triển kinh doanh theo hướng đúng đắn và có những biện pháp quản lý tốt trong công việc. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này công ty nhận được rất nhiều dự án xây dựng lớn như chợ Cái Dăm, chợ Song Mai, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động tay nghề cao và có trách nhiệm với công việc đã mang lại doanh thu lớn cho công ty. Công ty sử dụng biện pháp trực tiếp đó là tính sự chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí bỏ ra nhằm đạt được doanh thu đó để xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Thang Long University Library 43 Bảng 2.4 Bảng tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Chênh lệch giữa năm 2012 và 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.992.043.290 116.915.197.206 111.278.783.463 73.923.153.916 171,95 (5.636.413.743) (4,82) 2. Doanh thu hoạt động tài chính 37.493.365 10.396.846 500.808.144 (27.096.519) (72,27) 490.411.298 4.716,92 3. Thu nhập khác - - - - - - - Tổng doanh thu 43.029.536.655 116.925.594.052 111.779.591.607 73.896.057.397 171,73 (5.146.002.445) (4,40) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH XD Hải Âu) 44 Doanh thu của công ty TNHH XD Hải Âu bao gồm 3 loại doanh thu: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Qua bảng số liệu trên ta rút ra được một số nhận xét như sau: Năm 2012, tổng doanh thu tăng 73.896.057.397 VNĐ, tương ứng với 171,73% so với năm 2011. Đây là một mức tăng khá cao, chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 73.923.153.916 VNĐ, ứng với 171,95%. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đấu thầu thành công dự án xây dựng khu chợ trung tâm. Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 27.096.519 VNĐ, tương ứng với 72,27% so với năm 2011, song mức giảm này không đáng kể so với sự tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nên không ảnh hưởng nhiều tới tổng doanh thu, do vậy năm 2012 tổng doanh thu vẫn tăng lên. Năm 2013, tổng doanh thu giảm 5.146.002.445 VNĐ, tương ứng 4,4% so với năm 2012. Mức giảm này rất nhẹ, nguyên nhân chủ yếu của sự giảm này là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 5.636.413.743 VNĐ, tương ứng với 4,82%. Doanh thu hoạt động tài chính trong năm nay lại tăng rất mạnh, tăng 4.716,92%, tuy nhiên mức tăng này chỉ ứng với 490.411.298 VNĐ, con số này rất nhỏ không đủ để bù đắp cho sự giảm của doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy tổng doanh thu trong năm 2013 vẫn giảm. Mặc dù tổng doanh thu năm 2013 giảm xuống nhưng mức giảm là rất nhẹ, về cơ bản doanh thu giai đoạn này có xu hướng tăng và tương đối cao, điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả và tương đối thuận lợi. 2.3.1.2 Tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2011 – 2013 Nhận xét: Tổng chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 không ổn định, nhưng đang có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ công ty đã có những biện pháp nỗ lực nhằm giảm chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để cho doanh thu bán hàng và lợi nhuận tăng cao hơn nữa thì công ty vẫn cần những biện pháp tối ưu hơn nữa để tối thiểu hóa các khoản chi phí này. Thang Long University Library 45 Bảng 2.5 Bảng tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Chênh lệch giữa năm 2012 và 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Giá vốn hàng bán 36.175.275.450 114.232.136.151 104.849.553.342 78.056.860.701 215,77 (9.382.582.809) (8,21) 2. Chi phí tài chính 1.248.637.832 42.648.967 2.702.710.577 (1.205.988.865) (96,58) 2.660.061.610 6.237,11 Chi phí lãi vay - - - - - - - 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.546.622.347 2.305.912.549 4.222.222.840 (3.240.709.798) (58,43) 1.916.310.291 83,10 4. Chi phí khác - 342.355.434 - 342.355.434 100,00 (342.355.434) (100,00) Tổng chi phí 42.970.535.629 116.580.697.667 111.774.486.759 73.610.162.038 171,30 (4.806.210.908) (4,12) ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH XD Hải Âu) 46 Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy: Năm 2012, tổng chi phí tăng 73.610.162.038 VNĐ, tương ứng với 171,30% so với năm 2011. Đây là một mức tăng tương đối cao. Nguyên nhân tăng là do: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 215,77% so với năm 2011. Ta có thể nhận thấy sự tăng doanh thu đã có tác động không nhỏ đến sự gia tăng của giá vốn. Công ty phải nhập thêm nguyên vật liệu đầu vào để mở rộng sản xuất kinh doanh, việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty là sáng suốt. Tuy nhiên công ty nên tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào khác so với các nhà cung cấp hiện tại, đa dạng hóa các nguồn cung sao cho hợp lý để tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Vì nếu chi phí đầu vào quá cao sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận thu được không cao, việc này cũng khiến cho sức cạnh tranh của công ty trên thương trường giảm xuống. Bên cạnh đó, chi phí khác cũng tăng 342.355.434 VNĐ (tăng 100%) so với năm 2011, sự tăng này cũng góp phần vào tăng tổng chi phí. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2012 đều giảm xuống. Chi phí tài chính giảm 1.205.988.865 VNĐ, tương ứng với 96,58%, và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 3.240.709.798 VNĐ, tương ứng với 58,43%. Mặc dù 2 loại chi phí này đều giảm nhưng mức giảm không đáng kể so với mức tăng của giá vốn hàng bán, nên tổng chi phí của năm 2012 vẫn tăng lên so với năm 2011. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, tổng chi phí đã giảm xuống, cụ thể giảm 4.806.210.908 VNĐ, tương ứng 4,12% so với năm 2012. Trong năm 2013, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên, cụ thể chi phí tài chính tăng 2.660.061.610 VNĐ, tương ứng với 6.237,11%, và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.916.310.291 VNĐ, tương ứng với 83,1%, cả 2 khoản chi phí này đều tăng mạnh so với năm 2012. Mặt khác, giá vốn hàng bán giảm 9.382.582.809 VNĐ, tương ứng với 8,21% và chi phí khác giảm 342.355.434 VNĐ, tương ứng với 100%, mức giảm của giá vốn là thấp chứng tỏ công ty vẫn tiếp tục nhập nhiều nguyên vật liệu đầu vào, phục vụ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với kì vọng sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, khoản chi phí khác không phát sinh nên dẫn tới chi phí khác giảm mạnh. Như vậy mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp cùng với chi phí tài chính tăng mạnh, nhưng thực tăng so với mức giảm của giá vốn là không đáng kể, chính vì thế mà tổng chi phí năm 2013 vẫn giảm. Vì thế, trong thời gian tới công ty nên tiếp tục thực hiện chiến lược hiện tại kết hợp thêm các biện pháp khác để giảm chi phí, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới. Thang Long University Library 47 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tổng doanh thu và tổng chi phí giai đoạn 2011-2013 2.3.1.3 Tình hình thực hiện lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng mà doanh nghiệp mong đợi. Nếu lợi nhuận tăng thì chúng tỏ công ty đang kinh doanh có hiệu quả, còn lợi nhuận giảm, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang đi xuống. Trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải tạo ra được lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận sẽ tạo ra được vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, lợi nhuận chính là điều kiện tiên quyết, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp đều cố gắng nỗ lực để hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận, và mong muốn lợi nhuận ấy ngày càng tăng lên. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta có bảng thực hiện tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH XD Hải Âu giai đoạn 2011 – 2013 như sau: 43.029.536.655 116.925.594.052 111.779.591.607 42.970.535.629 116.580.697.667 111.774.486.759 0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000 2011 2012 2013 48 Bảng 2.6 Bảng tình hình thực hiện lợi nhuận giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa năm 2011 và năm 2012 Chênh lệch giữa năm 2012 và năm 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Tổng doanh thu 43.029.536.655 116.925.594.052 111.779.591.607 73.896.057.397 171,73 (5.146.002.445) (4,40) 2. Tổng chi phí 42.970.535.629 116.580.697.667 111.774.486.759 73.610.162.038 171,30 (4.806.210.908) (4,12) 3. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 59.001.026 2.540.951 5.104.848 (56.460.075) (95,69) 2.563.897 100,90 4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 14.750.257 635.238 1.276.212 (14.115.019) (95,69) 640.974 100,90 5. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 44.250.770 1.905.713 3.828.636 (42.345.056) (95,69) 1.922.923 100,90 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty TNHH XD Hải Âu) Thang Long University Library 49 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2011 – 2013 không ổn định, giảm mạnh vào năm 2012 và tăng rất nhẹ vào năm 2013. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 42.345.056 VNĐ tương ứng với 95,69% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tổng doanh thu gồm doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính lại tăng lên không nhiều, trong khi tổng chi phí mà công ty đã chi ra như giá vốn hàng bán, chi phí khác tăng lên tương đối nhiều. Doanh thu đạt được không đủ để bù đắp cho các khoản chi phí, khiến cho lợi nhuận trước thuế cũng giảm. Sang năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng 1.922.923 VNĐ tương ứng với 100,90% so với năm 2012. Đây là tốc độ tăng khá cao so với năm 2012, dù tổng doanh thu giảm nhưng tổng chi phí cũng giảm tương đối là 4.806.210.908 VNĐ nên khiến cho lợi nhuận trước thuế tăng lên, kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn thấp hơn năm 2011, chứng tỏ công dù hoạt động sản xuất kinh doanh có mang l hiệu quả nhưng hiệu quả ở mức rất thấp, có lẽ do công ty đang chịu tác động từ khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, công ty cần có những biện pháp hợp lý để tăng cao hơn nữa lợi nhuận trong những năm tới. Nhìn chung thông qua bảng số liệu ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 chưa ổn định, lợi nhuận giảm rất mạnh sau đó thì tăng lên rất chậm chạp. Năm 2012 lợi nhuận giảm mạnh là do có nhiều dự án chưa hoàn thành và chưa thu được tiền, ngành nghề chính mang lại lợi nhuận cho công ty là xây dựng, trong khi các dự án công trình do công ty thi công thường rất lớn và kéo dài trong nhiều năm, công ty thực hiện nhiều dự án cùng lúc và hoàn thành, bàn giao cũng khá gần nhau, nên đó cũng