Hồ tiêu – Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Giá tiêu tăng trong năm 2007, cũng là do định hướng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Tháng 11/2006, BCH Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam mở hội nghị, cùng các nhà xuất khẩu chủ lực, bàn biện pháp chủ động thu mua, giãn tiến độ xuất khẩu đều các tháng, nhằm bình ổn thị trường, giá cả, được các hội viên đồng tình ủng hộ. Kết quả đã ảnh hưởng cung trên thị trường thế giới, là m giá tiêu tăng cao, mang về lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.  Ứng phó trước tình hình diễn biến giá cả phức tạp và ngày càng gia tăng, trong những tháng đầu năm 2009, các nhà xuất khẩu vừa bán, vừa chờ giá lên, ít khi ký kết hợp đồng bán với số lượng lớn; khi giá giảm, nông hộ và doanh nghiệp găm hàng, chờ giá. Những tháng cuối năm tăng cường bán ra, giá hạ hơn 6 tháng đầu năm.  Theo quy luật của ngành hàng này, khi hồ tiêu tăng giá mạnh và đạt đỉnh vào năm 2008 (giá xuất gần 4.000 USD/tấn), sau đó giá sẽ giảm dần theo dạng hình sin và chu kỳ giữa 2 đỉnh khoảng 10 năm. Nếu theo quy luật này, theo dự báo vào thời điểm đó thì giá hồ tiêu sẽ còn tiếp tục giảm như đầu năm 2009 thêm một thời gian nữa, kéo xu hướng đó đến hết năm 2010 và chưa thể có sự phục hồi trở lại ngay. Nhưng từ tháng 8-2009, giá hồ tiêu đã tăng mạnh trở lại ngoài dự kiến không ít doanh nghiệp. Trong khi giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác như gạo, cà phê, sắn, điều giảm, giá hồ tiêu lại tăng có tháng đến hơn 4.200USD/tấn. Nếu xe m xét kỹ sẽ thấy rằng, sự trái chiều và trái với “quy luật giá” của hồ tiêu có sự tác động khá rõ từ những động thái điều tiết thị trường của người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.

pdf102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hồ tiêu – Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu hoạch rộ. Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, người trồng hồ tiêu không bán ra ồ ạt như trước khi vào vụ thu hoạch và doanh nghiệp cũng đã tự điều tiết lượng xuất khẩu, không tranh bán để khách hàng nước ngoài có dịp ép giá. Đây là mặt hạn chế các ngành hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lâu nay đều vấp phải. Điều này cho thấy, lượng người trồng hồ tiêu có của ăn của để tăng dần lên, không còn quá bức xúc chuyện cơm, áo, vốn như người trồng lúa, điều, cà phê… nên không bán ra bằng mọi giá, đặc biệt khi thấy giá xuống thấp. Bà con đã biết trữ hàng, nắm bắt tình hình, theo dõi sát diễn biến sàn giao dịch hồ tiêu tại Ấn Độ để cập nhật giá bán. Vì thế tránh được thiệt hại khi giá thấp.  Điểm khác biệt với các ngành hàng nông sản khác: “hồ tiêu không bán khi dưới giá sàn.” – ông Nam khẳng định. Điều đó giải thích vì sao, giá nội địa hồ tiêu luôn áp sát giá xuất khẩu và tỷ giá giữa USD và VND theo từng thời điểm. Những yếu tố này góp phần không nhỏ vào việc giúp phục hồi nhanh giá trên thị trường thế giới, khi Việt Nam chiếm hơn 50% tổng lượng hồ tiêu giao dịch trên thế giới. 76 76 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Sản phẩm xuất khẩu đã bắt đầu đa dạng, không còn đơn thuần là tiêu đen. So với những năm trước, hồ tiêu chế biến làm tăng giá trị gia tăng khi xuất khẩu.  Với hàng trăm thương lái, đại lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khắp các vùng miền đã thu gom, chế biến, cung ứng hạt tiêu cho gần 100 doanh nghiệp đủ loại thành phần trong và ngoài nước, tham gia xuất khẩu trực tiếp tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tạo nên hệ thống kênh lưu thông và các dịch vụ rộng khắp, bình đẳng, sôi động chưa từng có từ trước tới nay phục vụ cho xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu.  Chúng ta cũng đã xây dựng thị trường xuất khẩu khá tốt và trực tiếp, không phải qua trung gian mà bán được cho những bạn hàng trực tiếp, giảm được sự đầu cơ lại của khâu trung gian, giúp chúng ta chủ động về giá. Cơ bản chúng ta đã tiến gần hơn với người tiêu dùng trực tiếp.  Trên thực tế, hoạt động điều tiết thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam đã được các bạn hàng chấp nhận. Đó là điều mà nhiều ngành khác chưa đạt được như: điều, cà phê… Đối với các ngành hàng này, trong chừng mực nào đó, chúng ta chưa chiếm lĩnh được sản lượng cũng chưa có sự phối hợp và điều phối thị trường như mong muốn  Việt Nam hoàn toàn đóng vai trò điều phối giá và giữ giá ổn định và người nông dân Việt Nam hoàn toàn yên tâm khi đầu tư trồng tiêu.  