Đề tài Thanh toán ngoại hối giữa các ngân hàng trong và ngoài nước

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán ngoại hối(thanh toán qua Ngân hàng), trong những năm qua ngành ngân hàng nói chung và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Do đó công tác thanh toán ngoại hối qua ngân hàng đã thực sự đi vào đời sống xã hội và đem lại những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên so với yêu cầc phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì dịch vụ thanh toán của các NHTM Việt Nam còn bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là hiện đại hoá công nghệ thanh toán và phổ cập thanh toán ngoại hối qua ngân hàng trong khu vực dân cư. Điều này đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng cũng như các nhà khoa học kinh tế phải tìm ra các giải pháp hữu hiệu để hoàn chỉnh dịch vụ này và tạo tiền đề để ngành ngân hàng mau chóng hội nhập chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế. 2. Giới hạn nghiên cứu 2.1. Đối tượng ngiên cứu Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Từ ngày 7/3/2011 đến ngày 14/5/2011. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về hoạt động thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Tạo tiền đề để nghành ngân hàng mau chóng hội nhập vào mạng lưới thanh toán quốc tế Hoàn thiện và khắc phục những tồn tại trong công tác thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 4. Tóm tắt nội dung,bố cục đề tài Qua đề tài này tôi muốn giúp các bạn có thể kiểu rõ hơn về ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng.Nội dung của đề tài nói về vấn đề thanh toán qua lại giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.(ngân hàng Agribank với các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước).sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng.Thực trạng của ngân hang Agribank trong năm 2008-2011. Nội dung chuyên đề gồm năm chương: Chương I: Đặt vấn đề Chương II: Những vấn đề cơ bản về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng trong và ngoài nước Chương III:Phương pháp nghiên cứu về hoạt động thanh toán ngoại hối giữa ngân hàng trong và ngoài nước Chương IV:Thực trạng của vấn đề thanh toán bù trừ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương V: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán bù trừ taị ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh toán ngoại hối giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế. 2. Giới hạn nghiên cứu 2.1. Đối tượng ngiên cứu Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Từ ngày 7/3/2011 đến ngày 14/5/2011. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về hoạt động thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Tạo tiền đề để nghành ngân hàng mau chóng hội nhập vào mạng lưới thanh toán quốc tế Hoàn thiện và khắc phục những tồn tại trong công tác thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 4. Tóm tắt nội dung,bố cục đề tài Qua đề tài này tôi muốn giúp các bạn có thể kiểu rõ hơn về ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng.Nội dung của đề tài nói về vấn đề thanh toán qua lại giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.(ngân hàng Agribank với các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước).sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng.Thực trạng của ngân hang Agribank trong năm 2008-2011. Nội dung chuyên đề gồm năm chương: Chương I: Đặt vấn đề Chương II: Những vấn đề cơ bản về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng trong và ngoài nước Chương III:Phương pháp nghiên cứu về hoạt động thanh toán ngoại hối giữa ngân hàng trong và ngoài nước Chương IV:Thực trạng của vấn đề thanh toán bù trừ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương V: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán bù trừ taị ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sơ xuất,thiếu sót.Vậy nên,tôi rất mong nhận được sự thông cảm va đóng góp ý kiến của các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN VÀ THANH TOÁN QUA LẠI GIỮA CÁC NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC I. Cơ sở lý luận về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 1. Một số vân đề chung về thanh toan không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị truờng. 1.1. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Thị trường tiền tệ ra đời trong nền kinh tế hàng hóa phát sinh va phát tieenrvif vậy dù ở giai đoạn nào thì thanh toán vẫn đóng vai troflaf một công cụ có tầm quan trọng đặc biệt.Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa thì thị trường tiền tệ không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng do đó đòi hỏi phải có một phương thức thanh toán phù hợp với nền kinh tế.Vì vậy ngành ngân hàng ngày càng phải đổi mới đẻ phù hợp với thực tế khách quan.Mọi hoạt đọng của ngân hàng luôn gắn liền với sự vận động và phát triển của nền kinh tế vói chức năng quan trọng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân.Ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện tốt công tác thanh toánđẻ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.2. Sự cần thiết của thanh toán qua lại giữa các ngân hàng Thanh toán nói chung thực chất là việc trả tiền hàng hóa dịch vụ giữa các cá nhân,tổ chức kinh tế,các thành phần kinh tế với nhau có thể trực tiếp bằng tiền mặt hoăc không bằng tiền mặt thông qua ngân hàng làm tiền gửi.Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng dựa trên cơ sowrkhachs hàng mở tài khoản không cùng tại một ngân hàng nhưng có nhu cầu thanh toán với nhauhoacwj thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ,hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được chia thành 2 cấp:Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại.Trong nền kinh tế thị trường các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau trong hoạt động kinh doanh,số lượng các tổ chức kinh tế,các thành phần kinh tế trên địa bàn mở rộng tài khoản không đồng ở tại một ngân hàng nào.Do đó việc thanh toán qua lại giữa các ngân hàng tất yếu ẽ xảy rakhi một khách hàng nào đó có nhu cầu thanh toán. Cũng có thể do đặc ddiemr và tính chất của ngân hàng là phải thực hiện nhiệm vụ tổ chức điều hòa và lưu thông tiền tệ dẫn đến cần phải điều chỉnh tiền mặt,quỹ điều hòa. Hay do nhiều khách hàng mở tài khoản tại nhiêu ngân hàng khác nhauvaf lúc này thì ngân hàng sẽ là tiền gửi cho khách hàng.Và cũng có thể có nhiều ngành thực hiện và phân phối có liên quan tới các ngân hàng. Như vậy thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng phát triển trên cơ sở là các tổ chức điều hòa nghiệp vụ tập trung và phanan phối của các Bộ,các ngành và đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau 1.3. Triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam : Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch nhằm đẩy mạnh thanh toán thẻ qua POS (điểm chấp nhận thẻ), tập trung phối hợp với các công ty chuyển mạch thẻ khẩn trương thực hiện cập nhật phần mềm cho các POS nhằm liên thông kết nối kỹ thuật các thiết bị đầu cuối, đảm bảo các POS của ngân hàng có thể chấp nhận được thẻ của các ngân hàng khác. Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bàn các biện pháp nhằm phát triển mạnh hệ thống POS. 2. Sự cần thiết khách quan của các quan hệ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự chuyển vốn giữa các ngành,các cấp,giữa các đơn vị chủ quản với các cơ sở luân chuyển vốn từ ngân sách Trung ương đến ngân sách địa phương.Tất cả những yêu cầu khách qua này đòi hoircasc ngân hàng phỉ làm đúng vai trò,nhiệm vụ của mình. Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là một khâu ,một mắt xích quan trọng trong chu trình thanh toán không dùng tiền mặt,nếu các mối quan hệ đó được thực hiện tốt làm cho các khoản thanh toán của khách hàng dược nhanh chóng,chính xác và an toàn gốp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó làm giảm tốc độ lạm phát,giảm chi phí in ấn,bảo quản,vận chuyển…Thanh toán nhanh gọn rất có ý nghĩa với khách hàng vì chu kỳ sản xuất sẽ ngắn đi vốn quay vòng lại nhanh hơn do vậy hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đối với nền kinh tế làm tốt công tác thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là góp phần giúp các tổ chức kinh tế,các thành phần kinh tế có điều kiện mở rộng sản xuất,lưu thông hàng hóa đẩy nhanh vật tư,chu chuyển vốn tao điều kiện giảm chi phí đầu vào,hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì công tác thanh toán qua lại giữa các ngân hangfcos ý nghĩa qua trọng nên để làm tốt công tác này thì đòi hỏi ngân hàng phải cải tiến thể lệ,chế độ thanh toán kinh doanh thương mại cho phù hợp với yêu cầu của việc tro đổi thanh toán hàng hóa dịch vụ của toàn xã hội,tăng cường trang thiết bị kỹ thuaantj phục vụ thanh toán nhanh chóng,chính xác,cẩn phải cải tiến việc điều hành và quản lý vốn trong ngân hàng thì sẽ làm cho hoạt đọng ngân hàng phát triển phong phú cả về trình độ và cơ sở vật chất kỹ thuật II. Các phương thức thanh toán qua lại giữa các ngân hàng quy định chung về thanh toán bù trừ điều kiện để tham gia thanh toán bù trừ. 1. Khái niệm thanh toán qua ngân hàng Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trong đó ngân hàng sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gời theo yêu cầu của người trả tiền để chuyển vào tài khoản cho người thụ hưởng 2. Điều kiện ,nguyên tắc thực hiện công tác thanh toán qua ngân hàng Nguyên tắc thanh toán qua Ngân hàng Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại NH TK phải có số dư để đảm bảo thanh toán Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại NH (Giấy tờ thanh toán, phương thức nộp,lĩnh tiền, dấu, chữ ký...) Chủ TK phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại NH NH phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của KH 3. Các thể thúc thực hiện thanh toán qua ngân hàng Hiện nay Việt Nam đang dùng những hình thức thanh toán sau: Thanh toán bằng ủy nhiệm thu Thanh toán bằng ủy nhiệm chi Thanh toán bằng séc Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thanh toán bằng thư tín dụng Thanh toán điện tử liên ngân hàng 4. Tiện ích của dịch vụ thanh toán qua ngân hàn 4.1. Đối với khách hàng Thanh toán nhanh hơn tiền mặt, giảm được rất nhiều chi phí liên quan đến quá trình vận chuyển , kiểm điểm tiền mặt mà họ phải chịu . Không bận tâm đến những rủi ro bất ngờ trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn Được hưởng lãi suất, được cung cấp dịch vụ Ngân Hàng với nhiều ưu đãi. 4.2. Đối với ngân hàng Huy động vốn từ dân chúng Ngân Hàng trả lãi suất thấp hoặc không lãi suất cho người gởi 4.3. Đối với nền kinh tế Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông Giảm chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm điểm Tăng cường hiệu lực quản lý của Ngân Hàng Chống thất thu thuế có hiệu quả III.Các phuơng pháp thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 1.1. Thanh toán bằng séc 1.1.1.Khái niệm Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. 1.1.2. Một só quy định khi sử dụng séc Séc trắng: được ban hành theo mẫu thống nhất của ngân hàng nhà nước. Séc trắng chỉ được bán cho khách hàng có mở tài khoản thanh toán séc Người ký phát hành séc:là chủ tài khoản hoặc là người được chủ tài khoản ủy quyền, chỉ được quyền ký phát séc trong phạm vi số dư tài khoản hoặc trong phạm vi ủy nhiệm ( đối với trường hợp ủy quyền ) Người thụ hưởng: là người có quyền hưởng số tiền ghi trên tờ séc. Người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc hoặc là người cầm tờ séc. Người thụ hưởng khi nhận được tờ séc từ tay người ký phát trong thời hạn quy định chuyển tờ séc tới đơn vị thanh toán yêu cầu chi trả. Để được thanh toán một tờ séc khi chuyển tới phải hội đủ những điều kiện sau: Hợp lệ: tức là có đầy đủ nội dung và hình thức theo quy định Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán Không có lệnh đình chỉ thanh toán Chữ ký và con dấu ( nếu có ) của người phát hành séc khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại đơn vị thanh toán Số dư tài khoản của chủ tài khoản đủ để thanh toán mệnh giá tờ séc Không ký phát vượt mức được ủy quyền Các chữ ký chuyển nhượng đối với séc ký danh phải lien tục Người chuyển nhương: là cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của pháp nhân đứng tên chuyển nhương quyền thụ hưởng séc cho người khác Đơn vị thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gời thanh toán của chủ tài khoản Đơn vị thụ hưởng:là đơn vị được phép nhận tờ séc với tư cách cho người thụ hưởng séc để thu hộ tiền Thời gian hiệu lực: là khoảng thời gian tính từ thời điểm tờ séc được ký phát. Trong thời