Chuyên đề Kinh tế phát triển phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng

Có nên lo ngại rằng dòng người nhập cư đang tràn ngập thị trường lao động, gây sức ép cắt giảm mức tiền công và tạo ra thất nghiệp hay không • Hầu như không có mấy bằng chứng chứng minh rằng di cư tạo ra thất nghiệp trong thị trường nơi đến. • Suy nghĩ một cách lôgic, những người di cư không bao giờ chuyển đến những nơi có mức thất nghiệp cao vì mục đích của họ là tối đa hóa lợi ích thu được. • Họ đến cùng với nhu cầu về các dịch vụ nhà ở, v.v. Những nhu cầu này tạo ra việc làm mới cho thị trường nơi đến. • Nhất là khi người di cư thường đang còn trẻ và bắt đầu tạo dựng gia đình cho riêng mình, v.v. • Có khá nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhập cư không phải là nguyên nhân khiến cho mức thất nghiệp tăng cao.

doc42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kinh tế phát triển phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- xã hội, vì vậy các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào người nghèo, xã nghèo tạo động lực, tạo tiền đề cho xoá đói giảm nghèo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ : "Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động / năm, nâng tỷ lệ là lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005, cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ họ nghèo xuống cong 10% vào năm 2005''. Định hướng phát triển : "Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo: đồng thời nâng cấp,cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo … tránh tình trạng đói nghèo" ( văn kiện Đại hội Đảng IX - Tr 299 ). - Xoá đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Xoá đói giảm nghèo phải phát huy tính tự lực, tự cường vươn lên vượt qua đói nghèo của hộ nghèo. - Xoá đói giảm nghèo phải xuất phát từ mục tiêu phát triển nhân tố con người. Được xây dựng dựa trên quá trình mở rộng hợp tác quốc tế, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực. Các chương trình xoá đói giảm nghèo triển khai ở nước ta - Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, an ninh xã hội. - Chương trình dân số - KHHGĐ. - Phát triển nông nghiệp nông thôn. - Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. - Dự án xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo không thuộc chương trình 135. - Dự án dạy nghề cho nông nghiệp nghèo. - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo. - Dự án hỗ trợ xã nghèo. - Dự án nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, triển khai chương trình, kể cả cán bộ trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Cùng với Chính phủ Việt Nam, chương trình xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện như (Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế vì sự phát triển...) đã hỗ trợ các dự án nhằm nghiên cứu triển khai thực hiện xoá đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước, tạo những ưu tiên cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. 6. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã có tác động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội. Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%. Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm 1992 - 1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004. Bình quân trước đó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo. 7. Các chính sách giảm bớt bất công trong phân phối thu nhập và nghèo đói Thứ nhất nâng cao năng suất nông nghiệp. Đây là cách trực tiếp nhất nhằm nâng cao đời sống của người nông dân. Cải tổ đất đai và tự do hóa nông nghiệp thường có những tác động lớn, mặc dù chỉ một lần, và tạo ra những khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải tiến nông nghiệp dựa trên những giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu (“Cuộc cách mạng xanh”) đã tạo ra nhiều thành công rực rỡ ở nhiều nước. Thứ hai, khuyến khích các ngành và dịch vụ ở nông thôn. Ở Việt Nam, các làng thủ công mỹ nghệ nằm rải rác khắp các vùng miền, và cũng đóng vai trò quan trọng như tạo công ăn việc làm ở nông thôn, tạo ra thu nhập cho người dân nông thôn. Thứ ba, thiết lập cơ chế phân phối lại thu nhập và phi thu nhập. Để thực hiện được cơ chế này, các loại thuế, trợ cấp khác nhau, các biện pháp kiểm soát giá và ưu đãi khác (“các hành động kiên quyết”) cần phải được áp dụng. Thứ tư, tăng đầu tư các dự án công vào khu vực kém phát triển. Xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông, và cung cấp cấp điện có tới những khu vực kém phát triển nhất là khu vực nông thôn... Thứ năm, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công. Điều này trực tiếp tác động đến người nghèo như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nước sạch và các dịch vụ vệ sinh môi trường... Thứ sáu, đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản như đánh thuế lũy tiến vào thu nhập và tài sản. IV. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 1. Vấn đề cơ bản về dân số trên thế giới và Việt Nam * Tình hình dân số thế giới Dân số trên thế giới ngày càng gia tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, các nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngày một ít đi. Sự phát triển mạnh hoặc già đi của dân số là một thách thức cho quá trình phát triển ở bất cứ quốc gia nào. Bảng 3: Tình hình dân số trên thế giới (ĐVT: triệu người) Năm 1650 1890 1900 1980 1990 2000 2005 Số dân 546 906 1608 4448 5292 6090 6453 Nguồn: Tạp chí kinh tế và phát triển Hiện nay dân số thế giới là 6,3 tỷ người, dự tính đến năm 2050 là 9,1 tỷ người. Trong đó có 4/5 dân số thuộc các nước phát triển, 90% số dân tăng ở các nước thế giới thứ 3. Tình hình dân số hiện tại của các nước thế giới thứ 3 sẽ đóng góp hoặc tước đoạt đi những cơ hội của họ trong việc hiện thực hoá những mục tiêu phát triển không chỉ với thế hệ hiện tại mà còn trong tương lai như