Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, có uy tín: áp dụng hình thức
thanh toán trả chậm đến 30 ngày, tối đa là 60 ngày sau khi hoàn thành thủ tục
bàn giao công trình xây lắp và 30 ngày nếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.
+ Khách hàng trong nội bộ công ty: Xác định dư nợ thường xuyên với thời hạn
thanh toán không quá 30 ngày đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ, không quá 60
ngày đối với sản phẩm xây lắp, thường xuyên đối chiếu bù trừ công nợ đối với
các khoản nợ đến hạn.
+ Ngoài ra, công ty cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến
khích khách hàng thanh toán sớm.
Thực tế tại các công ty, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nhất là đối với
các khoản quá hạn chưa được phân tích đánh giá một cách chính xác. Việc lập dự
phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính, số liệu chi tiết phản ánh trên sổ
kế toán chưa chính xác. Cần đối chiếu xem xét các khoản nợ quá hạn có đúng là
khó đòi hay không và đánh giá chính xác các khoản nợ khó đòi đã bị xoá sổ
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn kho, đây la một ví dụ điển hình của các công ty bán lẻ. Quan sát
biểu đồ trên qua 3 năm liên tiếp các doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh bằng 1
chiếm trung bình 73%. Điều này, cho thấy rằng đa số các công ty cổ phần xây dựng
niêm yết trên HSX có tài sản lưu động vừa đủ để thanh toán những khoản nợ ngắn
hạn. Tiếp theo là nhóm công ty có hệ số thanh toán bằng 0 chiếm từ 12% đến 16%.
Đối với các công ty cổ phần việc để chỉ tiêu hệ số thanh toán bằng 0 là một điều khá
12%
72%
13%
3%
Năm 2011
0 1 2 3
16%
72%
9%
3%
Năm 2012
0 1 2 3
16%
75%
6%
3%
Năm 2013
0 1 2 3
58
bất lợi khiến công ty giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như thu hút vốn
từ các nhà đầu tư. Điển hình là các công ty có mã chứng HU1 và SC5 trong 3 năm
liên tiếp chỉ có hệ số thanh toán nhanh bằng 0. Xếp thứ 3 là nhóm công ty có chỉ tiêu
khả năng thanh toán nhanh bằng 2, đây là mức hợp lý mà các công ty đều mong muốn
đạt được. Tuy nhiên, tỷ trọng các công ty thuộc nhóm này có xu hướng giảm dần qua
các năm trờ lại đây. Năm 2011 có 4 công ty nằm trong nhóm này, sang đến năm 2012
là 3 công ty và giảm xuống 2 công ty vào năm 2013. Cuối cùng, là nhóm công ty có
chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh bằng 3. Đều đặn trong 3 năm liên tiếp, mỗi năm
có 1 công ty thuộc nhóm này. Năm 2011 và 2012 là công ty có mã chứng khoán HAS
sang đến năm 2013 là công ty có mã chứng khoán ACC.
Nhìn chung, đa phần các công ty hoạt động trong ngành xây dưng đang đứng
trước những khó khăn về việc xử lý hàng tồn kho. Tình hình kinh tế khó khăn kéo
theo bất động sản đi xuống, nguồn đầu tư cũng không còn nên các dự án bị chậm
tiến độ hoặc tạm ngừng dẫn đến chậm trễ trong việc bàn giao. Chậm tiến độ đồng
nghĩa với việc chậm nguồn thu từ bên đầu tư, chủ thầu khi đó các doanh nghiệp xây
dựng gặp khó khăn khi phải đối mặt với những khoản nợ đến ngày đáo hạn. Tuy
nhiên, đối mặt với nhiều khó khăn như vậy nhưng phần lớn các công ty vẫn đạt hệ số
thanh toán nhanh bằng 1, đó là mức an toàn đối với các công ty xây dựng trong thời
buổi kinh tế khó khăn hiện nay.
Hệ số thanh toán tức thời :
Hệ số thanh toán thức thời = Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.7. Thống kê hệ số thanh toán nhanh tức thời từ năm 2011 đến 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0 30 30 30
1 2 2 2
Tổng 32 32 32
Thang Long University Library
59
Biểu đồ 3.1. Thống kê hệ số thanh toán tức thời từ năm 2011 đến 2013
Qua biểu đồ 3.1 – Chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời có thể thấy trong 3 năm liên
tiếp 2011, 2012 và 2013 có đến 30 công ty trong ngành (chiếm tỷ trọng 94%) đạt tỷ
số này bằng 0. Tỷ số này nói lên với số vốn bằng tiền hiện có và các khoản phải thu
hồi có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh số nợ đến hạn của doanh nghiệp. Khả
năng thanh toán bằng tiền của công ty cao sẽ biểu hiện tình hình thanh toán tốt. Tuy
nhiên, việc để lượng vốn của công ty tồn tại dưới hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ số này đạt giá trị từ 1 đến 2 được xem là hợp lý đối với
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có rất ít doanh nghiệp trong ngành đạt được chỉ
tiêu này. Sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp khi khoản nợ đến hạn mà số vốn bằng
tiền để thanh toán ngay không đáp ứng đủ. Trong các công ty cùng ngành phải kể
đến công ty có mã chứng khoán HAS trong 2 năm 2011 và 2012 đều đạt chỉ tiêu hệ
số thanh toán tức thời bằng 1. Chứng tỏ công ty chủ động tốt trước các khoản nợ.
Nhìn chung, các công ty trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán HSX cần có những chiến lược tài chính cụ thể và quản lý lượng tiền mặt trong
công ty hợp lý để sẵn sàng ứng phó với các khoản nợ. Qua phân tích cho thấy các
công ty xây dựng niêm yết trên HSX vẫn chưa quản lý tốt lượng tiền mặt trong công
ty nên chỉ số này không cao. Rất nhiều công ty trong ngành gặp khó khăn và phải
tuyên bố phá sản khi các khoản nợ đến hạn. Chính vì vậy, để tránh rủi ro như trên
các công ty cần có những tầm nhìn chiến lược và thu thập thông tin đầy đủ về các
dự án hay những hợp đồng ký kết với đối tác để chủ động trong mọi tình huống.
