Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm
Nhóm đề tài 2: Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
(tìm hiểu chuyên sâu về 3 thị trường XK của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật )
Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.
LỜI MỞ ĐẦU Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gánh chịu hơn 1000 năm đô hộ của giặc ngoại xâm. Nền kinh tế Việt Nam đã trỗi dậy, thoát khỏi sự kìm kẹp của chính sách bế quan tỏa cảng bảo thủ, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước ta bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.
Trong các thị trường xuất khẩu của nước ta, Mỹ, EU và Nhật Bản nổi lên là các đại diện chủ chốt, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta mỗi năm. Cụ thể, năm 2009, thị phần Mỹ 19,9%, EU 16,43%, Nhật Bản 11,02% tính theo trị giá xuất khẩu hàng hóa (nguồn Tổng cục thống kê). Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trên chiếm đến gần 50% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Những dẫn chứng trên đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và đáng tự hào của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thành công bao giờ cũng có trở ngại, khó khăn. Nền kinh tế non trẻ Việt Nam khi bước vào thương trường quốc tế cũng đã mắc phải rất nhiều trở ngại trong giao thương với các đối tác trên thế giới. Nguyên nhân có thể kể đến là sự khác biệt về địa lý, văn hóa, trình độ kỹ thuật, tay nghề nhân công, sự hiểu biết về tập quán thương mại,
Đặc biệt, chính Mỹ, EU và Nhật Bản là các thị trường khó tính nhất với những quy định khắt khe và nhiều rào cản thương mại.
Vấn đề đặt ra là, một khi các sản phẩm của nước ta đáp ứng đầy đủ các yêu cầu xuất khẩu và thâm nhập tốt vào các thị trường trên thì vấn đề tăng trưởng khối lượng xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường khác trên thế giới sẽ dễ dàng hơn, nâng tầm nền kinh tế, thương mại nước ta lên một vị thế mới.
Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu:
“Mỹ, EU và Nhật Bản- các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Phân tích và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu” Bài luận của nhóm em chia làm 2 phần chính:
+ Phần A: tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
+ Phần B: Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Phần B chia ra làm 3 phần nhỏ, bao gồm:
I. Thị trường Mỹ
II. Thị trường EU
III. Thị trường Nhật Bản
Chi tiết các mục chúng em xin được liệt kê trong phần mục lục tiếp theo.
Trong quá trình làm bài, vì lý do kiến thức hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai lầm. Chúng em rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét và sửa chữa từ cô.
Cảm ơn cô! MỤC LỤC Lời mở đầu
Mục lục
Phần A- Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam . 1
I. Xuất Khẩu 1
1. Tổng quan tình hình xuất khẩu . 1
2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực . 2
a. Hàng dệt may . 2
b. Giày da . 4
c. Thủy sản . 7
d. Dầu thô . 11
e. Gạo . 12
f. Cà phê 13
g. Cao su . 15
h. Hạt tiêu đen . 16
i. Hạt điều 17
j. Chè 18
k. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 19
l. Than 21
m. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 21
II. Nhập khẩu 22
1. Tình hình chung 22
2. Một số mặt hàng nhập khẩu chính . 25
a. Xăng dầu các loại . 25
b. Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo 27
c. Phân bón các loại . 29
d. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 31
e. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 32
f. Ô tô nguyên chiếc và xe máy 34
g. Sắt thép các loại 36
h. Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày 38
i. Nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 41
j. Nhóm đá quý, kim loại quý . 43
k. Nhóm kim loại thường khác 44
l. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu . 45
m. Gỗ và sản phẩm gỗ . 46
n. Giấy và nguyên liệu . 48
o. Các nhóm khác . 48
Phần B- Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 51
I. Thị trường Mỹ 51
1. Môi trường chung . 51
a. Điều kiện tự nhiên xã hội, kinh tế, văn hóa 51
b. Luật thương mại và các chính sách ngoại thương 58
c. Tình hình xuất nhập khẩu của Mỹ . 67
d. Tình hình giao thương với Việt Nam . 82
2. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 88
Hàng dệt may 88
a. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ 88
b. Thuận lợi và khó khăn . 91
c. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ . 94
Gỗ và sản phẩm gỗ . 97
a. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ . 97
b. Thuận lợi và khó khăn . 98
c. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ 103
3. Các biện pháp chung thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ . 105
II. Thị trường EU 109
1. Phân tích môi trường chung 109
a. Điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa 109
b. Chính sách thương mại 112
c. Tình hình xuất nhập khẩu của EU . 119
d. Tình hình giao thương với Việt Nam . 122
2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU . 129
Thủy sản 129
a. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào EU . 129
b. Thuận lợi và khó khăn . 131
c. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU 136
Gỗ và các sản phẩm gỗ 137
a. Tình hình xuất khẩu chung . 137
b. Thuận lợi và khó khăn . 138
c. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ vào EU 142
Cà Phê 143
a. Tổng quan tình hình nhập khẩu cà phê của EU . 143
b. Thuận lợi và khó khăn . 144
c. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU . 146
Giày dép 147
a. Khái quát về thị trường giày dép EU . 147
b. Tình hình xuất khẩu giày dép sang EU . 149
c. Thuận lợi và khó khăn . 155
d. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang EU . 158
3. Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào EU 159
III. Thị trường Nhật Bản 163
1. Phân tích môi trường chung 163
a. Điều kiện tự nhiên xã hội, kinh tế, văn hóa . 163
b. Chính sách ngoại thương và đặc điểm thị trường Nhật Bản . 171
c. Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản 183
d. Tình hình giao thương với Việt Nam . 187
2. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật . 198
Hàng dệt may 198
a. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật 198
b. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật . 202
Dây điện và dây cáp điện 204
a. Tình hình xuất khẩu chung . 204
b. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang Nhật. 206
Gỗ và sản phẩm gỗ . 207
a. Tình hình xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Nhật 207
b. Thuận lợi và khó khăn . 208
c. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Nhật 214
3. Các biện pháp chung đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản 218
Kết Luận
Bảng biểu tham khảo
Tài liệu tham khảo
222 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mỹ, EU và Nhật Bản - Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, phân tích và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Hiện nay, với chính sách chuyển dịch đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may theo phương thức "Trung Quốc +1" (90 % hàng nhập từ Trung Quốc, 10% còn lại từ các nước) đang thay đổi, cộng với tác động của chính sách ưu đãi miễn giảm thuế trong Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật (AJEPA), nhiều doanh nghiệp Nhật đang chuyển dịch đơn hàng dệt may sang Việt Nam. Mặt khác, dù đang chịu tác động suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhu cầu tiêu hàng dệt may của người Nhật không hề giảm sút mà chỉ chuyển hướng từ hàng cao cấp sang bình dân, vì vậy các sản phẩm đơn giá thấp, chất lượng, đang có lợi thế tại thị trường này. Do vậy, thị trường nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản vẫn rộng mở chào đón các nhà xuất khẩu nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Tuy có vị trí tương đối khiêm tốn trong danh sách những nhà xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản, nhưng hiện nay vị trí này của các nhà xuất khẩu Việt Nam đang được hoán đổi, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang chuyển dần các đơn hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam. Năm 2008, Nhật Bản- thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm gần 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được nhìn nhận là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng, trong vòng 5 năm từ 2004 đến 2008 kim ngạch xuất khẩu dệt, may Việt Nam sang Nhật Bản tăng trên 1,5 lần; Tăng bình quân hàng năm trên 11% (từ 530 triệu USD/2004 lên 820 triệu USD/2008) và năm 2008 so với năm 2007, tăng 14,3% (riêng quý I/2009 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật đạt khoảng 210 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước). Trong 17 nhóm hàng (trên 10 triệu USD) mà Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam thì có đến 11 nhóm hàng đang trong xu hướng tăng, trong đó có nhóm áo thun tăng đến trên 161%, tiếp đến là nhóm váy tăng trên 58%, áo kimono tăng 43% và áo sơ mi tăng 36,5%. Việc gia tăng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam của Nhật Bản cho thấy, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chinh phục được giới tiêu dùng khó tính của nước này.
