Lời nói đầu
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đúng được phương thức tối đa hóa lợi nhuận sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những phương hướng và mục tiêu đúng đắn, tạo vị thế cho các doanh nghiệp trên thị trường. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán cầu giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đứng trước nhiệm vụ xác định giá cả của các hàng hóa, dịch vụ của mình cung ứng trên thị trường việc xác định và dự báo cầu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Đặc biệt trong thị trường độc quyền nhóm,chỉ có một số ít hãng sản xuất phần lớn hoặc tất cả sản lượng, quyết định của một hãng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các hãng khác trên thị trường.
Đề tài “Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam” nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các thị trường độc quyền nhóm ở Việt Nam, mà cụ thể là Viettel. Trước hết đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các phương thức tối đa hóa lợi nhuận của các hãng độc quyền nhóm, các phương pháp ước lượng và dự đoán cầu. Tiếp theo đề tài nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh của Viettel, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định tối đa hóa lợi nhuận của các nhà quản lý Viettel giai đoạn 2000 -2010, áp dụng phần mềm EVIEWS để ước lượng và dự đoán về lợi nhuận và doanh thu của hãng. Trên cơ sở ước lượng và dự báo cầu cùng với mục tiêu và phương hướng kinh doanh của hãng giai đoạn 2000 -2010 nhóm thực hiện sẽ nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trong các phương thức tối đa hóa lợi nhuận của Viettel.
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5957 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đúng được phương thức tối đa hóa lợi nhuận sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những phương hướng và mục tiêu đúng đắn, tạo vị thế cho các doanh nghiệp trên thị trường. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán cầu giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đứng trước nhiệm vụ xác định giá cả của các hàng hóa, dịch vụ của mình cung ứng trên thị trường việc xác định và dự báo cầu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Đặc biệt trong thị trường độc quyền nhóm,chỉ có một số ít hãng sản xuất phần lớn hoặc tất cả sản lượng, quyết định của một hãng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các hãng khác trên thị trường.
Đề tài “Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam” nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các thị trường độc quyền nhóm ở Việt Nam, mà cụ thể là Viettel. Trước hết đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các phương thức tối đa hóa lợi nhuận của các hãng độc quyền nhóm, các phương pháp ước lượng và dự đoán cầu. Tiếp theo đề tài nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh của Viettel, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định tối đa hóa lợi nhuận của các nhà quản lý Viettel giai đoạn 2000 -2010, áp dụng phần mềm EVIEWS để ước lượng và dự đoán về lợi nhuận và doanh thu của hãng. Trên cơ sở ước lượng và dự báo cầu cùng với mục tiêu và phương hướng kinh doanh của hãng giai đoạn 2000 -2010 nhóm thực hiện sẽ nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trong các phương thức tối đa hóa lợi nhuận của Viettel.
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài nầy, nhóm thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng trong công ty Viettel, đặc biệt là phòng kế toán và phòng kinh doanh. Nhóm đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của công ty, có điều kiện tìm kiếm được các số liệu trên thực tiễn
Nhóm lựa chọn tên đề tài là: “Lựa chọn và xây dựng một mô hình về độc quyền nhóm tập đoàn viễn thông và chỉ ra cách thức việc ra quyết định quản lý của một hãng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam” việc nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm thực hiện mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thành tốt đề tài.
Nhóm thực hiện xin chân thành cám ơn các thầy cô của trường đại học Thương Mại, các thầy cô trong khoa Kinh tế Thương Mại, và đặc biệt là thạc sĩ Ninh Thị Hoàng Lan đã tận tình hướng dẫn nhóm trong suốt qua trình thực hiện đề tài của nhóm.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011
Nhóm thực hiện
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn” viettel đang dần khẳng định vị thế độc quyền của hãng trên thị trường viễn thông
Mặc dù chỉ là một tập đoàn còn trẻ nhất trên thị trường viễn thông của Việt Nam, nhưng Viettel lại có doanh thu đứng thứ 4 và lợi nhuận đứng thứ ba trong tổng số 8 tập đoàn kinh tế nhà nước. Doanh nghiệp cũng là mô hình thí điểm đầu tiên tập đoàn trực thuộc Bộ chủ quản (các tập đoàn khác trực thuộc Chính phủ). Sau 9 năm kinh doanh dịch vụ viễn thông, vốn chủ sở hữu của Viettel tăng gần 10.000 lần (từ 2,3 tỷ đồng lên 22.000 tỷ đồng). 10 năm trước, Viettel xây dựng đường cáp quang 1A khá khó khăn vì chỉ có 2 sợi quang để sử dụng. Đến nay, tập đoàn đã có một mạng truyền dẫn cáp quang dài 100.000 km với 4 đường trục, phủ sâu xuống 100% huyện trên đất liền và đang phấn đấu phủ đến 100% xã.
Viettel được bình chọn là một trong 20 mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cách làm này cũng được Viettel áp dụng thành công trong quá trình lập hồ sơ thi tuyển và triển khai mạng 3G. Ngoài ra, Viettel cũng là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phủ sóng ở cả 3 nước Đông Dương và tiếp tục phát triển ra các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.
Một năm trước, tập đoàn thành lập trung tâm phần mềm. Đến nay, Viettel đã tự sản xuất hầu hết các sản phẩm phần mềm chuyên dụng khai thác và vận hành mạng viễn thông, các phần mềm quản lý doanh nghiệp. Cũng trong năm đó, Viettel trở thành thành viên Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU).
Chỉ là một tập đoàn non trẻ nhất trong ngành viễn thông xong không thể phủ nhận được những thành tựu mà Viettel đã làm được, các nhà quản lý của Viettel đã làm những gì để có thể cạnh tranh với rất nhiều hãng viễn thông khác mà vẫn giữ vững được thế độc quyền của hãng trên thị trường, và các phương thức kiếm lợi nhuận của các nhà quản lý để đưa Viettel lên vị trí cao nhất về doanh thu của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Từ cơ sở trên nhóm tôi quyết định thực hiện đề tài: “Lựa chọn và xây dựng một mô hình về độc quyền nhóm tập đoàn viễn thông và chỉ ra cách thức việc ra quyết định quản lý của một hãng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậnở Việt Nam”.
Đề tài : “Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam” sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Đề tài khái quát những cơ sở lý luận về các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường (độc quyền), hãng đã có những quyết định và cách thức như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận
Đề tài nghiên cứu về sức mạnh độc quyền Viettel. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng cầu về doanh thu, lợi nhuận của Viettel trên thị trường viễn thông, từ đó tìm ra được phương thức tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
Từ số liệu nghiên cứu phân tích đánh giá, thông qua các ý kiến của chuyên gia, so sánh đối chiếu với các hãng khác
Đưa ra kết luận về phương thức tối đa hóa lợi nhuận mà hãng thu được và tổn thất về các quyết định đó.
