Đề tài Thiết kế cải tạo hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN 1 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 1 1.1.1 Vị trí địa lý: 1 1.1.2 Địa hình: 1 1.1.3 Khí hậu: 1 1.1.4 Chế độ thủy văn và hải văn: 2 1.1.5 Địa chất công trình và địa chất thủy văn: 2 1.2 . ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 3 1.2.1 Dân số và lao động: 3 1.2.2 Cơ sở kinh tế - kỹ thuật: 4 1.2.3 Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá: 5 1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật: 5 1.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 6 1.3.1 Mạng lưới cấp nước 6 1.3.2 Nguồn nước 6 1.4. TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ QUY NHƠN 8 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung 8 1.4.2 Tính chất của thành phố Quy Nhơn 8 1.4.3 Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị 8 1.5 . ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ QUY NHƠN 9 1.5.1 Hướng đất và hướng phát triển đô thị 9 1.5.2 Cơ cấu sử dụng đất và phân khu chức năng: 9 1.6. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT: 11 1.6.1 Giao thông: 11 1.6.2 Chuẩn bị kỹ thuật: 12 1.6.3 Cấp nước: 12 1.6.4 Cấp điện: 13 1.6.5 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: 13 CHƯƠNG 2: QUY MÔ CÔNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC 14 2.1 CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ 14 2.1.1 Nhu cầu dùng nước sinh hoạt: 14 2.1.2 Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp: 15 2.1.3 Nước dùng cho công cộng: 16 2.1.4 Nước dùng cho tưới cây, rửa đường: 17 2.2 QUY MÔ CÔNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC: 18 2.2.1 Công suất nhà máy nước 18 2.2.2 Nhu cầu cấp nước chữa cháy 18 2.3 BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG CẤP NƯỚC CHO THÀNH PHỐ 19 2.3.1. Giai đoạn 1: 2007 – 2015: 19 2.3.2. Giai đoạn II: 2015 – 2025: 20 2.4 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC: 20 2.4.1. Các loại nguồn nước 20 2.4.2. Đánh giá lựa chọn nguồn nước: 22 2.4.3. Đề xuất các phương án: 23 2.4.4. Nhận xét và lựa chọn phương án: 23 CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ TIÊU THỤ NƯỚC CỦA HỆ THỐNG - THỂ TÍCH BỂ CHỨA – ĐÀI NƯỚC 25 3.1 CHẾ ĐỘ TIÊU THỤ NƯỚC CỦA MẠNG LƯỚI: 25 3.2 DUNG TÍCH BỂ CHỨA NƯỚC 26 3.2.1 Giai đoạn I: 26 3.2.2 Giai đoạn II: 28 3.3 THỂ TÍCH ĐÀI NƯỚC: 29 3.3.1 Giai đoạn I: 29 3.3.2 Giai đoạn II 30 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 29 4.1 CƠ SỞ VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 29 4.2 GIAI ĐOẠN I (2008 - 2015) 32 4.2.1. Chiều dài tính toán của các đoạn ống: 32 4.2.2. Xác định lưu lượng dọc đường các đoạn ống: 34 4.2.3. Trường hợp có cháy trong giờ dùng nước lớn nhất: 40 4.2.4. Lập sơ đồ tính toán mạng lưới cấp nước. 41 4.2.5. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước giai đoạn 1: 41 4.2.5.1 Giờ dùng nước lớn nhất: 41 4.2.5.2 Trường hợp có cháy trong giờ dùng nước max 46 4.3. GIAI ĐOẠN II (2015-2025) 52 4.3.1 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước giai đoạn II 52 4.3.2 Xác định các trường hợp tính toán chính: 52 4.3.3 Xác định chiều dài tính toán các đoạn ống giai đoạn II: 52 4.3.4. Lưu lượng dọc đường giờ max. 54 4.3.5. Trường hợp có cháy trong giờ dùng nước lớn nhất: 61 4.3.6. Lập sơ đồ tính toán mạng lưới cấp nước. 61 4.3.7. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước giai đoạn 2: 61 4.3.7.1. Giờ dùng nước lớn nhất: 61 4.3.7.2. Trường hợp có cháy trong giờ dùng nước max 68 4.4. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN TỪ TRẠM BƠM CẤP II ĐẾN MẠNG LƯỚI 75 4.4.1. Trong giờ dùng nước lớn nhất: 75 4.4.2. Khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất : 75 CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THIÊN NHIÊN 81 5.1 NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU VÀ LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ 81 5.1.1 Số liệu chất lượng nguồn nước 81 5.1.2. Xác định các chỉ tiêu còn thiếu và đánh giá mức độ chính xác của các chỉ tiêu 82 a) Xác định các chỉ tiêu còn thiếu: 82 b) Đánh giá chất lượng nước nguồn: 82 5.1.3. Xác định liều lượng hóa chất đưa vào: 82 a) Liều lượng phèn keo tụ 82 b) Kiểm tra độ kiềm của nước cho yêu cầu keo tụ 83 c) Xác định lượng Clo hóa sơ bộ 83 5.1.4. Kiểm tra sự ổn định của nước sau khi keo tụ bằng phèn: 83 5.1.5. Kiểm tra sự ổn định của nước sau khi ổn định bằng vôi : 84 5.1.6. Hàm lượng cặn lớn nhất sau khi đưa hóa chất vào: 85 5.1.7. Lựa chọn dây chuyền công nghệ 85 5.1.8. Đánh giá lựa chọn dây chuyền công nghệ: 86 5.2 . Tính toán CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH TRONG DÂY CHUYỀN XỬ LÝ 87 5.2.1. Công trình chuẩn bị dung dịch phèn công tác 87 b) Tính toán bể tiêu thụ 88 c) Thiết kế bể hòa phèn và bể tiêu thụ : 89 5.2.2. Công trình pha chế dung dịch vôi sữa 89 5.2.3. Tính toán kho dự trữ hóa chất 90 5.2.4. Bể trộn cơ khí : 90 5.2.5 Tính toán bể phản ứng cơ khí: 92 5.2.6. Tính toán thiết kế bể lắng Lamen. 