Đề tài Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở các vùng quê đã có nhiều đổi mới. Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triến kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường sống. Tình hình RTSH ở nông thôn đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung và sự trong sạch cho môi trường sống của cộng đồng dân cư. Nếu như ở các thành phố hay các khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng RTSH được thu gom vận chuyển và xử lý theo những quy trình đảm bảo kỹ thuật của các tổ chức vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, thì ở nông thôn mới chỉ có một số mô hình thu gom vận chuyển và xử lý RTSH có hiệu quả, đảm bảo kỹ thuật, ví dụ điển hình như mô hình thu gom – xử lý rác thải ở xã Tiên Lãng – Tiên Yên – Quảng Ninh, mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại thôn Xóm Nương – Tiên Yên – Quảng Ninh, và một số xã ở Thái Bình Như Quỳnh Minh, An Đồng thuộc huyện Quỳnh Phụ Còn lại phần lớn thì vẫn chưa có một giải pháp cụ thể về công tác thu gom, xử lý các nguồn RTSH một cách hiệu quả và đảm bảo quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, các địa phương vẫn chưa giành nguồn vốn ngân sách đúng mức cho việc thu gom, xử lý RTSH; chưa phân công nhiệm vụ giữa các cấp trong quản lý môi trường và chưa làm hết trách nhiệm của mình. Do đó việc thu gom, xử lý RTSH của các tổ chức vệ sinh môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam năm 2007, rác thải nông thôn ước tính 0,73kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm. Trên thực tế, RTSH hiện đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh tình trạng vứt xả rác bừa bãi đã và đang diễn ra ở khắp nơi, ở trên đường, ao hồ, sông ngòi, mương máng Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thị trấn Tiên Yênlà một khu vực kinh tế đang trong quá trình xây dựng và phát triển trong một vài năm trở lại đây, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu về mọi mặt ngày càng tăng lên. Đặc biệt là về tiêu dùng các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, vì vậy mà lượng RTSH cũng tăng theo mà trong khi đó công tác quản lý RTSH trên địa bàn vẫn chưa có một phương án cụ thể để thực hiện được một cách hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu tình hình RTSH và công tác quản lý RTSH tại khu vực thị trấn Tiên Yênhiện nay là như thế nào? Đâu là nguyên nhân của việc xả rác thải bừa bãi? Và cần có những biện pháp gì để giải quyết vấn đề một cách tốt hơn? Xuất phát từ vấn đề này chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Ân (2005). Quản trị môi trường và tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông Nghiệp. 2. Tăng Thị Chính (2006), Mô hình xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 4/2006. 3. Nguyễn Hồng Quang (2004). Mô hình xử lý rác thải ở Thái Bình, Báo Nhân Dân, ngày 4/1/2004, trang 5. 4. Mô hình xử lý RTSH tại Vĩnh Phúc, Theo Bộ tài nguyên và môi trường, HIENDAIHOA.COM, ngày 13/3/2009. 5. Hoàng Thị Phương (2008), " Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 6. T.s Nguyễn Trung Việt (2003), PGS.Ts Phạm Gia Điềm, giám đốc trung tâm công nghệ hóa dược, hóa hữu cơ (2009); PGS.Ts Trần Văn Sung (2009) Việ trưởng việ hóa học; PGS.Ts Nguyễn Hữu Hoan (2009) Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Nguy hiểm rác nilon, Trí thức và công nghệ, số 155, 5/2003, trang 36. 7. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu , Công ty môi trường và tầm nhìn xanh, Kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt, www.gree-vn.com, Ngày 11/3/2009. 8. Th.s Trần Nhật Nguyên, Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Singapore, Nhật Bản, tổng hợp từ trang http://www.env.go.jp 9. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. 10. Chỉ thị số 36/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH. 11. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8813 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Bình quân qua 3 năm từ 2007 đên 2009, số lượng lao động trong công ty tăng 8 người, tương đương với 52,77%. Bảng 4.6 Tình hình lao động công ty VSMT Tiên Yên Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) Số người (Người) Cơ cấu (%) Số người (Người) Cơ cấu (%) Số người (Người) Cơ cấu (%) 08/07 09/08 BQ Tổng 6 100 10 100 14 100 166,7 140,36 152,77 1.Phân theo giới 6 100 10 100 14 100 166,7 140,36 152,77 - Nam 1 16,7 2 18,1 3 26,7 200 200 200 - Nữ 5 83,3 8 81,9 11 73,3 180 122,2 148,3 2.Phân theo đội 6 100 10 100 14 100 166,66 140 152,75 - Dịch vụ vệ sinh 1 16,67 2 20 2 14,3 200 100 141,42 - Vận chuyển 1 16,67 1 10 1 7,1 100 100 100 - Thu gom 4 66,66 7 70 11 78,6 175 157,1 165,8 - quản lý bãi rác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên) Trong đó số lượng lao động cho công việc thu gom tăng nhiều nhất, bình quân qua 3 năm tăng 7 người tương đương với 65,8%. Trong thời gian tới, khi mà sẽ có nhiều hơn các hộ gia đình được thu gom RTSH đồng nghĩa khối lượng RTSH cần thu gom cũng sẽ tăng lên, vì thế số lượng lao động cho công việc thu gom sẽ có nhiều thay đổi theo xu hướng gia tăng. Bảng 4.7 Tình hình lương của các công nhân Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) 08/07 09/08 BQ Tiền lương (Nghìn đồng/ngày công) 25 45 60 128,6 133,3 131 (Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên) Để khuyến khích, động viên các công nhân vệ sinh môi trường tham gia công việc một cách tích cực và đạt hiệu quả, công ty áp dụng cơ chế chi trả lương cho người công nhân dựa theo ngày công, một hoặc hai công nhân sẽ được khoán việc thu gom RTSH trên từng đoạn đường, từng khu vực. Nhìn chung mức tiền công trả cho công nhân ngày càng tăng, năm 2009 mức tiền công trên một ngày của một công nhân thu gom là 60.000đồng, so với năm 2007 là 35.000đồng/ngày công, bình quân qua 3 năm đạt 131% tăng 31%. Trong một tháng, tùy theo khối lượng công việc sẽ được phân chia đều cho các công nhân đi thu gom, bình quân một tháng thì mỗi người đi làm khoảng 12 đến 15 ngày. Người đi làm ít ngày nhất trong một tháng là 10 ngày, người làm nhiều nhất là 20 ngày. Mức lương nhận được cũng là tương đối, đối với công nhân nữ bình quân một tháng họ được công ty trả từ 600 - 800 nghìn đồng, còn đối với công nhân nam thì bình quân một tháng họ nhậ được mức lương từ 1triệu đến 1,5 triệu đồng do họ đảm nhiệm khối lượng công việc thu gom lớn hơn và làm nhiều hơn. Ngoài ra các công nhân họ còn có thêm một số khoản thu nhập từ việc làm thêm các dịch vụ vệ sinh được các hộ gia đình, hay các đon vị thuê. Tuy với mức lương nhậ được