I.Lý do lựa chọn đề tài:
Công nghệ Wifi tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại còn rất mới, nhưng nhu cầu sử dụng Wifi đang tăng lên nhanh chóng tại các nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê . Những nơi này cung cấp Wifi miễn phí cho khách hàng.
Số lượng người sử dụng máy tính xách ty cũng đang tăng lên nhanh chóng. Ngay cả những máy cũ đang tràn ngập trên thị trường cũng có sẵn chức năng nhận sóng Wifi mà không cần thiét bị kèm theo.
Các sản phẩm điện tử khác như điện thoại di động, thiết bị nhắn tin . cũng đang tích hợp tính năng Wifi. Máy tính để bàn cũng có thể nâng cấp tính năng Wifi dễ dàng với bộ điều hợp Wifi giá rẻ gắn thêm, giúp người sử dụng truy cập internet mà không cần nối trực tiếp vào dây cáp mạng nữa.
Hãy tưởng tượng những khả năng kết nối mà công nghệ WIFI có thể mang đến cho bạn. Với máy tính xách tay, giờđây, bạn có thể gửi nhận e-mail từ bất cứ vị trí nào trong toà nhà, kết nối tới hệ thống mạng của văn phòng bạn từ một sân bay, trong một quán cà phê nào đó, hoặc trao đổi các file dữ liệu, trình diễn trong một phòng hội thảo. Tất cả những công việc đó có thểđược thực hiện nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải lo lắng đi tìm một điểm nối dây nào. Thậm chí, trong một văn phòng, giờđây, không còn phải lo lắng về những vấn đề nối dây cáp mạng cho những nhân viên mới, không còn phải lo lắng về thiết lập thêm các hub hay router, những vấn đề vốn đã khá phức tạp. Ngay cả các hộ gia đình, cá nhân cũng có cơ hội sử dụng dịch vụ WI-FI mà không phải lo lắng đến các loại dây nối mạng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet tốc độ cao (ADSL, cáp) dùng tại nhà riêng và tại văn phòng, nhu cầu chia sẻ kết nối một cách nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tương lai của dịch vụ Wifi rất khả quan cũng như các sản phẩm không dây khác đã từng phát triển tại Việt Nam trước đây như điện thoại di động trong thập niên vừa qua. Điều này thể hiện nhu cầu sử dụng các dịch vụ di động đang gia tăng trong mọi khía cạnh của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Wifi được xếp vào bảng xếp hạng “Xu hường 10 công nghệ hàng đầu” theo Mercury News - một tờ báo in và báo điện tử lớn nhất ở Silicon Valley.
Như vậy, có thể nói rằng công nghệ Wifi là một bước đột phá của ngành công nghệ thông tin trong thế kỉ 21 này. Đây là một công nghệ có tính ứng dụng cao do vậy đòi hỏi sự nghiên cứu rất kĩ càng, và có tầm chuyên môn.
Chúng tôi lựa chọn để thuyết trình không chỉ muốn giới đem đến cho các bạn cái nhìn sâu sắc về công nghệ Wifi nói chung mà còn muốn cùng các bạn thảo luận về vấn đề công nghệ Wifi ở Việt Nam hiện nay.
II.Lịch sử Wifi:
1.Lịch sử tên gọi Wifi:
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/MinhKhoa/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg[/IMG] Tên gọi Wifi được bắt nguồn từ việc hợp nhất các chuẩn kết nối không dây tại Mỹ, khởi nguồn từ năm 1985. Nhờ sự thành công của mạng hữu tuyến Ethernet, một số công ty bắt đầu nhận ra rằng việc xác lập một chuẩn không dây chung là rất quan trọng.
Sau một thời gian thương thảo, 6 công ty bao gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet (về sau được Cisco sáp nhập), Symbol và Lucent đã tuyên bố liên kết với nhau để tạo ra Liên minh tương thích Ethernet không dây WECA. WECA ra đời với mục đích xác nhận sản phẩm của những nhà cung cấp mạng phải tương thích thực sự với nhau.
Tuy nhiên, các thuật ngữ như “tương thích WECA” hay “tuân thủ IEEE 802.11b” vẫn gây bối rối đối với cả cộng đồng. Công nghệ mới cần một cách gọi thuận tiện đối với người tiêu dùng. Các chuyên gia tư vấn đề xuất một số cái tên như “FlankSpeed” hay “DragonFly” nhưng, mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ.
Cuối cùng, một cái tên “may mắn” nhận được sự đồng thuận của tất cả các phía: đó là tên gọi Wifi. Người ta lý giải rằng, cách gọi “Wi-Fi” đơn giản, dễ nhớ lại nghe như có vẻ công nghệ chất lượng cao bởi nó gần với từ hi-fi. Thế là cái tên Wi-Fi ra đời. Cách giải thích “Wi-Fi có nghĩa là wireless fidelity” về sau này người ta mới nghĩ ra. Chính vì thế, thực chất tên gọi Wi-Fi chỉ là một cái tên đặt ra cho dễ gọi chứ không có nghĩa gìban đầu.
2.Sự ra đời của công nghệ Wifi:
Wi-Fi dường như còn đặc biệt hơn nếu bạn nhìn vào xuất xứ của nó: trên thực tế nó đãđược sinh ra bởi một cơ quan Chính phủ Mỹ, từ một vùng quang phổ vô tuyến vốn được nhiều người coi là "những dải tần vô nghĩa". Nhiều khi, các nhà kinh doanh công nghệ thường phải dựa vào Chính phủđể có thể tiến hành một số phần việc quan trọng của họ, đó là tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và sau đó là mua các thành phẩm khi chúng nổi lên trên thị trường. Nhưng trong trường Wi-Fi, Chính phủ dường nhưđã rất tích cực thực hiện một sựđổi mới dẫn đường, như Mitchell Lazarus, một chuyên gia điều hành trong lĩnh vực viễn thông đã phát biểu: "Wi-Fi là một tạo hoá của luật pháp, nó được tạo ra chủ yếu bởi các nhà luật sư hơn là bởi các kỹ sư".
Wi-Fi chắc chắn sẽ không tồn tại nếu như không có một quyết định do Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) - Cơ quan điều tiết trong lĩnh vực viễn thông của Mỹ thực hiện vào năm 1985, nhằm mở ra các dải tần quang phổ vô tuyến, cho phép sử dụng chúng mà không cần phải xin giấy phép của Chính phủ. Đây là một sự kiện chưa từng thấy vào thời kỳđó, bởi không giống như các kênh vô truyến, có rất ít vùng quang phổ không phải đăng ký. Nhưng FCC đã mở ra một vùng quang phổ từ các dải tần công nghiệp, khoa học và y học cho phép giới kinh doanh truyền thông sử dụng. Các băng tần được cho là "vô nghĩa" có tần số 900MHz, 2,4GHz và 5,8GHz lúc đóđãđược phân bố cho các thiết bị sử dụng năng lượng tần số vô tuyến vì những mục đích phi truyền thông, như lò vi sóng chẳng hạn dùng sóng vô tuyến để làm nóng thức ăn. FCC đã làm cho chúng thích hợp cả với các mục đích truyền thông với điều kiện rằng, bất kỳ một thiết bị nào sử dụng các dải tần đó sẽđều phải khửđược sự giao thoa từ các thiết bị khác. Họ có thể làm được như vậy nhờ một công nghệ "phổ mở rộng", được triển khai ban đầu vì mục đích quân sự, nó có thể phân bố một tín hiệu vô tuyến trên một phạm vi tần số rộng lớn, ngược lại với cách tiếp cận thông thường trong việc truyền một tần sốđơn, đãđược xác định trước. Điều này làm cho tín hiệu vừa khó có thể ngăn chặn và cũng ít bị gây nhiễu hơn.
