Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang

Báo cáo trong giai đoạn này cho thấy có sựtiến triển trong sựgiao kết bởi nhà đóng gói đối với mô hình dựán và một bước tiến đáng kể đối với khảnăng cảquốc gia trong việc quản lý hệthống chất lượng, hiểu biết và huấn luyện. Mô hình nhà đóng gói được chọn đã trởthành xu thếcủa người tiêu dùng và nó cung cấp nguồn lực cần thiết đểthực hiện các bước chuyển đổi cần thiết. Nhà đóng gói đang chuẩn bị/ đã bắt đầu mởrộng xây dựng cho việc vận hành nhà đóng gói mới, phòng trữlạnh và những thiết bịcho việc tồn trữnhưyêu cầu của mô hình dựán. Sựphát triển của mô hình dựán có thểgiúp cho quyển cẩm nang được hoàn tất, Tiêu chuẩn BRC đã bước đầu thực hiện trong nhà đóng gói đểbổsung những tiêu chuẩn EUREPGAP đang thực hiện trên đồng, hệthống chất lượng đã được thiết lập và nhân viên được tập huấn vềnhận dạng chức năng nhiệm vụcủa từng vịtrí.

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, những hướng dẫn thay đổi cần thiết cho nhà đóng gói và cả trên đồng. Thanh tra nội bộ và việc hiểu biết hệ thống chất và nhu cầu của thị trường được quan tâm nhiều. Lựa chọn tiêu chuẩn hệ thống chất lượng Dự án chọn hệ thống chất lượng BRC và EUREPGAP có sẵn và xem như là một điểm chính yếu để đáp ứng những đòi hỏi của người tiêu dùng trong khi vẫn đảm bảo được những yêu cầu của các đối tác phía Việt Nam. Ở mức độ nông dân, tiêu chuẩn EUREPGAP được chọn để thực hiện, và đối với nhà đóng gói tiêu chuẩn BRC được áp dụng. Cả hai hệ thống tiêu chuẩn này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau để đảm bảo thanh long được sản xuất và đóng gói xem như là an toàn, hợp pháp và đạt tiêu chuẩn như mong đợi của thị trường đòi hỏi chất lượng cao. 10 Lựa chọn tiêu chuẩn hệ thống chất lượng: Dự án đã chọn những tiêu chuẩn chất lượng có sẵn như BRC và EUREPGAP như là tiêu chuẩn thích hợp nhất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo lợi ích các bên phía Việt Nam (1 bản điện tử về qui định chung cho rau quả của EUREPGAP được cung cấp). Ở mức độ nông dân, tiêu chuẩn EUREPGAP được áp dụng và đối với nhà đóng gói tiêu chuẩn BRC được áp dụng. Cả hai tiêu chuẩn này bổ sung cho nhau để đảm bảo sản phẩm thanh long được sản xuất và đóng gói một cách an toàn, hợp pháp và đạt chất lượng đúng yêu cầu của thị trường tiêu thụ đòi hỏi chất lượng cao. Việc lựa chọn 2 tiêu chuẩn này được xác định bởi các điều kiện của chúng có thể giúp thâm nhập được vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao như đã đựơc xác định bởi dự án. Dự án này được xác định rõ là thực hiện theo sự đòi hỏi của người tiêu dùng và hệ thống chất lượng sẽ đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng của người tiêu dùng khi nó được ứng dụng và thực hiện hoàn tất và chất lượng được mong đợi bởi người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng cao và đặc biệt sẽ cung cấp những tài liệu chứng minh đạt tiêu chuẩn an toàn, kiểm tra chất lượng một cách hợp pháp và truy nguyên được nguồn gốc cho toàn bộ sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến nhà đóng gói. Hệ thống chất lượng đã phát triển có thể đáp ứng được những đòi hỏi mới của những khách hàng chuyên biệt. Hệ thống kiểm tra chất lượng và hệ thống hồ sơ thực hiện ở mô hình sẽ giúp bảo vệ người sản xuất (nông dân) và nhà đóng gói từ những phàn nàn đối với sản phẩm do bị hư hại (không – phàn nàn, khiếu nại), sau đó sản phẩm nông sản sẽ được xuất kho. Tiến trình và hiện trạng hệ thống chất lượng tại mô hình là: ¾ Thành viên tham gia mô hình được xác định và nhóm của họ được dự án thiết lập ¾ Tiêu chuẩn BRC đã được chọn cho hệ thống chất lượng của nhà đóng gói. ¾ Tiêu chuẩn EUREPGAP đã được chọn cho hệ thống chất lượng của nông dân ¾ Quyển cẩm nang chất lượng thanh long đã được biên soạn bằng tiếng Anh và được dịch ra tiếng Việt ¾ Cả bảng tiếng Việt lẫn tiếng Anh của quyển sổ tay đang được phân phối cho nhà đóng gói và những phần chủ yếu được cung cấp cho nông dân thực hiện mô hình. ¾ Những thay đổi trong nhà đóng gói theo yêu cầu của hệ thống chất lượng trong nhà đóng gói và cả trên vườn thanh long đã được bắt đầu và một số khía cạnh đã hoàn tất. ¾ Nhân sự dự án phía Việt Nam đã được nâng cao kiến thức, kỹ năng để tập huấn cho các đối tác trong ngành trồng thanh long trên mọi khía cạnh chất lượng . ¾ Những khoá tập huấn chung và chuyên sâu đã được thực hiện cho công nhân trong nhà đóng gói và nông dân thực hiện mô hình. ¾ Những hệ thống chất lượng đã được xây dựng và phát triển như đã nêu trong quyển cẩm nang thông qua việc tập huấn, hướng dẫn bởi đội ngũ cán bộ tham gia dự án phía SOFRI. ¾ HACCP, sức khoẻ và an toàn và nghiên cứu phân tích rủi ro đã được thực hiện tại mô hình và lưu trữ hồ sơ như đòi hỏi của các tiêu chuẩn. ¾ Thanh tra nội bộ được bắt đầu thực hiện để xác định hiện trạng chất lượng của mô hình với những hoạt động hiệu chỉnh và thong qua tiến trình thực hiện dự án. ¾ Việc sắp xếp để thanh tra lần cuối bởi tổ chứng thanh tra đã được thực hiện bởi Tổ chức SGS Việt Nam. 11 5.1.6. Tham khảo việc chứng nhận Trưởng dự án đã liên hệ và làm việc với tổ chức SGS Việt Nam (ở Việt Nam, một vùng Indonesia và New Zealand), một tổ chứng chứng nhận quốc tế, để cung cấp thông tin về chứng nhận, đánh giá khả năng chứng nhân của dự án. Bản kê chi phí cho việc thanh tra và chứng nhận đối với trang trại nông dân và nhà đóng gói đã được SGS tại Việt nam thông báo và tiếp theo sau đó là một bản đề nghị được gởi đến dự án CARD để cung cấp kinh phí cho các hoạt động chứng nhận của SGS. CARD đã đồng ý cấp kinh phí cho việc thanh tra và chứng nhận và những khoản này đã được cấp thêm cho dự án như một cột mốc tách biệt mới kèm theo. Trong quá trình thảo luận với tổ chức SGS tại văn phòng của họ tại Tp Hồ Chí Minh, nhóm thực hiện dự án được thông báo rằng SGS Việt nam đã tập cho thanh tra viên cả tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC. SGS Việt Nam được dự án chọn là Tổ chức chứng nhận để thực hiện cả thanh tra độc lập và chứng nhận cho mô hình của dự án và những yêu cầu chứng nhận khác trong tương lai bởi vì: - Họ có đội ngũ thanh tra viên đạt yêu cầu cho cả tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC - Chất lượng công việc của họ cũng cao đáp ứng được sự tín nhiệm của thị trường - Họ đã chuẩn bị để phát triển dịch vụ chứng nhận rau quả trong mối liên kết với kỹ nghệ này. Kết quả thanh tra nội bộ tại các mô hình đã được thực