Đồng Yên tăng giá cùng chính sách tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia châu Á ngoài Trung Quốc, là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật. Mới đây, Chính phủ Nhật Bản thông báo chuẩn bị nhập khẩu quần áo từ các nguồn cung cấp khác ở châu Á ngoài Trung Quốc. Tuyên bố này của Nhật Bản đã mang lại những hy vọng cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc tại châu Á trong đó có Việt Nam. Việc đồng yen tăng giá cũng tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Những sản phẩm dạo phố thông thường như đồ jean, áo phông, quần áo văn phòng hay quần áo thể thao là những mặt hàng tiềm năng tại Nhật Bản. Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm kiếm các nhà cung cấp các loại khăn bông, khăn tắm của Việt Nam. Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka giới thiệu: công ty Kobe Liberty, Nhật Bản muốn mua khăn bông rửa mặt, khăn tay… của Việt Nam. 2 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản, đạt 138 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Nhật Bản chiếm 10% trong tổng thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nhưng để được tận dụng mức thuế suất 0% hàng dệt may sang Nhật theo AJEPA, doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng được hai yêu cầu là hàng phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu phải từ Việt Nam, Nhật hoặc ASEAN, trừ 4 nước Indonesia, Philippines, Campuchia và Thái Lan. Trong khi đó 70% nguyên phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu, mà thị trường cung cấp lại từ nhiều nguồn như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.... Đa số doanh nghiệp xuất hàng sang Nhật là hàng gia công gặp khó khăn trong việc có C/O xác nhận nguyên vật liệu theo điều kiện của AJEPA. Ngay cả khi nhập vải từ Nhật làm gia công áo kimono cho Nhật vẫn gặp khó khăn do doanh nghiệp Nhật cũng nhập vải từ các nước khác. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản vốn là thị trường tiêu dùng khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe. Ngoài ra, thị trường tiêu dùng Nhật Bản nói chung thường rất thận trọng. Đối với phân khúc hàng cao cấp, các sản phẩm không những phải có chất lượng cao và còn phải chứng tỏ sự ổn định chất lượng để có thể chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản.
Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, tuy là một thị trường có đẳng cấp cao nhưng nhiều doanh nghiệp dệt, may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt-May Việt Nam như Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt-May Nam Định, Phong Phú... đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt kim, hàng Veston, hàng sơ mi, khăn các loại… nhiều năm cho các công ty thương mại Nhật Bản. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng. Trước xu thế ấy, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn độ, Banladesh, Việt Nam... Đây chính là “thời cơ vàng” để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản. Thêm nữa, với những tuyên bố gần đây của Nhật Bản, quần áo xuất khẩu từ Trung Quốc đến đây có thể giảm 27% tới mức 50%, từ mức trên 70% hiện nay. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang rất quan tâm đến các thị trường cung cấp hàng giá rẻ như Ấn độ, Bangladesh và Việt Nam. Trong cuộc cạnh tranh này thì Việt Nam đang có những lợi thế nhất định vì quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã xác định là quan hệ đối tác chiến lược, tạo ra một môi trường hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong đó có hợp tác trong ngành dệt may và lợi thế từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) đối với hàng dệt, may có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam và ASEAN vào Nhật Bản đựơc hưởng thuế suất ưu đãi bằng 0. Thêm nữa, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam. Hiện các mặt hàng áo thun, áo sơ mi, đồ lót, khăn bông, áo khoác của các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan như kim ngạch áo thun hai tháng đầu năm 2010 tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi tăng 35%, đồ lót tăng 26% và đặc biệt kim ngạch xuất khẩu mặt hàng khăn bông tăng 128%.
KHÓ KHĂN
Ngành dệt may nước ta hiện đang phải đối mặt với một số khó khăn do vẫn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (lượng nguyên nhập khẩu hiện chiếm khoảng 80%, thậm chí có những mặt hàng phải nhập đến 95%). Từ quý 2/2010, giá nguyên phụ liệu có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là nguyên liệu bông tăng tới 40% so với cùng kỳ 2009, đã làm cho chi phí đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, “không thể lấy lý do các chi phí đầu vào đều tăng để tăng giá đơn hàng thêm nữa vì khách hàng vẫn có thể chuyển hợp đồng sang các quốc gia khác có chi phí thấp hơn như Bangladesh, Pakistan…”. Thêm nữa, đến trung tuần tháng 7, tình trạng mất điện vẫn tiếp tục diễn ra tại các địa phương, khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bị đẩy lên khá nhiều. Do đó, dù “ngập” trong đơn hàng nhưng các doanh nghiệp cũng chỉ dám nhận lượng hàng “vừa sức”. Đơn cử như với một nhà máy ở Hưng Yên, mỗi tuần vẫn bị cắt điện hai ngày, để kịp tiến độ giao hàng, doanh nghiệp buộc phải chạy máy phát, dù chi phí nhiên liệu cao hơn khoảng 6 lần so với sử dụng điện.
