Hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh THA

Tăng huyết áp là nguy cơ cao nhất của bệnh tim mạch và đang trở thành vấn đề sức khỏe trên toàn cầu. Với khoảng 20 % ngƣời lớn trên thế giới bị THA và đƣợc ƣớc tính đã gây ra tử vong 6% trong tổng số nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới. Ở nƣớc ta, tỷ lệ THA ở ngƣời lớn đang ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Từ thời điểm năm 1960 tỷ lệ THA mới chỉ là 1% dân số, đến nay con số đƣợc ghi nhận đã lên tới 25%. Tăng HA là bệnh nguy hiểm bởi những hậu quả của nó nếu không gây chết ngƣời thì cũng thƣờng để lại những di chứng nặng nề cho ngƣời bệnh nhƣ TBMMN, suy tim, suy thận., ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên trong thực tế có đến 80% ngƣời không biết mình bị bệnh, chính vì vậy THA còn đƣợc coi là kẻ giết ngƣời thầm lặng.

pdf48 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của chế độ dinh dưỡng trong dự phòng, điều trị bệnh THA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dội. HA đo đƣợc thƣờng rất cao cả tối đa và tối thiểu, khát nƣớc nhiều, sụt cân, rối loạn tiêu hóa. Tiến triển nhanh và nặng, hay có biến chứng ở não và tim.[2],[29]. 1.2.6. Hậu quả của tăng huyết áp Tác hại của THA xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt và mạch máu [2], [5], [16], [19], [20], [29]. - Tại não: THA gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, đột quị, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, hẹp động mạch cảnh, nhức đầu, mất ngủ. Gần 80% ngƣời bệnh THA bị đột quị là do thiếu máu não, do huyết khối tại 12 chỗ gây tắc mạch hay huyết khối từ nơi khác trôi đến gây thuyên tắc mạch. Thiếu máu não thoáng qua thƣờng do các mảng xơ vữa bong ra từ động mạch cảnh hay cục máu đông gây thuyên tắc có nguồn gốc từ tim.[19],[20]. Hình 1.3: Biến chứng tại não - Tại Tim: THA gây phì đại thất trái, lâu ngày dẫn đến suy tim. Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, hở động mạch chủ cơ năng, đột tử do tim[19],[20]. . Hình 1.4: Biến chứng nhồi máu cơ tim do THA - Tại mạch máu: THA gây biến chứng phình động mạch chủ bụng, phình tách động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại biên, xơ vữa động mạch.[19] Thang Long University Library 13 Hình 1.5: Động mạch xơ cứng dày lên do THA, hậu quả HA càng tăng - Tại mắt: THA gây xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị gây mờ mắt, mù. Hình 1.6: THA gây xuất huyết võng mạc - Tại thận: THA gây tổn thƣơng mạch máu thận, cuối cùng gây suy thận. Hình 1.7: THA gây tổn thương mạch máu thận 14 Tóm lại, tất cả những biến chứng này đều gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời bệnh, để lại di chứng, tàn tật thậm chí là tử vong. THA gây giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm[20], về mặt chi phí chữa bệnh làm giá thành tăng lên rất nhiều lần. Chính vì vậy bệnh THA cần đƣợc phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị kịp thời để hạn chế, ngăn ngừa đƣợc tiến triển của bệnh, ngăn ngừa đƣợc quá trình tổn thƣơng các cơ quan đích do THA. 1.2.7. Điều trị tăng huyết áp Chủ động kiểm soát tốt HA chính là cách để có sức khỏe và phòng ngừa đƣợc biến chứng tim mạch nguy hiểm: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim...và tránh đƣợc các biến chứng khác do THA gây ra nhƣ tai biến mạch máu não, suy thận, mờ mắt... giúp tăng thêm tuổi thọ, tăng chất lƣợng cuộc sống, giảm chi phí y tế. [17],[19],[20]. Hiện nay, để kiểm soát tối ƣu HA, bên cạnh các biện pháp dùng thuốc, các thầy thuốc trên thế giới quan tâm nhiều đến biện pháp điều trị không dùng thuốc (còn gọi là thay đổi lối sống) đó là chế độ ăn uống điều độ, tập luyện thể dục, làm việc có nghỉ ngơi và thƣ giãn hợp lý, tránh căng thẳng, stress Biện pháp thay đổi lối sống áp dụng cho mọi ngƣời bệnh để ngăn ngừa tiến triển và giảm đƣợc HA, giảm đƣợc số thuốc cần dùng.[16],[17],[19],[20]. - Với ngƣời bệnh THA mức độ nhẹ (độ 1) chƣa cần dùng thuốc, tích cực áp dụng biện pháp thay đổi lối sống gồm[19],[20],[24],[25],[26]: + Bỏ hút thuốc lá: là biện pháp mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh tim mạch và ngoài tim mạch. + Hạn chế uống rƣợu: số lƣợng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày với nam giới và ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày với nữ giới.( 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tƣơng đƣơng với 330ml bia hoặc 120 ml rƣợu vang, hoặc 30 ml rƣợu mạnh.) + Tăng cƣờng hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. + Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, làm việc quá sức. Cần chú ý đến việc thƣ giãn, nghỉ ngơi hợp lý. + Tránh bị lạnh đột ngột. Thang Long University Library 15 + Tích cực giảm cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tƣởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 24,9. + Cố gắng duy trì vòng bụng dƣới 90cm ở nam giới và dƣới 80cm ở nữ giới. + Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lƣợng. Tránh dùng những thực phẩm ƣớp muối, đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn.  Giảm ăn mặn: ăn <5g muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.  Tăng cƣờng rau xanh, hoa quả tƣơi.  Nên ăn nhiều cá. Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no. Với ngƣời bệnh bị THA nhẹ, biện pháp thay đổi lối sống trên có thể đủ để hạ HA xuống mức bình thƣờng mà chƣa cần dùng đến thuốc. Đối với một số ngƣời khác, những biện pháp thay đổi lối sống có thể giúp họ chỉ cần dùng ít thuốc hơn hoặc dùng thuốc với liều thấp đã đủ kiểm soát HA.[16],[17],[20]. - Biện pháp điều trị bằng thuốc áp dụng trong trƣờng hợp sử dụng việc thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát HA và ở ngƣời bệnh THA thƣờng xuyên. Tùy đặc điểm của từng ngƣời bệnh mà bác sỹ sẽ chọn thuốc điều trị THA phù hợp [7],[20],[29],[31]. - Một số nhóm thuốc hay đƣợc dùng trong điều trị THA [14]: + Thuốc chẹn kênh canxi: Amlordipin, Nifedipin, Nifehexan + Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Captopril, Enalapril, Coversyl + Thuốc lợi tiểu: Furosemide, Thiazides, Indapamide Để góp phần hạn chế các biến chứng của bệnh, việc giáo dục sức khoẻ thƣờng xuyên cho bệnh nhân bị THA nói riêng và cho cộng đồng nói chung có lối sống tích cực để hạn chế tỷ lệ bị THA, đồng thời sớm phát hiện khi bị bệnh và điều trị đúng là một vấn đề rất quan trọng. Bệnh viện Bạch mai trong nhiều năm qua đã triển khai một mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh THA phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, kiểm soát HA mục tiêu để hạn chế các biến chứng của bệnh, giảm sự chi phí tốn kém cho bệnh nhân, gia đình và cả xã hội đã mang lại những lợi ích đáng kể cho cộng đồng. Tính từ năm 2006 cho đến nay, hơn 10.000 bệnh nhân phát hiện THA đã đƣợc theo dõi, tƣ vấn và điều trị thƣờng xuyên. “Câu lạc bộ ngƣời bệnh THA” định kỳ đƣợc Bệnh viện Bạch Mai tổ chức nhằm bổ trợ kiến thức cho ngƣời bệnh đã thực sự giúp họ nâng tầm hiểu biết, nhận thức lên rất nhiều. 