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phân tích vốn lưu động :
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
94%
6%
0
1
60
Bảng 2.8. Thống kê tốc độ luân chuyển vốn lưu động từ năm
2011 đến năm 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0 7 7 9
1 18 19 18
2 5 4 4
3 1 1 0
>3 1 1 1
Biểu đồ 3.2. Thống kê tốc độ luận chuyển vốn lưu động từ năm 2011 đến 2013
Qua biểu đồ 3.2. Thống kê tốc độ luân chuyển vốn lưu động từ năm 2011 đến
năm 2013 có thể thấy chiếm tỉ trong cao nhất là mức màu đỏ cho biết tốc độ lưu
chuyển vốn lưu động bằng 1. Có khoảng 18, 19 công ty cổ phần xây dựng nằm trong
nhóm này. Tiếp theo là nhóm công ty có tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng 0
chiếm trung bình 8 công ty. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng 0 cho thấy các
công ty chưa tổ chức các khâu trong qua trình sản xuất tốt dẫn đến tốc độ luân chuyển
chậm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong nhóm này là chưa cao. Nhóm có chỉ số
7 7
9
18
19
18
5
4 4
1 1
0
1
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0
1
2
3
>3
Số vòng quay của VLĐ =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bq trong kỳ
Thang Long University Library
61
này bằng 2 chỉ có 4,5 công ty đạt được, chỉ số luận chuyển vốn lưu động bằng 2 là
chỉ số khá tốt mà nhiều công ty đều mong muốn đạt được. Tốc độ luân chuyển vốn
lưu động càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty càng tốt và
ngược lại. Hai nhóm xếp hạng cuối là bằng 3 và lớn hơn 3, do nhóm chỉ tiêu này là
khó có thể đạt được nên chỉ có số ít doanh nghiệp trong ngành nằm trong nhóm này.
Điển hình là công ty có mã chứng khoán HTI đều đạt chỉ số giá trị tốc độ luân chuyển
vốn lưu động cao trong 3 năm liên tiếp. Cho thấy lợi nhuận được tạo ra từ vốn lưu
động là cao và được doanh nghiệp sử dụng 1 cách hiệu quả.
Thời gian của một vòng luân chuyển
Bảng 2.9. Thống kê thời gian của một vòng luân chuyển
Số vòng luân chuyển Thời gian của một vòng luân chuyển( ngày)
1 360
2 180
3 130
>3 < 130
Chỉ tiêu này làm rõ hơn về thời gian vòng vốn luân chuyển, số vòng quay vốn
càng lớn thì thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn và ngược lại. Trung bình
các công ty nằm trong nhóm có số vòng luân chuyển bằng 1 điều này có nghĩa rằng
phải hết 1 năm mới hết 1 vòng quay vốn lưu động. Để chỉ tiêu này tăng ngoài việc
nâng cao doanh thu thuần thì công ty cũng phải sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vốn
lưu động tránh lãng phí trong quá trình kinh doanh sản xuất.
Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng VLĐ = Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Thời gian của một vòng
luân chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay vốn lưu
động trong kỳ
62
Bảng 3.1. Thống kê tỉ số hàm lượng vốn lưu động từ năm 2011 đến 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
<1 4 2 1
1 18 18 19
2 6 5 5
3 1 3 1
>4 3 4 6
Qua bảng 3.1. Thống kê tỉ số hàm lượng vốn lưu động cho ta thấy có đến 60% các
công ty xây dựng niêm yết trên HSX nằm trong nhóm có hàm lượng vốn lưu động bằng 1. Tức
là để tạo ra một đồng doanh thu thuần các công ty này cần phải sử dụng 1 đồng vốn lưu động.
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này
biến động ngược chiều với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và nó có cùng nguyên nhân
thay đổi với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động.
2.3.5. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản lý từng thành phần vốn lưu động
Quản lý hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
Bảng 3.2. Thống kê vòng quay hàng tồn kho từ năm 2011 đến 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0 2 2 5
1 5 9 6
2 4 4 4
3 6 4 4
>3 15 13 13
Qua bảng 3.2. Thống kê vòng quay hàng tồn kho từ năm 2011 đến năm 2013 của
các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở giao dịch Tp Hồ Chí Minh có thể thấy
các công ty quản lý hàng tồn kho chưa thật sự tốt. Lý do chính ở đây là do công ty
xây dựng luôn dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn để tránh rủi ro biến động tỷ giá
cũng như chủ động trong việc cạnh tranh những gói thầu mới, hợp đồng lớn...Chỉ có
khoảng 50% số công ty xây dựng có vòng quay hàng tồn kho lớn hơn 3. Một số công
ty tiêu biểu trong ngành đạt chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao như công ty có mã
chứng khoán HTI (84 lần), CTD (25 lần). Chỉ tiêu này càng cao đồng nghĩa với việc
tổ chức quản lý dữ trữ của doanh nghiệp là tốt có thể rút ngắn được chu kỳ sản xuất
kinh doanh, giảm được lượng vốn ứ đọng vào hàng tồn kho.
Thang Long University Library
63
Thời gian quay vòng hàng tồn kho
Thời gian quay vòng hàng
tồn kho
=
360
Vòng quay hàng tồn kho
(Hệ số lưu kho)
=
𝟑𝟔𝟎
𝟏𝟓
= 24 ( ngày)
Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh cụ thể ở đây là 1 năm kế toán,
hàng tồn kho quay một vòng cần trung bình 24 ngày. Do phụ thuộc vào đặc điểm
ngành nghề xây dựng nên chỉ tiêu này không cao so với các ngành khác.
Nguyên nhân chính khiến tỷ số này không cao là do ngành bất động sản và xây
dựng chiếm 53% tồn kho toàn thị trường. Tổng giá trị hàng tồn kho toàn thị trường
tính đến 30/06/2013 ở mức gần 216,208 tỷ đồng, tăng 8.11% so với cùng thời điểm
này năm trước và tăng 6.47% so với cuối năm 2012 (31/12/2012). Nhóm ngành xây
dựng, với tổng giá trị hàng tồn kho gần 37,820 tỷ đồng, chiếm 18% tổng tồn kho toàn
thị trường. Trong đó phần lớn tồn kho nằm ở các công trình tiện ích công, xây dựng
nhà ở và khu dân cư. Gộp chung ngành xây dựng và BĐS, giá trị hàng tồn kho đã
chiếm đến 53% tồn kho toàn thị trường. Nút thắt ở đây chính là thị trường bất động
sản vẫn đang trong tình trạng “ngủ đông”. Đó là chưa kể nhiều người lo ngại “cơn
sốt” về gói 30,000 tỷ của chính phủ sẽ có thể tạo ra nguồn cung mới trong thời gian
tới mặc dù nhu cầu không thấy cải thiện.
(Nguồn :vietstock.vn)
Tý suất sinh lời hàng tồn kho
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
64
Bảng 3.3. Thống kê tỷ suất sinh lời hàng tồn kho
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0 0 22 23
1 3 8 7
2 7 1 1
>3 22 1 1
Qua bảng 3.3. Thống kê tỷ suất sinh lời vốn lưu động có thể thấy chỉ tiêu này
biến động mạnh từ năm 2011 cho đến 2 năm trở lại đây. Tỷ suất sinh lời hàng tồn
kho của các công ty có xu hướng giảm mạnh. Tồn kho cao dẫn đến tỷ suất sinh lời
vốn lưu động thấp. Hàng tồn kho nhiều, tức là tính thanh khoản của doanh nghiệp,
thị trường rất kém, độ hấp thụ rất thấp, chu chuyển vốn bị ứng đọng rất lớn. Đầu ra
của các doanh nghiệp xây dựng nhưng lại là đầu vào của các ngành doanh nghiệp
khác, hàng tồn kho tăng cao nghĩa là nền kinh tế đình đốn, trì trệ, tốc độ tăng trưởng
của quốc gia sụt giảm, dấu hiệu của giảm phát. Để giải quyết hàng tồn kho, cần có
giải pháp tổng lực, phải kích đầu ra - tức là kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa,
chính sách tín dụng với lãi suất hợp lý”. Để kịp thời xử lý số hàng tồn kho dữ trữ lớn
các doanh nghiệp cần có những biện pháp nhanh và kịp thời như xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài để giảm bớt chi phí lưu kho và chi phí khấu hao.
