Đề tài Tìm hiểu về rào cản Kỹ thuật của EU với Việt Nam

Đây là bài tiểu luận cá nhân môn Kinh tế quốc tế của mình Đề tài: Tìm hiểu về rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mình làm khá công phu và chi tiết vì nó là bài giữa kỳ của mình hy vọng giúp cho các bạn được

docx37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về rào cản Kỹ thuật của EU với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
E (i) RoHS  (Restriction of the use of certain Hazardous Substances): Quyết định số 2002/95/EC, có hiệu lực kể từ 1/7/2006, quy định các thiết bị điện, điện tử lưu thông trên thị trường không được chứa bất kỳ một trong các hóa chất  bị cấm sử dụng: chì, thủy ngân, cadmium, hexavalent chromium, poly-brom biphenyl (PBB) hoặc ete diphenyl polybrom hóa (PBDE)… cũng như khuyến khích việc thu hồi và tái chế những sản phẩm này. Quyết định này được sửa đổi bằng Chỉ thị số 2008/35/EC.  (ii) WEEE (Waste Electrical and Electronic Equipment):  Chỉ thị số 2002/96/EC, quy định về rác thải (thu hồi và tái chế) đối với rác thải điện tử và thiết bị điện tử được sửa đổi tại Chỉ thị số 2008/34/EC. RoHS và WEEE là những văn bản pháp quy của EU, song trên thực tế đây chỉ là những văn bản mang tính định hướng cho các văn bản pháp quy của từng quốc gia thành viên, do vậy khi xuất khẩu những mặt hàng thuộc nhóm này, các doanh nghiệp (nhà sản xuất và xuất khẩu) vừa phải đáp ứng theo quy định của EU vừa phải đáp ứng các tiêu chuẩn của từng nước thành viên (những quy định của các nước thành viên có thể có những sự khác biệt). 2.1.3- FLEGT(Forest Law Enforcement, Governance and Trade) Quy định số 2173/2005 ngày 20/12/2005, quy định hệ thống cấp giấp phép nhập khẩu đối với gỗ, sản phẩm gỗ hoặc sản phẩm có thành phần gỗ nhập khẩu vào EU nhằm quản lý việc khai thác gỗ bất hợp pháp, ngăn chặn việc chặt, phá rừng bất hợp pháp, phá hủy môi trường thiên nhiên. Đây là một trong những quy định nhằm hạn chế nhập khẩu sản phẩm có sử dụng gỗ bất hợp pháp nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường và biến đổi khí hậu. EU khuyến khích các nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU ký Hiệp định nhằm quản lý và tổ chức thực hiện mục đích này và quy định các nước thành viên, các tập đoàn kinh doanh bán buôn, bán lẻ tham gia vào chương trình này. 2.1.3- Chính sách đầu tư (Comprehensive Investment Policy) Lĩnh vực đầu tư FDI, hiện nay văn bản pháp quy của EU chưa thống nhất về lĩnh vực này, từng nước thành viên áp dụng theo quy định riêng. Hiện EU đang soạn thảo các văn bản pháp quy về FDI chung. Rất nhiều vấn đề có liên quan đến FDI hiện nay đang được đặt ra và tìm cách tháo gỡ, trong đó chủ yếu vẫn là FDI giữa các nước thành viên EU và FDI giữa 1 nước thành viên EU với nước thứ ba... Việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào EU để sản xuất, chế tác, phân phối hàng trong tương lai là một trong những hướng cần được quan tâm nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường và tăng hàm lượng giá trị gia tăng sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực tái chế, chế biến, gia công để phân phối hàng tại EU. Lĩnh vực hệ thống bán buôn, bán lẻ được EU quản lý tương đối chặt thong qua hệ thống văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn và cấp phép rất phức tạp và khó khăn. 2.1.4- Luật hải quan mới Quy định số 450/2008 về hiện đại hóa hải quan, một số điều khoản có hiệu lực thực hiện kể từ 24/6/2009 và một số điều khoản khác sẽ có hiệu lực thực hiện từ 24/6/2013, theo hướng tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải khai báo trước nhằm chống gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả và chống khủng bố, thực hiện việc khai báo bằng điện tử và nối mạng giữa hải quan các nước thành viên. 2.1.5- Biến đổi khí hậu, môi trường Chính sách thương mại mới của EU là gắn thương mại với các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động nhà kính và khí thải. Nếu các nước đang phát triển thông qua và thực hiện các hiệp định quốc tế về môi trường có thể sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi phổ cập (GSP). EU chủ trương đẩy mạnh thương mại hàng hóa và dịch vụ gắn liền với môi trường, như các sản phẩm sử dụng năng lương tái tạo, quản lý rác thải và nguồn nước… cũng như khuyến khích phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực này. 2.1.6- Chính sách mới về các hiệp định thương mại (FTA) Chủ trương của EU là sẽ đàm phán đưa vấn đề môi trường và phát triển bền vững vào nội dung của các hiệp định ký với các đối tác. Các nhà hoạch định chính sách thương mại và các nhà đàm phán hiệp định thương mại của EU sẽ phối hợp chặt chẽ trong vấn đề này. Một số rào đối với một số mặt hàng công nghiệp (i)                Mặt hàng xe đạp: Mặt hàng này hiện đang bị tác động bởi các loại rào cản: thuế và chính sách thuế (GSP), thuế chống bán phá giá (Anti-dumping), thuế VAT, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về nhãn mác và an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng … Thuế GSP hiện hành (áp dụng đến cuối năm 2011) đối với xe đạp, có 123 nước được hưởng mức thuế ưu đãi 0% và 30 nước (trong đó có Việt Nam) hưởng mức thuế 10,5% , xe đạp điện là 2,5% và phụ tùng 1,2%. EU không áp dụng chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với trường hợp nhập khẩu phụ tùng từ nước thứ 3 để sản xuất xe đạp tại EU sau đó xuất khẩu sang nước khác. Thuế VAT, có 5 nước thành viên EU áp dụng giảm thuế VAT đối với lĩnh vực lắp ráp, sửa chữa xe đạp. Một số nước (Bỉ, Hà Lan, Anh ...) đang áp dụng chính sách miễn thuế nhằm giảm khí thải Co2 đối với những cán bộ đăng ký và đi xe đạp đến công sở làm việc. Một số Tập đoàn lớn đang đề nghị EU xem xét về thuế đối với vận tải, môi trường và năng lượng. Thuế Anti-dumping, do xe đạp có nguồn gốc từ Việt Nam đap bị áp mức thuế chống bán giá từ 15,8 – 34,5%, nên lượng xe đạp Việt Nam nhập khẩu vào EU giảm sút mạnh, Việt Nam hiện không còn nằm trong số 10 nước xuất khẩu xe đạp lớn nhất vào EU[2]. Tháng 7/2006, EU quy định tiêu chuẩn CEN đối với xe đạp và phụ tùng xe đạp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏ người tiêu dùng, theo đó các tiêu chuẩn kỹ thuật  phải phù hợp với Chỉ thị về an toàn sản phẩm số 2001/95/EC mới đủ điều kiện nhập khẩu và phân phối tại EU. Đối với tiêu chuẩn về