hiện theo mẫu của BRC/EUREPGAP. Số liệu thu thập được sử dụng để xác định tình trạng đạt tiêu chuẩn của mô hình và để bắt đầu/thực hiện các hoạt động hiệu chỉnh và tập huấn. Nó được xem như là tiến trình học hỏi của sự phát triển mô hình để thích nghi với các tiêu chuẩn và dần dần thực hiện tập huấn trong suốt chương trình của dự án. 5.1.7. Mở rộng chương trình năm 1 và sự truyền đạt đến nhóm nông dân mới Nhóm chữ Dự án thanh long CARD và làm thế nào nó có thể hỗ trợ nhà đóng gói và nông dân thâm nhập vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao được lan rộng ra ở Việt Nam và nhóm cán bộ của SOFRI thực hiện dự án tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của nhiều đơn vị quan tâm. Mặc dù dự án gặp khó khăn trong việc thuyết phục những hộ nông dân sản xuất nhỏ hoàn tất sự phát triển GAP để đạt tiêu chuẩn EUREPGAP, dự án đã luôn tiếp tục thuyết phục và hỗ trợ tập huấn cho các đơn vị này trong sự cố gắng rất lớn để tăng cường năng lực của họ về GAP như đã liệt kê trong tài liệu dự án. Dự đóan là khi sự tăng thu nhập từ trái thanh long đạt tiêu chuẩn GAP qua việc xuất khẩu sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao được biết nhiều thì những hộ sản xuất nhỏ sẽ tự chuyển biến và họ sẽ tự thực hành sản xuất để đạt tiêu chuẩn chứng nhận. Những hiểu biết cơ bản về GAP và việc thực hiện chúng thông qua tập huấn cho các đơn vị tư nhân sẽ là nền tảng rất tốt cho việc mở rộng mô hình về sau. 5.1.8. Thực hiện tập huấn trong năm thứ 2 Nhiều nông dân và nhà đóng gói sự quan tâm đến dự án đang được mở rộng thông qua lời mời tập huấn các nội dung trên hay liên hệ tư vấn độc lập khi có thời gian. Kéo theo sự thành công này của mô hình là sự mong đợi rằng các tập huấn này trở nên phổ biến và nghiêm túc hơn. Ở thời điểm này, nó cũng được mong đợi rằng những đợt tập huấn này sẽ được thực hiện để tăng cường khả năng cho nhân sự phía Việt Nam. 12 Với nông dân sản xuất thanh long và nhà đóng gói ở tỉnh Bình Thuận và nhà đóng gói có ước nguyện phát triển sản xuất theo GAP và những đơn vị đóng gói ở Tiền Giang và Long an trong mô hình dự án đã được xác định và đã nhận được sự giúp đỡ và tập huấn. Ở thời điểm dự án kết thúc có nhiều hơn 1 nhà đóng gói được xây dựng và một hộ nông dân độc lập đã đạt tiêu chuẩn EUREPGAP. 5.2. Lợi tức cho hộ sản xuất nhỏ Trong suốt quá trình xây dựng và theo sau đó là thực hiện dự án thông qua các chuyến làm vịêc của các chuyên gia HortResearch, New Zealand, đã và đang tiếp tục xác định những cá nhân cả trong phạm vi nhà nước và tổ chức tư nhân, người có khả năng trở thành người lãnh đạo của sự thay đổi và phát triển hệ thống chất lượng, cải thiện và duy trì chất lượng này. Dự án ưu tiên trong việc tăng cường năng lực cho cán bộ ở tầm quốc gia để đảm bảo thực hiện bền vững công việc cho đến khi hoàn thành dự án. Dự án đã cố gắng rất nhiều và tốn nhiều thời gian để xác định hộ nông dân sản xuất nhỏ và sau đó tiến hành tập huấn cho nhóm người đó những nội dung bắt buộc như trong đề cương dự án, tuy nhiên những cố gắng này không mang lại hiệu quả vì những hộ nông dân sản xuất nhỏ không thể tự họ tiếp tục thực hiện những cam kết để có thể sản xuất GAP một cách bền vững ở mức độ đòi hỏi của người tiêu dùng và của dự án. Với lý do này dự án tăng cường sự phát triển của mô hình trình diễn để thể hiện rằng GAP là có thể thực hiện được với hộ nông dân sản xuất nhỏ. Nông dân được chào đón tham gia vào chương trình tập huấn của dự án khi họ có đủ khả năng thực hiện những đòi hỏi như tiêu chuẩn của người tiêu dùng đặt ra. Khi mô hình phát triển theo hướng tiêu chuẩn chất lượng BRC và EUREPGAP, những thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang được xác định. Người ta dự định rằng những sản phẩm thanh long từ những mô hình sẽ được đàm phán trực tiếp với người tiêu dùng để có thể xuất khẩu trực tiếp đến thị trường đòi hỏi chất lượng cao và không chấp nhận hàng hoá phải quay trở lại từ nước dự định xuất sang. Ước mong của dự án là mang lại hiệu quả cao nhất và giảm thiểu tối đa hàng hoá kém giá trị từ những sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo tăng thu nhập cho người nông dân và thu nhập được bền vững cho các dịch vụ như nhà đóng gói, nhà xuất khẩu. Chất lượng cao hơn của trái thanh long sẽ được thấy rõ khi đàm phán với người tiêu thụ vì lợi nhuận của mô hình sản xuất GAP được xác định. Ví dụ như tăng thêm chất lượng như yêu cầu; nature choice, giảm chi phí trung gian, vận chuyển bằng tàu thủy thay cho vận chuyển bằng máy bay, chủng loại đóng gói, v.v. Mọi sự cố gắng được dự án thực hiện để đơn giản hóa việc nhập vào và quản lý sản phẩm thanh long GAP khi chuyển vào nhà đóng gói theo hệ thống chất lượng. Việc điều phối hệ thống chất lượng trong mô hình để giúp nông dân đạt được những tiêu chuẩn thích hợp đáp ứng được yêu cầu chứng nhận, hỗ trợ kỹ thuật như yêu cầu bởi người tiêu thụ như tiêu chuẩn phân loại, hóa chất áp dụng, thời gian cách ly, thị trường, việc cải tiến, hành động hiệu chỉnh, v.v. theo cách minh bạch, rõ ràng. Khi dự án hòan tất không có sự nghi ngờ gì nửa về việc mô hình dự án có khả năng hấp dẫn nhiều hơn đối với nông dân sản xuất thanh long phục vụ xuất khẩu. Cũng không có sự nghi ngờ nào nửa khi lợi nhuận từ việc xuất khuẩn sang thị trường đòi hỏi chất lượng cao của những đơn vị đạt chứng nhận GAP được thấy rõ bởi nhưng nông dân chưa thực hiện GAP và họ cũng sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ để đạt được chứng nhận. Sự lập lại mô hình sẽ tăng lên rất 13 nhanh cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ và như vậy sẽ giúp cải thiện cuộc sống của họ rất nhiều. Dự án lĩnh hội được có 3 trở ngại ngăn cản những hộ nông dân sản xuất nhỏ tham gia mô hình GAP theo tiêu chuẩn EUREPGAP, bao gồm: 1. Thiếu nguồn lực để hộ nông dân sản xuất nhỏ có thể tiến hành những thay đổi trên vườn họ để đạt tiêu chuẩn. Ứơc tính rằng nếu lợi nhuận của thanh long từ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao được biết đến và nhu cầu về sản phẩm này tăng lên thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. 