Hiện nay khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn là sự thiếu hụt lao động. Mặc dù gần đây, mức lương bình quân của công nhân ngành dệt may tại các tỉnh phía Bắc đã được nâng lên 1,8- 2,2 triệu đồng/tháng. Nhưng giá cả tiêu dùng ở mức khá cao, đã khiến cho người lao động chưa thực sự chuyên tâm vào công việc. Điều này đã khiến cho thời gian qua trên 10% lao động của ngành đã chuyển sang làm những công việc khác. Làm trong các nhà máy xí nghiệp, người lao động được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ chính sách khác, nhưng do đa phần là lao động trẻ nên họ không nhìn thấy những điều này. Trong khi với các công việc khác như chạy chợ, làm người giúp việc… hàng tháng họ vẫn có thể kiếm được khoản tiền tương đương. Vì vậy, thời điểm này các doanh nghiệp còn tuyển cả những người chưa biết nghề vào vừa học vừa làm nhưng vẫn không đủ lao động.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản
Để giành phần thắng tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần biết rằng trong giai đoạn ban đầu, các công ty Nhật Bản thường làm thử với những đơn hàng nhỏ lẻ, tiêu chuẩn chất lượng khắt khe và yêu cầu thời gian sản xuất ngắn và sau khi họ đã xây dựng được một nền tảng hiểu biết chung với các nhà sản xuất, họ sẽ yêu cầu những đơn đặt hàng lớn hơn -đó là những yêu cầu rất cơ bản khi làm hàng xuất khẩu sang thị trường Nhât Bản mà doanh nghiệp phải quan tâm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may trong nước phải nỗ lực đồng bộ đầu tư vốn, trang bị dây chuyền và công nghệ cũng như cập nhật mẫu mã mới, tiêu chí chất lượng sản phẩm… để có thể đáp ứng được những tiêu chí về chất lượng. Để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ. Để tạo dựng thành công thương hiệu của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật, nắm được xu hướng thời trang của người tiêu dùng Nhật, đồng thời hàng hóa cũng phải thể hiện được cá tính riêng. Vì nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi, từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ, tiết giảm chi phí thì mới có thể cạnh tranh được với các nguồn cung cấp giá rẻ khác ( từ Ấn độ, Pakistan, Bangladesh..). Mục tiêu ngắn hạn là cố gắng giành thị phần và xây dựng quan hệ và mục tiêu lâu dài hướng tới sau khủng hoảng là hiệu quả. Trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp Nhật, khi có sự cố vừa xảy ra, nhất là liên quan đến việc xác nhận xuất xứ nguyên phụ liệu, nên báo ngay cho đối tác biết để cùng nhau bàn bạc xử lý, không nên để lâu sẽ khó cho cả hai. Ngoài ra, làm ăn với doanh nghiệp Nhật nên đặc biệt chú trọng đến thời gian giao hàng, vì trễ giao hàng một ngày là vấn đề không nhỏ đối với doanh nghiệp Nhật. Hiện doanh nghiệp Nhật rất muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dệt may do nhận định người Việt Nam rất khéo tay, giá lao động vẫn còn tương đối rẻ, vì thế hai phía nên tăng cường quan hệ, trao đổi với nhau hơn. Người Nhật thích trực tiếp trao đổi, bàn bạc trong việc làm ăn, nhất là khi gặp trở ngại, khó khăn, vì mục đích của doanh nghiệp Nhật trong làm ăn là luôn muốn hai bên cùng đạt được hiệu quả cao nhất.
Để giữ vững mục tiêu xuất khẩu, giải pháp nhằm làm tăng thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Nhật Bản là sử dụng quy tắc cộng gộp ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) bằng cách dùng nguyên liệu để nhập khẩu từ các nước ASEAN, hoặc từ Nhật Bản để sản xuất hàng may mặc Việt Nam. Nếu thực hiện phương án này, thì sẽ đáp ứng được tiêu chí mà Nhật Bản đưa ra và ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%, vừa cạnh tranh được về giá với hàng Trung Quốc (do hàng Trung Quốc không được giảm thuế), vừa cạnh tranh được với các nước ASEAN khác (về chất lượng, giá cả). Ưu điểm của việt thực hiện quy tắc xuất xứ cộng gộp là giúp ngành dệt may Việt Nam dễ dàng đáp ứng các tiêu chí theo đề xuất của Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy mở rộng nguồn nguyên liệu dệt trong ASEAN và Nhật Bản. Sâu xa hơn của việc thực hiên quy tắc xuất xứ cộng gộp là góp phần tăng cường hơp tác trong ASEAN; tăng cường thị phần trên thị trường Nhật, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngành dệt may; tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới và thu hút đầu tư của Nhật Bản vào ngành dệt ở Việt Nam.