độ an toàn đối với xe đạp dành cho trẻ em đang được soạn thảo. Các tiêu chuẩn này được áp dụng chung cho 27 nước thành viên EU, tuy nhiên không có văn bản pháp quy quy định bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn này, do vậy một số nước thành viên tùy ý lựa chọn tiêu chuẩn CEN hoặc tiêu chuẩn riêng của mình. Tiêu chuẩn mới EN 15194 có hiệu lực kể từ năm 2009 đối với xe đạp chạy bằng ắc quy, theo đó quy định về tiêu chuẩn ắc quy và các quy định  RoHS/WEEE đã nêu ở trên. (ii)             Nhóm hàng giấy dép, dệt- may mặc Nhóm hàng này thường bị hạn chế nhập khẩu bằng các loại rào cản kỹ thuật về thuế (trong đó chủ yếu là thuế chống bán phá giá), nhãn EC, quy định về nhãn mác, quy định về RoHS / WEEE và REACH, quy định về xuất xứ … o   Giầy dép: Kể từ 2006, giày mũ da Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, và mới đây tiếp tục bị gia hạn áp dụng với  mức thuế suất nhập khẩu là10%. Việc áp thuế này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp giày da Việt Nam và lượng hàng giầy cao cấp của Việt Nam xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, còn có quy định bắt buộc về cách thức ghi nhãn mác đối với các nguyên phụ liệu chính của giầy.  Kết quả là cũng như nhóm hàng xe đạp, Việt nam bị loại ra khỏi nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất vào EU. o   Nhóm hàng dệt – may mặc, bắt buộc phải có chứng chỉ sạch và thân thiện môi trường. (iii)           Một số nhóm hàng khác  2.2. Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp Khác với công nghiệp, nông nghiệp là lĩnh vực mà các nước phát triển chưa muốn tự do hóa thương mại và thực hiện chính sách bảo hộ thông qua nhiều loại rào cản khác nhau. Chính sách bảo hộ nông nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế và là một trong những ưu tiên hàng đầu của EU. Hiện có tới 56% dân số và 91% điện tích đất của EU thuộc lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp, trong đó lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt. Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống chiếm vị thế hàng đầu, với sản lượng đạt trị giá khoảng 600 tỷ euro/năm, chiếm khoảng 15% tổng lượng sản xuất công nghiệp, sử dụng 2,6 triệu lao động, trong đó khoảng 30% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp đạt 220 tỷ euro, cung cấp 7,5 triệu lao động hàng năm với trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng thực phẩm và đồ uống đạt trị giá 50 tỷ euro/năm. Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU được đánh giá ở mức cao nhất trên thế giới, dưới hình thức ban hành nhiều Luật, nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị về quy đinh nhập khẩu, thực thi chính sách thị trường nông sản EU chung (CMP)[3]các biện pháp hạn chế nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bảo hộ sở hữu trí tuệ...... bao trùm lên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiếp thị ...không chỉ chi phối các hoạt động bên trong lãnh thổ EU mà còn chi phối cả những hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyển tại các nước xuất khẩu. a) Các loại rào cản “hữu hình” đang được EU áp dụng gồm:   - Thuế và chính sách thuế: Các điều kiện để loại trừ hoặc cho phép được hưởng thuế ưu đãi (GSP); áp dụng các mức thuế suất nhập khẩu khác nhau (thuế MFN, thuế tuyệt đối, thuế phụ thu, VAT...); - Hoàn thuế VAT sau khi xuất khẩu (đối với một số lĩnh vực sản phẩm theo quy định, sẽ được bồi hoàn số thuế VAT và thực hiện theo tùy nước và các mức khác nhau); - Áp đặt bảng giá giá tối thiểu theo mùa vụ để tính thuế nhập khẩu ...;  - Quy định về hạn ngạch nhập khẩu:  hạn ngạch thuế quan[4], - Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu; - Áp dụng các loại rào cản kỹ thuật: SPS/TBT, Luật thực phẩm, Luật về chất lượng sản phẩm, giám sát và kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật bảo hộ sức khỏe người tiêu dùng, kiểm tra chất độc hại và dư lượng kháng sinh; - Quy định về nhãn mác; - Quy định về bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu của EU, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý; - Quy định bao bì đóng gói; - Quy định về thực phẩm biến đổi gien, thực phẩm mới, thực phẩm chức năng; - Tiêu chuẩn về môi trường sinh thái, và điều kiện lao động … b) Các loại rào cản “vô hình” -  Trợ cấp cho lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài các khoản trợ cấp trực tiếp cho từng lĩnh vực sản xuất, EU còn hỗ trợ gián tiếp thông qua các chương trình: + Các chương trình hỗ trợ đặc biệt nhằm giúp cho nông dân tự do lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với diễn biến cung cầu thị trường mà vẫn được hưởng khoản trợ cấp trực tiếp không thay đổi + Chương trình lương thực, thực phẩm cấp miễn phí cho người nghèo, với số tiền hàng năm khoảng 500 triệu Euro, trong đó EU đóng góp 75% (giai đoạn 2010-2012) và 50/50 (2013-2015). Chương trình này giúp trợ giá cho nông dân và đảo kho dự trữ; + Chương trình cung cấp rau, quả tươi cho trẻ em bắt đầu từ năm 2009/2010 với nguồn ngân sách của EU hàng năm khoảng 90 triệu Euro; + Chương trình cung cấp miễn phí sửa và sản phẩm sữa đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học (hơn 300 ngàn tấn sữa, tương đơng 50 triệu euro được cung cấp hàng năm cho học sinh EU); -  Chiến dịch quảng bá sản phẩm trang trại của EU về chất lượng, giá trị dinh dưỡng và sự an toàn VSTP, phương pháp chế biến, bảo hộ chỉ dẫn xuất xứ, bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Chương trình quảng bá này được thực hiện trên các phương tiện truyền thông, dưới mọi hình thức khác nhau: họp báo, hội thảo, quảng cáo tại các cửa hàng, quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, internet, các bài nghiên cứu về đánh giá kết quả khoa học, bài viết về thị trường ... chương trình quảng bá này do một hoặc một số công ty chuyên ngành của các quốc gia thành viên thực hiện, kể cả Ủy ban EU và chính phủ các nước thành viên cũng thực thi chiến dịch quảng bá này, các báo chí, hãng thông tấn cũng tham gia vào chương trình này. Chương trình do EU tài trợ 50%, các tổ chức chuyên ngành đóng góp 20%, số còn lại do chính phủ các nước thành viên hỗ trợ. 15 sản phẩm nông nghiệp được tham gia chương trình quảng bá này. Chương trình quảng bá được thực hiện trong và cả bên ngoài EU; - Các tiêu chuẩn riêng do các tập