95 5.2.7. Bể lọc Aquazur V. 101 5.2.8. Tính toán trạm khử trùng: 104 5.2.9. Các công trình tuần hoàn nước rửa lọc và nước xả cặn lắng: 106 5.2.9.1. Bể điều hòa nước rửa lọc: 106 5.2.9.2 Bể lắng đứng xử lý nước sau lọc 107 5.2.9.3. Tính toán sân phơi bùn: 108 5.2.10. Tính toán cao độ các công trình 109 CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU - TRẠM BƠM 6.1 CÔNG TRÌNH THU: 111 6.1.1. Vị trí đặt công trình thu: 111 6.1.2. Lựa chọn kiểu công trình thu: 111 6.1.3. Sơ đồ cấu tạo 112 6.1.6. Tính toán 112 6.2 . TRẠM BƠM CẤP I: 116 6.2.1. Lưu lượng, cột áp bơm: 116 6.2.2. Chọn bơm: 117 6.2.3. Tính toán số ống nối trên đường ống đẩy từ trạm bơm cấp I về trạm xử lý (GĐ II) 118 CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP II 120 7.1 GIAI ĐOẠN I: 120 7.1.1 Bơm sinh hoạt: 120 7.1.2. Bơm chữa cháy: 121 7.1.3. Bơm rửa lọc: 124 7.1.3. Máy thổi khí: 127 7.2 . Giai ĐOẠN II. 127 7.2.1. Bơm sinh hoạt: 127 7.2.2. Bơm chữa cháy: 130 7.2.3. Bơm rửa lọc: 133 7.2.4. Chọn thay bơm mới tại trạm bơm cấp II Diêu Trì: 133 CHƯƠNG 8: TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 138 8.1 . GIAI ĐOẠN I (2008 - 2015) 138 8.1.1. Chi phí nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước: 138 8.1.2. Chi phí quản lý hệ thống cấp nước : 141 8.1.3. Giá thành 1 m3 nước: 145 8.2 . GIAI ĐOẠN II (2015-2025): 145 8.2.1. Chi phí cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước giai đoạn II: 145 8.2.2. Chi phí quản lý hệ thống cấp nước: 147 8.2.3. Giá thành 1 m3 nước: 149 CHƯƠNG 9: THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH 152 9.1 CÔNG TRÌNH THU VÀ TRẠM BƠM CẤP I: 152 9.1.1 Công trình thu: 152 9.1.2 Trạm bơm cấp I 153 9.2 BỂ LẮNG LAMELLA: 159 9.2.1 Các thông số cơ bản: 159 9.2.2 Kích thước chi tiết các bộ phận: 159 9.3 . BỂ LỌC NHANH AQUAZUR-V 161 9.3.1. Thông số cơ bản 161 9.3.2. Tính toán chi tiết: 162 9.4 . TRẠM BƠM CẤP II 168 9.4.1. Giai đoạn I: 168 9.4.2. Giai đoạn II: 175 9.4.4. Bố trí nhà trạm: 179 CHƯƠNG 10: CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TUYỂN NỔI ÁP LỰC XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA LỌC NHÀ MÁY NƯỚC NHƠN BÌNH 180 10.1 . PHƯƠNG PHÁP TUYỂN NỔI và ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA LỌC: 180 10.1.1. Khái niệm và bản chất quá trình tuyển nổi: 180 10.1.2. Các phương pháp tuyển nổi: 180 10.1.3. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tuyển nổi : 181 10.1.3. Ứng dụng phương pháp tuyển nổi áp lực trong xử lý nước thải rửa lọc: 183 10.2 . LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC RỬA LỌC. 184 10.2.1. Tính chất nước thải rửa lọc nhà máy nước Nhơn Bình (GĐ1): 184 10.2.2. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước rửa lọc: 184 10.3 . TÍNH TOÁN BỂ TUYỂN NỔI XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA LỌC 191 10.3.1. Sơ đồ công nghệ: 191 10.3.2. Tính kích thước bể trộn, bể phản ứng 191 10.3.3. Tính toán kích thước bể tuyển nổi 192 10.3.2. Kích thước thùng áp lực: 193 10.3.4. Chọn máy nén khí và bơm áp lực: 193

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế cải tạo hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: Vị trí địa lý: Quy Nhơn là thành phố của tỉnh Bình Định, ven biển trung bộ Việt Nam. Tỉnh Bình Định được giới hạn bởi 134km bờ biển phía Đông, tỉnh Quảng Ngãi ở phía Bắc, tỉnh Phú Yên ở phía Nam và tỉnh Gia Lai ở phía Tây. Tọa độ địa lý của thành phố tại 13046’ vĩ độ Bắc 119014’độ kinh Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước. Với diện tích 21.644 ha (số liệu năm 2004), là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ. Quy Nhơn nằm cách Hà Nội về phía nam 1.060 km, cách thành phố Hồ Chí Minh về phía bắc 640km nối liền bởi đường quốc lộ số 1, tuyến đường sắt xuyên Việt. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 558/QĐ-TTg công nhận thành phố Qui Nhơn là đô thị loại II. Địa hình: Thành phố Qui Nhơn chia làm 2 khu vực: Khu vực thành phố cũ. Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai. Khu vực thành phố cũ nằm sát bờ biển. Ở giữa khu vực nội thành có núi Bà Hoả cao 279,2m và núi Vùng Chua chia thành phố cũ thành 2 khu vực: Khu vực nội thành và khu vực Phường Bùi Thị Xuân-Trần Quang Diệu. Khu vực nội thành có địa hình tương đối bằng phẳng; cao độ thay đổi từ 1,5 m đến 4 m; hướng dốc nghiêng từ núi ra biển và từ núi về các triền sông; độ dốc trung bình từ 0,5% đến 1%. Khu vực phường Bùi Thị Xuân-Trần Quang Diệu-Long Mỹ nằm hai bên Đông và Tây củaQuốc lộ 1A là thung lũng kẹp giữa núi Vùng Chua và núi Hòn Chà. Địa hình phía Tây đường Quốc lộ 1A tương đối bằng phẳng. Cao độ thấp nhất là 3,5 m. Cao độ trung bình 4,0m. Địa hình phía Đông Quốc lộ 1A thấp trũng, phần lớn là ruộng lúa. Cao độ thấp nhất là 1,1 m. Cao độ cao nhất là 15 m. Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định. Chỗ rộng nhất là 4,5 km. Chỗ hẹp nhất là 1 km. Chiều dài của bán đảo khoảng 18 km. Cao độ lớn nhất là 315 m; cao độ thấp nhất là - 0,3 m; cao độ trung bình là 4,0 m. Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây. Bán đảo không bị ngập lụt. Khí hậu: Khí hậu của thành phố Quy Nhơn cũng giống như khí hậu của tỉnh Bình Định nằm trong trong khu vực vùng Nam Trung Bộ, chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa vào gió Tây trong mùa khô. Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa tuơng đối ngắn, bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài tới tháng 12 (chiếm 80% lượng mưa cả năm) Đặc trưng khí hậu của thành phố như sau: Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280C. Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong mùa hạ là Tây đến Tây Bắc. Mùa mưa bão gần đây rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng. Trong đó tháng 10 thường là có nhiều bão nhất. Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 26,90C, nhiệt độ thấp nhất trung bình là: 24,00C trong đó nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là: 39,90C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là: 150C. Tổng giờ nắng cả năm : 2521 giờ Độ ẩm tương đối cao nhất: 83% độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%, độ ẩm tương đối trung bình: 78% Lượng mưa tại Quy Nhơn phân bố không đều các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa của cả năm. Tổng lượng mưa trung bình năm 1677 mm, tổng số ngày mưa trung bình năm là128 ngày. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trung bình trong năm là tháng 10 và tháng 11, lượng mưa trung bình 300- 500mm/tháng. Vào các tháng ít mưa trong năm (tháng 3,4), lượng mưa trung bình 15 - 35 mm/tháng. Lượng bốc hơi trung bình năm tại thành phố Quy Nhơn là 1193 mm. So với lượng mưa thì khả năng bốc hơi chiếm 60 - 70%. Hướng gió chủ yếu là Đông đến đông nam, nhưng chiếm ưu thế trong mùa hạ là Tây đến Tây Bắc.Vận tốc gió trung bình tại thành phố Quy Nhơn là 2-4m/s. Trong những trường hợp đặc biệt như: giông, bão… vận tốc gió rất lớn, có thể đạt tới 40m/s. Chế độ thủy văn và hải văn: Thuỷ văn: Thành phố Quy Nhơn nằm phía Nam của sông Hà Thanh. Sông Hà Thanh dài 85 km bắt nguồn ở độ cao bắt nguồn ở độ cao 1100 m phía Tây Nam huyên Vân Canh chảy theo hướng Tây nam - Đông bắc đến Diêu Trì chia thành hai nhánh: Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thanh và Trường Úc rồi ra biển Quy Nhơn. Diện tích khu vực: 580 km2 Hiện nay con sông mùa khô bị cạn kiệt dòng chảy không đáng kể, mùa mưa nước chảy xiết thường hay ngập lụt vào tháng 10 đến tháng 11 lũ kéo dài 58 - 75 giờ. Hải văn Thành phố Quy Nhơn còn chịu ảnh hưởng của nhật triều không đồng đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ nhật triều từ 1,2 - 2,2 m. Mùa mưa với lượng mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4 - 0,6 m. Mực nước triều cao nhất trung bình: 2,20 m. Mực nước triều trung bình: +1,26 m Mức nước triều thấp nhất trung bình: 0,28 m. Địa chất công trình và địa chất thủy văn: Địa chất công trình : Khu vực trungtâm thành phố: Lớp 1 - đất nền, lớp 2 - cát thô hạt trung độ sâu hơn 8 m có cường độ chịu lực 1,5 kg/cm2. Thông qua các công trình xây dựng đều làm móng nông, chiều sâu nhỏ hơn 4m. Khu vực ven núi Bà Hoả,Vũng Chua: lớp 1 - đất đắp hữu cơ là 1,5m, lớp 2 - cát, cát pha sườn tích, lũ tích, độ sâu đến 4 - 4,5m, R = 1,2 kg/cm2. Thuận lợi cho các công trình. Khu vực ven sông Hà Thanh và Đầm Thị Nại: lớp 1 - cát hạt trung lẫn vỏ sò độ sâu từ 1,2 - 5,4m, giá trị SPT trung bình Ntb = 3, lớp 2 bù sét, độ sâu thay đổi từ 2,0 - 1,8 m, lớp 3 - sét mềm dẻo, chiều dài thay đổi từ 7,5 - 31,2m, Ntb = 6, lớp 4 - sét nửa cứng, chiều dài thay đổi từ 4,5 đến 5 m, lớp này bắt đầu nằm ở cao độ khoảng -31 m. Đến độ cao khoảng - 36 m là dạng hạt mịn hoặc đá kết sét. Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng có khả năng động đất cấp 6. Địa chất thuỷ văn: Thành phố Quy Nhơn nằm trong vùng địa chất thuỷ văn Đông Bắc bộ, nơi mà tầng chứa nước là những địa tầng tuổi Paleozoic - mesozoic và các khe nứt trong đá cứng. Có một số sông chảy qua các tỉnh và cạn kiệt trước khi đổ ra biển. Địa chất vùng thành phố Quy Nhơn phần lớn phủ bằng trầm tích tuổi holoxen được xếp loại là bồi tích ven sông mới tạo thành gồm các vật liệu mịn (hạt mịn) về phía nam và phía Tây có bồi cao do đá biến chất tạo thành. Do tính hạt mịn của vật liệu tầng chứa nước và do nằm gần biển nên trữ lượng nước ngầm không lớn. Mức nước ngầm lao động khoảng từ 1,55 m đến 3,96 m. Khu vực bãi bồi sông Hà Thanh có tiềm năng nước ngầm cao hơn. Khu vực trung tâm thành phố có mực nước ngầm thấp hơn 3 - 4 m từ mặt đất. Sông Hà Thanh ở phía Bắc thành phố bắt nguồn từ Tây Nam của tình Bình Định trong các bãi đồi cao và chảy theo hướng thung lũng cho tới khi đến đồng bằng, từ đó nó quanh co uốn khúc và thay đổi hướng chảy. Nước ở dưới đá sông có độ sâu từ 7 - 22 m, lớp đá gốc ganít ở độ sâu 25m. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Dân số và lao động: Theo kết quả điều tra dân số thực hiện năm 2006, dân số của Thành phố Quy Nhơn là 267.956 người. Trong đó, dân số nội thị tập trung trong 16 phường là 245.903 người, chiếm 91,77% tổng dân số toàn thành phố. Khu đô thị cũ có số dân là 172.132 người, bằng 70% tổng số dân nội thị. Dân số khu đô thị mới phát triển (Nhơn Bình, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu) chiếm 27% dân số nội thị. Dân số ngoại thị là 22.503 người, bằng 8,23% dân số toàn thành phố, bao gồm dân của bán đảo Phương Mai, Nhơn Hội, Nhơn Lý, NHơn Hải. Xã đảo Nhơn Châu có 2545 người. Tỷ lệ tăng dân số nội thị ước khoảng 1,62%. Dân số trong độ tuổi lao động là 152.467 người, chiếm 56,9% dân số toàn thành phố. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 112.588 người. Trong đó số lao dộng hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 21,2%; trong công nghiệp xây dựng là 26,9%; trong thương nghiệp, dịch vụ là 51,9%. Một số chỉ tiêu cơ bản: Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1. Dân số trung bình 1000 người 1485,6 1504,7 1521,1 1530,3 1545,3 T Đ: Dân số trong độ tuổi  lao động " 793,7 809,5 838,3 845,9 870,0 2. Tỷ lệ dân số %o 14,5 13,2 12,7 10,6 11,5 3. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KT 1000 người ... 717,2 736,6 756,0 775,2 4. Học sinh  phổ thông 1000 người 347,7 353,9 356,3 357,1 354,8 5. Số giường bệnh Giường 2224 2195 2195 2195 2260 6. Cán bộ ngành y Người 2400 2374 2555 2537 2521 Trong đó: Y, bác sỹ " 1275 1261 1368 1359 1308 Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cơ bản (Nguồn Website tỉnh Bình Định) Cơ sở kinh tế - kỹ thuật: Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Qui Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP.Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2006 đạt: 36,7% - 28% - 35,3% (kế hoạch: 35% - 30% - 35%; năm 2005: 38,4% - 26,7% - 34,9%). Tổng sản phẩm địa phương (GDP) cả năm 2006 12% (ước tăng cao hơn tốc độ tăng năm 2005 là 0,9%) Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành: - Nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,21%. Riêng nông nghiệp tăng 10,54%. - Công nghiệp, xây dựng tăng 17,94%. Riêng công nghiệp tăng 17,53%. - Dịch vụ tăng 12,32%. - Thu nhập bình quân dầu người 2005 là 900 USD/người Mục tiêu phát triển đến năm 2010 của thành phố là xây dựng Qui Nhơn thành một thành phố cảng đô thị lọai I trên hành lang Bắc-Nam và Đông-Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩỳ phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Quy Nhơn có cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3m, rộng 14,5m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng) nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7km nối thành phố Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006. Phía Tây Bắc là các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và các cụm công nghiệp Quang Trung, Nhơn Bình và cụm công nghiệp Nhơn Phước, phía Đông đã và đang hình thành các tuyến du lịch và dịch vụ du lịch biển Quy Nhơn - Sông Cầu và Phương Mai - núi Bà với nhiều điểm du lịch mới được xây dựng. Hiện có 2700 cơ sở sản xuất lớn nhỏ. Dịch vụ có 8500 cơ sở giải quyết việc làm cho 27.870 lao động. Thành phố có khu công nghiệp Phú Tài qui mô 188 ha, hiện có 62 doanh nghiệp đang hoạt động. Khu công nghiệp Phú Tài mở rộng có qui mô 140 ha, hiện đã có 19 doanh nghiệp thuê đất và đi vào sản xuất. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hiện có trên 2300 cơ sở sản xuất công nghiệp, năm 2003 đạt 1651 tỷ đồng (tính theo giá thực tế). Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 4,8 lần so với năm 1990. Đến nay thành phố Quy Nhơn đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Bình Định chiếm đến 75% số xí nghiệp quốc doanh, 25% số cơ sở sản xuất TTCN, tạo ra 70% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh toàn tỉnh. Cảng biển Qui Nhơn luôn luôn giữ vai trò then chốt trong việc trao đổi hàng hoá. Kim ngạch xuất khẩu của cảng năm 2006 đạt 135 triệu USD. Du lịch dịch vụ là một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Năm 2006, tổng GDP của ngành đạt 834 tỷ VNĐ, chiếm 52,8% GDP của thành phố. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI (Năm trước = 100) 2000 2001 2002 2003 2004 1. Dân số trung bình 101,2 101,3 101,1 100,6 101,0 Trong đó: Dân số trong độ tuổi lao động 102,2 102,0 103,6 100,9 102,8 2. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành KT ... ... 102,7 102,6 102,5 3. Học sinh phổ thông 101,8 101,8 100,7 100,2 99,4 4. Số giường bệnh 107,4 98,7 100,0 100,0 103,0 5. Cán bộ ngành y 103,4 98,9 107,6 99,3 99,4 Trong đó: Y bác sỹ 96,4 98,9 108,5 99,3 96,2 (nguồn : websites tỉnh Bình Định) Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá: Trên địa bàn thành phố có Trường Đại học sư phạm trung ương quản lý quy mô trên 12500 học sinh. Trường Cao đẳng do địa phương quản lý qui mô trên 4000 học sinh. Ngoài ra còn có 3 trường trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật với hơn 8000 học sinh. Hệ thống giáo dục hiện có 43 trường phổ thông các cấp; 1 thư viện thành phố. Thành phố Qui Nhơn có 5 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 2 trung tâm y tế kế hoạch hoá gia đình, 1 đội vệ sinh phòng dịch và 20 trạm y tế. Hạ tầng kỹ thuật: a) Hiện trạng giao thông: Cảng Quy Nhơn là một trong số ít cửa khẩu quan trọng của Việt Nam. Từ hướng Tây thoát ra biển Đông. Thông qua quốc lộ 19- cảng biển, (quy mô 2,4 triệu tấn / năm (năm 2003), dự kiến 5 triệu tấn / năm (năm 2010) và tàu trên 3 vạn tấn ra vào thuận lợi). Có nhiều lợi thế về giao thông đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam) đường thủy, đường hàng không (sân bay cách trung tâm thành phố 27km). Có trên 200km đường nội thành. Hiện nay thành phố Quy Nhơn đang phấn đấu xây dựng thành công 2 dự án trọng điểm là: dự án đường Xuân Diệu (tạo cảnh quan du lịch cho bãi biển Quy Nhơn), dự án cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội (tạo ra một vùng đất mới ở bán đảo Phương Mai xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội. b) Đất đai Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 21.644 ha. Trong đó nội thị là 14.531 ha, ngoại thị