16 HÌnh 1.8: Một buổi sinh hoạt câu lạc bộ THA tại Bệnh viện Bạch mai. Hình 1.9: Sau mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các hội viên được kiểm tra HA và tư vấn Tóm lại để phòng chống THA và kiểm soát tốt HA, ngoài việc tuân thủ điều trị theo y lệnh của bác sỹ cần phải có một cuộc sống lành mạnh, khoa học trong đó việc thực hiện chế độ ăn hợp lý với tình trạng sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng. Đó là biện pháp đơn giản mà thực sự hiệu quả giúp chúng ta có một cuộc sống không THA và không có biến chứng của bệnh THA. Thang Long University Library 17 2. DINH DƯỠNG TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2.1. Mục đích của chế độ dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, vấn đề ăn uống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Ngƣời THA nếu ăn uống không đúng thì thuốc hạ áp cũng kém hiệu quả.[10],[22],[28]. Vì vậy thực hiện chế độ dinh dƣỡng hợp lý để kiểm soát tốt HA, dự phòng đƣợc biến chứng của bệnh là mục tiêu quan trọng nhất, bên cạnh đó còn chủ động loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng cách: - Giảm cân nếu có thừa cân. - Kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI) nên có từ 18,5 đến dƣới 25. 2.2. Vai trò của dinh dưỡng với sức khỏe và điều trị bệnh Ăn uống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con ngƣời. Dinh dƣỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Ăn uống không chỉ là đƣa các chất dinh dƣỡng vào trong cơ thể để nuôi dƣỡng cơ thể mà còn là một phƣơng tiện chữa bệnh[3],[22]. Trƣớc công nguyên, y học đã nói tới vai trò của ăn uống và cũng đã coi ăn uống là một phƣơng tiện để chữa bệnh. Hypocrates, một danh y thời cổ rất quan tâm đến vấn đề điều trị bằng ăn uống, đã viết “ Thức ăn cho ngƣời bệnh phải là phƣơng tiện điều trị và các phƣơng tiện điều trị của chúng ta phải là các chất dinh dƣỡng”[3],[22]. Ở Việt Nam, có 2 danh y nổi tiếng đó là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thƣợng Lãn Ông (thế kỷ thứ XVIII) đƣợc coi là những nhà dinh dƣỡng học đầu tiên ở nƣớc ta cũng khẳng định vai trò của chế độ ăn trong điều trị bệnh. Chế độ ăn có tác dụng trực tiếp tới căn nguyên bệnh và căn nguyên sinh bệnh nhƣ đối với các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu vitamin, suy dinh dƣỡng, viêm loét dạ dàyChế độ ăn còn có tác dụng lớn trong một số bệnh chuyển hóa, đặc biệt trong bệnh đái tháo đƣờng, gout, rối loạn lipid máu.[3],[4],[10]. Ăn uống còn nhằm mục đích phòng bệnh. Khi bệnh còn ở giai đoạn kín đáo, ăn tốt có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh và ăn còn là biện pháp đề phòng các bệnh cấp tính trở thành mạn tính[3]. 18 Tóm lại, ăn uống hợp lý là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong các biện pháp điều trị tổng hợp vì sự ảnh hƣởng đến tiến triển của bệnh và làm tăng hiệu lực của các phƣơng tiện điều trị khác. Thành phần chất dinh dưỡng trong chế độ ăn cho người tăng huyết áp. * Chất béo (Lipid) Là nguồn cung cấp năng lƣợng chủ yếu, 1g lipid cho 9 kcal năng lƣợng, chiếm 15- 20% so với tổng số nhu cầu hàng ngày [6],[9],[8],[18],[21]. Mỡ và dầu đều là những chất béo có tác dụng tới hệ tim mạch. Có những chất béo chứa nhiều acid béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu, gây xơ vữa động mạch. Trong thử nghiệm lâm sàng của Salonen và cộng sự năm 1983, 1988 ở Châu Âu cho thấy khi giảm tổng số chất béo từ 38-40% năng lƣợng khẩu phần xuống 20- 25% hoặc tăng tỷ lệ giữa acid béo không no và acid béo no từ 0,2 lên 1 cho thấy HA giảm rõ ràng. Hay khi bổ sung cá, dầu cá, dầu ngô cho thấy HA giảm rõ rệt [4],[13]. Lipid là nguồn cung cấp và dự trữ năng lƣợng, tham gia cấu trúc các mô cơ thể, điều hòa thân nhiệt, đồng thời cũng là dung môi hòa tan của 1 số vitamin tan trong dầu nhƣ A, D, E, K [14],[22],[26]. - Các loại mỡ động vật nhƣ mỡ bò, mỡ cừu; dầu dừa, dầu cọ chứa tới 90% là acid béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe, không nên dùng. Mỡ lợn có thể dùng ít.[25],[26]. - Các loại dầu thảo mộc nhƣ dầu đậu nành, dầu hƣớng dƣơng, dầu ngô, đặc biệt là dầu ôliu chứa dƣới 40% acid béo bão hòa không gây hại cho hệ tim mạch, thậm chí chúng còn giúp dọn sạch những mảng xơ vữa đi. Đó là những thực phẩm nên dùng.[25],[26]. Hình 2.1. Dầu ô liu rất tốt cho hệ tim mạch. Thang Long University Library 19 - Lòng đỏ trứng gà, trứng vịt chứa khá nhiều cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình nặng 17g chứa 220 mg cholesterol và nhiều chất mỡ, chủ yếu là acid bão hòa nhƣng không phải kiêng tuyệt đối. Ngƣời THA có thể ăn 2-3 lòng đỏ trứng/ tuần[25],[26]. - Sữa bò, sữa dê, sữa trâu cũng có hàm lƣợng cholesterol khoảng 110mg/lít và acid bão hòa, vì thế không nên uống nhiều quá.[26] - Bơ tách từ sữa không nên ăn vì chứa quá nhiều cholesterol (280 mg/100 gr) và acid bão hòa 77gr/100g.[25] - Mỡ trong thịt gà và trong cá có ít acid béo bão hòa nên có thể ăn tốt, không phải kiêng nhƣ đối với mỡ bò, mỡ lợn, bơ.[26] * Các chất bột đường (Glucid) Glucid (hoặc carbohydrat) gồm các loại chất bột, đƣờng, chất xơ là nguồn cung cấp năng lƣợng chính của cơ thể, 65- 70% năng lƣợng của khẩu phần ăn là do glucid cung cấp[4],[6],[8],[13],[18],[21] nên cần ăn đủ theo yêu cầu. 1g glucid cho 4 kcal năng lƣợng. Glucid đƣợc dự trữ ở gan dƣới dạng glycogen là nguồn năng lƣợng dự trữ của cơ thể. Ở mức độ nhất định, glucid tham gia vào các cấu tạo của rất nhiều thành phần cơ thể (cấu tạo tế bào, hồng cầu, chất trắng mô thần kinh...) và các hoạt động chức năng của cơ thể[11]. Ăn uống đầy đủ glucid sẽ làm giảm phân hủy Protein đến mức tối thiểu. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, glucid thừa sẽ chuyển thành lipid và đến mức độ nhất định sẽ gây thừa cân, béo bệu.