đoàn bán lẻ đề ra về kích cở, mầu sắc, phân loại ... Rào cản áp dụng riêng đối với từng loại sản phẩm cụ thể khác nhau: 2.2.1- Gạo - Sản xuất: Diện tích trồng lúa tại EU tương đối ổn định từ 2004 – 2009 giao động trong khoảng từ 413 - 428 ngàn ha, sản lượng tại EU27 niên vụ 2007/2008 đạt 1,68 triệu tấn và sản lượng từ niên vụ 2004/2005 đến niên vụ 2007/2008 giảm 178 ngàn tấn. - Tiêu thụ: mức tiêu thụ tính chung dành cho sản xuất công nghiệp và tiêu thụ tư nhân của EU25 trong khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn/năm, và khoảng 2,5 triệu tấn/năm đối với EU27. - Nhập khẩu: mức nhập khẩu gạo trong năm 2008-2009 tăng 33% cao hơn mức nhập khẩu các năm trước. EU nhập khẩu gạo chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan (gạo Basmati), Hoa Kỳ (gạo đánh bóng) và Thái Lan (gạo đã xay tách vỏ). - Rào cản áp dụng:  hạn ngạch, thuế tuyệt đối, giấy phép nhập khẩu, xuất xứ. --Thuế nhập khẩu  (thuế tuyệt đối) Loại gạo mức cao nhất (€/t) mức áp dụng (€/t) Lúa (không bị giới hạn bởi Hiệp định) 211 211 Gạo đã xay, tách vỏ 65 30 - 42,5 - 65 Gạo đánh bóng hoặc bán đánh bóng 175 145 - 175 Gạo tấm 128 65 Gạo Basmati -- -- -- Hiệp định về hạn ngạch và thuế nhập khẩu gạo ký với các đối tác: --- Hiệp định với Ấn Độ và Pakistancó hiệu lực từ 9/2009 đối với loại gạo Basmati (đã xát vỏ) với mức thuế suất bằng 0%:  chỉ định 9 công ty đầu mối (4 của Pakistan và 5 của Ấn độ kể cả 3 công ty liên doanh Pakistaan-Ấn Độ) và phải có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp. --- Hiệp định ký với Hoa kỳ từ năm 2005, phương pháp tính thuế theo nguyên tắc “tối huệ quốc (MFN)” và có điều khoản truy hoàn thuế đối với gạo đã xát vỏ: mức hạn ngạch nhập khẩu 431 678 tấn/năm với mức tăng trưởng hàng năm là 10% (tương đương 6.000 tấn) và có điều khoản tham vấn đối với mức tăng hàng năm; nếu lượng xuất khẩu thấp hơn 15% mức hạn ngạch thì áp dụng mức thuế nhập khẩu cho 6 tháng tiếp theo là 30euro/tấn, nếu vượt mức hạn ngạch 15% mức thuế là 65euro/tấn và nếu mức nhập khẩu trong khoảng -15% đến 15% thì mức thuế áp dụng là 42,5 euro/tấn. Mức thuế nhập khẩu sẽ được xem xét điều chỉnh 2 năm/lần theo hướng lượng xuất khẩu tăng thì mức thuế sẽ tăng theo và ngược lại. Áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập  khẩu. --- Hiệp định ký với Thái Lan năm 2005, phương pháp tính thuế theo nguyên tắc “tối huệ quốc (MFN)” và có điều khoản truy hoàn thuế đối với gạo đã xát vỏ và gạo bán xát vỏ. Về cơ bản tương tự như Hiệp định ký với Hoa Kỳ, nhưng đơn giản hơn: mức hạn ngạch nhập khẩu hàng năm là 337.168 tấn, với mức tăng trưởng hàng năm là 10%, nếu lượng nhập khẩu không vượt mức hạn ngạch sẽ áp dụng mức thuế 145 euro/tấn, nếu vượt quá 15% mức hạn ngạch mức thuế là 175 euro/tấn, ngoài ra Thái lan còn được xuất khẩu số lượng 13.500 tấn/năm với mức thuế bằng 0%. Lượng hạn ngạch đối với gạo tấm là 100 ngàn tấn với mức thuế suất nhập khẩu là 65%, áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu. 2.2.2-Nhóm sản phẩm động vật và sản phẩm thịt: - Các rào cản EU đang áp dụng chung nêu trên và: - Quy định về kiểm soát tình hình dịch bệnh trong nước xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh động vật. Nước xuất khẩu phải là thành viên của Tổ chức thế giới về sức khỏe động vật (OIE) và phải thực hiện theo quy định về kiểm soát, cập nhật thông tin về  tình hình dịch bệnh, sức khỏe động vật trong nước. - Quy định về cập nhật thông tin về sức khỏe động vật đối với lô hàng xuất khẩu vào EU (khuyến khích việc cập nhật thông qua internet theo chương trình TRACE) - Quy định về kiểm soát về dư lượng kháng sinh, chất gây bệnh, chất phụ gia trong thuốc thú y và thức ăn gia súc tại nước xuất khẩu và tại EU, thực hiện chương trình nhà máy chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed)... - Quy định về kiểm tra vi sinh (nguồn gây bệnh, đặc biệt là khuẩn samonella, listeria); - Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS)/TBT từ cơ sở chế biến đến tay người tiêu dùng. Các cơ sở chế biến của nước xuất khẩu  phải được EU kiểm tra và công nhận theo nguyên tắc HACCP. Quy định về cơ sở chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tốt (GM Food and Feed) - Quy định về kiểm tra thú y và sản phẩm động vật tại cửa khẩu nhập khẩu. Động vật sống và sản phẩm thịt chế biến có xuất xứ chỉ được nhập khẩu vào EU sau khi đã được kiểm tra tại cửa khẩu - BIP (Veterinary Border Inspection Ports). Riêng về việc kiểm tra tại cửa khẩu, có khoảng 16 quyết định, chỉ thị, quy định, hướng dẫn khác nhau; - Quy định về cấp giấy phép nhập khẩu và lưu thông tại EU (Common Veterinary Entry Document –CVED); - Quy định về hàng quá cảnh.... 2.2.3- Gia cầm và sản phẩm gia cầm -         Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết, -         Áp dụng mức thuế nhập khẩu ở mức cao, trong trường hợp hàng nhập khẩu có nguy cơ đe dọa thị trường nội khối, có thể áp dụng mức thuế phụ thu. -         Hạn ngạch thuế quan theo nguyên tắc “đến trước, được trước” -         Trong trường hợp giá cả tăng đột biến, có thể áp dụng các biện pháp thích ứng trên cơ sở tham vấn giữa Hội đồng, Ủy ban và  Quốc hội. -         Hoàn thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu. -         Có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ trong những trường hợp có nguy cơ gây tác động xấu đến xuất khẩu và nhập khẩu, -         Trợ cấp nhà nước trong trường hợp có dịch bệnh, -         Quy định định giá tối thiểu; -         Các rào cản khác ... 2.2.4- Rau và hoa tươi (thuộc nhóm mã số HS 0601, 0602, 0603 và 0604) i) Tiêu chuẩn SPS: các yêu cầu về sức khỏe cây trồng, truy xuất nguồn gốc, khoanh vùng cây tránh nhiễm bệnh, quản lý loại bệnh, xử lý nguy cơ mầm bệnh, đánh giá rủi ro và nguy cơ lây nhiễm, cấp phép về chất lượng sức khỏe cây trồng (tại nước xuất khẩu và nước nhập khẩu), kiểm tra vệ sinh an toàn cây trồng,...; ii) Tiêu chuẩn TBT: quy định về tiếp thị bán hàng,  quy định tiêu chuẩn riêng biệt, quy định về bao bì, nhãn – mác, cách trình bầy, quy định về dư lượng kháng sinh, chất độc hại, các quy định về biến đổi gien, ... iii)  Các tiêu chuẩn về môi trường, điều kiện lao động ...  