thế nào? Các nước thế giới thứ 3 có khả năng cải thiện mức sống (cải thiện được chất lượng giáo dục và cuộc sống) ở hiện tại và tương lai hay không? Tốc độ tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình lương thực thế giới? Các nước đang phát triển sẽ đối phó với tình hình lao động tăng mạnh như thế nào? Cơ hội về việc làm ở các nước này có nhiều hay không? Những điều đó đã đặt ra vấn đề cơ bản cần quan tâm và định hướng về dân số chính là: phát triển dân số và chất lượng cuộc sống. * Tình hình dân số Việt Nam - Dân số Việt Nam tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng ngày càng chậm lại Bảng4: Dân số trung bình của Việt Nam từ 1993-2003 ĐVT: triệu người 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 69,64 70,82 71,99 73,16 74,31 75,46 76,6 77,63 78,69 79,73 80,90 Nguồn: Tổng cục thống kê (số liệu điều tra dân số năm 2004) - Dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn (chiếm trên 70% tổng số dân của cả nước). Bảng 5: Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam theo vùng (tr. người, %) Năm 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 Thành thị 13.96 14.43 14.94 15.42 16.84 17.46 18.08 18.77 19.5 20.02 20.67 CC (%) 20.05 20.37 20.75 21.08 22.66 23.15 23.61 24.18 24.74 25.11 25.8 Nông thôn 55.67 56.41 57.06 57.73 57.48 57.96 58.50 58.86 59.32 59.71 59.45 CC (%) 79.95 79.63 79.25 78.92 77.34 76.85 76.39 75.82 75.26 74.89 74.2 Nguồn: Tổng cục thống kê (số liệu điều tra dân số năm 2004) - Chất lượng dân số vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, miền núi còn rất thấp kém. - Nữ giới chiếm số lượng cao hơn nam giới trong tổng dân số 2. Cơ cấu dân số thế giới Dân số thế giới phân bố không đồng đều theo khu vực, tỷ lệ sinh đẻ và tử vong và theo cơ cấu tuổi a. Khu vực địa lý - Châu Á và Châu Đại Dươnglà nơi đông dân cư nhất - Tiếp theo là Châu Phi và Châu Mỹlatinh b. Các xu hướng sinh đẻ và tử vong - Tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển xấp xỉ 2,4%/ năm trong khi tốc độ tăng dân số ở các nước phát triển xấp xỉ 0,5% /năm Nguyên nhân: + Kết hôn sớm + Trình độ dân trí thấp + Phong tục tập quán của vùng + Công tác kế hoạch hoá gia đình còn nhiều hạn chế… c. Cơ cấu tuổi - Tuổi trung bình của toàn thế giới là “rất trẻ” - Số dân dưới 15 tuổi chiếm: 1/2 tổng dân số ở các nước đang phát triển, 1/4 tổng dân số ở các nước phát triển. Như vậy có thể nói, dân số của các nước đang phát triển có kết cấu tương đối trẻ, như vậy cũng có thể nói trong các nước này, tỷ lệ ăn theo tương đối cao. 3. Một số quan điểm trái ngược nhau a. Tăng dân số không phải là một vấn đề thực sự Những người theo quan điểm này đưa ra 3 cách lập luận: - Vấn đề thực sự ở đây không phải là vấn đề tăng dân số mà là các vấn đề khác. - Tăng dân số không phải là một vấn đề giả tạo do các cơ quan chủ đạo ở các nước giàu đặt ra để giữ các nước chậm phát triển trong tình trạng kém phát triển và phụ thuộc. - Đối với những nước và khu vực của các nước thế giới thứ 3, tăng dân số là điều đáng mong muốn. * Một số vấn đề khác: - Kém phát triển: nếu có những chiến lược đúng đắn mang lại mức sống cao hơn, mức độ tự trọng cao hơn, tự do cao hơn thì vấn đề dân số tự nó giải quyết lấy nó. Và như vậy, sự kém phát triển mới chính là vấn đề thực sự, và sự phát triển là mục tiêu duy nhất. - Tình trạng vắt kiệt nguồn lực chủ yếu do các nước phát triển gây ra: thực tế cho thấy các nước phát triển chiếm chưa đầy 25,5% dân số nhưng lại “ngốn” mất 80% nguồn lực. Theo luận điểm này, các nước phát triển cần phải kìm hãm hoặc cắt bớt những tiêu chuẩn cao một cách quá đáng - Sự phân bố dân số: nhiều khu vực trên thế giới lại thiếu dân, như vậy các nguồn lực tập trung vào một số lượng dân nhỏ trong khi có nhiều khu vực khác lại tập trung một lượng dân quá lớn. Vì vậy, chính phủ cần hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành thị. b. Tăng dân số là điều đáng mong muốn - Tăng dân số sẽ kích thích sự phát triển kinh tế. - Dân số lớn sẽ là cơ sở để mức cầu tăng, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế theo quy mô, hạ thấp giá thành và tạo một mức cung lao động vừa đủ với giá rẻ để đạt mức sản lượng cao. c. Tăng dân số là một vấn đề thực sự - Tăng dân số gây nên hậu quả kinh tế – là vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển - Luận điểm “Diều hâu” về dân số: tăng dân số dẫn đến tiêu cực về kinh tế – xã hội (nghèo đói, mức sống thấp, suy dinh dưỡng, ốm đau, sự xuống cấp của môi trường …) chính vì vậy, giảm dân số là một yêu cầu cấp bách. d. Quan điểm của LHQ LHQ đưa ra 4 tuyên bố: - Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay rất quan trọng dẫn đến mức sống thấp - Vấn đề dân số không chỉ đơn giản là vấn đề về con số mà còn là vấn đề về chất lượng cuộc sống con người - Sự tăng dân số làm trầm trọng hơn vấn đề về kém phát triển khiến cho những triển vọng của sự phát triển trở nên xa vời hơn (Tốc độ tăng dân số cao dù không phải nguyên nhân chủ yếu của sự kém phát triển, nhưng nó có tác động đến sự phát triển của một số nước và khu vực trên thế giới) - Nhiều trong số những vấn đề thực sự về dân số không phải do tổng số dân mà do sự tập trung, phân bố của dân cư Ò Chính vì vậy, việc phân bố dân cư hợp lý hơn sẽ trở thành một giải pháp khả thi ở một số nước so với việc chỉ tìm cách giảm số dân. 4. Một số chính sách chiến lược nhằm làm giảm mức tăng dân số của Việt nam Việt Nam thực hiện KHHGĐ từ những năm 1975 – 1978, có 2 chiến lược chính: + Phát triển kinh tế – xã hội + Kiểm soát sinh đẻ Trong đó, Chính phủ kiểm soát sinh đẻ bằng 6 cách: - Thuyết phục - Thực hiện các chương trình kế hoạch hoá gia đình nhằm cung cấp các dịch vụ y tế và tránh thai (hình thức này diễn ra ở đa số các nước chậm phát triển) - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật có chủ định để điều chỉnh mức sinh đẻ như: huỷ bỏ hoặc giảm số ngày nghỉ đẻ và mức phụ cấp đối