Đề tài Quy chế phi thị trường và điều tra chống bán phá giá

Tuy nhiên, có thể nói rằng, với những điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, việc Việt Nam có được coi là nước có nền kinh tế thị trường hay không ít có sự ảnh hưởng đến các phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam. Bởi một trong những cách thức xác định giá trị thông thường là so sánh giá bán hàng ở nước nhập khẩu với chi phí sản xuất, chi phí quản lý và một khoản lợi nhuận hợp lý. Không minh bạch thì khó có thể xác định được giá trị thông thường của sản phẩm bị coi là bán phá giá ở thị trường của nước nhập khẩu được theo các quy tắc được quy định tại Điều 2 Hiệp định AD.

doc51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy chế phi thị trường và điều tra chống bán phá giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh theo kế hoạch của nhà nước hơn là dựa trên yêu cầu của thị trường, tiêu chí này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động và không chịu bất cứ sự can thiệp hay ảnh hưởng nào của Nhà nước. Liên quan đến tính tự chủ của doanh nghiệp, Điều 2(7)(c) yêu cầu các doanh nghiệp phải tự chủ trong việc quyết định giá cả, chí phí, đầu vào (bao gồm nguyên liệu thô) chi phí về công nghệ và lao động, đầu ra, việc bán hàng và đầu tư. Tuy vậy, Điều 2(7)(c) lại không quy định rõ thế nào là sự can thiệp của nhà nước. Dựa trên thực tế xem xét các vụ kiện chống bán phá giá đã áp dụng đối với Việt Nam, các dạng can thiệp của Nhà nước mà cơ quan điều tra của EU không chấp nhận cho doanh nghiệp được hưởng MET rất khác nhau. Một là, ảnh hưởng của nhà nước được hiểu là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc sở hữu của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp này, rất dễ dàng để các doanh nghiệp không được coi là đáp ứng tiêu chí thứ nhất để được hưởng MET. Ví dụ trong vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũi da, trong số 8 doanh nghiệp yêu cầu được hưởng MET thì hai doanh nghiệp bị cho là thuộc sở hữu nhà nước. Một dạng khác cũng bị coi là có sự ảnh hưởng của Nhà nước được thấy trong các vụ kiện đó là giới hạn về xuất khẩu, cụ thể là việc quy định tỷ lệ tối thiểu phải xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Trong trường hợp đối với xe đạp của Việt Nam, các cơ quan điều tra cho rằng phần lớn các sản phẩm phải xuất khẩu đã được quy định như một điều kiện để cấp giấy phép đầu tư. Thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất phải có nghĩa vụ xuất khẩu ít nhất là 80% sản phẩm của họ. Trường hợp tương tự như vậy cũng được tìm thấy trong vụ việc đối với giày mũi da của Việt Nam. Các cơ quan điều tra cũng đã viện dẫn đến các quyền thuê đất được xác định cụ thể trong giấy phép đầu tư là một trong những biểu hiện của sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), được kiểm toán độc lập và được áp dụng cho mọi mục đích: IAS được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế, bao gồm các nguyên tắc chung và các nguyên tắc cụ thể trong việc xây dựng và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, một khi báo cáo tài chính được xây dựng phù hợp với IAS, các thông tin báo cáo được cho là thiết thực, đáng tin cậy và có thể sử dụng để so sánh, đối chiếu thông tin. Luật chống bán phá giá yêu cầu hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, được kiểm toán độc lập và áp dụng cho moi mục đích. Tiêu chí này được đưa ra với mục đích để có thể kiểm tra tính xác thực trong thông tin của doanh nghiệp. Trong trường hợp của Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đều không thực hiện theo IAS. Cụ thể, trong trường hợp giày mũi da, 7/8 doanh nghiệp không áp dụng IAS. Tương tự trong vụ kiện xe đạp, 4/5 doanh nghiệp yêu cầu được hưởng MET không áp dụng IAS. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bị tìm thấy là những hóa đơn không minh bạch, không được kiểm toán. Trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ, các doanh nghiệp không áp dụng IAS có phản đối cho rằng họ áp dụng tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam và đã được sự cho phép của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã từ chối lý do này và cũng nêu ra rằng việc trì hoãn hoặc không thực hiện IAS chỉ bằng một văn bản của Bộ Tài chính cho thấy rõ ràng rằng IAS đã không được áp dụng trên thực tế một cách thích hợp. Thực tế rằng, IAS được coi như một công cụ để bảo đảm tính tin cậy trong thông tin cung cấp của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ IAS thì không những không được hưởng MET mà ngay cả các thông tin do họ cung cấp liên quan đến các yếu tố khác như giá xuất khẩu cũng bị coi là không đáng tin cậy và không được sử dụng trong quá trình điều tra. Điều này có thể thấy rõ trong các trường hợp điều tra đối với chốt cài thép không gỉ, xe đạp và giày da của Việt Nam. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp bị điều tra sẽ gặp nhiều bất lợi vì số liệu được sử dụng là các số liệu sẵn có và thường là từ Cơ quan thống kê Eurostat hoặc được thu thập, kiểm chứng trên cơ sở các số liệu của ngành công nghiệp EU. Chẳng hạn, trong vụ kiện xe đạp, cơ quan điều tra có kết luận rằng: “Đối với các doanh nghiệp không được hưởng MET, giá xuất khẩu được xác định dựa trên số liệu sẵn có bởi vì giá xuất khẩu của một vài doanh nghiệp đưa ra là không đáng tin cậy. Và do vậy, giá xuất khẩu do các doanh nghiệp đã được nêu ở đoạn 43 (đối với các doanh nghiệp không tuân thủ IAS) sẽ không được xem xét khi xác định giá xuất khảu, và chỉ coi giá xuất khẩu của các doanh nghiệp khi giá xuất khẩu được coi là đáng tin cậy được sử dụng cho mục đích này”. Không có những biến dạng đáng kể từ hệ thống kinh tế phi thị trường trước đó: Một cách khái quát, Điều 2(7)(c) Luật chống bán phá giá của EU yêu cầu chi phí sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị bóp méo nghiêm trọng bởi hệ thống kinh tế phi thị trường trước đó. Khác với tiêu chí thứ nhất xem xét giá cả và chi phí của sản phẩm có bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ hay không, tiêu chí