Vào năm 1985, với một sự cởi mở về luật lệnhư vậy, nhưng vẫn chưa có gì đặc biệt xảy ra. Điều đã thực sự thúc đẩy Wi-Fi chính là sự thành lập một tiêu chuẩn trong phạm vi ngành công nghiệp. Ban đầu các nhà phân phối các thiết bị vô tuyến cho các mạng cục bộ (mạng LAN) như Proxim và Symbol đã triển khai các loại thiết bị riêng của mình, hoạt động trên các dải tần không đăng ký, tức là thiết bị của một chủ này không thể giao tiếp với thiết bị của chủ khác. Được truyền cảm hứng bởi sự thành công của Ethernet - một tiêu chuẩn nối mạng bằng dây dẫn, một loạt các chủ thiết bị vô tuyến nhận thức được rằng họ cần có một tiêu chuẩn vô tuyến chung.
Năm 1988, các nhà chuyên gia về công nghệ Wi-Fi thuộc các hãng NCR Corp. và Bell Labs đã tiếp cận tới Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE), nơi đã thành lập một uỷ ban mang tên 802.3 để xác định tiêu chuẩn Ethernet. Một uỷ ban mới mang tên 802.11 đãđược thành lập do ông Hayes thuộc NCR Corp. làm Chủ tịch và các cuộc thảo luận đãđược bắt đầu.
Đã tốn khá nhiều thời gian để các nhà chế tạo nhất trí về các định nghĩa và soạn thảo ra một tiêu chuẩn được 75% thành viên Uỷ ban chấp nhận. Cuối cùng đến năm 1997, uỷ ban này đãđi đến nhất trí về các thông số cơ bản. Nó cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 2 megabit/giây, sử dụng cả hai công nghệ tiếp phát tần số (Frequency Hopping) và truyền trình tự thuận (Direct-Sequence Transmission).
Tiêu chuẩn mới đãđược ban hành vào năm 1997 và ngay lập tức các kỹ sưđã bắt đầu sáng tạo các nguyên mẫu thiết bị tuân theo tiêu chuẩn này. Hai phương án mang tên 802.11b (cho phép hoạt động trên dải tần 2,4GHz) và 802.11a (hoạt động trên dải tần 5,8GHz) đãđược thông qua vào tháng 9/1999 và tháng 12/2000.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4492 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ Wifi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập thuyết trình
Đề tài: Công nghệ Wifi tại Việt Nam
Các thành viên: 1. Văn Hùng Sơn lớp Nhật
2. Nguyễn Thị Bích Thảo lớp Anh 1
3. Bùi Mai Linh lớp Anh 1
4. Hoàng Thị Quỳnh lớp Anh 1
5. Trần Thị Hân lớp Anh 1
6. Nguyễn Thị Luyến lớp Anh 1
7. Vũ Thị Nguyệt Minh lớp Anh 1
8. Nguyễn Thị Hiền lớp Anh 1
9. Lê Thị Thu Hằng lớp Anh 1
10. Trần Thu Dương lớp Anh 2
Lý do lựa chọn đề tài:
Công nghệ Wifi tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại còn rất mới, nhưng nhu cầu sử dụng Wifi đang tăng lên nhanh chóng tại các nhà hàng, khách sạn, các quán cà phê... Những nơi này cung cấp Wifi miễn phí cho khách hàng.
Số lượng người sử dụng máy tính xách ty cũng đang tăng lên nhanh chóng. Ngay cả những máy cũ đang tràn ngập trên thị trường cũng có sẵn chức năng nhận sóng Wifi mà không cần thiét bị kèm theo.
Các sản phẩm điện tử khác như điện thoại di động, thiết bị nhắn tin... cũng đang tích hợp tính năng Wifi. Máy tính để bàn cũng có thể nâng cấp tính năng Wifi dễ dàng với bộ điều hợp Wifi giá rẻ gắn thêm, giúp người sử dụng truy cập internet mà không cần nối trực tiếp vào dây cáp mạng nữa.
Hãy tưởng tượng những khả năng kết nối mà công nghệ WIFI có thể mang đến cho bạn. Với máy tính xách tay, giờ đây, bạn có thể gửi nhận e-mail từ bất cứ vị trí nào trong toà nhà, kết nối tới hệ thống mạng của văn phòng bạn từ một sân bay, trong một quán cà phê nào đó, hoặc trao đổi các file dữ liệu, trình diễn trong một phòng hội thảo. Tất cả những công việc đó có thể được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải lo lắng đi tìm một điểm nối dây nào. Thậm chí, trong một văn phòng, giờ đây, không còn phải lo lắng về những vấn đề nối dây cáp mạng cho những nhân viên mới, không còn phải lo lắng về thiết lập thêm các hub hay router, những vấn đề vốn đã khá phức tạp. Ngay cả các hộ gia đình, cá nhân cũng có cơ hội sử dụng dịch vụ WI-FI mà không phải lo lắng đến các loại dây nối mạng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet tốc độ cao (ADSL, cáp) dùng tại nhà riêng và tại văn phòng, nhu cầu chia sẻ kết nối một cách nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tương lai của dịch vụ Wifi rất khả quan cũng như các sản phẩm không dây khác đã từng phát triển tại Việt Nam trước đây như điện thoại di động trong thập niên vừa qua. Điều này thể hiện nhu cầu sử dụng các dịch vụ di động đang gia tăng trong mọi khía cạnh của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Wifi được xếp vào bảng xếp hạng “Xu hường 10 công nghệ hàng đầu” theo Mercury News - một tờ báo in và báo điện tử lớn nhất ở Silicon Valley.
Như vậy, có thể nói rằng công nghệ Wifi là một bước đột phá của ngành công nghệ thông tin trong thế kỉ 21 này. Đây là một công nghệ có tính ứng dụng cao do vậy đòi hỏi sự nghiên cứu rất kĩ càng, và có tầm chuyên môn.
Chúng tôi lựa chọn để thuyết trình không chỉ muốn giới đem đến cho các bạn cái nhìn sâu sắc về công nghệ Wifi nói chung mà còn muốn cùng các bạn thảo luận về vấn đề công nghệ Wifi ở Việt Nam hiện nay.
Lịch sử Wifi:
Lịch sử tên gọi Wifi:
Tên gọi Wifi được bắt nguồn từ việc hợp nhất các chuẩn kết nối không dây tại Mỹ, khởi nguồn từ năm 1985. Nhờ sự thành công của mạng hữu tuyến Ethernet, một số công ty bắt đầu nhận ra rằng việc xác lập một chuẩn không dây chung là rất quan trọng.
Sau một thời gian thương thảo, 6 công ty bao gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet (về sau được Cisco sáp nhập), Symbol và Lucent đã tuyên bố liên kết với nhau để tạo ra Liên minh tương thích Ethernet không dây WECA. WECA ra đời với mục đích xác nhận sản phẩm của những nhà cung cấp mạng phải tương thích thực sự với nhau.
Tuy nhiên, các thuật ngữ như “tương thích WECA” hay “tuân thủ IEEE 802.11b” vẫn gây bối rối đối với cả cộng đồng. Công nghệ mới cần một cách gọi thuận tiện đối với người tiêu dùng. Các chuyên gia tư vấn đề xuất một số cái tên như “FlankSpeed” hay “DragonFly”… nhưng, mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ.
Cuối cùng, một cái tên “may mắn” nhận được sự đồng thuận của tất cả các phía: đó là tên gọi Wifi. Người ta lý giải rằng, cách gọi “Wi-Fi” đơn giản, dễ nhớ lại nghe như có vẻ công nghệ chất lượng cao bởi nó gần với từ hi-fi. Thế là cái tên Wi-Fi ra đời. Cách giải thích “Wi-Fi có nghĩa là wireless fidelity” về sau này người ta mới nghĩ ra. Chính vì thế, thực chất tên gọi Wi-Fi chỉ là một cái tên đặt ra cho dễ gọi chứ không có nghĩa gì ban đầu.
Sự ra đời của công nghệ Wifi:
Wi-Fi dường như còn đặc biệt hơn nếu bạn nhìn vào xuất xứ của nó: trên thực tế nó đã được sinh ra bởi một cơ quan Chính phủ Mỹ, từ một vùng quang phổ vô tuyến vốn được nhiều người coi là "những dải tần vô nghĩa". Nhiều khi, các nhà kinh doanh công nghệ thường phải dựa vào Chính phủ để có thể tiến hành một số phần việc quan trọng của họ, đó là tài trợ cho nghiên cứu cơ bản và sau đó là mua các thành phẩm khi chúng nổi lên trên thị trường. Nhưng trong trường Wi-Fi, Chính phủ dường như đã rất tích cực thực hiện một sự đổi mới dẫn đường, như Mitchell Lazarus, một chuyên gia điều hành trong lĩnh vực viễn thông đã phát biểu: "Wi-Fi là một tạo hoá của luật pháp, nó được tạo ra chủ yếu bởi các nhà luật sư hơn là bởi các kỹ sư".