iv)  Các tiêu chuẩn riêng của các tập đoàn, siêu thị của EU (kích cỡ, phân loại, yêu cầu về chất lượng tối thiểu ...); iv)  Thủ tục hải quan; v) các tiêu chuẩn khác ... Kể từ ngày 01/7/ 2009, Quy định số 1221/2008 (sẽ sớm được bổ sung vào CMO) về bãi bỏ các tiêu chuẩn tiếp thị, bán hàng (marketing Standard) hiện tại đối với 26 sản phẩm: mơ, atisô, măng tây, cà tím, lê, đậu, cải bắp, cà rốt , hoa lơ, cần tây, bí xanh, dưa chuột, trồng nấm, tỏi, quả hạch, bắp cải, tỏi tây, dưa hấu, hành tây, đậu Hà Lan, mận, cần tây có gân, rau bina, quả óc chó, nước dưa hấu và rau diếp xoăn và đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn mới áp dụng chung đối với tất cả các loại rau và trái cây tươi (trừ 10 loại trái cây và rau quả vẫn thực hiện theo tiêu chuẩn marketing cũ là: táo, cam chanh quả, quả kiwi, lettuces, đào và quả xuân đào, lê, dâu tây, ớt ngọt, nho và cà chua). Các loại rào cản về thuế đối với rau, quả tươi gồm: áp đặt khung giá nhập khẩu tối thiểu để tính thuế, thuế môi trường, thuế VAT, phí giám định ... 2.2.5- Mặt hàng cà phê: EU là khu vực không trồng cà phê, tuy nhiên lại là thị trường tiêu thụ lớn cà phê và có nhiều công ty chế biến cà phê với các thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Chính vì vậy chính sách của EU là khuyến khích nhập khẩu cà phê nguyên liệu và hạn chế nhập khẩu đối với cà phê chế biến. Đối với mặt hàng café chế biến, EU quy định mức hạn ngạch nhập khẩu (Cà phê chế biến thuộc danh mục hàng hạn chế nhập khẩu[5]), và mức thuế suất thuế nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với cà phê nguyên liệu, ngoài ra còn áp dụng thuế phụ thu, thuế VAT áp dụng đối với đối với từng loại sản phẩm khác nhau và thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp xử lý hương vị cà phê chế biến ... Ngoài ra còn áp dụng kiểm tra chặt chẽ về dịch bệch, kiểm soát các chất gây nghiện và chất độc hại khác (Quy định số 466/2001 về thực hiện kiểm soát chất lượng, chất độc hại, gây nghiện đối với cà phê hòa tan và phương pháp xử lý hương vị cà phê chế biến...) gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các tiêu chí ảnh hưởng tới môi trường và điều kiện lao động. 2.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người là 22 kg/người/năm (mức trung bình của thế giới là 16,1kg/người/năm). Ngành công nghiệp đánh bắt cá của EU chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hàng năm EU phải nhập khẩu khoảng 16 tỷ euro cá và sản phẩm cá hàng năm để phục vụ cho công nghiệp trong nước (chế biến để tái xuất khẩu với giá trị gia tăng) và tiêu dùng trong nước. Cá nuôi trồng nước ngọt chiếm 20% sản lượng cá, với 65 ngàn lao động và kim ngạch hơn 3 tỷ euro/năm. Phi lê cá tra, ba sa, tôm đông lạnh và nhuyễn thể hai mảnh vỏ là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt nam xuất khẩu sang thị trường EU và chiếm thị phần tương đối lớn: phi lê cá tra- ba sa xếp thứ 1 và tôm sú đông lạnh xếp thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào EU. Kim ngạch mặt hàng thủy sản chế biến đang có xu hướng tăng dần. Các nhóm sản phẩm này hầu hết xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên không bị giới hạn về hạn ngạch, thuế suất thuế nhập khẩu, song những quy định về quản lý và giám sát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, nhãn mác ... là những trở ngại chính. 2.3.1. Rào cản chung: -         Thuế GSP, chống bán phá giá ; -         Hạn ngạch thuế quan tự quản (Autonomous Tariff Quota – ATQ) đối với một số sản phẩm theo mức thuế ưu đãi từ 0-4-6%; -         Quy định SPS/TBT theo tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)); -         Giám sát và kiểm tra chất lượng nhập khẩu; -         Cấp phép nhập khẩu; -         Nhãn mác môi trường. -         Các quy định của các tập đoàn bán lẻ (private food standards của các tập đoàn bán lẻ về tiêu chuẩn EurepGAP) 2.3.2. Một số rào cản cụ thể mới: - EU đang dự thảo chỉnh sửa chính sách thủy sản (Common Fisheries Policy), dự kiến sẽ được hoàn tất dự kiến vào năm 2013, theo hướng các thông tin (về sản phẩm, phương thức sản xuất và xuất xứ), kiểm soát, và điều kiện bảo vệ môi trường thiên nhiên cần được bổ sung đầy đủ hơn, giám sát chặt chẽ hơn....  - Chính sách bảo vệ môi trường biển. Chỉ thị số 2008/56/EC ngày 17/6/2008 về quản lý đánh bắt cá bằng các thiết bị thân thiện với môi trường, theo đó hạn chế số lượng đánh bắt cá, để giảm tác động lớn hơn đến môi trường biển, bảo vệ các các loài thủy sản, do việc đánh cá hủy diệt gây ra, nâng cao  nhận thức về bảo vệ môi trường biển.  - Ngày 25/8/2010, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance) đã thông báo về việc hoàn thành quy định về thực tiễn tốt (Best Aquaculture Practice - BAP) đối với thuỷ sản làm tiêu chuẩn cho việc chứng nhận các trại nuôi cá tra. Chương trình BAP là một chương trình toàn diện dựa trên số liệu chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản, cả trang trại và nhà máy chế biến, bao gồm các tiêu chuẩn về trách nhiệm môi trường và xã hội, quyền lao động, phúc lợi động vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. tiêu chuẩn BAP cũng đã được phát triển cho tôm, cá rô phi và kênh trang trại nuôi cá da trơn, trại và nhà máy chế biến. BAP cũng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học, đất và quản lý nước, và quản lý thuốc và hóa chất, giám sát chất lượng nước và nước thải... - Quy định IUU(Illegal, Unreported and Unregulated) và ảnh hưởng đến Việt nam (Các văn bản pháp quy số:  1005/2008, 1010/2009, 86/2010 và 468/2010): Chính sách mới (IUU) có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2010, về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt. Cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận rằng thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản (trừ cá nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm như sò, hàu, trai sông…) Tác động của IUU đối với Việt nam: việc đăng ký, đăng kiểm tầu cá, quản lý  khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như việc kiểm tra hoạt động, ghi nhật ký khai thác, gắn thiết bị định vị vệ tinhvà kiểm soát ngư trường khai thác ... gặp nhiều khó khăn cả về nhân lực và tài chính, trong khi đó tập quán mua nguyên liệu trực tiếp từ các tầu cá, từ thương lái gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc và xuất xứ và tăng chi phí của ngư dân, cơ sở sản xuất... Chú thích: [1]Malaysia xếp thứ 16 với kim ngạch đạt trị giá 14,7 tỷ euro, chiếm 