Dự đoán về triển vọng của hãng ở tương lai
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận: khái quát lý luận về các hãng trên thị trường độc quyền nhóm đã tối đa hóa lợi nhuận như thế nào, ước lượng và dự báo về lợi nhuận của hang
Mục tiêu thực tiễn: đề tài đánh giá về các phương thức tối đa hóa lợi nhuận của hãng Viettel trên thị trường viễn thông. Vận dụng các kiến thức đã học, ứng dụng các phần mềm kinh tế lượng như EVIEW để ước lượng về doanh thu của hãng năm 2000 – 2010.
Từ các kết quả phân tích được đề tài sẽ đưa ra nêu ra những thành công mà hãng có được,vị trí mà hãng trên thị trường viễn thông ở Việt Nam và các hạn chế của việc ra quyết định tối đa hóa lợi nhuận, nguyên nhân và các phương hướng khắc phục các hạn
Và cuối cùng là đưa ra các giải pháp, kiến nghị của doanh nghiệp với nhà nước bộ ban ngành có liên quan.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: hãng VIETTEL, đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng tối đa lợi nhuận của hãng trên thị trường viễn thông ở Hà Nội
- Thời gian : đề tài tiến hành ước lượng về doanh thu của hãng từ năm 2000 đến năm 2010
1.5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần tóm lược, mục lục, lời cảm ơn, lời cam kết, danh mục tài liệu tham khỏa, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và các phần phụ lục, đề tài được chia thành 4 phần
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
Chương IV: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên cứu
2.1.Một số định nghĩa,khái niệm cơ bản:
Khái niệm về độc quyền nhóm:
Xét từ phía người bán, thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động. Tuy không phải là một doanh nghiệp duy nhất độc chiếm thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối lớn so với quy mô chung của thị trường.Kết quả là hành động của một nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của tất cả các nhà cung ứng khác. Nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc vào nhau theo cách mà các doanh nghiệp cạnh tranh không có. Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay khả năng chi phối giá đáng kể.
Cấu trúc thị trường độc quyền nhóm:
Trường hợp cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền minh họa cho những ý tưởng quan trọng về cơ chế vận hành của thị trường. Tuy nhiên, phần lớn thị trường trong nền kinh tế có các yếu tố của các cấu trúc trên, do đó không thể mô tả chúng đầy đủ chỉ bằng một trong hai trường hợp này. Doanh nghiệp điển hình trong nền kinh tế phải đối mặt với cạnh tranh, nhưng cạnh tranh không mạnh đến mức làm cho nó trở thành người chấp nhận giá . Doanh nghiệp điển hình có sức mạnh thị trường ở một mức độ nào đó, nhưng sức mạnh thị trường của nó không lớn đến mức nó có thể được mô tả chính xác là doanh nghiệp độc quyền . Hay nói cách khác, doanh nghiệp điển hình trong nền kinh tế của chúng ta có tính cạnh tranh không hoàn hảo.Có hai dạng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền Hình 1 tóm tắt lại bốn dạng cấu trúc thị trường. Câu hỏi đầu tiên là có bao nhiêu doanh nghiệp trên thị trường. Nếu chỉ có một doanh nghiệp thì đó là thị trường độc quyền. Nếu chỉ có vài doanh nghiệp, thì đó là thị trường độc quyền nhóm. Nếu có nhiều doanh nghiệp, thì chúng ta cần đặt thêm một câu hỏi nữa: các doanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau hay khác biệt? Nếu các doanh nghiệp này bán sản phẩm khác biệt thì đó là thị trường cạnh tranh độc quyền. Nếu nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau thì đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Hình 1. Bốn dạng cấu trúc thị trường.
Các nhà kinh tế nghiên cứu tổ chức ngành chia thị trường thành bốn loại: độc quyền, độc quyền nhóm, cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo.
Tất nhiên, thực tế không bao giờ rõ ràng như lý thuyết. Trong một số trường hợp, có thể thấy khó khăn trong việc dùng cấu trúc nào để mô tả tốt nhất một thị trường. Ví dụ không có một con số thần kỳ nào để phân biệt “một ít” và “nhiều” khi đếm số doanh nghiệp.Tương tự như vậy, không có cách chắc chắn nào để quyết định xem sản phẩm là phân biệt hay giống hệt nhau.Khi phân tích thị trường trong thực tế, mọi nhà kinh tế đều phải nhớ các bài học về cấu trúcthị trường và áp dụng bài học đó nếu chúng tỏ ra thích hợp.
2.2.Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Phân tích các đặc điểm thị trường độc quyền nhóm:
Trên thị trường độc quyền nhóm chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất và cung ứng phần lớn hàng hóa và dịch vụ cho thị trường. Các nhà độc quyền nhóm có lợi nhất nếu hợp tác được với nhau và hành động như nhà độc quyền - sản xuất số lượng nhỏ và bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí cận biên. Nhưng vì mỗi nhà độc quyền nhóm chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình, nên tồn tại những động lực mạnh mẽ ngăn cản một nhóm doanh nghiệp duy trì vị thế độc quyền
Sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhóm có thể giống hệt hoặc gần như giống hệt nhau (những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa như thép, hóa chất…), song cũng có thể khác biệt nhau (như ô tô, máy tính, dịch vụ hàng không…). Tính đồng nhất hay khác biệt của sản phẩm không phải là những tính chất đặc thù của thị trường này.Sự khác biệt trong các sản phẩm của doanh nghiệp độc quyền nhóm được chính các doanh nghiệp này tạo ra nhằm mục đích áp đặt mức giá khác biệt cho sản phẩm của mình
Rào cản cho việc gia nhập ngành rất lớn. Các rào cản này có thể xuất phát từ những nguyên nhân tự nhiên, khách quan như: do nắm giữ bằng phát minh hoặc do qui mô kinh tế trong một số ngành có thể làm cho sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất trên thị trường là không có lợi; hay các rào cản này là do những nguyên nhân chủ quan từ những hành động chiến lược để ngăn chặn sự gia nhập của các doanh nghiệp mới.