Wi-Fi chắc chắn sẽ không tồn tại nếu như không có một quyết định do Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) - Cơ quan điều tiết trong lĩnh vực viễn thông của Mỹ thực hiện vào năm 1985, nhằm mở ra các dải tần quang phổ vô tuyến, cho phép sử dụng chúng mà không cần phải xin giấy phép của Chính phủ. Đây là một sự kiện chưa từng thấy vào thời kỳ đó, bởi không giống như các kênh vô truyến, có rất ít vùng quang phổ không phải đăng ký. Nhưng FCC đã mở ra một vùng quang phổ từ các dải tần công nghiệp, khoa học và y học cho phép giới kinh doanh truyền thông sử dụng. Các băng tần được cho là "vô nghĩa" có tần số 900MHz, 2,4GHz và 5,8GHz lúc đó đã được phân bố cho các thiết bị sử dụng năng lượng tần số vô tuyến vì những mục đích phi truyền thông, như lò vi sóng chẳng hạn dùng sóng vô tuyến để làm nóng thức ăn. FCC đã làm cho chúng thích hợp cả với các mục đích truyền thông với điều kiện rằng, bất kỳ một thiết bị nào sử dụng các dải tần đó sẽ đều phải khử được sự giao thoa từ các thiết bị khác. Họ có thể làm được như vậy nhờ một công nghệ "phổ mở rộng", được triển khai ban đầu vì mục đích quân sự, nó có thể phân bố một tín hiệu vô tuyến trên một phạm vi tần số rộng lớn, ngược lại với cách tiếp cận thông thường trong việc truyền một tần số đơn, đã được xác định trước. Điều này làm cho tín hiệu vừa khó có thể ngăn chặn và cũng ít bị gây nhiễu hơn.
Vào năm 1985, với một sự cởi mở về luật lệ như vậy, nhưng vẫn chưa có gì đặc biệt xảy ra. Điều đã thực sự thúc đẩy Wi-Fi chính là sự thành lập một tiêu chuẩn trong phạm vi ngành công nghiệp. Ban đầu các nhà phân phối các thiết bị vô tuyến cho các mạng cục bộ (mạng LAN) như Proxim và Symbol đã triển khai các loại thiết bị riêng của mình, hoạt động trên các dải tần không đăng ký, tức là thiết bị của một chủ này không thể giao tiếp với thiết bị của chủ khác. Được truyền cảm hứng bởi sự thành công của Ethernet - một tiêu chuẩn nối mạng bằng dây dẫn, một loạt các chủ thiết bị vô tuyến nhận thức được rằng họ cần có một tiêu chuẩn vô tuyến chung.
Năm 1988, các nhà chuyên gia về công nghệ Wi-Fi thuộc các hãng NCR Corp. và Bell Labs đã tiếp cận tới Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE), nơi đã thành lập một uỷ ban mang tên 802.3 để xác định tiêu chuẩn Ethernet. Một uỷ ban mới mang tên 802.11 đã được thành lập do ông Hayes thuộc NCR Corp. làm Chủ tịch và các cuộc thảo luận đã được bắt đầu.
Đã tốn khá nhiều thời gian để các nhà chế tạo nhất trí về các định nghĩa và soạn thảo ra một tiêu chuẩn được 75% thành viên Uỷ ban chấp nhận. Cuối cùng đến năm 1997, uỷ ban này đã đi đến nhất trí về các thông số cơ bản. Nó cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 2 megabit/giây, sử dụng cả hai công nghệ tiếp phát tần số (Frequency Hopping) và truyền trình tự thuận (Direct-Sequence Transmission).
Tiêu chuẩn mới đã được ban hành vào năm 1997 và ngay lập tức các kỹ sư đã bắt đầu sáng tạo các nguyên mẫu thiết bị tuân theo tiêu chuẩn này. Hai phương án mang tên 802.11b (cho phép hoạt động trên dải tần 2,4GHz) và 802.11a (hoạt động trên dải tần 5,8GHz) đã được thông qua vào tháng 9/1999 và tháng 12/2000.
Quá trình đi vào cuộc sống:
Công nghệ kết nối cục bộ không dây đã được chuẩn hóa, có tên thống nhất và đã đến lúc cần một nhà vô địch để thúc đẩy nó trên thị trường. Wi-Fi đã tìm được Apple, nhà sản xuất máy tính nối tiếng với những phát minh cấp tiến. “Quả táo” tuyên bố nếu hãng Lucent có thể sản xuất một bộ điều hợp adapter với giá chưa đầy 100 USD thì họ có thể tích hợp một khe cắm Wi-Fi vào mọi chiếc máy tính xách tay. Lucent đáp ứng được điều này và vào tháng 7/1999, Apple công bố sự xuất hiện của Wi-Fi như một sự lựa chọn trên dòng máy iBook mới của họ, sử dụng thương hiệu AirPort. Điều này đã hoàn toàn làm thay đổi thị trường mạng không dây. Các nhà sản xuất máy tính khác lập tức ồ ạt làm theo. Wi-Fi nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng gia đình trong bối cảnh chi tiêu cho công nghệ ở các doanh nghiệp đang bị hạn chế năm 2001.
Wi-Fi sau đó tiếp tục được thúc đẩy nhờ sự phổ biến mạnh mẽ của kết nối Internet băng rộng tốc độ cao trong các hộ gia đình và trở thành phương thức dễ nhất để cho phép nhiều máy tính chia sẻ một đường truy cập băng rộng. Khi công nghệ này phát triển rộng hơn, các điểm truy cập thu phí gọi là hotspot cũng bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều ở nơi công cộng như cửa hàng, khách sạn, các quán café. Trong khi đó, Ủy ban liên lạc liên bang Mỹ FCC một lần nữa thay đổi các quy định của họ để cho phép một phiên bản mới của Wi-Fi có tên 802.11g ra đời, sử dụng kỹ thuật dải phổ rộng tiên tiến hơn gọi là truy cập đa phân tần trực giao OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing) và có thể đạt tốc độ lên tới 54 Mb/giây ở băng tần 2,4 Ghz.
Công nghệ Wifi
Wifi là gì
Wifi (Wireless Fidelity) là tên gọi mà các nhà sản xuất đặt cho một chuẩn kết nối không dây (IEEE 802.11), công nghệ sử dụng sóng radio để thiết lập hệ thống kết nối mạng không dây. Đây là công nghệ mạng được thương mại hoá tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Các chuẩn Wifi:
Về công nghệ, hiện nay Wi-Fi đã chứng nhận 3 chuẩn về mạng cục bộ không dây và 1 chuẩn về an ninh cho các loại mạng này, bao gồm:
Chuẩn mạng 802.11a
Chuần mạng 802.11b
Chuẩn mạng 802.11g
Chuẩn an ninh Wi-Fi Protected Access (WPA)
Chuẩn 802.11b là chuẩn đầu tiên được chứng nhận có tốc độ 11Mbps trong dãy tần số 2.4GHz. Đây là chuẩn đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nên nhiều người vẫn xem Wi-Fi là 802.11b và ngược lại. Hiện nay, các thiết bị chuẩn này có giá thành thấp và được “build-in” vào sẵn trong các thiết bị như máy tính xách tay, máy trợ giúp cá nhân hay cả điện thoại di động.
Chuẩn kế tiếp là 802.11a cải thiện khuyết điểm về tốc độ và nâng lên được 54Mbps. Tuy nhiên, chuẩn này dùng tần số 5Ghz và không tương thích ngược với 802.11b (vốn đã rất phổ biến) nên không được chấp nhận rộng rãi. Cải thiện vấn đề này, 802.11g ra đời với cả 2 ưu điểm về tốc độ cao (54Mbps) và tương thích ngược với chuẩn 802.11b. Chuần này chỉ thua 802.11a ở điểm là có ít kênh tần số hơn.