[6],[18],[21]. - Nên hạn chế ăn các loại đƣờng vì có thể gây hại cho răng, đặc biệt bệnh tiểu đƣờng.[18],[25]. - Các chất bột trong ngũ cốc và một số khoai, sắn là nguồn năng lƣợng tốt nhất.Hàm lƣợng glucid trong gạo tẻ giã 75%, gạo tẻ máy 76%, ngô vàng 69%, bột mỳ 73%, bánh mỳ 52%, khoai lang 28%, khoai tây 21%, sắn củ 36%.. [4], [10], [11], [13], [25]. 20 Hình 2.2. Các loại ngũ cốc * Các chất đạm (Protein). Là thành phần quan trọng của mọi tế bào sống. Protein đóng vai trò quyết định trong tạo hình thể về một con ngƣời, tham gia vào thành phần các cơ bắp, máu, bạch huyết, hoocmon, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết do đó liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể. Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thƣờng các chất dinh dƣỡng khác, đặc biệt là vitamin và chất khoáng.[6],[18],[21],[25]. Protein còn là nguồn năng lƣợng cho cơ thể, thƣờng cung cấp 12-15% năng lƣợng của khẩu phần. 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể nhƣ ngừng lớn, chậm phát triển, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng tính cảm thụ với bệnh nhiễm khuẩn[6],[18],[25]. - Chất đạm có nhiều ở trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc - Ăn cá tốt cho hệ tim mạch hơn là thịt vì trong lipid của cá có nhiều acid béo chƣa no (khoảng 60-65%).[10],[25]. - Ăn nhiều thịt kéo theo nhiều chất béo no không có lợi cho tim mạch nên cần duy trì ở mức vừa phải.[10] - Trứng có giá trị dinh dƣỡng cao, lƣợng protein của trứng từ 12-14g % có đủ các acid amin cần thiết thích hợp cho cơ thể[10]. Tuy nhiên hàm lƣợng cholesterol trong trứng khá cao nên ngƣời bệnh THA cần hạn chế món ăn này. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 quả. Thang Long University Library 21 - Các loại đạm thực vật là nguồn protein có giá trị cao, sánh ngang với protein động vật và rất tốt cho ngƣời THA, đặc biệt là đạm trong đậu tƣơng, vừng, lạc. Thành phần của nó chứa nhiều acid amin, đặc biệt là các loại không thể thay thế đƣợc, cơ thể không tự sản xuất, tổng hợp đƣợc. Đậu tƣơng đƣợc coi là nguồn thực phẩm quí có thể thay thế đƣợc thịt cá do đó nên ăn hàng ngày.[10],[25],[26]. HÌnh 2.3. Đậu tương và các chế phẩm từ đậu là thức ăn tốt cho cơ thể * Rau – củ- quả. Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại rau, củ, quả tƣơi là những thức ăn tốt cho ngƣời THA vì chúng chứa nhiều kali và hầu nhƣ không có natri. Chúng chứa rất nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời giúp loại bỏ bớt cholesterol ra khỏi cơ thể [4],[10],[13],[15],[22],[25]. Vitamin là chất hữu cơ cần thiết và tuy số lƣợng ít nhƣng chúng bắt buộc phải có trong thức ăn. Cơ thể đƣợc cung cấp đủ vitamin có tác dụng tăng cƣờng sức khỏe, đề phòng các bệnh mãn tính.[6],[10],[21]. Hình 2.4. Một số rau củ quả chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể 22 Các loại rau, củ, quả khác nhau sẽ cung cấp hàm lƣợng dinh dƣỡng, vitamin khác nhau. Ngƣời bệnh THA có thể tham khảo, lựa chọn theo sở thích của mình: Một số loại rau củ, quả tốt cho người bệnh THA. + Cần tây: Có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và hạ HA. + Cải cúc: chứa nhiều acid amin và tinh dầu. Có tác dụng làm sảng khoái đầu óc và hạ HA [15]. + Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thƣờng [15]. + Cà chua: chứa nhiều vitamin C và P có công dụng thanh nhiệt giải độc và làm hạ HA.[15] + Cà tím: rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu đƣợc mềm mại, dự phòng tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở ngƣời THA và các bệnh lý tim mạch khác.[22] + Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định HA [15] + Hành tây: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm HA. Ngoài ra còn tác dụng làm bền thành mạch, dự phòng tai biến mạch máu não.[15] + Nấm hƣơng, nấm rơm: là thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng, có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ HA.[15]. + Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay trắng đều là thực phẩm có lợi cho ngƣời THA [15]. + Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ HA.[15]. + Đậu hà lan và đậu xanh: là thực phẩm rất có lợi cho ngƣời THA [15]. + Sữa đậu nành: là đồ uống lý tƣởng cho ngƣời THA, có công dụng phòng chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ HA [15],[22],[25]. + Táo, chuối, lê, nho, dƣa chuột: chứa nhiều kali, giúp duy trì HA ở mức bình thƣờng.[15],[22]. + Dƣa hấu: thanh nhiệt, lợi tiểu, giữ HA ổn định[15],[22]. + Mƣớp đắng: có tác dụng thanh nhiệt, giảm lipid máu, giảm HA.[15] Thang Long University Library 23 + Ngoài ra trong chế độ ăn hàng ngày nên chú ý bổ sung các nhóm vitamin khác nhƣ vitamin A, vitamin nhóm B, E, D3.rất có lợi cho sức khỏe.[6],[15],[21]. * Các loại muối khoáng. Yếu tố vi lƣợng tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể, do đó là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. - Muối ăn: lƣợng muối ăn và mỳ chính phải hạn chế vì HA có liên quan trực tiếp tới lƣợng natri đƣa vào cơ thể. Khi ngƣời bệnh THA hạn chế lƣợng muối ăn vào, HA của họ cũng giảm[10],[19],[22],[26]. WHO đã khuyến cáo ăn nhạt để dự phòng và điều trị THA, tập thói quen ăn nhạt chỉ dùng 2-3g muối/ ngày và hạn chế thức ăn chứa nhiều muối nhƣ: dƣa cà muối, mắm tôm, cá mắm, cá đóng hộp, thịt đóng hộp, thịt hun khói, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, rau quả đóng hộp; không ăn muối hoặc mì chính tại bàn ăn [4],[9],[10],[22]. - Kali: đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa. Nếu tăng nồng độ kali vào cơ thể sẽ dẫn tới tăng bài xuất natri. Chế độ ăn giàu kali có thể là biện pháp hiệu quả trong trƣờng hợp cần tăng bài niệu và bài xuất natri ra khỏi cơ thể. Ngƣợc lại với natri, kali gây giãn mạch nên làm hạ HA. Rau, củ, quả, gạo, khoai, sắn là nguồn thực vật cung cấp kali cho khẩu phần ăn hàng ngày. Kali đƣợc khuyến cáo nên sử dụng 4000-5000 mg/ngày [4],[10],[13],[22]. - Magnesi: đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng hƣng phấn hệ thần kinh, có tính chất chống co cứng và gây giãn mạch. Magnesi có nhiều trong các loại ngũ cốc, đỗ, gạo [4],[10]. - Canxi: đóng vai trò quan trọng trong duy trì trƣơng lực của mạch máu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy calci có tác dụng làm giảm HA, tuy vậy tác dụng đó rõ ràng hơn ở thực phẩm giàu calci (sữa gầy) so với bổ sung calci. Calci có nhiều trong tôm, cua, ốc, sữa gầy[6],[10],[21]. Lƣợng canci đƣợc khuyến cáo sử dụng 1000-1200 mg/ngày. * Các loại đồ uống. - Cà phê: Gây THA vừa phải, tác dụng ở ngƣời THA thấy rõ hơn ở ngƣời bình thƣờng, do đó đối với ngƣời bệnh THA không nên dùng cà phê, chè đặc vì dễ gây mất ngủ và kích thích thần kinh [4],[10],[13],[22]. 