1,2% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của các nước vào EU; Singapore xếp thứ 17 với kim ngạch 14,6 tỷ euro, chiếm 1,2% thị phần, Thái Lan xếp thứ 18 với kim ngạch 14,3 tỷ euro, chiếm 1,2% thị phần và Indonesia xếp thứ 19 với kim ngạch 11,7 tỷ ero, chiếm 1,0% thị phần. [2]Năm 2008 và 2009 10 nước xuất khẩu xe đạp lớn nhất sang EU là Đài Loan, Thái Lan, Srilanka, Tunisie, Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Indonesia, Bangladesh và Malaysia. [3]Quyết định số 1234/2007 về tổ chức thị trường nông sản thống nhất (single common market Policy -(CMP) áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp và đưa ra nguyên tắc tiếp thị, bán hàng đối với các mặt hàng gạo, đường, thịt bò, thịt bê, sữa và sản phẩm sữa, trứng và thịt gia cầm, dầu ô liu, rau và hoa quả tươi, các sản phẩm chứa chất béo và rượu vang. [4]Theo COP, các mặt hàng quy định phải có hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu là: ngũ cốc, dầu lanh, dầu ôliu, rau và trái cây (tươi hoặc đã chế biến), hạt giống, thịt bò và thịt bê, thịt cừu, thịt lợn, sữa và các sản phẩm sữa, trứng, thịt gia cầm, rượu mạnh, rượu vang, đường và gạo. [5]Hà Lan, Tây Ban Nha… quy định  người mang quốc tịch ngoài EU mang vượt quá mức trên 500 gr hoặc 200 gr càfê đã chiết xuất khi nhập khẩu, thì sẽ phải nộp thuế VAT, thuế nhập khẩu và các loại phí hải quan khác tùy theo mức độ vi phạm …) [6]ví dụ trường hợp EU quy định khi giết mổ phải sử dụng hóa chất tẩy rửa có xuất xứ của EU hiện nay đang bị một số nước kiện. [7]Mới đây ngày 4/8/2010 EU chi khoản tiền hỗ trợ tài chính 64 triệu Euro cho Mauritania theo Hiệp định hợp tác đánh bắt thủy sản. [8]ví dụ trên web site của hãng phân phối hàng thủy sản lớn của EU đăng các bức ảnh, video clip  nêu hàng thủy sản của Việt nam nuôi  trong môi trường ô nhiễm. IV. KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1, Nguyên nhân gây nên tranh chấp thương mại đối với Việt Nam Kinh tế VN trong 25 năm qua đã phát triển với nhịp độ cao và bền vững. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN đã có sự bứt phá về số lượng lẫn chất lượng, khiến nhiều quốc gia “để mắt” hơn đến hàng hóa của VN. Song, kinh tế VN đã hội nhập sâu và rộng với thế giới nên việc hàng hóa vấp phải hàng rào tự vệ của các nước. Hội nhập kinh tế, hàng rào thuế quan đã và được dỡ bỏ dần, thay vào đó các quốc gia chỉ còn cách duy nhất là phải dựng lên thật nhiều các hàng rào kỹ thuật trong thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân mà lâu nay chúng ta chưa khắc phục được, đó là việc xuất khẩu quá nhiều và chỉ tập trung vào một số thị trường như Mỹ và EU. Thông thường, khi hàng hóa của VN xuất khẩu vào các thị trường này chiếm khoảng 3% tổng số hàng nhập khẩu, ngay lập tức họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. 2. Khó khăn đối với Việt Nam Các loại rào cản thương mại sẽ ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Bên cạnh các rào cản về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu với các sản phẩm công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh với hàng nông, thủy sản thì những quy định về xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn môi trường cũng sẽ ngày càng nhiều và khó khăn hơn. Ngoài ra, việc một số nước đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật không ngoài mục đích là hạn chế nhập khẩu, đã làm cho nhiều DN xuất khẩu của VN trở nên lúng túng. Tại thị trường EU, thách thức lớn nhất của các DN khi thâm nhập vào đây là việc công bố xuất xứ hàng hóa. Lý do chính là vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN như đồ gỗ, dệt may, da giày đều phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nếu chúng ta không minh bạch trong việc công bố xuất xứ hàng hóa thì nhiều khả năng sẽ bị vướng vào các vụ kiện tụng. Hậu quả để lại cho các ngành sản xuất bị kiện là vô cùng lớn và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục. EU là thị trượng XK lớn thứ hai của VN. Nhiều mặt hàng XK chủ lực của VN như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, hải sản... đang chịu áp lực lớn từ các hàng rào kỹ thuật của thị trường này. Trong các thách thức mà DN VN gặp phải khi thâm nhập thị trường EU, một trong những rào cản đáng kể nhất phải tính đến đó là việc công bố xuất xứ hàng hóa XK. Bởi lẽ, các ngành mũi nhọn trong XK như dệt may, da giày, đồ gỗ... của nước ta dựa vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là chủ yếu (khoảng 70-85%). Điển hình là mặt hàng giày mũ da của VN, với mức áp thuế chống bán phá giá lên đến 10% của UB Châu Âu từ đầu năm 2010 khiến kim ngạch XK giày dép của VN vào thị trường Châu Âu giảm đáng kể. Một mặt hàng khác còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn là xe đạp. Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp thuế chống bán phá giá ở mức 15,8-34,5% đối với xe đạp của VN. Sau 5 năm áp mức thuế chống bán phá giá, ngành xe đạp của VN gần như kiệt quệ. Lượng xe đạp XK sang thị trường EU giảm mạnh, từ 1.067.772 chiếc năm 2005, xuống 21.421 chiếc năm 2009. Giá trị XK cũng giảm nghiêm trọng, đặc biệt, năm 2007, giảm tới 95,3% so với năm 2006. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm VN phải đối mặt với vài chục vụ kiện liên quan đến chống trợ cấp, chống bán phá giá. Trong năm 2010, dự kiến, số vụ kiện khoảng trên 100 vụ. Với đà hội nhập hiện nay, con số đó có thể tăng lên vài trăm vụ mỗi năm, trong thời gian tới. Thách thức lớn nhất của các DNVN là phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như một loại ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, trình độ công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, nhiều DNVN khó có thể áp dụng ngay tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của mình. Theo đó, DN thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hàng hóa cùng loại, khiến DN khó có những bước đi thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của mình, đặc biệt là chất lượng. Môi trường kinh doanh, pháp lý không ổn định và năng lực quản lý còn yếu là những thách thức của DN. Có khá nhiều DN áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của các nước mà họ định đưa mặt hàng vào, nhưng họ lại không đầu tư cho việc mua thiết bị để thử nghiệm. Kết quả mang lại không đạt được như ý muốn. Đây là hạn chế lớn, các DNVN cần phải ý thức để