Quản lý phải thu khách hàng tại Công ty cổ phần xây dựng becamex(ACC)
Công ty cổ phần xây dựng becamex mã chứng khoán ACC là một trong 32 công ty
xây dựng niêm yết trên HSX có chỉ tiêu hệ suất sinh lời vốn lưu động đạt bình quân
của ngành, vì vậy tác giả xin lấy số liệu từ báo cáo tài chính của công ty để phân tích
2 chỉ số sau:
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Thang Long University Library
65
Bảng 3.4. Thống kê tình hình quản lý khoản phải thu tại ACC
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 336,335 377,421 361,050
KPT đầu kỳ 90,597 116,772 86,672
KPT cuối kì 116,772 86,672 26,370
KPT bình quân 103,68 101,72 56,52
Vòng quay các
KPT
3 3 6
Kỳ thu tiền bình
quân
120 120 60
Vòng quay các khoản phải thu càng thấp cho thấy vốn của Công ty bị ứ đọng
dưới dạng khoản phải thu nhiều. Trong điều kiện nền kinh tế hiện còn nhiều biến
động, việc gia tăng doanh thu và giảm bớt khoản phải thu khách hàng là cần thiết để
giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường. Do đó, Công ty cần có
những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình này. Sang tới năm 2013, khoản phải
thu được công ty quản lý tốt hơn chính vì thế đã tăng lên 6 vòng/ năm thay vì 3
vòng/năm so với 2 năm trước.
2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động
Ưu điểm
Qua những phân tích về kết cấu vốn lưu động cũng như những chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên HSX, có
thể đưa ra những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý và
sử dụng vốn lưu động của các công ty như sau.
Giai đoạn 2011 – 2013 mặc dù gặp phải những khó khăn không nhỏ do phải đối
mặt với tình hình lạm phát vào năm 2011 và đầu năm 2012, cộng với cuộc khủng
hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô toàn cầu nhưng Công ty đã có những thành tích
nhất định trong quản lý và sử dụng vốn lưu động. Cụ thể:
- Phần lớn các công ty đã sử dụng vốn lưu động đảm bảo quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên và liên tục.
Bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay các khoản phải thu
66
- Cơ cấu nguồn tài trợ vốn lưu động khá an toàn với tỷ suất tài trợ từ nguồn thường
xuyên khá cao, điều này mang lại sự ổn định cho việc sử dụng vốn lưu động, chủ
động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 770,41 nghìn
tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước và được
đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế của năm 2013.
Nhóm ngành xây dựng được đánh giá là chiếm tỉ trọng cao trong GDP so với các
nhóm ngành khác.
Biểu đồ 3.3. Tốc độ tăng GDP bình quân năm thời kỳ 2006 – 2013 và 6 tháng
đầu năm 2014 (%)
Hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, tình hình sử dụng vốn lưu động của
Công ty vẫn còn khá nhiều những nhược điểm và vướng mắc.
- Kết cấu vốn lưu động chưa thực sự hợp lý. Khối lượng hàng tồn kho hàng năm còn
quá lớn, trong khi lượng vốn bằng tiền lại ít ỏi gây khó khăn cho việc thực hiện các
giao dịch liên quan đến tiền. Điều này gây ứ đọng vốn, giảm đáng kể hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của .
- Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu vẫn còn nhiều yếu điểm,
chưa sát với thực tế sử dụng .
Thang Long University Library
67
- Sự bất hợp lý trong phân bổ vốn lưu động đã gây ảnh hưởng xấu đến một số chỉ
tiêu về khả năng thanh toán, đặc biệt là chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời. Nó cho
thấy tình hình tài chính đang có dấu hiệu không tốt và cần phải điều chỉnh trong thời
gian tới.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang được cải thiện dần qua
các năm tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa có sự cải thiện đáng kể. Điều này phản ánh
việc sử dụng vốn lưu động chưa thực sự hiệu quả đối với một doanh nghiệp xây dựng.
Vì vậy, để cạnh tranh được trên thị trường cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
Nguyên nhân:
Từ những phân tích về thực trạng như trên, có thể thấy việc sử dụng vốn lưu
động ở Công ty chưa thực sự hiệu quả như mong muốn. Để đưa ra được giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, cần tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trên từ đó đề xuất biện pháp khắc phục. Nhìn
chung, nguyên nhân có cả về khách quan lẫn chủ quan.
Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được
kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh
nghiệp ngành Xây dựng vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Các
doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không
đủ chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh
nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay. Ngành xây dựng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực
tiếp, nhiều nhất từ sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc
ngành xây dựng đều phải hứng chịu khó khăn do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng
hoá, thiếu việc làm. Trong khi đó, chủ đầu tư các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất
cho vay còn cao, khó tiếp cận nguồn vốn...
Lĩnh vực xây lắp, nhiều công trình không thể triển khai thi công tiếp do việc thu
xếp vốn của chủ đầu tư không kịp thời, dẫn đến bị đình trệ hoặc tạm hoãn, khiến
nhiều doanh nghiệp bất động sản phải “oằn mình” gánh chi phí lãi vay và các chi phí
đầu vào liên tục tăng cao. Về nhà ở và hạ tầng, lượng vốn huy động từ xã hội đạt rất
thấp do thị trường bất động sản đang đóng băng cùng những khó khăn, hạn chế trong
việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã làm cho nhiều dự án phát triển
nhà và đô thị hoặc phải dừng đầu tư, hoặc triển khai rất chậm.
Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh
doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất
cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, sản xuất, kinh doanh hàng
trang trí nội thất... Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm
68
chừng, lượng tồn kho lớn. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua
lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các
doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng như
trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ tại các công trình rất lớn.
Tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS có lãi
là 37.197 doanh nghiệp; số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp;
Tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS dừng hoạt động hoặc giải
thể là 2.637 doanh nghiệp, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh
nghiệp kinh doanh BĐS. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt
động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh BĐS giải thể tăng 24,1%.
Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động tại doanh nghiệp xây dựng chưa được
chú trọng đúng mức. Hiện nay, các công ty chủ yếu chỉ dựa vào kết quả kinh doanh
của năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch, trong khi thị
trường thì có nhiều biến động khó lường vì vậy nên mức độ chính xác vẫn chưa cao.
Nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng đúng mức dẫn
đến hiện tượng ứ đọng vốn lưu động còn xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt là ứ
đọng vốn trong khâu sản xuất (giá trị sản xuất kinh doanh dở dang quá lớn) xảy ra
liên tục trong nhiều năm liền. Nguyên nhân là do đặc thù hoạt động kinh doanh của
các công ty xây dựng việc tồn kho có giá trị lớn là điều không thể tránh khỏi.
Công tác quản lý vốn lưu động còn khá nhiều bất cập, thường ở thế bị động trước
những biến đổi của thị trường nên dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ví dụ
như năm 2013, lượng hàng dự trữ trong kho là khá cao nên bị ứ đọng vốn ở khâu
này, trong khi lượng tiền mặt thiếu hụt, gây khó khăn cho thực hiện giao dịch hàng
ngày...
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chính, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác
dẫn đến những tồn tại, yếu kém trong sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp
xây dựng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới,
cần kịp thời có những điều chỉnh trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động sao
cho hợp lý nhất.
Thang Long University Library
69
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÔN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH
3.1. Phương hướng phát triển ngành xây dựng:
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi ngành cơ bản đều chọn cho mình một hướng đi
riêng cũng như những phương pháp kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng được nhu
cầu của thị trường, tránh việc tự mình loại mình ra khỏi nền kinh tế sôi động đó.
-Phương hướng xây dựng các công ty ngày một lớn mạnh, tìm hiểu và tham gia với
bạn bè quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ.
-Học hỏi công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn từ các doanh nghiệp nước ngoài.
-Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở duy trì và phát
triển hơn nữa công việc kinh doanh vật liệu xây dựng và xây dựng dân dụng và công
nghiệp, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng trên toàn địa bàn.
- Ngày càng mở rộng hơn nữa các mối quan hệ với ngân hàng và các bạn hàng để có
thể tận dụng tối đa nguồn vốn với hiệu quả cao nhất.
-Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ, công
nhân viên trong toàn công ty. Thường xuyên mở các lớp tập huấn và đào tạo trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho họ, giúp họ có thể ứng dụng tốt những tiến bộ của khoa
học công nghệ.
-Thực hiện tốt những quy định của pháp luật, không ngừng củng cố và hoàn thiện
nội dung, quy chế của công ty
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty xây
dựng.
3.2.1. Giải pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Để chủ động trong việc quản lí vốn lưu động, trước mỗi năm kế hoạch doanh
nghiệp phải căn cứ những tiêu chí có căn cứ khoa học như kế hoạch sản xuất kinh
doanh, tiêu chí kinh tế kỹ thuật, định mức hao phí vật tư, giá cả và trình độ năng lực
quản lí để lập kế hoạch vốn lưu động vững chắc và tiết kiệm
Nếu lượng vốn dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực sự thì sẽ gây khó khăn cho
quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh, thiếu vốn sẽ gây ra nhiều tổn thất như
việc kinh doanh chậm trễ, không đáp ứng được nhu cầu thị trường, mất uy tín đối với
nhà cung cấp. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn lưu động xác định qua cao thì sẽ gây tác
hại cho bản thân công ty, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, lãng phí, luân
chuyển vốn chậm phát sinh nhiều chi phí không hợp lí làm tổng chi phí tăng ảnh
hưởng đến lợi nhuận của công ty.
70
Yêu cầu đặt ra là làm thế nào có một tỉ lệ vốn lưu động phù hợp với kết quả kinh
doanh. Theo em, công ty có thể áp dụng phương pháp sau đây:
Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu .Phương pháp này dựa trên quy luật của
mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, tiền vốn rồi tiến hành như
sau:
- Chọn các khoản mục của VLĐ có liên quan và các khoản mục có mối quan hệ chặt
chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của khoản đó so với doanh thu thực hiện
trong kì.
- Dùng lỷ lệ phần trăm để ước tính nhu cầu vốn cho năm dựa trên doanh thu dự kiến.
Nguồn vốn bổ sung này có thể huy động bằng cách vay ngắn hạn ngân hàng;
chiếm dụng vốn của người bán; khoản vốn ứng trước của người mua,. Công ty nên
dựa vào tình hình hoạt động hiện tại của mình, phân tích thị trường và khách hàng
để có thể đưa ra được phương án huy động vốn bổ sung hợp lý nhất.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho.
Khoản mục này nhìn chung được quản lý tương đối tốt. Song cần lưu ý quản
lý khoản mục này nhằm hạn chế những thất thoát trong khâu dự trữ, giảm chi
phí bảo quản, đảm bảo thu hồi lượng vốn ứ đọng này.Nguyên vật liệu là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành xây lắp nên công ty cần phải quan
tâm nhiều hơn nữa, để tăng cường tính kiểm tra, giám đốc vật tư, phòng kế toán
chi nhánh cần bố trí nhân viên thường xuyên theo dõi chi phí vật tư tại các đội
công trình, phòng kinh tế kỹ thuật cần bố trí cán bộ quản lý có kinh nghiệm về
tổ chức, giám sát thi công tại công trường hỗ trợ các đội trưởng về kỹ thuật, quản
lý xây lắp và lập kế hoạch thi công.
Trong thi công đôi khi công ty phải ngừng thi công do phải chờ chỉnh sửa thiết
kế, để có thể phần nào khắc phục thiệt hại trong trường hợp này, trước khi thi công
chi nhánh cần yêu cầu chủ đầu tư khảo sát thiết kế thật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó chi
nhánh cần đưa ra những điều khoản cam kết thoả thuận cụ thể về trách nhiệm vật
chất đối với việc làm chậm tiến độ thi công, lấy đó làm căn cứ yêu cầu chủ đầu tư
có trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất do ngừng thi công gây ra.
Đối với sản phẩm kinh doanh dở dang: Các công trình, hạng mục công trình
sau khi đã khởi công xây dựng công ty nên tập trung nhân lực, vật lực để đẩy
nhanh tốc độ thi công, phấn đấu bàn giao cho chủ đầu tư đúng và trước thời hạn
của hợp đồng. Với những công trình đã hoàn thành, chi nhánh cần đẩy mạnh
khâu xúc tiến thẩm định để sớm được bàn giao cho chủ đầu tư. Tránh tình trạng
công trình đã hoàn thành mà chưa được thẩm định bàn giao, làm ứ đọng vốn,
tăng chi phí bảo quản, lãng phí nhân công, vật tư.
Thang Long University Library
71
3.2.3 Quản lý các khoản phải thu:
Áp dụng mô hình chính sách tiêu chuẩn bán chịu
Bán chịu là một chính sách kinh doanh mà bất cứ công ty nào cùng phải có. Để
quản lý được tốt khoản phải thu thì ta phải có được chính sách bán chịu tốt. Nhưng
làm thế nào để biết được chính sách bán chịu đó là tốt hay chưa, thì ngoài việc công
ty phân tích và phân loại khách hàng, thì công ty có thể đặt ra các mô hình chính sách
bán chịu để có thể đưa ra quyết định bán chịu đúng nhất không ảnh hưởng đến tình
hình kinh doanh của công ty mà vẫn hấp dẫn khách hàng.
