Luận văn Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay

Để kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực mà luận văn đã đề cập tới. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông.

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắc văn hóa được toát lên từ bất cứ chi tiết văn hóa nào mà dân tộc này có. Nó toát lên từ gốc gác, từ bản chất, từ nếp sống, từ bản tính người, từ cách ăn uống, đi lại, ở, mặc đến các phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo, trong những thao thác kỹ thuật và trong kho tàng văn hóa hiện đại và dân gian. Để kế thừa bản sắc văn hóa đó đòi hỏi các ban ngành chức năng và bản thân đồng bào Mông phải có những phưng thức thích hợp để đảm bảo sự thống nhất giữa tính truyền thống và hiện đại trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay. 2.2. một số nhóm giải pháp nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nghiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Có thể thấy rõ, việc kế thừa, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Mông là phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đến nay Hà Giang vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, trình độ phát triển kinh tế thấp kém; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; kết cấu hạ tầng phức tạp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lý... điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc kế thừa, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Mông. Vì vậy, phát triển kinh tế được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hoá. 2.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng cho việc phát văn hoá Hà Giang tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 186 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội sáu tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc và Chương trình dự án xoá đói giảm nghèo, Chương trình định canh định cư, Dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số Hà Giang (HPM), Chương trình 134, 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đã đề ra. Đẩy mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hoá trong vùng, áp dụng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh tăng vụ tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi 1 vạn ha diện tích đất xấu nương đá dốc hiện đang trồng ngô năng suất thấp trong vùng đồng bào Mông sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như cây xa mộc, trồng cỏ làm thức ăn gia súc, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây đậu tương... tuỳ theo khả năng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng. Tập trung sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ ổn định đời sống của đồng bào. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi là thế mạnh của vùng đồng bào thành ngành sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng hoá tăng thu nhập bằng tiền của đồng bào từ sản phẩm chăn nuôi chiếm 60% tổng thu nhập gia đình tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển chăn nuôi bò, dê, nuôi ong lấy mật, phát triển trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc, phát triển sản xuất. Tiếp tục thực hiện chính sách giao đất giao rừng để nhân dân khoanh nuôi bảo vệ rừng, phấn đấu trồng rừng đến hết 2010 đạt hai vạn ha. Trong đó 70% diện tích là cây xa mộc ở các huyện vùng cao núi đá, vùng dân tộc Mông sinh sống. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm bố trí tuyển dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Có chính sách khuyến khích thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở củng cố mạng lưới khuyến nông tập trung làm tốt công tác hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho đồng bào. Thực hiện lồng ghép nhiều chương trình dự án trên cùng địa bàn, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội trong vùng phát triển, tập trung giải quyết cho được những vấn đề bức xúc của đồng bào như xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất, đời sống, khai hoang phục hoá, giải quyết đất sản xuất cho nhân dân, có chính sách hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo, giúp đỡ các hộ xoá 1 vạn nhà tạm theo Chương trình Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, chú trọng việc đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo theo chương trình "mái nhà bể nước, con bò, điện sáng" cho hộ đồng bào được trực tiếp thụ hưởng ổn định cuộc sống thúc đẩy xoá đói giảm nghèo. Tập trung mọi nỗ lực của các cấp các ngành đẩy mạnh phong trào thi đua giúp đỡ nhau xoá đói giảm nghèo, ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo, người nghèo một cách thiết thực, phấn đấu xóa vạn hộ nhà tạm, giảm một vạn hộ nghèo chủ yếu là ở vùng đồng bào dân tộc Mông, giúp đỡ các hộ trung bình mới thoát nghèo, nâng cao đời sống xoá đói giảm nghèo vững chắc. ổn định công tác định canh định cư của đồng bào dân tộc Mông. Để ổn định công tác định canh, định cư giải quyết tốt tình hình di cư tự do, nhiệm vụ thời gian tới của Tỉnh là tập trung lãnh đạo cụ thể hoá triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 138/2000/QĐ-TTg, Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lồng ghép đầu tư có hiệu quả các chương trình dự án để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tập trung xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn miền núi, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo đủ lương thực ổn định cuộc sống. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào. ổn định định canh định cư vững chắc theo các tiêu chí trong Quyết định 140/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quy hoạch và sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết gắn quy hoạch dân cư với phát triển sản xuất theo Quyết định 190/2003/TTg ngày 23/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện di chuyển sắp xếp 3.000 hộ dân cư từ vùng cao thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn xuống vùng thấp định cư ổn định cuộc sống lâu dài theo dự án của tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 120/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch bố trí sắp xếp ổn định đưa dân ra biên giới định cư lâu dài bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đầu tư trực tiếp cho hộ tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân là xoá nhà tạm, giải quyết nước ăn, khai hoang phục hoá, tăng quỹ đất sản xuất cho đồng bào sản xuất đảm bảo lương thực đủ ăn. ổn định cuộc sống định canh định cư. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động đồng bào ổn định định canh định cư, không di cư tự do, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 08/CT-UB, Chỉ thị 34/CT-UB và Chỉ thị 22/CT-UB của UBND tỉnh về việc giải quyết tình hình di cư tự do chống truyền đạo trái pháp luật. Tăng cường cán bộ bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình biến động dân cư, làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, ngăn chặn di cư tự do. Thực hiện tốt chính sách đối với các hộ di cư trở về quê hương làm ăn sinh sống tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào ổn định cuộc sống. Đồng thời phối hợp với các địa phương nơi có dân di cư đến ổn định đời sống cho đồng bào. Có thực hiện được như vậy thì đồng bào dân tộc Mông mới có thể hình thành ý thức tự giác giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mới biết quý trọng, tự hào và nâng niu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. - Xây dựng kết cấu hạ tầng trong đó tập trung sức giải quyết các vấn đề bức xúc nhất: Giao thông, nước sạch, điện thắp sáng và việc hành thành các chợ, tạo thị trường kích thích sản xuất hàng hoá. Giao thông là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh. Giao thông tới đâu bộ mặt làng, bản thay đổi tới đó. ở những bản vẫn chưa có đường ô tô, giao thông đi lại rất khó khăn nhất là về mùa mưa, sụt lở nhiều. Mặc dù trong những năm gần đây vấn đề giao thông của tỉnh đã có sự thay đổi lớn các xã đã có đường ô tô rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của người dân, nhưng theo tôi Tỉnh cũng cần mở đường giao thông đến tận thôn bản để người dân đi lại dễ dàng. Về nguồn điện, ngoài các vùng đã có điện lưới quốc gia, còn lại chủ yếu vùng người Mông là dùng đèn dầu hoặc phát triển thủy điện nhỏ, nguồn pin mặt trời, nơi quá xa nguồn nước thì sử dụng máy Diezen. Từng bước hướng dẫn đồng bào sử dụng điện ngoài mục đích thắp sáng còn phải phục vụ cho chế biến nông sản, phục vụ các phương tiện truyền thanh, truyền hình. ở Hà Giang đã được Nhà nước đầu tư dự án nước sạch, ở nhưng nơi không triển khai dự án nước sạch thì đã xây hồ chứa nước, xây bể chứa nước mưa, lắp ống dẫn nước kể cả biện pháp thủ công của nhân dân ở các địa phương; Chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; xây dựng quy định bảo vệ nguồn nước tự nhiên, ngăn chặn tình trạng ném mìn bắt cá làm ô nhiễm môi trường nước. Thực hiện chương trình 134, 135. Các cấp, ngành quan tâm huy động tối đa nguồn lao động dồi dào, nhiều hạng mục khoán hẳn cho các bản, dòng họ, hộ gia đình vừa để người dân có thêm thu nhập, vừa giáo dục ý thức tự lực tự cường tham gia xây dựng quê hương. Để phá thế tự cung, tự cấp, kích thích sự phát triển kinh tế hàng hóa ở vùng cao nói chung, vùng đồng bào dân tộc Mông nói riêng phải đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhiều sản phẩm truyền thống của người Mông có giá trị kinh tế cao, nhưng lại làm thủ công dẫn đến không có nơi tiêu thụ, hoặc tiêu thụ thì chỉ ở dạng trao đổi nguyên liệu, giá thành sản phẩm thấp. ở vùng đồng bào Mông cư trú có nhiều thuận lợi về quan hệ thương mại. các cửa khẩu, chợ đường biên, đường bộ qua lại biên giới hai nước. Đó là những lợi thế rất quan trọng để đẩy mạnh phát triển thương mại, trao đổi, mua bán, kích thích nền kinh tế hàng hóa. Muốn vậy, Nhà nước, Tỉnh cần có chính sách kết hợp an ninh - quốc phòng quản lý chặt chẽ biên giới với việc mở cửa tạo thông thương, để nhân dân trao đổi hàng hóa. - Phát triển sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp, thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng người Mông. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở vùng người Mông cần phải làm tốt một số việc sau: Điều tra cơ bản tình hình đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm sao lãnh đạo xã phải nắm chắc quỹ đất của từng hộ gia đình, của chung toàn bản, toàn xã. Đây là khâu yếu của đội ngũ cán bộ cơ sở. Có nắm vững quỹ đất phân tích các điều kiện tự nhiên và tổng kết kinh nghiệm sản xuất thì mới xác định được thế mạnh, từ đó mới hình thành được cơ cấu kinh tế của từng vùng. Trên cơ sở đó hình thành sản xuất hàng hóa, các sản phẩm chủ lực của từng tiểu vùng khí hậu. Cần có chính sách khuyến khích các sản phẩm truyền thống, nghề truyền thống của người Mông ở những vùng người Mông có một số giống quý: Gà đen, thịt vừa thơm vừa bổ, giá trị kinh tế cao; Lợn vừa nạc vừa thơm, rau cải Mông có hương vị cay nồng rất hấp dẫn. Nghề rèn và thêu dệt của người Mông có nhiều sản phẩm truyền thống đạt chất lượng cao, cần đầu tư để các sản phẩm truyền thống này phát triển rộng khắp, trở thành hàng hóa chủ lực của người Mông. Đẩy mạnh giao đất giao rừng, chuyển đổi cây trồng và chăm sóc rừng phòng hộ thay cho việc di canh phát rừng làm rẫy. Mạnh dạn tổ chức một số mô hình trang trại hộ gia đình, tổ chức đội bảo vệ trồng rừng theo mô hình bản hoặc dòng họ. Thu hút số thanh niên dân tộc Mông làm kinh tế và thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng. Nhà nước, Tỉnh nên duy trì các chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ giống, cây, con. Được vay vốn thuận lợi, trợ giá trong thu mua, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và các tư nhân tổ chức sản xuất, kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc để đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đồng thời khuyến khích đồng bào mở rộng diện tích làm ruộng nước, ruộng bậc thang. - Các biện pháp mở mang dân trí, chăm sóc sức khoẻ nhân dân Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia, vì nó là nền tảng tri thức, cơ sở tạo ra tài năng cho đất nước. Sự lạc hậu hay tiên tiến của một dân tộc biểu hiện trước hết ở sự lạc hậu hay tiên tiến của giáo dục. Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" [57, 8]. Không thể nào thực hiện bình đẳng dân tộc, chiến thắng được nghèo nàn, lạc hậu, không thể giữ gìn bản sác văn hóa nếu không phát triển giáo dục, mở mang dân trí. Để khắc phục được trình độ dân trí thấp của vùng đồng bào Mông thì chúng ta cần phải: Mở rộng các trường nội trú Tỉnh, huyện, các điểm trường, các hình thức bán trú dân nuôi để con em đồng bào đi học thuận lợi hơn. Ngoài việc học văn hóa còn phải thực hiện bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở, mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật là người Mông. Sau khi học xong trung học cơ sở những học sinh không đỗ vào trung học phổ thông thì chuyển sang trung tâm xúc tiến việc làm của huyện để dạy nghề, nhanh chóng tạo ra đội ngũ các bộ kỹ thuật. Xã hội hóa triệt để công tác xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông, khuyến khích những người đi học. ở Hà Giang trong những năm qua đã thực hiện chính sách này và đã thu hút được số lượng học sinh đến trường tương đối đông. Cần phải phát huy và mở các thêm nhiều mô hình bán trú dân nuôi, để thu hút học sinh tới trường. Nên giao khoán chỉ tiêu cho các bản, ác dòng họ để tạo nên sự thi đua giữa dòng họ này với dòng họ khác. Có chính sách giảm lao động công ích cho những người đi học, đồng thời mỗi họ nên thành một quỹ riêng để thưởng cho những người đi học Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên là người dân tộc Mông. Xây dựng được đội ngũ giáo viên người Mông để dạy học cho dân tộc mình là việc làm có ý nghĩa chiến lược. Bên cạnh đào tạo giáo viên người Mông phải có chính sách khuyến khích đội ngũ giáo viên lên công tác ở vùng sâu, vùng xa. Mở rộng việc dạy chữ Mông để nhằm tăng thêm tư duy ngôn ngữ, giúp cho người Mông có phương tiện để giữ gìn, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tạo khả năng tiếp thu tiếng Việt và tiếp nhận các giá trị văn hóa tiên tiến. Bên cạnh mở mang dân trí, phải chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Qua khảo sát thì vùng người Mông thường xuất hiện các loại bệnh như: Nhiễm trùng, giun sán, đau mắt hột, lao phổi, biếu cổ...Để phòng tránh các dịch bệnh trên thì phải mở rộng mạng lưới cơ sở cả về số lượng và chất lượng, mỗi xã phải có một y tá, Bác sĩ và phải có chế độ thỏa đáng cho các Bác sĩ ở nhưng vùng sâu, vùng xa; Tăng cường giáo dục sức khỏe cộng đồng, vệ sinh phòng bệnh cho đồng bào bằng nhiều hình thứcphong phú, màn chống muỗi, vệ sinh nguồn nước, xóa các thủ tục lạc hậu cúng bái để chứa bệnh, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Thực hiện chế độ khám miễn phí cho vùng đồng bào dân tộc. Có chính sách đào tạo cán bộ y tế người Mông và khuyến khích đội ngũ cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, ở các trạm xá trung tâm cụm xã nên đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố, có đủ trang thiết bị để cấp cứu ban đầu các bệnh hiểm nghèo. 2.2.2. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc Mông hiện nay là khâu có ý nghĩa then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng - Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng Theo số liệu thống kê của ban dân miền núi tỉnh, số lượng Đảng viên chiếm tỉ lệ 0,5% dân số người Mông, khoảng 40% chỉ đạt trình độ văn hóa cấp 1, trên 80% chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước [2-43] Chất lượng còn thấp, làm cho năng lực và sức chiến đấu tổ chức cơ sở Đảng hạn chế. Mỗi xã có Đảng bộ cơ sở, phấn đấu mỗi bản có một chi bộ từ 3 đảng viên trở lên. Muốn vậy phải tập trung cao độ vào công tác phát triển đảng viên mới, chú trọng các thành viên là cán bộ xã, đoàn thể, trưởng bản, giáo viên các trường tiểu học, số quân nhân phục viên, xuất ngũ. Nội dung lãnh đạo của các chi, Đảng bộ vùng đồng bào Mông nên tập trung vào các khâu then chốt hiện nay là: Tìm ra cơ cấu kinh tế, phát huy được thế mạnh của địa phương; xác định đúng cây, con, có giá trị kinh tế để chuyển sang sản xuất hàng hóa, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Lãnh đạo nhân dân giám sát chặt chẽ các công trình hạng mục của Nhà nước đầu tư để chống thất thoát, lãng phí, mang lại hiệu quả thiết thực. Về giáo dục, y tế, văn hóa tập trung lãnh đạo chương trình xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng các dịch bệnh. Đẩy mạnh các sinh hoạt lễ hội văn hóa truyền thống, đồng thời vận động nhân dân bài trừ các thủ tục lạc hậu, lãng phí. Về quốc phòng - an ninh chú trọng lãnh đạo chống di dịch cư tự do, ngăn chặn tình trạng vượt biên và truyền đạo trái phép. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của bộ máy chính quyền xã, bản. Lựa chọn những cán bộ là người dân tộc Mông có đủ năng lực quản lý, tập hợp quần chúng, có phẩm chất đạo đức và uy tín trong quần chúng, bầu vào cương vị chủ chốt của cấp xã, bản. Quan tâm mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kinh tế văn hóa - xã hội, các chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ quản lý. Điều cần lưu ý là ngoài hình thức tập trung ở huyện, tỉnh, thì quan trọng và thiết thực hơn là cử đoàn cán bộ vào bồi dưỡng ngay tại xã, thậm trí là bản. Cải tiến phương pháp bồi dưỡng, tránh xa vào lý luận chung, phải mô hình hóa các lý thuyết để cán bộ xã, bản dễ tiếp thu. Coi trọng việc xây dựng quy định chức năng nhiệm vụ của trưởng bản trong việc quản lý điều hành các hoạt động của bản, đồng thời sử dụng tổ chức dòng họ của người Mông vào một số việc trong quản lý xã hội, an ninh - quốc phòng. Tỉnh cần ưu tiên xây dựng các trụ sở làm việc của các xã vùng cao, biên giới, tăng định suất hưởng lương cho cán bộ xã, có chế độ thanh toán công tác phí cho cán bộ xã đi họp ở huyện, tỉnh. - Đẩy mạnh hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để giáo dục, tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt của mỗi đoàn thể phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phong tục tập quán dòng họ, điều kiện cư trú, để làm sao thu hút được quần chúng đi sinh hoạt. Trong tình hình hiện nay thì phương thức gắn sinh hoạt các đoàn thể quần chúng với các hình thức sinh hoạt truyền thống của cộng đồng như lễ hội, ngày tết, ngày cưới, trong tang ma, các sinh hoạt của bản và dòng họ, là có hiệu quả thiết thực nhất. Một vấn đề bất cập hiện nay là việc thu hút, tập hợp các tầng lớp quần chúng ở các xã vùng cao là rất quan trọng và cần thiết. Song kinh phí cho các hoạt động này lại không có, hoặc có không đáng kể. Để góp phần giải quyết khó khăn này, một giải pháp có thể thực hiện ngay được là khi triển khai các chương trình, dự án kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng thì phải yêu cầu các chủ dự án gắn quá trình triển khai, thực thi dự án với các đoàn thể quần chúng trong công tác tuyên truyền, vận động, quản lý giám sát...qua đó để hỗ trợ kinh phí cho các đoàn thể quần chúng - Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Mông, nhất là cán bộ làm công tác văn hoá Nói đến dân tộc là nói đến đôi ngũ cán bộ người dân tộc. Để đảm đương quản lý điều hành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc mình. Không xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thì không thể nói đến bình đẳng giữa các dân tộc, không thể giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Đối với miền núi, vấn đề cán bộ phải được đặt lên hàng đầu để thực hiện đường lối văn hóa và chính sách dân tộc. Không có đội ngũ cán bộ là người dân tộc, tiếp thu và truyền bá những kiến thức và kinh nghiệm xây dựng nền văn hóa mới, thì làm sao nói đến hiện đại và hiện đại hóa văn hóa truyền thống của miền núi, nhất là đối với một tỉnh biên giới chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống như tỉnh Hà Giang hiện nay. Do vậy vai trò của giáo dục, đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Mông. Nghiên cứu đặc trưng văn hóa dòng họ người Mông chúng ta thấy rõ tình cảm dòng họ rất sâu đậm, bền chặt, vượt lên trên cả lợi ích quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng Người Mông luôn có tâm lý muốn dòng họ của mình có lãnh tụ, có người cầm đầu. Vì vậy khi bố trí cán bộ ở vùng dân tộc Mông nên đặc biệt chú ý đến khía cạnh tâm lý này. Nếu trong xã có nhiều dân tộc, nhiều dòng họ thì phải bố trí xen kẽ nhau. Các vị trí chủ trì nên lựa chọn dòng họ có công khai phá, thành lập bản, làng đầu tiên, dòng họ có uy tín nhất trong bản, xã. Đội ngũ cán bộ là người Mông còn thiếu về số lượng, cả tỉnh Hà Giang chỉ có 10 người là người dân tộc Mông đã được đào tạo làm công tác văn hoá lại tập trung ở thị xã thị trấn, còn các thôn bản có người Mông thì hầu như cán bộ văn hoá xã đều chưa qua đào tạo dẫn đến chất lượng còn yếu, không những về trình độ năng lực mà còn biểu hiện tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cục bọ dòng họ, tự ti, trông chờ ỷ lại cấp trên. Như vậy, quan trọng hơn cả là việc đào tạo một đội ngũ cán bộ chính bằng người Mông. Không ai hiểu và làm tốt công tác tuyên truyền cho họ tốt hơn là người của chính họ, vì thế cần xây dựng riêng trên địa bàn từng huyện, xã, từ khâu đào tạo nguồn, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng cán bộ, chú trọng lựa chọn từ các trường nội trú, cán bộ trong quân đội, Công an, các cơ quan Đảng, Nhà nước, những nhân tố trưởng thành từ cơ sở. Thực hiện chế độ cử tuyển đối với người Mông, trong quá trình đào tạo phải trú trọng cả 3 mặt: văn hóa, chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng kiến thức và năng lực công tác vận động quần chúng. Khi sử dụng cán bộ người Mông đặc biệt chú ý gần dòng họ, gia đình, bởi người Mông luôn phải ở gần nhà để thực hiện các nghi lễ theo phong tục. Trên cơ sở đánh giá cán bộ theo từng thời kỳ mà thực hiện bồi dưỡng, đào tạo các loại cán bộ chủ chốt, nhất là cơ sở. Ngoài các lớp tập trung nên mở các lớp ngắn hạn tại địa phương Ngoài các chính sách chung của Nhà nước, các địa phương hàng tháng nên có trợ cấp cho cán bộ của các bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa; khen thưởng động viên, tổ chức đi thăm quan học tập các địa phương bạn. Bên cạnh đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc phải thực hiện chính sách ưu tiên thỏa đáng để động viên đội ngũ trí thức, sinh viên mới ra trường lên công tác ở miền núi, tạo môi trường giao lưu trí thức, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ dân tộc. 2.2.3. Một số biện pháp trên lĩnh vực văn hoá để kế thừa và phát huy các giá trị Bản sắc của người Mông Đời sống văn hóa vùng dân tộc Mông còn ở mức thấp kém, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, một số lễ hội không còn được duy trì nguyên nhân của tình trạng sa sút về đời sống văn hóa có thể là: Do đời sống kinh tế kém "Vòng kim cô" tự cung, tự cấp chưa bị xóa bỏ, giao thông đia lại khó khăn, không có sự giao lưu rộng rãi. Bản thân người Mông vẫn chưa ý thức sâu sắc về việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Vẫn còn quan niệm: ‘’Đói chữ, đói văn hóa không chết, đói cơm, đói muối mới chết’’ hay "đi học cũng ăn cơm, không học cũng ăn cơm"… Mặc dù đã có chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng tỉnh, huyện, xã vẫn chưa có kế hoạch cụ thể sát thực với từng dân tộc, từng vùng, ngân sách đầu tư không tương xứng, thậm trí có một số cán bộ xem nhẹ vấn đề văn hóa, xen nó là vấn đề thứ yếu sau kinh tế, nên kinh phí văn hóa vốn đã eo hẹp lại còn bị cắt xén. Chưa chú trọng phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng, có một số nhân tố nổi lên ở địa phương nhưng không được nuôi dưỡng, chăm sóc. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh biện pháp kinh tế - xã hội phải tập trung thực hiện tốt các biện pháp trên lĩnh vực văn hóa. - Khảo sát, đánh giá toàn diện các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mông Đẩy mạnh khảo sát sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá toàn diện các giá trị văn hóa truyền thống, từ văn hóa, văn nghệ dân gian, đến phong tục tập quán, lễ hội, tổ chức gia đình, làng bản, dòng họ...theo phương hướng: Những giá trị vĩnh cửu thì bảo tồn, tạo mọi điều kiện để phát huy tác dụng, như lễ khấn thần đất (khía sá), lễ cúng mưa, lễ cúng cơm mới, các điệu múa khèn, các nhạc cụ, các làn điệu dân ca, ca dao, truyện kể, thần thoại, truyền thuyết. Những giá trị cũ, nhưng có thể cải biến, chắt lọc để phục vụ cho sự phát triển văn hóa. Chẳng hạn như trong phong tục thờ cúng tổ tiên, phong tục làm ma của người Mông, ta phải biết giữ lại các yếu tố tích cực đó là lòng biết ơn tổ tiên, tính cố kết cộng đồng, tình yêu lao động...nhưng phải cải biến cách thức tổ chức để chống lãng phí, đỡ tốn kém thời giờ, tiền bạc. Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở gì cho sự phát triển, thì không nên vận động xóa bỏ, bởi vì chưa đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của quần chúng. Ví dụ như màu sắc y phục, đồ trang sức, tổ chức thiết chế dòng họ, một số luật tục, quy ước sinh hoạt cộng đồng. Những giá trị cũ lỗi thời, gây cản trở sự phát triển thì phải tổ chức các cuộc vận động, thuyết phục quần chúng, để tự bản thân quần chúng thấy rõ tác hại để loại bỏ chúng như người chết để trong nhà lâu ngày, tục hôn nhân chị dâu với em chồng, tục chôn rau thai ở trong nhà... Để thực hiện được công việc này cần phải có các nhà nghiên cứu là người dân tộc Mông để khẩn chương tiến hành công việc, nếu chậm chễ thì có nguy cơ một số loại hình văn hóa dân gian, một số lễ hội bị mất đi vì giờ đây chỉ còn có người cao tuổi mới biết. - Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang. Công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang cần phải trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính dân tộc họ. Việc bảo tồn kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trước hết phải xuất phát từ yêu cầu này. Vì văn hóa dân tộc Mông trước hết là của người Mông, họ là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là người trực tiếp thừa hưởng, kế tục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đời sống xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ưý thức giữ gìn, kế thừa thì sự đổ vỡ và mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, nâng cao ưý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang là yếu tố có ưý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của công tác này. Cuộc vận động giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Hà Giang trong đó có dân tộc Mông không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần phải được mở rộng khắp cư dân trong khu vực và cả nước. Con đường chủ yếu để thực hiện việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang là thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, qua các buổi sinh hoạt,lễ hội. Do đó trước mắt ngành văn hóa thông tin tỉnh cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng mọi hình thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Mông nói riêng. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa việc kế thừa các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mông, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ được nhiều nhất những giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm và uy tín tổ chức các hoạt động văn hóa, là trụ cột trong các hoạt động văn hóa, tiếng nói có giá trị cao và được nể trọng trong cộng đồng. Đó là lớp người có vai trò không thể thay thế trong thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Về đối tượng, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất với mọi sự thay đổi; trong họ luôn có sự lựa chọn giữa yếu tố truyền thống hay hiện đại. Bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số bản địa được tìm hiểu, tiếp xúc với các di sản văn hóa truyền thống. Qua đó hình thành niềm tự hào, xóa bỏ những mặc cảm tự ti, xem việc giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự của thế hệ mình. Cần triển khai thực hiện sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa, trong đó có nội dung bảo tồn, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Sử dụng và phát huy triệt để thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng (các đài phát thanh - truyền hình, các loại áo chí, xuất bản phẩm...) hệ thống các thiết chế thông tin của ngành văn hóa... Để công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của người Mông ở Hà Giang thực sự mang lại hiệu quả, vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiện toàn và triển khai nhân rộng các mô hình thiết chế văn hóa đã có ở một số bản, tuy vấn đề nêu trên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhưng cần phải khẩn trương tiến hành, tính toán xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương. Phải xác định rõ văn hóa của người Mông dưới dạng vật thể và phi vật thể là di sản quưý báu của nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Giữ gìn, kế thừa và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là hành động yêu nước, là tạo sức đề kháng chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, là làm giàu thêm văn hóa vốn có của đất nước. - Xây dựng mô hình phát triển văn hoá ở vùng có người Mông cư trú. Trên cơ sở phát triển