là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty thất thường, năm nào có nhiều công trình hoàn thành thì sẽ thu về nhiều lợi nhuận và ngược lại. Tuy nhiên công ty vẫn cần có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí để đạt được lợi nhuận cao hơn. Ta có thể thấy rõ tốc độ tăng lợi nhuận giai đoạn 2011– 2013 của công ty trong biểu đồ sau: 50 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: VNĐ 2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty TNHH XD Hải Âu giai đoạn 2011 – 2013 Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XD Hải Âu. Tuy nhiên lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác, trong đó có nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan và có sự bù trừ lẫn nhau. Do vậy, nếu chỉ thông qua lợi nhuận của công ty cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động của công ty là tốt hay xấu thì có thể sẽ đưa ra kết luận thiếu chính xác, bởi vì lợi nhuận tuyệt đối không phải là chỉ tiêu duy nhất đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty mà bên cạnh đó, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận cũng rất quan trọng. Do vậy, để có một cái nhìn tổng quan chính xác, đưa ra được những kết luận đúng đắn về lợi nhuận của công ty TNHH Xây Dựng Hải Âu thì ta cần phải kết hợp đánh giá các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Ta có bảng tỷ suất lợi nhuận của công ty như sau: Thang Long University Library 51 Bảng 2.7 Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Chênh lệch giữa năm 2012 và 2013 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 0,137 0,002 0,005 (0,135) 0,003 2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0,06 0,003 0,005 (0,057) (0,002) 3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0,02 0,0006 0,002 (0,0194) 0,0014 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH XD Hải Âu) Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2012, ROS là 0,002% có nghĩa là cứ một đồng doanh thu thì sẽ thu về 0,00002 đồng lợi nhuận. ROS năm 2011 giảm 0,135% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu không tăng mà còn giảm. Năm 2013, ROS là 0,005% cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 0,00005 đồng lợi nhuận. ROS năm 2013 tăng 0,003% so với năm 2012. Trong năm 2013, doanh thu giảm xuống và lợi nhuận thu về tăng lên nên ROS cũng tăng lên. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn ở mức rất thấp, trong 1 đồng doanh thu chứa số đồng lợi nhuận rất nhỏ, do đó công ty nên có chính sách thắt chặt chi phí hơn để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Như vậy trong ba năm 2011 – 2013 thì tỷ suất lợi nhuận năm 2011 là cao nhất và năm 2012 là thấp nhất, chứng tỏ công tác quản lý chi phí của năm 2011 tốt hơn năm 2012 và 2013. Dấu hiệu này cho thấy tình hình tài chính của công ty chưa tốt, công ty nên có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh chỉ số này trong các năm tới. 52 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết khi các chủ sở hữu doanh nghiệp đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh thì số đồng lợi nhuận công ty thu về là bao nhiêu. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới bởi tỷ số này cho thấy được quyền lợi mà họ nhận được, họ luôn quan tâm đến 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2011, ROE là 0,06%, sang năm 2012, ROE là 0,003%. Như vậy một đồng vốn bỏ ra thu về 0,0006 đồng lợi nhuận vào năm 2011 và 0.00003 đồng lợi nhuận vào năm 2012. Chỉ số này cho thấy trong hai năm 2011 – 2012, công ty hoạt động đều có lãi, tuy nhiên, ROE năm 2012 giảm 0,057% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là do lợi nhuận sau thuế giảm tương đối nhiều (giảm 95,69%), mức giảm này của lợi nhuận cao hơn nhiều so với mức giảm vốn chủ sở hữu (giảm 0,18%) nên ROE cũng giảm theo. Nhưng sang năm 2013, ROE là 0,005%, trong 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu về được 0,00005 đồng lợi nhuận, tăng 0,002% so với năm 2012. Tuy chỉ số này tăng lên rất ít, nhưng vẫn cho thấy trong năm 2013 vốn chủ sở hữu đã được sử dụng một cách hiệu quả hơn, lượng vốn bỏ ra thu về nhiều lợi nhuận hơn so với năm trước, điều này đã góp phần củng cố lòng tin của các chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Năm 2012, ROA là 0,0006%, nghĩa là cứ một đồng tài sản được sử dụng vào sản suất kinh doanh tạo ra được 0,000006 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này giảm 0,0194% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến ROA giảm là do tổng tài sản tăng lên tương đối cao (tăng 80,07%) so với năm 2011, trong khi đó lợi nhuận lại giảm (giảm 95,69%). Điều này chứng tỏ rằng việc quản lý và sử dụng tài sản năm 2012 chưa hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2013, ROA đạt 0,02% nghĩa là một đồng tài sản bỏ ra thu về được 0,0002 đồng lợi nhuận, tăng 0,0014% so với năm 2012. Việc tăng chỉ tiêu ROA trong năm 2013 cho thấy công ty đang dần thực hiện tốt hơn việc quản lý và sử dụng tài sản và mang lại hiệu quả đầu tư tốt hơn. Tuy nhiên, ROA của công ty còn ở mức rất thấp, do đó công ty nên cân nhắc kĩ để đưa ra các quyết định đầu tư thật đúng đắn, mang lại hiệu quả cao và tỷ lệ sinh lời lớn cho công ty. Thang Long University Library 53 Phân tích dupont: Bảng 2.8 Ảnh