Việc đưa ra mô hình chính sách bán chịu này giúp công ty có thể xác định rõ
được các ảnh hưởng của chính sách mà công ty áp dụng đối với từng khách hàng.
Việc tính toán xác định các bước trong mô hình giúp công ty ước lượng được rõ ràng
các lợi ích có được hay chi phí mà công ty phải chịu. Tránh việc công ty quyết định
chính sách theo cảm tính.
.
Mô hình 1: Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu
Là mô hình giúp cho công ty có thể đưa ra quyết định có nên cho khách hàng gia
hạn thêm thời gian trả nợ không. Từ mô hình này doanh thu bán ra được khuyến
khích bằng các điều khoản bán chịu rộng rãi, nhờ đó khoản phải thu cũng tăng lên.
Do đó cần phải xem xét việc nới lỏng chính sách bán chịu, gia hạn thêm thời gian
thu nợ có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh, cũng như lợi nhuận của công ty theo
chiều hướng tốt hay không.
Chính sách này giúp cho công ty thu hút được khách hàng, nhưng khoản phải thu
tăng, chi phí cũng tăng, và dễ gặp rủi ro trong thanh toán.
72
Mô hình 2: Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu
Với mô hình thắt chặt chính sách bán chịu, công ty cũng phải phân tích tình hình
kinh doanh của khách hàng xem có nên thúc giục, đặt ra hạn thời gian trả nợ, hay các
biện pháp cần thiết để bắt khách hàng trả nợ đúng hạn hay không. Việc thắt chặt
chính sách bán chịu đó sẽ giúp công ty giảm được chi phí tài chính nhưng có đủ bù
đắp được lợi nhuận không.
Chính sách bán chịu thắt chặt có nghĩa là công ty đưa ra các điều kiện đối với
khách hàng rõ ráng trong hợp đồng:
- Có tài sản đảm bảo, có bảo lãnh của ngân hàng
- Có hạn mức bán chịu, qui trình thu tiền cụ thể (có ghi trong hợp đồng)
- Đặt ra các trường hợp phải yêu cầu sự tham gia của bên thứ 3, có thể là các công
ty mua bán nợ chuyên nghiệp, thậm chí là tòa án. (điều này có thỏa thuận trong hợp
đồng)
Mô hình chính sách này giúp cho công ty giảm được khoản phải thu tới mức thấp
nhất, giảm rủi ro do nợ quá hạn, nhưng với chính sách này sẽ không hấp dẫn khách
hàng mới, thậm chí sẽ mất khách hàng.Việc đưa ra các mô hình chính sách bán chịu
thì là một việc dễ dàng với công ty, nhưng để thực hiện theo mô hình và ước lượng
được lợi ích của việc sử dụng mô hình thì công ty cần có bộ phận chuyên trách có
kinh nghiêm. Để quyết định xem công ty nên áp dụng mô hính chính sách bán chịu
nào cho công ty, thì ta có thể kiểm nghiệm được qua việc so sánh giữa lợi nhuận
công ty thu được với chi phí cho khoản phải thu công ty phải bỏ ra.
Qua việc phân tích chính sách bán chịu và phân tích uy tín khách hàng thì công ty có
thể quyết định ra được tiêu chuẩn bán chịu. Công ty có thể có những chính sách bán
chịu khác nhau tùy vào từng loại khách hàng.
Thang Long University Library
73
Quản lý tốt khoản phải thu sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động,
tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu và lợi
nhuận cho công ty. Đồng thời, điều này còn tạo uy tín và thế đứng vững vàng
cho công ty trên thị trường trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với bạn
hàng, hạn chế khoản vốn bị chiếm dụng đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc quản
lý các khoản phải thu, phải trả cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp lợi ích giữa
các bên với nhau.
Để thúc đẩy tốc độ thu hồi công nợ, chi nhánh cần chú ý đến các vấn đề sau:
-Tìm hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các công trình mà chi nhánh thi công.
Tại công ty cũng như nhiều công ty xây dựng khác, các công trình có nguồn vốn
đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công và có quá trình thanh quyết
toán khác nhau.
-Đối với các công trình có vốn ngân sách nhà nước cấp thì quá trình thanh quyết
toán phải chờ kết quả thẩm định giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn
giao của các cơ quan có thẩm quyền, sau đó quá trình thanh toán còn có thể bị
chậm chễ do chờ chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước hay các bộ ngành
-Theo kinh nghiệm thực tế thi công qua các năm tại công ty, thì thường các công
trình có nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thanh toán nhanh nhất, sau
đó là các công trình do ngân sách nhà nước cấp phục vụ sử dụng kinh doanh,
chậm chế nhất là các công trình có vốn từ ngân sách nhà nước dành cho phúc lợi
dân sinh. Việc tìm hiểu nguồn gốc nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà chi
nhánh trúng thầu như trên sẽ giúp cho chi nhánh đề ra được phương án thi công
phù hợp, phương án huy động vốn cho việc khởi đầu thi công cũng như kế hoạch
thu hồi vốn sau này.
-Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán.
Hồ sơ quyết toán là cơ sở đầu tiên trong quá trình thu hồi vốn của mỗi công ty
xây dựng, nên dù có cần qua thẩm định hay không thì ngay từ bước khởi đầu này
chi nhánh cũng cần thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán với chủ
đầu tư. Đối với các công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì ngoài
việc hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì công ty còn nên thống nhất với chủ đầu tư
về cơ quan thẩm định công trình, tránh tình trạng sau khi thi công và hoàn thiện
hồ sơ quyết toán song chi nhánh xin thẩm định tại một cơ quan còn chủ đầu tư
lại xin thẩm định tại một cơ quan khác Ngoài ra chi nhánh còn có thể lựa chọn
phương án thống nhất với chủ đầu tư thẩm định từng hạng mục công trình, làm
đến đâu kiểm tra đến đó tránh tình trạng phá đi làm lại.
-Nhất quán chính sách thu hồi công nợ.
74
Ngoài việc tìm hiểu nguồn gốc vốn đầu tư và hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì
chính sách tín dụng khách hàng là khâu quan trọng quyết định sự thành công của
hai giải pháp trên, cụ thể là:
+ Đối với khách hàng mới, ít uy tín: Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng có thế
chấp, ký cước bảo lãnh, bảo đảm thanh toán của ngân hàng hay một tổ chức có
tiềm lực về tài chính. Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nếu vi phạm sẽ phạt theo
lãi suất quá hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
+ Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, có uy tín: áp dụng hình thức
thanh toán trả chậm đến 30 ngày, tối đa là 60 ngày sau khi hoàn thành thủ tục
bàn giao công trình xây lắp và 30 ngày nếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.
