Luận văn Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk

LỜI MỞ ĐẦU Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Đến năm 1930 ở Việt Nam chỉ có 5.900 ha. Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Năm 2006, cả nước có 488.600 ha [20], sản lượng xuất khẩu niên vụ 2006/2007 đạt 1,28 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1,899 tỷ USD [34], so với năm 1981 đã tăng hơn 25 lần về diện tích, hơn 278 lần về sản lượng xuất khẩu. Cách đây 20 năm từ một đất nước chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối. Được xác định là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực, chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngành cà phê đã tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền núi trong đó có một phần là các đồng bào dân tộc ít người. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi như quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu lớn nhất nước, khí hậu ôn hòa, Đắk Lắk là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và một số cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, bơ . Diện tích cà phê ở Đắk Lắk lớn nhất của cả nước, hiện nay là 174.740 ha với năng suất 25,57 tạ/ha và sản lượng 435.025 tấn [24], sản lượng xuất khẩu hàng năm trên 300.000 tấn/năm [15] (tương đương với sản lượng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ), kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ sản phẩm cà phê lên đến trên 500.000 USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người dân trong tỉnh. Cây cà phê đã đóng góp trên 50% GDP của tỉnh và trên 1/4 số dân trong tỉnh sống nhờ vào cây cà phê. Trong một vài thập niên tới cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên ngành cà phê Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng sản phẩm không cao, giá bán sản phẩm cùng loại thấp hơn so với các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới từ 50 - 80 USD/ tấn. Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm cà phê ở Đắk Lắk thấp và không tương xứng với tiềm năng của địa phương đó là chất lượng giống không cao. Trong thập kỷ 90, ngành cà phê ở Đắk Lắk phát triển rất nhanh do bị kích thích bởi giá cả, phần lớn diện tích cà phê đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Cho đến nay những vườn cà phê ở Đắk Lắk đã bộc lộ nhiều nhược điểm như hạt nhỏ, khối lượng 100 hạt đạt khoảng 13 - 14 g; tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rỉ sắt cao có vườn lên đến 50% số cây bị bệnh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cần thiết phải thay đổi các giống đang trồng trong sản xuất bằng các giống mới có năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, có khả năng kháng cao đối với bệnh rỉ sắt do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc. Song những nỗ lực để khôi phục vườn cà phê bằng cách trồng các giống mới này trên nền đất cũ đã được trồng cà phê ở Đắk Lắk đều bị thất bại do sự phá hại của tuyến trùng có sẵn trong đất. Kỹ thuật ghép chồi cải tạo giống cho phép khai thác được bộ rễ của cây cũ, rút ngắn được thời gian chăm sóc trước khi cây cho quả, hạn chế được sự phá hại của tuyến trùng và cải thiện được chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất vườn cây. Vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay cà phê được ghép chồi cải tạo vẫn chiếm một tỷ lệ không đáng kể, chưa đến 1% so với tổng diện tích cà phê cả nước. Việc thực hiện đề tài: "Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk" là nhu cầu cần thiết và cấp bách để làm cơ sở trong việc xác định những biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 1.4. Phạm vi điều tra 5 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 6 2.2. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam 7 2.3. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 9 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU 31 3.1. Đối tượng nghiên cứu 31 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 31 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Tình hình sản xuất và các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng tại các vùng điều tra 39 4.1.1. Hiện trạng sản xuất cà phê tại các địa phương vùng điều tra 39 4.1.2. Điều kiện tự nhiên 40 4.1.3. Tuổi cây 44 4.1.4. Kỹ thuật canh tác 45 4.1.5. Liều lượng và các loại phân bón chủ yếu được áp dụng trong khu vực điều tra nghiên cứu 47 4.1.6. Tưới nước 49 4.1.7. Tình hình sâu bệnh 50 4.1.8. Tình hình ghép cải tạo và trồng mới bằng cây ghép 52 4.1.9. Tình hình áp dụng kỹ thuật ghép chồi cải tạo tại một số vùng cà phê ở Đắk Lắk 54 4.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê ghép chồi cải tạo 60 4.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân chuồng đến sinh trưởng và năng suất của cà phê ghép cải tạo 60 4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp của kỹ thuật ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của chồi ghép 67 4.3. Mô hình ghép và hiệu quả kinh tế của biện pháp ghép cải tạo 70 4.3.1. Dinh dưỡng đất 70 4.3.2. Khả năng sinh trưởng của vườn cây 71 4.3.3. Năng suất và chất lượng cà phê nhân sống 72 4.3.4. Hiệu quả kinh tế của ghép chồi cải tạo 79 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82 5.1. Kết luận 82 5.2. Đề nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

docChia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn thạc sỹ- Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk.DOC
Luận văn liên quan