24 - Rƣợu: Uống nhiều rƣợu có liên quan với tăng áp lực thành mạch và tỷ lệ THA. Rƣợu gây THA khi uống quá 30-45g etanol mỗi ngày, còn ở liều thấp hơn thì không tác dụng. Ở một ngƣời có HA không ổn định, không nên dùng rƣợu[4],[10],[22],[24]. Hình 2.5. Rượu, bia là đồ uống nên hạn chế - Nƣớc: đối với nƣớc lọc, nƣớc trắng nên uống lƣợng vừa phải. Không nên uống quá 200ml trong một lần uống. - Các loại nƣớc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần nhƣ: nƣớc trà xanh, nƣớc rau luộc, nƣớc vối, nƣớc hoa hòe, sinh tố rau củ quả, chè sen vông, nƣớc râu ngô ngƣời bệnh có thể dùng thay thế nƣớc uống hàng ngày rất tốt [4],[13],[22]. 2.3. Ảnh hưởng của chế độ ăn đối với bệnh tăng huyết áp Chế độ ăn có thể tác động đến HA động mạch qua nhiều khâu, đặc biệt là lƣợng: - Natri, kali, calci, magnesi. - Thành phần chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật. - Glucid: Tinh chế hay phức hợp. - Việc tiêu thụ rƣợu. Những nghiên cứu quan sát cho thấy những vùng dân cƣ có tỷ lệ THA thấp thƣờng làm nghề đánh bắt cá, và chế độ ăn giàu rau quả và cá. Những quan sát cũng cho thấy những nhóm ngƣời ăn chay với chế độ ăn giàu ngũ cốc, đậu đỗ, lạc, vừng, rau, hoa quả tƣơi, đôi khi có cá, sản phẩm sữa, trứng có tỷ lệ THA thấp. Qua phân tích thấy rằng, chế độ ăn của họ giàu kali, magnesi, chất xơ, chất béo không no và natri thƣờng thấp[3],[4],[10],[13],[22],[24]. Thang Long University Library 25 Theo cơ chế sinh lý học, lƣợng muối ăn vào có ảnh hƣởng trực tiếp tới HA động mạch thông qua việc cơ thể hấp thu và vận chuyển nhiều ion natri vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng tính thấm của màng tế bào với natri, tăng nƣớc trong tế bào, tăng trƣơng lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi dẫn đến THA.[4],[10],[13]. Chính vì vậy, để kiểm soát tốt HA đặc biệt ở những ngƣời có thói quen ăn mặn lời khuyên đầu tiên bao giờ cũng là ăn giảm muối. Trong nghiên cứu can thiệp, chế độ ăn Kempner với thành phần giàu rau, hoa quả, ít natri đƣợc sử dụng điều trị cho ngƣời bệnh THA. Chế độ ăn này cũng giàu kali, giàu các vitamin, chất xơ và ít natri, ít chất béo cho thấy có tác dụng làm hạ HA. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng tác dụng hạ HA của bữa ăn Kempner không phải là do ít natri mà là giàu kali. Ở những vùng ngƣời dân chủ yếu lấy thức ăn từ nguồn thực vật thì tỷ lệ THA cũng thấp[10],[13]. Ở Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dƣỡng thì chế độ ăn ít natri, giàu kali có tác dụng hạ HA rõ rệt ở ngƣời bệnh THA. Tác dụng hạ HA của kali có thể liên quan đến tác dụng tăng thải natri[10],[13],[19]. Chất béo trong khẩu phần ăn cũng có mối liên quan với THA đặc biệt là chất béo no và cholesterol [4]. Trong thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy sử dụng chất béo không no có tác dụng làm hạ HA.[13]. Việc tiêu thụ rƣợu có ảnh hƣởng tới THA. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rõ uống nhiều rƣợu thì HA tăng lên không phụ thuộc cân nặng hoặc tuổi tác. Ở ngƣời THA, bỏ rƣợu thì HATT giảm từ 4-8 mmHg, HATTr giảm ít hơn.[10],[11],[13]. Vậy để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho ngƣời bệnh THA chúng ta cần phải dựa trên những nguyên tắc nào? 2.4. Nguyên tắc chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp. 2.4.1. Ít natri, giàu kali, calci, magnesi.[4],[10],[13],[24],[25],[26]. - Hạn chế muối ăn (Natriclorid), giảm mì chính (natri glutamat) dƣới 6g/ ngày. Ngƣời bệnh có phù, suy tim, cho ít hơn chỉ từ 2-4g/ngày. - Bỏ các thức ăn muối mặn nhƣ cà muối, dƣa muối, mắm tôm, mắm tép, thức ăn đóng hộp... 26 - Ăn nhiều rau, hoa quả tƣơi để có nhiều kali, trừ khi thiểu niệu. 2.4.2. Hạn chế các thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần. .[4], [10], [13], [24], [25], [26]. - Bỏ rƣợu, cà phê, nƣớc chè đặc. - Tăng sử dụng các thức ăn, thức uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu nhƣ canh lá vông, hạt sen, ngó sen, chè sen vông. 2.4.3. Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn, thức uống hợp lý.[4], [10], [13] ,[24], [25], [26]. - Nhu cầu năng lƣợng trong ngày: Đảm bảo cung cấp 30- 35kcal/kg cân nặng lý tƣởng/ngày. Ngƣời thừa cân (BMI trên 25) và béo phì (BMI trên 30) cho ít hơn để giảm cân vì giảm cân là một yếu tố giúp hạ HA rất có hiệu quả. Cân nặng lý tƣởng đối với nam giới = 22 x (chiều cao)2 Cân nặng lý tƣởng đối với nữ giới = 21 x (chiều cao)2 - Đạm (Protein): Giữ mức khoảng 12-15% năng lƣợng khẩu phần (hoặc 0,8-1,0 g/kg cân nặng/ ngày). Ƣu tiên dùng nhiều protein thực vật nhƣ đậu đỗ. Nếu có suy thận nên giảm đạm, tùy theo mức độ suy thận. - Bột, đƣờng (Glucid): Đảm bảo 65-70% năng lƣợng khẩu phần. Ăn ít đƣờng, bánh kẹo ngọt, tốt nhất là ăn chất bột từ các hạt ngũ cốc và khoai củ. - Chất béo (Lipid): Chiếm 15-20 % tổng năng lƣợng khẩu phần. Acid béo chƣa no (nguồn gốc thực vật) chiếm 2/3 và acid béo no (nguồn gốc động vật) chiếm 1/3 trong tổng số lipid. Hạn chế ăn mỡ động vật, bơ, nên dùng dầu từ cá, dầu thực vật (đậu tƣơng, lạc, vừng) là tốt nhất. Ngƣời béo nên ăn ít dầu mỡ hơn. Không nên ăn thức ăn nhiều cholesterol nhƣ phủ tạng động vật, lòng lợn, tim, gan, bầu dục, óc, tủy sống, lòng đỏ trứng. Ngoài ra cần chú ý bổ sung đủ các yếu tố vi lƣợng và vitamin, đặc biệt là vitamin C, E, A có nhiều trong rau, quả, giá đậu đỗ và các vitamin nhóm B nhƣ B12, B6, acid folic.[6],[8],[21]. Nƣớc uống: Nƣớc chè xanh, chè sen vông, chè hoa hòe, nƣớc ngô luộc, nƣớc rau luộc là thích hợp nhất. Bỏ bia rƣợu, cà phê, chè đặc. Thang Long University Library 27 Hình 2.6. Rau, củ, quả tươi là thực phẩm tốt cho bệnh THA Trên đây là những nguyên tắc cơ bản xây dựng chế độ ăn cho ngƣời bệnh, ngƣời chăm sóc bệnh nhân áp dụng trong thực tế hàng ngày. Tùy theo mức độ bệnh, sở thích và điều kiện thực tế của cá nhân mà có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp với từng ngƣời bệnh. 2.5. Những thực phẩm nên dùng, hạn chế dùng và không nên dùng. Ăn uống hợp lý đã trở thành một biện pháp không thể thiếu để phòng và điều trị THA vì có tác dụng kiểm soát HA. Chính vì vậy ngƣời bệnh THA khi lựa chọn thực phẩm cho khẩu phần ăn của mình cần chú ý: - Thực phẩm nên dùng: + Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở. + Khoai củ và sản phẩm chế biến. + Ăn đa dạng các loại thịt cá, tôm, cua, đậu phụ(đặc biệt là cá, ăn cá ít nhất 3- 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). + Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng). + Rau xanh, quả chín: ăn đa dạng các loại, đặc biệt các loại rau lá. - Thực phẩm hạn chế dùng: + Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC, các loại bánh ngọt. + Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dƣa muối, cà muối + Phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ. 