2. Những yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn xa hơn khả năng của hộ nông dân sản xuất nhỏ để họ có thể hiểu và thực hiện một cách bền vững. Dự án đã sắp xếp việc quản lý hệ thống chất lượng trong nhà đóng gói với mục đích là đơn giản hóa các kỹ thuật để nông dân có thể đạt được tiêu chuẩn nhất định, như vậy hệ thống chất lượng luôn được đảm bảo ở mọi thời gian và hệ thống này cũng tiện dụng, hiệu quả kinh tế nhất để thực hiện. 3. Trước đây diện tích nhỏ của các hộ nông dân sản xuất nhỏ (0,3 – 1 ha) là vấn đề khó khăn cho việc vận hành trong nhà đóng gói theo GAP: Nó không phải là vấn đề lớn ví đối với những trang trại lớn thì họ cũng phải phân trang trại sản xuất ra thành nhiều khu nhỏ hơn để dễ quản lý, đôi khi những lô này cũng rất nhỏ, đến 0,2 ha. Có sự thiếu thích hợp và được thông qua về cơ sở hạ tầng cho kỹ nghệ thanh long GAP ở mức mà nó có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Tuy nhiên, đối với mô hình dự án thì trở ngại này đã được vượt qua trong thời gian ngắn và với qui mô nhỏ thì việc nhận dạng vấn đề, sử dụng dịch vụ và tập huấn người sản xuất đối với từng nhiệm vụ chuyên biệt sẽ giải quyết được (Phụ lục 1: Chứng nhận tập huấn). Những dấu hiện trước đây cho thấy có một số lượng lớn và liên tục hàng chất lượng cao, an toàn, hợp pháp được sản xuất, đóng gói và xuất khẩu cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao thông qua tổ chức được chứng nhận. Những thị trường này ban đầu là Anh Quốc và Châu Âu, nhưng nhiều nhất là Trung Quốc đang tăng nhanh, thị trường Bắc Mỹ, Nhật và những nước khác cũng rất có triển vọng nếu vượt qua được những trở ngại. Ước tính rằng khi thị trường đòi hỏi chất lượng cao đã kiểm tra thanh long chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn, hợp lý và về vững thì giá sản phẩm sẽ được nâng lên. Vào thời điểm đó thì nhu cầu thanh long đạt tiêu chuẩn sẽ rất cao và có thể vượt khỏi khả năng đáp ứng của những người sản xuất theo tiêu chuẩn hiện nay. Cho đến nay, những nông dân đi theo con đường sản xuất thanh long, đóng gói và vận hành chất lượng cao đã tạm xác định, những người khá giá, đủ khả năng đầu tư và có hiểu biết về những thay đổi cần thiết phải thực hiện vận hành sản phẩm theo hướng chất lượng. Đến đây dự án đã không thể giữ được những hộ sản xuất nhỏ để họ có thể hưởng được sự lợi nhuận từ việc cung cấp thanh long cho thị trường chất lượng cao. Hệ thống chất lượng phát triển trong mô hình dự án thanh long là mô hình mẫu về chất lượng để áp dụng cho những cây ăn quả khác ở các nước khác. Vấn đề bao gồm nông dân nghèo, sản xuất nhỏ, những người không hiểu hay không muốn tham gia không chỉ có ở Việt Nam. 14 Dự tính rằng nhu cầu về thanh long an toàn, họp lý và chất lượng cao của thị trường đòi hỏi chất lượng cao vượt quá khả năng cung cấp của các đơn vị thực hiện mô hình. Sự trù liệu đã được thực hiện để mở rộng cơ sở đóng gói và xuất khẩu của Cty Thanh long Hòang Hậu và những nhà đóng gói, xuất khẩu khác để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Trên đồng, nơi thực hiện mô hình, nông dân đã tự mở rộng diện tích thanh long của họ. Việc sản xuất thanh long chất lượng cao sẽ được yêu cầu thực hiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường chất lượng cao. Dự án chưa từng có ý định giúp đỡ những người khá giả, nhà đóng gói và xuất khẩu thanh long trở thành những đối tác chính trong việc nâng cao mức sống của họ. Ý định của dự án là thiết lập các cơ sở, hệ thống, cơ sở hạ tầng và nhân sự có thể đáp ứng hoặc vượt qua mức yêu cầu về an tòan, hợp pháp và chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao đối với những nông dân sản xuất nhỏ để họ có thể có được lợi ích tối thiểu cho trái thanh long của họ. Mô hình dự án thanh long tại Cty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường và có khả năng giúp những hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua: - Tập huấn về sản xuất GAP đạt tiêu chuẩn cần thiết - Cung cấp dịch vụ hướng dẫn hệ thống chất lượng và thanh tra nội bộ - Hướng dẫn và kiểm sóat nông dân sản xuất nhỏ theo tiến trình chứng nhận của SGS Việt Nam để đáp ứng yêu cầu thanh tra của tổ chức chứng nhận và tiếp tục duy trì chứng nhận và kiểm chứng/hồ sơ hóa. - Hướng tới hợp đồng cung cấp thanh long với mỗi nông dân để ràng buộc họ phải tuân thủ theo yêu cầu và bắt buộc của thị trường và như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho thị trường và nâng cao thu nhập cho người sản xuất. - Đảm bảo cho người nông dân với thu nhập của họ sẽ có thể giúp họ bỏ tiền đầu tư cho việc thay đổi để đạt chứng nhận. - Giúp hộ nông dân sản xuất nhỏ với việc kinh doanh nhỏ và tập huấn quản lý tài chính. Mở rộng dự án thanh long là tạo cơ hội cho tất cả những đơn vị nhận lợi ích từ dự án có điều kiện làm việc cùng nhau với múc đích là đáp ứng nhu cầu của thị trường, duy trì chứng nhận với tiêu chuẩn đạt được ở tất cả các thời điểm đối với mô hình và lôi kéo được càng nhiều hộ sản xuất nhỏ tham gia càng tốt. Lợi ích của dự án cho tương lai Dự án thanh long GAP không yêu cầu tất cả các điểm đã làm cho mô hình nhà đóng gói thanh long Hoàng Hậu và nhóm nông dân đạt được chất lượng GAP như hiện nay nhưng nó cũng đã đóng góp được một vấn đề quan trọng. Sự kết hợp giữa đơn vị tư nhân thông qua dự án CARD GAP trên thanh long khởi nguồn tại thời điểm này có một ảnh hưởng rất lớn cho ngành cây ăn quả của Việt Nam để làm mô hình cho việc thực hiện sản xuất chất lượng đạt tiêu chuẩn của thị trường đòi hòi. Dự án đã không thể hướng dẫn đúng số lượng nông dân sản xuất nhỏ đã đưa ra từ đầu dự án để đạt được tiêu chuẩn EUREPGAP. Tuy nhiên, dự án đã phát triển được cơ chế trong dự án để vượt qua những trở ngại trước đây và giúp nông dân sản xuất nhỏ đáp ứng được với những thách thức của GAP. Điều này sẽ cho phép tăng số lượng nông dân một cách bền vững đáp ứng được tiêu chuẩn đặt ra và hưởng được lợi tức từ chính vườn thanh long của họ. Sau đây là phân tích ngắn cho việc phát triển mô hình dự án dự kiến thực hiện trong 2 năm tới: 15 - Hiện tại nhà đóng gói có thể đóng 20.000kg trong 8 giờ - Nhà đóng gói thuê 150 công nhân tham gia đóng gói và vận hành sản phẩm - Thanh long đã được cung ứng từ trang trại thanh long Hoàng Hậu, nhóm nông dân ký hợp đồng với công ty và những người thu mua. - Tất cả trái được đóng gói và tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu lân cận và tiêu thụ nội địa. - Hiện tại nhà đóng gói có thể đóng gói từ sản phẩm của 70 ha thanh long đạt chứng nhận EUREPGAP: bao gồm của Ông Hiệp và 2 nông dân khác. - Trái thanh long đạt chứng sẽ được xuất khẩu đi Anh và Châu âu. - Hoàng hậu đang phát triển chương trình mở rộng chương trình cho nhà đóng gói và diện tích sản xuất thanh long. - Một kế họach cho vùng sản xuất