là 7113 ha. Đất xây dựng đô thị là 2682 ha. Bình quân 120m2/người. hIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC Mạng lưới cấp nước Hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc với qui mô nhỏ, sau này được cải tạo, nâng cấp và phát triển hình thành một hệ thống cấp nước hoàn thiện hơn, bao gồm công trình thu nước thô, khu khử trùng và mạng lưới phân phối nước sạch tới những nơi tiêu thụ. Công suất hiện tại của hệ thống là 45.000m3/ngày phân phối chủ yếu cho khu vực các phường nội thành và một số khu vực ngoại thành đang trong đô thị hóa. Nước từ trạm bơm giếng theo đường ống F600, F500, F400 chạy dọc quốc lộ 19 Quy Nhơn - Sông Cầu về nhà máy nước chân núi Bà Hoả. Nhà máy nước Bà Hoả thực chất là trạm bơm tăng áp gồm 2 bể chứa, mỗi bể chứa có dung tích w = 3000m3. Đầu tiên, nước ngầm được bơm về 1 bể chứa nước dung tích 3.000 m3 tại trạm bơm tăng áp, đặt ở chân đồi Bà Hỏa và được khử trùng bằng Clo tại đây trước khi đưa vào sử dụng. Nước sau khi đã khử trùng được bơm ra mạng phân phối, một phần lưu lượng đưa lên bể chứa nước sạch dung tích 3.000m3 trên đỉnh núi Bà Hỏa có vai trò như một đài nước phân phối nước đến các nơi tiêu thụ. Trạm bơm tăng áp đặt tại chân núi Bà Hoả có 2 máy bơm Q = 320 m3/h, H = 50m và 3 máy Q = 180 m3/h, H = 40m. Bể điều hoà trên núi Bà Hoả w = 3000 m3 ở cốt +27m. Khu vực nội thành cũ là nơi tập trung dân cư chủ yếu; khu vực phía bắc, khu vực Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa đã phát triển trong giai đoạn trước; Khu vực phía tây, khu vực phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Diêu Trì đang được xây dựng, hoàn thiện và mở rộng. Mạng lưới phân phối: Toàn thành phố có khoảng 35.000m ống có đường kính F400 ¸ F500mm. Dự án VIE 2146 - 2005 cải tạo hệ thống cấp nước Quy Nhơn, khu vực nội thành cũ hầu hết được thay mới bởi các ống phân phối có đường kính 200 - 300, (thống kê những đoạn ống cũ sử dụng lại tại chương 4). Các phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu chưa có ống phân phối nên nhân dân chưa được dùng nước máy. Tỷ lệ thất thoát nước của hệ thống cấp nước năm 2002 là 33,6%. Năm 2003 giảm tỷ lệ thất thoát xuống còn 32%. Nguồn nước a) Nguồn nước ngầm: Nguồn nước cung cấp cho các khu vực cấp nước kể trên chủ yếu được lấy từ hai nguồn là bãi giếng Hà Thanh, cách trung tâm thành phố 9km và bãi giếng sông Côn cách thành phố 25k. Các giếng khoan khai thác nước được xây dọc theo sông Hà Thanh. Nước thô được bổ cập từ nguồn nước mặt của con sông này với trữ lượng khai thác có thể đạt được 20.000m3/ngày. Chất lượng nước ngầm rất tốt, được sử dụng trực tiếp sau khi đã khử trùng. Hiện có 9 trạm bơm giếng ở phía Bắc sông Hà Thanh, lưu lượng mỗi giếng từ 150 đến 200 m3/h. Trong đó 6 giếng hoạt động, 3 giếng dự phòng. Bờ Nam sông Hà Thanh có 3 giếng, công suất mỗi giếng 300 m3/h (khai thác 200 m3/h) để cấp cho Khu công nghiệp Phú Tài. Nước thô từ bãi giếng sông Côn được xử lý tại nhà máy nước Diêu Trì. Trong thời gian tới sẽ nâng công suất nhà máy lên để xử lý thêm 14.000 m3/ngđ từ nguồn nước sông Hà Thanh trước khi bơm về mạng lưới. b) Nguồn nước mặt Sông Hà Thanh: Bắt nguồn từ vùng đồi núi phía tây, chạy theo hướng đông qua phần phía bắc thành phố rồi đổ ra biển. Diện tích lưu vực khoảng 430km2 và dòng chảy trung bình 13,6 m3/s. Hàng năm nước biển làm nhiễm mặn đoạn hạ lưu sông Hà Thanh dài 3 đến 5 km do ảnh hưởng của thuỷ triều từ vịnh Quy Nhơn. Lưu lượng nước sông thay đổi tùy thuộc vào mùa, về mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn gây xói mòn, về mùa khô mức nước kiệt, lưu lượng dòng chảy nhỏ. Sau đây là bảng thống kê lưu lượng nước sông trung bình trong 2 năm với tần suất 95% (theo tài liệu điều tra trong báo cáo của Canada). Lưu lượng trung bình sông Hà Thanh Tháng Lưu lượng trung bình (m3/s) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 3 0 đến 3 24 đến 18 65 đến 95 61 đến 55 19 đến 13 (Nguồn: Dự án VIE-2146-2005) Theo tài liệu của Bộ Thuỷ Lợi thì với tần suất 75% sông có lưu lượng kiệt khoảng dưới 2 m3/s. Ước tính với tần suất 95% của lưu vực 240 km2 có thể đạt được lưu lượng nước sông 7m3/s. Nhược điểm của sông Hà Thanh là lòng sông rộng, nền cát, nên thực tế khó thu được 1 m3/s bằng hệ thống thu nước mặt. Nếu bên nông nghiệp có sử dụng ít nhiều vào việc tưới cây ở phía thượng lưu thì lưu lượng sông còn giảm xuống nữa. Sông Côn: Sông Côn bắt nguồn từ thượng lưu phía tây chảy qua phần phía bắc thành phố rồi đổ ra biển qua vịnh Quy Nhơn. Sông Côn có lưu vực rộng khoảng 3067 km2 và có ba nhánh sông chính là sông Da, sông Gò Châm và sông Tân An. Lưu lượng trung bình của sông Côn là 77 m3/s và lưu lượng cực tiểu là 1,1 m3/s. Hồ Đập Đá: Hạ lưu sông Kôn, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn. Dung tích toàn bộ: ∑WTB = 45.106 m3 , mực nước dâng bình thường: 8,6 m, mực nước chết: 4,2 m, chế độ làm việc của hồ: Điều tiết năm. Khoảng cách đến thành phố : 12km. TÓM TẮT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ QUY NHƠN Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung Phạm vi nghiên cứu: Có tổng diện tích tự nhiên: 28.586 ha, trong đó bao gồm khu thành phố hiện có diện tích 21.644 ha và khu thành phố dự kiến mở rộng Long Mỹ (thuộc xã Phước Mỹ, huyện Tuy Phước) diện