với những ai vi phạm; áp dụng biện pháp phạt tiền đối với những ai vi phạm; tăng học phí, cắt bỏ trợ cấp; trợ cấp bằng tiền cho những gia đình ít con ... - Chuyển hướng phân bố dân số khỏi những vùng thành thị và những nơi có số dân tăng nhanh do tình trạng di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị bằng cách loại trừ sự mất cân đối hiện nay trong các cơ hội về kinh tế – xã hội ở các vùng thành thị so với nông thôn (các chính sách phát triển nông thôn ngày càng được đề cao trong chiến lược phát triển của các nước thế giới thứ 3) - Chính phủ có thể trực tiếp bắt buộc người dân hạn chế sinh đẻ thông qua luật pháp và các hình phạt. - Nâng cao vị thế của người phụ nữ V. VIỆC LÀM, DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA 1. Việc làm. Bốn khía cạnh của vấn đề việc làm: Vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển khác so với các nước phát triển có bốn điểm chính. Đó là: a. Những người thất nghiệp có học: không giống với các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp trong số những người có học ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều. Nhưng về cơ bản những người ít học nhất sẽ bị thất nghiệp và phải tìm kiếm bất cứ công việc gì không chính thức ở thành thị. Tuy nhiên, những người đã tốt nghiệp đại học hoặc trung học đều có thể tìm được những công việc được trả lương cao hơn và do đó được đếm vào trong số những người thất nghiệp được biết. b. Tự làm chủ công việc: Trong khi hầu hết những người tự làm chủ ở các nước phát triển làm trong các doanh nghiệp nhỏ như là người chủ sở hữu, những đối tác hữu hạn, hoặc các các chuyên gia (bác sĩ, luật sư, v.v…), ở các nước đang phát triển hầu hết những người tự làm chủ là những người bán hàng rong, chủ quán nhỏ, gái mại dâm, đạp xích lô, v.v… c. Phụ nữ và vấn đề thất nghiệp: Sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động ở các nước phát triển ít hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Phụ nữ thường xuyên bị phân biệt đối xử về tiền lương, sự thăng tiến trong nghề nghiệp, và an ninh nghề nghiệp. Họ cũng dễ bị thất nghiệp hơn nam giới. d. Tình trạng thất nghiệp trong thanh niên và lao động trẻ em: Sự thất nghiệp trong thanh niên tạo nên một mối lo ngại lớn đối với sự phát triển trong tương lai ở nhiều nước kém phát triển. David Turnham đã ước đoán tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên vượt quá 30% ở nhiều nước đang phát triển. Điều này đi đôi với vấn đề lao động trẻ em. Người ta thấy rằng rất nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển dưới 14 tuổi làm việc rất nhiều với mức lương thấp và dưới điều kiện làm việc khắc nghiệt. Lực lượng lao động: Hiện tại và theo dự tính: Cơ cấu về tuổi của dân số sẽ khác giữa một nền kinh tế có tỷ lệ sinh và tử cao so với ở một nước có tỷ lệ này thấp, mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên đều giống nhau. Vì tỷ lệ sinh hiển nhiên chỉ ảnh hưởng đến số lượng trẻ em mới sinh, trong khi đó tỷ lệ tử ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, một nước có tỷ lệ sinh và tử cao sẽ có phần trăm lớn hơn trong tổng số dân trong nhóm tuổi còn phụ thuộc (từ 0-15 tuổi) hơn là ở một nước có tỷ lệ thấp. Sự giảm xuống nhanh chóng về tỷ lệ tử gần đây đã diễn ra ở hầu hết các nước kém phát triển, do đó làm tăng số lượng người trong độ tuổi lao động hiện tại, trong khi tỷ lệ sinh cao liên tục tạo ra tỷ lệ phụ thuộc cao và nhanh chóng gia tăng lực lượng lao động trong tương lai. Sự không tận dụng lao động: Một số phân biệt: Để hiểu được một cách đầy đủ ý nghĩa của vấn đề việc làm, chúng ta cần xem xét, ngoài vấn đề người thất nghiệp, một lượng lớn người lao động có thể rất năng động nhưng về mặt kinh tế lại không được trọng dụng. * Các hình thức thất nghiệp và thiếu việc làm a. Thất nghiệp công khai (cả tự nguyện và không tự nguyện): là những người chưa có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm b. Bán thất nghiệp c. Có công ăn việc làm chỉ về hình thức: gồm: - Thất nghiệp giả tạo: là những người đang có việc làm nhưng thực chất công việc đó không đòi hỏi phải tiêu tốn toàn bộ quỹ thời gian làm việc của họ. VD: người nông dân (công việc đồng áng không phải đòi hỏi họ phải làm trong suốt 1 năm) - Thất nghiệp ẩn: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc nhưng đang phải đi học hoặc làm công việc nội trợ trong gia đình. VD: sinh viên, các bà nội trợ… d. Những người suy yếu: là người có việc làm, có thể làm toàn bộ thời gian nhưng cường độ làm việc thấp do sức khoẻ yếu e. Những người làm việc không hiệu quả: là những người làm việc nhiều giờ nhưng mang lại ích lợi ích, hiệu quả làm việc không cao do thiếu kiến thức, kỹ năng và tay nghề thấp. 2. Vấn đề việc làm ở Việt Nam và giải pháp giải quyết việc làm a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%. Hiện nay, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ. Vấn đề việc làm ở Đông Nam Bộ trước đây cũng rất căng thẳng, nay đã được cải thiện rõ rệt. b) Vấn đề việc làm đã và đang được giải quyết theo các hướng sau - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm việc làm, vừa khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên (đặc biệt là Đắc Lắc) và Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai) đã tiếp nhận hàng chục vạn người đến xây dựng các vùng kinh tế mới, nhất là từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung. - Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn. Việc khẳng định vai trò của kinh tế hộ gia đình sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả hơn lao động nông nghiệp. Nền nông nghiệp đang chuyển dần từ tự cấp, tự túc thành nông nghiệp hàng hoá, thâm canh và chuyên canh. Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển. Lao động thuần nông ngày càng giảm đi. Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn, nhờ vậy vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ được giải quyết vững chắc hơn. - Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trong đó có các hoạt động công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụng kỹ thuật tinh xảo và cần nhiều lao động, có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên ở các thành phố, thị xã. - Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng…), đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượng người lao động, vừa giúp cho người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ tìm việc làm hơn. Nhà nước và nhân dân ta đang tìm mọi biện pháp để giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động, vì nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. * Thực trạng nông dân mất đất và giải pháp. Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 1990 đến năm 2003, diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên tới 697.410 ha, những năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp. Tính bình quân cứ 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc; riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong 5 năm (2001-2004), số người bị mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu trên ở Hà Nội là gần 800.000 người; Hà Nam: 12.360 người; Hải Phòng: 13.274 người; Hải Dương: 11.964 người; Bắc Ninh: 2.222 người; Tiền Giang: 1.459 người; Quảng Ninh: 997 người(1) v.v... Theo tính toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, giai đoạn từ 2006-2010, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia sẽ là 192.212 ha và theo đó sẽ 2.498.756 lao động nông thôn mất việc. Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - xã hội... * Những thách thức và vấn đề đặt ra nhằm xóa đói giảm nghèo đối với nông dân Việt Nam gia nhập WTO Khi tham gia sân chơi WTO nông dân Việt Nam sẽ phải đối mặt với bốn luật chơi cực kỳ khó khăn. Không có chu trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices), nông sản hàng hóa Việt Nam không những tiếp tục bị sa sút trong xuất khẩu mà còn gặp khó khăn ngay ở thị trường trong nước vì không thể cạnh tranh với hàng ngoại. Sân chơi WTO nông sản hàng hóa, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO trong đó có nông sản phẩm là rau quả, trị giá gần 103 tỉ đô la Mỹ. Thị trường về lúa gạo, cà phê, cao su nhỏ hơn; mỗi thứ không quá 10 tỉ đô la Mỹ/năm. Các loại nông sản khác như chè, điều và hồ tiêu thì lại càng nhỏ; trên dưới 3 tỉ đô la Mỹ/năm, ở Việt Nam, mãi cho đến năm 2005, ta vẫn còn sử dụng hơn 7 triệu héc ta đất để trồng lúa. Chỉ có gần 1 triệu héc ta trồng dừa, cao su, trà, cà phê và 1,4 triệu héc ta trồng trái cây, rau quả và hoa. Đây là sự phát triển không cân đối vì lúa đã trở nên độc canh, chiếm 74% diện tích canh tác của cả nước, trong khi trái cây, rau quả và hoa có thị trường xuất khẩu lớn gấp 10 lần thì lại ít phát triển, chỉ chiếm có 15%. Mức độ đầu tư về nhân sự, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành trái cây, rau quả và hoa so với lúa gạo cũng kém xa. Về mặt canh tác, điểm yếu của độc canh là dễ dàng phát sinh dịch bệnh nên phải sử dụng một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát, làm ô nhiễm môi trường đưa đến việc ngộ độc thực phẩm. Luật chơi WTO Thị trường xuất nhập khẩu nông sản thế giới ngày nay được tổ chức rất chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế kiểm soát. Do tri thức của giới tiêu thụ ngày càng cao nên yêu cầu của siêu thị về chất lượng nông sản - vốn dựa trên yêu cầu của giới tiêu thụ của các nước lớn và giàu - ngày càng khó khăn, trở thành rào cản đối với rất nhiều nước đang phát triển vốn xem xuất khẩu nông sản là đòn bẩy để phát triển kinh tế. Việt Nam đã đi tắt đón đầu nhờ lợi thế đi sau bằng cách du nhập, thử nghiệm, cải thiện để ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới để xây dựng một nền khoa học kỹ thuật nông nghiệp thích hợp. Nếu như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam đạt 1,3 tỉ đô la Mỹ thì năm 2005 đã đạt 5,7 tỉ đô la Mỹ. Nhưng trong quá trình phát triển để hội nhập này, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng mặt hàng và khâu an toàn vệ sinh, đặc biệt nhất là “tay nghề”của thành phần sản xuất chủ lực - nông dân - chưa được nâng cao ngang tầm của một nước mạnh về xuất khẩu nông sản. Nhìn chung, tính bền vững trong nông nghiệp Việt Nam đang còn bấp bênh vì nông dân chưa thật sự có trình độ để đưa chất xám vào sản xuất. Trong bối cảnh trên, việc gia nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ, với hơn 5 tỉ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại thế giới và một kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỉ đô la Mỹ/năm, nhưng đồng thời cũng bắt buộc nông dân Việt Nam phải đối diện ngay với bốn luật chơi cực kỳ khó khăn. Đó là: 1. Luật chơi về an toàn thực phẩm: suốt trong quá trình sản xuất, trái cây và rau quả Việt Nam phải có Chứng chỉ “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt” (Good Agricultural Practices, GAP) để chứng minh mặt hàng này luôn an toàn vệ sinh. 2. Luật chơi về chất lượng: mặt hàng nông sản Việt Nam phải cần rất nhiều chứng chỉ, chẳng hạn như chứng chỉ xác nhận nguồn gốc giống (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gen, GMO), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chống oxy hóa, vitamine, đồng bộ về giống, độ chín, kích cỡ và màu sắc)... để chứng minh mặt hàng có chất lượng cao và bổ dưỡng. 3. Luật chơi về số lượng: lượng hàng hóa lưu hành trong thị trường nông sản thế giới ngày nay vừa lớn về số (trăm tấn, ngàn tấn, vạn tấn), vừa đồng bộ (giống, kích cỡ, màu sắc, bao bì) và chính xác về thời gian giao hàng (đúng ngày quy định hoặc thứ Tư mỗi tuần, tuần đầu mỗi tháng...). 