hƣởng của các yếu tố lên ROA theo mô hình Dupont Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 0,137 0,002 0,005 Hiệu suất sử dụng tổng TS ( lần) 0,169 0,255 0,328 ROA (%) 0,02 0,0006 0,002 Delta ROA (%) (0,0194) 0,0014 Ảnh hƣởng của ROS (%) (0,135) 0,003 Nhận xét: Năm 2011, chỉ số ROA là 0,02%, sang năm 2012 ROA giảm xuống còn 0,0006%, mức giảm tương ứng là 0,135%. Nguyên nhân ROA giảm là do năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, việc sử dụng chi phí chưa tốt đã làm cho ROS giảm 0,135% so với năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty cũng không cao nên ROA giảm 0,0194%. Như vậy nghĩa là năm 2012, cứ 100 đồng tài sản tạo ra ít hơn 0,0194 đồng lợi nhuận. Năm 2013, nhờ vào các chính sách nhằm ổn định kinh tế và ổn định giá cả nguyên vật liệu, công ty còn nhận được thêm dự án xây dựng nên công việc kinh doanh của công ty có bước phát triển mới. ROA tăng từ 0,0006% lên 0,002%, tương ứng 0,0014%, nguyên nhân tăng là do ROS tăng 0,003% và hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng tăng . Vậy năm 2013 cứ 100 đồng tài sản tạo ra nhiều hơn 0,0014 đồng lợi nhuận so với nm 2012, sang đến năm này công ty đã cải thiện hơn được khả năng quản lý và sử dụng chi phí của mình. 54 Bảng 2.9 Ảnh hƣởng của các yếu tố lên ROE theo mô hình Dupont Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 0,137 0,002 0,005 Hiệu suất sử dụng tổng TS ( lần) 0,169 0,255 0,328 Đòn bẩy tài chính (lần) 2,54 4,58 3,40 ROE (%) 0,06 0,003 0,005 Delta ROE (%) (0,057) (0,002) Nhận xét: Qua bảng 2.9 ta nhận thấy, tốc độ tăng giảm của ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng đó là ROS, Hiệu suất sử dụng tổng TS và Đòn bảy tài chính. Năm 2012, ROE giảm 0,057% so với năm 2011, sang năm 2013, ROE tiếp tục giảm 0,002% so với năm 2012, cho thấy khả năng quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa tốt. nhận thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản và đòn bẩy tài chính tuy có biến động tăng nhưng lại rất thấp nên không tác động được rõ rệt tới ROE, chỉ tiêu ROE giảm xuống chủ yếu là do tác động của ROS. Để tăng chỉ tiêu ROE, hay chính là tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm tăng một trong ba nhân tố ảnh hưởng trên. Doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm tăng ROS. Doanh nghiệp cần có những biện pháp hợp lý để sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tóm lại, công ty nên có những biện pháp hợp lý nhằm tăng đòn bảy tài chính cũng như quản lý chi phí tốt hơn để cải thiện chỉ số ROS, nhằm tăng ROE cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.4 Đánh giá lợi nhuận tại công ty TNHH XD Hải Âu 2.4.1 Kết quả đạt được Công ty TNHH XD Hải Âu với hơn 18 năm xây dựng và trưởng thành, đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt để thích ứng và hòa nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế. Công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn, trở ngại, tự lực đi lên và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Để làm được điều đó, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã cùng nhau phấn đấu thi đua nhằm thực hiện được những mục tiêu chung của công ty là: không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty; góp phần giải quyết việc làm, đời sống cho cán bộ và Thang Long University Library 55 người lao động; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong những năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều thành công nhất định, cụ thể là: - Với thế mạnh là đầu tư khai thác và phát triển xây dựng các khu chợ, khu đô thị dân cư, trong những năm qua công ty đã nhận được rất nhiều các dự án về xây dựng các khu chợ, khu đô thị như: Chợ Phố Mới (Quế Võ), chợ Thứa (Lương Tài), Chợ Dốc Hanh (Thái Nguyên), chợ Cái Dăm (Quảng Ninh), chợ Hà Vị và chợ Song Mai (Thành phố Bắc Giang), khu dân cư đô thị Đông Hương,... tất cả các dự án đều có tổng mức đầu tư lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty cũng tham gia thiết kế, xây dựng các bến xe, công viên, khu dịch vụ tổng hợp... Chính vì điều này mà trong nhiều năm, công ty luôn đi đầu trong những doanh nghiệp xây dựng, được lựa chọn để khai thác và xây dựng các khu chợ, đô thị. Công ty hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực xây dựng, đạt nhiều thành tích cao, nhận được rất nhiều bằng khen, danh hiệu của Nhà Nước. - Sản phẩm, dịch vụ: Nhờ chiến lược kinh doanh hợp lý đồng thời quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm với hệ thống đầu tư thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại, bên cạnh là đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, có trình độ cao kết hợp với đội ngũ nhân công lành nghề, nhanh nhẹn, năng động sáng tạo, nên chất lượng sản phẩm và dịch của công ty ngày càng cao, thu hút được rất nhiều đối tác cũng như khách hàng lẻ. Chính điều này đã góp phần nâng cao uy tín của công ty, củng cố niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của công ty tạo ra. - Thiết bị máy móc: Với tiêu chí luôn đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình nên công ty đã tăng cường đầu tư rất nhiều vào máy móc, thiết bị xây dựng hiện đại hơn. Hiện nay công ty đang sở hữu những thiết bị máy móc công nghệ cao như: Thiết bị xử lý nền móng, máy khoan cọc nhồi, máy đào, máy đầm, máy xóc, máy ôn nhiệt bê tông nhựa, thiết bị xác định độ dẻo tiêu chuẩn thời gian đông kết xi măng, bộ côn xác định độ sụt bê tông,, không những thế công ty còn đầu tư nhiều vào các phương tiện vận tải: ô tô tự đổ, ô tô 4 chỗ, ô tô 7 chỗ, ô tô 15 chỗ, Công ty rất chú trọng đầu tư hết khả năng vào những công cụ hiện đại, giúp tăng hiệu quả và chất lượng lao động, đảm bảo chất lượng công trình tốt, hoàn thành đúng tiến độ và được các chủ đầu tư đánh giá cao. - Công tác nhân sự và môi trường làm việc: Công ty TNHH XD Hải Âu rất chú trọng việc nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, để đáp ứng nhu cầu và sự đòi hỏi chất lượng công việc ngày càng tăng cao của xã hội. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho các cán bộ điều hành. Có các chế độ khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, hăng say, chú trọng đảm bảo an toàn 56 vệ sinh lao động. Với phương châm phát triển công ty dựa trên yếu tố con người là quan trọng, vì thế công ty luôn quan tâm tới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Cán bộ công nhân viên thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bên cạnh đó cán bộ công nhân viên còn được tham gia các hoạt động từ quỹ phúc lợi của công ty như tham quan, nghỉ mát, du lịch..., được hưởng đầy đủ các chế độ trợ cấp xã hội theo luật lao động hiện hành. Với một lịch sử phát triển lâu năm, hình thành với số vốn ban đầu chỉ 450 triệu đồng, đến nay đã trở thành một doanh nghiệp mạnh với tổng số vốn điều lệ đăng ký kinh doanh hơn 100 tỷ đồng, công ty không ngừng hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước mà còn gương mẫu, trách nhiệm với cộng đồng, tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên và người lao động. 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, trong hơn 18 năm hoạt động, công ty đã từng bước đảm bảo hoạt động SXKD luôn có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận tạo ra vẫn ở mức thấp, trong công tác quản lý của công ty còn bộc lộ một số mặt hạn chế, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, những hạn chế thể hiện ở một số điểm như sau: - Công tác quản lý tài chính của công ty cũng còn nhiều hạn chế, tiền và các khoản tương đương tiền thấp hơn nhiều so với nợ phải trả, tình hình tài chính của công ty chưa được đảm bảo tốt. Công ty sẽ dễ gặp rủ ro khi không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán. - Mặc dù vốn của công ty khá nhiều, tuy nhiên không đủ để đáp ứng các dự án công trình với số vốn đầu tư rất lớn, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức cao, chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty thấp trong trường hợp có rủi ro tài chính. Điều này ảnh hưởng không tốt tới uy tín của công ty, gây nên tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư. - Công tác quản lý và sử dụng tài sản của công ty còn chưa hiệu quả, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận rất thấp, công ty cần có những biện pháp hợp lý để sử dụng tài sản một cách có hiệu quả hơn. Thang Long University Library 57 2.4.2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: - Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế cho vay khiến các công ty khó tiếp cận được vốn, đồng thời việc hạn chế cho vay tiêu dùng làm cho thị trường bất động sản đóng băng từ đó làm thu hẹp ngành xây dựng. - Các chính sách, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế, đều này đã ảnh hưởng làm chậm trễ trong việc triển khai các dự án của công ty. - Nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn chung, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đơn vị cùng ngành, gây sức ép mạnh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp. Nguyên nhân chủ quan: - Vốn chủ sở hữu của công ty tuy không ở mức thấp nhưng vẫn không đủ để đáp ứng được nhu cầu sản suất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Công ty phải đi vay ngắn hạn các ngân hàng và tổ chức tín dụng để phục vụ cho việc sản xuất, đầu tư và mở rộng, điều này làm phát sinh thêm các khoản chi phí lãi vay, tác động ít nhiều tới lợi nhận của công ty. - Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp còn ở mức cao hơn so với doanh thu và lợi nhuận. Do công tác quản lý, tổ chức hoạt động của công ty chưa được khoa học nên công ty mất thêm nhiều chi phí này, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận sau thuế của công ty. - Khi công trình được nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư thì đơn vị này lại chậm trễ trong việc thanh toán tiền cho công ty. Vốn lưu động của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay ngắn hạn, đến kỳ thanh toán nếu chủ đầu tư không thanh toán kịp thời thì công ty sẽ phải chi thêm một khoản tiền cho việc sử dụng vốn, điều này làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên vì vậy lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng tiêu cực. - Bên cạnh đó, do công ty thường nhận thầu thi công nhiều công trình cũng một lúc, mà điều kiện xây dựng mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau, lại rải rác nằm trên trên nhiều địa phương khác nhau, chưa kể quá trình thi công bị ảnh hưởng của thời tiết. Phần lớn công tác thi công, xây lắp phải làm ngoài trời, địa bàn và phạm vi hoạt động rộng lớn, phân