Các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau về việc định giá cho sản phẩm, mỗi khi ra quyết định về sản lượng, giá cả hay các quyết định kinh doanh có liên quan khác, mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc xem quyết định của mình có ảnh hưởng gì đến các quyết định của các đối thủ, khiến cho các đối thủ phản ứng như thế nào. Trong trường hợp này, việc luôn luôn phải tính đến hành vi của các đối thủ làm cho quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp trở nên khó khăn và phụ thuộc vào nhau.Tính phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp là đặc điểm nổi bật của thị trường độc quyền nhóm. Nó xuất phát từ quy mô tương đối lớn của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện số lượng doanh nghiệp hạn chế.
Phân tích đường cầu,đường cung,chi phí biến đổi bình quân,tổng chi phí bình quân để từ đó tìm ra điểm tối đa hóa lợi nhuận,điểm đóng cửa,điểm hòa vốn.. của hãng độc quyền:
Hãng độc quyền trong ngắn hạn
Hãng độc quyền giống độc quyền theo nhiều khía cạnh. Do sản phẩm của nó khác sản phẩm của các doanh nghiệp khác, nên nó phải đối mặt với đường cầu dốc xuống. Như vậy, hãng độc quyền tuân theo nguyên tắc của nhà độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận: Nó chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và sử dụng đường cầu để tìm ra mức giá tương ứng với sản lượng đó.
Hình 2. Hãng độc quyền trong ngắn hạn.
Giống như độc quyền, hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Doanh nghiệp trong phần (a) có lợi nhuận vì tại mức sản lượng này, giá cao hơn chi phí bình quân. Doanh nghiệp trong phần (b) bị thua lỗ vìtại mức sản lượng này, giá thấp hơn chi phí bình quân.Hình 1 vẽ đường chi phí, đường cầu và đường doanh thu cận biên của hai doanh nghiệp điểnhình, ở trong các ngành cạnh tranh độc quyền khác nhau. Trong cả hai phần của hình vẽ này,mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là mức mà tại đó đường doanh thu cận biên cắt đường chi phí cận biên. Hai phần trong hình vẽ này cho thấy các kết cục khác nhau về lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong phần (a), do giá cao hơn chi phí bình quân, nên doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Trong phần (b), giá thấp hơn chi phí bình quân. Trong trường hợp này,doanhnghiệp bị thua lỗ và điều tốt nhất mà nó có thể làm được là tối thiểu hóa mức thua lỗ.Tất cả những điều này đều quen thuộc với chúng ta. Hãng cạnh tranh độc quyền lựa chọn mức giá và sản lượng giống như nhà độc quyền. Trong ngắn hạn, hai loại cấu trúc thị trường này giống nhau.
Hãng độc quyền trong dài hạn
Các tình huống mô tả trong hình 1 không kéo dài. Khi doanh nghiệp đang có lợi nhuận, như trong phần (a), các doanh nghiệp mới có động cơ gia nhập thị trường. Sự gia nhập này làm tăng số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng có thể lựa chọn, do đó làm giảm cầu của mỗi doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường. Nói một cách khác, lợi nhuận khuyến khích sự gia nhập và sự gia nhập làm đường cầu của các doanh nghiệp hiện có dịch chuyển sang trái. Do cầu của các doanh nghiệp hiện có giảm, nên họ thu được ít lợi nhuận hơn.
Ngược lại, khi đang bị thua lỗ như trong phần (b), các doanh nghiệp trong thị trường có động cơ rời khỏi ngành. Do một số doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nên người tiêu dùng có ít sản phẩm hơn để lựa chọn. Sự giảm bớt số lượng doanh nghiệp có tác dụng mở rộng cầu đối với các doanh nghiệp còn lại trên thị trường. Nói cách khác, sự thua lỗ khuyến khích các doanh nghiệp rời bỏ thị trường và sự rời bỏ làm dịch chuyển đường cầu của các doanh nghiệp còn lại trong ngành sang phải. Do cầu của các doanh nghiệp còn lại tăng, nên số doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng tăng (tức sự thua lỗ giảm). Quá trình gia nhập và rời bỏ ngành tiếp diễn cho đến khi các doanh nghiệp trên thị trường kiếm được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Hình 2 mô tả điểm cân bằng dài hạn. Một khi thị trường đạt được điểm cân bằng này, các doanh nghiệp mới không có động cơ gia nhập, còn các doanh nghiệp hiện có không có động cơ rời bỏ thị trường. Cần chú ý rằng đường cầu trong hình vẽ vừa chạm vào đường chi phí bình quân. Về mặt toán học, chúng ta nói rằng hai đường này tiếp tuyếnvới nhau. Chúng phải tiếp xúc với nhau khi sự gia nhập và rời bỏ ngành đẩy lợi nhuận kinh tế đến 0. Do lợi nhuận trên từng đơn vị hàng hóa bằng mức chênh lệch giữa giá (xác định trên đường cầu) và chi phí bình quân, nên lợi nhuận tối đa chỉ bằng 0 nếu hai đường này chỉ chạm vào nhau, chứ không cắt nhau.
Hình 3. Hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn.
- Các nhà kinh tế nói chung dựa vào mô hình lý thuyết trò chơi để dự tính kết quả trên thị trường độc quyền nhóm. Lý thuyết trò chơi có giải thích hành vi chiến lược bằng việc xem xét sự thưởng phạt đi cùng với những sự lựa chọn thay thế của mỗi người tham dự "trò chơi". Một tình huống có thể xảy ra có thể được phân tích bằng lý thuyết trò chơi là liệu mỗi công ty trong hai công ty độc quyền nhóm sẽ duy trì giá cao hay giá thấp. Trong một hoàn cảnh như vậy, mức lợi nhuận kết hợp cao nhất có thể nhận được tại mức giá cao do công ty đưa ra. Tuy nhiên, công ty có thể tăng lợi nhuận bằng việc đưa ra giá thấp nếu công ty kia tiếp tục tính mức giá cao. Nếu cả hai công ty tính mức giá thấp, lợi nhuận kết hợp thấp hơn mức lợi nhuận kết hợp nếu cả hai công ty tính mức giá cao.Những người tham gia vào trò chơi đối mặt với một sự lựa chọn tương đối đơn giản khi tồn tại một chiến lượcđộc quyền. Một chiến lược độc quyền là một chiến lược mang lại phần tiền thưởng cao nhất cho mỗi cá nhân với mỗi hành động có thể xảy ra của đối thủ của họ. Trong quyết định giá độc quyền được miêu tả ở trên, chiến lược độc quyền đưa ra một mức giá thấp hơn. Để hiểu điều này, giả sử bạn đang đưa ra quyết định này và không biết công ty kia sẽ làm gì. Nếu công ty kia tính giá cao, bạn có thể nhận được lợi nhuận lớn nhất bằng việc giảm giá của công ty này. Nói cách khác, nếu công ty kia tính giá thấp, chiến lược tốt nhất với bạn là lại tính giá thấp (nếu bạn tính giá cao khi công ty kia tính giá thấp, bạn sẽ chịu tổn thất lớn). Trong trường hợp này, nếu trò chơi này chỉ được chơi một lần, mỗi công ty sẽ dự tính tính mức giá thấp cho dù thậm chí lợi nhuận kết hợp của họ sẽ cao hơn nếu cả hai đều tính giá cao. Dù vậy, nếu sự cấu kết là có thể (và bị ép buộc) cả hai công ty có thể tính giá cao.