gian đó, tờ séc nếu được nộp vào đơn vị thanh toán sẽ được thanh toán ngay Bảo chi séc: là việc đơn vị thanh toán xác nhận tờ séc có đủ tiền thanh toán Các chủ thể tham gia thanh toán bằng séc nếu vi phạm kỷ luật thanh toán thì tùy vào trường hợp cụ thể mà có những biện pháp trừng phạt cụ thể. Ví dụ: Nếu chủ tài khoản ký phát vượt quá số dư thì có thể bị xử lý từ mức phạt tiền, đình chỉ thanh toán tạm thời đến đình chỉ thanh toán vĩnh viễn,… 1.1.3.Phân loại séc 1.1.3.1.Căn cứ vào tính chuyển nhượng séc Séc ký danh: là loại séc ghi rõ người thụ hưởng. Với loại séc này người thụ hưởng Séc có quyền chuyển nhượng Séc vô danh: là loại séc không ghi rõ cụ thể người thụ hưởng. Với loại séc này người cầm tờ séc sẽ là người có quyền thụ hưởng số tiền ghi trên tờ séc. 1.1.3.2.Căn cứ vào tính chất sử dụng Séc chuyển khoản: dùng để thanh toán theo lối chuyển khoản tức là ghi nợ và ghi có vào các tài khoản có liên quan. Séc chuyển khoản có hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc có từ “chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc. Séc tiền mặt: là loại séc dùng để rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán. 1.1.4.Quy trình thanh toán bàng séc 1.1.4.1.Séc được thanh toán cùng ngân hàng Người phát hành Séc Người thụ hưởng (người mua) (người bán) Đơn vị thu hộ đồng thời là đơn vị thanh toán Chú thích: Người mua chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị nơi mình mở tài khoản (2a) Người bán giao hàng cho người mua (2b) Người mua phát hành séc giao trực tiếp cho người bán (3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc chuyển nhượng séc theo đúng quy định (4a) Đơn vị thanh toán ghi nợ tài khoản của người phát hành rồi gửi giấy báo nợ (4b) Đơn vị thanh toán có ghi tài khoản người thụ hưởng rồi gửi giấy báo có hoặc cho người thụ hưởng rút tiền mặt Người phát hành Séc Người thụ hưởng (người mua) (người bán) Đơn vị thu hộ đồng thời là đơn vị thanh toán Chú thích: Người mua chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị nơi mình mở tài khoản (2a) Người bán giao hàng cho người mua (2b) Người mua phát hành séc giao trực tiếp cho người bán (3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc chuyển nhượng séc theo đúng quy định (4a) Đơn vị thanh toán ghi nợ tài khoản của người phát hành rồi gửi giấy báo nợ (4b) Đơn vị thanh toán có ghi tài khoản người thụ hưởng rồi gửi giấy báo có hoặc cho người thụ hưởng rút tiền mặt 1.2. Thanh tóan bằng ủy nhiệm chi 1.2.1. Khái niệm Ủy nhiệm chi là lệnh do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích 1 số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng nào đó hoặc chuyển vào tài khoản khác của chính mình 1.2.2.Trường hợp chi trả và thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng C Chú thích: Bên báo giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua Bên mua lập ủy nhiệm chi theo mẫu thống nhất yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền trên tài khoản thanh toán cho bên bán Ngân hàng bên mua sau khi nhận được ủy nhiệm chi sẽ tiến hành chuyển tiền thanh toán cho bên bán ngay trong ngày Khi nhận được tiền hay giấy báo từ phía bên mua ngân hàng bên bán ghi CÓ lên tài khoản tiền gởi đồng thời báo CÓ cho người thụ hưởng 1.2.3. Trường hợp chi trả và thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau (1)Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua. (2) Đơn vị mua lập 2 liên uỷ nhiệm chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo yêu cầu trích tài khoản chuyển tiền cho đơn vị bán. (3a) Ngân hàng bên mua gửi một liên giấy báo “Nợ” cho đơn vị mua sau khi hạch toán ghi “Nợ” cho đơn vị mua. (3b) Ngân hàng bên mua lập thủ tục thanh toán qua NHNN hoặc thanh toán bù trừ, hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới ngân hàng bên bán. (3)Ngân hàng bên bán ghi “Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng và báo “Có” cho người thụ hưởng 1.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 1.3.1. Khái niệm Thanh toán bằng ủy nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ giữa người mua và người bán trên cơ sở hợp đồng kinh tế hay đơn đặ hàng sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua thì người bán sẽ lập 4 liên ủy nhiệm thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình để ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ số tiền hàng hóa dịch vụ đó theo chứng từ,hàng hóa hợp lệ,hợp pháp.Sau khi nhận được 4 liên ủy nhiệm thu ngân hàng bên mua sẽ trích tài khoản của đơn vị mua hàng trả cho bên bán hoàn tất việc thanh toán 1.3.2.Đặc điểm của hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu Bên mua và bên bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng về việc áp dụng thể thức ủy nhiệm thu để Ngân Hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán 1.3.3.Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu 1.3.3.1.Trường hợp chi trả và thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng Hợp đồng kinh tế Bên mua Bên bán Ngân hàng Chú thích: Căn cứ HĐKT đã ký bên bán tiến hành gởi hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua Ngay sau đó , bên bán lập giấy UNC ( 4 liên UNT theo mẫu quy định ) kèm theo hóa đơn có liên quan gởi đến Ngân Hàng đề nhờ thu hồi tiền . Sau đó Ngân Hàng đóng dấu “ đã thanh toán” lên cán chứng từ hóa đơn rồi gửi cho bên mua kèm theo giấy báo nợ, bên mua căn cứ bộ chứng từ này để nhận hàng về tới bến. 1.3.3.2. Trường hợp chi trả và thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau Hợp đồng kinh tế Bên mua Bên bán Ngân hàng bên mua Ngân Hàng bên bán Chú thích: Căn cứ HĐKT đã ký bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho bên bán Bên bán lập UNT ( 4 liên theo mẫu quy định) kèm theo hóa đơn có liên quan gửi đến Ngân Hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến Ngân Hàng phục vụ người mua nhờ thu tiền nợ. Nếu bên bán muốn nhận được tiền nhanh thì cần ghi rõ vào UNT “ Chuyển tiền bằng điện” Phải chịu phí tổn Ngân Hàng bên bán kiểm tra bộ giấy tờ UNT nếu điều hợp lệ và khớp đúng thì ghi nhận ngày tháng nhận chứng từ vào chỗ quy định của UNT ghi ngày tháng kiểm soát và gửi UNT cho Ngân Hàng bên mua, kế toán trưởng của Ngân Hàng ký tên đóng dấu vào UNT (liên 1, 2, 3 ) và các chứng từ đính kèm cho Ngân Hàng phục vụ người mua 1.4.Thanh toán bằng thư tín dụng 1.4.1.Khái niệm Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người mua hàng (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người bán một số tiền trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện quy định trong bức thư đó . 