tán, máy móc, thiết bị và công nhân thường xuyên di động. Do đó phát sinh thêm một số chi phí điều động máy móc thiết bị. Ngoài ra, trường hợp đi thuê máy, thuê nhân công, công ty còn phải thanh toán với bên cho thuê máy, với người lao động một khoản tiền nhất định, đây là những vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp xây lắp nào cũng gặp phải trong quá trình tiến hành thi công xây lắp. 58 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI ÂU 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty TNHH XD Hải Âu Hiện nay, nền kinh tế đang tiến tới xu hướng ngày càng phát trển trong tương lai, kéo theo đó ngành xây dựng cũng đang có bước tiến mới, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình ngày càng tăng lên, điều này vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối với công ty TNHH XD Hải Âu do nhu cầu xây dựng tăng cao sẽ kích thích nhiều doanh nghiệp xây dựng gia nhập ngành, tính cạnh tranh ngày càng lớn. Bên cạnh đó yêu cầu từ phía khách hàng ngày càng cao hơn về chất lượng công trình, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật ngày càng phức tạp hơn. Do đó đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên cần phải nỗ lực hết mình để giúp công ty vượt qua những khó khăn và ngày càng phát triển lớn mạnh. Dựa vào những đánh giá kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 cùng với những điều kiện thực tế vốn có của công ty, nhận thấy để tồn tại và phát triển thì công ty cần phải tìm ra hướng đi đúng đắn, sáng suốt và phù hợp với thị trường hiện tại, bằng những biện pháp cụ thể nhằm phải cải thiện được tình hình kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Việc trước tiên công ty cần làm đó là duy trì và bảo đảm những gì đã đạt được, sau đó là củng cố và phát huy thế mạnh, phát triển các điều kiện đã có, từ đó hình thành phương hướng hoạt động kinh doanh cho công ty trong tương lai. Để đạt được những thành công giúp công ty tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, trên cơ sở những kết quả công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động, cùng với phương hướng phát triển lâu dài trong tương lai, công ty đã đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Quyết tâm hoàn thành kế hoạch xây dựng các công trình trong từng thời kỳ kinh doanh, hạn chế tối đa các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong các công trình chưa hoàn thành đúng tiến độ thi công. Tập trung chỉ đạo thi công các công trình nhanh chóng, dứt điểm để có thể hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao công trình cho phía khách hàng đúng tiến độ đã đề ra. - Tổ chức tốt các công tác tìm kiếm, khai thác các nhà cung cấp mới, thay thế sử dụng các nguồn nguyên vật liệu mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. - Chất lượng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao và ngày càng hoàn thiện, thời gian bàn giao công trình sớm nhất có thể với giá cả hợp lý nhất. Thang Long University Library 59 - Mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, tăng cường khai thác và tìm kiếm cơ hội ở những khu vực mới có thị trường nhiều tiềm năng phát triển hơn. - Đóng góp ngày càng nhiều cho phúc lợi xã hội và ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, văn minh xã hội. - Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của doanh nghiệp. Họ cống hiến trí tuệ, sự hiểu biết, tạo ra uy tín, khả năng phát triển bền vững cho công ty. Do vậy phải luôn quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích nhân viên chăm chỉ sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo ra đội ngũ lao động trình độ cao, góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tạo ra nguồn tài chính hợp pháp, vững vàng để đảm bảo thực hiện tốt các hợp đồng công ty đã ký kết ở hiện tại và các hợp đồng trong tương lai. - Tập trung vào các công tác thanh quyết toán, thu hồi các khoản nợ phải thu, tăng vòng quay vốn để đảm bảo tái sản xuất và mở rộng quy mô công ty, hạn chế bớt các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng. - Trả bớt các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, tăng huy động nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo độc lập và an toàn về tài chính. 3.2 Một số giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty TNHH XD Hải Âu 3.2.1 Đổi mới công nghệ phải phù hợp với năng lực và trình độ thiết kê, thi công Đổi mới công nghệ là một yêu cầu hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế, kết hợp với việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm khai thác triệt để những điều kiện sẵn có phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, công ty trong và ngoài nước với các kỹ thuật công nghệ hiện đại mang tính đột phá đã làm cho nhu cầu đổi mới công nghệ và đầu tư chiều sâu trong lĩnh vực thiết kế, thi công và cả trong công tác quản lý. Việc áp dụng máy móc, thiết bị, công nghệ mới giúp năng suất lao động được tăng lên, đồng thời giúp nhà quản lý có thể cập nhật nhanh và chính xác thông tin ở trụ sở công ty và các điểm thi công, từ đó đưa ra quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. 