28 - Thực phẩm không nên dùng: + Mỳ chính, bột nêm (các chất chứa nhiều natri). + Các chất kích thích: rƣợu, bia, cà phê, chè đặc. 2.6. Một số chế độ ăn dự phòng và điều trị cho người bệnh THA Hiện nay, chế độ ăn làm hạ HA (The Dietery Approach for Stop Hypertension – DASH) đƣợc WHO khuyến cáo cho ngƣời THA nhƣ sau [4]: Hình 2.7. Tháp dinh dưỡng Chế độ ăn DASH Chế độ ăn ở đây nhấn mạnh vào quả chín, rau xanh, sản phẩm sữa ít béo, ngũ cốc toàn phần, thịt gia cầm, cá và lạc. Chế độ ăn này giảm chất béo, thịt đỏ, nƣớc giải khát có đƣờng, giảm chất béo no, giảm cholesterol, tăng kali, calci, magnesi, chất xơ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn DASH làm hạ HA 5,5/3,0 mmHg ở ngƣời có HA bình thƣờng, hạ 11,4/5,5mmHg ở ngƣời THA (tƣơng tự nhƣ điều trị bằng thuốc) [4],[13], do đó có tác dụng phòng ngừa và điều trị THA. Năm 1997, Appel và cộng sự đã tổng kết và đƣa ra cơ cấu khẩu phần thực tế của chế độ ăn dự phòng và điều trị THA nhƣ sau: Thang Long University Library 29 Thành phần dinh dưỡng Chế độ ăn kết hợp rau quả + giảm béo Chất béo: % năng lƣợng 26 % Glucid: % năng lƣợng 56 % Protein: % năng lƣợng 18 % Cholesterol (mg/ngày) 151 Chất xơ (g/ ngày) 30-35 Kali (mg/ngày) 4415 Magnesi (mg/ngày) 480 Calci ( mg/ngày) 1265 Natri (mg/ngày) 2859 Bảng 5: Khẩu phần ăn thực tế của chế độ ăn điều trị THA Trong chƣơng trình “Chiến lƣợc quốc gia dinh dƣỡng “, Viện dinh dƣỡng Việt Nam cũng đã khuyến cáo 1 thực đơn dành cho ngƣời bệnh THA, phù hợp với ngƣời Việt Nam với các chỉ tiêu nhƣ sau [28]: - Năng lƣợng cung cấp 35 kcal/kg cân nặng lý tƣởng/ ngày. - Cân đối khẩu phần dinh dƣỡng: + Tỷ lệ đạm - đƣờng- mỡ: 12% - 73% - 15% + Ít natri, giàu kali, hạn chế muối và mì chính <2-4 g/ngày. + Ăn nhiều rau xanh, hoa quả bổ xung kali + Hạn chế các chất kích thích nhƣ cà phê, trà đặc, rƣợu, bia + Tăng cƣờng sử dụng các thức uống có tác dụng an thần, lợi tiểu, thanh nhiệt nhƣ: trà xanh, chè sen vông, hoa hòe, nƣớc râu ngô Chế độ ăn này khẩu phần cơ bản vẫn là chất bột đƣờng, chất béo và đạm giảm hơn so với khẩu phần thực của DASH để phù hợp với ngƣời Việt Nam. Qua áp dụng thực tế cũng đã cho kết quả tƣơng tự nhƣ chế độ ăn DASH. Nhƣ vậy, chế độ ăn với cơ cấu thành phần hợp lý có ảnh hƣởng tốt tới bệnh THA, có giá trị thực tế trong dự phòng và kiểm soát HA. 30 2.7. Ứng dụng thực tế. Chúng ta đã nhận thức đƣợc dinh dƣỡng là một phần không thể thiếu của điều trị, không thể có điều trị tốt nếu không tổ chức việc nuôi dƣỡng hợp lý cho bệnh nhân. Những năm trƣớc đây, việc nuôi dƣỡng bệnh nhân khi nằm viện điều trị tại các bệnh viện hầu hết đƣợc giao phó cho ngƣời nhà làm nên có ảnh hƣởng hạn chế kết quả điều trị toàn diện, gây phiền phức cho gia đình bệnh nhân, đồng thời gây mất vệ sinh chung. Từ đó mà làm giảm sút uy tín của các cơ sở điều trị. Hiện nay, tại một số bệnh viện lớn trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, chế độ dinh dƣỡng kết hợp cùng với điều trị bệnh là một vấn đề đang và ngày càng đƣợc quan tâm bởi tầm quan trọng đã đƣợc khẳng định qua nhiều nghiên cứu và ứng dụng. Trung tâm dinh dƣỡng lâm sàng BV Bạch Mai đƣợc thành lập từ năm 2010 (Trung tâm dinh dƣỡng lâm sàng đầu tiên ở Việt Nam) trên nền tảng khoa Dinh dƣỡng cũ, đi vào hoạt động và đƣợc đông đảo ngƣời bệnh đón nhận, hoan nghênh bởi những lợi ích thiết thực cho họ. Hàng ngày, hàng trăm chế độ ăn bệnh lý phù hợp với từng bệnh cảnh cụ thể đƣợc các bác sỹ của Trung tâm dinh dƣỡng xây dựng, tƣ vấn, thực hiện cho ngƣời bệnh. Đến nay, gần nhƣ 100 % ngƣời bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đều đƣợc ăn theo chế độ bệnh lý của mình, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý tim mạch trong đó có bệnh THA; bệnh lý thận; tiểu đƣờng thì việc đảm bảo dinh dƣỡng hợp lý đòi hỏi có sự tính toán về lƣợng và chất rất cẩn thận. Dựa vào nguyên tắc cơ bản xây dựng chế độ ăn cho ngƣời bệnh THA, tùy thuộc vào rau quả theo mùa, Trung tâm dinh dƣỡng đã nghiên cứu đƣa ra chế độ ăn mang mã số TM01 áp dụng cho ngƣời bệnh THA. Thang Long University Library 31 Bảng 6: Thực đơn áp dụng cho người bệnh có cân nặng lý tưởng là 50Kg. - Năng lƣợng cung cấp: 1500 - 1600 Kcal. - Protein: 50-60g . (13-15%) - Lipid: 20-25 g.(12-14%) - Glucid: 300-320 g.(70 - 75 %) - Nacl: 3g Giờ ăn Thứ 2+ 5 Thứ 3+ 6 + chủ nhật Thứ 4 + 7 6h-7h Phở thịt gà - Bánh phở 200g - Thịt gà 30g - Nƣớc xƣơng - Hành, ớt, chanh, rau thơm. Phở thịt nạc - Bánh phở 150g - Thịt nạc 30g - Nƣớc xƣơng - Hành, ớt, chanh, rau thơm. Cháo thịt nạc 500 ml - Gạo tẻ: 50g - Thịt nạc mông 20g - Dầu ăn 5g 11h-12h Cơm: Gạo tẻ 120g - Thịt nạc rim 50g - Đậu phụ sốt cà chua 01 bìa. - Cải ngọt luộc 200g - Canh bí 50g Cơm: gạo tẻ 120 g - Thịt gà rang 100g - Giá xào 200g - Canh rau ngót 20g Cơm: gạo tẻ 120 g - Cá trắm kho 150g - Bí xanh luộc 200g - Canh cải 30g 15h Chè đỗ xanh 250ml - Đậu xanh 30g - Bột đao 10g - Đƣờng 20g Chè đỗ đen 250ml - Đậu đen 50g - Bột đao 10g - Đƣờng 20g Chè khoai sọ 250g - Khoai sọ 100 g - Bột đao 10g - Đƣờng 20g 17h-18h Cơm: gạo tẻ 120g. - Cá rán 150g - Rau muống xào 200g - Canh cải 30g Cơm: gạo tẻ 120g - Trứng kho 1 quả - Đậu sốt ½ bìa - Su su luộc 200g - Canh mồng tơi 30g Cơm: gạo tẻ 120 g - Thịt băm 50g - Bắp cải luộc 200g - Canh bí 50g 32 HÌnh 2.8. Xuất ăn mã số TM01 áp dụng cho bệnh THA Để khẩu phần được phong phú, có thể thay thế các thực phẩm như sau: - Nhóm bột đƣờng: 100g gạo tƣơng đƣơng 02 lƣng bát cơm, 100g miến, 100g bột mỳ, 100g bánh quy, 100g phở khô, 100g bún khô, 170g bánh mỳ, 250g bánh phở tƣơi, 300g bún tƣơi, 400g khoai củ các loại. - Nhóm chất đạm: 100g thịt lợn nạc tƣơng đƣơng với 100g thịt bò; thịt gà; 120g tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà, 