2.3.Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu, đề tài của mình có gì mới hơn so với những đề tài trước
Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu
-Đề tài đã đưa ra cơ sở cho việc xác định,chọn lựa mô hình độc quyền nhóm,giúp những người tham gia nghiên cứu bộ môn kinh tế học quản lý vận dụng để xây dựng mô hình độc quyền nhóm,phân tích đường cầu,đường cung,chi phí biến đổi bình quân,tổng chi phí bình quân để tìm ra điểm tối đa hóa lợi nhuận,điểm đóng cửa,điểm hòa vốn.. của hãng độc quyền một cách dễ dàng,nhanh chóng
-Đề tài đã đề cập và nêu lên được sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu và giới hạn được phạm vi nghiên cứu phù hợp với điều kiện thị trường thực tế.Để có thể trở thành một nhà kinh tế học quản lý tài giỏi thì các chủ thể phải có được những kiến thức về kinh tế và thông tin đầy đủ về sự biến động của thị trường để từ đó đưa ra những mô hình kinh tế và quyết định phù hợp.
-Đề tài đã khảo sát tình hình nghiên cứu và sử dụng,phân tích bảng dữ liệu tổng hợp về giá cước điện thoại của Viettell trong những năm gần đây.Xây dựng mô hình thi trường độc quyền nhóm,phân tích các biểu đổ cùng với việc sưu tầm số liệu giúp làm rõ tình hình giá cước điện thoại của Việt Nam hiện nay.
-Thực hiện một số ví dụ tính toán về giá cước điện thoại của Viettell,công thức,các bước tính toán và bảng biểu cụ thể từ lúc thu thập xử lý số liệu cho đến khi hoàn thiện kết quả tính toán,đây là một nội dung rất cần thiết và có ý nghĩa rất cao giúp cho việc đưa kết quả của đề tài ứng dụng vào thực tế thuận lợi,toàn bộ nội dung đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho những người làm công tác quản lý kinh tế sau này
2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
-Xây dựng một mô hình về độc quyền nhóm:
Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, doanh nghiệp độc quyền nhóm ưu tiên cho mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tức sản xuất ở mức sản lượng có MR = MC.Trong thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp tin tưởng rằng khi họ thực hiện chiến lược giảm giá để tăng thị phần thì lập tức các doanh nghiệp khác cũng sẽ thực hiện chiến lược giảm giá theo vì các doanh nghiệp khác biết rằng nếu không làm như vậy họ sẽ bị mất thị phần trên thị trường. Đồng thời, họ cũng tin rằng nếu họ thực hiện một chiến lược tăng giá thì các doanh nghiệp khác sẽ không tăng giá theo vì những doanh nghiệp này biết rằng tăng giá là dại dột và thị phần sẽ rơi vào tay của doanh nghiệp khác. Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm, họ phải đối diện với một đường cầu gãy khúc. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất với sản lượng là Q0 và định giá P0 cho mỗi đơn vị sản lượng. Có thể coi trạng thái xuất phát này như một trạng thái cân bằng mà ở đó các đối thủ không có phản ứng gì. Khi doanh nghiệp này tăng giá, vì các doanh nghiệp khác không tăng giá theo nên lượng hàng mà doanh nghiệp có khả năng bán được sụt giảm mạnh. Đường cầu đối diện với doanh nghiệp ở phần nằm phía trên điểm xuất phát A, tương ứng với các mức giá cao hơn P0, co giãn mạnh theo giá. Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm giá, phản ứng của các đối thủ là giảm giá theo khiến cho doanh nghiệp không có lợi thế gì để mở rộng thị phần. Với những mức giá thấp hơn P0, doanh nghiệp vẫn có thể bán được lượng hàng nhiều hơn do hiệu ứng giảm giá chung trên toàn bộ thị trường khiến những người tiêu dùng tăng lượng cầu của mình. Tuy nhiên phản ứng của các doanh nghiệp khác làm cho lượng hàng mà doanh nghiệp có thể bán được tăng lên không nhiều. Doanh nghiệp đối diện với một phần đường cầu ít co giãn hơn ở phía dưới điểm A, tương ứng với những mức giá thấp hơn P0. Đường cầu D mà doanh nghiệp đối diện bị gãy khúc ở điểm A kéo theo sự ngắt quãng của đường doanh thu biên MR tại mức sản lượng q0. Doanh thu biên đột ngột giảm xuống tại mức sản lượng qo khi đường cầu D thay đổi độ dốc của mình và chuyển từ phần cầu co giãn sang phần cầu kém co giãn. Với đường cầu gãy khúc như vậy, sản lượng q0 và mức giá P0 là tối ưu đối với doanh nghiệp khi đường MC của nó nằm ở vị trí như trên đồ thị. Thậm chí, khi chi phí của doanh nghiệp thay đổi, đường MC dịch chuyển song vẫn cắt đường MR ở khoảng EF dọc theo trục thẳng đứng tại mức sản lượng q0, sản lượng này vẫn là lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp. Rõ ràng, mô hình đường cầu gãy khúc cho thấy, trên thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp riêng biệt có xu hướng giữ ổn định sản lượng và giá cả trong một giới hạn nhất định, bất chấp sự thay đổi của chi phí. Đương nhiên, nếu chi phí thay đổi mạnh, khiến cho đường MC dịch chuyển,chẳng hạn, thành MC1, doanh nghiệp sẽ buộc phải thay đổi sản lượng và giá cả.
Hình 4: Mô hình đường cầu gãy khúc.
Đường cầu D đối diện với doanh nghiệp gãy khúc ở điểm A làm cho đường MR trở thành một đường đứt đoạn. Nếu sự dịch chuyển của đường MC chỉ khiến nó cắt đường MR trong khoảng EF, doanh nghiệp sẽ không thay đổi mức giá cũng như sản lượng đã chọn.