1.4.2. Quy trình thanh toán Sơ đồ thanh toán thư tín dụng (1) Đơn vị mua xin mở thư tín dụng (2) Ngân hàng bên mua mở thư tín dụng gửi sang bên bán (3) Ngân hàng bên bán báo cho đơn vị bên bán (4) Đợn vị bán giao hàng (5) Đơn vị bán nộp bảng kê hoá đơn và các hoá đơn (6) Ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản đơn vị bán (7) Ngân hàng bên bán thanh toán (ghi Nợ) Ngân hàng bên mua. (8) Ngân hàng bên mua hoàn tất toán thư tín dụng với đơn vị mua 1.5. Chuyển tiền bằng séc chuyển tiền Séc chuyển tiền là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khác hàng,người đứng tên trên tờ séc trực tiếp cầm và chuyển séc. Séc chuyển tiền dduocj dùng tron g quan hệ chuyển tiền đi địa phương khác cho các bộ phận phụ thuộc…cho cá nhân và được áp dụng trong thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống.Muốn có séc chuyển tiền thì khách hàng phải viết giấy ủy nhiệm chi hoặc viết giấy nộp tiền vào ngân hàng đẻ lưu ký vào tài khoản gửi đảm bảo thanh toán séc chuyển tiền Ngân hàng co thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng với các hình thức thanh toán trên khi khách hàng co tài khoản ở các ngân hàng khác nhau có quan hệ thanh toán về vốn cũng như việc điều chuyển vốn từ tài khoản tiền gửi ở ngân hàng kia trong phạm vi thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nói chung và quan hệ thanh toán bù trừ nói riêng. 2.1. Những quy định chung vê thanh toán bù trừ . Khái niệm,ý nghĩa và những quy định chung về thanh toán bù trừ 2.1.1. Khái niệm Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng.Qua nghiệp vụ này ,các ngân hàng thực hiện thu hộ ,chi hộ ngân hàng bạn và sẽ thanh toán ngay số tiên chênh lệch (thu hộ-chi hộ)trong phiên thanh toán với ngân hàng chủ trì. 2.1.2. Ý nghĩa Thanh toán bù trừ có vai trò hết sức quan trọng,giúp việc thanh toán vốn giữa các ngân hàng được nhanh chóng ,sòng phẳng đặc biệt là thanh toán khác hệ thống. Do việc thanh toán giải quyết ngay trong ngày nên thanh toán bù trừ tạo điều kiện để đẩy nhanh được tốc độ thanh toán cho khách hàng và ngân hàng. Do việc thanh toán chỉ thực hiện trên số chênh lechjecuar mỗi đợt bù trừ nên góp phần tiết kiệm được vốn trong thanh toán 2.2. Những quy định chung trong thanh toán bù trừ 2.2.1. Đối với ngân hàng thành viên Phải làm văn bản đề nghị được tham gia thanh toán bù trừ. Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì và phải đảm bảo có đủ vốn để thanh toán sòng phẳng,kịp thời Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và quy tắc tổ chức và thanh toán của nhóm thanh toán bù trừ.Lập các chứng từ ,các bản kê để giao nhận với các ngân hàng hoặc lệnh thanh toán đúng theo quy định đảm bảo số liệ chính xác và an toàn. Về thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ:Ngân hàng chủ trì sẽ trích TKTG của ngân hàng thành viên để thanh toán ,nếu không đủ thì phải nộp tiền mặt hoặc vay ngân hàng chủ trì.Trường hợp sử dụng hết hạn mức cho vay thì ngân hàng chủ trì sẽ áp dụng kỷ luật thanh toán va từ chối thanh toán các lệch vượt quá hạn mức. 2.2.2. Đối với ngân hàng chủ trì Phải tổ chức tốt nơi giao dịch thanh toán bù trừ về địa điểm,phương tiện vật chất kỹ thuật Phải có các văn bản ,quy chế để hướng dẫn cho các ngân hàng thành viên thực hiện đúng. Phải tính toán chính xác kết quả thanh toán bù truwfvaf thực hiện thu của các ngân hàng thành viên phải trả va trả cho cá ngân hàng thành viên phải thu một cách nhanh chóng,đầy đủ và công bằng.Nếu là bù trừ điện tử phải kiểm soát và truyền lệnh thanh toán cho gân hàng thành viên kịp thời. Phải tiến hành xử lý tốt các hành vi vi phạm về nội quy,quy chế trong thanh toán bù trừ và phải tổng hợp báo cáo về số liệu thanh toán bù trừ trong ngày 2.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng 2.3.1.Tài khoản sử dụng của ngân hàng chủ trì(5011) Tài khoản này đượcmở tại ngân hàng là đơn vị chủ trì trong thanh toán bù trừ để hạch toán kết quả trong thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì đối với ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ. 5011 Số tiền chênh lệch trả cho Số tiền chênh lệch thu của các ngân hàng thành viên phải thu các ngân hàng thành viên phải trả => Tài khoản này sau khi thanh toán bù trừ song phải hết số dư 2.3.2. Tài khoản thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên(5012) Tài khoản này được mở tại các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ để hạch toán qoàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác. Bên nợ:Các khoản phải thu ngân hàng khác. Thanh toán số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ Bên có:Các khoản phải trả ngân hàng khác. Thanh toán số chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ Dư nợ:Số chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán Dư có:Số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán 2.4. Các chứng từ dùng trong thanh toán bù trừ Các chứn từ dùng trong thánh toán bù trừ thủ công bao gồm các chứng từ thanh toán gốc và các bảng kê mẫu 12,14,15,16 được giao nhận trực tiếp tại phiên thanh toán bù trừ. Trong thanh toán bù trừ điện tử sử dụng các lệnh thanh toán điện tử và bảng kết quả thanh toán điện tử theo mẫu quy định. 3. Quy trình kế toán thanh toán bù trừ Bảng kê 12 + Chứng từ thanh toán gốc/ Các lệnh thanh toán gửi đi (NHTVFSN.vụ) NHTV A (NHTVKTN.vụ) NH chủ trì (NH Nhà nước) NHTVKTN.vụ NHTV B (NHTVFSN.vụ) Bảng 14 Bảng 15 B'kê các lệnh TT đi Bảng KQTTBT Đi Đến Đến Đi Bảng 15 Bảng 14 Bảng KQTTBT B'kê các lệnh TT đi Bảng kê 12 + Chứng từ thanh toán gốc/ Các lệnh thanh toán gửi đi 3.1. Kế toán tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ Đối với bảng kê 12 và các chứng từ vế có hoặc lệnh chuyển có: Nợ TK KH thích hợp Có TK TTBT NHTV-5012 Đối với bảng kê 12 và các chứng từ vế nợ hoặc lệnh chuyển nợ: Nợ TK TTBT NHTV-5012 Có TK KH thích hợp 3.2. Kế toán thanh toán bù trừ tại ngân hàng chủ trì Nhận các "bảng TTBT" mẫu 14 hoặc bảng kê các lệnh thanh toán giữa các NHTV,kế toán tại ngân hàng chủ trì thực hiện kiểm soát tính chất hợp pháp,hợp lệ của chứng từ. Tổng hợp số lại để lập 2 liên"bảng kết quả thanh toán bù trừ"mẫu 15 để xác định số chênh lệch phải thu,phải trả cho NHTV: Tổng số phải thu của các NHTV=Tổng số phải trả cho các NHTV Tổng chênh lệch phải trả của các NHTV=Tổng chênh lệch phải thu từ các NHTV 3.3. Kế toán TTBT tại NHTV kết thúc nghiệp vụ Nhận được" bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ "số 12 cùng các chứng từ thanh toán gốc của ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ phải kiểm soát 4. Điều kiện để có thể tham gia thanh toán bù trừ Ngoài những quy định có tính chất điều kiện như: Phải có một ngân hàng đứng ra là ngân hàng chủ trì thanh toán,các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại ngân hàng chủ trì.Điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để có thể tham gia thanh toán bù rừ là trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì của các ngân hàng thành viên nhất định phải đủ số dư để thanh toán. 5. Thanh toán điện tử liên ngân hàng 5.1. Khái quát về hệ thông thanh toán điện tử kien ngân hàng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện tập trung vào một đầu mối là TTTT quốc gia đặt tại ngân hàng nhà nước trung ương (sở giao dịch ngân hàng nhà nước)theo quyết định 309 ngày 19/04/2002 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Là hệ thống thanh toán tổng thể bao gồm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng,hệ thống sử lý TKTG thanh toán tại ngân hàng nhà nước và cổng giao diện với hệ thống CTĐT của ngân hàng nhà nước. hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được chia thành 2 tiểu hệ thống là:Tiểu hệ thống TT giá trị cao và tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp. 5.2. Tài khoản sử dụng Tại TTTT quốc gia sử dụng các TK: TK 453-tiền gửi của các ngân hàng thành viên(mở chi tiết cho từng NHTM và TCTD). TK 5010-thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì. Tại hội sở chính các NHTM sử dụng các TK: TK 1113-tiền gửi tại NHNN TK 5012-tiền gửi của NHTV TK 5020-thu hộ,chi hộ(mở chi tiết theo từng đơn vị NHTV trực thuộc) Tại các đơn vị thành viên sử dụng các TK TK 5012 TTBT của NHTV TK 5020-thu hộ ,chi hộ 5.3. Chứng từ sử dụng Gồm các chứng từ chuyển tiền điện tử theo mẫu quy định như lệnh chuyển tiền có,lệnh chuyển tiền nợ,lệnh hủy lệnh thanh toán,yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán,tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên,tổng hợp giao dịch thành viên. 5.4. Quy trình kế toán các nghiệp vụ thanh toán 5.4.1. Quy trình kế toán tiểu hệ thống giá trị cao và khẩn NHCT TTTTQG NHNT TK 5020/A TK 1113 TK TG của NH TKTG của NHCT TK5020/B TK 1113 CNNHCTA CNNHNNA CNNHNNB CNNHNTB TKKH TK469 TK5020 TKKH TKKH TK5020 TKKH 5.4.2.Quy trình kế toán tiểu hệ thống giá trị thấp và bù trừ trên địa bàn NHTC TTTTQG NHNT TK5020/A TK5012 TK1113 TKTG/NHNT TK5011 TKTG/NHCT TK5020/B TK5012 TK113 CNNHCTA CNNHNN CNNHNTB TKKH TK469 TK5012 TKKH TKKH TK5012 TKKH TK5020 TK5020 6. Vi phạm thanh toán bù trừ có thể bị đình chỉ hoạt động lưu ký Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) vừa có văn bản cảnh cáo một số CTCK vi phạm quy định về bù trừ thanh toán chứng khoán: Các vi phạm quy định về bù trừ và thanh toán chứng khoán thời gian vừa qua phổ biến là việc thiếu tiền để thanh toán. Nguyên nhân phổ biến của các vi phạm này là do các CTCK không kiểm soát chặt chẽ quy trình nội bộ và quản lý rủi ro, dẫn đến đến thời điểm thanh toán không chuyển đủ tiền thanh toán vào tài khoản. 7. Xu thế thời đại ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là mạng Internet và mạng di động. Xu hướng toàn cầu hóa thúc đẩy các giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Tự do hóa tài chính đẩy mạnh nhu cầu thanh toán trong thị trường tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông,đặc biệt là mạng internet và mạng di động Xu huớng toàn cầu hoá thúc đẩy các hoạt động thanh toán xuyên biên giới Tự do hoá tai chính đẩy mạnh nhu cầu thanh toán trong thi truờng tài chính 8. Thực trạng về hoạt đông thanh toán tại Việt Nam 8.1. Những nhân tố thuận lợi để phát triển Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5%/năm trong nhiều năm. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng và thị trường vốn. Lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển nhanh. Dân số đông, trình độ dân trí cao, cơ cấu dân số trẻ. 8.2. Những thành quả đạt đuợc Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm, từ 20% (2004) xuống còn 18% (2006). Chuyển dần từ thanh toán thủ công sang phương thức xử lý thanh toán bán tự động, thanh toán điện tử. Số lượng tài khoản cá nhân tăng đột biến từ 2 triệu lên 6 triệu trong vòng 3 năm qua. Chính phủ và các tổ chức kinh tế, xã hội, công chúng đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. 8.3. Một số mặt hạn chế Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng Hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa được mở rộng để đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa đáp ứng đòi hỏi về tác phong phục vụ và đạo đức nghề nghiệp. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN NGOẠI HỐI GIỮA CÁC NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1. Phương pháp trực quan Là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ để thu thập thông tin về đối tượng .Đây là một hình thức quan trọng của nhận thức kinh nghiệm thông tin , nhờ quan sát mà ta có thông tin về đối tượng , trên cơ sở đố mà các bước tim tòi và khám phá tiếp theo. 2. Phương pháp lý luận Là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập để tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu 3. Phương pháp thống kê Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diên rộng nhằm phát hiện ra quy luật phân bố, trình độ phát triển ,những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của đối tượng cần nghiên cứu. CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ THANH TOÁN BÙ TRỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN I. Một số kết quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1. Công tác nguồn vốn Năm 2009 là năm thứ 3 của kế hoạch 5 năm (2007-2011)kế hoạch đổi mới.Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhu cầu đòi hỏi đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.Ngân hàng Agribank đã có những cố gắng không ngừng trong công tác tạo nguồn vốn cùng với hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm thường xuyên.Ngân hàng Agribank đã huy động kỳ phiếu từ 01/07/2009 đếm 31/12/2009.Số tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt được 242.667 triệu đồng tăng 2,65%so với cùng kỳ năm 2000. Cùng với công tác huy động vốn ngân hàng Agribank đã tích cực đảy mạnh thu nợ ngắn hạn,trung và dài hạn để lấy lại nguồn vốn cho vay đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn. Nhìn chung thì 6 tháng cuối năm 2009 ngân hàng Agribank đã thực hiện tốt nguồn huy động vốn tại chỗ,điều chỉnh kịp thời lãi xuất,cân đối nguồn phục vụ nhu cầu về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của khác hàng.Nguồn vốn trong thanh toán được khai thác triệt để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước. 2. Công tác sử dụng vốn 2009 2010 chênh lệch St % ST % tuyệt đối tương đối Tổng nguồn vốn huy động 708.848 22,2 944.465 23 236.117 33 Tiền gửi tổ chúc kinh tế 88.543 2,77 171.720 4,1 83.177 94 Huy động dân cư 619.804 19,4 772.744 18,8 152.940 24,6 Tiền gửi tiết kiệm 578.483 18,1 730.243 17,7 151.760 26,2 Tiền gửi không kỳ hạn 14.462 0,45 73.624 1,77 58.562 40,4 Tiền gửi có kỳ hạn 564.020 17,6 657,291 16,0 93.199 16,5 VND 491.710 15,4 584.195 14,2 92.485 18,8 USD 86.773 2,71 146.048 3,55 59.275 68,3 Kỳ phiếu 41.320 1,29 42.501 1,03 1181 2,81 Tổng Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động đến tháng cuối năm 2010 la 944.465 triệu đồng so với 708.848 triệu đồng của 6 tháng cuối năm 2009 là tăng 33% trong đó tiền của tổ chức kinh tế là 171.720 triệu đồng tăng 94% so với 6 tháng cuối năm 2000 chiếm 4,1% tổng nguồn vốn Nhưng huy động vốn dân cư lại đạt được mức cao hơn so với tốc độ tăng 24.6%.Từ 619.804 triệu 6 tháng cuối năm 2009 lên 772.744 triệu 6 tháng cuối năm 2010 và tỷ trọng bình quân 18.8% so với tổng nguồn vốn huy động Bên cạnh đó việc huy động bằng hình thức phát hành kỳ phiếu tăng 1.181triệu so với 6 tháng cuối năm 2009.Để có kết quả trên là do ngân hàng đã ứng vốn để giảm thời gian chờ đợi của khách. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng công thương Việt Nam về công tác tín dụng cho vay ngắn hạn đã phấn đấu để đạt đúng theo phương trâm"Vững chắc trong tăng cường ,hiệu quả trong kinh doanh"trên cơ sở định hướng đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng Agribank. 3. Công tác kế toán ,thanh toán,thông tin kinh tế: Trong 6 tháng cuối năm 2009 chi nhánh Agribank đã giải quyết và th được một số kết quả Thu chi tài chính được phản ánh đầy đủ,đúng chế độ đảm bảo an toàn kịp thời,chính xác trong hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp,đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ cho công tác chỉ đạo điều hành,công tác nghiên cứu của các cấp,các ngành có liên quan.Đảm bảo vốn thanh toán phục vujtoots khách hàng chưa một lần nào để xảy ra thanh toán chậm,đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quỹ. Không để xảy ra hiện tượng tiêu cực,lãng phí,tham ô trong hoạt động tài chính kế toán và huy động vốn,thực hiện tốt chính sách chi tiêu tài chính.Công tác kiểm tra kiểm soát được coi trongjmootj cách thương xuyên liên tục và kịp thời,phát hiện những thiếu sót trong công tác hạch toán. II. Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Agribank: Chi nhánh ngân hàng Agribank có tham gia thanh toán bù trừ với các ngân hàng thành viên khác ở trong và ngoài nước.Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ dưới sự tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ của ngân hàng nhà nước chủ trì.Tất cả các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải mở một tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng chủ trì. Sau hki đã tổng hơp được tình hình thu hộ ,chi hộ giữa các ngân hàng thành viên ở mỗi phiên thanh toán Ngân hàng chủ trì chủ động trích thanh toán tiền gửi này để thanh toán cho các ngân hàng thành viên số thu hộ và chi hộ. Số hiệu tiền gửi tại ngân hàng nhà nuocs là 2013 Kết cấu tài khoản 2013 Nợ:thể hiện số tiền ngân hàng thành viên gửi vào Có:thể hiện số tiền ngân hàng thành viên rút ra Số dư nợ:số tiền gửi hiện có của ngân hàng thành viên tại Ngân hàng Nhà nước đồng thời ngân hàng thành viên cũng mở một tài khoản chi tiết 2612 để phản ánh toàn bộ các tài khoản thanh toán bù trừ với các Ngân hàng thành viên khác Kết cấu TK 2612 Nợ:các khoản ngân hàng thành viên phải thu số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ Có:phản ánh các khoản ngân hàng thành viên phải trả số chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ Dư nợ:Số tiền còn phải thu trong thanh toán bù trừ Dư có:Số tiền còn phải trả trong thanh toán bù trừ Sau khi quyết toán cuối ngày sẽ hết số dư 1. Kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ Khi ngân hàng Agribank nhận được chứng từ này thanh toán theo liên hàng hay theo đường bù trừ.Nếu là chứng từ thanh toán bù trừ thì kế toán phải kiểm tra tính hợp pháp,hợp lệ của chứng từ và sắp xếp chứng từ (chứng từ vế nợ riêng,vế có riêng)rồi lập bảng kê mẫu cho 12 Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ này. Đối với bảng kê chứng từ ngân hang hạch toán. Nợ:TK khách hàng thíc hợp:số tiền(căn cứ chứng từ gốc_ Có:TK thanh toán bù trừ ngân hàng Ngân hàng Agribank phải kiểm soát tính hợp pháp,hợp lệ rồi mới thanh toán Nếu là chứng từ vế có thi hạch toán: Nợ:TK 2612 (căn cứ vào bảng kê mẫu 12) Có:TK khách hàng thích hợp( chứng từ gốc) Khi nhận được 1 biên bản ở bản kê mẫu 15 do ngân hàng chủ trì giao nhận thì Ngân hàng phải xác định lại số chênh lệch thanh toán của đơn vị mình sau phiên bù trừ Nếu là số chênh lệch phải thu thì hạch toán: Nợ:TK tiền gửi tại ngân hàng chủ trì 2013 Có :TK 2612 Số tiền là số chênh lệch phải th Còn nếu là số chênh lệch thì phải hạch toán: Nợ:TK 2612 Có:TK tiền gửi tại ngân hàng chủ trì 2013 Số tiền phải trả 2. Doanh số thanh toán chung của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng cuối năm 2010 Đơn vị:triệu đồng 6 tháng cuối năm 2009 6 tháng cuối năm 2010 Doanh số % Doanh số % 1.Thanh toán bằng tiền mặt 44.512 23,2 277.546 10,4 a.Tiền mặt 32.863 73,2 212.692 76,63 b.Ngân phiếu 11.649 26,2 64.856 23,37 2.Thanh toán không dùng tiền mặt 147.080 7,1 2.390.431 89,6 a.Séc chuyển khoản 10.438 18,3 32.555 1,4 b.Séc bảo chi 26.961 1,2 18.430 0,8 c.Ủy nhiệm thu 1.649 73,4 129.796 5,4 d.