mới với 120 ha sẽ nâng tổng số diện tích thanh long lên xấp xĩ 200 ha và sẽ hòan toàn đưa vào sản xuất trong năm 2009. - Giám đốc Cty thanh long Hoàng hậu, Ông Hiệp sẽ sản xuất và đưa 50% thanh long vào nhà đóng gói mới. - Dự kiến là khỏang 50% còn lại (khỏang 200ha) sẽ được sản xuất và cung cấp thông qua các hộ nông dân có ký hợp đồng với Ông Hiệp, rất nhiều trong số họ sẽ là những nông dân sản xuất nhỏ. - Mục tiêu là sẽ có tất cả diện tích phát triển trong mô hình dự án đạt được tiêu chuẩn GAP. - Nhà đóng gói thanh long ước tính sẽ vượt mức 10.000 tấn trong năm 2009 (400 ha sản xuất với sản lượng 40 tấn/ha đáp ứng 50-70% được đóng gói). - Dự kiến có khỏang < 100 hộ nông dânsản xuất nhỏ sẽ tham gia sản xuất thanh long chất lượng cao và đạt được chứng nhận GLOBALGAP. - Mỗi hộ nông dân sản xuất nhỏ có khỏang 1 ha sẽ thuê ít nhất 1 người dài hạn và 5 người công nhân theo thời vụ. Tóm lại có một số vấn đề đặc biệt đang tiến triển trên mô hình mà nó có ảnh hưởn đến nhiều khía cạnh ví dụ như: - Mô hình dự án thanh long GAP đã hoàn toàn chủ động được chất lượng ban đầu của dự án - Nhà đóng gói đã thuê trên 150 người và số lượng này sẽ tăng lên khi việc kinh doanh thuận lợi và số lượng có thể tăng lên gấp đôi. - Mô hình sản xuất thanh long chất lượng cao sẽ mở rộng lên con số 400 ha vào năm 2009. - Diện tích mô hình sản xuất GAP ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nhà đóng gói sẽ tăng lên 100 hộ sản xuất nhỏ, nếu không họ sẽ không đạt yêu cầu của thị trường đòi hỏi chất lượng cao. - Khi bán sản phẩm cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao sẽ tăng được lợi nhuận và như vậy chắc chắn sẽ tăng mức sống của người sản xuất thanh long chất lượng cao. - Việc thuê công nhân và cải thiện sản xuất sẽ góp một ý nghĩa to lớn trong việc đem lại lợi ích cho cộng đồng. - Mô hình sản xuất và vai trò chủ đạo của mô hình sẽ cung cấp một ví dụ sống động cho việc ứng dụng rộng rải trên cây thanh long và những cây trồng khác. - Thị trường đòi hỏi chất lượng cao đang tìm kiếm sản phẩm thanh long từ mô hình đạt tiêu chuẩn an tòan, hợp pháp và chất lượng cao. - Thành tựu của dự án thông qua việc tăng tầm vốc quốc gia và việc tiêu thụ thanh long chất lượng cao đã và đang nhận được sự quan tậm của cộng đồng, giới báo chí và sự trân trọng của mọi người tại Việt nam. 16 5.3. Tăng cường năng lực 5.3.1. Bắt đầu việc tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam trong dự án Việc tăng cường năng lực cho cán bộ Việt Nam tham gia trong dự án một lần nửa được ưu tiên thực hiện trong thời gian thực hiện báo cáo này. Ts. Nguyễn Minh Châu đã tạo môi trường thích hợp để kích thích các nhân sự của Ông thực thành sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến (GAP). Với môi trường như vậy giúp cho người viết báo cáo này có thể chuyển tải kinh nghiệm của mình cho các thành viên dự án và dần dần đến nông dân và nhà đóng gói. Những người tham gia dự án phía Việt nam hiểu rõ về GAP, và đang rất tự tiên trong việc tập huấn nông dân và cả nhà đóng gói trong thời gian Ông trưởng dự án phía New Zealand ở Việt Nam cũng như trong thời gian không có mặt của Ông. Mối quan hệ và giao tiếp giữa trưởng dự án phía NZ và Việt nam rất tốt. Sự nhiệt tình của Ts. Nguyễn Minh Châu dẫn đến sự thành công của dự án CARD này, thông qua sự thiết lập những phương tiện thích hợp cho việc thực hành GAP tại SOFRI, trong khi những vấn đề đòi hỏi bên ngoài nội dung của dự án cho việc thực hành GAP đối với kỹ nghệ rau quả ở Việt nam sẽ có lợi cho dự án và sự bền vững của dự án. Một khoá tập huấn về thanh tra nội bộ cũng được thực hiện cho 8 nhân sự của SOFRI bởi trưởng dự án và Ths. Nguyễn Hữu Hoàng. Tổ chức chất lượng ở New Zealand (NZOQ) đã cho phép ông trưởng dự án sử dụng một phần những tài liệu trong tài liệu khoá học thanh tra nội bộ mà họ sử dụng trong khoá đào tạo thanh tra nội bộ ở New Zealand. Tài liệu này cũng giống như tài liệu trong đợt tập huấn 2 ngày mà Ths. Hoàng có dịp tham gia trong chuyến tham quan học tập tại New Zealand của anh ta vào tháng 6 năm 2006. Bởi vì tổ chức chất lượng của New Zealand (NZOQ) chỉ cho phép sử dụng một phần của bộ tài liệu này để giảng dạy nên khoá học tại SOFRI chỉ có một ngày và cũng chính vì vậy khoá học này được gọi là khoá học “Giới thiệu về thanh tra nội bộ”. Khóa tập huấn thanh tra nội bộ đang được tiến triển và những nội dung cơ bản của nó đã được chuyển tải trong nhiều chương trình tập huấn. Vì là một phần của BZOQ để tiếp cận với vật liệu tập huấn thanh tra nội bộ nên trưởng dự án đã được yêu cầu phải báo cáo cho NZOQ. Bài báo cáo này được đăng tải trong tập san hàng tháng của NZOQ – QnewsZ vào tháng 10 năm 2007 (Phụ lục 2) Bởi sự giới hạn về thời gian làm cho Ông Trưởng Dự án không thể xin được sự cho phép của NZOQ để được sử dụng vật liệu tập huấn của NZOQ để thực hiện tập huấn như dự tính, khóa học trong 2 ngày tại SOFRI và ngòai thực tế về thanh tra nội bộ. Hy vọng rằng với dự án mới thì việc tập huấn và sử dụng vật liệu này sẽ được thực hiện. Việc bắt đầu thực hiện sản xuất theo GAP trên cây ăn quả tại Việt Nam đã được xúc tiến trong quá trình thực hiện Dự án này. Rất quan trọng để nói rằng mô hình dự án thanh long là mô hình duy nhất thực hiện GAP cho cây ăn trái ở Việt Nam. Khả năng nhân sự quốc gia của SOFRI, quyển sổ tay chất lượng cho mô hình và mô hình thực hiện GAP đã sẵn sàng để sử dụng cho việc mở rộng ngành trồng Thanh long theo tiêu chuẩn GAP và những lọai cây trồng khác. Dự án và nhân sự được tập huấn của Dự án đang tạo nên một đóng góp lớn ở thời điểm ban đầu. Ví dụ như: Ö Những người được tập huấn trong dự án đã hiểu được yêu cầu của người tiêu dùng, theo được các tiêu chuẩn để nâng kỹ năng thực hành của họ, có thể áp dụng kỹ thuật GAP ở mức độ thích hợp: 17 - ViệtGAP phục vụ cho thị trường nội địa - ASEANGAP và EUREPGAP phục vụ cho thị truờng xuất khẩu xung quanh - EUREPGAP giúp thâm nhập vào thị trường Châu Âu và UK với sản phẩm vẫn có thể thực hiện lại để đáp ứng thị trường các nước này. - EUREPGAP cộng với BRC cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở UK và Châu Âu – phục vụ thị trường chuyên biệt. - Tiêu chuẩn cao có thể giúp thâm nhập thị trường chất lượng cao (thông qua đóng gói chuyên biệt, thị trường đòi hỏi thủ tục xử lý dịch bệnh như cho Nhật, Bắc Mỹ và Nam Thái Bình Dương). Ö Quyển cẩm nang chất lượng thanh long đã được chuẩn bị trên cơ sở là nó có thể dễ dàng thích