Cấu tạo một mạng Internet không dây Wifi:
Một mạng Internet không dây Wifi thường gồm ba bộ phận cơ bản:
điểm truy cập (Access Point – AP)
card giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC)
bộ phận thu phát, kết nối thông tin tại các nút mạng gọi là Wireless CPE (Customer Premier Equipment).
Trong đó, Access Point đóng vai trò trung tâm của toàn mạng, là điểm phát và thu sóng, trao đổi thông tin với tất cả các máy trạm trong mạng, cho phép duy trì kết nối hoặc ngăn chặn các máy trạm tham gia vào mạng. Một Access Point có thể cho phép tới hàng nghìn máy tính trong vùng phủ sóng truy cập mạng cùng lúc.
So sánh Wifi với các công nghệ không dây phổ biến khác:
Tiêu
chí
Công
nghệ
Công dụng
Tốc độ
Tầm hoạt động
Năng lượng sử dụng
Ứng dụng
Wifi
kết nối Internet không dây
từ 54 Mb/ giây đến 200 Mb/giây
100 m
ngốn khá nhhiều điện
nối các thiết bị gia dụng như TV, đầu DVD... với máy tính
sử dụng trong gia đình, văn phòng, quán cafe và một số trung tâm thành phố lớn
Bluetooth
truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động, kết nối tai nghe với điện thoại.
3Mb/giây
30m
điện năng thấp
trong các thiết bị: điện thoại di động, máy ảnh số, laptop, PC và đầu máy chơi game...
Wibree
gửi một lượng dữ liệu nhỏ giữa hai thiết bị
vài Kb/giây
cần ít năng lượng
đồng hồ, bộ cảm biến game, thiết bị y tế
Zigbee
truyền thông tin tới nhiều thiết bị cùng lúc (mesh network) thay vì chỉ có hai thiết bị tương tác với nhau
256 Kb/ giây
từ 75m đến vài trăm m
cần ít năng lượng
hệ thống tự động tại các hộ gia đình như chiếu sáng và sưởi ấm
NFC
truyền dữ liệu
vài Kb/ giây
vài cm
điện thoại NFC dùng để thanh toán hoá đơn khi người sử dụng uống cafe hay mua báo...
USB không dây
kết nối với máy tính mà không cần dây cáp
2Gb/giây
không tiêu tốn quá nhiều điện
kết nối máy in, máy ảnh, ổ cứng rời... với máy tính
Dect
thực hiện các cuộc gọi bằng điện thoại cố định không dây
100m
Dect được hỗ trợ thêm dịch vụ VoIP và radio giúp nghe đài trên Internet, tra cứu danh bạ điện thoại trực tuyến
Những nét đặc trưng tiêu biểu của công nghệ Wifi:
Tính di động: có thể truy cập dữ liệu khi đang di chuyển, nâng cao hiệu quả truy xuất dữ liệu.
Tốc độ triển khai nhanh và dễ dàng: không gặp phải nhứng vấn đề về lắp đặt cáp mạng.
Tính mềm dẻo: có thể thiết lập những nhóm mạng nhỏ một cách nhanh chóng, việc mở rộng mạng là dễ dàng vì môi trường mạng sẵn có ở mọi nơi; đây là nét hấp dẫn nhất của công nghệ Wifi đối với các khách hàng như các nhà quản lý khách sạn, sân bay, ga tàu lửa, thư viện hay quán cà phê...
Chi phí: có thể giảm khi sử dụng công nghệ Wifi, thiết bị 802.11 có thể dùng để tạo cầu nối không dây giữa hai toà nhà; để thiết lập một cầu nối không dây cần những chi phí ban đầu như thiết bị ngoài trời, các điểm truy cập và những giao tiếp không dây. Ngoài chi phí thiết yếu ban đầu, Wifi chỉ có chi phí hoạt động định kỳ hàng tháng là không đáng kể. Hơn nữa, các liên kết không dây điểm rẻ hơn so với việc thuê đường truyền của các công ty điện thoại.
Ứng dụng trên các sản phẩm:
Laptop, PDA, Điện thoại đi động:
Laptop được xem là các thiết bị đi đầu trong việc tích hợp wifi. Nếu như với các sản phẩm trước đây, thông quan cổng PCI, chúng ta hoàn toàn có thể kết nối bình thường. Thì nay, cùng với thế hệ các máy tính Centrino của Intel, wifi được xem như một phần của máy tính, một phần không thể thiếu để người dùng có thể lướt web bất cứ nơi đâu.
Ra đời sau, nhưng đến nay, các thế hệ PDA tích hợp wifi ngày càng hoàn thiện về tốc độ, khả năng kết nối. Hiện trên thị trường, các dòng sản phẩm như Pocket PC, Palm, SmartPhone... cho đến các sản phẩm điện thoại mới nhất như Nokia, Samsung... đều được tích hợp wifi.
Nhằm đáp ứng việc các thiết bị di động kết nối cũng như lướt web, nhiều website lớn trên thế giời cũng có những trang web với định dạng riêng nhằm hướng đến đối tượng riêng, bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, các công cụ hỗ trợ ngày càng nhiều, vì thế wifi đang là xu hướng không thể thiếu đối với các thiết bị di động.
Máy ảnh, Game Console hay thiết bị nghe nhạc:
Trào lưu kết nối không dây không chỉ có ở điện thoại, laptop mà nó còn có cả ở máy ảnh. Với chiếc máy ảnh có kết nối wifi, bạn làm được nhiều hơn có thể, bạn có thể truy cập đến máy in, truyền dữ liệu đến máy tính, trao đổi thông tin, dữ liệu... bên cạnh đó, với các máy ảnh của Kodak, bạn còn có thể truy cập vào trang chủ của họ để lưu giữ những sáng tạo của mình. Với xu hướng tích hợp tất cả trong một như hiện nay, máy ảnh còn là nơi sản xuất các chương trình video và đưa trực tuyến lên mạng internet.
Game Console, máy nghe nhạc MP3 cũng vào cuộc với các sản phẩm tích hợp sẵn wifi. Phiên bản PSP 60G của Sony đang là chuẩn thiết bị cho các máy chơi game tích hợp wifi, qua đó, người dùng có thể download, cập nhật các game mới, chơi trực tuyến với những người khác, cũng như chia sẽ các game mới, trao đổi thông tin giữa các game thủ với nhau.
MusicGremlin rồi đến Zune của Microsoft.... là những sản phẩm nổi tiếng thuộc các dòng sản phẩm máy nghe nhạc tích hợp wifi, với sự tiện ích, chia sẻ nhanh chóng dữ liệu, việc tải các bài hát, đoạn phim về máy không còn là khó khăn. Với phương thức kết nối đơn giản và dễ dàng, chắc chắn đây là những tích hợp tiện ích, tiết kiệm thời gian cho người dùng khi bỏ qua kết nối với PC để cập nhật những bản nhạc.
Xu hướng tất cả trong một sẽ mặc nhiên xuất hiện trong nhiều thiết bị, và khi đó, bạn khó phân biệt tên gọi của một thiết bị nào cụ thể. Tuy nhiên, việc tích hợp wifi được xem như hiển nhiên, một công cụ kết nối nhanh chóng và phổ biến nhất hiện nay.
Một số sản phẩm của Wifi:
@ Đối với nhà riêng:
FON2100 ("La Fonera")
Trạm truy cập WiFi
Thiết bị FON2100 (“La Fonera”) giúp
bạn chia sẻ truy cập internet tốc độ cao như
ADSL hay Cáp internet cho mọi người
trong gia đình. Bạn có thể tận dụng thêm
các tính năng khác ngoài việc truy cập internet như: chia sẻ các tập tin dữ liệu, âm nhạc, hình ảnh hoặc trò chơi. Hầu hết các máy vi tính xách tay đều có sẵn chức năng nhận sóng WiFi rất thuận lợi trong việc ứng dụng các tính năng chia sẻ trên. Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng dùng máy vi tính để bàn thông thường để nhận sóng WiFi nếu gắn thêm một bộ điều hợp WiFi như thiết bị điều hợp WiFi FN-G54U gắn ở cổng USB.