như vậy là chưa cao so với công việc mà họ làm, nhưng cũng đã một phần nào giúp họ trang trải cuộc sống hàng ngày. b. Tình hình trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom và vận chuyển RTSH Bảng 4.8 Trang thiết bị thu gom vận chuyể RTSH STT Loại thiết bị Số lượng 1 Xe đẩy tay 12 xe 2 Dụng cụ( cào, cuốc, xẻng) 12 bộ 3 Ôtô 2 xe 4 Xe máy thùng 1 xe (Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên) Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng là trang thiết bị được sử dụng cho công tác thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn Tiên Yêncủa công ty VSMT là còn quá ít và còn thiếu rất nhiều. Hiện nay công ty chỉ mới có một số lượng xe đẩy tay đi thu gom rác và các dụng cụ hỗ trợ. Hai chiếc xe ôtô thì công ty phải đi thuê ngoài để vận chuyển RTSH từ điểm trung chuyển đến bãi xử lý, với giá thuê ngoài rất tồn kém. Những loại phương tiện phục vụ công tác VSMT như xe ép rác, xe chuyên dùng vẫn chưa có, trong khi đó lượng RTSH cần thu gom qua các năm ngày càng tăng nhanh, sự trái ngược này gây ra những khó khăn rất lớn cho công tác thu gom và vận chuyển rác kịp thời. Khi có những trang thiết bị chuyên dùng hỗ trợ thì công tác thu gom, vận chuyển sẽ thuận lợi dễ dàng hơn với những công nhân đi thu gom rác. Trong quá trình điều tra phỏng vấn các công nhân thu gom rác nhằm thu thập một số ý kiến của người công nhân trên địa bàn đã tổng hợp được một số thông tin như bảng sau Bảng 4.9 Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH Chỉ tiêu đánh giá Số người (Người) Tỷ lệ (%) Tổng 11 100 1.Trang thiết bị - Đầy đủ 0 0 - Thiếu 9 81,81 - Thiếu rất nhiều 2 18,19 2.Hài lòng về mức lương nhận được - Có 3 27,3 - Không 8 72,7 3.Mức độ hài lòng công việc - Hài lòng 0 0 - Bình thường 3 27,3 - Không hài lòng 8 72,7 4.Công tác quản lý tại địa phương hiện nay - Tốt 0 0 - Bình thường 6 54,5 - Trung bình 5 45,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của các công nhân thu gom RTSH chúng ta có thể thấy rằng hiện nay công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn vẫn gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Biểu hiện như tình hình trạng thiết bị phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển còn thiếu rất nhiều loại phương tiên chuyên dụng, hầu hết các công nhân vệ sinh và ban lãnh đạo đều cho rằng cơ sở vật chất hỗ trợ công việc còn thiếu nhiều (81,89% ý kiến đồng ý). Vì đây là loại công việc rất vất vả, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe rất nhiều, công việc mà người ta cho rằng là thấp kém không được coi trọng nhiều trong xã hội, trong khi đó mức lương nhận được lại không thỏa đáng, những người công nhân chủ yếu là những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn vì thế mà hầu hết không ai muốn làm công việc này cả. Người công nhân gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom vận chuyển, phần lớn họ đều là phụ nữ. Bình quân mỗi ngày mỗi người phải đẩy khoảng 3 đến 4 xe rác mà mỗi xe như vậy là khoảng 0,4m3 , mà xe lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, phải đến 0,6m3. Đây là công việc rất vất vả vì suốt ngày phải tiếp xúc với những loại rác thải bẩn, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân họ. Họ phải chấp nhận công việc này để kiếm tiền tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. 4.3.2 Mô hình thu gom RTSH khu vực thị trấn Tiên Yên RTSH tuyến 1,2 RTSH tuyến 3,4 Thu gom bằng xe đẩy tay Thu gom bằng xe máy thùng Điểm trung chuyển RTSH Bãi rác Hình1: Mô hình thu gom RTSH của công ty VSMT Tiên Yên Hiện nay công ty tiến hành thu gom hầu như tất cả các loại rác thải phát sinh trên địa bàn, tyu nhiên các loại rác thải này thu gom vẫn chưa được phân loại để xử lý. Bao gồm các loại như rác thải hộ gia đình, rác thải thương mại và văn phòng, rác thải công cộng. Rác thải của khu vực được công ty thu gom chủ yếu là RTSH, và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình. Quá trình thu gom rác thải trên địa bàn được tiến hành theo 3 công đoạn sau: Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, các cửa hàng buôn bán, các quán xá và từ khu vực công cộng được công nhân vệ sinh thu gom lại, khu vực gần trục đường chính, trung tâm và điểm trung chuyển rác ( các hộ tuyến 1,2) thì được các công nhân thu gom bắng xe đẩy tay, còn những khu vực xa trung tâm ( các hộ tuyến 3,4) thì được thu gom bằng xe máy thùng. Việc thu gom rác ở tuyến 1,2 thì được tiến hành thường xuyên, mỗi ngày thu gom một lần, còn các hộ tuyến 3,4 thì 2 đến 3 ngày mới được thu gom một lần. Công đoạn 2: Sau khi đã thu gom xong thì rác thải sẽ được đưa về điểm tập kết rác thải, hiện nay công ty có 3 điểm trung chuyển rác thải, tuy nhiên những điểm này vẫn chỉ mang tính tạm thời, không được quản lý nên rất mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân sống quanh đó. Công đoạn 3: Rác được tập kết về điểm trung chuyển thành các bao tải nhỏ, cứ hai ngày thì các công nhân vệ sinh môi trường sẽ tiến hàn bốc rác lên xe vận chuyển hết đến bãi rác chính của huyện ở xã Tân Long – Tiên Yên. Tất cả các công đoạn này đều do công ty VSMT đảm nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom rác đến khâu vận chuyển cuối cùng.Công ty VSMT Tiên Yêncung cấp dịch vụ 100% cho các hộ gia đình và các đối tượng có rác thải trong địa bàn thị trấn, tuy nhiên qua tìm hiểu ý kiến lãnh đạo công ty và các công nhân vệ sinh môi trường thì trên thực tế chỉ có khoảng 60% lượng RTSH phát sinh được thu gom. Vẫn còn tồn tại nhiều hộ gia đình, nhiều đối tượng chưa chịu đóng phí VSMT để được thu gom rác thải, những đối tượng này thường vứt xả rác bừa bãi ra môi trường một cách thiếu ý thức, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như cảnh quan sinh thái chung. 