3.2.2 Hạ giá thành sản phẩm xây dựng Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tìm biện pháp để làm sao hạ giá thành sản phẩm mà vẫn tăng lợi 60 nhuận cho công ty. Để hạ thấp giá thành sản phẩm, công ty nên sử dụng những biện pháp sau: Nâng cao năng suất lao động - Hiện đại hoá tài sản cố định: Để đạt năng suất lao động cao trong sản xuất kinh doanh thì yếu tố nhà xưởng, máy móc thiết bị đóng một vai trò rất quan trọng. Việc tăng cường đổi mới, hiện đại hoá tài sản cố định là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hoá mà cả thị trường vốn. Máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho công ty tăng khả năng sản xuất của mình từ đó thu hút vốn đầu tư, tái đầu tư và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cần phải xác định số tài sản cố định kém hiệu quả, đã cũ và lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán để nhanh chóng thu hồi vốn, tái đầu tư vào tài sản cố định mới, hiện đại hóa để tận dụng tối đa năng lực sản xuất tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh. - Tổ chức lao động và sử dụng con người hợp lý. Đây cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng để nâng câo năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quản lý chi phí có hiệu quả Đối với chi phí nguyên vật liệu, đặc điểm quan trọng nhất của sản phẩm ngành xây dựng là chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, do đó mà thành phần và kết cấu chi phí sản xuất của công ty không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xây dựng công trình. Do đó, cần phải xác định riêng đối với từng loại công trình, trên cơ sở đó lập kế hoạch về cung ứng vốn. Không nên xác định nhu cầu nguyên vật liệu một cách chung chung cho tất cả công trình vì như vậy có thể dẫn đến tình trạng thừa nguyên vật liệu ở công trình này nhưng lại thiếu nguyên vật liệu ở công trình kia. Bên cạnh đó, công ty nên tăng cường tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới vừa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và chi phí vận chuyển thấp, kết hợp với việc bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển sao cho nguyên vật liệu luôn đáp ứng đầy đủ cho sản xuất mà không tồn đọng làm phát sinh nhiều chi phí. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm thì phải chấp hành nghiêm chỉnh dự toán chi phí về quản lý hàng chính. Mặt khác, luôn cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu suất trong công tác quản lý, giảm bớt số lượng nhân viên quản lý. Ngoài ra việc phấn đấu tăng năng suất lao động cũng là biện pháp quan trọng để giảm chi phí quản lý. Thang Long University Library 61 Tổ chức quản lý tốt tài chính của công ty Vai trò của tài chính ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, tác động của nó đối với việc hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư sẽ giúp công ty tránh được những tổn thất cho sản xuất như máy móc ngừng hoạt động, ngừng thi công do thiếu vật tư, thiếu nguyên vật liệu. Đồng thời thông qua việc tổ chức sử dụng vốn, công ty kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, công cụ dụng cụ tồn kho, từ đó có phát hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát, hao hụt vật tư, sản phẩm. Dựa trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư có thể xem xét khả năng phát triển của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính. Nếu báo cáo tài chính được đánh giá tốt, các khoản mục, chỉ tiêu trung thực, hợp lý sẽ thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư góp vốn, góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh, phát triển công ty. 3.2.3 Quản lý các khoản phải thu khách hàng một cách hiệu quả Nợ phải thu từ phía khách hàng quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh. Nhằm hạn chế các khoản nợ phải thu, công ty cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau : - Cần xây dựng chính sách tín dụng cụ thể, xác định rõ điều kiện về vốn, tình hình kinh doanh, tình hình lợi nhuận, trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Tùy vào mối quan hệ với khách hàng mà đưa ra hình thức tín dụng phù hợp đồng thời thực hiện trích lập các khoản dự phòng tài chính. - Thực hiện tốt chính sách thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ đến hạn và quá hạn cần linh hoạt và mềm dẻo. Ngược lại đối với những khoản phải thu khó đòi cần có những biện pháp cứng rắn hơn. 3.2.4 Sử dụng đòn bẩy tài chính Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Nếu sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính, công ty có thể dùng các nguồn vốn với chi phí cố định, bằng cách đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Thông qua phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013, ta có thể thấy được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty còn thấp. Vì vậy công ty có thể mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính với cơ cấu vốn hợp lý nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. 