FN-G54U
Bộ điều hợp WiFi USB 2.0
Khi bạn có một số máy vi tính để bàn trong nhà và bạn cần dùng WiFi, bạn sẽ làm gì? Tất cả mọi việc bạn cần làm là mua một bộ điều hợp WiFi FN-G54U gắn vào và trong vài phút, bạn đã có thể truy cập web, chia sẻ tập tin dữ liệu, âm nhạc, hình ảnh mà không cần nối dây mạng giữa các máy. Để tối ưu hóa cho cấu hình WiFi @ nhà riêng, bạn hãy sử dụng bộ điều hợp WiFi FN-G54U chung với bộ phát sóng WiFi FON2100 và tận hưởng những tiện ích của WiFi trong căn nhà của mình.
@ Đối với văn phòng:
FON2100 ("La Fonera")
Trạm truy cập WiFi
Tại sao bạn phải lo lắng về hệ thống dây cáp mạng máy tính rắc rối và bề bộn trong văn phòng? Với WiFi, các thiết bị văn phòng của bạn sẽ được nối mạng và chia sẻ internet, dữ liệu, máy in một cách nhanh chóng và gọn gàng. Chỉ cần gắn thiết bị FON2100, bạn có thể di chuyển thiết bị trong văn phòng khi cần thiết mà không cần phải thiết lập lại hệ thống dây cáp mạng.
Trạm truy cập FON2100 phát ra 2 mạng WiFi song song độc đáo, cho phép bạn chia sẻ một kết nối internet an toàn cho khách hàng và đối tác tư vấn, trong khi nhân viên của công ty có thể sử dụng một mạng WiFi riêng biệt.
FN-G54U
Bộ điều hợp WiFi cổng USB 2.0
Tại sao bạn luôn gặp trục trặc với dây cáp mạng chạy vòng quanh văn phòng? Sử dụng WiFi cho máy tính để bàn giúp bạn tận hưởng chia sẻ internet, dữ liệu, in ấn và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, giảm bớt các chi phí không cần thiết .
Công nghệ Wifi được sử dụng rộng rãi trên thế giới:
Nhiều tổ chức, công ty đã ứng dụng công nghệ Wifi một cách linh hoạt nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển của họ.
Tại cửa hàng cắt tóc ở Đông Nothport, New York, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ông chủ cửa hàng đã lắp đặt một mạng Wifi để cho khách hàng có thể sử dụng kết nối Internet không dây tốc độ cao. Với một máy tính xách tay, khách hàng của ông ta có thể vừa lướt Web để chọn một kiểu tóc, vừa đọc email hoặc có thể làm việc trong khi chờ đến lượt mình. Ông chủ cừa hàng cho biết: “Tôi đã lôi kéo được rất nhiều khách hàng là các nhạc sĩ hay doanh nhân tới đây, một vài người thậm chí còn biên tập video trực tuyến trong khi đang chờ đợi. Cửa hàng của chúng tôi không còn là cửa hàng cắt tóc kiểu xưa nữa”
Công ty thực phẩm ăn liền Mỹ MacDonald là một ví dụ tiêu biểu. Hãng này đã thực hiện dự án thí điểm mạng không dây ở 75 nhà hàng tại San Francisco theo một hợp đồng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet Wayport Inc. Dự tính hệ thống mạng Wifi sẽ được kết nối tại hàng trăm nhà hàng thuộc mạng lưới của họ. Dự án này nhằm mục đích đánh giá mô hình kinh doanh từ dịch vụ không dây và khả năng thu hút khách hàng của công nghệ mới này. Hiện nay, giá của 2 giờ truy cập Internet tại một quầy bán đồ ăn nhanh ở San Francisco là 495 Úd. Tuy nhiên, nếu khách đặt một bữa ăn tại đây thì được dùn miễn phí. Theo một nhà quản lý của Mac Donald, nếu hình thức mua đồ ăn nhanh tăng dịch vụ truy cập này được khai thác được các đối tuợng khách hàng tiềm năng, công ty sẽ triển khai trên diện rộng.
Valecia Group, một tập đoàn khách sạn tại Houston cũng quyết định cung cấp miễn phí Wifi tại một số điểm công cộng thuộc quần thể khách sạn Valecia Santa ở San Jose. Phó chủ tịch của tập đoàn này cho rằng, trong thời gian tới, dịch vụ truy cập không dây sẽ là yêu cầu bắt buộc để phục vụ khách hàng. Ông nói: “Dịch vụ Wifi sẽ là một động lực mới trong ngành du lịch và dịch vụ. Nó sẽ trở thành một phần cơ sở hạ tầng của khách sạn”. Hiện nay, Valencia có bảy điểm truy cập dịch vụ Wifi và họ phải trả khoảng 2.000 USD/tháng.
Một công ty đường sắt ở Canada, VIA Rail cũng đã đưa Wifi lên các chuyến tàu của mình trong một dự án thử nghiệm thuộc tuyến Montreal – Toronto. Giám đóc dịch vụ của VIA cho biết trong thời gian thử nghiệm, công ty không tính cước mà chỉ muốn thăm dò khả năng sãn lòng trả tiền để sử dụng dịch vụ của hành khách trên tàu.
Còn tại châu Âu, hiện đang có khoảng hơn 1.000 điểm truy cập Wifi công cộng được thiết lập ở các sân bay, bệnh viện, của hàng cà phê, khách sạn, quán rượu, các con phà chạy qua biển...
Điểm mạnh, điểm yếu của công nghệ Wifi
Điểm mạnh:
Wifi thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng: Mọi đối tượng đều có thể sử dụng Wifi, và bất cứ nơi đâu có cung cấp dịch vụ này. Mọi người đều có thể sử dụng nó để kết nối các máy tính với nhau, kết nối tới các thiết bị ngoại vi, kết nối tới Internet, cũng như chia sẻ các tài nguyên phần cứng cũng như phần mềm.
- Trong một văn phòng hay trong một toà nhà, kĩ thuật Wifi cho phép mọi người cùng nhau chia sẻ một đường truy nhập Internet băng thông rộng hay một kết nối DSL tốc độ cao. Đối với một doanh nghiệp nhỏ thì kĩ thuật Wifi là khá lý tưởng, nó đem lại khả năng kết nối giữa các nhân viên ở các bộ phận bán hàng, tài chính..., khả năng mở rộng hệ thống linh hoạt với một mức chi phí dễ chấp nhận.
- Trong phạm vi các doanh nghiệp lớn hay trong phạm vi các trường đại học, Wifi đem lại khả năng mở rộng hệ thống mạng sẵn có tới các phạm vi khác như phòng họp, cá lớn học, hay các giảng đường. Kỹ thuật Wifi cũng có thể được sử dụng cho các tổ chức để kết nối các hệ thống mạng giữa các toà nhà, các văn phòng ở cách xa nhau.
Một ưu điểm của Wi - Fi so với mạng máy tính bình thường là công nghệ này khắc phục được các hạn chế về đường cáp, giảm chi phí triển khai xây dựng hạ tầng. Kết nối nhanh với chi phí chỉ vào khoảng 1/4 so với mạng thông thường, Wifi đang là lĩnh vực kinh doanh rất được chú ý.
Chi phí kết nối internet ngày càng hạ. Bên cạnh đó, các ứng dụng trên nền Internet như VoIP, tin nhắn dành cho thiết bị di động đã được phát triển trong thời gian qua. Điều này giúp cho bạn có những giải pháp thoại khác, rẻ hơn. Thay vì gọi điện thoại, bạn có thể dùng Skype hay Yahoo Messenger để nói chuyện, không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế, với chi phí thấp. Bạn chỉ phải trả phí kết nối Internet. Bên cạnh đó, tích hợp Wi-Fi vào thiết bị di động giúp người dùng có thể truy cập vào mạng nội bộ của doanh nghiệp để xử lý thông tin, dữ liệu, giải quyết công việc.