Ủy nhiệm chi 108.032 923.713 38,6 e.Chứng từ khác 1.285.837 53,8 Tổng cộng 191.592 2.667.971 Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số thanh toán 6 tháng cuối năm 2009 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2008 là 2.476.385 triệu.Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 2.390.431 triệu chiếm 89,6% tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2008 Cũng theo số liệu trên ta thấy hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi chiếm một tỷ trọng lớn.Năm 2008 chiếm 73.4% đến năm 2009 chiếm 38,6% tỷ lệ này có giảm nhưng số tuyệt đối lại tăng 815.681 triệu.Nhìn chung đây là hình thức thanh toán được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. 3. Một số nghiệp vụ thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tại chi nhánh ngân hàng Agribank ngày 20/12/2009 Công ty bánh kẹo Hải hà nộp vào Ngân hàng 1 bộ ủy nhiệm chi với tổng giá trị là 21.026.212 đồng.Trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng Viettinbank.Kế toán đã kiểm tra thấy hợp lệ và hạch toán: Nợ TK 710A00009 : 21.026.212 Có TK 261201001 : 21.026.212 Trước phiên bù trừ kế toán bù trừ lập các liên bảng kế toán nhu sau: Bảng kê mẫu 12 Ngân hàng thành viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc Số hiệu:0818 Số 2/KTBT Ngày24/12/2009 Kính gửi ngân hàng Agribank Số hiệu:0819 STT SBT Đơn vị chuyển Số tiền TK tại ngân hàng A TK tại ngân hàng B 01 5001042 710A0009 361111130001 21.026.212 Tổng 21.026.212 Số tiền bằng chữ:hai mươi mốt triệu không trăm hai mươi sáu nghìn không trăm mười hai đồng chẵn Ngân hàng giao chứng từ Ngân hàng nhận chứng từ Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) Bảng kê mẫu 14 Ngân hàng thành viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Phúc Số hiệu:0818 Số 2/KTBT Bảng thanh toán bù trừ Ngày 24/12/2009 Ngân hàng đối phương tham gia TTBT Tổng số tiền trên bảng kê TTBT Chênh lệch Số phải thu Số phải trả Số phải thu Số phải trả NH Agribank 21.026.212 21.026.212 NH TW 9.970.400 9.970.400 NH NN 630.930 630.930 Tổng 31.627.542 31.627.542 Kết quả thanh toán bù trừ Số thực phải trả Số tiền bằng chữ:ba mươi mốt triệu sáu trăm hai bảy nghìn năm trăm bốn hai đồng chẵn Lập bảng Kiểm soát Chủ TK (ký,đóng dấu) III. Các giải pháp Phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư Phát triển các hệ thống thanh toán Thu hút nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán (Luật, Nghị Định, quy trình và nguyên tắc thanh toán …) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công Phát triển thanh toán trong khu vực doanh nghiệp CHƯƠNG V: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN BÙ TRỪ I. Biện pháp nâng cao vi thế trong thanh toan ngoai hối của ngân hàng Agribank 1. Phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt tại một số điểm cụ thể trên địa bàn Hà Nội và TPHCM vào quý 4/2010. Năm 2010, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là năm trọng điểm trong việc thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Dự kiến đến cuối năm 2010 có ít nhất 55% tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách thực hiện trả lương qua tài khoản. Lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người lao động. Qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, số đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước đã thực hiện trả lương qua tài khoản đạt 41,5% trong tổng số đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Trên thực tế, việc nhận lương qua tài khoản đã đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Có thể nói, đây là những kết quả đáng khích lệ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, cả nước hiện có trên 11.000 máy giao dịch tự động (ATM), gần 40.000 các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt và 24 triệu thẻ ngân hàng được phát hành. Nhờ đó, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm mạnh qua các năm (giảm từ 31,6% năm 1991 đến nay chỉ còn khoảng 15%). Thực hiện việc trả lương qua tài khoản là việc làm mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người lao động. Hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều cho biết, từ lúc áp dụng việc trả lương qua tài khoản, khối lượng công việc của bộ phận tài vụ - tiền lương đã giảm hẳn trong khi người lao động cũng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều so với nhận lương bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, dịch vụ Internet banking, Home banking, Mobile banking cũng được các ngân hàng triển khai mở rộng. Nhờ đó, khách hàng có thể mua sắm qua mạng, đặt vé máy bay, tour du lịch, thấu chi tài khoản… Mô hình trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thực sự là một giải pháp có hiệu quả, đi tiên phong, mở đường, làm hình mẫu để mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho người lao động ở các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác, góp phần triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại VN. Thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt Tại VN, hiện có 33 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS, có 3 đơn vị lớn nhất đang làm dịch vụ chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán các giao dịch thẻ có tính chất đa phương (bao gồm từ 3 thành viên trở lên), đó là Liên minh Smartlink (tiền thân là Liên minh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN), Liên minh VNBC (đứng đầu Ngân hàng TMCP Đông Á) và Liên minh Banknetvn (đứng đầu Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia VN Banknetvn). Song khi mà năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng ATM, POS của các tổ chức cung ứng còn hạn chế cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, dịch vụ trả lương qua tài khoản đến nay vẫn chưa thể phát huy hết các tiện ích cho người sử dụng. Do đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhấn mạnh, phải sớm mở rộng kết nối các hệ thống ATM, POS của các NH trong hệ thống liên minh với nhau và tiến hành cải tiến quy trình tra soát, xử lý lỗi liên NH nhằm giảm thiểu thời gian tra soát, khiếu nại cho khách hàng. Đồng thời, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng tính năng của thẻ thanh toán và đẩy mạnh hợp tác với nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát toàn bộ cơ sở hạ tầng cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản trên địa bàn (số lượng và