Mô hình đường cầu gãy khúc không giải thích mức giá P0 được hình thành như thế nào. Nó chỉ cho chúng ta thấy tình thế khó khăn mà một doanh nghiệp độc quyền nhóm riêng biệt mắc phải khi nó muốn thay đổi mức giá này. Bởi vậy, mức giá xuất phát P0 có thể được coi là mức giá cấu kết, được sự chấp nhận chung của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì nó được hình thành trên cơ sở các thỏa thuận, các doanh nghiệp đối thủ sẽ phản ứng theo kiểu trả đũa hay trừng phạt nếu một doanh nghiệp riêng biệt muốn thay đổi mức giá này. Chỉ khi toàn bộ đường cầu chung của thị trường hay chi phí chung của ngành thay đổi, mức giá cấu kết P0 mới thay đổi. Khi đó, đường cầu gãy khúc của mỗi doanh nghiệp riêng biệt sẽ dịch chuyển vì điểm giá P0 đã thay đổi.
Cách thức ra quyết định để tối đa hóa lợi nhuận
+ Thực hiện chiến lược ưu thế
Chiến lược ưu thế là một chiến lược hay hành động manh lại kết cục tốt nhất dù cho đối thủ có quết định làm gì đi chăng nữa.
Khi tồn tại chiến lược ưu thế, một người có lý trí luôn áp dụng chiến lược ưu thế. Dự đoán rằng nếu các đối thủ của mình cũng có các chiến lược ưu thế thì họ cũng áp dụng chiến lược ưu thế đó.
+ Cân băng nash
Cân bằng nash là một tập hợp các hành động hay quyết định mà từ đó các nhà quản lý chọn ra quyết định tốt nhất khi đối thủ của họ đưa ra hành động mà họ dự đoán.
+ Các chiến lược bị lấn át
Các chiến lược bi lấn át là các chiến lược sẽ không bao giờ được chọn vì luôn có chiến lược tốt hơn chúng.
Sự loại trừ liên tiếp các chiến lược bị lấn át: một tiến trình ra quyết định lặp lại trong đó các chiến lược bị lấn át bị giảm thiểu để tạo ra một bảng lợi ích rút gọn với ít quyết định hơn cho các nhà quản lý xem xét
Hãng Palace
Nếu hãng castle chọn giá cao thì palace sẽ không chọn giá cao vi như thế hãng castle sẽ thu được $1000 bằng với hãng palace
Nếu hãng castle chọn giá trung bình thì hãng palace sẽ không chọn cao vì như thế hãng castle sẽ thu được $1100 mà hãng palace thu được $400
Nếu hãng castle chọn giá thấp thì hãng palace sẽ không chọn cao vì hãng castle sẽ thu được $1200 mà hãng palace chỉ thu được $300
Hãng castle
Nếu hãng palace chọn giá cao thì hãng castle sẽ không chọn giá trung bình
Nếu hãng palace chọn giá trung bình thì hãng castle không chọn giá trung bình vì như thế hãng palace và hãng castle sẽ đều thu được $800
Nếu hãng palace chọn giá thấp thì hãng castle sẽ không chọn giá trung bình vì như thế hãng palace sẽ thu được $500 còn hãng castle chỉ thu được $450
Bảng lợi ích rút gọn
Hãng palace
Nếu hãng castle chọn giá cao thì hãng palace sẽ chọn giá thấp để thu được $1200
Nếu hãng castle chọn giá thấp thì hãng palace sẽ chọn giá thấp để thu được $400
Hãng castle
Nếu hãng palace chọn giá trung bình thì hãng castle sẽ chọn giá cao để thu được $900
Nếu hãng palace chọn giá thấp thì hãng castle sẽ chọn giá thấp để thu được $500
+ Đường phản ứng tốt nhất
Đường phản ứng tốt nhất của một hãng cho thấy quyết định tốt nhất của hang dựa trên quyết định mà hãng mong chờ đối thủ của mình sẽ thực hiện
Thường là quyết định tối đa hóa lợi nhuận
Cân bằng nash xảy ra khi các đường phản ứng tốt nhất của các hãng cắt nhau.
+ Cây trò chơi
Cây trò chơi là một sơ đồ minh họa các quyết định của các hãng như các nút quyết định với các nhánh vươn ra từ các nút
Mỗi nhánh đại diện cho mỗi hành động có thể được thực hiện ở các nút đó
Thứ tự các quyết địnhthường phát đầu từ trai qua phải cho đến khi có được bảng lợi ích cuối cùng
Phương pháp quay ngược là một phương pháp để tìm cân bằng nash theo một quyết định tuần tự bằng việc dự đoán các quyết địnhtương lai nhằm đưa ra các quyết định hiện tại tốt nhất.
Khi đưa ra các quyết định tuần tự, nhà quản lý đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân họ bằng cách sử dụng phương pháp quay ngược
Phương pháp này dẫn đến một con đường duy nhất và là quyết định cân bằng nash:
Mỗi hãng thực hiện điều tốt nhất cho bản thân họ trong điều kiện các đói thủ đã đưa ra quyết định tốt nhất cho họ.
Ví dụ
Khi hãng castle chọn giá cao thì hãng palace sẽ chọn giá thấp để thu được $1200.
Khi hãng castle chọn giá thấp thì hãng palace sẽ chọn giá thấp để thu được $400
Như vậy hãng palace sẽ chọn giá thấp trong mọi trường hợp mặc cho hãng kia có chọn mức giá nào đi chăng nữa
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thức trạng nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Phương pháp thường thông dụng để xem xét sự hài lòng của khách hàng là khung lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận”. Theo Oliver (1980), lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận” bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm. Vận dụng lý thuyết này vào dịch vụ viễn thông di động, có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình như sau: trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua. Sau đó, việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng về hiệu năng thực sự của dịch vụ viễn thông mà họ có thể cảm nhận được là tốt hay xấu. Khách hàng sau đó sẽ so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ để sử dụng và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã sử dụng nó. Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh này và sẽ có ba trường hợp: Kỳ vọng của khách hàng là (a) được xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng của khách hàng; (b) sẽ thất vọng nếu hiệu quả dịch vụ không phù hợp với kỳ vọng/mong đợi của khách hàng; (c) sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm nhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ mong đợi và kỳ vọng trước khi mua dịch vụ.