+ Khách hàng trong nội bộ công ty: Xác định dư nợ thường xuyên với thời hạn
thanh toán không quá 30 ngày đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ, không quá 60
ngày đối với sản phẩm xây lắp, thường xuyên đối chiếu bù trừ công nợ đối với
các khoản nợ đến hạn.
+ Ngoài ra, công ty cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến
khích khách hàng thanh toán sớm.
Thực tế tại các công ty, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nhất là đối với
các khoản quá hạn chưa được phân tích đánh giá một cách chính xác. Việc lập dự
phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính, số liệu chi tiết phản ánh trên sổ
kế toán chưa chính xác. Cần đối chiếu xem xét các khoản nợ quá hạn có đúng là
khó đòi hay không và đánh giá chính xác các khoản nợ khó đòi đã bị xoá sổ.
3.2.4. Quản lý và sử dụng ngân quỹ
Trong công tác quản lý ngân quỹ ở công ty, công ty vẫn chưa lập kế hoạch tiền
mặt, đây chính là hạn chế cơ bản trong việc xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý.
Vì vậy việc xác định mức tồn quỹ tối thiểu và lập kế hoạch tiền mặt là rất cần thiết
đối với công ty. Công ty cần phải lập bảng thu-chi ngân quỹ và so sánh giữa thu và
chi bằng tiền để tìm nguồn tài trợ nếu thâm hụt ngân quỹ, hoặc đầu tư ngắn hạn nếu
dư thừa ngân quỹ, trong đó có tính đến số dư bằng tiền đầu kỳ và cuối kỳ tối ưu. Chứ
không nên chỉ gửi các khoản tiền dư thừa vào ngân hàng như hiện nay vì tỷ lệ sinh
lời của nó là rất thấp gây ra sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn bằng tiền tại công ty.
Có rất nhiều hình thức đầu tư ngắn hạn khác nhau có khả năng sinh lời cao mà công
ty có thể lựa chọn như cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh Công
ty cần đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn nữa để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên,
một trong những hình thức đầu tư thường được sử dụng đó là đầu tư chứng khoán
có tính thanh khoản cao đặc biệt là trong điều kiện hiện này khi thị trường chứng
Thang Long University Library
75
khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động và gặt hái được những thành công nhất định.
Khi cần thiết công ty có thể chuyển đổi những chứng khoán này ra tiền mặt.
Khi lập kế hoạch tiền mặt chi nhánh nên lưu ý những vấn đề sau:
Xác định mức số dư tiền mặt phù hợp. Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của doanh nghiệp
phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính:
1. Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày
của doanh nghiệp như: Trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao
động, trả thuế
2. Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch
3. Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột
ngột.
Công ty có thể sử dụng phương pháp Baumol hoặc mô hình Miller Orr để xác
định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ
thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm
thiểu rủi ro cũng như những thất thoát trong hoạt động.
Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh
toán không thể chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản
ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian
lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan. Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi),
có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu
không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia
tăng đầu vào.
Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách các
mẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao
nhận...). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở quy
mô của từng doanh nghiệp. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của
các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi
và chính xác.
Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ.
Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực
tế, sổ quỹ với số liệu kế toán . Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư
giữa sổ sách kế toán của doanh nghiệp và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời
và xử lý các khoản chênh lệch nếu có.
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước:
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày
một khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng
76
cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đã đưa ra ở trên là thiết thực đối
với các công ty ngành xây dựng. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có
động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực
thông qua ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tíh tài chính, quản
lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các công ty. Xuất phát từ suy
nghĩ đó em xin đề xuất một số ý kiến đối với các cơ quan nhà nước.
3.3.1.Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh
Có thể nhận thấy rằng ngành xây dựng có mối quan hệ mật thiết với thị trường
bất động sản (BĐS). Khi thị trường BĐS phát triển bền vững thì thị trường xây dựng
kéo theo cũng bền vững. Mặc dù thời gian qua thị trường bất động sản có nhiều tiến
triển nhưng có thể nhận thấy rằng năm 2013 thị trường hoạt dộng kém hiệu quả, điều
này có thể xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể sau:
Trước hết là cơ cấu hàng hóa BĐS còn thiếu cân đối. Thị trường nhà ở những
năm trước có sự phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp (DN) chú trọng nhiều vào
đầu tư các loại nhà cao cấp. Đến nay, thị trường căn hộ cao cấp dần rơi vào bão hòa,
nhà xây nhiều trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế lại thấp. Thị trường
thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp phần lớn nhu cầu người dân, đặc biệt
thiếu loại hình nhà ở cho thuê. Theo thống kê, loại hình này chỉ chiếm 6,5% tổng số
trên cả nước.
Ngoài ra hệ thống tài chính BĐS chưa hoàn thiện, thị trường BĐS vẫn phụ thuộc
lón vào động thái của chính sách tiền tệ tín dụng. Nguồn vốn cho thị trường BĐS chủ
yếu từ hệ thống Ngân hàng và tiết kiệm của người dân. Nguồn tín dụng trong trung
và dài hạn hầu như không có, lãi suất cho vay rất cao dẫn đến ngân hàng siết chặt
cho vay.
Cuối cùng là tiến đọ khai thác các dự án BĐS vẫn chậm, làm giảm khả năng cung
hàng hóa cho thị trường. Mặc dù cơ chế chính sách đã được tháo gỡ thủ tục hành
chính đơn giản hơn nhưng tốc độ triển khai các dự án BĐS vẫn chưa được cải thiện.
Để chấn chỉnh thị trường BĐS, không để thị trường BĐS trở thành nhân tố tác
động gây ra lạm phát cao và nền kinh tế “bong bóng”, kiểm soát hiệu quả dòng vốn
đầu tư vào thị trường BĐS để chống đầu cơ, nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng
băng thị trường BĐS, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng
và đời sống xã hội, cần tập trung một số nội dung quan trọng như sau:
-Tái cơ cấu hàng hóa BĐS cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
-Kiểm soát hiệu quat dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS để chống đầu tư cơ nhưng
cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường BĐS.
Thang Long University Library
77
-Cần nghiên cứu sớm, tạo hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi
ngân hàng.
-Thực hiện ngay các biện pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho các hợp đồng tín
dụng để các sản phẩm BĐS nhà ở đủ điều kiện tham gia thị trường.
-Coi trọng tính khả thi của các dự án BĐS cả từ phía Nhà nước trong khâu quy hoạch.
-Tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy mạnh các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm.
-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật.