tích 6.942 ha, với địa giới hành chính như sau: Bắc và Tây Giáp: Huyện Tuy Phước, Phù Cát Nam giáp: Tỉnh Phú Yên Đông giáp: Biển Đông Tính chất của thành phố Quy Nhơn Căn cứ vào tình hình hiện trạng, dự kiến quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng Duyện Hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Định và các quy hoạch chuyên ngành, tính chất thành phố Quy Nhơn được xác định như sau: Là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định. Là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo của vùng Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Là đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ, là cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông. Có vị trí quốc phòng quan trọng. Năm 2010 thành phố sẽ chính thức được công nhận là đô thị loại I. Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị Quy mô dân số: Thành phố Đơn vị Hiện trạng 2006 Đợt đầu 2015 Tương lai 2025 Toàn thành phố Người 267.956 380.000 540.000 Nội thị Người 245.903 348.000 495.000 Ngoại thị Người 22.053 32.000 45.000 Phân bố dân cư: Khu vực thành phố Quy Nhơn Đơn vị Hiện trạng 2006 Đợt đầu 2015 Dài hạn 2025 Khu đô thị trung tâm (hiện hữu) Người 163.007 215.000 230.000 Khu Nhơn Bình, Nhơn Phú Người 32.186 65.000 140.000 Khu Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu Người 28.112 65.000 105.000 Khu đô thị mới Nhơn Hội Người 20.021 35.000 65.000 đỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ QUY NHƠN Hướng đất và hướng phát triển đô thị Trong giai đoạn từ 2010 - 2025 hướng phát triển của thành phố Quy Nhơn chủ yếu về phía Bắc, bán đảo Phương Mai gồm khu vực Nhơn Hội và Nhơn Lý. Các hướng phát triển như sau: Khu phía Bắc gồm các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, và khu vực Bắc sông Hà Thanh (thuộc phường Đống Đa) đã phát triển cần hoàn chỉnh và mở rộng cho phù hợp với các yêu cầu quy hoạch trong tương lai. Khu phía Tây gồm phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và khu Long Mỹ mở rộng hướng phát triển chính là công nghiệp và các khu dân cư phục vụ công nghiệp. Khu phía Nam hoàn thiện và mở rộng về hướng khu vực Quy Hòa, dọc tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu. Khu đô thị mới Nhơn Hội trên bán đảo Phương Mai. Cơ cấu sử dụng đất và phân khu chức năng: 1.5.2.1. Các khu đô thị: Dự kiến thành phố Quy Nhơn sẽ hình thành 4 khu đô thị gồm: Khu đô thị trung tâm, khu đô thị phía Bắc; khu đô thị phía Tây và khu đô thị mới Nhơn Hội. a) Khu đô thị trung tâm: Là khu đô thị cũ gồm 12 phường, mật độ dân cư đông đúc. Dân số hiện có 16,3 vạn người, diện tích đất xây dựng 1.141 ha, bình quân 70m2/người. Hướng phát triển chính của khu vực này là cải tạo nâng cấp các khu vực xây dựng dày đặc, từng bước cải tạo xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng theo quy hoạch. Có thể khai thác sử dụng bổ sung quỹ đất chưa sử dụng hoặc đất sử dụng không đúng mục đích ở các phường Quang Trung, Ghềnh Ráng, Đống Đa, Hải Cảng phục vụ cho xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và dân sinh. Dân số khu trung tâm dự kiến có thể phát triển tối đa lên 215.000 dân vào năm 2015 và 230.000 dân vào năm 2025. Quỹ đất xây dựng có thể khai thác lên 1.600 ha vào năm 2015 và 1.700 ha vào năm 2025, bình quân 80-77m2/người. Tầng cao xây dựng trung bình 3 tầng, mật độ xây dựng 30%. b) Khu đô thị phía Bắc: Gồm phường Nhơn Bình, Nhơn Phú. Tổng diện tích tự nhiên có 2.787 ha. Đây là khu vực mới hình thành và phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và chưa đồng bộ, đất đai xây dựng phong phú. Dân cư hiện có 32.000 dân, dự kiến sẽ phát triển lên 65.000 dân vào năm 2015 và 140.000 vào năm 2025. Diện tích đất xây dựng hiện có 483 ha, đợt đầu lên 700 ha, dài hạn lên 1.100 ha. Đây sẽ xây dựng nhà vườn, biệt thự là chính. Tầng cao trung bình 2 tầng. Mật độ xây dựng từ 25 - 30%. c) Khu đô thị phía Tây: Gồm phường Trần Quang Diệu. Bùi Thị Xuân hiện có và mở rộng khu vực Long Mỹ. Đây là khu dân cư phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp là chính. Dân số hiện có trên 28.000 người. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém. Hướng phát triển trong tương lai là xây dựng tập trung, hoàn chỉnh đồng bộ. Tạo thành một khu dân cư công nghiệp kiểu mẫu đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của người dân. Quy mô dân số đến năm 2015 đạt 65.000 và tương lai đến năm 2025 đạt 105.000 người. Đất xây dựng hiện có 804 ha, đợt đầu đến năm 2015 đạt 1.150 ha, tương lai đạt 1.300 ha. Tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng 30%. d) Khu đô thị mới Nhơn Hội: Sẽ là khu xây dựng mới phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp. Dịch vụ cảng biển Nhơn Hội và phát triển du lịch trên bán đảo Phương Mai. Dân số hiện có khoảng 20.000 người, ở phân tán rải rác ở khu vực Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải. Tương lai sẽ phát triển lên 35.000 vào năm 2015 và 65.000 vào năm 2020. Diện tích đất xây dựng hiện có 254 ha, đợt đầu 550 ha và dài hạn 1.900 ha. Đây sẽ hình thành khu dân cư nhà vườn, sinh thái, du lịch. Tầng cao xây dựng trung bình 1,5 tầng, mật độ xây dựng từ 20 - 25%. Khu vực này cần lưu ý các công trình kỹ thuật hạ tầng xây dựng tại đây với các giải pháp qui hoạch