Công cụ chủ yếu là bảng câu hỏi để thu thập thông tin về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động mà họ sử dụng. Ngoài phần thông tin cá nhân và đặc điểm khách hàng, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 33 thuộc tính cấu thành đặc trưng của dịch vụ viễn thông di động, được thể hiện trên thang điểm Li-kert từ 1 điểm (thể hiện ý kiến cho rằng họ có mức kỳ vọng không nhiều hoặc mức hài lòng rất thấp) đến 7 điểm (thể hiện mức kỳ vọng rất cao hoặc mức độ rất hài lòng về yếu tố cấu thành dịch vụ di động). Với cách thiết kế bảng câu hỏi như vậy, khách hàng sẽ cho biết kỳ vọng và cảm nhận của mình về các thuộc tính do dịch vụ viễn thông mang lại bằng cách khoanh tròn vào con số thích hợp. Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra và sử dụng điểm số Li-kert để kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến trong việc đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng sau này. Khách hàng cũng được đề nghị đánh giá một cách tổng thể về sự hài lòng của mình ở câu hỏi cuối cùng bằng cách cho điểm số trên thang điểm Li-kert tương tự ở phần cuối của bảng câu hỏi.
Đối tượng để gửi bảng câu hỏi thu thập thông tin là các khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động có đăng ký thuê bao trả sau đối với ba nhà cung cấp dịch vụ chính trên thị trường viễn thông nước ta là Vinaphone, Mobifone, và Viettel. Lý do của việc lựa chọn các khách hàng này làm đối tượng phỏng vấn là do cả ba nhà cung cấp dịch vụ nói trên đều sử dụng tương tự cùng một loại công nghệ GSM, các sản phẩm dịch vụ hướng tới khách hàng của họ khá giống nhau ở nhiều điểm; và cuối cùng thì đây là ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động nắm phần lớn thị phần trên hầu hết mọi địa phương nước ta. Việc lựa chọn những khách hàng trả sau làm đối tượng nghiên cứu bởi vì những khách hàng đăng ký thuê bao trả sau là những người đã có sự thăm dò khá kỹ càng về dịch vụ, và bản thân họ đã có những kỳ vọng nhất định nào đó về chất lượng của dịch vụ trước khi quyết định đăng ký sử dụng với nhà cung cấp. Điều này sẽ làm cho nghiên cứu có tính chắc chắn hơn so với trường hợp mà đối tượng nghiên cứu là những khách hàng thuê bao trả trước, là những người mà kỳ vọng của họ có xu hướng thường là chi phí và giá dịch vụ thấp, và quyết định sử dụng dịch vụ chủ yếu bị tác động bởi các yếu tố quảng cáo. Với cách lựa chọn đối tượng nghiên cứu này thì việc đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng sẽ tạo nên sự đồng nhất cao. Danh sách những khách hàng đã được các nhà cung cấp dịch vụ nói trên tại Thừa Thiên Huế cung cấp và được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Kết quả điều tra cho thấy có 147 phiếu điều tra đã điền hoàn chỉnh và có thể sử dụng được trong đó có 50 phiếu từ các khách hàng VinaPhone, 50 phiếu từ khách hàng MobiFone, và 47 phiếu từ khách hàng Viettel. Các thông tin trên bảng câu hỏi được mã hóa và đưa vào SPSS để thực hiện các phân tích cần thiết cho nghiên cứu.
Phương pháp quan sát(observation):
Nội dung phương pháp: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Thu được chính xác hình ảnh về hành vi người tiêu dùng vì họ không hề biết rằng mình đang bị quan sát. Thu được thông tin chính xác về hành vi người tiêu dùng trong khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác
Phương pháp phân tích dữ liệu
Bảng kê.
Giản đồ tần số.
Giản đồ Pareto.
Giản đồ giao hỗ.
Giản đồ quan hệ nhân quả.
Đồ thị kiểm tra.
Kiểm tra bằng cách lấy mẫu.
3.2. Tổng quan về thị trường viễn thông di động của Viettel và nhân tố ảnhhưởng đến vấn đề nghiên cứu
Đánh giá tổng quan tình hình
Hoạt động kinh doanhhiện nay công ty
Có thể nói rằng dù Viettel là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng như: Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của mình ,công ty đã có những bước phát triễn nhảy vọt, só lượng thị phần tăng lên cấp số nhân trong gần 20 năm phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình. Không chỉ phát triển thị trường trong nước mà còn tập trung phát triển thị trường nước ngoài.
Đối thủ cánh tranh của Viettel
Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như MOBIFONE, VINAFONE, SFONE, BEELINE… Dù hiện tại Viettel đang chiếm lĩnh thị phần nhiều nhưng các mạng điện thoại khác đang dần tiến tới mức cân bằng như Mobifone đã chiếm 35%.
Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ nhất. Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng. Viettel có những sản phẩm thì hướng tới đối tượng khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng theo mức thu nhập. Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 8 nhà cung cấp dịch vụ di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile và Beeline thì người ta vẫn thấy được sự khác biệt của Viettel. Đó là:
Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của Viettel lên tới hơn 20 triệu thuê bao, chiếm trên 40% thị phần di động.
Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất: Hiện Viettel có khoảng 12.000 trạm thu phát sóng, không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng Viettel đã về sâu đến vùng nông thôn, vùng hải đảo xa xôi. Thuê bao di động Viettel có thể gọi đi bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào đều không sợ bị nghẽn.
Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất: giá cước Viettel cung cấp rất hấp dẫn. Những gói cước của Viettel thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bản thân nhân viên trực tổng đài giải đáp như chúng ta đã thật sự hiểu ý nghĩa của từng sản phẩm Viettel đang cung cấp trên thị trường.
Doanh nghiệp có gói cước hấp dẫn nhất: những gói cước như Happy Zone, Homephone không cước thuê bao, Sumo sim hay “Cha và con” đều là những gói cước khác biệt mà không một doanh nghiệp viễn thông nào có.
Bên cạnh đó, Viettel cũng là doanh nghiệp có những nhiều chương trình gắn liền với những lợi ích to lớn của xã hội hoặc chính sách nhân đạo, quan tâm đặc biệt đến người nghèo và trẻ em nhất: với quan điểm kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, các chương trình như Mạng Internet cho bộ giáo dục, hội nghị thoại cho Bộ Y Tế, Viettel đã giúp cho hàng triệu triệu học sinh, sinh viên và giáo viên có cơ hội tiếp xúc với khoa học công nghệ, nền tri thức hiện đại; cho các bác sỹ, y tá và những người làm việc trong ngành y dù ở cách xa nhau hàng nghìn kilômet về mặt địa lý vẫn có thể đàm thoại, hội thảo với nhau về một ca phẫu thuật khó… như đang cùng ngồi tại một hội trường vậy.