Trong trường hợp phải nhập nguyên vật liệu có xuất xứ tiêu chí không thuần túy Việt Nam, hay từ các nước khác không đáp ứng tiêu chí AJEPA, mà muốn xuất hàng sang Nhật và được hưởng quy chế của AJEPA, doanh nghiệp nên chuyển đổi mã số HF (tiêu chí CTC) hoặc áp dụng tiêu chí hàm lượng nội địa (LVC) sao cho đạt 40% nguyên vật liệu là từ Việt Nam và Nhật cộng lại. Nếu nguyên vật liệu nào không thể chuyển đổi sang tiêu chí CTC hay LVC, doanh nghiệp không nên tính nguyên vật liệu này theo giá trị sản phẩm, vì đôi khi rất cao vượt chuẩn AJEPA, mà nên chuyển sang tính giá trị trọng lượng (dưới 10% sẽ đáp ứng yêu cầu AJEPA, như vải lót trong áo jaket...). Việc chuyển đổi tính toán này đã được phía Nhật đồng ý sau khi bàn bạc với Bộ Công Thương Việt Nam. Do từ trước đến nay doanh nghiệp trong nước quen làm hàng gia công nên ít để ý đến việc yêu cầu các nhà cung cấp nguyên vật liệu cung cấp chứng nhận C/O xuất xứ. Vì thế khi làm hàng xuất sang Nhật, doanh nghiệp nên lưu ý giấy chứng nhận này ngay khi nhận nguyên vật liệu, vì nếu để lâu nhà cung ứng sẽ tìm cách từ chối. Ngoài ra cần tổ chức, liên kết với Nhật Bản hỗ trợ xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế cho ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và đào tạo cán bộ kỹ thuật tay nghề cao và cán bộ thiết kế, thời trang cho ngành, đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế để nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất cần phải thể hiện được phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phương thức kinh doanh. Cần tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này,tăng cường tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỉ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được. Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa thích các sản phẩm đặc thù
DÂY ĐIỆN VÀ DÂY CÁP ĐIỆN
Tình hình xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang Nhật Bản
Từ đầu năm 2010 đến nay, xuất khẩu mặt hàng dây điện và dây cáp điện có nhiều thuận lợi, đạt mức tăng trưởng kim ngạch khá cao và có thể coi đây là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nửa đầu năm 2010. Đáng chú ý, xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng khá cao. Sản phẩm xuất khẩu chính là dây và cáp điện dùng trong ôtô tiếp tục thuận lợi. Dấu hiệu rõ nhất thể hiện sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Nhật Bản, Hoa Kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu nhiều lô hàng cáp điện khác cũng tăng cao. Theo dự báo, xuất khẩu dây và cáp điện quý 3/2010 sẽ tiếp tục tăng cao. Thứ nhất là do nhập khẩu nguyên liệu dùng sản xuất dây và cáp điện như đồng Cathodes, nhôm chưa gia công, nhựa nguyên liệu dùng cho dây và cáp điện… tháng 5 tiếp tục tăng rất mạnh, thậm chí nhiều chủng loại tăng trên 100%. Thứ hai, sản phẩm dây cáp điện của Việt Nam có chất lượng, giá thành thấp, được thị trường khó tính như Nhật Bản chấp nhận. Thứ ba, ngành sản xuất ôtô thế giới tiếp tục tăng trưởng là điều kiện để xuất khẩu sản phẩm dây cáp điện dùng trong ôtô của Việt Nam tăng trưởng cao. Chủng loại mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là dây và cáp điện dùng trong ôtô và thị trường chính vẫn là Nhật Bản. Sở dĩ xuất khẩu dây và cáp điện sang Nhật tăng mạnh trong thời gian qua, là do có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật tại Việt Nam đã xuất ngược trở lại thị trường Nhật mặt hàng này.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện các loại của Việt Nam ước đạt 90 triệu USD, tăng 10,43% so với tháng 9/2009. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt trên 667,5 triệu, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2008. Nhật Bản đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam. Riêng trong tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện sang thị trường Nhật Bản đạt 77.898.456USD, chiếm 11,67% tỷ trọng xuất khẩu. Tính chung 10 tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện sang thị trường Nhật Bản đạt 479.493.915 USD, giảm 22,49% so với cùng kỳ năm 2008. Đứng ở các vị trí tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ và Philippine, với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2009 lần lượt đạt 11 triệu USD và 2,8 triệu USD. Năm 2009, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dây cáp điện lớn nhất của Việt Nam với 639,5 triệu đô la Mỹ.
Việt Nam là thị trường cung cấp dây cáp điện số hai của Nhật Bản trong bốn tháng đầu năm 2010 đạt 15.200 tấn, trị giá 27,4 tỉ yen, tăng 110% về lượng và tăng 104,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, trong top 10 nước xuất khẩu dây và cáp điện lớn nhất của Nhật Bản thì Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất. Trong tháng 5/2010, xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 66,5 triệu USD, tăng 4,3% so với tháng 4 và tăng tới 55,1% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2010, cả nước xuất khẩu dây và cáp điện sang Nhật Bản đạt 342,1 triệu USD, tăng 103,2% so với cùng kỳ năm trước.
b. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang Nhật Bản
Dây và cáp điện đang là một mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam nói riêng để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế, hải quan). Ngoài ra Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, sản xuất các loại dây điện, dây cáp điện có giá trị và có khả năng thâm nhập các thị trường. Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về giá xuất khẩu từ những đối thủ trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn có khả năng gia tăng giá trị lợi nhuận nếu các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thời điểm giá nguyên liệu đứng ở mức hợp lý để tích trữ nguyên liệu, tăng cường chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Mặt khác, bản thân thị trường trong nước cũng có nhu cầu rất lớn và từ đầu năm đến nay vẫn phải nhập dây và cáp điện với số lượng lớn. Vì vậy, dù đang xuất khẩu tốt, các doanh nghiệp sản xuất vẫn cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất dây và cáp điện. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu dây và cáp điện cần đảm bảo nguồn vốn đầu tư để có thể tích trữ nhằm sản xuất trong thời gian dài.
2.3. GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ
Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản
Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ.
Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản phẩm.
Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng loại với nhiều mẫu mã khác nhau.
Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản. Một phần là do sản phẩm họ được làm ra theo bảng thiết kế của các công ty Nhật, hoặc mô phỏng lại từ các sản phẩm đã có trước đó, sản phẩm của họ thiếu hẳn ấn tượng.
Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan. Trừ các sản phẩm của các doanh nghiệp của các công ty đã có tên tuổi, sản phẩm của các công ty lớn, còn lại sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức cạnh tranh yếu, nguyên nhân bắt nguồn là do các doanh nghiệp này thiếu vốn, máy móc, công nghệ còn lạc hậu so với các doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc…
Về giá cả xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam: Nhìn chung giá cả của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tương đối hợp lý, rẻ và có nhiều mức giá khác nhau tương ứng với từng chủng loại, đáp ứng tốt cho cả tầng lớp dân cư trung lưu và cao cấp.
Về rào cản chứng chỉ rừng: Do Nhật Bản là thị trường luôn đòi hỏi khắc khe về mặt chất lượng, tất cả nguyên liệu sử dụng phải có đầy đủ chứng chỉ FSC, thì quả thật đây luôn là khó khăn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì họ không có nhiều vốn để nhập khẩu ổn định, ký hợp đồng dài hạn từ các nhà cung cung gỗ nguyên liệu lớn từ Mỹ, Canada, Nga có đầy đủ chứng chỉ FSC.
Thuận lợi và thách thức cho xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Nhật
THUẬN LỢI:
Thứ nhất, các chính sách về đầu tư cho ngành gỗ của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng, công minh, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Chính phủ luôn kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này. Đặc biệt, đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, Chính phủ luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.
Thứ hai, nước ta ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, đây là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư vào ngành gỗ tại nước nhà và kể cả cho việc mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành vào đầu tư cùng liên doanh, hợp tác xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
Thứ ba, đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô trung bình với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân đuợc khách hàng đặc biệt chú ý
Thứ tư, nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao đông Việt Nam đủ sức tiếp nhận và ứng dụng nhanh các công nghệ cao cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong ngành gỗ.