thiết kế kỹ thuật tiên tiến như hệ thống cấp và thoát nước nằm trong hệ thống tuy nen cũng như việc cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc.v.v... toàn bộ đi ngầm trong khu vực đô thị. 1.5.2.2. Hệ thống trung tâm đô thị: Hệ thống trung tâm dịch vụ được tổ chức thành 3 cấp: Phục vụ thường xuyên, phục vụ hàng ngày, phục vụ định kỳ trên cơ sở các khu quy hoạch. Tổng diện tích đất công trình công cộng đô thị: - Hiện trạng năm 2000: 32,5 ha đạt 1,5 m2/người - Đợt đầu đến năm 2015: 90 ha đạt 3m2/người - Dài hạn đến năm 2025: 315 ha đạt 7 m2/người. Ngoài các công trình công cộng phục vụ cho khu đô thị và khu ở, trong khu đô thị sẽ xây dựng một trung tâm thương mại dịch vụ bao gồm ngân hàng, tài chính, khách sạn, siêu thị... quy mô 30 ha, tại khu sân bay cũ. Các công trình phục vụ không thường xuyên cấp thành phố được bố trí phân tán. Các công trình dịch vụ định kỳ được bố trí gắn với hệ thông trung tâm các khu đô thị và các khu ở, các công trình phục vụ hàng ngày gắn với các đơn vị ở bảo đảm bán kính phục vụ thích hợp với từng loại công trình và cấp phục vụ. 1.5.2.3. Các khu cây xanh và thể dục thể thao: Ngoài các công viên vườn hoa hiện có thành phố Quy nhơn sẽ hình thành mới các công viên: Công viên Phú Hoà: Đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết tổng diện tích 149 ha. Đây là công viên văn hoá, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí. Công viên rừng núi Bà Hoả gắn liền với công viên Phú Hoà. Diện tích 260ha phục vụ du lịch sinh thái. Công viên biển: Là thành phần của khu trung tâm thương mại dịch vụ du lịch, là nơii vui chơi giải trí cho quảng đại quần chúng nhân dân. Khai thác triệt để các loại hình vui chơi dưới nước và trên cát. Diện tích 36,9 ha. Công viên Hà Thanh: Nằm hai bên bờ sông Hà Thanh diện tích 50ha, là khu vui chơi giải trí. Công viên Bầu Lác diện tích 100ha phục vụ cho các phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu. Công viên Nhơn Lý diện tích 200ha là công viên văn hoá nghỉ ngơi phục vụ cho tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà. Khu vực núi Phương Mai, Vũng Chua, Hòn Chúa đều xây dựng thành Lâm viên phục vụ du lịch sinh thái của thành phố. 1.5.2.4. Các khu công nghiệp, TTCN: Khu công nghiệp Phú Tài hiện có và mở rộng diện tích khoảng 330 ha, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 3,5 vạn lao động. Khu công nghiệp Long Mỹ đã có dự án, đang trình nhà nước phê duyệt. Diện tích khoảng 130ha, lao động dự kiến khoảng 2 vạn người. Khu công nghiệp Nhơn Hội đang lập dự án phát triển. Diện tích khoảng 500ha và dự kiến sẽ có khoảng 3,5 vạn lao động. Khu công nghiệp Phong Điện diện tích đợt đầu 50ha, dài hạn 80-100 ha. Các khu tiểu thủ công nghiệp diện tích 50-100 ha, lao động từ 2,5 - 2,8 vạn người. 1.5.2.5. Các khu kho tàng: Hệ thống kho tàng có diện tích dự kiến khoảng 200 ha và bố trí gắn liền với các khu công nghiệp, nhà ga, bến cảng, đầu mối giao thông chính. Dự kiến phân bổ như sau: Tại khu cảng Quy Nhơn và Thị Nại. Tại khu công nghiệp Phú Tài. Tại khu công nghiệp Long Mỹ. Tại khu công nghiệp và cảng viển Nhơn Hội. 1.5.2.6. Các cơ quan, trường đào tạo ĐH-THCN và dạy nghề: Các cơ quan ban ngành của tỉnh, Trung ương được giữ nguyên vị trí trong khu đô thị cũ có cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phục vụ. Các cơ quan văn phòng đại diện thương mại, du lịch khách sạn được quy hoặc trên trục trung tâm Nguyễn Tất Thành (theo quy hoạch được duyệt). Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân dạy nghề giữ nguyên ở các khu vực hiện có và phát triển mở rộngtrên đường Hùng Vương phường Nhơn Phú, phường Trần Quang Diệu, khu đô thị mới Nhơn Hội… 1.5.2.7. Các khu du lịch dịch vụ thương mại: Hình thành tuyến du lịch biển, đảo, hang Yến, núi Bà Hoả, đầm Thị Nại, xây dựng khu du lịch ở Đông Bắc khu bán đảo Phương Mai. Xây dựng các khu du lịch biển bãi Dài, khu du lịch sinh thái ở Ghềng Ráng, các điểm du lịch ven tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu. Du lịch văn hoá lịch sử kết hợp du lịch thăm quan danh thắng: Xây dựng các tua du lịch chuyên đề nghiên cứu văn hoá Chăm, nghệ thuật tuồng Đào Tấn, khởi nghĩa Tây Sơn, biểu diễn võ cổ truyền, tham quan các di tích danh thắng như Tháp Đôi, đồi Ghềng Ráng, mộ Hàn Mạc Tử.v.v.. Du lịch nghỉ ngơi vui chơi giải trí: Ngoài các công viên ven biển còn xây dựng khu công viên hồ Phú Hòa kết hợp du lịch sinh thái trên Lâm viên núi Bà Hòa, công viên hai bên sông Hà Thanh. Du lịch hội nghị hội thảo hội chợ: Xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu du lịch, hội hợp ngày càng tăng của thành phố. Xây dựng các trung tâm hội chợ và khu thương mại… ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT: Giao thông: a) Giao thông đối ngoại Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam đi qua phía thành phố Quy Nhơn. Ga Diêu Trì là ga lập tàu và trung chuyển hàng hoá và hành khách cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và hai tỉnh Gia Lai, Kom Tum, có khả năng cấp mở rộng phục vụ Quy cảng Quy Nhơn, Nhơn Hội. Xây dựng tuyến đường sắt Diêu Trì - Nhơn Hội dài 15 km tiếp cận cảng Nhơn Hội. Tổ chức ga Nhơn Hội là ga cảng. Đường bộ: Quốc lộ 1A quốc lộ 1D đi qua thành phố có tính chất là đường đối ngoại đồng thời là đường