4. Luật chơi về giá cả: để yểm trợ cho cạnh tranh, giá cả trở nên một yếu tố quyết định. Đây là một thứ “luật bất thành văn” của bất cứ một cơ sở sản xuất hay một quốc gia nào trên thế giới muốn tham dự cuộc chơi. Nông dân Việt Nam phải hết sức quan tâm đến điểm này để mặt hàng luôn có giá rẻ - vốn là một lợi thế của Việt Nam trong mấy năm qua. Nông nghiệp Việt Nam và sân chơi WTO Trong bốn luật chơi kể trên, cái khó nhất cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay là chu trình “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt”, GAP. Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại. Như vậy, chu trình nông nghiệp an toàn GAP là một bộ hồ sơ trình bày công nghệ sản xuất của nông trại đồng thời cũng là bộ hồ sơ ghi chép chi tiết những hoạt động của nông trại đó. Một số các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia tuy có biên soạn chương trình GAP cho mình, nhưng việc xuất khẩu rau quả và trái cây của họ vẫn không thuận lợi hơn vì những chu trình này đã không đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản - là những thị trường vùng ôn đới có điều kiện khí hậu, khoa học kỹ thuật nông nghiệp và văn hóa ẩm thực khác biệt. Các chương trình tập huấn về GAP, dự án “GAP cho cây thanh long”... do Úc, Canada và các nước khác tài trợ cho Việt Nam gần đây chỉ là những chương trình nhỏ lẻ, chưa phải là một chu trình an toàn có quy mô toàn ngành, toàn quốc cho Việt Nam. Cho nên nếu không xây dựng ngay chương trình VIETNAM GAP, tạm gọi tắt là VietGAP, thì sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam, kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại ngay ở thị trường trong nước? Cam kết khi gia nhập WTO không cho phép Chính phủ Việt Nam trợ cấp xuất khẩu và vào các tác động của thị trường đối với người nông dân. Tuy nhiên, Chính phủ được phép trợ cấp khuyến nông và phục vụ phát triển nông nghiệp. Vậy thì xây dựng chiến lược hỗ trợ, phát triển mạnh ngành trái cây, rau quả và hoa; nhanh chóng hoàn thành chu trình nông nghiệp an toàn VietGAP; dấy lên một phong trào tập huấn VietGAP đều khắp cho nông dân mới là trợ cấp WTO đúng kiểu nhất để Chính phủ giúp nông dân tham gia vào một cuộc chơi tuy hào hứng nhưng đầy bất trắc rủi ro. Tiếng còi WTO đã thổi lên rồi, mọi thành phần tham gia WTO đều phải nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại quá trình sản xuất. Người nông dân Việt Nam cũng vậy, họ cũng phải tìm hiểu và rành rọt luật chơi trên sân chơi chung đó là thị trường rộng lớn của WTO và sự cạnh tranh gay gắt kèm theo. Trên cơ sở đó việc xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân Việt Nam phải dựa trên những căn cứ lâu dài khi thị trường nông sản gia nhập sân chơi thế giới. Muốn vậy Nhà nước cần có những chính sách tiếp cận thị trường, khuyến nông và các chính sách hỗ trợ bước đầu cho hộ nông dân trong quá trình sản xuất. Đối với các hộ nghèo, sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao đã là vấn đề khó, tham gia được thị trường và nâng cao thu nhập cho hộ là việc khó khăn hơn. Đây là vấn đề cần được các cấp, ngành lưu tâm, nghiên cứu, hỗ trợ theo chiến lược lâu dài. * Một số kiến nghị nhằm giải bài toán việc làm cho nông dân Trên phương diện vĩ mô, để giải quyết triệt để và hiệu quả việc làm cho khu vực nông thôn và nông dân cần quan tâm tới những khía cạnh sau: Thứ nhất, thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập. Sở dĩ cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm rất máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Họ chưa hiểu rằng, việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ, mà việc làm phải được lượng hoá thành thu nhập về mặt giá trị, phải được tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hoạch toán đầu vào, đầu ra và lấy nhu cầu xã hội làm đối tượng hướng tới, nghĩa là người nông dân phải thấy được việc làm của họ là nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị trường và thông qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với phần công sức họ đã bỏ ra. Trên cơ sở đó, từng bước loại bỏ nếp nghĩ cố hữu (rằng đã là nông dân thì phải gắn với công việc nhà nông, ruộng quen trồng lúa thì không thể trồng cây khác v.v...) và hình thành tư duy phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong tiềm thức từng người nông dân. Mỗi người nông dân cần phải nghĩ là trồng cây gì, nuôi con gì có thể đem lại thu nhập cao nhất cho họ, chứ không phải trồng những cây, những con phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình. Để cải thiện nếp nghĩ của người nông dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên, liên tục các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản. Thứ hai, giúp nông dân khắc phục các hạn chế, tiếp cận các cơ hội việc làm một cách bền vững. Một trong những nguyên nhân khiến người nông dân thiếu việc làm hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ - hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động... Thực tế cho thấy, kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới đã và đang đem lại nhiều cơ hội việc làm cho mọi đối tượng trong đó có nông dân. Nhưng với những hạn chế của người nông dân cùng với những điều kiện khách quan khác, họ không thể hoặc chưa thể tiếp cận được với cơ hội việc làm mới, và những hạn chế này đang là rào cản lớn trên con đường mưu sinh của hàng triệu nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần chú trọng tới việc phân loại đối tượng tham gia quá trình đào tạo, tư vấn cho phù hợp, hiệu quả. Cần xác định những mục tiêu cụ thể: đối tượng nào cần được tư vấn? Đối tượng nào cần được đào tạo cơ bản? Đối tượng nào có thể chuyển giao công nghệ v.v..? Phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khu vực nông thôn thông qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn có kế hoạch để những đối tượng được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển hoặc phát triển nghề nghiệp thông qua các tổ chức hội nghề nghiệp. Tăng cường hơn nữa sự phối, kết hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền các cấp. Để