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ. - Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn 5ml tƣơng đƣơng 8g lạc hạt, 8g vừng. - Muối: 1g muối ăn tƣơng đƣơng với 5ml nƣớc mắm, 7ml magi. Thang Long University Library 33 Bảng 7: Thực đơn áp dụng cho người bệnh có cân nặng 55 Kg. - Năng lƣợng: 1700-1800 Kcal. - Protein: 55-60g (13- 14%) - Lipid: 25g. (12,5- 13%) - Glucid: 300 - 320g. (70- 75 %) Nacl: 5g, Kali: 3-4g, Xơ: 30-40g Giờ ăn Thứ 2+ 5 Thứ 3+ 6 + chủ nhật Thứ 4 + 7 7h Sữa đậu nành 250ml - Đậu tƣơng: 30g - Đƣờng :10g Khoai lang hoặc khoai sọ luộc 200g + 10 g đƣờng Cháo đậu xanh 300ml - Gạo: 30g - Đậu xanh: 20g - Đƣờng 10g 11h Cơm: gạo tẻ 120g Canh bí xanh: bí 200g Tôm rang. - Tôm đồng: 50g - Dầu 5g, hành lá Cơm: gạo tẻ 120 g Canh cua, mƣớp, mồng tơi, rau đay: - Cua: 100 g - Rau: 100 g Thịt nạc rim: 40g Cơm: gạo tẻ 120 g Đậu phụ om; - Đậu phụ: 100g - Dầu: 10g Canh rau cải: rau 200 g 14h Nƣớc chanh 250 ml - Chanh: 1 quả - Đƣờng: 15g Chuối: 1 quả 100g hoặc đu đủ 150 gf Sữa chua 220 ml 19h Cơm: gạo tẻ 120g. Đậu phụ rán: - Đậu phụ: 150g - Dầu: 10g Nộm rau muống. - Rau muống: 300g - Lạc rang: 40g - Dấm, rau thơm Nƣớc rau muống luộc300ml Cơm: gạo tẻ 120g Thịt lợn nạc hấp cà chua: - Thịt: 30g - Cà chua: 100g Canh rau ngót: rau 50g Xu hào xào trứng: - Xu hào: 200g - Trứng gà ½ quả Cơm: gạo tẻ 120 g Cá om (cá đồng 100g) Nộm rau, lạc vừng. - Rau: 300 g hoặc dƣa chuột - Lạc vừng: 30g - Dấm, rau thơm. 34 Chế độ ăn kết hợp điều trị đã thực sự mang lại kết quả khả quan, giúp ngƣời bệnh nâng cao thể trạng, chống suy dinh dƣỡng và tăng hiệu ứng của thuốc điều trị, từ đó có thể rút ngắn thời gian điều trị cho ngƣời bệnh. Chính vì vậy, dinh dƣỡng lâm sàng là một mảng không thể thiếu trong các bệnh viện lớn hiện nay. Một số hình ảnh về hoạt động của Trung tâm dinh dƣỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. Hình 2.9. BS TT dinh dưỡng và BS điều trị cùng thăm khám bệnh nhân Hình 2.10. Sau khi thăm khám, chỉ định về chế độ dinh dưỡng được BS ghi lại trong bệnh án điều trị. Thang Long University Library 35 Hình 2.11. Xuất ăn bệnh lý được đưa đến tận tay người bệnh Hình 2.12. Một buổi tư vấn, tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng cho bệnh nhân và người nhà được Trung tâm dinh dưỡng tổ chức theo định kỳ tại bệnh phòng. 36 KẾT LUẬN Tăng huyết áp là nguy cơ cao nhất của bệnh tim mạch và đang trở thành vấn đề sức khỏe trên toàn cầu. Với khoảng 20 % ngƣời lớn trên thế giới bị THA và đƣợc ƣớc tính đã gây ra tử vong 6% trong tổng số nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới. Ở nƣớc ta, tỷ lệ THA ở ngƣời lớn đang ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Từ thời điểm năm 1960 tỷ lệ THA mới chỉ là 1% dân số, đến nay con số đƣợc ghi nhận đã lên tới 25%. Tăng HA là bệnh nguy hiểm bởi những hậu quả của nó nếu không gây chết ngƣời thì cũng thƣờng để lại những di chứng nặng nề cho ngƣời bệnh nhƣ TBMMN, suy tim, suy thận..., ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên trong thực tế có đến 80% ngƣời không biết mình bị bệnh, chính vì vậy THA còn đƣợc coi là kẻ giết ngƣời thầm lặng. Chuyên đề này mong muốn mang đến cho ngƣời bệnh bị THA cũng nhƣ những điều dƣỡng viên những kiến thức cơ bản về bệnh THA ở ngƣời trƣởng thành ( gồm khái niệm, nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ, hậu quả của THA...). Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ dinh dƣỡng hợp lý thực sự có hiệu quả trong dự phòng và kiểm soát HA. Ngƣời điều dƣỡng, ngoài việc chăm sóc tốt cho ngƣời bệnh còn cần phải tƣ vấn, giáo dục sức khỏe để ngƣời bệnh có kiến thức về bệnh THA, biết áp dụng chế độ ăn hợp lý với tình trạng sức khỏe của mình nhằm duy trì HA ổn định, hạn chế đƣợc biến chứng nguy hiểm để luôn sống khỏe, sống tốt, sống có chất lƣợng. Bệnh THA không còn là đáng sợ khi mọi ngƣời biết giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh, tích cực và kiểm soát HA một cách tốt nhất. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, Viện dinh dƣỡng (2007), Bảng nhu cầu dinh dƣỡng khuyến nghị cho ngƣời Việt Nam, NXB Y học. 2. Nguyễn Thị Chính (2006), “ Tăng huyết áp”, Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, Nhà xuất bản Y học, Trang 5-43. 3. Từ Giấy (2002), “ Tầm quan trọng và vai trò của ăn điều trị”, Dinh dƣỡng lâm sàng, NXB Y học, Tr 9-19. 4. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Lâm (2004), “Chế độ ăn phòng và điều trị tăng huyết áp”, Dinh dƣỡng điều trị bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái tháo đƣờng, NXB Y học, Tr 9-35. 5. Văn Đình Hoa, Nguyễn Thanh Thúy (2007), “Sinh lý bệnh tuần hoàn”, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, Trang 184-198. 6. Lê Thị Hợp (2012), “Protein- Lipid- Gluxit- Vitamin”, Dinh dƣỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Trang 84-126. 7. Phạm Gia Khải (2010), “ Tăng huyết áp, chẩn đoán, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh”, Bệnh học nội khoa, NXB Y học, Tr 426- 456. 8. Nguyễn Công Khẩn, Bùi Minh Thu, Bùi Minh Đức, (2004), “ Thành phần dinh dƣỡng cần thiết”, Dinh dƣỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe bền vững, Nhà xuất bản Y học, Trang 59-78. 9. Hà Huy Khôi- Từ Giấy (1998), Dinh dƣỡng hợp lý và sức khỏe, NXB Y học. 10. Hà Huy Khôi (2002), “ Dinh dƣỡng và bệnh tim mạch”, Dinh dƣỡng dự phòng các bệnh mãn tính, NXB Y học, Tr 140-168. 11. Hà Huy Khôi (2002), “ Béo phì”, Dinh dƣỡng dự phòng các bệnh mãn tính, NXB Y học, Tr 125-138. 12. Hà Huy Khôi (2012), “Thừa cân và béo phì”, Dinh dƣỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học, Tr 345-354. 13. Nguyễn Thị Lâm (2002), “Chế độ ăn trong phòng và điều trị tăng huyết áp”, Dinh dƣỡng lâm sang, NXB Y học, Tr 189-201. 14. Lê Thu Liên (2007), “ Sinh lý học tuần hoàn”, Sinh lý học, NXB Y học, Tr 151- 179. 15. Ngọc Minh (2009), “ Những cây làm dinh dƣỡng và làm thuốc trị bệnh cao huyết áp”, Bệnh cao huyết áp- Chế độ dinh dƣỡng và sức khỏe, Nhà xuất bản Hà Nội, Trang 37-95. 16. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), “ Khuyến cáo của Hội Tim Mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở ngƣời lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, NXB Y học, Tr 3- 17. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2008), “Tăng huyết áp ở ngƣời lớn”, Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở ngƣời lớn, NXB Y học,Tr 235-290. 