hợp cho những mức độ tiêu chuẩn khác nhau và cũng áp dụng khi thiết lập hệ thống chất lượng cho các tiêu chuẩn được lựu chọn cho những cây trồng khác. Ö Tài liệu thiết lập bởi dự án trong để tập huấn cho các đối tác đang được áp dụng trên nhiều lọai cây trồng khác nhau tại Việt Nam. Ö Khả năng có được của nhóm thực hiện dự án phía SOFRI trong suốt quá trình thực hiện dự án đã được thể hiện rõ qua sự nể trọng của bạn bè đồng nghiệp và qua việc quản lý và chịu trách nhiệm, chúng bao gồm: - Ts. Nguyễn Văn Hòa và Ths. Nguyễn Hữu Hoàng được tham gia trong dự án cấp Bộ phát triển hệ thống GAP cho cây xoài ở ĐBSCL. - Ths. Nguyễn Hữu Hoàng được sang Cu Ba làm cố vấn phát triển ngành cây ăn quả. - Ths. Nguyễn Hữu Hoàng được tham gia cùng Ts. Nguyễn Minh Châu và những người khác đến Malaysia tham dự Hội nghị quốc tế về Mạng lưới quốc tế về cây ăn quả nhiệt đới (TFNET) từ 16 -18 tháng 7 năm 2007. - Ts. Hoà và Ths. Hòang tham gia Hội nghị: Tăng cường chất lượng rau – quả (Tiêu chuẩn BRC) phục vụ xuất khẩu. Tổ chức bởi VinaFRUIT và SIPPO (Swiss Import Promotion Programme) tại Viện NC CAQ Miền Nam ngày 12/13 tháng 7. Thông tin từ Hội thảo cũng được sử dụng trong tập huấn về sau. - Nhóm tham gia dự án cũng đã tham gia Bệnh Viện Cây Trồng cho cây thanh long do SOFRI tổ chức tại tỉnh Tiền Giang vào ngày 23 tháng 8 năm 2007. Ö Hai nhân sự chủ yếu của Dự án là Ts. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện NC CAQ Miền nam và Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty Thanh long Hòang Hậu (mô hình dự án) được bầu vào Ban lãnh đạo của Hiệp Hội Trái Cây VinaFRUIT. Điều này giúp cho họ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sản xuất thanh long được bền vững hơn. Ö Tăng cường năng lực cho nhân sự tham gia dự án phía SOFRI đã thể hiện đóng góp của họ cho mô hình dự án trong việc thực hành sản xuất theo chất lượng cao và cải thiện những hộ sản xuất nhỏ giúp họ hiểu nhiều hơn về GAP, thông qua những mô hình được thiết lập đối với các đồng nghiệp của họ và thực hiện GAP đối với những cây trồng khác ở Việt nam. (Bản báo cáo Powerpoint cho Đòan khách Sri Lanka, Xòai và cây có múi có trong dia CD). 5.3.2. Một kết quả đánh gia về hiệu quả đối với các đối tác/những người được lợi: Lợi tức cho nông dân trồng thanh long Giá trị trước Dự án: 18 Vào tháng 5 năm 2005, ở thời điểm bắt đầu tiến hành dự án thanh long GAP, giá thanh long mà nhà xuất khẩu và nhà đóng gói địa phương trả cho nông dân tại nhà đóng gói là: - Trái nặng hơn 320 g là 3000 đ/kg - Trái nặng hơn 500 g là 5000 đ/kg - Trái nặng hơn 550 g là 8000 đ/kg Vào thời điểm này đối với trái không sản xuất theo GAP Khi dự án kết thúc vào tháng 9 năm 2007 giá thanh long mà nông dân nhận được tại vườn cũng giống như giá ở thời điểm bắt đầu thực hiện dự án. Biến động giá cả theo mùa là 2500 đồng/kg và 12000 đồng/kg trong suốt quá trình thực hiện dự án. Nhân sự dự án phía SOFRI đã nhận được báo cáo về một chuyến hàng không phải sản phẩm GAP đã bị xử phạt ở thị trường xuất khẩu. Giá trị của hàng đạt GAP Thông lệ ở Việt nam đối với ngành sản xuất thanh long cho nhà đóng gói là họ mua trái thanh long trực tiếp từ nông dân. Giá mà nông dân trồng thanh long được trả được xác định thông qua yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa – nhận được thông qua nhà đóng gói. Trái thanh long của nông dân được phân lọai thích hợp cho từng thị trường tại nơi phân lọai trái của nhà đóng gói vì vậy giá cả được xem xét tùy theo kích cở, độ chín và chất lượng. Có thể có một số trái không thuộc nhóm trái cho bất kỳ thị trường nào và những trái này thường được trả lại cho nông dân. Trong suốt giai đọan quá độ của việc thiết lập hệ thống GAP tại các mô hình, thì nhà đóng gói sẽ trả thêm cho những sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng một số tiền tăng hơn so với giá của những nhà thu mua khác khỏang 2000 đồng/kg. Mục tiêu của dự án ngay từ khi bắt đầu dự án là trả lại lợi tức nhiều nhất từ trái thanh long cho người nông dân vói tất cả các chi phí được giảm xuống từ nhà đóng gói. Tất cả các thành phần như sơ chế, đóng gói, thâm nhập thị trường, trữ lạnh và chuyển và bán, v.v. có thể cấu thành giá dịch vụ cơ bản và ở đâu có thể được thì nhà đóng gói sẽ thỏa thuận với người cung cấp trái. Sự sắp xếp này được yêu cầu thực hiện để xác định tiềm năng biến động của dự án: “Những trái thanh long an tòan, hợp pháp và chất lượng được dành cho xuất khẩu cho thị trường chất lượng cao và mang lại lợi tức cao hơn cho nông dân”. Và bây giờ nhóm nông dân sản xuất thanh long theo mô hình đả đạt tiêu chuẩn EUREPGAP, trái được chứng nhận GAP sẽ có thể được xuất khẩu sang thị trường Anh và Châu Âu. Những trái này sẽ được bày bán ở Siêu thị. Khi nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn BRC, việc xuất khẩu cho thị trường chất lượng cao ở những nước này sẽ bắt đầu và ngay cả giá cao sẽ được trả cho những trái đạt tiêu chuẩn. Dự án thanh long mới sẽ lưu lại lợi nhuận thu được từ thị trường và sản lượng, giá xuất khẩu để xác định chính xác hiệu quả của dự án đối với các đối tác/người hưởng lợi từ dự án. Lịch thể hiện tất cả các giai đọan sau đây của tiến trình từ nông dân đến người tiêu dùng và bao gồm cả giá trị ở mỗi bước trong mô hình: - Trái ở ngay trang trại cho mục đích an toàn, hợp pháp và chất lượng cao như đòi hỏi của thị trường và lợi nhuận chuyển đến người nông dân thông qua nhà đóng gói. - Vận chuyển trái đến nhà đóng gói - Đóng gói trái thanh long - Thành phẩm 19 - Đạt tiêu chuẩn yêu cầu - Trữ lạnh - Vận chuyển và thuê container - Lập hồ sơ - Chuyển hành đến thị trường – bằng máy bay - Chuyển hành đến thị trường – bằng tàu thủy - Đạt tiêu chuẩn ở cảng nhập khẩu - Chuẩn bị hàng - Bán hàng Sau đây là bảng báo cáo, theo yêu cầu của trưởng dự án, từ thị trường Utopia UK có liên quan đến giá cả, chất lượng và thông tin về chuỗi cung ứng: Tiềm năng lợi nhuận từ trái thanh long ở các thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Thanh long được bán với giá 1,99 bảng cho mỗi miếng bởi siêu thị trên đường chính. Chúng tôi mua trái với giá 12-14 bảng/thùng 12 trái. Chúng tôi làm mọi thứ tăng thêm 15% khi bán chúng. Khẩu phần chia cho siêu thị ít nhất là 30%. Điều này rất quan trọng tuy nhiên phải nhận thấy rằng trong mọi trường hợp chúng tôi nhận được lợi ít nhất là 4% và thỉnh thỏang bị lỗ bởi vì vấn đề chất lượng hay liên quan đến vấn đề hư thối của sản phẩm. Đây là lý do tại