vượt qua Các DN xuất khẩu thủy sản cũng đang gặp khó bởi Luật IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing - những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp không có báo cáo và không theo quy định), được EU áp dụng từ ngày 1-1-2010. Theo đó, tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác..., nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Đây là yêu cầu khó đáp ứng được trong thời gian còn lại của năm 2009 khi EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của VN. Ảnh hưởng nhiều nhất của quy định này là ngành đánh bắt và xuất khẩu cá ngừ, vì nếu thu mua sản phẩm không có chứng nhận khai thác sẽ không được chấp nhận ở châu Âu. Các nhà chế biến cá ngừ phải cung cấp một giấy chứng nhận khai thác ghi chi tiết nơi sản phẩm được đánh bắt, khối lượng cũng như nguồn gốc của sản phẩm. Chính sách này có thể trở thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản VN vì ngành đánh bắt hải sản của VN có quy mô nhỏ lẻ, trình độ của nhiều ngư dân còn hạn chế. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhất định khi Quy định 1005/2008 của Ủy ban châu Âu (EC) có hiệu lực (ngày 1/1/2010). Theo Quy định 1005/2008 ngày 29/9/2008 của EC về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU), mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc Giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu). Các giấy tờ này phải được cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu xét duyệt trước khi hàng về đến cửa khẩu của nước đó. IUU cũng nêu rõ, EU cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản có nguồn gốc khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Trường hợp nước xuất khẩu nhập nguyên liệu chế biến từ nước khác chỉ được chấp nhận khi có bản cam kết của nhà máy chế biến kèm theo giấy chứng nhận khai thác theo quy định và phải được chứng thực độ chính xác của thông tin bởi các cơ quan có thẩm quyền của nước khai thác. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, có ít nhất 12 thông tin cần khai báo trong Giấy chứng nhận khai thác (tên tàu, tên chủ tàu, số đăng ký của tàu, giấy phép khai thác, mô tả hải sản khai thác được…). Bản cam kết của nhà máy chế biến cũng yêu cầu số giấy chứng nhận khai thác, tên tàu khai thác, mô tả hoạt động đánh bắt, khối lượng khai thác, chế biến, tên, địa chỉ nhà máy chế biến, DN xuất khẩu, mã số xuất khẩu, ngày cấp chứng thư vệ sinh... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhận định, IUU đòi hỏi sự thay đổi cả một hệ thống từ cơ quan quản lý đến các địa phương, ngư dân, DN chế biến và xuất khẩu. Việc này là rất khó khăn, bởi đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực đáp ứng các điều kiện theo IUU. Thống kê của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hiện cả nước có khoảng 130.000 tàu khai thác đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác đánh bắt vẫn mang đặc thù là quy mô nhỏ, nhận thức của người dân chưa cao. mặc dù tổng sản lượng thủy sản khai thác của cả nước vào khoảng 2 triệu tấn/năm, nhưng Việt Nam chưa hình thành được đội tàu khai thác quy mô lớn, hầu hết ngư dân ra khơi riêng lẻ, không những khó quản lý, mà việc thông tin tới ngư dân về áp dụng các quy định mới cũng rất khó khăn. Theo Luật Quốc tế, ngư dân có quyền khai thác đánh bắt trong phạm vi lãnh hải của mình, tuy nhiên, yêu cầu cụ thể hóa vùng khai thác, ngày khai thác là rất khó đối với ngư dân”, ông Phương nói và cho rằng, việc thay đổi phương thức hoạt động trong cộng đồng ngư dân là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các quy định của IUU. Phân tích về ảnh hưởng của IUU đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, VASEP nhận định, trong giai đoạn đầu, IUU sẽ có tác động không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU. Thống kê cho thấy, EU hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 40% tổng lượng thủy sản xuất khẩu). Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu trên 40 sản phẩm thủy sản chế biến từ khai thác sang EU với khối lượng đạt gần 85.000 tấn (chiếm 24,2% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu vào EU), với giá trị kim ngạch đạt 383 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2009, sản phẩm này xuất sang EU đạt gần 40.000 tấn. Bộ NN&PTNT đã thành lập Tổ công tác để triển khai các yêu cầu theo Quy định 1005 của EC. Tuy nhiên, theo một thành viên trong Tổ công tác, khả năng hoàn thành các yêu cầu của EC là rất khó, bởi thời điểm thực hiện IUU chỉ còn chưa đầy 4 tháng. V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Định hướng từ phía doanh nghiệp Hàng xuất khẩu của VN đi thị trường các nước ngày một khó hơn do vướng các rào cản kỹ thuật được nhiều nước dựng lên. Chủ động để vượt rào cản là cách nhiều hiệp hội ngành hàng đang làm nhằm tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy Để vượt qua rào cản về kỹ thuật của các nước, các DNVN cần lưu ý mấy điểm chính: hàng hóa phải đáp ứng được chất lượng, các vấn đề về an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm), bảo vệ môi trường… Việc áp dụng các tiêu chuẩn từ các nước tiên tiến không khó do các nước đã có sẵn các bộ tiêu chuẩn. Chỉ cần chúng ta đầu tư thiết bị, học hỏi và sản xuất theo công nghệ của họ là được. Chẳng có nước nào bắt chúng ta phải trả tiền khi sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của họ. Điều quan trọng là khi sử dụng, các DN cần phải chọn đúng những nước tiêu biểu, hàng hóa của họ có ảnh hưởng lớn đến khu vực và các nước trên thế giới. Tự xây dựng các bộ tiêu chuẩn nội bộ tương thích với các tiêu chuẩn tiên tiến trong khi chưa có tiêu chuẩn VN (TCVN) và xin công nhận sự hợp chuẩn của các tiêu chuẩn đó. Các tiêu chuẩn thường không khác biệt ở các phần cơ bản, nhưng mỗi tiêu chuẩn có điểm khác biệt riêng, như kích thước, phương pháp và điều kiện thử nghiệm. Các tiêu chuẩn này thường được soát xét khi cần thiết và cập nhật thường xuyên. Thậm chí một số khách hàng muốn cung ứng theo đúng mẫu, đảm bảo chất lượng của họ đề ra, để từ đó họ dễ dàng kiểm soát, kiểm tra từng công đoạn cho phù hợp. Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, để giảm thiểu rủi ro, các DN cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” như một số ngành hàng hiện nay. Một thói quen rất có lợi cho các DN là trước khi muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó, cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật của đối tác. Cần tham vấn pháp luật trong mọi trường hợp để đề phòng bất trắc chúng ta sẽ ứng xử nhanh nhằm làm giảm thiệt hại ở mức tối thiểu. DN cần xây dựng tính cộng đồng DN VN cao hơn nữa để tương trợ lẫn nhau. Đặc biệt, với hệ thống cảnh báo sớm sẽ được vận hành, phần nào hỗ trợ các DN nhận biết được cách phòng vệ trong thương mại. Hơn tất cả, tự thân mỗi DN cần đầu tư để đa dạng và nâng cao chất lượng giúp cạnh tranh tốt hơn thay vì phải cạnh tranh bằng cách hạ giá sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm VN thâm nhập sâu và rộng trên thị trường quốc tế. Trong thương mại hàng hóa tồn tại hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Tổ chức Thương mại Thế giới chủ trương giảm dần và loại bỏ những hàng rào mang tính cản trở thương mại để có một nền thương mại thế giới ngày càng tự do và bình đẳng hơn. Hàng rào kỹ thuật là một loại hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa... Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu. Phải tìm cách thích ứng Thực tế các hàng rào thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặt nghèo với mục đích hạn chế nhập khẩu và áp dụng cho các nước trên toàn thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không còn cách nào khác là phải chấp nhận. Bộ Công Thương cho rằng, vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Để chủ động, điều đầu tiên là doanh nghiệp cần phải nắm thật kỹ các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu mà không có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu. Chẳng hạn, liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập và sử dụng trong ngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó, bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng. Đối với các vụ kiện, các doanh nghiệp cần tìm hiểu lý do vì sao bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện đã qua cho thấy, doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, thậm chí giảm thiểu thiệt hại. Sự chủ động còn thể hiện ở việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất. Một giải pháp khác khá quan trọng đó là điều tiết thị trường. Tuy nhiên, việc này phải do cơ quan quản lý chức năng thực hiện bởi thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận. Cơ quan quản lý cần sớm có cảnh báo cho doanh nghiệp về việc mặt hàng nào đó quá tập trung vào thị trường, có sự tăng trưởng nóng… để điều tiết xuất khẩu. Đối với những tàu công suất nhỏ, nên cho phép doanh nghiệp xin giấy chứng nhận chung cho một nhóm tàu đánh bắt ở cùng một khu vực. Hiện nay sản phẩm hải sản thu mua từ các tàu công suất trên 90CV của công ty chiếm 60%, 40% còn lại là mua từ các tàu nhỏ. Bên cạnh đó, việc thông tin tuyên truyền về quy định IUU và Quy chế chứng nhận cần được phát huy nhiều hơn, vì cho đến thời điểm này, vẫn có những chi cục địa phương và doanh nghiệp chưa nắm rõ về việc thực hiện quy định và quy chế như thế nào. Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ  sản (Nafiqad), thủy sản được đánh bắt trước ngày 1/1/2010 mà xuất khẩu vào sau ngày 1/1/2010 thì vẫn chưa cần phải tuân thủ IUU. Nafiqad đã yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU rà soát, thống kê chính xác khối lượng nguyên liệu, thành phẩm có nguồn gốc khai thác năm 2009 nhưng dự kiến xuất khẩu vào EU sau ngày 1/1/2010. Các báo cáo này phải gửi về Cục và Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng phụ trách tại địa bàn trước ngày 20/12/2009 để tổng hợp gửi cơ quan thẩm quyền EU. Nếu doanh nghiệp không gửi báo cáo, khi phát sinh vướng mắc trong việc xuất khẩu các lô hàng sau thời điểm quy định IUU có hiệu lực, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan thẩm quyền EU. Nhằm đốc thúc việc triển khai IUU nhanh hơn nữa cho kịp thời điểm có hiệu lực, Nafiqad cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu vào EU chỉ được phép chế biến nguyên liệu nhập khẩu có đầy đủ giấy chứng nhận khai thác hợp pháp và đáp ứng Quy định IUU do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp để xuất khẩu vào EU. Các doanh nghiệp phải chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu EU để có những yêu cầu cụ thể về chứng nhận khai thác theo Quy định IUU kèm theo lô hàng xuất khẩu vào EU sau khi quy định này có hiệu lực 2. Định hướng từ phía Nhà nước Nhằm giảm bớt khó khăn cho DN khi XK hàng hóa sang thị trường này, hiện Bộ Công thương cũng đang đẩy mạnh làm việc với EC về việc gỡ bỏ những rào cản mà Việt Nam đang gặp phải tại thị trường EU. Đồng thời Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và phổ biến quy định cũng như cơ hội thị trường... giúp DN vượt qua thời điểm khó khăn này. Ông Phạm Quang Niệm, Trưởng phòng Nga - SNG, Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết: Nhằm giúp DN Việt Nam hiểu rõ những qui định của EU trong việc nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh việc tăng cường cung cấp thông tin cho DN, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam tại Nga do Bộ Công thương xây dựng sẽ hoạt động vào năm 2011. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ vừa đóng vai trò như một khu công nghiệp, vừa là kho ngoại quan. Hàng hóa của Việt Nam sẽ không phải xuất khẩu riêng lẻ tới từng DN nhập khẩu tại thị trường Nga và EU mà sẽ được XK trực tiếp vào Trung tâm này để chế biến, đóng gói sau đó mới phân phối cho các kênh tiêu thụ tại Nga và EU. Để hàng thủy sản XK Việt Nam vượt qua được rào cản thương mại của EU nhất là quy định về IUU, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề xuất DN xuất khẩu thủy sản cần tích cực hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân trong việc ghi nhật ký khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, ngư dân cần chuyển phương thức từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập thể. Nhà nước cần tăng cường triển khai quy chế cấp chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. Việc thực thi Hiệp định TBT nói riêng chứa đựng những thách thức và cả những thuận lợi. Nếu hàng hóa của VN đáp ứng được các vấn đề về hàng rào kỹ thuật thì sẽ tăng khả năng cạnh tranh. Tất nhiên, để làm được việc này, nhà nước phải có kế hoạch xây dựng hoặc hỗ trợ DN trang bị các phòng thí nghiệm trọng điểm. Qua phòng thí nghiệm và hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến, chúng ta xây dựng hàng rào kỹ thuật để tự vệ, ngăn ngừa các nhà sản xuất có chất lượng thấp, làm ảnh hưởng đến hàng hóa VN. Trong bối cảnh các rào cản từ các thị trường được lập ra ngày càng nhiều đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thì Chính phủ, các ban ngành, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có các động thái nhằm ứng phó với các rào cản này. Nhằm góp phần khắc phục những yếu kém trong khâu sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL, vào tháng 5-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL. Ban chỉ đạo gồm có 20 thành viên, trong đó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban, các thành viên bao gồm đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan và các địa phương vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội Cá tra ĐBSCL. Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL đang lên kế hoạch vận động và thực hiện việc áp mã số, mã vạch cho cá tra, cá ba sa của vùng. Như vậy, mỗi hộ nuôi sẽ có một bộ hồ sơ từ nguồn gốc con giống, chế độ dinh dưỡng, nhật ký dùng thuốc trị bệnh, thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh đến vùng nuôi, ao nuôi. Khi đã tuân thủ đầy đủ các quy trình trên mỗi hộ nuôi sẽ được cấp một mã số, mã vạch. Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh các thị trường ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã quá chú trọng đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi sống và đông lạnh mà ít quan tâm đến việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc các rào cản thương mại được lập ra ngày càng nhiều để đối phó với các sản phẩm cá tra, cá ba sa, tôm của Việt Nam đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và bản thân các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về chính sách và chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Để thực thi Hiệp định TBT, Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối triển khai thực hiện Hiệp định này ở Việt Nam, chuẩn bị tài liệu và tham gia Đoàn đàm phán Chính phủ về gia nhập của Việt Nam vào WTO. Những công việc chính đã được triển khai để thực thi Hiệp định TBT bao gồm: Xây dựng và thực hiện chương trình hành động của Việt Nam nhằm thực thi Hiệp định TBT từ thời điểm gia nhập WTO, trong đó tập trung vào các nội dung như: Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định TBT của WTO;  bên cạnh đó, hoạt động hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động quản lý KH&CN làm nền tảng cho việc thực thi Hiệp định TBT cũng được chú trọng với việc ban hành các luật: Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (đang xây dựng). Việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo tinh thần Nghị định 119/1999/NĐ-CP  ngày 18  tháng 9  năm 1999  của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm mới, cải tiến, có khả năng cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của người tiêu dùng tốt hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được đặc biệt quan tâm, như: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở; hỗ trợ xây dựng và triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa tại các công ty, doanh nghiệp; tư vấn xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 9001: 2000, ISO 14000:1996, HACCP, GMP, SA 8000...); Với việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, hoạt động xác lập và quản lý quyền sở hữu trí tuệ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt về hiệu quả thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn trong việc bảo vệ quyền hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa cũng như sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây vấn đề quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trong hoạt động tiêu chuẩn hóa là chủ đề được bàn thảo trong khuôn khổ Ủy ban về  Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO. Một khi vấn đề IPR được quan tâm trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, các doanh nghiệp nắm giữ IPR được xác lập (đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao) sẽ có vai trò to lớn hơn trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn quốc tế. Việc cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một nội dung quan trọng trong thực thi Hiệp định TBT đối với cả các bên quan tâm ở nước ngoài và trong nước. Hiện nay, hệ thống thông tin này đang được hình thành với trung tâm là cổng thông tin TBT đặt tại Văn phòng TBT Việt Nam. Khi cổng thông tin này đi vào hoạt động (dự kiến vào năm 2007) sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước các thông tin về hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên WTO để đẩy mạng hoạt động xuất khẩu của mình, các thông tin pháp luật trong nước liên quan đến tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng và các vấn đề liên quan khác nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước và yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa... Cùng với các công cụ kinh tế khác, khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng trong ổn định, duy trì và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và người tiêu dùng. Bằng chính điều đó, khoa học và công nghệ đang và sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh tốt hơn, xuất khẩu được nhiều hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà còn ở thị trường khu vực và nước ngoài. Việc tăng cường chặt chẽ và thường xuyên mối quan hệ và thông tin giữa các nhà khoa học, nhà quản lý khoa học và công nghệ, các cơ sở dịch vụ khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ giúp cho các sản phẩm của quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ đến với doanh nghiệp và xã hội nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đó cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản khác nhau trong thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. Các trang báo mạng: Saga, Việt Báo, VN Express, VNeconomy, Đất Việt, 3. Các wesite của Bộ Công thương, Công ty TNHH Giải pháp Mekong Và nhiều nguồn sách báo tư liệu điện tử khác…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTìm hiểu về rào cản Kỹ thuật của EU với Việt Nam.docx
Luận văn liên quan