4.3.3 Tình hình thu gom RTSH trên địa bàn Công ty VSMT Tiên Yêntiến hành thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn, khối lượng này chủ yếu phát sinh từ các hộ dân, hộ gia đình buôn bán và kinh doanh dịch vụ. Bảng 4.10 Số hộ được thu gom RTSH qua 3 năm ( 2007 đến 2009) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) 08/07 09/08 BQ Số hộ được thu gom (hộ) 357 560 742 156,8 132,5 144,13 Tổng số hộ (hộ) 1663 1701 1718 - - - ( Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên) Nhìn chung, số hộ dân được thu gom vận chuyển RTSH có chiều hướng tăng lên, cụ thể là bình quân qua 3 năm số hộ sử dụng dịch vụ này của công ty đạt 144,13% tăng 44,13%, tương đương với 385 hộ. Sự gia tăng này chính là những nỗ lực của đội dịch vụ VSMT và các công nhân vệ sinh đã tích cực vận động các hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom rác thải của công ty để làm sạch môi trường sống. Hiện nay trên toàn thị trấn có tất cả 1718 hộ dân, trong khi đó đã có 742 hộ được thu gom RTSH, còn lại 976 hộ vẫn chưa được thu gom và xử lý, có một số hộ ở khu vực trung tâm, gần trung tâm, còn phần lớn là xa trung tâm, xa trục đường chính. Nhưng đó không phải là lý do chính mà là do sự nhất trí của các hộ dân là chưa cao, còn nhiều hộ dân không chịu đóng tiền phí vệ sinh với lý do là nhà mình có thể tự xử lý rác, cũng có nhiều hộ từ chối vì thấy tiền phí vệ sinh quá cao hoặc do họ không muốn đóng bởi họ nghĩ thu gom RTSH, vệ sinh môi trường là trách nhiệm của chính quyền và công ty VSMT. Có thể thấy rằng công tác tuyên truyền phổ biến các kiến thức về môi trường trên địa bàn của các cấp chính quyền còn thấp, người dân chưa nhận thức được những vấn đề này một cách sâu sắc. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp mạnh mẽ giữa công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ để bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm ngặt và chặt chẽ những tổ chức, cá nhân cố tình không chấp hành. Trong một vài năm trở lại đây, với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội thì khối lượng RTSH trên địa bàn cũng tăng lên một cách nhanh chóng, với tình hình như vậy thì hàng ngày lượng RTSH được thu gom tương đối nhiều và tăng dần qua các năm. Khối lượng RTSH được thu gom trên địa bàn thị trấn Tiên Yêntừ năm 2007 đến 2009 được thể hiện qua bảng 4.10 sau: Bảng 4.11 Khối lượng RTSH thu gom hàng năm Chỉ tiêu Khối lượng RTSH (m3/ngày) So sánh (%) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 08/07 09/08 BQ RTSH thu gom trung bình 3 6 8 200 133,3 163,3 ( Nguồn: Công ty VSMT) Qua bảng số liệu cho thấy, chỉ trong vòng 3 năm mà khối lượng RTSH được thu gom trong một ngày tăng lên gần gấp 3 lần, từ 3m3 (năm 2007) lên 8m3 (năm 2009), tăng 5m3, tỷ lệ thu gom bình quân qua 3 năm đạt 163,3% tăng 63,3%. Tuy nhiên, so với khối lượng RTSH phát sinh trên một ngày hiện nay là khoảng 14m3 thì tỷ lệ RTSH được thu gom so với khối lượng RTSH phát sinh là hơn 57%. Như vậy, lượng RTSH tồn đọng chưa được thu gom xử lý vẫn còn rất nhiều, lượng RTSH tồn đọng này không được thu gom thì được đổ ở đâu và người dân xử lý chúng như thế nào? Lượng RTSH này được người dân thải tự do ra môi trường tự nhiên và được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau được người dân thực hiện, và những cách thức xử lý này không đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh môi trường. 4.3.4 Đánh giá của các hộ gia đình được thu gom RTSH Trong quá trình điều tra các hộ gia đình đã được thu gom RTSH, chúng tôi đã thu thập được một số ý kiến đánh giá về một số chỉ tiêu liên quan đến vấn đề RTSH của hộ như bảng 4.11 sau: Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá một số chỉ tiêu của các hộ được thu gom RTSH Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng 20 100 1. Thời gian thu gom - Hợp lý 8 40 - Bình thường 12 60 - Chưa hợp lý 0 0 2. Mức phí vệ sinh - Cao quá 0 0 - Hợp lý 19 95 - Thấp quá 1 5 3. Công tác thu gom hiện nay - Tốt 7 35 - Bình thường 10 50 - Chưa tốt 3 15 ( Nguồn: Số liệu điều tra) Thời gian thu gom rác thải của công ty thì có sự khác nhau giữa các hộ gia đình ở tuyến 1, 2 và tuyến 3, 4. Những hộ gia đình ở tuyến 1, 2 phần lớn ở gần trung tâm và dọc các trục đường chính thì được thu gom thường xuyên trong ngày, việc thu gom được thực hiện trong ngày, khi có rác đầy các hộ mang rác để ở trước cổng, các công nhân vệ sinh sẽ đi thu gom. Còn những hộ gia đình ở tuyến 3, 4 thì cứ hai ngày tổ vệ sinh môi trường sẽ đi thu gom một lần, những hộ này thường cho rác thải của hộ vào trong các bao tải lớn để ở góc vườn hoặc một vài hộ có thể tập trung lại một địa điểm, cứ đến 2 ngày thì được thu gom, lý do là những hộ gia đình được thu gom ở khu vực này cũng không nhiều lắm, các công nhân thu gom có thể thỏa thuận với các hộ về thời gian và cách thức thu gom như trên. Do đó, hầu hết các hộ gia đình không có ý kiến phản ánh gì với vấn đề bố trí thời gian thu gom của công ty. Về mức phí vệ sinh thu gom hàng tháng, thì đây là một trong những chỉ tiêu được các hộ gia đình rất quan tâm, có thể thấy hầu hết các hộ gia đình được thu gom thì họ đều đồng ý với mức thu phí thỏa thuận với công ty, bởi họ hiểu được lợi ích của công tác thu gom RTSH đối với cuộc sống của họ, chất lượng môi trường sống và cảnh quan khu vực đẹp đẽ hơn khi rác thải được dọn dẹp sạch sẽ. Mức phí thu gom được áp dụng theo quyết định số 86/2009/QĐ của UBND Tỉnh Quảng Ninh, nên các hộ gia đình này đã chấp nhận nghiêm chỉnh việc thu phí vệ sinh do giám đốc công ty trực tiếp đi thu cùng với công nhân thu gom trên khu vực làm việc. Bảng 4.13 Mức thu gom phí VSMT Đối tượng đóng phí Đơn vị Mức thu 1.Hộ không kinh doanh buôn bán Đồng/khẩu/tháng 1.500 2.Hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có trên 4 lao động Đồng/hộ/tháng 50.000 3.Hộ kinh doanh dịch vụ có 2-3 lao động Đồng/hộ/tháng 40.000 4.Hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng tạp hóa 1 lao động Đồng/hộ/tháng 30.000 5.Hộ kinh doanh buôn bán nhỏ khác có 1 lao động Đồng/hộ/tháng 15.000 6.Khách sạn, nhà nghỉ - Khách sạn Giường/tháng 7.500 - Nhà nghỉ, trọ Giường/tháng 5000 7.Đơn vị hành chính sự nghiệp Người/tháng 1000 ( Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên) Hiện nay, do có sự thỏa thận giữa công ty với các hộ gia đình nên việc thu phí đối với hầu hết các hộ gia đình không kinh doanh là 10.000đồng, ngoài ra cũng có một số hộ thu theo khẩu 1.500đồng/người/tháng. Có thể thấy rằng, khi các hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom vận chuyển RTSH của công ty VSMT thì tình hình cũng có nhiều thay đổi tích cực, giảm thiểu lượng RTSH thải bừa bãi ra môi trường, thay vào đó là được thu gom và xử lý đúng nơi quy định hợp vệ sinh. Từ đó tạo ra một môi trường sống sạch sẽ, trong lành và thoải mái hơn. Có thể vẫn tồn tại một số đối tượng, cá nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ gia đình xung quanh. Hộp4.4: Bác Đặng Quốc Hùng ( xóm 1, khối 2, thị trấn Tiên Yên) Nhà tôi được thu gom RTSH thường xuyên và hàng tháng phải nộp phí vệ sinh môi trường nhưng trước cổng nhà không chỉ có mỗi rác thải của gia đình mà có thêm một và túi nữa được để ở đó. 4.3.5 Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình chưa được thu gom RTSH Hiện nay, số hộ gia đình chưa được thu gom vận chuyển RTSH của công ty VSMT Tiên Yêncòn rất nhiều, toàn thị trấn có 1718 hộ thì có tới 976 hộ vẫn chưa sử dụng dịch vụ này cho nên lượng RTSH thải ra từ các hộ này chiếm tỷ lệ tương đối lớn, qua phỏng vấn các hộ gia đình này nhận thấy có khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng chung quy lại thì mấu chốt của vấn đề và nguyên nhân chính là họ đều cho rằng lượng RTSH của gia đình họ thải ra không nhiều trong khi đó mức đóng phí vệ sinh lại cao và họ cho rằng thu gom RTSH, vệ sinh môi trường là của chính quyền địa phương, có 76.67% hộ gia đình được phỏng vấn đồng tình như vậy. Phần lớn các hộ này vẫn phó mặc trách nhiệm cho các cán bộ lãnh đạo chính quyền. Bảng 4.14 Kết quả thu thập ý kiến về một số chỉ tiêu Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng 20 100 1.Trách nhiệm quản lý RTSH - Chính quyền và công ty VSMT 13 65 - Chính quyền, Cty VSMT, người dân 7 35 - Người dân 0 0 2.Hình thức xử lý - Chôn lấp 4 20 - Đốt 11 55 - Thải tự do vào môi trường 5 25 ( Nguồn: Số liệu điều tra) Vì thế, phần lớn các hộ gia đình này quyết định tự xử lý RTSH của mình bằng nhiều cách, nhiều biện pháp khác nhau, có hộ thì gom lại rồi đốt (55%), có hộ thì vứt xuống các kênh mương, dòng khe suối, những điểm đổ rác không hợp vệ sinh( 25%), có hộ thì chôn lấp lại( 20%). Nói chung thì phần lớn các biện pháp xử lý đó đều không đảm bảo kỹ thuật và ảnh hưởng đến môi trường sống của chính bản thân họ. Trong tương lai, lượng RTSH thải ra từ những hộ này sẽ tăng lên rất nhiều, với tình hình như vậy, các cấp chính quyền và công ty VSMT cần có những giải pháp cụ thể như tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người dân, các hộ gia đình đã được thu gom và chưa được thu gom RTSH, giúp người dân nhận thức chính xác hơn vấn đề và tầm quan trọng của việc đổ rác đúng nơi quy định và xử lý đúng cách, vận động các hộ dân tham gia sử dụng dịch vụ thu gom RTSH của công ty VSMT nhằm góp phần cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường sống hiện nay và sau này. 4.3.6 Nhu cầu của nhóm hộ chưa được thu gom và xử lý RTSH Qua tìm hiểu chúng tôi tổng hợp được một số chỉ tiêu sau Bảng 4.15 Ý kiến của các hộ chưa sử dụng dịch vụ thu gom RTSH Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ Lệ (%) Tổng 20 100 1.Mong muốn có tổ chức thu gom-xử lý RTSH Có 20 100 Không 0 0 2.Đồng ý với mức phí vệ sinh là 1.500đồng/khẩu/tháng Có 6 30 Không 14 70 3.Không đồng ý nộp phí vệ sinh vì lý do gì? 14 100 Trách nhiệm của chính quyền và Cty VSMT 7 50 Có thể thải tự do ra môi trường 5 35,7 Lý do khác 2 14,3 ( Nguồn: Số liệu điều tra) Tìm hiểu về nhu cầu được thu gom RTSH và dọn dẹp vệ sinh môi trường công cộng của các hộ gia đình này thì được biết rằng hầu hết họ đều mong muốn được sống trong một môi trường trong lành, sạch sẽ ( 100% số hộ); nhưng họ lại không muốn chi trả phí vệ sinh cho các công nhân thu gom và xử lý RTSH. Bởi các hộ này không muốn đóng nên họ đưa ra lý do là mức thu phí vệ sinh này quá cao (70 % số hộ), thu nhập gia đình lại hạn hẹp khó khăn trong khi đó họ đã có quá nhiều các khoản đóng góp hàng tháng rồi, hay vấn đề này chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và công ty VSMT (65 % số hộ). Hay với những lý do khác như RTSH có thể thải tự do ra môi trường mà không thấy ai cấm hay phản ánh gì với họ (có tới hơn 25 % số hộ đồng ý như vậy). Trên thực tế cũng có một số hộ vì lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn với lại lượng RTSH hàng ngày của hộ cũng chẳng đáng bao nhiêu (10 % hộ) Như vậy, vẫn còn rất nhiều các hộ dân sông trên địa bàn chưa sẵn sàng chi trả phí vệ sinh môi trường để được thu gom và xử lý RTSH, có thể một phần do thu nhập của những đối tượng này tương đối thấp, hay do tập quán sinh sống vẫn mang những thói quen ngày trước không muốn thay đổi. Bên cạnh đo thì công tác quản lý chỉ đạo của chính quyền địa phương và các ban ngành chưa thống nhất, họ chưa thực sự coi đây là một vấn đề cấp bách. 4.3.7 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn hiện nay Với vai trò quản lý địa bàn nhưng chính quyền thị trấn vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề RTSH của địa bàn, vì thế mà chưa có các công tác tuyên truyền vận động trong quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, chưa tạo được điều kiện thuận lợi va khung pháp lý giúp đỡ công ty VSMT hoạt động Lượng RTSH tồn đọng vẫn còn rất nhiều, khoảng hơn 40% trong tổng khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý; vẫn chưa có điểm để các thùng rác công cộng như công viên, bến xe, dọc các trục đường để giảm tình trạng vứt xả rác bừa bãi. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển còn thiếu những loại phương tiện chuyên dụng gây khó khăn cho các công nhân. Toàn bộ các loại RTSH được thu gom từ các khu dân cư vẫn chưa được phân loại tại nguồn, tất cả các loại rác thải này thu gom về đều được đổ hết ở bãi rác mà vẫn chưa có một quy trình xử lý nào. Người dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp, nhiều hộ dân không muốn đóng tiền phí vệ sinh, ý thức còn thấp bởi các công tác tuyên truyền rất hạn chế. Những tồn tại này phần lớn do sự quản lý của các đơn vị chức năng còn thiếu đồng bộ, thống nhất, chồng chéo về chức năng của UBND thị trấn, các khối xóm…sự hoạt động của các cấp quản lý vẫn nặng về hình thức, chưa bám sát với tình hình thức tế. 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 4.4.1 Cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn Thị trấn Tiên Yênlà một đơn vị hành chính do UBND thị trấn Tiên Yênquản lý, hiện nay vấn đề vệ sinh môi trường và RTSH trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình diễn ra. Mô hình quản lý thì cho đến nay vẫn chỉ theo kiểu huyện bàn giao về thị trấn, sau đó thị trấn lại bàn giao về các khối xóm. Kiểu mô hình quản lý này chỉ mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động không có hiệu quả nhiều. Vì vậy mà có thể thấy rõ là không có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý từ trên xuống dưới, không có được sự thống nhất về một cách thức quản lý cụ thể rõ ràng. Các văn bản chỉ thị về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng, điều đó gây ra tình trạng là vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh ảnh hưởng đến tâm lý của người khác, vì thế mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân chúng thực hiện mà chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban nghành xã hội. Về phía chính quyền thị trấn, chưa tạo được nhiều điều kiện thuận lợi và cần thiết giúp đỡ công ty VSMT hoạt động có hiệu quả trong việc tuyên truyền mọi người dân, hộ gia đình, các đơn vị tổ chức xã hội chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định. Nguồn kinh phí hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, hàng năm công ty VSMT được nhận hỗ trợ về tài chính từ ngân sách cấp trên trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý RTSH, nhưng nguồn hỗ trợ này lại được phân phối qua UBND thị trấn mà không được chuyển trực tiếp đến công ty, có những khoản hỗ trợ đã được chuyển về mà công ty vẫn chưa nhận được từ chính quyền thị trấn. Có thể thấy sự phối hợp giữa chính quyền thị trấn và công ty VSMT còn gặp rất nhiều vấn đề mâu thuẫn vì thế mà hoạt động không có hiệu quả. Sự thiếu tự chủ gây ảnh hưởng đến năng lực quản lý của công ty VSMT Tiên Yêncả về phạm vi và nămg lực hành chính. Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ với công ty VSMT trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý RTSH đúng nơi quy định. 4.4.2 Năng lực hoạt động của công ty VSMT Tiên Yên Từ khi thành lập hoạt động cho đên bây giờ, số lượng lao động trong công ty có tăng lên, công tác thu gom vận chuyển cũng nhiều hơn trước. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đó là khả năng tài chính của công ty còn rất hạn chế, bởi hiện nay theo chỉ thị công văn mới của chính phủ là thu theo mức phí 1.500 đồng/khẩu/tháng và mức lương công nhân thu gom vận chuyển tăng lên là 70.000đồng/ngày công, trong khi đó mức thu phí vệ sinh từ các hộ dân chưa kịp thay đổi, vẫn đang thu theo mức 700 đồng/khẩu/tháng. Và việc thu phí vệ sinh vẫn còn nhiều tồn tại, có nhiều gia đình, tổ chức, cá nhân không chịu đóng phí vệ sinh môi trường, tình trạng vứt xả rác bừa bãi vẫn còn nhiều, việc xử phạt hành chính những đối tượng này vẫn chưa được thực hiện. công tác vận động các hộ dân sử dụng dịch vụ thu gom - xử lý RTSH của công ty là rất khó. Bên cạnh đó, nguồn hỗ trợ kinh phí của cấp trên không đến tay công ty nên công tác quản lý của công ty vì thế mà bị bó hẹp về tài chính, điều này dẫn đến hiệu quả cũng giảm xuống. Vì gặp khó khăn về tài chính nên công ty vẫn chưa có điều kiện đầu tư mua sắm các trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng hỗ trợ công tác thu gom vận chuyển RTSH, mà việc xin cấp trên hỗ trợ là khá khó khăn và phải chờ lâu để được xem xét, quyết định. Các phương tiện hiện nay đã cũ hỏng, xuống cấp và lạc hậu, hiện nay công ty vẫn phải đi thuê ngoài xe ôtô để vận chuyển RTSH từ bãi trung chuyển đến bãi xử lý chính vì thế rất tốn kém chi phí thuê xe. 4.4.3 Ý thức người dân Thực tế cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tình trạng vứt xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định, xử lý không đảm bảo an toàn vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn, nhiều hộ gia đình, cá nhân vẫn không chịu đóng phí vệ sinh môi trường để được thu gom xử lý RTSH hợp vệ sinh an toàn. Xuất hiện tình trạng trên cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do phong tục tập quán trước đây hình thành nên những thói quen trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, khi kinh tế xã hội phát triển có nhiều thay đổi nhưng những thói quen đó vẫn giữ nguyên không đổi. Hay có thể là do trình độ nhận thức của một số đối tượng, cá nhân còn thấp. chưa hiểu biết hết những tác hại xấu mà do những thói quen của mình gây ra. Nhưng cũng có những đối tượng, cá nhân ý thức rất kém, họ cố tình không chấp hành nghiêm chỉnh dù cho họ đã biết qua tivi và đài báo… Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền thị trấn trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban nghành trong công tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng. 4.5 GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RTSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TÂN KỲ Có thể thấy là công tác quản lý RTSH hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải đi giải quyết vấn đề cốt lõi căn bản nhất, đó là sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia của đông đảo tất cả mọi người dân, các đơn vị, tổ chức xã hội, các đoàn thể. Mà muốn thực hiện được điều này thì cần giải quyết tốt các vấn đề sau: 4.5.1 Về chính sách và cơ chế quản lý Về phía chính quyền thị trấn và công ty vệ sinh môi trường cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chính sách mà chính phủ đã đề ra, dựa theo đó làm chuẩn tắc để quản lý RTSH có hiệu quả. Đồng thời chính quyền thị trấn cũng cần chú ý quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn đi đôi với các hoạt động phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, hai quá trình này phải song hành đi đôi với nhau, vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ môi trường khu vực bền vững. Một khi kinh tế xã hội phát triển thì cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ công tác quản lý môi trường, không chỉ nên quan tâm chú ý phát triển kinh tế mà để cho môi trường sống khu vực ngày càng ô nhiễm và xấu đi, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà nó cũng tác động trở lại sự phát triển kinh tế. Chính quyền thị trấn cần có những chính sách hỗ trợ và phối hợp với công ty VSMT, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ công ty trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả tốt, điều này mang lại lợi ích chung cho cả hai bên và cả cộng đồng xã hội. Sự phối kết hợp giữa chính quyền thị trấn và công ty vệ sinh môi trường Tiên Yêngắn chặt thể hiện ở sự nhất trí cùng nhau xây dựng kế hoạch quản lý RTSH hàng năm trên toàn khu vực thị trấn, theo dõi đôn đốc phối hợp với các tổ chức ban hành và các khối xóm cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải sinh hoạt. Lập báo cáo định kỳ theo quý, nửa năm, cần bám sát dựa trên tình hình thực tế để chính quyền thị trấn cùng các cấp đơn vị chỉ đạo thực hiện tốt hơn. Thị trấn Tiên Yênlà đơn vị hành chính do UBND chịu trách nhiệm quản lý, vì vậy trong công tác quản lý RTSH như hiện nay thì chính quyền thị trấn cần có những quy chế quản lý yêu cầu mọi người dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn nghiêm túc chấp hành thực hiện nhiệm vụ quản lý RTSH để bảo vệ môi trường khu vực một cách đồng bộ theo chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Về phía công ty VSMT sẽ có những biện pháp và phương án thu gom một cách hiệu quả các loại RTSH trong khu vực thị trấn như sau: - Đối với các hộ gia đình, cửa hàng buôn bán dịch vụ, các đơn vị tổ chức xã hội ở khu vực trung tâm, gần các trục đường chính sẽ được thu gom liên tục mỗi ngày một lấn. - Đối với các hộ gia đình ở xa trung tâm, xa trục đường chính thì cần chia đều thành từng nhóm hộ nhỏ, mỗi