chính đô thị. Quốc lộ 19 nối dài về phía Đông. Sau khi qua thị trấn huyện lỵ Tuy Phước tuyến chia thành 2 nhánh: Quốc lộ vào cảng Quy Nhơn, quốc lộ 19B vào cảng Nhơn Hội. Bến xe: Hiện có hai bến xe phía Nam và Bắc thành phố. Dự kiến thêm 2 bến xe mới ở Diêu Trì và Nhơn Hội. Đường Thuỷ: Dự báo công suất cụm cảng Quy Nhơn - Nhơn hội năm 2020 như sau: Cảng Quy Nhơn: 4 triệu tấn/năm; Cảng Thị Nại: 0,8 triệu tấn/năm; Cảng Nhơn Hội: 12,0 triệu tấn/năm. Đường hàng không: Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 37 km về phía Tây Bắc có đường băng dài 3,6 km là sân bay kết hợp quân sự và dân dụng, có thể mở rộng thêm nhiều đường bay đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và giao thông quốc tế của Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và khu vực. b) Giao thông thành phố Hướng phát triển chủ đạo của thành phố là phía Tây, Bắc và bán đảo Phương Mai. Dự kiến tổ chức một số tuyến giao thông lớn theo hướng ngắn nhất để nối khu đô thị cũ với các khu đô thị mới như: Tuyến Suối Trầu qua núi Vũng Chua (tổ chức đường hầm hoặc đèo) nối với khu vực phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Long Mỹ; Đường Điện Biên Phủ và Nhơn Bình phía Tây núi Bà Hoả; Tuyến cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội, đường Nguyễn Tất Thành nối dài; Tuyến Nhơn Hội - Cát Tiến. Xây dựng đường thành phố với cấp hạng sau: Đường chính cấp 1 rộng 40-60m; Đường chính cấp 2 rộng 30-35m; Đuờng liên khu vực rộng 24-28m. Chuẩn bị kỹ thuật: Tại khu trung tâm: Chọn cao độ nền xây dựng h³ 2m. Tại khu vực Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu: Chọn cao độ nền xây dựng h ³ 4.5m. Riêng khu công viên cây xanh h ³ 3,0m. Khu bán đảo Phương Mai: Chọn cao độ nền xây dựng h ³ 3,0m. Tại các khu vực ven sườn núi, ven suối khi xây dựng các công trình chỉ san gạt cục bộ không san gạt lớn tránh sạt lở. Những khu vực gần sông, suối, hồ chỉ được phép trồng cây xanh, không xây dựng các công trình gần bờ sông £ 50m. Thoát nước: Khu vực thành phố cũ dùng hệ thống cống chung một nửa. Trong những năm tới cần xây dựng hệ thống cống bao để đón nước bẩn. Các khu vực xây dựng mới cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. Nạo vét một số hồ đập như hồ Phú Hoà, hồ Phú Tài, Hồ Bông Hồng, v.v… để điều hoà nước và cải tạo môi trường khí hậu. Cấp nước: Tiêu chuẩn cấp nước: Nước sinh hoạt (Qsh). Giai đoạn 1: 160 l/ng.nđ (85% dân số được cấp nước). Giai đoạn 2: 200 l/ng.nđ (95% dân số được cấp nước). Nước cho khu công nghiệp tập trung: 40m3/ha-nđ. Cấp điện: a. Tiêu chuẩn cấp điện: - Chỉ tiêu điện sinh hoạt: Chỉ tiêu điện áp dụng theo quy chuẩn xây dựng 682 của Bộ Xây dựng ngày 14/12/1996 đối với thành phố cấp II như sau: Khu vực Đến năm 2015 Đến năm 2025 Công suất (W/người) Điện năng (kwh/ng, năm) Công suất (W/người) Điện năng (kwh/ng, năm) Nội thị 280 700 500 1500 Ngoại thị 170 350 330 1000 (Nguồn: Dự án VIE-2146-2005) - Chỉ tiêu điện công nghiệp: Từ 100 ¸ 450kw/ha. Trung bình lấy 250kw/ha. b. Định hướng cấp điện: Nguồn điên: Nguồn điện cấp cho thành phố Quy Nhơn là lưới điện quốc gia 220KV và 110 KV mà trực tiếp là trạm 220KV Phú Tài. Lưới điện: 220 KV: Tại khu Phú Tài có trạm 220/110 KV, công suất 125 MVA, đợt đầu 2 x 15 MVA.. Đợt sau 2x250 MVA. Cấp điện cho trạm này là đường dây 220 KV Plâyku-Phú Tài hiện có. Dự kiến xây dựng đường dây điện nổi 220 KVmạch đơn từ trạm 220 KV Phú Tài đi Nha Trang. Lưới điện 110 KV: Tại thành phố Quy Nhơn dự kiến xây dựng 5 trạm 110/35/22 KV với tổng công suất các trạm biến áp là 446 MVA. Xây dựng mới các tuyến 110 KV từ trạm 220 KV đến trạm 110 KV. Lưới điện 22 KV: Khu vực nội thị dùng cáp ngầm, khu vực ngoại thị dùng dây nổi có bọc cách điện bắt trên cột điện bê tông li tâm. Lưới 22 KV có cấu tạo mạch vòng, vận hành hở. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: a) Chỉ tiêu thiết kế: Cho giai đoạn 2010 và 2020 Nước sinh hoạt Nước thải công nghiệp tính bằng 90 % chỉ tiêu cấp nước và = 36m3/ng/ha đất nhà máy. Chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom đạt 90% của 1 – 1,2 kg/người.ngày. b) Quy hoạch: Giải pháp nước thải: Nước thải sinh hoạt: Khu vực thành phố cũ: Phía Bắc, Đông và Nam núi Bà Hoả dùng cống nước thải nửa chung với nước mưa, có cống bao thu nước thải vào các trạm bơm và bơm đến hai trạm làm sạch nước thải. Khu vực cải tạo và xây mới gồm các phường: Nhơn Bình, Nhơn Phú, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân và khu đô thị mới Nhơn Hội, Nhơn Lý sẽ xây dựng cống nước thải riêng, có các trạm bơm và 7 trạm xử lý. Nước thải bệnh viện: Mỗi bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải riêng. Đạt yêu cầu về vệ sinh. Nước thải công nghiệp: Mỗi khu công nghiệp có một trạm riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1_CO_SO_THIET_KE.doc
  • xlsBang tong hop luu luong.xls
  • docCHUYEN DE_final.doc
  • docCH¦+NG 3_ CH-8 -+= TI-U THU= N¦+8C.doc
  • docCH¦+NG 4_ TI8NH TOA8N THI-8T K-8 MA=NG L¦+8I C-8P N¦+8C.doc
  • docCH¦+NG 5_TRAM XU LY.doc
  • docCHƯƠNG 2_CÔNG SUẤT HỆ THỐNG.doc
  • docCHƯƠNG 6- CÔNG TRÌNH THU sua.doc
  • docCHƯƠNG 7. TRẠM BƠM CẤP II.doc
  • docCHƯƠNG 8- KHÁI TOÁN KINH TẾ.doc
  • docCHƯƠNG 9 - TÍNH TOÁN CHI TIẾT sua.doc
  • rarDATN_MVT_BV.rar
  • docLOI NOI DAU.doc
  • docmucluc.doc