3.3.2. Một số kiến nghị khác:
Ngoài việc phát triển thị trường BĐS nhằm đảm bảo sự bền vững của các công
ty xây dựng thì Chính phủ cần xác định rõ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế,
hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định lâu
dài, đúng định hướng. Cụ thể là ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm
phát ở mức độ hợp lý. Việc tạo ra môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định là
điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống
của dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân chúng ngày một tăng
lên, thúc đẩy mạnh mẽ cầu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Hơn nữa, việc có được môi
trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp an tâm sản
xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
của dân cư.
Để nâng cao hoạt động tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện
hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với công ty. Hệ thống cơ chế quản lý tài chính
đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống
nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập báo cáo tài chính phục vụ cho
công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình. Chính phủ cần có biện
pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng
khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho các công ty ngành xây dựng niêm yết trên
sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Kết Luận
Khóa luận này được thực hiện với mục đích là nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu
động của các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh (HSX), việc nghiên cứu về vốn lưu động là chủ đề chính nghiên cứu
trong suốt 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1 là Cơ sở lý luận chung về quản lý
vốn lưu động và hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty cổ phần ngành xây
dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2 là
78
thực trạng về việc quản lý vốn lưu động của các công ty ngành xây dựng niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Từ những cơ sở lý luận trên
để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vôn lưu động tại các công ty cổ
phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong Chương
3.
Chương 3 là chương kết hợp 2 chương trước để đư ra những đề suất, giải pháp
em cảm thấy cần thiết và phù hợp nhất đối với các công ty cổ phần xây dựng niêm
yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX).
Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên khóa luận của em còn nhiều sai sót, rất
mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô. Một lần nữa em xin đặc biệt cảm ơn sự
chỉ bảo tận tình của cô giáo Ths. Chu Thị Thu Thủy để em có thể hoàn thiện tốt khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25/10/2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Diệp
Thang Long University Library
79
PHỤ LỤC
1.1 Thu nhập sau thuế:
(Đơn vị : đồng)
Mã
CK
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ACC 61.426.782.292 61.402.585.081 34.276.518.940
BCE 56.504.999.518 51.553.698.858 47.055.423.011
BT6 47.753.305.880 49.252.097.846 18.153.960.657
C47 24.280.988.317 21.486.743.390 21.589.412.138
CDC 17.065.013.505 2.469.311.727 2.125.415.477
CIG 1.626.847.560 - 11.922.031.969 1.720.875.931
CII 184.003.411.387 265.834.226.590 143.437.434.711
CLG 23.504.772.342 11.138.381.484 9.533.799.207
CTD 211.064.102.351 218.527.457.715 257.137.686.890
CTI 6.986.870.529 1.210.957.945 2.736.746.254
FCN 78.980.444.791 99.552.765.907 76.676.470.566
HAS 516.865.845 4.953.117.595 3.502.557.294
HBC 149.552.740.761 130.888.432.550 23.708.219.994
HDG 131.320.482.902 39.138.964.103 143.196.843.087
HTI 45.599.653.169 39.883.906.082 37.623.513.424
HU1 52.735.132.487 19.115.915.032 7.352.572.201
HU3 48.269.891.375 24.063.087.531 14.309.211.773
LCG 437.855.734.758 5.047.359.868 - 301.789.902.619
LGC 5.323.405.420 839.662.064 3.896.262.276
LGL 5.664.787.476 4.759.594.337 - 53.628.886.417
MDG 5.696.092.961 4.294.685.127 1.752.698.277
PPI 6.707.040.698 916.245.725 87.533.093
PTC 1.835.550.833 - 58.543.778.537 1.203.444.894
PXI 49.913.678.588 7.533.302.150 1.727.648.633
80
PXS 117.291.266.650 67.429.844.870 75.946.101.769
PXT 34.666.316.257 4.690.396.604 - 35.584.340.837
REE 512.811.192.270 656.841.850.289 975.754.197.638
SC5 19.160.438.297 8.733.234.605 53.722.075.695
SRF 52.764.843.189 39.132.149.919 38.572.076.704
UDC 11.306.456.315 6.471.207.529 1.581.011.954
VNE 22.354.955.446 12.415.351.420 15.159.555.031
VSI 34.285.433.886 11.557.982.120 6.592.131.286
1.2. Doanh thu thuần
Mã CK Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
ACC
336.370.374.295
377.423.309.351
361.050.436.868
BCE
605.890.234.455
719.464.853.517
762.567.372.198
BT6
1.208.837.095.017
1.242.600.549.176
1.031.026.779.86
3
C47
1.295.434.231.083
995.658.237.997
1.426.359.784.39
8
CDC
269.448.394.848
208.293.218.143
189.644.670.365
CIG
78.673.547.279
43.255.256.004
146.089.415.488
CII
151.929.796.830
156.002.482.044
368.835.865.782
CLG