KHÓ KHĂN – HẠN CHẾ:
Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất ngày càng gây gắt, nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng cho sản xuất chỉ mới đạt khoảng 20%, 80% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Campuchia, Myanma, Indonesia, Mỹ, Canada…và một số quốc gia khác. Mặt khác, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu luôn biến động theo hướng tăng dần
Rừng tự nhiên Việt Nam đang có xu hướng tăng dần về diện tích, nhưng chất lượng của rừng tăng rất chậm; năng suất của rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt, tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ lậu đang diễn ra hằng ngày hết sức phức tạp và rất khó kiểm soát, quản lý. Về gỗ rừng trồng, hiện nay, cả nước có khoảng hơn hai triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước. Mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng lại thiếu diện tích đất có quy mô tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất của rừng thấp đã gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ khi xuất khẩu sang Nhật thấp;
Năng lực chế biến của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc tổ chức liên kết theo chiều sâu trong sản xuất, phân phối giữa các doanh nghiệp chưa thật sự phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp sản xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản bị thiếu vốn nên thường không đủ khả năng nhận những đơn hàng lớn từ khách hàng Nhật, thường bỏ qua cơ hội mang lại lợi nhuận cao. Đội ngũ lao động lành nghề có chất lượng cao phục vụ cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật còn rất hạn chế, thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Các nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam như: Mỹ, Myanma, Campuchia, Trung Quốc, Newziland, Indonesia …trong thời gian qua đang có xu hướng giảm và phụ thuộc vào đối tác, tốn nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để làm thủ tục Hải quan. Trong đó chưa kể một số doanh nghiệp nhỏ thường gặp rủi ro trong giao dịch mua bán vì không hiểu rõ luật lệ của thị trường Nhật Bản. Tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp hiện còn khá phổ biến, thiếu sự đoàn kết tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh. Hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ vẫn còn kiểu “mạnh ai nấy chạy”, thấy hợp đồng nào “đắt khách” thì ào ào thực hiện theo kiểu kéo giá xuống, nhằm giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho doanh nghiệp của mình, làm thiệt hại chung cho ngành. Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đuợc cấp chứng nhận COC chứng nhận đạt chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu sử dụng nguyên liệu, sản xuất cho đến việc phân phối, tiêu thụ còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng và sự phát triển hiện tại của ngành
NHỮNG TỒN TẠI:
Đa phần các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tham gia sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật có tốc độ đổi mới công nghệ chậm, máy móc sản xuất còn lạc hậu so với máy móc, công nghệ của các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan. Đại đa phần các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật vẫn phải lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài, chưa thể tự chủ được nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và xuất khẩu. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu rõ ràng, dài hạn cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
Vấn đề Logistic cho phát triển ngành gỗ xuất khẩu nói chung và cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn còn yếu, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.
NHỮNG THÁCH THỨC:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật còn yếu so với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan...Các đối thủ này đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm gỗ nội thất.
Thứ hai, mặc dù Việt Nam có đội ngũ thợ lành nghề, cần cù sáng tạo và tài hoa nhưng do giá nhân công rẻ, chưa thỏa đáng, nên chưa phát huy được tối đa sức cạnh tranh về giá của sản phẩm so với giá các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Thứ ba, một vấn đề đặc biệt quan trọng là tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Theo Vifores, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ và mặc dù giá gỗ FOB và sản lượng cung cấp trên thế giới tương đối ổn định nhưng giá CIF lại thay đổi tương đối lớn do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với một tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu đã làm cho việc nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
Thứ tư, giá nguyên liệu nhập khẩu lại tăng cao ở hầu khắp các nước. Ví dụ tại Nam Phi, giá nguyên liệu tăng tới 30%; Nam Mỹ tăng 40%... trong khi đó, giá sản phẩm bán ra chỉ tăng khoảng 5 – 7% nên doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ năm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan tỏa rất nhanh ra nhiều nước, tại thị trường Nhật Bản, mức tiêu dùng đồ gỗ cũng giảm đi, cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi suất cao, chi phí đầu tư tăng… và việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản sẽ đối mặt với nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng trong thời gian tới.
Thứ sáu, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đổ gỗ sang Nhật đã bỏ ngỏ và không chú trọng đến thị trường nội địa, đây là một trong những thị trường hiện có sức tiêu thụ đang gia tăng mạnh. Việc không chú trọng này, vô tình đã tạo cơ hội cho sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… chiếm lĩnh và hiện các doanh nghiêp đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt để giành lại thị trường nội địa này. Và nguy cơ bị mất thị trường nội địa trong nước là rất cao vì sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh giá tương đối mềm và chất lượng tốt.
CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC TẠI THỜI ĐIỂM NHẬP KHẨU
Về cơ bản thì không có quy định gì về đồ gỗ nhập khẩu. Tuy nhiên theo các điều khoản của Hội nghị Washington (Hội nghị về thương mại quốc tế về các loài động thực vật đang bị đe doạ, thường gọi là CITES), Luật về tỉ giá hối đoái và thương mại quốc tế quy địn về các loài động thực vật liệt kê trong Phụ lục của Hội nghị. Các đồ gỗ có sử dụng da của một số loài động vật hoang dã hoặc vảy đồi mồi có thể bị cấm nhập khẩu. Để có thêm thông tin về các nội dung cụ thể của danh sách này có thể liên hệ với Phòng cấp giấy phép thương mại, Phòng quản lý thương mại, Phòng hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp.
CÁC QUY ĐỊNH VÀ YÊU CẦU TẠI THỜI ĐIỂM BÁN HÀNG
Một số sản phẩm đồ gỗ là đối tượng điều chỉnh của Luật gắn nhãn mác chất lượng cho hàng hoá và Luật Sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đồ dùng có sử dụng da của một số loại động vật nhất định hoặc vảy đồi mồi có thể là đối tượng áp dụng của Luật Bảo tồn các loài động thực vật hoang dã đang bị đe doạ.