sao việc vận chuyển bằng tàu thủy là mục tiêu chính cho sự phát triển trong tương lai (kế hoạch ngắn hạn) và đó cũng là lý do chúng ta thấy Công ty Hoàng Hậu đúng trong việc chuyển hướng theo thị trường với chúng ta. Họ đã thử chuyển bằng tàu thủy trong thời gian qua và chúng tôi cảm thấy rằng cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các bạn (HortResearch) và Viện NC CAQ miền Nam của họ và chúng tôi sẽ có thể thành công. Tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến những thị trường này Chúng tôi đã đính kèm cho các bạn xem mẫu thanh long của chúng tôi. Làm ơn chú ý rằng thị trường của chúng tôi cần trái thanh long có kích thước nhỏ với đầy đủ hương vị hơn là những trái to đã được bán trước đây. Vì vậy chúng tôi cần giáo huấn thêm cho thị trường và thay đổi phần nào đó nhận thức rằng trái nhỏ thì tốt hơn như đã từng xãy ra với những trường hợp khác. Như đã nói, tôi tin rằng thị trường Trung quốc hiện tại thường cần trái thanh long có kích thước lớn trong khi đó thì những trái nhỏ hơn lại thích hợp cho thị trường cao cấp ở UK. Các bước trong chuổi cung ứng và liên quan đến giá cả - bạn có thể làm việc ngược lại từ người tiêu dùng vì rất khó để lấy thông tin từ phía Việt Nam. Hiện tại tất cả trái thanh long được vận chuyển bằng đường hàng không từ Sân bay Tp Hồ Chí Minh đến UK thông qua sân bay chính ở London là Heatrow Airport. Tiến trình: - Chuyển bằng xe tải từ nhà đóng gói đến Tp HCM trong tình trạng không lạnh (Trong container mát từ nhà đóng gói). - Tại Sân bay từng tùng hàng được cân lại và đóng theo pallet (Điểm kiểm sóat chính yếu) – (có thể gây ra hiện tượng lộn sộn và ảnh hưởng sấu của nhiệt độ). - Tùy thuộc vào thời gian xuất hành của chuyến bay có thể sản phẩm phải ở trong điều kiện không lạnh cho đến khi được chuyển lên Máy bay. 20 - Sản phẩm được chuyển lên máy bay sang UK thông qua quá cảnh tại Hồng Kong hay một điểm quá cảnh khác. - Đến được London sau 14 giờ và được trữ lạnh tại sân bay để chuyển tiếp và kiểm tra, v.v. - Được thu vào xe lạnh và chuyển trong xe lạnh đến điểm phân phối. sau 2-3 giờ. - Nhiệt độ lý tưởng nhất để vận chuyển là 8oC và đó là nhiệt độ được cài đặt cho tất cả các xe tải chở hàng. - Khi đến nhà đóng gói của chúng tôi chúng tôi mang ra kiểm tra bên trong và trong vòng 1 giờ chúng sẽ được trữ lạnh trong các kho lạnh của chúng tôi ở 8 oC. Những thông tin khác mà bạn có thể giúp nửa là - Nhiệt độ lý tưởng nhất để vận chuyển hàng là 8 oC, mà tại nhiệt độ này tất cả các xe chở hàng đều phải được cài đặt. - So sánh chất lượng, Trái thanh long Việt Nam là ngon nhất khi so sánh với thanh long Thái Lan hay Do Thái, nhưng giá thanh long Việt Nam cao hơn có thể đến 5 Bảng anh. Thái lan là 10 bảng cho một thùng và Do thái là 8-9 bảng/thùng 12 trái. - Khả năng cung cấp hàng quanh năm là nguồn cung ứng lý tưởng bởi vì nó liên tục và chất lượng đảm bảo đồng đều là điểm bảo đảm rất tốt. Thái Lan có khỏang 4-5 tháng và Do thái có khỏang 2-3 tháng. - Điều quan trọng là chúng tôi đã thay đổi nếp nghĩ về nông dân Việt Nam trong việc hiểu về thị trường UK. Chúng tôi tin rằng không có sự thay thế đối với sự an toàn, sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và luật lệ ban hành cho sản phẩm thực phẩm. Chúng tôi ngày càng để ý nhiều hơn đến sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường mà nó kéo theo các luật lệ nghiêm ngặc và điều lệ nhập khẩu. Như đã nói, lợi nhuận sẽ nhiều hơn cho những ai xuất khẩu và được ưu tiên vào thị trường UK. - Chúng tôi, những người người tiêu dùng, chúng tôi tin rằng mối quan hệ với người cung ứng trái nghiên hơn về mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Chúng tôi tin là có thể chia sẽ thông tin, kỹ thuật và là việc cùng với nhau để cải thiện tốt hơn cho sản phẩm và cho ngành sản xuất thanh long của tất cả các quốc gia cung ứng sản phẩm. - Cũng rất là quan trọng khi xem xét về việc sản xuất giống khác, đặc biệt là giống thanh long ruột đỏ - vỏ đỏ và vỏ vàng – ruột trắng như những quốc gia khác đề cập là rất quan trọng trong sự phát triển. 21 MẪU SẢN PHẨM ĐƯỢC YÊU CẦU THANH LONG KÍCH THƯỚC SẢN PHẨM: 250 g – trọng lượng tối thiểu MẪU MÃ: TRÁI PHẢI NGUYÊN VẸN, ĐÚNG KÍCH CỞ, ĐÚNG BẢNG PHÂN LỌAI, CÒN TỐT, SẠCH SẼ, KHÔNG CÓ BẤT KỲ CHỨNG CỚ NÀO CỦA SỰ THỪA NƯỚC TRÊN VỎ, CÓ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG HƯ HỎNG HAY MÙI HÔI THỐI. TRÁI PHẢI ĐƯỢC VẬN HÀNH KỸ LƯỠNG. KHẨU VỊ: CÓ VỊ NGỌT NHẸ CẤU TRÚC TRÁI: KHÁ MỀM MÀU TRÁI: BÊN TRONG: THỊT TRẮNG VỚI HẠT ĐEN HAY THỊT TRÁI TÍM VÀ HẠT ĐEN VỎ NGOÀI: TRÁI ĐỎ HỒNG VỚI TAI TRÁI MÀU XANH TƯƠI ĐỘ CHÍN: KHÔNG CÓ DẤU HIỆU ÚNG NƯỚC TRÊN VỎ TRÁI DẠNG TRÁI: DẠNG OVAL KHUYẾT ĐIỂM: TRÁI PHẢI KHÔNG BỊ: SÂU VÀ BỆNH HẠI, DÍNH ĐẤT, NỨT NẺ, TRẦY VỎ NẶNG VÀ DỊ TẬT. TRUY NGUYÊN: MỖI THÙNG PHẢI CÓ NGÀY ĐÓNG GÓI VÀ MÃ SỐ CỦA NGƯỜI TRỒNG BẤT KỲ SẢN PHẨM NÀO CUNG CẤP CHO THỊ TRƯỜNG UK: - PHẢI KHÔNG LÀ SẢN PHẨM CHUYỂN GENE GMO - PHẢI KHÔNG QUA XỬ LÝ PHÓNG XẠ Ở BẤT KỲ CÔNG ĐOẠN NÀO - PHẢI ĐƯỢC SO VỚI CHUẨN MRL CỦA UK VÀ CHÂU ÂU - PHẢI TRUY ĐƯỢC NGUỒN GỐC THÔNG QUA CHUỖI CUNG ỨNG, VỚI CÓ HỒ SƠ LƯU TRỮ ĐỂ KIỂM TRA VÀ MÃ TRUY NGUYÊN NGUỒN GỐC PHẢI CÓ MÃ SỒ NGÒAI THÙNG. - PHẢI KHÔNG DÍNH BẤT KỲ VẬT GAI NHỌN NÀO TRÊN TRÁI 22 Thông tin đại chúng Không có bất kỳ thông tin đại chúng nào quan trọng được xuất bản trong giai đọan báo cáo này. Mail in ở Nelson một bài báo của Trưởng dự án phía NZ và những việc ông ta tham gia trong chuyến làm việc vào tháng 7. Dự án thanh long GAP và những ghi nhận của nhà tài trợ được thể hiện trong bài báo này. Bài báo là kết quả của bài giảng mà Trưởng dự án trình bày cho một khóa học quản lý dự án bằng tiếng anh được tổ chức tại Viện Kỹ Thuật Nelson Marlborough vào ngày 10 tháng 8 năm 2007 cho 7 người Việt Nam, 4 người Campuchia, 4 người Lào và 1 người Myanmar; tất cả đều là nhân viên nhà nước, một vài người là cán bộ chủ chốt – Ông Bùi Chí Kiên từ Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ NN & PTNT ở Hà Nội. Trưởng Dự án có một bài báo được in trên NZOQ vào tháng 10 QnewZ về dự án thanh long (Phụ lục 2 bằng tiếng anh). Quản lý dự án Không có sự thay đổi trong thành phần quản lý dự án trong suốt thời gian thực hiện dự án. Nhóm thực hiện dự án tiếp tục công việc với nhau một cách tốt đẹp, thân thiện, trong sáng và chân thành. Dự án này đã chuẩn bị được nhiều tài liệu thông qua bảng báo cáo, quyển cẩm nang sản xuất thanh long chất lượng, tài liệu tập huấn và những bài báo. Vì một số tài liệu được sọan bằng tiếng Anh nên dần dần chúng được dịch sang tiếng Việt. Việc dịch thuật là vấn đề tương đối mất thời gian cho nhóm tham gia dự án phía Việt Nam, tuy nhiên khi dịch như vây sẽ tăng khả năng cũng như hiểu sâu hơn về hệ thống chất lượng và các tiêu chuẩn. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, có một số báo cáo bị đình truệ vì có một số nhiệm vụ chưa đựơc hòan tất. Đặc biệt trong trường hợp quyển Cẩm nang chất lượng thanh long vì bàn nháp của milstone (điểm mốc) số 4 vào tháng 3 năm 2006 và điểm mốc số 8 tháng 5 năm 2007. Thật sự thì quyển cẩm nang đang tiến triển tốt vì nó là “tài liệu sống” cần được cập nhật và phát triển theo thời điểm tham gia của mô hình. Quyển cẩm nang là tài liệu phức tạp và tài liệu bền vững và khi chúng hòan thành cần phải dịch sang tiếng Việt. Trong quá trình thực hiện dự án Trưởng dự án đã cố gắng để triển khai trước các vấn đề thích hợp cần phát triển quản lý và kỹ năng cho nhóm thực hiện dự án phía SOFRI và các cá nhân tư nhân. Trưởng dự án rất thích thú rằng những kiến thức chuyển giao có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc hòan thành dự án. Thích thú nhất là việc chuyển giao kiến thức, kỹ năng và hiểu biết của trưởng dự án về sự tự tin của nhóm thực hiện dự án phía SOFRI. Cách tiếp cận này của dự án thật sự khác với việc quản lý dự án thông thường mà nhóm thực hiện dự án phía SOFRI đã từng làm. Thiết bị mua cho dự án trong năm 1 và năm 2 đã hòan tất. Một bảng các danh mục thiết bị mua, thông tin xác nhận, vị trí thiết bị và người chịu trách nhiệm được liệt kê trong phụ lục 5 của báo cáo tiến độ thứ 3 vào tháng 8 năm 2006. 23 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo Môi trường Những vấn đề về môi trường được xác định trong quá trình thực hiện điều tra đang được thể hiện một phần trong các đợt tập huấn kỹ thuật cho nông dân, chúng bao gồm: ¾ Sử dụng nông dược an toàn. ¾ Sử dụng hợp lý phân bón để cung cấp đủ đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhưng không ảnh hưởng xấu đến môi trường. ¾ Huỷ bỏ chất thải từ con người và nguồn nước bẫn ¾ Và vấn đề khác trong việc xác định tiêu chuẩn EUREPGAP, mục 13, vấn đề môi trường và BRC, mục 3; tiêu chuẩn về môi trường. Các vần đề giới tính và xã hội Việc thực hiện dự án CARD trên thanh long sẽ diễn đạt một cách hệ thống vấn đề giới tính và xã hội. Ví dụ như phưong thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đòi hỏi những điều kiện làm việc tốt, sự đối xử thích hợp đối với người lao động, sự quan sát đến sức khoẻ và an toàn sản xuất, v.v. và tạo cơ hội đồng đều cho cả nam và nữ, những điều kiện này tăng thêm thông qua việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng về GAP và BRC. Hồ sơ về những điều kiện làm việc tốt, trách nhiệm và những trách nhiệm giải trình và điều kiện bay giờ thể hiện trong quyển cẩm nang chất lượng thanh long và đặc biệt trong phần mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm. Mô hình nhà đóng gói thuê nhiều công nhân nữ hơn là công nhân nam với điều kiện làm việc rất tốt nhằm mục đích cải thiện để đạt theo tiêu chuẩn BRC. Các vấn đề thực hiện và tính bền vững Những khó khăn và trở ngại Ở góc độ nông dân: ¾ Những vấn đề quan tâm là làm thế nào để hấp dẫn nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ vào trong mô hình thực hiện GAP để giúp họ thâm nhập vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao? ¾ Đâu là nguồn vốn mà nông dân sản xuất nhỏ có thể có để thực hiện việc thay đổi theo yêu cầu của GAP. ¾ Có thể có việc tập huấn về kinh doanh để giúp cho hộ sản xuất nhỏ có thể tự họ lọai bỏ người thu gom và vòng luẩn quẩn nghèo đói. Ở góc độ ngành: ¾ Nhà đóng gói đã phát triển tiêu chuẩn cao nhất để bảo đảm cho người nông dân, nhà đóng gói và xuất khẩu có thể cung cấp hàng đạt tiêu chuẩn và giữ vững tiêu chuẩn để 24 sản phẩm được an tòan, hợp pháp và có chất lượng ngang bằng hơặc cao hơn mong đợi của khách hàng. ¾ Mô hình đã phát triển một tiêu chuẩn cao cho người thực hiện theo chất lượng cao để làm mô hình cho những vùng sản xuất thanh long khác tuân theo và cho những cây trồng khác và để lọai bỏ những vấn đề kém chất lượng. ¾ Thú vị là GAP đã mang lại kết quả làm cho những người khác quan tâm thực hiện theo: Những tiêu chuẩn sẽ khác và ngành trồng thanh long sẽ cần phải được tổ chức lại đúng mức để ngăn ngừa sự tạp nhiễm/hay phá vỡ thị trường ở giai đọan đầu. Sẽ có nhiều áp lực cho ngành trong thanh long chất lượng cao nếu lợi nhuận từ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao là mạnh. ¾ Ngành trồng thanh long chất lượng cao sẽ cần phải đựơc tổ chức và kiểm sóat các vấn đề bền vững như: thị truờng (bán ra qua một của), thương hiệu, xúc tiến, luật lệ, nghiên cứu và phát triển, .v.v. Giải pháp Ở góc độ nông dân: ¾ Tùy thuộc vào hệ thống cuối cùng được thực hiện chi trả tiền cho trái thanh long đến tay người nông dân (Lợi tức đến trực tiếp người nông dân thông qua: phí dịch vụ hay thực tế bán trái trực tiếp cho nhà đóng gói) có thể là nhà đóng gói sẽ cung cấp vật liệu để nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và giảm chi phí bỏ ra trước thông qua bản hợp đồng. Việc này có thể được thực hiện với sự hướng dẫn của người quản lý chất lượng nhà đóng gói, hay là thiết lập hệ thống kỹ thuật hộ trợ của nhà đóng gói cho nông dân. ¾ Hỗ trợ về tập huấn và nguồn lực được cung cấp bởi tổ chức độc lập. Ở góc độ ngành ¾ Duy trì tiêu chuẩn cao khi phổ biến mô hình dự án rộng ra cho ngành trồng thanh long và những cây trồng khác. ¾ Những nhà lãnh đạo trong ngành CAQ cần tổ chức lại việc phát triển ngành theo hướng chất lượng với yêu cầu là an tòan, hợp pháp và chất lượng cao cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Hiện tại nên lấy cơ hội này để điều phối sự phát triển của ngành thông qua việc cho phép chỉ những ai tham gia và duy trì tốt những tiêu chuẩn này. ¾ Đơn vị điều phối cần đăng ký hết tất cả những người họat động (nông dân, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, v.v.), kiểm sóat việc mở rộng, số lượng xuất khẩu và có cơ chế quản lý hành chánh và quản lý ngành. ¾ Đơn vị điều phối ngành sẽ cần phải thiết lập hiệp hội dài hạn với các Viện nghiên cứu (ví dụ SOFRI) và những nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo cải thiện theo hướng tốt và bền vững. 25 7.3. Tính bền vững Tính bền vững được diễn tả bởi dự án thông qua: • Sự phát triển khả