205.976.313.324
143.666.225.685
367.772.519.611
CTD
4.509.632.778.509
4.477.276.306.689
6.189.651.406.15
1
CTI
367.973.377.889
330.352.541.534
612.593.803.907
FCN
907.456.429.012
966.008.096.751
1.103.888.856.07
6
HAS
57.741.663.749
127.893.884.354
83.010.027.981
HBC
1.768.168.209.514
3.055.297.567.051
3.432.447.311.41
2
HDG
1.117.187.679.950
930.451.919.719
988.682.967.327
Thang Long University Library
81
HTI
164.320.625.458
155.108.447.516
182.071.717.413
HU1
1.022.909.408.774
465.380.084.762
585.352.881.757
HU3
767.084.674.926
378.370.944.808
362.632.741.254
LCG
1.799.924.065.687
1.017.204.474.662
226.926.342.348
LGC
179.949.532.321
144.352.265.400
211.904.544.002
LGL
358.486.488.788
81.710.529.135
28.928.642.601
MD
G
146.478.915.606
166.283.339.569
207.165.119.815
PPI
158.093.613.582
191.574.017.582
103.626.860.986
PTC
247.287.171.939
163.150.866.668
101.054.289.142
PXI
1.651.895.150.986
846.211.140.715
683.206.318.466
PXS
1.061.913.056.154
1.196.874.258.212
1.009.344.450.99
0
PXT
870.121.869.168
663.536.180.092
349.989.525.446
REE
1.810.439.179.855
2.395.619.558.460
2.413.406.985.29
3
SC5
1.112.135.997.258
1.351.090.624.783
1.235.004.885.68
5
SRF
597.739.031.961
653.350.914.987
585.879.829.182
UDC
452.882.195.980
325.714.100.200
224.765.144.770
VNE
534.196.000.537
635.283.626.284
872.706.198.544
VSI
386.306.404.137
250.650.075.674
272.112.343.849
82
1.3. Chỉ tiêu ROA, ROE, ROS
Mã
CK
ROA ROE ROS
ACC 24% 22% 14% 32% 30% 17% 18,3% 16,3% 9,5%
BCE 8% 7% 6% 15% 14% 13% 9,3% 7,2% 6,2%
BT6 3% 3% 1% 11% 10% 4% 4,0% 4,0% 1,8%
C47 2% 1% 1% 16% 14% 13% 1,9% 2,2% 1,5%
CDC 3% 0% 0% 7% 1% 1% 6,3% 1,2% 1,1%
CIG 0% -2% 0% 1% -9% 1% 2,1% -27,6% 1,2%
CII 4% 5% 2% 13% 19% 10% 121,1% 170,4% 38,9%
CLG 3% 1% 1% 16% 5% 4% 11,4% 7,8% 2,6%
CTD 9% 6% 6% 15% 10% 11% 4,7% 4,9% 4,2%
CTI 1% 0% 0% 4% 1% 1% 1,9% 0,4% 0,4%
FCN 12% 11% 5% 31% 28% 13% 8,7% 10,3% 6,9%
HAS 0% 2% 1% 0% 3% 2% 0,9% 3,9% 4,2%
HBC 5% 3% 1% 23% 17% 2% 8,5% 4,3% 0,7%
HDG 1% 2% 6% 20% 6% 19% 11,8% 4,2% 14,5%
HTI 9% 6% 4% 15% 13% 12% 27,8% 25,7% 20,7%
HU1 5% 2% 1% 29% 11% 5% 5,2% 4,1% 1,3%
HU3 7% 3% 2% 29% 15% 9% 6,3% 6,4% 3,9%
LCG 19% 0% -16% 39% 0% -38% 24,3% 0,5% -133,0%
LGC 1% 0% 1% 3% 1% 2% 3,0% 0,6% 1,8%
LGL 1% 1% -9% 2% 1% -19% 1,6% 5,8% -185,4%
MDG 1% 1% 0% 3% 2% 1% 3,9% 2,6% 0,8%
PPI 1% 0% 0% 3% 0% 0% 4,2% 0,5% 0,1%
PTC 0% -16% 0% 1% -31% 1% 0,7% -35,9% 1,2%
PXI 4% 1% 0% 15% 2% 1% 3,0% 0,9% 0,3%
PXS 7% 5% 5% 25% 14% 12% 11,0% 5,6% 7,5%
PXT 4% 1% -5% 15% 2% -20% 4,0% 0,7% -10,2%
Thang Long University Library
83
REE 10% 10% 14% 13% 16% 19% 28,3% 27,4% 40,4%
SC5 1% 0% 3% 6% 3% 16% 1,7% 0,6% 4,3%
SRF 7% 6% 5% 17% 13% 11% 8,8% 6,0% 6,6%
UDC 1% 0% 0% 3% 2% 0% 2,5% 2,0% 0,7%
VNE 1% 1% 1% 3% 2% 2% 4,2% 2,0% 1,7%
VSI 4% 2% 1% 18% 7% 4% 8,9% 4,6% 2,4%
1.4. Các chỉ tiêu về vốn lưu động
Mã
CK
Tỷ suât sinh lời VLĐ Tốc độ luân chuyên
VLĐ
Thời gian của 1 vòng luân chuyển hàm lượng vốn lưu động
ACC 34,4% 28,9% 17,8%
2
2
2
191 203 192
1
1
1
BCE 8,9% 7,5% 6,7%
1
1
1
376 345 332
1
1
1
BT6 4,1% 4,3% 1,6%
1
1
1
347 331 396
1
1
1
C47 2,7% 1,9% 1,6%
1
1
1
254 405 340
1
1
1
CDC 2,8% 0,4% 0,3%
0
0
0
807 1182 1308
2
3
4
CIG 0,4% -2,4% 0,4%
0
0
0
1.968 4172 1146
5
12
3
CII 13,6% 24,7% 11,1%
0
0
0
3.205 2481 1261
9
7
4
CLG 6,5% 3,0% 1,5%
1
0
1
628 940 636
2
3
2
CTD 11,8% 7,2% 6,4%
3
1
2
143 245 232
0
1
1
CTI
1,6%
0,3%
0,5%
1
1
1
426
458
295
1
1
1
84
FCN
20,7%
18,3%
7,7%
2
2
1
151
203
324
0
1
1
HAS 0,3% 2,9% 1,7%
0
1
0
1.133 489 892
3
1
2
HBC 11,7% 5,1% 1,0%
1
1
1
259 300 192
1
1
1
HDG 11,4% 3,1% 7,8%
1
1
1
373 489 193
1
1
2
HTI 246,2% 104,2% 90,2%
9
4
4
41 89 194
0
0
0
HU1 5,5% 2,4% 0,9%
1
1
1 338 605 195
1
2
1
HU3 7,5% 3,5% 2,2%
1
1
1 302 657 196
1
2
2
LCG 33,8% 0,5%
-
31,0%
1
1
0 259 396 197
1
1
4
LGC 5,7% 1,0% 2,8%
2
2
2 186 212 198
1
1
1
LGL 1,2% 1,1%
-
15,6%
1
0
0 464 1974 199
1
5
12
MDG 1,8% 1,6% 0,7%
0
1
1 784 589 200
2
2
1
PPI 1,0% 0,1% 0,0%
0
0
0 1511 1298 201
4
4
7
PTC 0,6% -23,5% 0,5%
1
1
0 440 549 202
1
2
2
PXI 6,2% 1,6% 0,2%
2
2
1 176 202 203
0
1
1
PXS 16,8% 19,3% 11,4%
2
3
2 237 105 204
1
0
1
PXT 5,2% 0,7% -6,4%
1
1
1 278 387 205
1
1
2
REE
20,7%
21,0%
38,1%
1
1
1 493
469
206
1
1
1
Thang Long University Library
85
SC5
1,1%
0,4%
3,5%
1
1
1 589
572
207
2
2
1
SRF 9,0% 6,7% 6,3%
1
1
1 352 323 208
1
1
1
UDC 1,1% 0,6% 0,1%
0
0
0 853 1150 209
2
3
5
VNE 2,1% 1,5% 1,5%
1
1
1 702 465 210
2
1
1
VSI 11,0% 4,2% 2,4%
1
1
1 291 396 211
1
1
1
86
Tài liệu tham khảo
1.Silde Quản lý tài chính doanh nghiệp của cô giáo Ths Chu Thị Thu Thủy
2.GT- Phân tích báo cáo tài chính,NXB Đại học KTQD – Hà Nội(2011)
3.GT- Phân tích hoạt động kinh doanh , NXB Thống Kê – Hà Nội (2004)
4.GT – Quản lý tài chính doanh nghiệp , NXB Lao động – Xã hội Hà Nội ( 2008)
5.GT- Phân tích kinh doanh , NXB Đại học KTQD – Hà Nội(2013)
6.Tài chính doanh nghiệp,NXB Tài Chính (2009)
7.Higgins (2004) Analysis Financial Management . New York : McGraw-Hill
8. www.hsx.com
9.www.cafef.vn
10.www.stock.vn
11.www.cophieu68.com
12.www.gos.gov.vn
13.www.baoxaydung.com.vn
14.www.hbbs.com.vn
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a16787_6064.pdf