LUẬT SẢN PHẨM AN TOÀN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG:
Luật này chỉ ra một số sản phẩm tiêu dùng có cấu trúc, vật liệu hoặc cách thức sử dụng gây ra những vấn đề an toàn đặc biệt là "những sản phẩm đặc thù". Những sản phẩm cà biệt phải làm cam kết riêng về việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của chính phủ, và dán ký hiệu hiệu PS lên nhãn mác của mình. Những sản phẩm không được dán nhãn theo quy địn của pháp luật không được bày bán ở Nhật Bản. Trong số đồ dùng gia đình thì giường cũi giành cho trẻ nhỏ được chỉ định là "sản phẩm đặc thù đặc biệt" vì chúng gây ra nguy cơ nguy hiểm cao và vì vậy phải trải qua kiểm định chất lượng bởi một tổ chức trung gian. và phải dán ký hiệu PS lên nhãn mác sản phẩm, điều đó biểu thị rằng sản phẩm đã tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
LUẬT GẮN NHÃN MÁC CHẤT LƯỢNG CHO HÀNG HÓA
Luật này quy định hình thức và nội dung của nhãn mác chất lượng được dán cho các sản phẩm sản xuất cho mục đích sử dụng hàng ngày trong gia đình. Mục đích là để bảo vệ lợi ích của khách hàng bằng cách cung cấp cho họ các thông tin giúp họ lựa chọn sản phẩm và hướng dẫn họ cách sử dụng sản phẩm đúng cách. Các sản phẩm nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật là i) các loại bàn, ii) các loại ghế và các loại ghế không có chân, iii) ngăn kéo. Những sản phẩm này phải dãn nhãn mác như quy định trong Luật gắn mác chất lượng cho hàng hoá. Những hàng hoá không có nhãn mác sẽ không được bày bán.
Sản phẩm
Các hạng mục gắn nhãn
Các loại bàn
i) Kích thước phủ bì, ii) vật liệu mặt bàn, iii) lớp hoàn thiện bề mặt (nếu có), iv) hướng dẫn sử dụng, v) Tên của công ty và thông tin liên lạc (Địa chỉ hoặc điện thoại)
Ghế có chân và không chân
i) Kích thước, ii) kết cấu vật liệu, iii) lớp hoàn thiện bề mặt (nếu có), iv) Vật liệu bọc, v) Vật liệu đệm, vi) Hướng dẫn sử dụng, vii) Tên của công ty và thông tin liên lạc (Địa chỉ hoặc điện thoại)
Ngăn kéo
i) Kích thước, ii) Vật liệu bề mặt, iii) lớp hoàn thiện bề mặt (nếu có), iv) Hướng dẫn sử dụng, v) Tên của công ty và thông tin liên lạc (Địa chỉ hoặc điện thoại)
DÁN MÁC TỰ NGUYỆN DỰA TRÊN CƠ SỞ CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA PHÁP LUẬT:
Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp (ký hiệu JIS): Theo Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, các tiêu chuẩn được đặt ra đối với chất lượng của các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm thoả mãn tiêu chuẩn của Luật này sẽ được cho phép dán mác JIS. Những sản phẩm được chỉ định sẽ nằm trong số các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của JIS ("hệ thống ký hiệu JIS"). Đối với đồ gỗ, các sản phẩm được được chỉ định đó là các loại bàn dùng trong văn phòng (S1031-01), ghế văn phòng (S1032-01), tủ văn phòng (S1033-01), các loại giường thông thường dùng trong gia đình (S1102-01), bàn và ghế dùng trong trường học (S1021-01).
Dán mác công nghiệp tự nguyện (Ký hiệu SG): Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn đặt ra bởi Hiệp hội sản phẩm tiêu dùng an toàn được phép in ký hiệu SG (Safety Goods). Đối với đồ gỗ, ký hiệu SG được áp dụng cho giường tầng, giá cốc, tủ giành cho trẻ nhỏ, ghế, vv. Khi người tiêu dùng các sản phẩm có ký hiệu SG bị thương do sản phẩm gây ra có thể được bồi thường tới 100 triệu Yên Nhật cho mỗi trường hợp. Tuy nhiên, việc bảo đảm chỉ có giá trị đối với trường hợp tự bản thân bị thương do sử dụng sản phẩm.
Hướng dẫn dán nhãn mác cho các sản phẩm phát sinh chất phom-an-đê-hit: các tổ chức công nghiệp trong lĩnh vực đồ dùng trong nhà và bất động sản đã liên kết với nhau để đưa ra hướng dẫn chung về việc dán nhãn cho các hạng mục phát thải chất phom-an-đê-hit.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản
* Về phía các doanh nghiệp:
Tiếp tục đẩy mạnh và khuyến khích hình thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản và tiếp xúc trực tiếp với chính khách hàng Nhật Bản. Hạn chế tối đa dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian phân phối nước ngoài như trước đây. Các công ty có quy mô lớn, đủ mạnh về tài chính, nhân lực, công nghệ… sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết trong sản xuất kinh doanh. Các công ty lớn này sẽ đứng ra nhận thực hiện các hợp đồng lớn có thời gian thực hiện dài hạn, sau đó các công ty lớn này sẽ phân phối lại cho các công ty vệ tinh, công ty nhỏ ở phía sau thực hiện từng công đoạn, sau đó tập hợp về công ty lớn để tiếp tục hoàn thiện và xuất sang Nhật
Thực hiện liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, liên doanh, liên kết với hệ thống đại lý, hệ thống các cửa hàng của Nhật Bản. Vừa liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, vừa liên kết trong chuyển giao máy móc công nghệ trong sản xuất, để từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục tăng cường công tác Marketing thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua mạng internet, liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm, giá cả, mẫu mã sản phẩm trực tiếp lên trang web, từ các kênh truyền hình của Nhật Bản…để từ đây khách hàng có thể dễ dàng cập nhật, liên hệ khi có nhu cầu. Tích cực, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ EXPO diễn ra tháng 10 hàng năm tại Việt Nam và các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ hàng năm của Nhật Bản như: Hội chợ về đồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ đồ gỗ Nhật Bản, thông qua các Hội, Liên đoàn của Nhật này sẽ quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam.