62 Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn vay Công ty có thể tiến hành vay nợ khi thiếu vốn tài trợ cho các hoạt động SXKD của công ty để hưởng những lợi ích mà nợ vay mang lại. Nếu việc sử dụng nợ vay mang lại hiệu quả cao thì công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay. Tuy nhiên, công ty cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tăng nợ vay, tránh phụ thuộc vào nguồn vốn từ nợ vay, để đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo khả năng sinh lời trên tài sản mà công ty đầu tư vào là hiệu quả và cao nhất. Việc sửu dụng vốn vay có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận, bù đắp cho chi phí lãi vay, giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty, vì thế công ty nên nâng hiệu quả sử dụng vốn vay. Tìm kiếm và sử dụng nợ vay có chi phí thấp nhất Chi phí lãi vay luôn là sức ép đối với các công ty tài trợ vốn bằng phương án nợ vay. Vì vậy họ luôn muốn tiết kiệm chi phí lãi vay, giảm sức ép thanh toán nợ và lãi vay cho công ty. Công ty có thể tiến hành nhiều hình thức huy động khác nhau ở các nguồn khác nhau để vay nợ. Vì vậy công ty có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình nguồn nợ vay có chi phí phù hợp với công ty. Ngoài việc vay vốn của các tổ chức tín dụng thì công ty cũng có thể huy động vốn nhàn rỗi từ các cán bộ công nhân viên trong công ty. Đôi khi những nhân viên trong công ty có vốn đi gửi tiết kiệm, công ty có thể vay chính họ với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Điều này có lợi cho cả công ty và nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó việc thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu mức sản lượng hay doanh thu vượt qua điểm hòa vốn càng lớn thì thông qua đòn bẩy tài chính sẽ làm cho lợi nhuận của công ty cũng như lợi ích mà các cổ đông nhận được cang cao. 3.2.5 Xây dựng thương hiệu ngày càng uy tín và lớn mạnh Thương hiệu là một lời cam kết về chất lượng, dịch vụ, giá trị trong một thời gian dài, được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thỏa mãn của người tiêu dùng. Thông qua thương hiệu, người tiêu dung tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn công ty. Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của công ty đối với người tiêu dùng. Một thương hiệu thành công là một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến và chọn lựa hợp tác, điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho công ty, thương hiệu sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận trong hiện tại và có triển vọng tăng lợi nhuận tương lai. Để xây dựng được thương hiệu có uy tín thì ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì điều quan trọng nhất và cũng là điều quyết định thương hiệu của công ty chính là chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng các dự án, Thang Long University Library 63 công trình. Chính vì vậy nên việc công ty cần làm là thực hiện tốt các dự án hiện tại, tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư, như vậy công ty mới ngày càng tăng được uy tín trong lĩnh vực xây dựng và phát triển ngày càng lớn mạnh. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu chung của các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, lợi nhuận còn đòn bảy kinh tế kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, một mặt sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận và có những biện pháp tăng lợi nhuận. Tăng lợi nhuận không chỉ góp phần đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bảo toàn được tài sản và nguồn vốn, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Công ty TNHH XD Hải Âu trong quá trình hình thành và phát triển luôn cố gắng nỗ lực đem lại những sản phẩm công trình, dịch vụ tốt nhất. Trong tương lai với mục tiêu phát triển lâu dài và lớn mạnh, công ty sẽ còn phải cố gắng hơn nữa trong quá trình phát triển. Hiện tại công đã có uy tín tương đối vững vàng trên thị trường, đây chính là động lực giúp công ty ngày càng cố gắng và nỗ lực hơn trong tương lai. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH XD Hải Âu, em đã cố gắng đi vào tìm hiểu mọi mặt của hoạt động SXKD tại công ty, kết hợp với những kiến thức đã học tại trường Đại học Thăng Long, em xin phép được đề ra một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để bài viết của em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa. Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Th.s Vũ Lệ Hằng cùng ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH XD Hải Âu đã giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Đoàn Phương Anh Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2009) Quản trị tài chính doanh nghiệp 2. PGS.TS Lưu Thị Hương (2002) Giáo trình tài chính doanh nghiệp. 3. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm (chủ biên), 2008, giáo trinh Tài chính Doanh nghiệp, XB Học viện Tài Chính. 4. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, Tài chính doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí ngân hàng, số 314 (514), trang (kỳ 1, 10/2007) 5. PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 6. GS.TS Ngô Thê Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, 2008, giáo trình Phân tích Tài chinh Doanh nghiệp, NXB Học viện Tài Chính. 7. PGS.TS Nguyễn Văn Công, “ Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh”, NXB Thống Kê. 8. ThS. Ngô Kim Phượng (2013), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, TP. Hồ Chí Minh. 9. Luật doanh nghiệp năm 2005, NXB Chính trị quốc gia. 10. Các tài liệu do phòng Kế toán- Tài chính của doanh nghiệp cung cấp. 11.Báo cáo thường niên của công ty TNHH XD Hải Âu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoanvana16746_7602.pdf
Luận văn liên quan