Vẫn chưa đủ, hàng năm, Viettel chi hàng tỷ đồng ủng hộ người nghèo với chương trình đặc biệt tổ chức cuối năm: chương trình “nối vòng tay lớn”. Ngoài ra, gần đây nhất, Viettel góp sức chung tay với những người hảo tâm để gây quỹ cho chương trình “Trái tim cho em” nhằm giúp cho các em bị bệnh tim bẩm sinh có cơ hội được phẫu thuật để có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Dù là một doanh nghiệp có bước phát triến sau nhiều nhà mạng khác nhưng đó là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất và trở thành một thương hiệu đứng thứ 83 trên thế giới. Với gần 28 triệu thuê bao, VIETTEL được xếp hạng thứ 36 trong tổng số 746 nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động trên toàn thế giới. Xét theo khu vực Đông Nam Á, VIETTEL là nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ 4 trong 51 nhà cung cấp dịch vụ của khu vực. Như vậy, với tốc độ phát triển hiện nay và nhất là chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn thì mục tiêu trước đây lọt vào Top 30 mạng di động lớn nhất trên thế giới của VIETTEL vào năm 2015 sẽ cán đích sớm hơn dự kiến.
Tóm lại, Chiến lược tăng trưởng sẽ giúp cho Viettel mở rộng qui mô về thị trường, về sản phẩm, dịch vụ thực hiện được mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ, chiếm ưu thế về thị phần cũng như ảnh hưởng đối với khách hàng.Cho phép Viettel tập hợp mọi nguồn lực của Công ty vào các hoạt động sơ trường và truyền thống của mình để tập trung khai thác các điểm mạnh , phát triển quy mô kinh doanh trên cơ sở ưu tiên chuyên môn hóa sản xuất và đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đưa ra chiến lược phù hợp mà thị phần và quy mô của Viettel không những chiếm thị phần lớn nhất mà ngày càng mở rộng trong cả các lĩnh vực khác.
Ảnh hưởng đến môi trường
Sóng vô tuyến cũng có thể coi là 1 tác nhân ô nhiễm. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các công nghệ viễn thông di động, không dây, con người càng phải sống trong một môi trường dầy đặc hơn các sóng điện từ.
3.3 Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự cảm nhận tích cực của khách hàng về chất lượng của dịch vụ viễn thông di động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự hài lòng của khách hàng, và trên cơ sở phân tích hồi quy cho thấy nhà cung cấp dịch vụ Viettel còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng dịch vụ di động, và để bắt kịp những nhà cung cấp khác trong việc làm hài lòng khách hàng. Có thể kết luận từ kết quả phân tích nhân tố là để làm cho khách hàng hài lòng thì chất lượng cuộc gọi là yếu tố rất quan trọng mà từng nhà cung cấp cần phải tập trung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà cung cấp cần phải tạo điều kiện để khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi từ mạng này qua mạng khác khi có nhu cầu cũng như điều kiện dễ dàng để họ có thể dễ chuyển đổi SIM thuê bao khi có nhu cầu. Vùng phủ sóng cho các khách hàng cần phải rộng và tạo điều kiện để khách hàng có thể chuyển mạng cuộc gọi ở những vùng khó tiếp sóng. Tính chuyên nghiệp của toàn bộ công ty có liên quan đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, địa điểm đăng ký sử dụng dịch vụ, và những yếu tố về marketing mà thông qua những yếu tố này, những gì được quảng cáo cần phải được minh chứng đúng như những gì mà khách hàng nhận được. Những nhân tố về giá trị gia tăng, chính sách giá dịch vụ, và tính đơn giản của các thủ tục, hợp đồng là những nhân tố có tầm quan trọng sau chất lượng dịch vụ viễn thông để thông qua đó làm hài lòng khách hàng.
3.4 Kết quả phân tích về tập đoàn Viettel
Năm
TR
N
P
CP
2001
50
62510
2110
41
2002
57
68112
2050
52
2003
65
81251
1970
63
2004
93
145000
1840
750
2005
1764
899849
1520
1100
2006
5008
2627918
1420
1920
2007
11317
8101711
1310
4150
2008
22643
16499649
1220
10820
2009
32124
28274127
1210
15850
2010
30251
29281648
1190
11540
3.4.1 Mô hình doanh thu viễn thông của tập đoàn Viettel
Trong đó TR là tổng doanh thu về viễn thông của Viettel ( tỷ đồng)
N là số thuê bao di động của Viettel
P là giá cước gọi di động trong 1 phút ( đồng)
CP là chi phí đầu tư cho viễn thông (tỷ đồng) Dưới đây là kết quả ước lượng doanh thu viễn thông của Viettel
Phương trình hồi quy mẫu là
TR = 6570.191 + 0.000626N -3.387652P + 0.809694CP
Ý nghĩa của các tham số ước lượng;
b2 = 0.000626> 0. Khi giá cước gọi và chi phí đầu tư cho viễn thông là cố định, số thuê bao dị động tăng lên một đơn vị thì doanh thu dịch vụ di động trung bình tăng 0.000626 tỷ đồng. Vậy số thuê bao và doanh thu tỷ lệ thuận.
b3 = - 3.387652< 0. Khi số thuê bao di động và chi phí đầu từ cho viễn thông là cố định, giá cước di động gọi một phút tăng lên 1 đồng thì doanh thu trung bình giảm 3.387652 tỷ đồng. Vậy giá cước gọi và doanh thu tỷ lệ nghịch.
b4 = 0.809694> 0. Khi số thuê bao di động và giá cước gọi là cố định, chi phí đầu tư cho viễn thông tăng 1 tỷ đồng thì doanh thu trung bình tăng 0.809694 tỷ đồng. Vậy chi phí đầu tư cho viễn thông và doanh thu tỷ lệ thuận.
Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số với mức ý nghĩa là 5%:
TCKĐ1H0 :b2=0H1:b2 # 0 P_value = 0.1% < 5%
Þ bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1: b2#0Þb2 có ý nghĩa về mặt thống kê, hay số thuê bao di động có giải thích cho sự biến đổi của doanh thu dịch vụ di động.
TCKĐ2 Ho :b3 =0H1 :b3 # 0 P_value = 4.96% < 5%
Þbác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1: b3#0Þb3 có ý nghĩa về mặt thống kê, hay cước gọi di động có giải thích cho sự biến đổi của doanh thu dịch vụ di động.
TCKDĐ3 H0:b4 = 0H1 :b4 # 0 P_value = 1.12% , 5%
Þ bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận giả thiết H1: b4#0Þb4 có ý nghĩa về mặt thống kê,
Hay chi phí đầu tư cho viễn thông có giải thích cho sự biến đổi của doanh thu dịch vụ di động.