Xây dựng xưởng sản xuất, lắp ráp, bảo hành ngay trên đất nước Nhật Bản, việc xây dựng này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn, đáp ứng ngay những thay đổi về thị hiếu, nhu cầu phát sinh mới từ khách hàng Nhật. Lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, thông qua văn phòng đại diện của mình để tìm kiếm thêm khách hàng, thăm dò, khảo sát thị trường, nắm bắt được kịp thời các biến động về thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm, các quy định mới khi xuất sản phẩm vào Nhật Bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ tốt với Cục Xúc tiến Thương Mại Việt Nam, với cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và thiết lập mối quan hệ với Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO để nhờ chuyển tải, giới thiệu về sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. Hiện nay, JETRO có mẫu hướng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tập trung đầu tư vào sản xuất dòng sản phẩm chủ lực - sản phẩm nội thất bao gồm có nội thất trong nhà, nội thất văn phòng. Ngoài ra, cũng phát triển các sản phẩm cho trường học, bệnh viện, sản phẩm ngoài trời, sân vườn… Bên cạnh đó, thực hiện thiết kế sản phẩm theo dạng bộ sưu tập với phong cách khác nhau, tên gọi khác nhau và phù hợp với từng phân khúc thị trường. Với nguồn nguyên liệu gỗ sử dụng phù hợp và đạt tiêu chuẩn, gỗ sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC với nhiều chủng loại, mỗi chủng loại có giá cả, màu sắc, tính chất khác nhau. Mẫu mã sản phẩm luôn được đổi mới, đa dạng, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn. Đối với mặt hàng bàn ghế trong nhà, có thể kết hợp gỗ với nhôm, inox, hoặc kết hợp mây tre, lá, hoặc phối hợp cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ với sản phẩm gỗ được khách hàng ưa thích, vừa tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, vừa làm tăng sự đa dạng cho sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất ra luôn tuân theo tiêu chí “chất lượng, đẹp, bền và luôn được duy trì”. Sản phẩm trước khi xuất khẩu sang Nhật được kiểm tra nghiêm ngặt, tỉ mỉ, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng và giao hàng đúng hẹn. Liên kết chặt chẽ với các nhà nhập khẩu Nhật Bản để tìm hiểu thị hiếu, phong cách tiêu dùng của người Nhật, qua đó sản xuất các sản phẩm phù hợp.
Tìm kiếm công nghệ, máy móc mới phù hợp khả năng mua sắm của doanh nghiệp để thay thế máy móc, công nghệ cũ, nhằm giảm bớt tiêu hao nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công. Áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, để từ đó sản phẩm gỗ Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tại thị trường Nhật Bản. Tiến hành nghiên cứu lập xưởng bảo hành sản phẩm ở ngay trên đất nước Nhật. Qua các xưởng bảo hành này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng. Hoặc để đáp ứng nhu cầu đa dạng từ khách hàng Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất phẩm thô sang Nhật, sau đó khách hàng muốn màu gì, kiểu dáng, kích cở ra sao thì xưởng bảo hành này sẽ làm theo đúng nhu cầu đó. Cách làm này sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm và làm hài lòng người tiêu dùng Nhật. Tập trung đầu tư vào công tác R&D (nghiên cứu và phát triển), thiết kế sản phẩm mang tính độc đáo trong kiểu dáng và an toàn trong sử dụng. Đồng thời sản phẩm làm ra được thực hiện đúng theo quy trình chuẩn để đảm bảo tính mỹ thuật, an toàn, kinh tế của sản phẩm, phù hợp với các quy định của Luật pháp Nhật Bản về sản phẩm đồ gỗ, đáp ứng theo quy định của “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật an toàn sản phẩm”. Luôn cải tiến liên tục dòng sản phẩm hiện hành, việc làm này vừa mang lại cho khách hàng một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp đến các phản hồi và lợi ích của khách hàng.
Sản phẩm sản xuất ra được kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm xuất bán ra, thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (chuỗi COC). Kiểm tra nghiêm ngặt từng công đoạn, từ khâu xử lý nguyên liệu, khâu sản xuất, cho đến khâu hoàn thiện, đóng gói và cả khâu phân phối đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Nguyên liệu sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC. Hạn chế, tiến tới loại hẳn cách thức kinh doanh tùy tiện như: Chất lượng lô hàng đầu tiên cao nhưng các lô sau thấp hay chất lượng không đồng đều trong lô hàng, không đảm bảo theo thỏa thuận và mẫu ban đầu, không giao hàng đúng hẹn.
* Về đóng gói, bao bì: Đối với các sản phẩm đồ gỗ khi xuất sang Nhật yêu cầu cần phải đóng gói, tính tỉ mỉ, chi tiết của bao bì, thì được đáp ứng đúng theo như yêu cầu của khách hàng. Ngôn ngữ thể hiện trên bao bì được thể hiện bằng song ngữ Anh- Nhật đúng theo tập quán về sử dụng tiếng Nhật của họ.
* Về dịch vụ hỗ trợ: Bên cạnh việc thực hiện phát triển sản phẩm là việc thực hiện đầu tư thêm vào một số sản phẩm phụ đi kèm nhằm tạo mọi tiện ích và thỏa mãn cho khách hành như: Dầu làm bóng, nệm dùng cho ghế các loại, phụ kiện thay thế v..v. Thiết kế các tờ buớm hướng dẫn sử dụng, bảo quản sản phẩm, thời gian bảo hành…và được kèm theo sản phẩm để mỗi sản phẩm được chuyển đến khách hàng không chỉ là giá trị sử dụng mà còn thể hiện sự trân trọng, quan tâm đến khách hàng và làm hài lòng khách hàng. Ngoài ra, cần tăng cường năng lực thiết kế, đồng thời tận dụng lợi thế cạnh tranh của người lao động Việt Nam với tay nghề khéo léo, kinh nghiệm gia truyền, sản phẩm vừa kết hợp giữa tay nghề thủ công với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm mang tính chuyên biệt, vừa thu hút được khách hàng, vừa không phải cạnh tranh về giá cảvới các sản phẩm cùng loại của đối thủ.
* Về phía các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, ngân hàng Nhà nước:
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động về tìm kiếm, sát thực, cung cấp các thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về các nhà cung cấp nguyên liệu, những thay đổi về các quy định của Pháp luật Nhật Bản có liên quan đến ngành đồ gỗ, cung cấp thông tin thay đổi về sở thích, thị hiếu từ khách hàng Nhật Bản, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp. Tiếp tục tăng cường vai trò của Cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam để làm nhịp cầu nối thông tin, làm chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc giải mã nhu cầu từ khách hàng Nhật Bản. Tăng cường các hoạt động của cấp Chính phủ, thông qua các cuộc viếng thăm thường xuyên để từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn, tạo điều điện cho doanh nghiệp hai nước liên kết, hỗ trợ và cùng nhau phát triển.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cân nhắc về việc tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam. Việc Ngận hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay như đã làm trong thời gian qua đã làm cho không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn, hết sức khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, mua máy móc sản xuất. Chính phủ cần chỉ đạo về việc ban hành văn bản cho phép các ngân hàng cùng đồng hành với doanh nghiệp.
Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường có nhiều hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nổi tiếng khó tính. Thời gian vừa qua, nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật đã bị trả lại do không đảm bảo những yêu cầu chất lượng mà Nhật đặt ra. Một thị trường tiềm năng và cơ hội phát triển mạnh như thế, bỗng dưng bị chựng lại và có nguy cơ mất thị trường (như Nhật đã từng áp dụng với một số nước trước đây) đang là bài toán cần có lời giải cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tương đối ổn định, nhưng nếu xét về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước, thì tỉ trọng còn khá nhỏ bé so với tiềm năng, và trên thực tế Việt Nam mới chỉ là bạn hàng nhỏ của Nhật Bản. Điểm hạn chế lớn nhất là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn đơn giản, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế. Hơn nữa, công tác xúc tiến thương mại mặc dù đã được các doanh nghiệp và ban ngành quan tâm nhưng nhìn chung là còn nhỏ lẻ và chưa đồng bộ. Hoạt động xây dựng thương hiệu tại Nhật còn chưa thực sự được quan tâm thích đáng. Công tác liên kết ngành hàng giữa các hiệp hội của Việt Nam với các hiệp hội của Nhật Bản còn yếu. Ngoài ra, mẫu mã hàng của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự bắt nhịp với thị trường. Bao bì hàng xuất khẩu của ta trong thời gian qua đã làm mất đi tính cạnh tranh của mốt sản phẩm, đặc biệt là không làm tăng được giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Do đó điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng Nhật cũng như giữ được đúng hẹn ngày giao hàng, chất lượng đảm bảo thì mới có thể xuất khẩu được vào thị trường này.
Trong 2 năm qua, mặt hàng thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, đặc biệt là thủy sản, bị Nhật Bản liên tục nhiều lần phát hiện vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật, tác động xấu đến uy tín chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp của ta chưa nắm bắt và tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật và các bộ/ngành hữu quan không kịp thời đề ra các biện pháp mạnh nhằm chấn chỉnh tình hình. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu các loại nông lâm thuỷ sản khá lớn. Tuy nhiên, số lượng hàng Việt Nam có thể vào được thị trường Nhật Bản cũng rất khiêm tốn. Lý giải cho thực tế này, các chuyên gia Nhật Bản cho biết hàng nông sản của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của Nhật Bản về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thời hạn giao hàng... Hơn nữa, hai nước hiện nay vẫn chưa có thoả ước về vệ sinh, kiểm dịch và các vấn đề khác liên quan đến hàng rào phi quan thuế. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết rõ những quy định bắt buộc liên quan đến việc nhập khẩu hàng nông sản vào Nhật Bản.
Có thể nói, giữ vững thị trường Nhật có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cả nước. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng tăng, hiện nay xu hướng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều và lượng doanh nghiệp Nhật đang có kế hoạch thành lập công ty, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam ngày càng tăng do quan hệ Trung - Nhật đang đóng băng. Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về kim ngạch mà còn có những chuyển biến khá rõ rệt về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp, thực phẩm chế biến... sang thị trường Nhật Bản. Cùng với sự biến đổi về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản, cơ khí, công nghệ thông tin)... Cũng phải nhìn nhận rằng trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì việc duy trì sự ổn định mức tăng trưởng xuất khẩu không đơn giản. Song như vậy không có nghĩa là Việt Nam không thể chinh phục được thị trường Nhật. Phần lớn các chuyên gia Nhật Bản, các nhà xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp đã làm ăn với Nhật tại hội thảo đều cho rằng, để làm được công việc trên, các doanh nghiệp và đối tác Việt Nam cần nắm bắt được thị hiếu, việc định giá chào hàng không nên dựa vào giá bán lẻ tại thị trường Nhật, bảo đảm thời gian giao hàng; duy trì chất lượng sản phẩm. Được như vậy, việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật là điều không quá khó.
Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Hai nước cần có sự trao đổi, bàn bạc cụ thể (tốt nhất là trong khuôn khổ song phương bởi dự kiến đàm phán gia nhập WTO của Việt nam có thể còn kéo dài) để đi đến ký kết thỏa thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hóa của Việt nam quy chế MFN đầy đủ.
+ Bên cạnh việc có chỉ đạo cụ thể cho tham tán thương mại trong việc thu nhập thông tin, Bộ Công Thương cần phối hợp với JETRO ( Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản) tại Việt nam để tăng cường hơn nữa công tác thu nhập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà ta có thế mạnh, vào một thị trường có đòi hỏi cao như thị trường Nhật. Thái Lan đã đi trước ta một bước trong lĩnh vực này. JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hóa công nghiệp. JAS (Japan Agricultural Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho nông sản, thực phẩm. Hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn JIS, JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Nhật bởi người tiêu dùng rất tin tưởng chất lượng của những sản phẩm được đóng dấu JIS hoặc JAS. Nhà sản xuất nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận này cho sản phẩm của mình tại Bộ Công thương và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản. Trong quá trình xem xét, Nhật Bàn cho phép sử dụng kết quả giám định của tổ chức giám định nước ngoài nếu như tổ chức giám định đó được Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản chấp thuận
Chế độ xác nhận trước về chất lượng của thực phẩm nhập khẩu được Nhật Bản đưa vào áp dụng từ tháng 3/1994. Nội dung của chế độ này là kiểm tra trước các nhà máy sản xuất để cấp giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất tại nhà máy đó đáp ứng được các quy định của Luật Vệ sinh Thực phẩm. Nếu thực phẩm được cấp xác nhận này thì việc tiêu thụ trên thị trường Nhật sẽ trở nên dễ dàng hơn, thủ tục nhập khẩu cũng được giải quyết nhanh hơn (trong vòng 1 ngày thay vì 7 ngày). Hiện nay Thái Lan rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Thái Lan và nước thứ tư, sau Mỹ, Australia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này. Ecomark là dấu chứng nhận sản phẩm không làm hại sinh thái, ra đời từ năm1989. Do vấn đề môi trường đang ngày càng được dân Nhật (cũng như dân các nước phát triển khác) quan tâm nên tanên khuyến khích các doanh nghiệp Việt nam xin dấu chứng nhận này của Nhật, đặc biệt là cho các sản phẩm gỗ.
+ Trong tiến trình cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, Nhà nước cần hết sức quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản bởi lý do ”xuất khẩu trở lại” như trên đã trình bày. Các đề xuất của nhà đầu tư Nhật Bản ccần được nghiên cứu kỹ lưỡng và giải quyết thoả đáng. Trong chừng mực nào đó có thể vượt khỏi nguyên tắc không phân biệt đối sử để giải quyết những yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản. Để làm tốt công tác này, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch & Đầu tư nên khuyến khích thành lập Hiệp hội doanh nhân Nhật Bản tại Việt nam và định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ với họ .