năng của cả quốc gia. Trong giai đoạn thực hiện dự án cho báo cáo này cho thấy có một sự tăng trưởng mạnh trong việc tăng cường khả năng của quốc gia và sự hiểu biết về hệ thống chất lượng trong ngành rau quả. • Sự cải thiện này thể hiện rõ nhất trong nhóm tham gia dự án phía SOFRI trong khả năng hiểu biết của họ về “chất lượng”, nhiệt tình của họ trong việc truyền đạt cho người khác và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển dự án. Việc chuyển giao kỹ năng cho nhân sự dự án đến các đơn vị tư nhân được nâng cấp trong giai đọan báo cáo này. • Tập huấn cho nhà xuất khẩu, đóng gói và nông dân thông qua các mô hình thực tiển. • Thiết lập cơ sở hạ tầng thích hợp ở Việt Nam để hỗ trợ cho dự án và xúc tiến bước đầu hệ thống chất lượng theo GAP cho ngành sản xuất rau quả tại Việt Nam. • Mở rộng hệ thống mô hình này sang những nhóm khác và ngành khác. • Cung cấp một khối lượng lớn các tiêu chí về EUREPGAP/BRC của ngành cây ăn trái và tiến trình hoạt động cho việc đánh gia thị trường đòi hỏi chất lượng cao càng sớm càng tốt, để làm mẫu về khả năng thu nhập kinh tế khi có hệ thốnfg chất lượng vững mạnh bên cạnh. • Môi liên lạc đến vấn đề sức khoẻ và an toàn, môi trường và những lý do về mặt xã hội cho việc thực hiện GAP - đặc biệt cho nông dân. • Việc thực hiện cải tiến thường xuyên và thiết lập hệ thống có tác dụng ngăn người sự quay trở lại của phong cách làm việc củ trước đây. Tiến độ vượt bậc được thể hiện trong lĩnh vực này khi thực hiện dự án cho báo cáo này. Nó được mong đợi là mô hình sẽ vận hành một cách bền vững và cuối cùng đạt được tiêu chuẩn theo yêu cầu. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Bởi vì đây là báo cáo cuối cùng của dự án thanh long 037/04VIE, không có bước ngoặc nào tiếp theo. Tuy nhiên, do có yêu cầu nộp bản EOI – đề xuất dự án mới được nhập bởi Tổ chức HortResearch cho 2 năm nửa, bản đề xuất dự án đã nộp cho HAI vào ngày 27 tháng 8 năm 2007. Trong quá trình thực hiện dự án có nhiều vấn đề được xác định và có thể trong tương lai cần sự hỗ trợ phát triển GAP cho ngành trồng cây ăn quả ở Việt nam. Những bước quan trọng tiếp theo là tiếp tục thực hiện những định hướng của dự án mới: ¾ Mô hình thương mại hóa trước đây: đã thành công trong việc chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cao, duy trì chứng nhận, đáp ứng yêu cầu mà thị trường cần cải tiến. ¾ Hấp dẫn những hỗ sản xuất nhỏ để họ tham gia sản xuất sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. ¾ Sử dụng mô hình như điểm trình diễn/dụng cụ tập huấn để mở rộng mô hình và thiết lập nhà xuất khẩu, đóng gói và nhóm nông dân sản xuất thanh long theo GAP cho các vùng thanh long Bình Thuận, Long an và Tiền giang. 26 ¾ Cải thiện giải pháp sau thu họach và thâm nhập thị trường cho trái thanh long sản xuất theo GAP nhằm mục đích kéo dài thời gian tồn trữ và vận chuyển bằng đường tài biển để giảm chi phí vận chuyển và giảm chí phí đóng gói. ¾ Hỗ trợ phát triển SOFRI theo hướng thương mại hóa dịch vụ khuyến nông. ¾ Nghiên cứu sâu hơn về thị trường ¾ Phát triển hệ thống cấu trúc ngành (bán qua một cửa) ¾ Nghiên cứu và phát triển: sản phẩm thúc đẩy cải thiện sản xuất và kỹ thuật sau thu hoạch. ¾ Kinh phí thanh tra và chứng nhận ¾ Mở rộng mô hình sản xuất thanh long cho ngành trồng cây khác Những phạm vi liệt kê trong bảng trên nằm ngòai khả năng của một dự án CARD đơn lẽ và sự bỗ trợ/phối hợp đang được nghiên cứu thực hiện. 9. Kết luận Dự án CARD như được vạch ra trong đề cương trong tài liệu dự án, khi nó được thực hiện, sẽ là điều thích hợp cho sự phát triển GAP cho ngành sản xuất thanh long. Ước tính kết quả tốt dựa trên nền tản sự phát triển của mô hình nhà đóng gói của nhà xuất khẩu/đóng gói/nhóm nông dân với những tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng đạt yêu cầu. Nó phát triển như mô hình mẫu cho việc tiếp tục mở rộng GAP cả trên cây thanh long và những cây ăn trái khác ở Việt Nam. Báo cáo trong giai đoạn này cho thấy có sự tiến triển trong sự giao kết bởi nhà đóng gói đối với mô hình dự án và một bước tiến đáng kể đối với khả năng cả quốc gia trong việc quản lý hệ thống chất lượng, hiểu biết và huấn luyện. Mô hình nhà đóng gói được chọn đã trở thành xu thế của người tiêu dùng và nó cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện các bước chuyển đổi cần thiết. Nhà đóng gói đang chuẩn bị/ đã bắt đầu mở rộng xây dựng cho việc vận hành nhà đóng gói mới, phòng trữ lạnh và những thiết bị cho việc tồn trữ như yêu cầu của mô hình dự án. Sự phát triển của mô hình dự án có thể giúp cho quyển cẩm nang được hoàn tất, Tiêu chuẩn BRC đã bước đầu thực hiện trong nhà đóng gói để bổ sung những tiêu chuẩn EUREPGAP đang thực hiện trên đồng, hệ thống chất lượng đã được thiết lập và nhân viên được tập huấn về nhận dạng chức năng nhiệm vụ của từng vị trí. Những điểm đáng chú ý trong qúa trình thực hiện cho báo cáo này là sự nhiệt tình, sự chấp nhận tập huấn, truyền đạt bởi đội ngũ nhân sự thực hiện mô hình và thanh tra chính thức cho mô hình được thực hiện bởi Tổ Chức SGS Việt Nam. Không có những thách thức lớn khi dự án được thực hiện trong giai đoạn thực tế của quá trình làm việc cho báo cáo này. Dự án đã hòan thành những mục tiêu liệt kê trong thuyết minh dự án với nhiều điểm vượt hơn sự mong đợi. Một thất vọng lớn nhất của trưởng dự án là khi tiến hành thực hiện trên đồng đã không thể lôi kéo được hộ nông dân sản xuất nhỏ theo suốt quá trình tập huấn/thực hành để đạt theo yêu cầu của tiêu chuẩn EUREPGAP. Tuy nhiên, nhiều việc chuẩn bị cho nhiều nông dân đã được thực hiện trong qúa trình thực hiện dự án. Điều mong đợi là những nông dân sản xuất nhỏ này sẽ theo suốt quá trình tập huấn/ thực hành một khi mà sản phẩm thanh long chất lượng cao được mua với gia cao mà mọi người điều biết đến. Thật vậy, nếu giá bán tại địa phương quá thấp, thì có thể có rất nhiều người ước muốn thực hiện GAP. 27 Tôi muốn nhân cơ hội này cám ơn tổ chức CARD đã tài trợ dự án, Ts. Châu với sự nhiệt tình, thân thiện và tạo môi trường tốt ở SOFRI, Ts. Hòa và Ths. Hoàng cho sự hỗ trợ và tham gia thực hiện dự án và tất cả các đối tác của dự án cho việc hỗ trợ và hợp tác trong suốt các chuyến sang làm việc của tôi tại Việt nam trong quá trình thực hiện dự án GAP trên thanh long. Tôi đã có những kinh nghiệm tuyệt vời. Bạn có thể tự hào về thành tựu mà bạn đạt được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_113__8002.pdf
Luận văn liên quan