giáo dục nâng cao dân trí, tập trung lựa chọn bồi dưỡng đào tạo cán bộ là con em dân tộc Mông có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ song ngữ cho người Mông. Song ngữ là phương tiện nâng cao dân trí, đồng thời cũng là sản phẩm của trình độ dân trí. Nhưng ở vùng người Mông trình độ song ngữ của người dân còn chậm phát triển. Bên cạnh tình trạng mù chữ, tình trạng mù tiếng phổ thông (tiếng Việt) vẫn là hiện tượng phổ biến. Trình độ song ngữ thấp làm hạn chế giao lưu văn hoá, hạn chế việc tiếp thu các yếu tố văn hoá hiện đại. Môi trường phát triển trình độ song ngữ là trường học phổ thông ở các xã, bản. Vì vậy, phải phát triển hệ thống các trường phổ thông, nâng cao khả năng song ngữ: tiếng Mông và tiếng phổ thông trong nhân dân. Trong đó, biện pháp hàng đầu là củng cố phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, mở rộng khả năng giao tiếp văn hoá (cả giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp) qua phương tiện thông tin và các loại hình văn hoá nghệ thuật. Mặt khác, cán bộ người dân tộc khác ở nơi khác đến công tác ở vùng dân tộc Mông cũng cần học tiếng Mông. Có như vậy mới thâm nhập được vào quần chúng, mới thông cảm với khó khăn của dân trong việc tiếp thu một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Lãnh đạo dân phải biết nguyện vọng của dân, những tính toán suy nghĩ của dân. Do vậy, việc biết tiếng dân tộc đối với cán bộ, nhất là cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nói chung và cán bộ văn hoá nói riêng là điều hết sức cần thiết. Biện pháp lâu dài và cơ bản là phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nhu cầu dùng chữ phổ thông - tiếng phổ thông ở vùng người Mông. Trong đời sống văn hoá tinh thần người Mông, các tri thức dân gian đóng vai trò rất quan trọng. Tri thức còn là thước đo trình độ dân trí. Trong xã hội truyền thống với nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy, người Mông đã sáng tạo những tri thức đáng tự hào về kỹ thuật thâm canh trên đất dốc, về nghề rèn, nghề dệt, về kỹ thuật làm ruộng bậc thang, kỹ thuật trồng ngô dưới hốc đá... Nhưng khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ kinh tế nương rẫy với cây trồng ngô, lúa là chủ yếu sang kinh tế hàng hoá với những cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường thì những tri thức mới cần được trang bị. Nhưng những tri thức này đòi hỏi phải được học tập, phải được truyền bá. Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí người Mông phải chú trọng vấn đề phổ cập những tri thức mới về văn hoá, khoa học công nghệ, kinh tế thị trường cho đồng bào. - Khôi phục và làm mới một số hình thức sinh hoạt lễ hội truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông Lễ khấn thần đất (khía sá), lễ cúng mưa, lễ cúng cơm mới, nhạc cụ, điệu múa khèn, các làn điệu dân ca, ca dao, truyện kể, thần thoại, truyền thuyết...một thời gian dài các lễ hội này ít được tổ chức, nhiều thanh niên Mông bây giờ không biết các nghi lễ, không thuộc dân ca, thậm trí nhiều nam thanh niên không biết thổi kèn, nữ thanh niên không biết hát giao duyên, không biết dệt vải. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Bởi vì loại hình văn hóa truyền thống này hiện giờ vẫn đang chi phối mạnh mẽ đời sống tinh thần của đồng bào suốt cả năm trời lao động cực nhọc, cuộc sống heo hút, đơn điệu, chính các hoạt động văn hóa truyền thống thỏa mãn những rung cảm bị kìm nén, tạo nên sự cân bằng tâm lý, tái tạo khả năng hoạt động của con người. Thì những cái đó giờ đây dường như phai nhạt dần trong tâm thức của người Mông. Muốn vậy, phải khôi phục và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa lễ hội tích cực, khai thác, kế thừa các hình thức sinh hoạt như: các lễ hội; hình thức sinh hoạt văn hóa chợ; hình ảnh người chồng say rượu mỗi khi đi chợ về, người vợ dắt ngựa, che ô cho chồng...Qua những hình ảnh đó để làm sao sống lại những sinh hoạt văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời, tổ chức các đợt biểu diễn liên hoan, hội diễn văn hóa, văn nghệ ở thôn bản, xã, huyện, tỉnh, để nhen lên, duy trì, bảo tồn các loại hình văn hóa - văn nghệ truyền trhống. Trong quá trình tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ ở vùng người Mông thì cần phải hết sức lưu ý: Thứ nhất, trong quan niệm của người Mông, tính cộng đồng, tính bình đẳng luôn luôn được đề cao, cho nên các loại hình văn hóa mà làm cho quần chúng vừa là khán giả, vừa là diễn viên, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ lại được đáp ứng nhu cầu sáng tạo, luôn luôn thu hút được đông đảo quần chúng, sức lôi cuốn của một buổi giao lưu văn nghệ quần chúng mạnh hơn nhiều so với một buổi tối biểu diễn của văn công chuyên nghiệp. Thứ hai, phải bố trí các hoạt động văn hóa vào các thời gian nhàn rỗi theo mùa vụ, nhất là sau khi thu hoạch hoặc sau một đợt làm cỏ thì bà con mới có điều kiện tham gia đông đủ. - Đưa nhanh các loại hình văn hoá mới vào vùng người Mông. Tuy phương thức thông tin trực tiếp bằng miệng vẫn còn đang phổ biến. Song đồng bào Mông cũng đã có nhu cầu tiếp xúc thông tin gián tiếp qua hệ thống thông tin đại chúng: truyền hình, truyền thanh, sách báo, tranh ảnh. Đây là các loại văn hóa mới, hấp dẫn, có tác dụng phổ biến nhanh các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện đến với đồng bào. Vì vậy, cần phải khẩn trương xây dựng đề án phủ sóng truyền hình, truyền thanh ở vùng người Mông. Nơi không có sóng truyền hình thì phải nắp Parabon theo từng bản hoặc cấp bộ Video và hàng tuần cung cấp băng hình thời sự, kinh nghiệm sản xuất, các sinh hoạt văn hóa của dân tộc phải lồng tiếng Mông để phục vụ đồng bào. - Xây dựng các tụ điểm sinh hoạt văn hoá phù hợp với điều kiện địa lý và tình hình kinh tế – xã hội của mỗi vùng. Trong những năm qua nhờ chính sách ưu tiên miền núi, dân tộc của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện, đồng