Wi-Fi là công nghệ mạng thống lĩnh trong các gia đình ở những nước phát triển. TV, đầu đĩa, đầu ghi và nhiều thiết bị điện tử gia dụng có khả năng dùng Wi-Fi đang xuất hiện ngày một nhiều. Điều đó cho phép người sử dụng truyền nội dung khắp các thiết bị trong nhà mà không cần dây dẫn.
Điểm yếu:
Wi-Fi khó đáp ứng được tốc độ di chuyển nhanh của người sử dụng như khi đi trên ô tô, tàu hoả. Nó mới chỉ thích hợp với thuê bao ở trong phạm vi phủ sóng của một điểm truy cập đơn lẻ.
Máy tính truy cập bằng công nghệ Wifi sẽ hao pin rất nhanh, do vậy khi sử dụng dịch vụ Wifi phải mang theo dây nguồn.
Công nghệ Wi - Fi hiện nay bị hạn chế trong phạm vi khoảng cách chỉ vài trăm mét tới điểm truy cập gần nhất.
Wi-Fi chỉ là một công nghệ sóng ngắn và khó có thể cung cấp được khả năng bao trùm rộng như mạng di động, nhất là khi các mạng này đang ngày một phát triển mạnh hơn về quy mô nhờ những dịch vụ chuyển vùng (roaming) và các thỏa thuận tính cước liên quốc gia.
Tính bảo mật:
Các hacker đang ngấm ngầm tạo ra các công cụ đặc biệt, dễ dàng lấy cắp các dữ liệu truy cập, thông tin tài khoản của người dùng. Khi người dùng đã đăng nhập vào các trang webmail hoặc các site thuộc mạng xã hội ảo, những công cụ này có thể cho phép hacker lấy cắp các file cookie. Lấy được cookie, kẻ phá hoại nghiễm nhiên có quyền truy cập vào các tài khoản của nạn nhân. có thể lợi dụng những lỗ hổng này để đính kèm các chương trình độc hại vào các link tải bài hát, video để đột kích máy tính người dùng.
Tuy nhiên, người dùng vẫn có một số cách để chống đỡ các cuộc xâm hại này. Hacker sẽ không thể thay đối mật khẩu và chiếm quyền kiểm soát tài sản của người dùng vì hầu hết các trang web hiện nay đều bắt buộc người sử dụng nhập lại mật khẩu cũ trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào. Và một số dịch vụ webmail như Gmail cho phép người dùng mã hoá tất cả các dữ liệu gửi đên, gửi đi.
Phân tích thị trường công nghệ Wifi ở Việt Nam:
Wifi được đưa vào cuộc sống hàng ngày, các ứng dụng thực tế:
WiFi Café ở 117 Mai Hắc Đế là quán cà phê đầu tiên ở Việt Nam cung cấp kết nối WiFi, được mở vào đầu năm 2004.
Sau sự xuất hiện mở màn của WiFi Café ở Mai Hắc Đế, nhiều quán cà phê đã nhanh chóng bổ sung “tiện ích” WiFi để thu hút giới trẻ. Vào năm 2005, hầu như thành phố nào cũng có quán cà phê WiFi, tập trung nhiều nhất là ở Hà Nội và TP.HCM. Chỉ tính riêng số quán cà phê WiFi, TP.HCM có trên 40 quán, Hà Nội có khoảng trên 30 quán, các thành phố khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ… mỗi nơi có trên dưới 10 điểm. Danh sách quán cà phê WiFi ngày càng dài thêm thêm bởi những điểm cà phê WiFi mới.
Có thể nhận rõ sự ra đời công nghệ Wifi ở Việt Nam là một bước đột phá quan trọng. Cách đây khoảng trên 6 năm, khi internet mới chỉ là trào lưu ở các thành phố, bạn phải bỏ ra từ 8 ngàn cho đến 10 ngàn đồng để dùng 1h internet, sau đó giá có giảm dần (nay dao động khoảng 3 đến 4 ngàn). Khi đó người dùng chỉ đơn thuần sử dụng internet để vào các trang như hotmail hoặc yahoo mail, làm quen với thư điện tử, trào lưu chat trò chuyện xuất hiện ở những trang như vietchat và fptchat đã trở thành thông dụng và phổ biến.
Hà Nội thời điểm đó, café internet xuất hiện nhiều nhất ở phố cổ như Hàng Bạc, Hàng Bè, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến. Dân ta chưa có thói quen nhiều vì vậy các quán này phục vụ đông đảo một lượng khách Tây ba lô thường lưu trú ở một vài khách sạn mini trong khu vực này. Lúc đó thứ giải trí thịnh hành nhất trong giới trẻ Việt Nam có lẽ là chat và email. Lúc đó các quán café kiểu này phải đề rõ trong biển quảng cáo tuy hơi dài dòng nhưng để giới trẻ dễ hiểu là café, internet, fptchat, email, yahoo….
Từ cuối năm 2005, đầu năm 2006 đến nay cụm từ online được nhắc đến nhiều, game online đã xuất hiện và được cung cấp bởi nhiều công ty. Sức hút của game online đã từ thành thị về tới nông thôn, len lỏi tới các ngõ nhỏ gần trường học và khu dân cư. Game online xuất hiện thì tiêu cực có, tích cực có nhưng phải công nhận rằng, đó là một công nghệ mới, công nghệ thời hội nhập khi mà giới trẻ chúng ta từ nhà có thể chơi trò chơi trực tuyến với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Và “online” được dùng như để chỉ mọi thứ đều đang mở như đang chat, điện thoại di động đang mở máy chứ không hề tắt máy.
Từ cuối năm 2005, đầu năm 2006 đến nay mạng wifi được lắp đặt trong nhiều quán café và khách sạn tại Hà Nội. Lúc này với giới trẻ, hai chữ wifi và blog - nhật ký điện tử được nhắc đến nhiều nhất, tạo ra một sức sống mới, một làn sóng công nghệ mới trong thế hệ 8X và 9X. Đó là biểu tượng của sự kết nối mọi người. Các hãng laptop xách tay cũng được dịp chạy đua, từ FPT Elead cho đến Toshiba, nhưng ở thị trường Việt Nam, laptop Acer tạo được thành công hơn cả. Và mới đây, FPT telecom đã cho biết cùng với thành phố Hồ Chí Minh, họ sẽ xây dựng Hà Nội như một thành phố wifi với các điểm công cộng được cung cấp wifi miễn phí tại vườn hoa, công viên, sân bay, nhà ga…., tốc độ đường truyền ở những khu vực này có chậm hơn, không bằng trong quán café wifi nhưng đử sức để lướt những trang báo điện tử.
Công nghệ wifi đang được trải rộng và với giá dao động 12 ngàn đến 15 ngàn 1 ly café trong quán café wifi, bạn có thể cùng với laptop của mình vào các trang như itaexpress.com.vn ; vnexpress.net hay vnn.vn để tìm kiếm thông tin hoặc làm việc freelance (tự do) thực
Ngoài các quán cà phê WiFi, rất nhiều quán bar, nhà hàng và khách sạn cũng cung cấp dịch vụ truy cập Internet WiFi. Hà Nội hiện có hơn 100 điểm truy cập WiFi trong các khách sạn, quán bar và quán cà phê. Ở TP.HCM, số điểm WiFi nhiều hơn một chút. Dự đoán vào năm 2008, WiFi tràn ngập ở các thành phố lớn là hoàn toàn có thể bởi xu hướng thiết bị số đầu cuối hiện nay đều có tích hợp tính năng không dây.
Hỗ trợ WiFi hiện nay là tính năng phổ biến trong các thiết bị số từ điện thoại di động, PDA, Pocket PC đến máy tính xách tay và thậm chí cả máy ảnh số cũng có WiFi. Theo số liệu của IDC, thị trường máy tính xách tay ở Việt Nam tăng trưởng trung bình trên 30% mỗi năm, ước đạt 23.000 chiếc vào năm 2005 và 26.000 chiếc vào năm 2006. Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam, theo GFK Asia, đã tăng 100% trong 6 tháng đầu năm 2007, dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 3 triệu chiếc trong năm 2007. Bên cạnh đó, PDA, máy tính bảng cũng đang trở thành những thiết bị được ưa chuộng, nhất là ở giới trẻ. Đó là những yếu tố tạo “đất” phát triển cho công nghệ WiFi.