nhóm hộ có một điểm đổ rác chung đảm bảo vệ sinh môi trường, về thời gian thu gom thì công ty sẽ dựa và tình hình khối lượng RTSH và ý kiến của các hộ gia đình ở đó để tiến hành thu gom. - Đối với những đơn vị hoạt động sản xuất có tính đặc thù riêng như bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy đường thì rác thải từ các nguồn này sẽ được các đơn vị đó chịu trách nhiệm thu gom và xử lý theo hệ thống riêng biệt. Và khi các quy chế quản lý môi trường được đề ra cần phải được thực hiện đồng bộ từ chính quyền thị trấn đến các ban nghành, các đoàn, hội, các khối xóm, các đơn vị, tổ chức xã hội, các ca nhân, hộ gia đình sống trên địa bàn thị trấn. UBND thị trấn cần thành lập các tổ, nhóm phối hợp với công ty vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra và giám sát tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt, nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường. Ví dụ như: xử phạt hành chính hay lao dộng công ích. Có những trường hợp cần phải có sự can thiệp của pháp luật để vấn đề được giải quyết tốt hơn. Có như vậy, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt sẽ được hạn chế, thị trấn sẽ sạch sẽ và văn minh hơn. Bên cạnh đó chính quyền thị trấn cần có những thể chế, chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức phi chính phủ. Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia vào việc thu gom, đổ rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường sống của tất cả cộng đồng. 4.5.2 Công tác giáo dục và tuyên truyền Để nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. Vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh có thể nói là khá mới với người dân trong địa bàn. Người dân chưa có nhiều những kiến thức về bảo vệ môi trường. Một phần do trình độ dân trí còn hạn chế, chưa quen với nếp sống hiện đại, tư tưởng trông chờ ỷ lại của cộng đồng nên cần phải được đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các thói quen nếp sống không văn minh. Vì vậy, cần phải tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng thông qua các cơ quan đơn vị, các đoàn thể chính quyền như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các đoàn thể thanh niên thông qua các biện pháp sau: - Tổ chức các buổi tập huấn thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho các cán bộ và nhân dân trong khu vực với các chủ đề: rác thải và sức khỏe, vệ sinh môi trường sống,... - Tuyên truyền cho ngườ dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại hộ gia đình. Qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng. - Trang bị cho các khối, xóm, các nhóm hộ dân trong địa bàn một số thiết bị tuyên truyền như bộ loa tay, loa đài... để thông báo tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như biện pháp thực hiện. Thường xuyên tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của khối và thị trấn như đọc các thông tin về vấn đề khí hậu trái đất, vệ sinh môi trường, nêu gương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt cũng như phê bình những đối tượng chưa chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường sống. - Có các tấm panô, aphich và in các tờ rơi tuyên truyền về rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường rộng rãi trên khắp khu vực thị trấn. - Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của khối, xóm, tổ dân cư.. - Có chính sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của RTSH, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho mọi người hạn chế sử dụng các loại túi nilon và định hướng cho người dân thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý. - Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các khối, xóm, khu vực dân cư cùng nhau xây dựng các mô hình xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. - Các đối tường, tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, những đối tượng nào không thực hiện cần có những biẹn pháp xử phạt thích đáng. 4.5.3. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH - Đặt các thùng rác tại các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con đường. Tạo cho mọi người có thói quen để rác đúng nơi quy định, hợp vệ sinh môi trường. - Ở mỗi tổ dân cư thì cần có những điểm đổ rác hợp vệ sinh. - Tăng cường tập huấn và đào tạo cho các cán bộ môi trường những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề môi trường. - Trang bị thêm những trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, vì đây là công việc hết sức nặng nhọc đối với các công nhân vệ sinh, chủ yếu là các chị em phụ nữ. PHẦN NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Hòa nhịp cùng với đất nước trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, thi đua xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. Thị trấn Tiên Yênđang ngày càng có những bước chuyển mình thay đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và xây dựng đời sống xã hội ngày càng sung túc và tốt đẹp hơn. Sự phát triển này khá nhanh và mạnh mẽ nhưng chưa đạt được tính bền vững, gây ra tình trạng môi trương khu vực ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là vấn đề RTSH thải ra từ các khu dân cư, các hộ gia đình sản xuất, buôn bán và kinh doanh dịch vụ. Không chỉ ở trên địa bàn thị trấn mà cả các địa phương khác, các trung tâm đô thị, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề này. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học xây dựng các mô hình xử lý và phương thức quản lý các loại rác thải này nhằm làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người một cách hiệu quả. Các mô hình được xây dựng dựa trên những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội cảu từng vùng, từng quốc gia khác nhau, mối mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Thi trấn Tiên Yêncũng vậy, để xây dựng thành công một mô hình xử lý RTSH có hiệu quả thì cần phải dựa trên những điều kiện thuận lợi và lợi thế cảu vùng, như thế mới có tính hiệu quả sát thực và khi đưa vào vận hành mới thuận lợi. Chỉ trong khoảng thới gian từ năm 2007 đến 2009, so với tốc độ tăng dân số trong vùng thì tốc độ tăng về khối lượng RTSH thải ra môi trường lại nhanh một cách đáng kể. Thành phần các loại RTSH thải ra ngày càng đa dạng chủng loại và tỷ lệ những loại rác thải khó phân hủy cũng nhiều hơn so với trước đây, trong khi đó vẫn chưa có một mô hình hay quy trình tái chế và xử lý các loại RTSH này, các loại rác thải thu gom nhưng chưa được phân loại theo những tính chất của nó vì thế chưa tận dụng hết được những loại có thể tái chế sử dụng lại đồng thời khối lượng