thời nhờ vào sự nỗ lực phi thường của đồng bào các dân tộc. Bộ mặt vùng cao biên giới đã có sự khởi sắc. Giao thông phát triển, ngoài thị trấn huyện, còn xuất hiện nhiều tụ điểm dân cư như thị tứ, xã. Tùy theo vị trí từng vùng mà xây dựng thiết chế văn hóa có quy mô thích ứng Loại tụ điểm có ý nghĩa là trung tâm văn hóa xã thì phải có chợ, đội thông tin tuyên truyền, có nhà văn hóa, thư viện, có đài tiếp sóng truyền hình, truyền thanh, có sân để tổ chức các sinh hoạt văn hóa quần chúng. Đối với đồn Biên phòng của các xã có vùng người Mông sinh sống thì phải xác định đây là trung tâm chính trị, văn hóa của xã. Vì vậy phải thành lập ban chỉ đạo xây dựng điểm sáng văn hóa, mà thành viên là cán bộ đồn Biên phòng, cán bộ văn hóa xã, bản. Định kỳ sinh hoạt và tổ chức các hoạt động văn hóa cho nhân dân. Đây là mô hình văn hóa có hiệu quả nhất đối với vùng đồng bào dân tộc Mông. Nhà nước, tỉnh, huyện cần có chính sách đầu tư. - Xây dựng môi trường văn hoá Người Mông chủ yếu sống trong môi trường cộng đồng gia đình, dòng họ, cộng đồng làng bản. Môi trường này là nơi trao đổi các giá trị văn hóa cho mọi cá nhân, làm giàu văn hóa tộc người. Do đó, cần phải phát huy tính tích cực, xây dựng các cộng đồng này thành một môi trường văn hóa lành mạnh. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình người Mông là bố mẹ hết lòng thương yêu con cái, ông bà tích cực chăm sóc con cháu, vợ chồng sống với nhau hòa thuận, tình nghĩa, con cái vâng lời cha mẹ, bố mẹ tôn trọng con cái, từ mua sắm đến cưới xin đều hỏi ý kiến con cái. Đó là truyền thống giáo dục con cái bằng tình cảm yêu thương, không đánh đập con cái. Song trong truyền thống giáo dục của gia đình người Mông đôi khi mang tính bản năng, thụ động, đồng thời bố mẹ cũng có ít thời gian quan tâm đến việc học hành, giao tiếp của con cái. Xây dựng gia đình văn hóa mới, đòi hỏi bố mẹ và các thành viên trong gia đình quan tâm đến định hướng phát triển nhân cách và trí tuệ của con cái. Xây dựng gia đình văn hóa bên cạnh việc quan tâm, xây dựng các mối quan hệ ứng xử trong gia đình và giữa các thành viên gia đình và xã hội cần coi trọng nếp sống mới. Trong nếp sống, gia đình cần xây dựng thói quen chi tiêu kế hoạch, giảm bớt các chi phí tốn kém cho các nghi lễ, dẫn đến xóa bỏ lễ thách cưới bằng trâu, bò và bạc nén quá nặng nề, xóa bỏ tục lệ lạc hậu. Do đó, cần xây dựng bản người Mông có nếp sống văn hóa là việc làm khó khăn phức tạp nhưng rất quan trọng. Vì vậy cần phải tiến hàng theo phương châm kiên trì, thận trọng, chắc, thường xuyên và liên tục. Dòng họ là cộng đồng bền vững, chi phối mạnh mẽ tình cảm của người Mông. Phát huy tình cảm gắn bó anh em trong cùng dòng họ, sử dụng cộng đồng này có tác dụng giáo dục con cái; Duy trì lễ hội của dòng họ. Đồng thời cũng tránh những tình cảm quá khích, cục bộ dòng họ, bao che những việc làm sai của người thân. Phải từng bước đưa dần các chuẩn mực của pháp luật, đạo đức xã hội chủ nghĩa vào các cộng đồng gia đình, bản và dòng họ, để các cộng đồng này thực sự là môi trường văn hóa lành mạnh. - Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa Độ ngũ cán bộ ngành văn hóa ở vùng đồng bào Mông có ý nghĩa to lớn cả về phương diện chính trị lẫn phương diện văn hóa. Họ vừa là người đại diện cho dân tộc mình tham gia quản lý, điều hành bộ máy cơ sở, vừa là người triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ văn hóa thông tin, vừa giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tuy vậy, phải thừa nhận rằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Mông chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như ở bản nào người Mông cũng có hạt nhân văn nghệ rất tích cực, nhưng đó mới chỉ là phong trào tự phát, cần phải xây dựng đào tạo, sử dụng đội ngũ này. Nhà nước, tỉnh, huyện nên thực hiện một số chính sách ưu đãi như cán bộ văn hóa xã vùng cao được hưởng biên chế trong bộ máy cấp xã, được hưởng chế độ phụ cấp, được đi tập huấn, bồi dưỡng, tham quan, được đầu tư kinh phí để tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống thì mới có thể kế thừa và phát huy các giá trị trong bản sắc văn hóa của mình. Vấn đề cấp bách trước tiên là cần phải có chính sách quy tụ đội ngũ tri thức người Mông hiện có trên các lĩnh vực để tập trung sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình về văn hóa Mông. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức giữ gìn, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả công tác kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. kết luận Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi một dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có bản sắc riêng làm nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống nội sinh của chính dân tộc mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là cái không thể vay mượn được, là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này qua đời khác. Điều đó cho thấy trong những di sản văn hóa của dân tộc Mông có giá trị to lớn. Vì vậy, phải hết sức coi trọng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa một cách có sáng tạo. Chỉ có như vậy thì mới không làm mất đi văn hóa vốn có của dân tộc mình. Trước sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, nền kinh tế thị trường thì việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn luôn coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam. Muốn giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, phải hiểu đúng dân tộc. Muốn hiểu đúng dân tộc phải xuất phát từ văn hóa truyền thống. Bởi vì, mỗi dân tộc đều có lịch sử, một truyền thống văn hóa riêng làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ngày càng trở nên đặc biệt quan tâm. Nếu chúng ta làm tốt điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa văn hóa riêng đáng tự hào của dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong quá trình kế thừa, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa của dân tộc mà chúng ta kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời. Đối với dân tộc Mông ở Hà Giang, một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, độc đáo và hết sức đặc sắc, một dân tộc mà đến nay vẫn còn giữ được cơ bản về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Do vậy, việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay nhất là những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: nhà ở, trang phục; ẩm thực, văn nghệ dân gian... Để kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Hà Giang cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực mà luận văn đã đề cập tới. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc Mông ở Hà Giang. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt trong đó có kiến thức về văn hóa các dân tộc cho bà con các dân tộc trong toàn khu vực. Để thực hiện tốt quá trình này, Đảng- Chính quyền tỉnh Hà Giang cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng caoư ý thức về vấn đề kế thừa, phát huy những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. Tiến tới xây dựng phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Danh mục Tài liệu tham khảo 1. Bách khoa thư triết học (1967), tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô Viết, Mátxcơva. 2. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Trần Văn Bính (chủ biên) (2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 4. Huy Cận (chủ biên) (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. PGS.TS. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết Đại hội lần thứ V, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Một số văn kiện về chính sách dân tộc miền núi, Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Trung ương 4, khoá VII, Nhà in Thống nhất, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đại học Bách khoa toàn thư Liên Xô (1975), tập 20, Nxb Bách khoa thư Liên Xô. 14. Lê Duy Đại, Triệu Đức Thanh (2004), Các dân tộc ở tỉnh Hà Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội. 15. Bế Viết Đẳng (1978), Dân tộc Mèo, Sách "Các dân tộc ít người ở Việt Nam - các tỉnh phía Bắc", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Khoa Điềm - Nông Quốc Chấn (2001), Bảo tồn phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Phạm Văn Đức (1991), "Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học", Tạp chí Triết học, (3). 19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Văn hoá và Phát triển (2004), Văn hoá và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc, Hà Nội. 21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 23. Phan Huy Lê (2002), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước Việt Nam, Đề tài KX-07/02. 24. Trường Lưu - Hùng Đình Quý (1996), Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang, Viện Văn hoá, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang. 25. C.Mác- Ph.ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. C.Mác- Ph.ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Lê Đại Nghĩa - Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 31. Nhiều tác giả (1997), Văn hoá và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 32. Đỗ Thị Nhung (2005), Di sản văn hoá các dân tộc ở tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Luận văn cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 33. Lò Giàng Páo (1996), Trống đồng cổ với các dân tộc người Hà Giang, Nxb Thế giới, Hà Nội. 34. Dương Thị Phương (1998), Văn hoá truyền thống đồng bào H'Mông ở Hà Giang, Sách "Giữ gìn và phát huy tài sản các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Vương Duy Quang (2006), Văn hoá tâm linh của người H'mông ở Việt Nam. Truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội 36. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá H'mông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 37. Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (1994), Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà Giang, Hà Giang. 38. Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (2000), Hà Giang thời tiền sử, Hà Giang. 39. Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (2006), Hồ sơ khảo sát văn hoá cổ truyền tộc ng- ười Mông, thuộc dự án KX-HG-03(04), Hà Giang. 40. Lâm Tâm (1961), "Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo", Nghiên cứu lịch sử, 61 (30). 41. Văn Tâm, Nguyễn Đạm (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 42. Tô Ngọc Thanh (2001), Văn hoá các dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 44. Trần Ngọc Thêm (), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 45. Tỉnh uỷ Hà Giang (2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2000-2005, Hà Giang. 46. Tỉnh uỷ Hà Giang (2004), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010, Hà Giang. 47. Tỉnh uỷ Hà Giang (2007), Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 27- CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về việc cới, việc tang và lễ hội (1998- 2007), Hà Giang. 48. Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng. 50. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2004), Báo cáo tổng kết Chỉ thị 45/CT-TW về một số công tác vùng dân tộc Mông ngày 6/8/2004. 51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2008), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và quý 2 năm 2009, Hà Giang. 52. ủy ban Quốc gia về thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa thông tin và thể thao ấn hành, Hà Nội. 53. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hoàng Vinh (1996), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2008), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vúng Tây Bắc nước ta, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay.pdf
Luận văn liên quan