Kiểm tra sự phù hợp của mô hình:
R2 = 99.6675%
Ý nghĩa: có 99.6675% sự biến động của doanh thu dịch vụ di động được giải thích bởi mô hình thì có khoảng 0.3325% sự biến động doanh thu dịch vụ di động của hãng được giải thích bằng yếu tố nằm ngoài mô hình.
Xây dựng TCKĐ FH0 : R2 = 0H1: R2 # 0
F = R21-R2´n-kk-1
Ho đúng thì F ~ F(k - 1, n – k)
Với α= 5% =>fα(k-1, n-k)= 4.76 thỏa mãn P (F>fα(k-1, n-k)) = α
Wα= (fα(k-1, n-k); +∞)
Ftn= 599.4690 > 4.76 ∈ Wα
Bác bỏ Ho chấp nhận H1
Phương trình hồi quy có ý nghĩa thống kê.
3.4.2 Cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel
Lợi nhuận trên thị trường của các hãng độc quyền nhóm là phụ thuộc lẫn nhau, các hành động được các hãng tiến hành để lập kế hoạch và phản ứng lại các hành động cạnh tranh từ đối thủ.
Các hãng có nhiều chiến lược để sử dụng nhằm lựa chọn cách phản ứng tốt nhất cho hãng của mình.
Khi hãng có chiến lược ưu thế :
Viettel và Mobifone là 2 hãng độc quyền nhóm trên thị trường viễn thông khi 2 hãng triển khai dịch vụ 3G căn cứ vào chiến lược của nhau mà các hãng có những hành động của mình.
2 hãng đều có chiến lược ưu thế : Chiến lược quảng cáo
Với cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có cả 2 hãng đều có ưu thế như nhau khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo.
Đối với hai hãng Viettel và Mobifone chiến lược ưu thế của mỗi hãng đều là quảng cáo Lớn bởi thế dù cho hãng Viettel quyết định quảng cảo như thế nào thì Mobifone vẫn chọn quảng cáo Lớn và Viettel cũng làm như vậy bất chấp Mobifone quảng cảo như thế nào.Cân bằng xảy ra khi cả 2 hãng đều lựa chọn quảng cáo Lớn.
Khi Mobifone có chiến lược ưu thế : Chiến lược quảng cáo
Cho rằng Mobifone chọn chiến lược ưu thế là quảng cáo nên Viettel chọn chiến lược quảng cáo, cân bằng xảy ra khi 2 hãng chọn chiến lược quảng cáo.
Hai hãng không có chiến lược ưu thế : Chiến lược giá
Khi 2 hãng cạch tranh chiến lược về giá sử dụng dịch vụ 3G trong ngày
Loại trừ các chiến lược bị lấn át :
Ta tìm được giá cân bằng khi 2 hãng này cạnh tranh với nhau về giá và lợi nhuận mỗi hãng nhận được.
Chiến lược tuần tự :
Khi một hãng đi trước 1 hãng theo sau, giả định Viettel là hãng đi trước trong việc cung ứng dịnh vụ 3G lúc đó Mobifone là hãng đi sau quyết định của Mobifone phụ thuộc vào quyết định của Viettel
Từ cây trò chơi trên ta thấy
Nếu hãng Vietel chọn mức giá là P = 5 thì hãng Mobifone sẽ chọn mức giá là 5 để có được lợi nhuận cao hơn. Lúc đó lợi nhuận của mỗi hãng là 400
Nếu hãng Vietel chọn mức giá là P = 10 thì hãng Mobifone sẽ chọn mức giá là 10 để có được lợi nhuận cao hơn. Lúc đó lợi nhuận của Vietel là 1000 còn của Mobifone là 1200
Để tối đa hóa lợi nhuận hãng Viettel sẽ lựa chọn mức giá là 10 và hãng Mobifone cũng sẽ lưa chọn P = 10
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty.
Qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel ta thấy được doanh thu dịch vụ di động của công ty được giải thích bởi các yếu tố:
Số thuê bao di động.
Cước gọi di động.
Chi phí đầu tư cho viễn thông.
Trong đó số thuê bao và doanh thu là tỉ lệ thuận, chi phí đầu tư và doanh thu là tỉ lệ thuận, còn cước gọi di động và doanh thu là tỉ lệ nghịch.
Điểm mạnh: Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng. Sau 10 năm hoạt động, Viettel chiếm 42% thị phần di động trong cả nước, liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng quốc tế. hiện nay, mạng hạ tầng viễn thông của viettel đã phủ sóng toàn quốc, và cả các vùng biển đảo, kể cả quần đảo Trường Sa và trên biển Đông. Hiện nay, thị phần của Viettel chiếm khoảng 42% thị phần di động cả nước, có các gói cước đa dạng dành cho nhiều thành phần khách hàng. Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 40 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Điểm yếu: là một nhà mạng ra đời sau so với hai nhà mạng lớn của Việt Nam là vinaphone và mobifone.
Cơ hội: thị trường viễn thông trong nước với gần 100 triệu dân còn tiếp tục tăng trưởng. Ngoài ra, thị trường viễn thông ở một số quốc gia đang phát triển rất mạnh là cơ hội cho Tập đoàn phát triển.
4.2 Dự báo triển vọng phát triển.
Năm 2010, Viettel đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra trong năm 2010. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 91.561 tỷ đồng, thực hiện 117% kế hoạch và tăng 52% so với năm 2009. Lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng, hoàn thành 135% kế hoạch, tăng 52%. Nộp ngân sách Nhà nước 7.628 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch và tăng 45% và nộp ngân sách quốc phòng 215 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 48,3%. Với những kết quả ấn tượng này, Viettel tiếp tục là đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông. Năm 2011, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng 25%, tương đương với doanh thu đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tiếp tục lắp đặt và phát sóng mới gần 10.000 trạm 2G và 3G tại Việt Nam và trên 4.000 trạm tại các thị trường nước ngoài; Xúc tiến đầu tư vào các nước có tiềm năng tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh với khoảng 100 triệu dân; Tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các thiết bị viễn thông.
4.3 Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu.
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh trong nước, Viettel còn có doanh thu từ hai thị trường di động là Campuchia và Lào, trong đó viễn thông tại thị trường Campuchia đã đạt được những kết quả tốt. Vì vậy Viettel có thể đẩy mạnh kinh doanh ra một số nước khác để phát triển Tập đoàn mạnh hơn.
Cần đẩy mạnh các chiến lược phát triển công ty hơn nữa. Như các chiến lược quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu, chăm sóc khách hàng, chiến lược cạnh tranh với các đối thủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slice kinh tế học quản lý – Th.s Ninh Thị Hoàng Lan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việ.docx