rác thải ra môi trường lại tăng lên. Hiện nay, công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn Tiên Yênvẫn còn yếu kém, hoạt động đơn lẻ, chưa đạt hiệu quả cao. Vì thế mà gặp phải rất nhiều khó khăn, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động vào như cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn, sự đồng tình ủng hộ của các đoàn, hội, đơn vị tổ chức xã hội, các cá nhân và hộ gia đình. Có thể thấy rằng, tất cả mọi người dân ai cũng muốn được hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp, được sống trong một môi trường trong lành và sạch sẽ, tuy nhiên qua tìm hiểu tình hình thực tế thì không phải ai ai cũng sẵn lòng chi trả khoản phí vệ sinh môi trường này, vẫn còn có rất nhiều người không muốn đóng khoản tiền này. Vì thế, khối lượng RTSH thải ra từ những nhóm đối tượng này chiếm hơn 40% trong tổng lượng RTSH phát sinh trên địa bàn vẫn chưa được thu gom, xử lý đúng nơi quy định. Điều đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống của khu vực. Vì vậy, để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý RTSH trên địa bàn thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như sau: tăng cường công tác quản lý của chính quyền thị trấn, phối hợp với công ty VSMT Tiên Yêntrong công tác giáo dục, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng nhau thực hiện tốt. 5.2 KIẾN NGHỊ Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong tương lai gần, khối lượng RTSH thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn so với bây giờ. Để giải quyết tình hình RTSH trên địa bàn hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả tốt, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau: Thứ nhất là đối với Nhà nước thì cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản chính sách, quan tâm hỗ trợ các địa phương còn gặp khó khăn trong công tác quản lý rác thải và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính lẫn hành chính đối với các hành vi vi phạm. Cần có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường. Thứ hai là đối với chính quyền thị trấn Tiên Yênthì cần chú ý quan tâm hơn nữa với vấn đề quản lý RTSH cũng như bảo vệ môi trường trên địa bàn. Nên ban hành những nộ quy, quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường. Cần phối hợp chặt chẽ với công ty VSMT trong công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường trên địa bàn, phải thành lập các tổ, các nhóm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt. Nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm cho môi trường sống. Thứ ba là đối với công ty VSMT Tiên Yênthì cần phải phối hợp với chính quyền thị trấn, các ban nghành đoàn thể, các đơn vị tổ chức xã hội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân trên địa bàn. Thực hiện công tác thu gom một cách đều đặn, đúng giờ, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó với người dân - những người trực tiếp sử dụng dịch vụ của công ty VSMT Tiên Yên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Ân (2005). Quản trị môi trường và tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông Nghiệp. 2. Tăng Thị Chính (2006), Mô hình xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 4/2006. 3. Nguyễn Hồng Quang (2004). Mô hình xử lý rác thải ở Thái Bình, Báo Nhân Dân, ngày 4/1/2004, trang 5. 4. Mô hình xử lý RTSH tại Vĩnh Phúc, Theo Bộ tài nguyên và môi trường, HIENDAIHOA.COM, ngày 13/3/2009. 5. Hoàng Thị Phương (2008), " Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 6. T.s Nguyễn Trung Việt (2003), PGS.Ts Phạm Gia Điềm, giám đốc trung tâm công nghệ hóa dược, hóa hữu cơ (2009); PGS.Ts Trần Văn Sung (2009) Việ trưởng việ hóa học; PGS.Ts Nguyễn Hữu Hoan (2009) Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Nguy hiểm rác nilon, Trí thức và công nghệ, số 155, 5/2003, trang 36. 7. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu , Công ty môi trường và tầm nhìn xanh, Kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt, www.gree-vn.com, Ngày 11/3/2009. 8. Th.s Trần Nhật Nguyên, Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Singapore, Nhật Bản, tổng hợp từ trang 9. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. 10. Chỉ thị số 36/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH. 11. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. PHỤ LỤC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Phần chung cho các hộ được điều tra Thông tin về chủ hộ Tên chủ hộ............................................................................................. Tuổi....................................................................................................... Số khẩu.................................................................................................. Tên khu phố.......................................................................................... Nghành nghề......................................................................................... Thu nhập chính: Lương hành chính Buôn bán dịch vụ Sản xuất nông nghiệp Nội dung điều tra Câu 1: Theo Anh chị ai là người phải chịu trách nhiệm về quản lý rác thải sinh hoạt ở khu vực thị trấn? Chính quyền Công ty vệ sinh môi trường Hộ gia đình Chính quyền, Công ty vệ sinh môi trường, Hộ gia đình Câu 2: Anh chị cho biết rác thải của hộ được thải ra từ những hoạt động nào? Sinh hoạt hàng ngày Sản xuất kinh doanh Dịch vụ buôn bán Câu 3: Anh chị hãy đánh số cho những loại rác thải ra ( nhiều nhất đánh số 1, ít hơn đánh số 2, ít hơn nữa đánh số 3...) Bao bì nilon, túi bóng Bao bì giấy, hộp giấy, nhựa, kim loại hỏng Thực phẩm thừa Các loại khác (xỉ, than,...) Câu 4: Lượng rác thải sinh hoạt :...................kg/tuần Tỷ lệ hữu cơ:..............% Tỷ lệ phi hữu cơ..............