tạo việc làm một cách bền vững và phát triển mạnh thị trường xuất khẩu lao động, chiến lược đào tạo của quốc gia cần có sự định hướng rõ ràng ngay từ cấp trung học. Trên cơ sở chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những định hướng đào tạo nghề cho học sinh ngay từ bậc trung học: khoảng 1/3 số học sinh phổ thông trung học sẽ tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học; 1/3 đào tạo nghề theo các mô hình công nhân kỹ thuật cao, số này sẽ cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và phục vụ xuất khẩu và 1/3 còn lại sẽ được đào tạo nghề kỹ thuật cơ bản, nghề thủ công truyền thống, số này có thể đáp ứng được lực lượng lao động cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc chính họ cũng có thể tự tạo công việc cho mình bằng việc thành lập hệ thống các cửa hàng dịch vụ nhỏ lẻ. 3. Đô thị hoá Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. Quá trình đô thị hoá trên thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt trong thời gian vừa qua, đặc biệt là tốc độ đô thị hoá ở Châu Á nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Đô thị hoá diễn ra mạnh ở Châu Á cả trong quá khứ và tương lai Nguồn: UN. World Urbanization Prospects: The 2001 Revision Hàng năm, số dân di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng; số người thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp hữu hình) có xu hướng ngày càng tăng. Bảng 6: Phần trăm dân số thành thị (ĐVT: %). Năm 1950 Năm 1985 Năm 2000 Các nước đang PT 38 59 68 Các nước phát triển 62 41 32 Nguồn: Kinh tế học cho Thế giới thứ ba, NXB Giáo dục, 1998 * Đô thị hoá ở Việt Nam Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Tp. Hồ Chí Minh là thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hoá ở Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra trong không gian rộng lớn cả nội ô và vùng ven đô. Bảng 7. Sự biến động dân số của ven đô Tp. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ Năm Quận 1979 1991 1994 1999 Dân số (nghìn người) Mật độ (người/ km2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/ km2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/ km2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/ km2) Tân Bình 264.315 6.955 349.000 9.065 404.993 10.519 581.838 15.113 Bình Thạnh 299.640 12.118 333.000 16.244 385.172 18.788 404.147 19.714 Gò Vấp 199.302 6.768 170.000 8.854 196.836 10.252 308.816 15.926 Quận 8 213.470 11.415 264.000 14.043 302.613 16.096 33.418 154.575 Nhà Bè 97.450 731 127.000 939 147.783 1.092 63.450 645 Bình Chánh 164.953 558 211.000 691 244.381 800 334.010 1.101 Thủ Đức 239.078 1.142 311.000 1.480 362.136 1.722 210.605 4.388 (Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Hồ Chí Minh) Có thể nói rằng áp lực về dân số ngoài yếu tố tích cực là cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho Tp. Hồ Chí Minh, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc mà quân ven cần phải xem xét giải quyết như vấn đề lao động - việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội… Trong quá trình đô thị hoá, vấn đề di dân nông thôn – thành thị xảy ra với hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippin… Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới của đất nước đã làm cho quan hệ sản xuất được cải thiện, năng lực sản xuất được giảI phóng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh đã thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm. Theo điều tra của các nhà xã hội học, mỗi ngày có hàng trăm người đủ các thành phần trí thức đến công nhân, nông dân đủ mọi lứa tuổi từ cụ già đến em nhỏ khắp các địa phương trong nước đổ về thành phố với ước muốn khác nhau: Tìm kiếm công ăn việc làm, thăng quan tiến chức, tìm đất dụng võ… Diện tích đất nông nghiệp giảm sút do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do tốc độ đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp đã bị sử dụng vào mục đích khác như: xây cất nhà máy xí nghiệp, xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi. Một số là do những cư dân giàu có mua bán sang nhượng chiếm giữ đất lưu thông khá nhiều, và vì sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, bấp bênh làm cho nhiều hộ nông dân chuyển sang kinh doanh bằng nghề khác. -Vấn đề di dân nông thôn – thành thị và gia tăng dân số cơ học. Gia tăng dân số trong quá trình đô thị hoá ven đô Tp. Hồ Chí Minh đã đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp. - Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo. Trong quá trình đô thị hoá hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Thất học, thất nghiệp, đói nghèo sẽ dẫn đến phân tầng xã hội và phân hoá giai cấp. Đây là sự bất ổn đối với mong muốn phát triển một xã hội đô thị công bằng. 4. Di cư a. Lí do của việc di cư - Do khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm hoặc không có việc làm nơi xuất cư. - Do sự khác biệt về tiền lương và thu nhập giữa các vùng, các địa phương, đặc biệt là giữa nông thôn và các thành phố lớn. - Những người xuất cư mưu cầu một môi trường giáo dục, đào tạo, điều kiện y tế, đời sống văn hoá tinh thần, các phương tiện thông tin đại chúng tốt hơn nơi họ đang sinh sống. - Nhiều trường hợp họ di cư do chính sách của địa phương, Nhà nước. VD: chương trình di cư đến vùng kinh tế mới, di cư để giãn dân… b. Đặc điểm của người dân di cư - Mặc dù có rất nhiều lí do di cư nhưng chủ yếu những người dân di cư một cách tự phát, đến nơi xuất cư họ thường không có hộ khẩu thường trú nên còn được gọi là “dân cư trôi nổi”. - Phần lớn là những người có thu nhập thấp trong khi gánh nặng ăn theo lớn (thường là nông dân). - Dân di cư trôi nổi chủ yếu là có học vấn và trình độ thấp, các công việc họ làm ở nơi nhập cư đa phần là công việc cần sức lực và sự vận động chân tay. - Phần lớn những người di cư đều coi địa phương nơi họ đến là miền đất hứa c. Nhìn nhận vấn đề di