này xem xét có hay không giá cả và chi phí của sản phẩm bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi, tức là không phản ánh trung thực bởi những yếu tố của nền kinh tế phi thị trường. Cụ thể như trong trường hợp các vụ kiện của Việt Nam, một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều đó là “sự biến dạng” trong giá đất. Nói một cách khác, cơ quan điều tra chống bán phá giá cho rằng không có thị trường tự do trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam. Theo đó, giá đất được xác định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong một vài trường hợp, các doanh nghiệp chỉ bắt đầu việc sản xuất sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc được miễn tiền thuê đất trong một thời gian nhất định. Đây đều bị coi là những biến dạng ảnh hưởng đến giá cả và chi phí của sản phẩm được mang sang từ nền kinh tế phi thị trường. Liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp này không được hưởng MET mặc dù đã cố gắng chứng minh hoạt động của mình không được hưởng bất cứ một ưu đãi nào của Nhà nước. Lý do được cơ quan điều tra của EU nêu ra đó là việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Đồng thời, một vấn đề là các doanh nghiệp không đưa ra được bằng chứng hoặc chứng từ cho việc ai đã trả cái gì tại thời điểm cổ phần hóa. Việc cần thiết phải chứng minh không có biến dạng nào liên quan đến giá và chi phí của sản phẩm được mang sang từ nền kinh tế phi thị trường có mối liên hệ với những cam kết của các quốc gia khi gia nhập WTO, tức là nó đòi hỏi các quốc gia khi gia nhập WTO phải bảo đảm rằng mình đang hoạt động trong một điều kiện kinh tế thị trường nhất định. Điều này lý giải không phải ngẫu nhiên mà EU dành một điều khoản riêng quy định việc cho hưởng MET chỉ đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường nhưng là thành viên của WTO. Pháp luật về phá sản và tài sản phải bảo đảm sự ổn định và chắc chắn về mặt pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp: Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự canh tranh để phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp nào làm ăn tốt, có chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ tồn tại; doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì dần dần không canh tranh được và không thể tồn tại. Pháp luật phá sản doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động khi nó không thể tiếp tục kinh doanh nữa. Sẽ là không hợp lý nếu như doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động, sản xuất kinh doanh dù cho nó không mang lại lợi nhuận, để qua đó làm giảm thiểu thiệt hại. Trường hợp này dễ dẫn đến việc bán phá giá sản phẩm. Tương tự yêu cầu đối với pháp luật về tài sản, trường hợp doanh nghiệp đang bị điều tra có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà không phải trả phí, điều này có thể xem xét như một dạng trợ cấp. Tuy nhiên, nếu Nhà nước có quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nó có thể không cấu thành trợ cấp. Trong các cuộc điều tra chống bán phá giá cho doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra chống bán giá không xem xét tiêu chí này để từ chối cho các doanh nghiệp được hưởng MET. Chẳng hạn, trong vụ kiện chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam được xem xét là đáp ứng được với tiêu chí này. Sự chuyển đổi của đồng nội tệ theo tỷ giá của thị trường: Việc chuyển đổi của đồng nội tệ ám chỉ rằng nếu doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá phi thị trường, nghĩa là nhà nước trợ giá cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu và nhập khẩu (phụ thuộc vào mối quan hệ giữa vấn đề tỷ giá phi thị trường và thi trường). Trường hợp tỷ giá được xác định ở một mức cố định có thể coi là tỷ giá của thị trường. Trong các vụ kiện đối với Việt Nam, cơ quan điều tra kết luận về cơ bản các doanh nghiệp Việt Nam đáp đứng được tiêu chí này. Trên đây là một số nét khái quát về thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam. Do đó, nhằm làm rõ hơn phần thực trạng này, nhóm chúng tôi xin được phân tích một số điểm cơ bản trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam và vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam: Nguyên nhân của vụ kiện: Theo thống kê, Mỹ là nước đứng đầu trong số các thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 500 triệu USD, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ. Tuy nhiên, cá tra và cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ mới chỉ chiếm 1,7% thị trường tiêu thụ cá da trơn của Mỹ. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 triệu tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: Xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành hạ. Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân được vào thị trường Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Cũng chính vào thời điểm này, một “trận tuyến” mới đầy gay go, phức tạp đã bắt đầu. Trước tiên, Mỹ đã phê chuẩn một đạo luật cấm Việt Nam sử dụng tên “catfish” Catfish là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy); gồm cá trê, cá nheo, cá tra, basa, cá bông lau, cá lăng… theo hệ thống phân loại ngư loại học. Tất cả các loài cá nói trên đều thuộc bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.500 - 3.000 loài cá khác nhau, phân bổ trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn, lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Hoa Kỳ (Ictaluridae) và họ cá da trơn Châu Á. cho các sản phẩm cá xuất khẩu của mình. Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu mở cuộc điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ Việt Nam với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ. Phía nguyên đơn trong vụ kiện là 500 trại nuôi cá da trơn thuộc CFA và 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ; bên bị đơn là 53 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2002, DOC đã tuyên bố tiến hành điều tra về cáo buộc của CFA rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã bán phá giá các sản phẩm cá tra và cá basa philê đông lạnh vào thị trường Mỹ, gây thiệt hại lớn cho các nhà nuôi cá da trơn trong nước, và do vậy DOC cần áp dụng thuế chống phá giá đối với các doanh nghiệp này của Việt Nam như sau: Nếu Việt Nam được xác định là nước có nền kinh tế thị trường, mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 144%; còn nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường, mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 190%. Luận điểm của các bên tham gia vụ kiện: Luận điểm chính của CFA để chống việc nhập khẩu cá tra và cá basa Việt Nam vào Hoa Kỳ đó là: 1) Sự xuất hiện của sản phẩm cá da trơn giá rẻ từ Việt Nam đã khiến tổng trị giá cá da trơn bán ra của các nhà nông nghiệp Hoa Kỳ giảm mạnh từ 446 triệu USD vào năm 2000 xuống còn 385 triệu USD vào năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam thường có giá rẻ hơn từ 0,008 đến 1 USD/ pound (1 pound tương đương khoảng 0,454kg); 2) CFA cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ, làm cho giá cá của Hoa Kỳ cũng giảm theo; thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish, vì như vậy là vô hình chung ăn theo uy tín của cá nheo Hoa Kỳ, cái uy tín mà họ mất nhiều năm trời và đổ bao tiền của mới tạo dựng được. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phản đối đơn kiện của CFA trên cả hai bình diện: (i) Thiệt hại vật chất đối với ngành chế biến “catfish” Mỹ và (ii) Cá tra và cá basa philê đông lạnh của Việt Nam được bán phá giá trên thị trường Mỹ. Xét khía cạnh thứ nhất – ngành sản xuất nội địa và thiệt hại vật chất, VASEP lập luận rằng: (i) Việc quy định về tên gọi vừa qua chứng tỏ rằng không có một sản phẩm nào ở Mỹ là đồng nhất với cá tra hay cá basa của Việt Nam. Do vậy, vụ kiện phải dựa vào sản phẩm sản xuất ở Mỹ giống nhất với cá tra hay cá basa philê đông lạnh. Theo quan điểm của phía Việt Nam, các sản phẩm giống nhất không chỉ bao gồm “catfish” philê đông lạnh mà cả sản phẩm philê đông lạnh từ các cá thịt trắng khác. Hơn nữa, sản phẩm bị cạnh tranh bao gổm cá philê cùng với các sản phẩm lăn bột và tẩm xốt. Như vậy, thị phần của sản phẩm Việt Nam chỉ là 2% chứ không phải là 20% như phía CFA cáo buộc. Và với thị phần nhỏ như vậy, sản phẩm Việt Nam không thể gây thiệt hại vật chất cho ngành chế biến “catfish” đông lạnh của Mỹ. (ii) Ngành kinh tế được xem xét là chế biến cá philê đông lạnh và do vậy các chủ trại nuôi “catfish” không đủ tư cách để đại diện cho các nhà sản xuất sản phẩm chế biến. (iii) Ngành chế biến “catfish” philê đông lạnh của Mỹ không bị thiệt hại vật chất do cả sản lượng nội địa lẫn nhập khẩu đều tăng và không có cạnh tranh trực tiếp về giá giữa hai loại. (iv) Hoàn toàn cũng không có nguy cơ về thiệt hại trong tương lai do các nhà sản xuất Việt Nam còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như EU và các nước Châu Á. Trong thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này cũng tăng mạnh. Các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam không chỉ chế biến cá tra và cá basa, mà còn chế biến nhiều loại thuỷ sản khác. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam còn có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất khác thay vì chỉ tăng sản lượng xuất khẩu cá tra và basa đông lạnh sang Mỹ. Xét khía cạnh thứ hai- bán phá giá, VASEP lập luận rằng: (i) Việt Nam lập luận mạnh mẽ cho tư cách kinh tế thị trường. Tài liệu của Chính phủ Việt Nam gửi cho DOC tấn công tất cả các luận điểm mà CFA đưa ra. Báo cáo viết: “ Việt Nam đã từ bỏ hệ thống kế hoạch hoá tập trung và đã đạt nhiều kết quả trong việc tự do hóa kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế và do vậy phải được coi là một nền kinh tế thị trường theo luật thương mại Hoa Kỳ”. Mặc dù thừa nhận rằng còn nhiều yếu tố gây biến dạng thị trường trong nền kinh tế, nhưng chính phủ Việt Nam đã đưa ra bằng chứng cho thấy tất cả những biến dạng này đều tồn tại ở nhiều nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp của Mỹ và các nước khác hoạt động ở Việt Nam cũng gửi văn bản cho DOC ủng hộ Việt Nam có kinh tế thị trường như Citibank, New York Life International, Vedan, Cargill, American Standard, và Chinfon. (ii) Với tư cách kinh tế thị trường, giá cá philê trong thị trường nội địa của Việt Nam có thể được dùng để tính giá trị hợp lý.Mức giá cạnh tranh của cá tra và basa philê đông lạnh chủ yếu là do chi phí cho cá nguyên liệu thấp.Vì nông dân nuôi cá chịu chi phí theo giá thị trường trong tất cả các khâu giống, thức ăn, điện, xăng dầu. Đối với vốn đầu tư đóng bè và vốn lưu động, một số hộ vay được vốn ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhưng nhiều hộ khác phải vay theo lãi suất thị trường từ doanh nghiệp chế biến hoặc từ tư nhân. Lãi suất bình quân 1%/tháng là hoàn toàn không có yếu tố trợ giá và thậm chí còn cao hơn lãi suất của các khoản cho vay doanh nghiệp sản xuất ở TP.HCM. (iii) Nếu vẫn coi Việt Nam là chưa có kinh tế thị trường thì đề xuất chọn Ấn Độ là nước thứ ba để so sánh giá thành cá tra, cá basa Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ vẫn là vô lý. Thứ nhất, cá trê trắng Ấn Độ, mặc dù cũng thuộc họ catfish, nhưng khác với cá tra basa Việt Nam. Thứ hai, kỹ thuật nuôi cá, quy trình chế biến philê và chi phí sản xuất của ngành cá hai nước cũng hoàn toàn khác biệt. (iv) Quy trình chế biến cá là quy trình “khép kín” từ nuôi cá đến chế biến philê đông lạnh. Các doanh nghiệp chế biến đều trực tiếp đầu tư vào các bè cá. Trong một số trường hợp, bè được trực tiếp doanh nghiệp quản lý, còn trong một số trường hợp khác, bè được giao cho nông dân.Nếu chỉ tính công đoạn chế biến, thì sản phẩm đầu vào là cá tươi. Còn đối với trường hợp quy trình khép kín, thì phải tính tới cả công đoạn nuôi cá lẫn chế biến cá và sản phẩm đầu vào là cá giống con. Như vậy, ngay cả trong trường hợp Việt Nam bị coi là có kinh tế phi thị trường và sử dụng giá đầu vào ở nước thứ ba thì cũng không hề có bán phá giá. Diễn biến vụ kiện: Ngày 28-06-2002: CFA đệ đơn lên ITC và DOC kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa. (Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống phá giá để DOC xem xét. Nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 190%. Còn nếu Việt Nam được xác định là có nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 144%). Ngày 24-07-2002: DOC đưa ra kết luận có khởi xướng điều tra hay không dựa trên thông tin do bên nguyên đơn cung cấp sơ khởi. Ngày 08-08-2002: ITC đưa ra kết luận sơ khởi xem có “bằng chứng hợp lý” cho thấy ngành sản xuất trong nước của Mỹ bị thiệt hại hay bị đe dọa chịu thiệt hại do tác động của hàng nhập khẩu hay không: Nếu kết luận là không thì vụ kiện được kết thúc; nếu kết luận là có thì vụ kiện được chuyển sang DOC. Ngày 24-01-2003 (dự kiến ban đầu 5-12-2001): DOC công bố kết quả điều tra sơ khởi về cáo buộc bán phá giá. Theo đó, DOC chỉ phải xác định xem có “cơ sở hợp lý để khẳng định hay nghi ngờ” bán phá giá hay không. Nếu kết quả cuối cùng là không thấy có bán phá giá hay mức bán phá giá là không đáng kể (thấp hơn 2% giá trị sản phẩm) thì vụ kiện vẫn được chuyển tiếp sang giai đoạn sau; còn nếu kết quả là có bán phá giá thì DOC sẽ yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải ký quỹ với Hải quan một khoản tiền tương đương với mức thuế dự kiến. Ngày 16-06-2003 (dự kiến ban đầu là 8-02-2003): DOC công bố kết quả điều tra cuối cùng về cáo buộc bán phá giá. Vụ kiện được kết thúc nếu kết luận là không có bán phá giá. Còn nếu có, vụ kiện được chuyển lại ITC. Ngày 31-07-2003 (dự kiến ban đầu là 04/04/2003): ITC công bố kết quả điều tra cuối cùng về cáo buộc ngành chế biến catfish philê đông lạnh của Mỹ có bị thiệt hại vật chất hay không. Ngày 7-8-2003: Lệnh áp thuế chống bán phá giá. Cụ thể, ITC kết luận rằng có đủ bằng chứng hợp lý cho thấy ngành sản xuất “catfish” philê đông lạnh trong nước đang bị đe dọa chịu thiệt hại vật chất bởi các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm philê cá tra, cá basa Việt Nam trong vòng năm năm với mức thuế 44,66-63,88%, trong đó: Agifish chịu thuế chống bán phá giá 61,88%, Cataco 41,06%, Nam Việt 53,96% và Vĩnh Hoàn 37,94%; các doanh nghiệp tự nguyện trả lời phiếu điều tra (bao gồm Afiex, Cafatex, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đà Nẵng, Mekonimex, QVD và Việt Hải) chịu mức thuế bình quân trọng số là 49,16%; cá basa và cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ tất cả các doanh nghiệp khác của Việt Nam phải chịu thuế suất 63,88%. Dưới đây là bảng điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC: Tên công ty Mức trước đây Mức sau khi sửa Agifish 61,88% 31,45% Cataco 41,06% 41,06% Vĩnh Hoàn 37,94% 37,94% Navifishco 53,96% 38,09% Các công ty khác có tham gia vụ kiện 49,16% 36,76% Các công ty không tham gia vụ kiện 63, 88 % 63,88% Nguồn: Vnexpress ngày 01-3-2003, Bài DOC sửa mức thuế phá giá đối với cá basa của Việt Nam Đây được coi là hành động sửa sai của DOC sau khi Việt Nam chỉ ra rõ những thiếu sót trong cách tính toán của họ. Tuy nhiên, phương pháp tính toán của DOC vẫn không xem xét đến bản chất quy trình sản xuất khép kín của công nghiệp sản xuất cá tra và cá basa Việt Nam cũng như số liệu về các yếu tố sản xuất thực tế mà phía Việt Nam cung cấp, do vậy mà VASEP vẫn tiếp tục đề nghị DOC phải thay đổi hoàn toàn quyết định sơ bộ của mình. Vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU : Ngày 30-5-2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu (CEC), đại diện cho các nhà sản xuất chiếm 40% tổng sản lượng giày mũ da của Châu Âu, đã nộp đơn lên Ủy ban châu Âu yêu cầu cơ quan này tiền hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 07-7-2005, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức khởi xướng vụ điều tra trên Công báo của Liên minh Châu Âu, theo đó các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc được nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu (EC) sẽ bị điều tra chống bán phá giá. Phạm vi sản phẩm bị điều tra trong vụ kiện này là giày có mũ da hoặc cấu tạo từ da, được thiết kế phục vụ cho các hoạt động thể thao, có mã sản phẩm: 64032000, 64033000, 64035111, 64035115, 64035119, 64035191, 64035195, 64035199, 64035911, 64035931, 64035935, 64035939, 64035991, 64035995, 64035999, 64039111, 64039113, 64039116, 64039118, 64039191, 64039193, 64039196, 64039198, 64039911, 64039931, 64039933, 64039936, 64039938, 64039991, 64039993, 64039996, 64039998, và 64051000. Việc điều tra được thực hiện dựa trên các số liệu phát sinh trong “giai đoạn điều tra” – thường là khoảng 6 tháng (theo Điều 6.1 Quy tắc về chống bán phá giá của EC). Trên thực tế, “giai đoạn điều tra” thường được ấn định là 12 tháng liền trước thời điểm Thông báo điều tra. Trong vụ việc này, giai đoạn điều tra được xác định theo năm tài khóa từ ngày 01-4-2004 đến ngày 31-3-2005. Do số lượng các nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam nêu trong đơn kiện quá lớn (86 doanh nghiệp), Ủy ban châu Âu - cơ quan chịu trách nhiệm điều tra đã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo Điều 17(1) Quy tắc về chống bán phá giá của EC.  Để Ủy ban Châu Âu có thể đưa ra quyết định chọn nhà sản xuất nào trong nhóm được điều tra (nhóm mẫu), các nhà sản xuất phải tự “trình diện” những thông tin cơ bản về tình hình xuất khẩu và hoạt động của mình trong giai đoạn điều tra (tức là từ 01-4-2004 đến 31-3-2005) trước Ủy ban Châu Âu trong vòng 15 ngày kể từ ngày Thông báo khởi xướng điều tra. Trên thực tế, đã có 81 nhà sản xuất xuất khẩu Việt Nam “trình diện” (gọi là doanh nghiệp có hợp tác). Cùng với việc thảo luận với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương), thông tin từ Hiệp hội Da giày Việt Nam, Ủy  ban Châu Âu quyết định chọn mẫu bao gồm 8 doanh nghiệp – doanh nghiệp bị đơn bắt buộc (Pou Yuen Vietnam Enterprise Ltd; Pou Chen Vietnam Enterprise Ltd; Taekwang Vina Industrial Co. Ltd; Haiphong Leather Products and Footwear Company; Company No. 32; Dona Biti’s IMEX Corp. Pte. Ltd; Binh Tien Imex Corp. Pte. Ltd; Kai Nan Joint Venture Co. Ltd). Quá trình chọn mẫu với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhằm tìm ra “mẫu” hợp lý nhất được xem là một thành công ban đầu và một bài học kinh nghiệm tốt trong vấn đề này. Việc điều tra trên thực tế chỉ được tiến hành với các bị đơn bắt buộc này, về 2 nhóm vấn đề (i) hành vi bán phá giá của họ và (ii) thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Kết quả điều tra sẽ được sử dụng để xác định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, ở mức nào đối với các bị đơn bắt buộc và các bị đơn khác không được lựa chọn điều tra. Theo quy định của EU, trong điều tra chống bán phá giá, Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường. Do vậy, giá thông thường trong tính toán biên độ phá giá sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin, số liệu của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại một nước thứ ba (quốc gia thay thế) có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu có thể cho từng doanh nghiệp bị đơn được hưởng quy chế MET nếu đáp ứng được các tiêu chí quy định. Trong vụ việc này, không doanh nghiệp Việt Nam nào chứng minh được với Ủy ban châu Âu rằng mình thỏa mãn các tiêu chí để được hưởng MET. Do đó, Braxin được EC lựa chọn làm quốc gia thay thế để xác định biên độ phá giá của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi Braxin hoàn toàn khác Việt Nam ở mức độ phát triển kinh tế xã hội, chi phí lao động, giá thành các nhân tố sản xuất và do đó khiến cho kết quả tính toán thiếu sát thực với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Điều tra về việc bán phá giá được tiến hành bằng việc xác định và sau đó là so sánh giá bán sang EU (gọi là giá xuất khẩu) với giá thông thường của sản phẩm, từ đó xác định biên độ phá giá cho từng doanh nghiệp bị đơn. Theo tính toán của Ủy ban châu Âu, tất cả các doanh nghiệp này đều có biên độ phá giá dương (có bán phá giá) và ở mức tương đối cao. Song song với việc điều tra về phá giá, Ủy ban Châu Âu tiến hành điều tra xem ngành sản xuất của EC có chịu thiệt hại đáng kể do hành vi bán phá giá hay không, cũng như những tác động nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với lợi ích cộng đồng EC ra sao. Theo cơ quan điều tra EC, mặc dù có sự tăng nhẹ trong tiêu dùng sản phẩm giày mũ da trong giai đoạn điều tra (tăng 1%), ngành sản xuất nội địa đã không được hưởng lợi từ con số gia tăng ít ỏi này, sản lượng sản xuất trong nội địa EU giảm hơn 30% trong giai đoạn này. Cùng với đó, theo kết luận của cơ quan điều tra, ngành này cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về doanh số (giảm 33 % tương đương với 60 triệu Euro từ năm 2001 đến 2005), tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao (27 nghìn lao động mất việc làm, tăng 33% kể từ năm 2001 đến 2005). Trong khi đó, theo cơ quan này kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn này lại có sự tăng trưởng rõ rệt. Cơ quan điều tra kết luận thiệt hại nói trên của ngành sản xuất nội địa của EU là do hàng Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá gây ra. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu còn tiến hành tính toán biên độ thiệt hại (dựa trên việc so sánh giá bán thực tế của sản phẩm bị điều tra với một mức giá “không gây thiệt hại” mà cơ quan này tính toán). Theo quy định, nếu kết thúc điều tra, một lệnh thuế chống bán phá giá được áp dụng thì mức thuế chống bán phá giá sẽ bằng biên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại, tùy vào loại biện độ nào có giá trị thấp hơn. Đây là quy định khá đặc biệt, riêng có của EU và về cơ bản là có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị điều tra. Về việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời, từ kết luận sơ bộ khẳng định có hành vi bán phá giá và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất giày mũ da nội địa của EC, ngày 23-3-2006, Ủy ban châu Âu thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với biên độ phá giá như sau: Quốc gia Từ 07-4-2006 đến 01-6-2006 Từ 02-6-2006 đến 13-7-2006 Từ 14-7-2006 đến 14-9-2006 Từ 15-9-2006 trở đi Trung Quốc 4.8 % 9.7 % 14.5 % 19.4 % Việt Nam 4.2 % 8.4 % 12.6 % 16.8 % Về vấn đề áp thuế chống bán phá giá chính thức, ngày 05-10-2006, Ủy ban Châu Âu ra thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc với mức thuế suất áp dụng đối với hàng giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam là 10% (trong khi đó mức áp dụng với hàng Trung Quốc là 16.8%). Mức thuế chống bán phá giá này được xem là xác định theo biên độ thiệt hại, được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp được điều tra hay không được điều tra). Quyết định có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày ra Thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (thay vì 5 năm như thông thường ở EC). Có thể thấy, việc bị áp thuế chống bán phá giá là một bất lợi lớn cho sản phẩm giày mũ da Việt Nam tại EU. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng trong vụ việc này Việt Nam đã “thắng lợi” trong việc đạt được mức thuế cạnh tranh hơn Trung Quốc và vận động EC lần đầu tiên chấp nhận thời hạn áp thuế ngắn hơn thông thường. Theo quy định, trước khi hết thời hạn áp thuế chống bán phá giá chính thức, ngành sản xuất nội địa của EC có quyền nộp đơn yêu cầu điều tra để gia hạn tiếp lệnh này. Trường hợp không có yêu cầu gì thì lệnh áp thuế tự động chấm dứt khi hết thời hạn. Trong vụ việc này, trước khi hết hạn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam, ngày 30-6-2008, Liên đoàn sản xuất giày dép châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Ủy ban Châu Âu tiến hành rà soát thuế chống bán phá giá áp đặt với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Chấp nhận yêu cầu này, Ủy ban châu Âu đã tiến hành điều tra rà soát để xác định xem việc chấm dứt thuế có khả năng dẫn đến sự tái diễn của hiện tượng bán phá giá không. Số liệu điều tra được lấy từ các lô hàng xuất khẩu sang EU trong giai đoạn rà soát từ 01-7-2007 đến 30-6-2008. Ngày 22-12-2009, Ủy ban châu Âu ra thông báo tiếp tục gia hạn lệnh áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng, kể từ ngày này. Kết thúc thời hạn 15 tháng, do không có đơn yêu cầu rà soát lại nào từ phía ngành sản xuất nội địa, lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc tại EU đã tự động chấm dứt. Cụ thể, ngày 16-3-2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01-4-2011. Như vậy, vụ việc chống bán phá giá đối với một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, tại một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vậy là đã kết thúc, sản phẩm giày mũ da của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU đã thoát khỏi loại thuế mang tính trừng phạt áp đặt suốt 5 năm qua. Việc nhìn lại vụ việc này ở cả những góc độ thành công và thất bại sẽ mang đến bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong đối phó với các vấn đề phòng vệ thương mại trong tương lai, đặc biệt là đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá do EU thực hiện. Các giải pháp đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam hiện nay Thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và vụ kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU đã giúp Việt Nam có cơ hội nhìn nhận chính xác hơn thực trạng thương mại quốc tế hiện nay - nơi mà một mặt người ta kêu gọi tự do hoá thương mại, mặt khác lại lạm dụng Luật thuế Chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu giá rẻ. Chẳng hạn, từ sau vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa, Bộ Thương mại Việt Nam đã gấp rút hoàn chỉnh Pháp lệnh Chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam - đây chính là văn bản đầu tiên quy định cách thức bảo hộ hợp pháp ngành sản xuất trong nước mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Cũng trong vụ kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải trả 469 USD/giờ cho một văn phòng luật sư tại Washington để bảo vệ quyền lợi cho mình, trong khi thu nhập của một người dân nuôi cá tra, cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long chưa tới 35 USD/thỏng. Kinh phí chi cho vụ kiện tổng cộng là 600,000 USD. Rất nhiều doanh nghiệp Việt nam đã phàn nàn về sự bất công trong vụ kiện này. Một điều rõ ràng là rất nhiều người ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều cho rằng phán quyết về vụ cá da trơn là không công bằng, chỉ đem lại lợi ích cho một số công ty Hoa Kỳ và gây thiệt hại cho những người nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên, việc tập trung vào khía cạnh công bằng hay không công bằng của vụ tranh chấp đòi hỏi Việt nam phải xem xét một vấn đề lớn hơn, đó là: Liệu bằng cách nào Việt nam có thể đối phó với những vụ kiện tương tự trong tương lai một cách hiệu quả nhất? Cần phải thừa nhận một thực tế là sẽ tiếp tục có những vụ kiện chống bán phá giá và đây chưa phải là vụ cuối cùng và vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn chỉ là một trong số 276 vụ kiện chống bán phá giá trên toàn thế giới vào năm 2002. Qua đây, điều quan trọng nhất mà Việt Nam rút ra được, đó là cần chuẩn bị cho mình một cách có hệ thống các biện pháp đối phó với các vụ kiện trong tương lai, cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc chúng ta đã trở thành thành viên WTO, bởi WTO đưa ra một bộ quy tắc mà các nước nhập khẩu phải tuân thủ khi tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá - cơ chế minh bạch để chống lại các phán quyết về chống bán phá giá được đưa ra không phù hợp với các quy tắc nêu trên. Trong vụ kiện bán phá giá cá da trơn, Việt Nam không được áp dụng bộ quy tắc này vì khi đó Việt Nam chưa là thành viên của WTO. Nói cách khác, mặc dù cho rằng phán quyết cuối cùng về chống bán phá giá của Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc của WTO, nhưng Việt Nam cũng không thể khiếu nại phán quyết đó tại một hội đồng xét xử của WTO.  Cụ thể, để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau đây: Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài: Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện bán phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất, xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết. Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể dễ dàng tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện việc bán phá giá. Theo hướng đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..), các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..), các thị trường mới (Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó, cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây. Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng... Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước... Đặc biệt, cần hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra: Về phía chính phủ: Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kháng kiện; thành lập quỹ trợ giúp để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện; đặc biệt, cần cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện... Về phía các hiệp hội ngành hàng: Cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp; thông qua hiệp hội để quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra điều kiện gây ra các vụ kiện của nước ngoài; thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện; tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả, qua đó giúp giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin. Về phía các doanh nghiệp: Cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá; hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp; tạo ra những mối liên kết với các tổ chức hành lang để vận động hành lang nhằm kêu gọi những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình (chẳng hạn, trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC), “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ; chủ động thương lượng với Chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi bán phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu (cam kết giá ở đây là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong giai đoạn 1995-2001, trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa, các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu... Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh... trước khi thực hiện biện pháp này).  Theo cam kết gia nhập WTO, một là Việt Nam không làm gì cả, mà chờ cho hết 12 năm để mặc nhiên được xem là nền kinh tế thị trường. Trong khoảng thời gian đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị đối mặt với những vụ kiện tương tự như cá da trơn, giày da, xe đạp... Hai là, cố gắng sớm chứng minh nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường. Để làm được điều này cần phải có những bước đi quyết liệt hơn để loại bỏ các yếu tố phi thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực hay bị các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ và Châu Âu “săm soi”, nhất là khu vực ngân hàng và sự tham gia của Nhà nước vào việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Gần đây, DOC đã bác bỏ yêu cầu thừa nhận nền kinh tế thị trường của phía Trung Quốc; lý lẽ hàng đầu được đưa ra là khu vực ngân hàng của Trung Quốc vẫn do Nhà nước chi phối, qua đó làm biến dạng sự phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế và hoạt động đầu tư. Ngoài ra, Châu Âu đã loại Trung Quốc khỏi danh sách NME của mình vào năm 1998 nhưng vẫn xem nước này là “có nền kinh tế trong giai đoạn chuyển tiếp sang cơ chế thị trường”, nghĩa là hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã và vẫn là mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá của Châu Âu. Như vậy, các nhà làm chính sách cần phải nghiên cứu những yêu cầu của các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ và Châu Âu - hai thị trường lớn của Việt Nam, liên quan đến các yếu tố cấu thành nên nền kinh tế thị trường, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp. Mặt khác, nên vận động sự ủng hộ của các tổ chức đa phương như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển và Tái thiết Châu Âu, các đối tác thương mại, nhà đầu tư ủng hộ Việt Nam; bởi lẽ, đây chính là những nguồn thông tin đáng tin cậy để Hoa Kỳ, Châu Âu và các nước thành viên WTO tham khảo thông tin về mức độ thị trường hóa của một nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng không nên quá lo lắng vì chế độ NME chỉ áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá nên các nước thành viên không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù của riêng họ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, điều quan trọng là không nên quá lạc quan để xảy ra tình trạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam ào ạt “đổ bộ” vào thị trường các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, dễ gây nên phản ứng bất lợi từ các nhà sản xuất tương ứng ở những thị trường này; cần tìm hiểu về các cam kết gia nhập của Việt Nam, có chiến lược thâm nhập vững chắc, nắm rõ luật chơi và đối thủ cạnh tranh ở các thị trường xuất khẩu, và tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác có khả năng vận động tốt để tránh những vụ kiện phá giá lợi dụng điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam khi vẫn bị xem là phi thị trường. GATT/WTO cũng như Hiệp định AD không quy định các tiêu chí cho việc xác định nền kinh tế thị trường. Với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các quốc gia được tự quy định về các tiêu chí của nền kinh tế thị trường trong pháp luật của quốc gia. Do vậy, Luật chống bán phá giá với sự phân biệt đối xử dành cho các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường không bị xem là vi phạm quy định của WTO. Với Nghị định thư về việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận tính hợp pháp của quy chế nền kinh tế phi thị trường trong các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, các tiêu chí xem xét cho hưởng MET đã tạo ra một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc không bị phân biệt đối xử nếu như họ chứng tỏ được đang hoạt động theo điều kiện của nền kinh tế thị trường và không chịu ảnh hưởng lớn từ Nhà nước (đã được trình bày ở phần thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận như trường hợp của nền kinh tế thị trường). Câu hỏi được đặt ra ở đây là có bao nhiêu cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng MET. Phần lớn các doanh nghiệp yêu cầu được hưởng MET đều không chứng minh được họ không chịu ảnh hưởng của Nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, số liệu thống kê của ba vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam cho thấy, chỉ có 1 trong số 16 doanh nghiệp của Việt Nam được xét đến trong các quyết định của EU là được hưởng MET (Always.Co.Ltd trong vụ kiện xe đạp). Hội đồng chỉ nêu rằng sau khi tham vấn Hội đồng tư vấn, họ quyết định trao MET cho Always trên cơ sở doanh nghiệp này đáp ứng được với các tiêu chí trong Điều 2(7)(c) Luật chống bán phá giá của EU. Như vậy, tính tỷ lệ thực tế, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là 6% (1/16). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với 38% doanh nghiệp (75/200) có thể được hưởng MET trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường không đưa ra được đủ các bằng chứng rằng họ đang thực hiện theo IAS cũng như không có sự tồn tại đáng kể các ảnh hưởng của nền kinh tế phi thị trường và của Nhà nước đến quá trình hoạt động, kinh doanh. Các cải cách cần thiết phải tiến hành lúc này bao gồm sự minh bạch hóa và cải cách trong tỷ giá hối đoái, thương mại, sở hữu nhà nước, tư nhân hóa, chính giá giá, quyền tài sản, trợ cấp xuất khẩu, chính sách công nghiệp bao gồm cả chính sách xuất khẩu và cạnh tranh, cơ chế đầu tư. Có thể nói, sẽ rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa ra các lập luận cụ thể để chứng minh rằng mình đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, cách quy định về các tiêu chí của một nền kinh tế thị trường, đặc biệt là về sự can thiệp của Nhà nước vẫn còn chung chung. Không chỉ đặc biệt nhạy cảm với các trường hợp doanh nghiệp nhà nước hay các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc các thành viên khác tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp là các viên chức nhà nước mà EU cũng nhạy cảm đối với các chính sách về khuyến khích, ưu đãi đầu tư hoặc quy định giá cả của một số mặt hàng. Nếu xem xét một cách cụ thể các tiêu chí này, thì ngay cả các nước có nền kinh tế thị trường cũng không đáp ứng được. Minh chứng khác là tiêu chí về việc tuân thủ IAS, thực tế hiện nay có khoảng hơn 100 quốc gia chấp nhận và áp dụng IAS. Ngay cả Brazil, quốc gia đã từng được lựa chọn là quốc gia thay thế cho Việt Nam trong vụ kiện giày mũ da thì hiện nay cũng đang trong quá trình triển khai để áp dụng IAS. Quay trở lại với việc đưa Nga và Ukraina ra khỏi danh sách các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, bản thân EU cũng không có bất kỳ lý giải cụ thể nào về mối liên hệ giữa việc đưa các quốc gia này ra khỏi danh sách áp dụng và việc thỏa mãn như thế nào đối với các tiêu chí để chứng minh hoạt động dưới điều kiện nền kinh tế thị trường như đã được quy định trong Luật chống bán phá giá. Với tỷ lệ thấp và không có những quy định cụ thể về các tiêu chí, việc được hưởng MET là rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là vấn đề của cá nhân có thể nỗ lực trong phạm vi của từng doanh nghiệp. Tóm lại, bên cạnh việc đi tìm các bằng chứng chứng minh, các doanh nghiệp cần phải tiến hành ngay các cải cách cần thiết trong hoạt động của mình để ngày càng tiến gần hơn với việc được hưởng MET trong lúc chờ đợi thời hạn 12 năm chấm dứt theo cam kết khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, có thể nói rằng, với những điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, việc Việt Nam có được coi là nước có nền kinh tế thị trường hay không ít có sự ảnh hưởng đến các phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam. Bởi một trong những cách thức xác định giá trị thông thường là so sánh giá bán hàng ở nước nhập khẩu với chi phí sản xuất, chi phí quản lý và một khoản lợi nhuận hợp lý. Không minh bạch thì khó có thể xác định được giá trị thông thường của sản phẩm bị coi là bán phá giá ở thị trường của nước nhập khẩu được theo các quy tắc được quy định tại Điều 2 Hiệp định AD. Và như vậy thì theo quy định của Điều 6.8 Hiệp định AD, trong trường hợp bất kỳ bên nào từ chối không cho tiếp cận thông tin hoặc từ chối không cung cấp các thông tin trong khoảng thời gian hợp lý hoặc ngăn cản quá trình điều tra, quyết định sơ bộ hoặc quyết định cuối cùng, dù khẳng định hay từ chối, đều có thể được đưa ra dựa trên cơ sở các chứng cứ sẵn có. Điều này được quy định chi tiết hơn trong Phụ lục II của Hiệp định AD (các thông tin tốt nhất có được theo các điều kiện của khoản 8 Điều 6 Hiệp định AD). Phương pháp này được gọi là phương pháp áp dụng các thông tin sẵn có bất lợi. Có thể nói rằng, cho dù hiện nay, nếu Việt Nam có được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường thì trong các vụ điều tra hàng Việt Nam bán phá giá ở nước ngoài thì cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ sử dụng các thông tin, số liệu sẵn có do nguyên đơn là các nhà sản xuất trong nước của nước nhập khẩu cung cấp và tất nhiên việc sử dụng các thông tin, số liệu này sẽ gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của chúng ta là những bị đơn trong các vụ kiện đó. Từ những phân tích nói trên, có thể nói, nguyên nhân của việc chúng ta thường bị thua kiện trong các vụ kiện hàng Việt Nam bán phá giá ở nước ngoài, ngoài việc Việt Nam chưa được coi là quốc gia có nền kinh tế thị trường, thì nguyên nhân chủ yếu là sự minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp chúng ta còn rất thấp. Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến sự không minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam? Do chính doanh nghiệp hay do hệ thống pháp luật của chúng ta. Có ý kiến cho rằng, hoạt động của doanh nghiệp kém minh bạch là do chính họ. Chúng tôi không cho như vậy. Thực tiễn cho thấy cũng có nhiều doanh nghiệp rất muốn minh bạch hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính của mình, nhưng trong nhiều trường hợp điều này là rất khó thực hiện. Khó thực hiện bởi nguyên nhân chủ yếu của sự kém minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp chúng ta là do hệ thống pháp luật của chúng ta và khả năng thực thi. Thực vậy, hiện nay việc quản lý, giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo nguyên tắc, các cơ quan thuế là những cơ quan phải giám sát được tài chính của doanh nghiệp, bởi có như vậy thì thuế mới có thể được thu đúng, thu đủ. Tuy nhiên thực tiễn ở Việt Nam chúng ta trong những năm vừa qua cho thấy rằng, vấn đề thu đúng, thu đủ số thuế cần phải nộp của doanh nghiệp là một trong những vấn đề hết sức phức tạp ở nước ta. Trốn thuế trở nên hiện tượng phổ biến. Điều này có vẻ trái với triết lý của việc ban hành các sắc thuế. Tại sao chúng ta chưa có cơ chế giám sát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp? Có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi này khi nghiên cứu một số văn bản pháp luật của nước ta trong các lĩnh vực như thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam vẫn bị coi là quốc gia không có nền kinh tế thị trường và để có thể thắng hoặc đạt được mức thuế chống bán phá giá thấp trong các vụ kiện hàng Việt Nam bán phá giá ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự minh bạch trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, làm thế nào để hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên minh bạch hơn vẫn là vấn đề không phải được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đây không những chỉ là việc của từng doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp mà là công việc của tất cả chúng ta, từ những người hoạch định chính sách, nhà làm luật, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính bản thân các doanh nghiệp. TS, Dương Anh Sơn, Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn đề minh bạch để ứng phó với các vụ kiện bán phá giá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy_che_thi_truong_va_dieu_tra_chong_ban_pha_gia_2309.doc
Luận văn liên quan