Từ năm 2008, điện thọai tích hợp WiFi sẽ trở nên phổ cập như các điện thoại tích hợp máy ảnh kỹ thuật số hiện nay. Trong năm nay, dòng điện thoại vừa ra mắt đang giành được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng- dòng máy N series- là một trong những thiết bị cầm tay nổi bật vì tích hợp được hàng loạt dịch vụ đa phương tiện và khả năng kết nối thông qua WiFi.
Các dự án đầu tư: 1,5 triệu USD để xây dựng miễn phí các điểm phát sóng Wi-Fi (Wireless Fidelity) ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Đích ngắm của doanh nghiệp làm dự án thành phố Wi-Fi là một cộng đồng sử dụng đủ lớn, tạo nguồn thu cho các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền internet và di động
Hiện tại, TP.HCM có 4.800 điểm và Hà Nội có 3.200 điểm thuộc dự án Thành phố wifi, chủ yếu là trường đại học, cao đẳng, nhà sách, quán cà phê, quán ăn, ngân hàng, sàn chứng khoán...
Dự kiến từ nay đến cuối năm 2008, FPT Telecom sẽ triển khai thêm 3.000 điểm phát sóng. Hiện có nhiều hồ sơ xin tham gia dự án trên. FPT Telecom sẽ chọn lọc những địa điểm công cộng, có lượng người sử dụng (dự kiến) cao để lắp đặt cổng phát sóng. Toàn bộ đều được miễn phí, từ phí lắp đặt đến thiết bị, đến thuê bao, đến dung lượng sử dụng thoải mái... Chủ địa điểm được chọn lắp đặt và người sử dụng internet đều không phải trả bất cứ khoản tiền nào. Khách hàng được miến phí hoàn toàn nhưng nhà đầu tư vẫn có lời.
Việc bỏ ra 1,5 triệu USD đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố wifi sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận khác cho nhà đầu tư về lâu dài. Việc tạo ra nhiều điểm kết nối internet miễn phí sẽ kích thích người tiêu dùng khai thác nguồn lợi miễn phí này. Đây là cơ hội để bán các dòng sản phẩm điện thoại di động có chức năng lướt web, như điện thoại của Nokia – một đối tác chính của FPT Telecom trong dự án Thành phố wifi. Đương nhiên, điện thoại di động không chỉ đơn giản là điện thoại di động nữa mà sẽ trở thành thiết bị cầm tay đáp ứng nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin, truy cập internet, đọc báo, xem phim, xem chương trình tivi, nghe nhạc,... Đây là mảnh đất ươm mầm cho ngành công nghiệp nội dung số phát triển mà những mầm đầu tiên là các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền internet và điện thoại di động. Đây đích thực là lợi nhuận lâu dài!
Ngoài dịch vụ kết nối, mạng WiFi FPT Telecom cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng. Một trong số đó là dịch vụ VoIP- điện thoại Internet gọi bằng điện thoại di động. Các điện thoại tích hợp WiFi có chuẩn SIPSoft có thể kết nối qua hệ thống WiFi đến máy chủ VoIP của nhà cung cấp và gọi điện như điện thoại di động có 2 SIM, một chạy mạng GSM bình thường, một là VoIP trên nền WiFi. Bên cạnh đó, thiết bị cầm tay kết nối WiFi FPT Telecom có thể thụ hưởng các tiện ích như xem 6 kênh truyền hình; xem phim; nghe nhạc; đọc báo; xem giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái …
Tham gia chương trình WiFi FPT Telecom là hầu hết các trường đại học và cao đẳng tại hai thành phố như ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật, ĐH Ngân Hàng, ĐH Sư Phạm, ĐH Mở Bán Công,…; Hệ thống quán ăn: KFC, Loteria, Phở 24, Bạch Dương, Song Ngư...; Nhà sách: Nguyễn Văn Cừ, Phương Nam… ; Quán café: Hệ thống Ciao, hệ thống Trung Nguyên, hầu hết các cafe cỡ trung bình trở lên của thành phố (Napoli, K&K, Y5, Rita, Sài Gòn Phố...)…; Các ngân hàng: Á Châu, Phương Nam, Đông Á, Việt Á, Agribank, Techcombank, Ngân hàng Quân đội,...; Công ty chứng khoán: SS.I, ACBS, SBS, ASC..
Không riêng gì FPT Telecom xây dựng nền tảng cho một thành phố công nghệ Wifi nơi mà mọi người đều có thể kết nối internet không dây mọi lúc, mọi nơi.
Cơ hội và thách thức:
Cơ hội:
Các công ty bắt đầu coi đây là công cụ hàng đầu cho việc thu hút khách hàng.
Mạng Wifi có thể được kết nối ở các khu vực công cộng, đông người như các quán cà phê, khách sạn, phòng chờ sân bay, và các khu vực khác. Đây chính là cá khu vực có mức phát triển dịch vụ Wifi cao nhất, bởi lẽ khách hàng luôn đòi hỏi những kết nối tốc độ cao từ bất cứ nơi đâu họ muốn, và Wifi chính là giải pháp đem điều đó thành hiện thực.
Xu hướng giảm giá máy Laptop hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhu cầu truy cập mạng không dây băng thông rộng di động trong một vài năm tới.
Một nền công nghiệp muốn phát triển theo hướng công nghệ cao và công nghiệp cơ bản không thể sử dụng cơ sở hạ tầng kém chất lượng mà phải sử dụng các dịch vụ băng thông rộng vừa nhanh vừa đáng tin cậy cũng như các ứng dụng đòi hỏi mức độ bảo mật cao và các dịch vụ ứng dụng phong phú khác. Đường truyền DSL hiện nay chậm, không đáng tin cậy và giá thuê bao rất cao
Ngoài ra, bộ phận dân số trẻ chiếm phần lớn trong tổng dân số Việt nam. Bộ phận này ngày càng có tri thức và năng động. Đồng thời, Nền Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng có sự góp mặt của các bộ phận công ty đa quốc gia và Doanh Nghiệp trong nước liên quan đến công nghệ thông tin cũng sẽ giúp lĩnh vực CNTT và viễn thông phát triển mạnh.
Nếu điện thoại kết nối Wifi được đông đảo người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận, sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất di động, các nhà sản xuất chip, bộ nhớ...
Thách thức:
Đại đa số người tiêu dùng vẫn chưa hiểu được lợi ích tiềm tàng của mạng Wifi đối với các đồ điện gia dụng.
Công nghệ Wifi dang được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ trong đời sống. Nhưng đa số mọi người chỉ sử dụng Wifi ở các lĩnh vực có liên quan đến máy tính mà không biết rằng bằng sóng Wifi, người dùng máy tính có thể điều khiển hệ thống đèn quạt, máy lạnh, lò sưởi, máy tưới, cổng gara, ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng, hệ thống nước.
Cuộc cạnh tranh của các công nghệ không dây tiên tiến như WiMax, 3G, Gobi... và Wifi. Các công nghệ này sẽ cùng tồn tại, cạnh tranh nhau bằng những dịch vụ băng thông rộng không dây mới.
Hướng phát triển trong tương lai:
Kế hoạch trưóc mắt:
Tiếp tục phát triển công nghệ Wifi theo các xu hưóng sau:
Tăng tốc độ kết nối. Đây có thể nói là quyết tâm lớn nhất của các nhà phát triển chuẩn mạng. Hiện đã có 1 số sản phẩm nhân đôi tốc độ thật sự của chuẩn bằng cách thiết lập cùng một lúc 2 kênh kết nối. Tuy nhiên, cách làm này vẫn chưa được chuẩn hóa cũng như chưa được Wi-Fi chứng nhận.
Tăng khoảng cách phủ sóng. Hiện tại, khoảng cách của Wi-Fi vẫn còn hạn chế nhưng nếu xét trên phương diện mạng cục bộ thì khoảng cách này vẫn tạm chấp nhận được. Vì vậy xu hướng này vẫn tiếp tục được chú ý nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu.