% Câu 5: Theo anh chị lượng rác thải ra của hộ là? Rất nhiều Nhiều Bình thường Ít Rất ít Câu 6: Gia đình có vật dụng chứa rác thải sinh hoạt không? Có Không Câu 7: Gia đình có phân loại rác thải sinh hoạt không? Có Không Nếu có thì phân loại theo cách nào ........................................................................................................................ ......................................................................................................................... Câu 8: Theo Anh chị việc phân loại rác thải sinh hoạt trước khi đố đi có cần thiết không? Cần thiết Bình thường Không cần thiết Tại sao ........................................................................................................................ ......................................................................................................................... Câu 9: Tiêu chí phân loại Hữu cơ - Vô cơ Hữu cơ - Vô cơ bán được - Vô cơ không bán được Bán được - Không bán được Câu 10: Mục đích phân loại Tận dụng lại những thứ có ích (Tiết kiệm) Giảm lượng rác thải ra môi trường NHÓM HỘ ĐƯỢC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT Câu 1: Khu vực Anh chị sống có đội, tổ thu gom rác thải sinh hoạt không? Có Không Nếu có thì việc thu gom rác thải sinh hoạt do tổ chức nào thực hiện? ......................................................................................................................... Câu 2: Rác thải sinh hoạt bao lâu thí được thu gom 1 lần? ......................................................................................................................... Và vào thời gian nào? ......................................................................................................................... Câu 3: Thời gian thu gom trên đã hợp lý chưa? Hợp lý Bình thường Chưa hợp lý Vì sao chưa hợp lý? Và như thế nào thì hợp lý? .................................................................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Câu 4: Mức thu tiền phí vệ sinh của hộ/tháng là:............................nghìn đồng Hoặc .................................................nghìn đồng/năm. Câu 5: Mức phí vệ sinh này đã hợp lý chưa? Cao quá Hợp lý Thấp quá Câu 6: Nếu chưa hợp lý thì nên đóng mức phí vệ sinh là bao nhiêu? ......................................................................................................................... Câu 7: So với trước khi đóng phí vệ sinh thì vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn có tốt hơn không? Tốt hơn Không thay đổi Không có ý kiến Câu 8: Đánh giá công tác thu gom, xử lý RTSH hiện trên địa bàn thị trấn Tốt Bình thường Chưa tốt Câu 9: Trong tương lai Anh, chị có nhu cầu được thu gom, xử lý RTSH nữa không? Có Không Câu 10: Anh, chị có sẵn lòng chi trả phí vệ sinh môi trường khi mức phí này tăng lên theo quy định của Nhà nước không? Có Không NHÓM HỘ CHƯA ĐƯỢC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT Câu 1: Khu vực anh chị sống có điểm đổ rác chung nào không? Có Không Câu 2: Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình là như thế nào? Chôn lấp Đốt Thải tự do vào môi trường Hình thức khác............................................................................ Câu 3: Loại rác thải nào của hộ gia đình là khó xử lý nhất? .................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 4: Anh chị có mong muốn có tổ chức thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt không? Có Không Câu 5: Nếu phải đóng phí vệ sinh theo quy định của Nhà Nước là: 1500 (đồng/tháng ) để tổ chức trên hoạt động thì anh chị có đồng ý không? Có Không Câu 6: Theo Anh chị mức phí vệ sinh trên đã hợp lý chưa? Hợp lý Bình thường Không hợp lý Nếu chưa hợp lý thì nên đóng phí vệ sinh là bao nhiêu? ......................................................................................................................... Câu 7: Anh chị không đồng ý đóng góp quỹ trên vì lý do gì? Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm của địa phương Rác thải sinh hoạt có thể thải tự do ra môi trường Lý do khác:..................................................................................................... .......................................................................................................................Kiến nghị của Anh chị về vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên:......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................. Những người thuộc tổ vệ sinh môi trường 1. Thông tin về đơn vị được điều tra Tên đơn vị:............................................................................................ Số người trong tổ vệ sinh môi trường:.................................................. Trình độ học vấn:.................................................................................. 2. Nội dung điều tra Câu 1: Rác thải sinh hoạt bao lâu thì thu gom một lần? Và vào lúc nào? ......................................................................................................................... Câu 2: Trong 1 lần thu gom thì Chị thu được bao nhiêu xe rác? ………………………………………………………………………………. Câu 3: Rác thải sinh hoạt thu gom và xử lý có được phân loại không? Có Không Câu 4: Theo Chị trang thiết bị để phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt như thế nào? Đầy đủ Thiếu Thiếu rất nhiều Câu 5: Mức lương của Chị là:..................................nghìn đồng/tháng. Chị thấy mức lương đó có thỏa đáng không? Có Không → Tại sao?...................................................................... ........................................................................................................... Câu 6: Việc thu gom rác thải sinh hoạt có được tiến hành trên toàn khu vực thị trấn không? Có Không → Tại sao?...................................................................... ........................................................................................................... Câu 7: Chị có hài lòng với công việc này không? Hài lòng Bình thường Không hài lòng Câu 8: Theo chị ý thức của người dân về thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt là như thế nào? Tốt Bình thường Trung bình Kém Câu 9: Tổ vệ sinh môi trường có những buổi tuyên truyền, tập huấn cho người dân cách phân loại hay xử lý rác thải sinh hoạt không? Có Không Câu 10: Theo chị công tác quản lý RTSH ở thị trấn Tiên Yênhiện nay như thế nào? □ Tốt □ Bình thường □ Trung bình Kiến nghị của Chị về thu gom và xử lý rác thải: Thuận lợi......................................................................................................... ......................................................................................................................... Khó khăn......................................................................................................... .......................................................................................................................... Kiến nghị:........................................................................................................ ......................................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH CHỊ!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên- Huyện Tiên Yên- Tỉnh Quảng Ninh.doc
Luận văn liên quan