cư Di cư vừa có mặt tích cực nhưng cũng đặt ra những khó khăn không nhỏ * Tích cực: - Di dân là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. - Bù đắp vào phần thiếu hụt trong lực lượng lao động ở thành phố. - Đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ. - Góp phần làm gia tăng lợi ích cho các thành phố. - Góp phần hình thành thị trường lao động thống nhất trong toàn quốc. - Thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá, công nghệ, kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn… * Khó khăn: - Khó khăn từ phía thành phố, đô thị – điểm đến của những người di cư: + Gây ra sự quá tải về dân số tại các thành phố, đô thị. + Gây sức ép với hệ thống vận tải, cung ứng điện nước và vệ sinh môi trường thành phố. + Một bộ phận những người dân di cư trôi nổi gây ra sự mất trật tự và các tệ nạn xã hội trong các thành phố. + Gây khó khăn trong việc quản lí và quy hoạch đô thị - Khó khăn từ chính phía những người di cư trôi nổi: + Thu nhập của người dân di cư thường ít hơn thu nhập của người dân thành phố (do công việc của người di cư tại các thành phố không thường xuyên, chủ yếu là các công việc tay chân chứ không phải là công việc trí óc). + Điều kiện sinh hoạt của người di cư gặp nhiều hạn chế: chỗ ở tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh, an toàn. + Người dân di cư, đặc biệt là nữ ít được bảo vệ và thường gặp rủi ro lớn. + Người dân di cư phần lớn không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội. + Người dân di cư thường rất khó khăn trong việc nhập khẩu tại các thành phố lớn, sự phân biệt người có hộ khẩu thường trú và người không có là nguyên căn của sự bất bình đẳng xã hội. d. Di cư và vấn đề chảy máu chất xám * Kinh nghiệm của Canada: Giáo sư Kesselman thuộc Viện Thông tin khoa học thuộc trường Đại học Nam California khi nghiên cứu vấn đề di cư của người Canada sang Mỹ đã lập luận rằng một quốc gia sẽ phải chịu ba cái mất lớn từ hiện tượng chảy máu chất xám. Thứ nhất, CP của quốc gia đó phải chi trả cho phí đào tạo những người di cư. Phần lớn trong số họ là những người có học vấn cao (ví dụ như các bác sĩ). Thứ hai, họ thường là những người đóng góp tài chính ròng. Khoản thuế họ nộp nhiều hơn khoản trợ cấp chi cho họ. Thứ ba, một phần để phục vụ những cá nhân này, chúng ta phải vay nợ song họ lại không góp phần giúp chi trả những khoản nợ đó. Thứ tư, theo Kesselman cũng là cái mất nghiêm trọng nhất, là những người di cư bằng chính việc di cư đang thể hiện rằng họ chính là những người lao động đầy tài năng và năng động, sáng tạo. Trong nhiều trường hợp, họ chính là các nhà phát minh, sáng chế của đất nước. Mất đi những cá nhân ưu tú này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia sẽ bị kéo chậm lại. Cuối cùng thì đâu là giải pháp khả thi cho tình trạng Chảy máu Chất xám? Một giải pháp thường được đề xuất là cắt giảm thuế. Cơ sở lập luận cho giải pháp này là chính sách cắt giảm thuế của CP thu hút được lao động. Kesselman chỉ ra rằng đó là một phần của vấn đề song không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di cư . Ông chỉ ra rằng chính cơ hội việc làm chứ không phải thu nhập sau thuế là động lực khuyến khích mọi người di cư. Bởi vậy, ông ủng hộ cho nỗ lực theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn (job-friendly). Kesselman cũng lưu ý rằng các cá nhân sẵn sàng chấp nhận một mức thuế cao hơn, thu nhập thấp hơn nếu những khía cạnh khác của đời sống của họ được đảm bảo ở mức cao hơn như: phúc lợi như bảo hiểm y tế, trường ĐH công được duy trì ở một mức độ thích đáng thì họ Cuối cùng là đảm bảo có một dòng nhập cư đủ lớn để bù đắp cho lượng người di cư. Tóm lại: Chảy máu Chất xám là một vấn đề nghiêm trọng song nó không trầm trọng đến mức hủy hoại nền kinh tế. Nhìn chung các nghiên cứu cho rằng: · Dòng người di chuyển chỗ ở thường hướng từ vùng có mức tiền công thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao đến những vùng có mức tiền công cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp. · Xu hướng là người di cư tìm cách giảm thiểu tối đa khoảng cách phải di chuyển ở mức có thể. · Như chúng ta dự đoán, di cư có xu hướng tăng thu nhập ròng suốt đời cho người di cư. · Tác động của di cư lên thị trường lao động nơi đến dường như là tương đối trung tính. · Người ta vẫn đang nghiên cứu về tác động của di cư đối với thị trường lao động nơi đi. Song có thể, tác động này là nghiêm trọng. *Vấn đề di cư ở Việt Nam Di cư lao động tự phát từ nông thôn vào các đô thị lớn là hiện tượng hết sức mới mẻ ở Việt nam, xuất hiện từ sau những năm Đổi mới: Từ một nền kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp; tập trung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vấn đề CNH và Đô thị hoá làm cho diện tích đất canh tác giảm đi, người nông dân không đủ việc làm, giá trị lao động nông nghiệp thấp, đặc biệt có sự chênh lệch cao giữa lao động và thu nhập ở thành phố so với nông thôn đã gây ra hiện tượng di dân lao động từ nông thôn vào đô thị vào cuối những năm 80, đầu 1990. Ở VN, hiện tượng di cư lao động từ nông thôn vào thành phố thường theo mùa vụ, gọi là “Di dân theo mùa vụ”. Phần lớn những người nông thôn ra thành phố lao động họ không có ý định sống lâu dài ở thành phố "Sau ngày mùa cấy hái, tát nước, làm cỏ...tranh thủ đi kiếm thêm đồng rau dưa, vì ở quê những lúc nông nhàn không có việc gì làm". Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy không ít phụ nữ lang thang bán hàng rong ở Hà Nội đã được 10 - 12 năm và theo họ: “ Vào những lúc ngày mùa nếu thuê được người cấy, hái thì cũng không về quê. Vì đây mới là thời điểm bán được nhiều hàng”. Như vậy: khái niệm di dân lao động theo mùa vụ ở VN đang được thay đổi do sự dư thừa nhân công lao động ở nông thôn ra tăng, điều này làm cho những người di cư lao động họ có thể thuê làm nông với giá rẻ, để họ tiếp tục công việc ở HN mà không về quê vào lúc ngày mùa, do đó vấn đề di dân đã giảm bớt tính mùa vụ. Bảng 8 : Phân bố phần trăm nhóm tuổi chia theo nơi cư trú hiện tại, tình trạng di cư Nhóm tuổi Hà Nội Khu Kinh tế Đông Bắc Tây Nguyên TP Hồ Chí Minh Khu Công nghiệp Đông Nam bộ Tổng số Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư 15-19 8.0 2.6 16.8 1.1 7.3 1.7 11.4 2.9 14.2 4.7 11.5 2.6 20-24 29.1 7.2 34.0 5.4 16.4 8.3 39.2 13.9 36.3 11.4 31.0 9.2 25-29 21.7 15.5 19.8 12.0 22.1 14.3 22.6 20.8 21.3 15.5 21.5 15.6 30-34 14.0 17.2 11.9 17.8 17.4 19.6 13.1 20.1 13.7 18.1 14.0 18.6 35-39 6.1 11.3 7.3 16.7 14.3 18.6 6.1 16.9 6.3 14.7 8.0 15.6 40-44 8.6 15.1 5.5 17.8 11.2 16.3 3.7 12.1 4.8 15.7 6.8 15.4 45-49 7.0 15.1 3.4 16.8 6.6 12.4 2.2 6.6 2.3 12.2 4.3 12.6 50-54 2.4 11.0 0.7 7.6 3.1 6.1 1.2 4.1 1.0 5.8 1.7 6.9 55-59 3.0 5.2 0.5 5.0 1.6 2.7 0.6 2.6 0.1 1.9 1.2 3.5 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Số người 999 1003 998 1002 1000 1000 1001 1004 1000 1000 4998 5009 Nguồn: Tổng cục thống kê, điều tra di cư Việt Nam năm 2004 Tuổi trung bình của dân di cư thường từ 20 đến 34 chiếm 66,5%; dưới 19 tuổi chiếm 11,5%. Nhất là ở các Khu kinh tế Đông Bắc và Khu Công nghiệp Đông Nam bộ tập trung độ tuổi từ 20-29 chiếm khoảng trên 53%. Trong khi đó tuổi trung bình của dân cư trú hiện tại dàn trải từ 25-54, già hơn so với dân di cư. Nhận thấy, nhóm di cư nằm trong độ tuổi trẻ là chủ yếu. Nếu trong hoàn cảnh thất nghiệp họ thường bị kích động, lôi kéo và có những hành động gây hậu quả xấu cho xã hội, nhất là các tệ nạn như tiêm chích ma tuý, mại dâm, cờ bạc và các hành vi côn đồ khác. Đó là chưa tính đến các vấn đề về sức khoẻ sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS cũng sẽ được lây truyền rất nhanh bởi nhóm đối tượng di cư, di biến động. Trong khi đó, những giải pháp về công ăn việc làm, nhà chung cư, mở rộng đô thị, cung cấp thông tin, dịch vụ... hiện nay vẫn chỉ mang tính chất tình thế. Bảng 9: Phân bố phần trăm trình độ học vấn cao nhất đạt được chia theo nơi cư trú hiện tại, tình trạng di cư và giới tính Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được Hà Nội Khu Kinh tế Đông Bắc Tây Nguyên TP Hồ Chí Minh Khu Công nghiệp Đông Nam bộ Tổng số Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Di cư Không di cư Từ lớp 1- lớp 9 30.5 34.5 54.2 48.0 74.4 72.6 63.4 56.4 59.4 59.7 56.4 54.2 Từ lớp 10- lớp 12 45.6 45.5 40.3 40.0 13.1 18.2 33.4 37.1 36.6 33.5 33.8 34.9 Cao đẳng 4.0 2.2 1.6 2.7 1.0 0.8 0.7 1.3 1.0 2.2 1.7 1.8 Đại học trở lên 19.7 17.6 3.5 9.2 0.5 0.5 2.0 4.1 0.9 2.6 5.3 6.8 Không biết đọc, biết viết 0.0 0.0 0.3 0.1 10.9 7.8 0.3 1.0 2.0 1.7 2.7 2.1 Không xác định 0.1 0.2 0.1 0.0 0.1 0.1 0.2 0.2 0.1 0.3 0.1 0.2 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Số người 999 1003 998 1002 1000 1000 1001 1004 1000 1000 4998 5009 Nguồn: Tổng cục thống kê, điều tra di cư Việt Nam năm 2004 Trình độ học vấn thì giữa dân di cư và dân cư trú hiện tại khá là tương đồng, đa phần là từ lóp 1 đến lớp 12 chiếm gần 90%; không biết đọc, biết viết chiếm trên 2%. Hiện tượng di dân lao động từ nông thôn vào đô thị là một thực tế không thể tránh khỏi do sự chênh lệch cao giữa lao động và thu nhập ở thành phố so với nông thôn. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 10 : Phân bố phần trăm so sánh mức thu nhập trước và sau khi di chuyển chia theo nơi cư trú hiện tại So sánh mức thu nhập Hà Nội Khu Kinh tế Đông Bắc Tây Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh Khu Công nghiệp Đông Nam bộ Tổng số Tổng số Cao hơn nhiều 20.9 8.5 5.1 16.5 7.4 11.5 Cao hơn 61.4 80.2 66.6 69.6 78.4 71.2 Vẫn như vậy 15.2 9.0 17.3 12.2 10.1 12.8 Kém hơn 2.2 2.2 9.7 1.7 4.0 4.1 Kém hơn nhiều 0.2 0.1 1.0 0.0 0.0 0.3 KXĐ 0.0 0.0 0.3 0.0 0.0 0.1 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Số lượng 853 849 941 892 917 4452 Nguồn: Tổng cục thống kê, điều tra di cư Việt Nam năm 2004 Như vậy, dân di cư có mức thu nhập bình quân thường là cao hơn dân không di cư chiếm trên 79% và tập trung ở các khu công nghiệp và khu kinh tế chiếm khoảng 80%. Dân di cư đi tìm cơ hội việc làm, có thu nhập cao hơn một cách lâu dài hoặc theo mùa vụ chủ yếu là người lao động từ nông thôn, các tỉnh lẻ tập trung ra thành phố, có thu nhập và trình độ học vấn thấp, là nhóm dân số rất dễ bị tổn thương bởi các tác động từ cuộc sống thành thị. e. Tác động của di cư đối với thị trường nơi đến. Có nên lo ngại rằng dòng người nhập cư đang tràn ngập thị trường lao động, gây sức ép cắt giảm mức tiền công và tạo ra thất nghiệp hay không · Hầu như không có mấy bằng chứng chứng minh rằng di cư tạo ra thất nghiệp trong thị trường nơi đến. · Suy nghĩ một cách lôgic, những người di cư không bao giờ chuyển đến những nơi có mức thất nghiệp cao vì mục đích của họ là tối đa hóa lợi ích thu được. · Họ đến cùng với nhu cầu về các dịch vụ nhà ở, v.v. Những nhu cầu này tạo ra việc làm mới cho thị trường nơi đến. · Nhất là khi người di cư thường đang còn trẻ và bắt đầu tạo dựng gia đình cho riêng mình, v.v. · Có khá nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhập cư không phải là nguyên nhân khiến cho mức thất nghiệp tăng cao. Người ta cho rằng di cư là động lực thúc đẩy các thị trường lao động đạt được mức cân bằng, điều chỉnh cung lao động và mức tiền công cho đến khi chúng ta có được những khác biệt đền bù hoàn hảo (complete compensating differentials). · Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng di cư không làm được điều đó, thị trường lao động không đạt được mức cân bằng. · Nguyên nhân có thể là do tính cứng nhắc của thị trường lao động, mức phí di cư cao hoặc thị trường lao động bị bóp méo do các chương trình của CP. · Như chúng ta thấy ở phần trước, vẫn tồn tại nhưng khác biệt về tiền công và thất nghiệp lớn giữa các vùng. Trạng thái cân bằng đầy đủ chưa bao giờ xảy ra./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_ktpt_nhom_4_2113.doc