18. Phạm Văn Phú, Nguyễn Thanh Tuấn (2006), “ Vai trò và nhu cầu các chất dinh dƣỡng”, Dinh dƣỡng và vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Trang 17-39 19. Nguyễn Quang Tuấn (2012), “ Tổng quan về tăng huyết áp”,Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Trang 20-131. 20. Nguyễn Quang Tuấn (2011), “ Sống chung với bệnh tăng huyết áp”, Sức khỏe cho trái tim, Nhà xuất bản Y học, Trang 11-16. 21. Nguyễn Văn Tƣờng (2007), “ Sinh lý chuyển hóa chất, năng lƣợng”, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, Trang 65-72. 22. Phạm Duy Tƣờng, Nguyễn Công Khẩn và cộng sự (2012), “Dinh dƣỡng và các bệnh tim mạch” (2012), Dinh dƣỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học, Tr 359-365. 23. Đồng Văn Thành, Vũ Thị Ngọc Liên và cộng sự (2007), “ Nghiên cứu thực trạng về nhận thức của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học lâm sàng; 2007 (số 5), Tr 10- 15. 24. Đồng Văn Thành (2008), “ Chế độ ăn và luyện tập cho bệnh nhân tăng huyết áp”, Tạp chí y học lâm sàng 2008, Tr 12- 19. Thang Long University Library 25. Bùi Minh Thu (2004), “ Dinh dƣỡng phòng tăng huyết áp”, Dinh dƣỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe bền vững, Nhà xuất bản Y học, Trang 275-280. 26. Hoàng Thúy (2012), “Chế độ dinh dƣỡng”, Bệnh cao huyết áp và cách điều trị, Nhà xuất bản Lao động, Trang 185-195. 27. Trần Đỗ Trinh (1992), “ Bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam”, Báo cáo chuyên đề của Viện Tim mạch Việt Nam. 28. Doãn Thị Tƣờng Vi, Nguyễn Thị Lâm (2002), “ Một số chế độ ăn cơ bản trong bệnh viện”, Dinh dƣỡng lâm sàng, NXB Y học, Tr 74- 114. 29. Nguyễn Lân Việt, Phạm Khuê, Phạm Gia Khải (2000), “Tăng huyết áp”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Trang 102-108 30. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002), “ Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam 2001-2002”, Tạp chí Tim Mạch học Việt nam; 2003 (số 33), Tr 9-15. 31. Nguyễn Lân Việt (2010), “Tăng huyết áp”, Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học, Tr 213- 216. 32. Nguyễn Văn Xang (2002), “ Chế độ ăn trong phòng và điều trị rối loạn chuyển hóa Lipoprotein máu”, Dinh dƣỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Trang 170-187. 33. Appel, L.J., Moore, T. J., Obarzanek, E ., et al (1997). A clinical trial of the effects of dietary patterns on blood pressure. N. Engl. J. Med. 336, 1117-1124. 34. Garrow J.S and James WP (1986). Human Nutrition and Dieteics. Churchill Livingstone. 35. Stamler, J. (1991). Blood pressure and hypressure: Aspects of risk. Hypertension 18 (suppl 1), I 195- I 207. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Thực phẩm thông dụng giàu natri và hàm lượng natri trong 100 g thực phẩm ăn được [1] Nhóm thực phẩm Tên thực phẩm Natri (mg/100g) Nhóm gia vị Muối 39.000 Bột canh Hải Châu (74% muối, 14% mì chính) 30.860 Mì chính 13.600 Magi, xì dầu, nƣớc mắm 5586 đến 7720 Sốt maynonaise 486 Thức ăn chế biến sẵn Dƣa chuột hộp 1208 Trứng cá muối, thịt hun khói 1500 Xúc xích 1600 Dăm bông 1000 Pate 790 Sữa và các sản phẩm từ sữa Sữa bột tách béo 535 Pho mát 621 Sữa bò tƣơi 380 Nhóm động vật Tôm đồng 418 Sò 380 Cua bể 316 Lòng trắng trứng gà 215 Trứng vịt 191 Trừng gà 158 Gan lợn, gan bò 110 Cá thu 110 Lòng đỏ trứng gà 108 Nhóm thực vật Cần tây 96 Đậu cô ve 96 Rau húng quế 91 Cải soong 85 Thang Long University Library Phụ lục 2. Hàm lượng Cholesterol trong 100g thực phẩm[9] Tên thực phẩm Cholesterol (mg) Tên thực phẩm Cholesterol (mg) Lòng đỏ trứng gà 1790 Thịt cừu 78 Trứng gà 600 Thị bê mỡ 71 Gan gà 440 Dăm bông lợn 70 Pho mát 406 Cá chép 70 Bầu dục lợn 375 Thịt lợn, bò xay hộp 66 Gan lợn 300 Sƣờn lợn 66 Bơ 270 Thịt thỏ 65 Tôm đồng 200 Chân giò lợn 60 Bánh thỏi sô cô la 172 Thịt lợn hộp 60 Tim lợn 140 Thịt bò loại 1 59 Thịt gà hộp 120 Cá trích hộp 52 Sữa bột toàn phần 109 Bách bích qui 42 Lƣỡi bò 108 Sữa đặc có đƣờng 32 Dạ dày bò 95 Sữa bột tách béo 26 Mỡ lợn nƣớc 95 Bánh kem xốp 22 Thịt bò hộp 85 Sữa bò tƣơi 13 Thịt gà tây 81 Sữa chua 8 Thịt ngỗng 80 Kẹo cam chanh 2 Thịt vịt 76 Phụ lục 3. Hàm lượng canxi trong 100g thực phẩm [1] Tên thực phẩm Canxi (mg) Tên thực phẩm Canxi (mg Thực phẩm thực vật Vừng (đen, trắng) 1200 Rau mồng tơi 176 Mộc nhĩ 357 Rau ngót 169 Rau giền cơm 341 Đậu tƣơng 165 Cần ta 310 Đậu trắng hạt 160 Rau giền đỏ 288 Rau bí 100 Rau giền trắng 288 Rau muống 100 Rau đay 182 Thực phẩm động vật Cua đồng 5040 Nƣớc mắm cá loại 2 313 Tép khô 2000 Sữa đặc có đƣờng 307 Sữa bột tách béo 1400 Tôm khô 236 Ốc nhồi 1357 Cá mè 157 Ốc vặn 1356 Sữa dê tƣơi 147 Ốc bƣơu 1310 Lòng đỏ trứng vịt 146 Tôm đồng 1120 Hến 144 Sữa bột toàn phần 939 Sữa chua ít béo 143 Pho mát 760 Cua bể 141 Trai 668 Lòng đỏ trứng gà 134 Cá dầu 527 Sữa bò tƣơi 120 Nƣớc mắm cá loại 1 386 Cá trạch 108 Thang Long University Library Phụ lục 4. Hàm lượng Magnesi trong 100 g thực phẩm [1] Tên thực phẩm Magnesi (mg) Tên thực phẩm Magnesi (mg) Kê 430 Rau đay 79 Đậu xanh 270 Rau hung quế 73 Đậu tƣơng 236 Rau khoai lang 60 Khoai lang 201 Đu đủ xanh 56 Lạc hạt 185 Gạo tẻ giã 52 Bột mì 173 Xƣơng song 50 Rau giền đỏ 164 Cua bể 48 Cùi dừa già 160 Sò 42 Đậu hà lan hạt 145 Tôm đồng 42 Rau ngót 123 Chuối tiêu 41 Tía tô 112 Đậu đũa 36 Lá lốt 98 Cá thu 35 Rau mồng tơi 94 Rau mùi tàu 35 Rau kinh giới 89 Khoai sọ 33 Măng chua 88 Sầu riêng 33 Ngô vàng hạt khô 85 Phụ lục 5. Hàm lượng kali trong 100g thực phẩm ăn được [1] Tên thực phẩm Kali (mg) Tên thực phẩm Kali (mg) Đậu tƣơng 1504 Lạc hạt 421 Đậu xanh 1132 Rau đay 417 Sầu riêng 601 Củ cải 397 Lá lốt 598 Cá chép 397 Cùi dừa già 555 Khoai tây 396 Cá ngừ 518 Sắn củ 394 Vừng đen, trắng 508 Rau mồng tơi 391 Rau khoai lang 498 Rau bí 390 Cá thu 486 Bầu dục lợn 390 Rau giền đỏ 476 Thịt bò loại 1 378 Rau ngót 457 Tỏi ta 373 Khoai sọ 448 Súp lơ 349 Gan lợn 447 Bí ngô 349 Phụ lục 6. Hàm lượng Vitamin A trong 100g thực phẩm ăn được[13] Tên thực phẩm Vit A (mcg) Tên thực phẩm Vit A (mcg) Gan gà 6960 Bơ 600 Gan lợn 6000 Trứng vịt 360 Gan bò 5000 Bầu dục bò 330 Gan vịt 2960 Sữa bột toàn phần 318 Lƣơn 1800 Pho mát 275 Trứng vịt lộn 875 Thịt vịt 270 Trứng gà 700 Cá chép 181 Thang Long University Library Phụ lục 7. Hàm lượng vitamin C trong 100 g thực phẩm ăn được[13] Tên thực phẩm Vit C (mg) Tên thực phẩm Vit C (mg) Rau ngót 185 Nho ta (nho chua) 45 Rau mùi tàu 177 Quất chin (cả vỏ) 43 Rau mùi 140 Rau thơm 41 Bƣởi 95 Cà chua 40 Rau giền đỏ 89 Đu đủ xanh 40 Rau ngổ 78 Su hào 40 Rau đay 77 Cam 40 Rau mồng tơi 72 Chanh 40 Súp lơ 70 Sầu riêng 37 Rau giền cơm 63 Na 36 Muỗm, quéo 60 Vải 36 Nhãn 58 Ngô bao tử 34 Quít 55 Nhãn khô 34 Đu đủ chín 54 Chuối xanh 31 Cải xanh 51 Cải bắp 30 Hoa lý 48 Củ cải trắng 30 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 1. ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP. ....................................................... 3 1.1. Huyết áp động mạch là gì. ................................................................................. 3 1.1.1. Các loại huyết áp động mạch. ..................................................................... 3 1.1.2. Yếu tố ảnh hƣởng tới huyết áp. ................................................................... 4 1.1.3. Những biến đổi sinh lý của huyết áp động mạch. ....................................... 5 1.2. Tăng huyết áp..................................................................................................... 6 1.2.1. Định nghĩa. .................................................................................................. 6 1.2.2. Phân loại tăng huyết áp. .............................................................................. 6 1.2.3. Nguyên nhân gây tăng huyết áp. ................................................................. 7 1.2.4. Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ............................................................... 8 1.2.5. Biểu hiện của tăng huyết áp. ..................................................................... 10 1.2.6. Hậu quả của tăng huyết áp ........................................................................ 11 1.2.7. Điều trị tăng huyết áp ................................................................................ 14 2. DINH DƢỠNG TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP ........ 17 2.1. Mục đích của chế độ dinh dƣỡng trong bệnh tăng huyết áp ............................ 17 2.2. Vai trò của dinh dƣỡng với sức khỏe và điều trị bệnh ..................................... 17 2.3. Ảnh hƣởng của chế độ ăn đối với bệnh tăng huyết áp .................................... 24 2.4. Nguyên tắc chế độ ăn cho ngƣời bệnh tăng huyết áp. ..................................... 25 2.4.1. Ít natri, giàu kali, calci, magnesi ............................................................... 25 2.4.2. Hạn chế các thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần. ......... 26 2.4.3. Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn, thức uống hợp lý ...................................... 26 2.5. Những thực phẩm nên dùng, hạn chế dùng và không nên dùng. .................... 27 2.6. Một số chế độ ăn dự phòng và điều trị cho ngƣời bệnh THA ......................... 28 2.7. Ứng dụng thực tế. ............................................................................................ 30 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thang Long University Library DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân loại THA ở ngƣời lớn >= 18 tuổi ............................................................. 6 Bảng 2: Phân loại HA ở ngƣời lớn >= 18 tuổi ................................................................. 6 Bảng 3: Phân loại HA ở ngƣời lớn >= 18 tuổi theo ESH/ESC 2007 ............................... 7 Bảng 4: Phân loại thừa cân ở ngƣời trƣởng thành theo chỉ số BMI. ............................... 8 Bảng 5: Khẩu phần ăn thực tế của chế độ ăn điều trị THA ........................................... 29 Bảng 6: Thực đơn áp dụng cho ngƣời bệnh có cân nặng lý tƣởng là 50Kg. ................. 31 Bảng 7: Thực đơn áp dụng cho ngƣời bệnh có cân nặng 55 Kg. ................................... 33 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: HA là thông số đo lực tác động của máu lên thành mạch ................................ 3 Hình 1.2: Máy đo huyết áp ............................................................................................... 3 Hình 1.3: Biến chứng tại não ......................................................................................... 12 Hình 1.4: Biến chứng nhồi máu cơ tim do THA ............................................................ 12 Hình 1.5: Động mạch xơ cứng dày lên do THA, hậu quả HA càng tăng ...................... 13 Hình 1.6: THA gây xuất huyết võng mạc ...................................................................... 13 Hình 1.7: THA gây tổn thƣơng mạch máu thận ............................................................. 13 HÌnh 1.8: Một buổi sinh hoạt câu lạc bộ THA tại Bệnh viện Bạch mai. ....................... 16 Hình 1.9: Sau mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các hội viên đƣợc kiểm tra HA và tƣ vấn.. 16 Hình 2.1: Dầu ô liu rất tốt cho hệ tim mạch. .................................................................. 18 Hình 2.2: Các loại ngũ cốc ............................................................................................. 20 HÌnh 2.3. Đậu tƣơng và các chế phẩm từ đậu là thức ăn tốt cho cơ thể ........................ 21 Hình 2.4: Một số rau củ quả chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể .................................... 21 Hình 2.5: Rƣợu, bia là đồ uống nên hạn chế .................................................................. 24 Hình 2.6: Rau, củ, quả tƣơi là thực phẩm tốt cho bệnh THA ........................................ 27 Hình 2.7: Tháp dinh dƣỡng Chế độ ăn DASH ............................................................... 28 HÌnh 2.8: Xuất ăn mã số TM01 áp dụng cho bệnh THA ............................................... 32 Hình 2.9: BS TT dinh dƣỡng và BS điều trị cùng thăm khám bệnh nhân ..................... 34 Hình 2.10: Sau khi thăm khám, chỉ định về chế độ dinh dƣỡng đƣợc BS ghi lại trong bệnh án điều trị. ............................................................................................. 34 Hình 2.1: Xuất ăn bệnh lý đƣợc đƣa đến tận tay ngƣời bệnh ........................................ 35 Hình 2.12: Một buổi tƣ vấn, tuyên truyền, giáo dục về dinh dƣỡng cho bệnh nhân và ngƣời nhà đƣợc Trung tâm dinh dƣỡng tổ chức theo định kỳ tại bệnh phòng. ............... 35 Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00136_188.pdf