Tăng số kênh sử dụng. Hiện tại số lượng kênh sử dụng thấp làm hạn chế đến số lượng mạng không dây cùng hoạt động trong một phạm vi địa lý. Vấn đề này cũng có thể cải tiến được nếu tăng tần số sóng nhưng sẽ bị ảnh hưởng đến vấn đề xin cấp “giấy phép tần số”.
Tăng cường an ninh. Khác với mạng có dây, mạng không dây dễ dàng bị truy cập trái phép nên vấn đề an ninh luôn đặt lên hàng đầu khi phát triển. Hiện nay, việc kết hợp giữa WPA và 802.1x mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên vấn đề an ninh vẫn cần tiếp tục được cải thiện tốt hơn nữa.
Giảm công suất tiêu thụ. Xu hướng này đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị đầu cuối di động. Tiết giảm năng lượng sẽ giúp các thiết bị hoạt động lâu hơn khi làm việc trong môi trường di động.
Giảm kích thước. Mới đây, công nghệ Centrino của Intel đã tích hợp chip Wi-Fi với các chip xử lý khác giúp kích thước và độ tiêu hao năng lượng của các thiết bị giảm xuống đáng kể. Không dừng lại ở đây, công nghệ chip sẽ giảm kích thước và trong 1 tương lai không xa, các thiết bị nhỏ như điện thoại di động có thể tích hợp sẵn Wi-Fi.
Giảm giá thành. Là xu hướng luôn được quan tâm của tất cả mọi công nghệ. Chip Wi-Fi 02.11b hiện đã giảm nhiều và có xu hướng tiếp tục giảm nữa. Giá thành của 802.11g còn tương đối cao và trong một tương lai không xa, chuẩn này có thể sẽ thay thế 802.11b.Tóm lại, Wi-Fi hiện đang được phát triển mạnh mẽ và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Có nhiều người cho rằng Wi-Fi sẽ bị các loại mạng khác như broadband wireless, CDMA, GPRS… thay thế nhưng thực tế sẽ không như vậy, Wi-Fi cũng sẽ được cải tiến và tồn tại song song với các loại mạng này.
Triển khai Wifi Hotspot (điểm nóng về truy nhập Internet không dây) đặt tại các trường đại học. Hotspot này phủ sóng toàn bộ khuôn viên VDC (truyền số liệu) và mạng nội bộ của các trường đại học. Đây là dịch vụ đặc biệt thích hợp cho nhu cầu truy cập di động và các điểm truy cập đông người dùng, đồng thời cho phép người sử dụng truy cập Internet giống như khi đang sử dụng mạng máy tính truyền thống tại bất cứ thời điểm nào trong vùng phủ sóng (khoảng 100-300m). Thêm vào đó, WiFi có độ linh hoạt và khả năng phát triển mạng lớn do không bị ảnh hưởng của vị trí, thiết kế mạng máy tính. WiFi cũng khắc phục được những hạn chế về đường cáp vật lý, giảm được nhiều chi phí triển khai xây dựng hạ tầng...
Kế hoạch lâu dài:
Xe hơi: điểm nóng mới dành cho Wifi
Với mạng di động vô tuyến băng thông rộng, ta có thể cung cấp dịch vụ Internet dành cho xe hơi, cho phép hành khách có thể xem email, lướt web, chơi game hay trao đổi thông tin qua một thiết bị ứng dụng Wifi.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà xe hơi đóng vai trò trung tâm, vì thế công nghệ Wifi đang trực tiếp nhằm vào những nhu cầu về thông tin liên lạc của các lái xe và hành khách ngày nay. Hiện tại, 40% tổng số các xe SUV (xe thể thao đa dụng) và các xe mui trần đều được trang bị các “trung tâm truyền thông”, hỗ trợ nghe nhạc và xem DVD nhưng lại không có hỗ trợ về kết nối Internet, email và các phương tiện truyền thông có tính xã hội.
Ngành công nghiệp xe hơi đã tìm kiếm giải pháp thực tiễn về truy cập Internet ngay trong xe suột một thập kỷ qua. Phương pháp độc đáo của Autonet Mobile cho phép người ta lạc quan về khả năng sử dụng laptop, UMPC (máy tính siêu di động), các máy chơi game và các thiết bị có ứng dụng Wifi khác được kết nối ngay trong khi lái xe.
kết hợp các công nghệ hội tụ như khả năng hỗ trợ hai chuẩn kết nối không dây GSM/Wiffi và các chức năng xem Video (ti vi di động)
phát triển hướng dịch vụ băng rộng cho một thị trường rộng lớn, ngoài những địa điểm phổ biến là các quán cà phê, điểm chăm sóc sắc đẹp, cửa hàng, thư viện, văn phòng, còn mở rộng ngoài đường phố và trên các phương tiện giao thông, tiến tới phủ sóng toàn lãnh thổ.
kết hợp 2 công nghệ Bluetooth – Wifi thành một chuẩn mới sẽ nâng cao hơn khả năng truyền tải dữ liệu dung lượng lớn giữa máy tính và điện thoại di động. Ví dụ như: gửi hình ảnh từ điện thoại di động tới máy in hoặc chuyển phim từ máy quay sang ti vi.
Không ngừng phát triển các sáng chế bằng công nghệ Wifi:
Một số sáng kiên sử dụng công nghệ Wifi có giá trị thực tiễn:
@ Sáng kiến sản phẩm diệt muỗi bằng công nghệ Wi-Fi
American Biophysics (AmBio), công ty sinh học chuyên cung cấp các phương pháp diệt muỗi, đã quyết định sử dụng hệ thống máy tính và băng thông rộng không dây để trừ khử loài côn trùng hút máu.
AmBio hiện kinh doanh sản phẩm "Mosquito Magnet", bao gồm các nam châm tỏa mùi hương giống con người, trong đó có CO2 và hơi ẩm, để đánh lừa và thu hút côn trùng. Công ty đang chuyển sang triển khai mạng bắt muỗi thông minh, hay "hệ thống phòng chống điện toán hóa".
Một phần mềm kiểm soát từ tính sẽ quản lý hàng rào bảo vệ, có khả năng liên lạc với mạng trung tâm qua công nghệ không dây 802.11b. Trong khi đó, những máy chủ đầu não sẽ ghi và phân tích dữ liệu được truyền từ nam châm điện toán hóa về chất lượng không khí, độ ẩm, hướng gió và chất ô nhiễm. Ví dụ, nếu trời mưa, hệ thống sẽ ngừng hoạt động để tiết kiệm năng lượng. Nếu gió thổi từ hướng bắc, nam châm phía nam sẽ tự động tắt và để muỗi bay qua.
AmBio nhận được khoản tiền 15 triệu USD từ các nhà đầu tư để mở rộng phát triển sản phẩm. Công nghệ Mosquito Magnet hiện nay chiếm 65% thị trường thuốc diệt côn trùng Mỹ.
@ Chiếc thẻ nhớ SD 2GB trị giá 100$ của hãng Eye-Fi đã giành được giải thưởng tại hội chợ triển lãm thiết bị tiêu dùng CES 2008.
Chiếc thẻ này có khả năng kết nối trực tiếp với máy tính và gửi những bức ảnh vừa chụp từ máy ảnh tới máy tính. Đồng thời nó cũng có khả năng tự động upload các hình ảnh, dữ liệu lên website hoặc vào máy tính của bạn khi được kết nối Wi-Fi.
Chiếc thẻ nhớ SD tích hợp Wifi này của Eye-Fi đã chiến thắng đầy thuyết phục trước 9 đối thủ khác cùng tham gia trong cuộc triển lãm năm nay.
Với tích hợp WiFi, chiếc thẻ nhớ SD sẽ cho phép máy của bạn tự động gửi các bức hình vừa chụp vào máy tính của mình hoặc upload lên một số website để chia sẻ hình ảnh với bạn bè và người thân. Mới đây, tại CES, hãng đã tuyên bố sẽ sớm có một thoả thuận với Lexar Media về việc sử dụng công nghệ của hãng này trong việc sản xuất loại thẻ nhớ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ Wifi tại Việt Nam.doc