phân bổ máy ATM trên địa bàn; tình trạng an toàn về điện, chất lượng đường truyền, các dịch vụ tiếp quỹ, chăm sóc khách hàng, xử lý trục trặc kỹ thuật, thắc mắc, khiếu nại….); hướng mở rộng, tăng cường lắp đặt máy ATM trên địa bàn. Đặc biệt, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt tại một số điểm cụ thể trên địa bàn Hà Nội và TPHCM vào quý 4/2010. Đây được coi là những điểm mẫu để nhân rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt ra các địa bàn khác khi điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tạo dựng phù hợp. Về lâu dài Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện và triển khai các đề án thành phần trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đặc biệt với nội dung khuyến khích dịch vụ này bằng chính sách thuế giá trị gia tăng và chính sách thuế xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản, hệ thống ATM…(Nguồn: Chinh phủ) 2. Phát triển và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Liên quan đến quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo đơn vị chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 đảm bảo thống nhất cách hiểu và triển khai thực hiện; trong đó rà soát kỹ về các khái niệm, cách xác định các tỷ lệ đảm bảo an toàn, xử lý những bất cập và đảm bảo hài hòa trong quá trình thực hiện của Tổ chức tín dụng. Theo dõi, đánh giá tình hình cho vay của các ngân hàng đối với Vinashin; Chuẩn bị phương án xử lý của Ngành để tham gia tái cơ cấu tập đoàn này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục chỉ đạo, giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện tăng vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP; nghiên cứu phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng không đáp ứng yêu cầu theo quy định. Trong tháng 8/2010, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đồng thời, bổ sung, chỉnh sửa điều lệ, chuẩn y, bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng Quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2010-2015 và chấp thuận 18 mạng lưới chi nhánh của Tổ chức này. 3. Điều hành chíng sách tiền tệ tín dụng Trong tháng 8/2010, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%. Cụ thể: Giữ nguyên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn (8%/năm), lãi suất tái chiết khấu (6%/năm), lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (7%-8%/năm); Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm. Tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá nhằm bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và phát tín hiệu giảm lãi suất thị trường ở mức hợp lý; Tiếp tục thực hiện hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng qua hình thức cho vay tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ. Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng 2,1%, từ 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD kể từ ngày 18/8/2010. Đây là giải pháp nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của tổ chức cá nhân, đồng thời chủ động giảm áp lực về cầu ngoại tệ trong thời gian tới. Khẩn trương triển khai các biện pháp và yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc việc tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài tại thời điểm 31/7/2010. Nhìn chung, các tổ chức tín dụng đã thực hiện tất toán trạng thái kinh doanh vàng theo đúng thời hạn, không gây tác động lớn đến thị trường vàng. Thị trường vàng vẫn ổn định, giá vàng trong nước bám sát diễn biến giá vàng thế giới 4. Thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm khác: Ngày 12/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung nhằm từng bước hoàn thiện các thị trường bộ phận, đẩy mạnh khả năng thanh khoản và luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các thành viên thị trường, nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý, giám sát thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để thị trường tiền tệ trở thành kênh buôn bán ngắn hạn và dự trữ thứ cấp cũng như trở thành kênh truyền tải hữu hiệu tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến thị trường. II. Các cơ hội phát triển của ngân hàng 1. Mục tiêu, định huớng và các cơ hội phát triển trong năm 2008-2010 1.1. Mục tiêu 1.1.1. Mục tiêu tổng quátGiảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng giao dịch thanh toán của nền kinh tế. Xây dựng cơ sở pháp lý và hạ tầng kỹ thuật Áp dụng kịp thời các thành tựu công nghệ thông tin, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nội dung số gắn với hoạt động thanh toán Mở rộng các hoạt động và phạm vi thanh toán để góp phần kiểm soát, giám sát các giao dịch trong nền kinh tế. 1.1.2.Mục tiêu cụ thể Đến cuối năm 2010 đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn v.v… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán không quá 18%. Đến năm 2020 tỷ lệ này phấn đấu khoảng 15%. 1.2. Định huớng phát triển hoạt động thanh toán Phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Với những giải pháp mang tính kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của toàn xã hội để thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền nền kinh tế. III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán bù trừ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Giảm tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng giao dịch của nền kinh tế. Cần phải xây dựng một cở sở pháp lý và hạ tầng hiện đại,hợp lý. Kiểm tra,giám sát các hoạt động của ngân hàng trong và ngoài nước. Cần đưa ra dược những chính sách hợp lý để phát triển ngành ngân hàng Xây dựng một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh,phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mở rộng các hoạt động và phạm vi thanh toán để góp phần kiểm soát, giám sát các giao dịch trong nền kinh tế. Đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Cần phải mở rộng liên kết đối với các ngân hàng trong và ngoài nước để có thể học hỏi hoạt động kinh doanh của các ngần hàng nước ngoài.Từ đó định hướng cho sự phát triển của ngân hàng mình Áp dụng kịp thời các thành tựu công nghệ thông tin, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nội dung số gắn với hoạt động thanh toán MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThanh toán ngoại hối giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.doc
Luận văn liên quan