Thị trường xuất khẩu được mở rộng trên quy mô toàn cầu, trong đó đáng chú ý là sản lượng xuất khẩu vào các thị trường lớn và có yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Châu Âu tăng.  Điều đặc biệt của hồ tiêu là do sản lượng không lớn, chi phí để duy trì cho giá thành ban đầu chiếm tỷ trọng không nhiều nên nông dân chỉ cần bán một lượng hàng hóa là đã đủ để trang trải chi phí. Chính vì thế, số vốn thực tế mà họ đầu tư cần được sự hỗ trợ của ngân hàng không nhiều. Người nông dân hiểu rất rõ giá mua bán, các nhà xuất khẩu thường hưởng phí dịch vụ. Trong nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu hiện nay thì người nông dân trồng hồ tiêu hưởng gần như trọn vẹn về giá xuất khẩu. 77 77 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam II. Những điểm yếu : 1. Về chất lượng  Sản phẩm hầu hết đều bán ở dạng thô, chất lượng kém. Từ khâu thu hái, phơi sấy, chế biến không theo tiêu chuẩn nào.  Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú trọng vào công nghệ chế biến.Chưa có qui hoạch chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến, doanh nghiệp chưa chú ý đầu tư cho vùng nguyên liệu. Sự phối hợp, thống nhất giữa các doanh nghiệp chưa cao, tạo nên sự canh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, làm ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng sản phẩm. 2. Về sản xuất  Cho đến nay việc phát triển diện tích hồ tiêu vẫn chưa thực sự theo quy hoạch và kế hoạch; vẫn còn xảy ra tình trạng sản xuất manh mún, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế; đất trồng chưa có sự đồng đều, một số diện tích đất có thành phần dinh dưỡng nghèo, thiếu dinh dưỡng, nước tưới khó khăn.  Đa số diện tích trồng tiêu được trồng bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng chưa cao, một số giống đã thoái hoá, tập quán canh tác và tình trạng thiếu vốn sản xuất của nông dân khiến việc đầu tư chăm sóc còn thấp so với nhu cầu thâm canh, làm cho cây trồng bị suy kiệt, năng suất thấp, sâu bệnh nhiều nên hiệu quả sản xuất chưa thực sự cao  Sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định.  Trong khâu sản xuất thì bà con mạnh ai nấy trồng, giống không đảm bảo chất lượng, không có quy trình kỹ thuật chung, nên chất lượng trái không đồng đều. Trong 78 78 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thì mạnh ai nấy tranh mua , tranh bán, đều không có vùng nguyên liệu của mình.  Việc phát triên cây hạt tiêu VN chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường. Quy mô sản xuất hạt tiêu VN vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng, dịch bệnh.  Vốn đầu tư thấp nên chất lượng hồ tiêu Việt Nam còn chưa cao, khiến cho giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200 USD/tấn. Hạt tiêu thường thu hoạch vào mùa mưa, daân khoâng coù voán ủaàu tử cho thieát bò saáy, neân khoâng kieồm soaùt ủửôùc ủoọ aồm haùt, chế biến thường theo phương pháp thủ công. Đến nay nước ta mới có khoảng 6 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá...). Tuy nhiên, các nhà máy chế biến hồ tiêu Việt Nam đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về tài chính nên việc đầu tư cho công nghệ có nhiều khó khăn. 3. Về xuất khẩu :  Việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu còn chậm, thị trường giá cả thu mua không ổn định, các doanh nghiệp thu mua hạt tiêu chủ yếu thông qua thương lái là chính. Do đó, giá của người sản xuất chưa thực sự cao và sát thực tế.  “Chiếm 50% sản lượng xuất khẩu giao dịch trên thị trường, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, thương hiệu tiêu Việt Nam còn rất mờ nhạt ở một số khu vực. Chúng ta mới chỉ đang bán cái chúng ta có, chứ chưa bán cái khách hàng cần…” khẳng định của ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khi trao đổi với phóng viên báo Công Thương về thương hiều hồ tiêu Việt.  Mặc dù, từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, nhưng cho đến nay trước ngưỡng cửa WTO vẫn chưa có thương hiệu hồ tiêu "Made in 79 79 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Việt Nam". Cũng giống như nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực khác như gạo, thủy sản, cà phê, điều ….. khi xuất khẩu chỉ với tên gọi chung là Gạo Việt Nam, Thủy sản Việt Nam, Cà phê Việt Nam…. chưa có một thương hiệu riêng nào. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam chưa quan tâm đến việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và chiến lược xây dựng thương hiệu. Hiện cả nước chỉ mới có Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được cấp chứng nhận bảo hộ Chỉ Dẫn địa lý và vừa mới có thêm 1 nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể là tiêu “Tiên Phước”. Trong khi đó, Việt Nam còn rất nhiều vùng có diện tích lớn, chất lượng tiêu rất ngon nhưng đều chưa được bảo hộ như Tiêu Phú Quốc, Tiêu Vĩnh Linh, Tiêu Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu…..  Hiện nay 98% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam dành cho xuất khẩu trong khi việc hoàn thuế VAT gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. III. Cơ hội 1. Về chất lượng  Hạt tiêu là “Vua” của các gia vị do hương vị và đặc tính phụ gia của nó, nên tiêu dùng hạt tiêu trong ngành ăn uống tăng nhanh. Tại các nước phát triển, hơn 60% lượng hạt tiêu được dùng trong ngành dịch vụ thực phẩm. 40% còn lại được tiêu thụ trong hộ gia đình và các ngành dược, nước hoa, hóa mỹ phẩm. Tại các nước đang phát triển, 90% hạt tiêu dùng trong hộ gia đình.  Hạt tiêu không thể thiếu trong thực đơn hàng bữa và phục vụ cho chế biến thực phẩm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đến nay chưa gì thay thế và nhu cầu vẫn gia tăng hàng năm. 80 80 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2. Về sản xuất Các quốc gia sản xuất tiêu trên thế giới không nhiều, phần lớn tập trung ở 6 nước trong IPC. Qua khảo sát tình hình sản xuất tiêu ở Ấn Độ, ở Indonesia, nay khó khả năng khôi phục và gia tăng sản xuất (hai nước này mấy năm gần đây sản lượng giảm đến một nửa so với thời đỉnh cao). Ở Malaysia, Brazil và Srilanca sản lượng cũng chỉ ổn định như mức hiện nay. Yếu tố chủ quan, như trên đã phân tích Việt Nam đang còn cơ hội, tiềm năng phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng 3. Về xuất khẩu  Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) từ 21/3/2005, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam t iếp cận tìm kiếm đối tác kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới. Hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 80 nước và lãnh thổ, nhiều nhất là thị trường Mỹ, các nước EU và Trung Đông.  Trước ngưỡng cửa WTO, hồ tiêu Việt Nam đang có một thuận lợi không nhỏ khi mà hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu chủ yếu trên thế giới đều đang suy giảm năng lực ở khu vực trồng trọt.  Thời cơ đang thật sự đến vì theo như phân tích thì nếu chu kỳ tăng và giảm giá của hồ tiêu toàn cầu thời gian là 10 năm thì nửa chu kỳ lần này 2006-2010 hạt tiêu sẽ ổn định ở mức cao, lợi thế thuộc về người sản xuất và nước xuất khẩu. Dù tình huống nào sảy ra thì ngành Hồ tiêu Việt Nam vẫn hoàn toàn chủ động hội nhập vì ta có nhiều lợi thế cạnh tranh, sản xuất hồ tiêu toàn cầu, cung vẫn chưa đủ cầu. Hiện giá hạt tiêu trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây có xu hướng tăng do nguồn dự trữ giảm mạnh và xu hướng đầu cơ diễn ra ở nhiều nước. Chình vì vậy, một tương lai tươi sáng đối với giá cả mặt hàng này trong năm 2010 vẫn được nhiều người kỳ vọng. 81 81 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Hồ tiêu Việt Nam đã khẳng định vị thế và vai trò của mình trên thị trường thế giới. Về mặt thị trường, gần như tất cả các nước trên thế giới có nhu cầu đều mua mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam. Chúng ta có sản lượng đạt khoảng 50% lượng cung của thế giới. Vì thế, nếu có biến động về lượng cung từ Việt Nam thì có thể ảnh hưởng đến thị trường thế giới. Đây là cơ hội. Họ đã nhận ra một điều, khi Việt Nam dừng bán thì thị trường hồ tiêu tăng giá, và khi nào Việt Nam bán ra thì thị trường lại rớt giá. Với diễn biến như vậy, chúng ta đồng lòng thì sẽ tạo ra được sự điều chỉnh. Điều đó cho thấy nếu có sự hợp tác thì chúng ta có cơ hội. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đang trong xu thế một mình một chợ. Bởi lẽ Indonesia, Malaysia tháng 7 và tháng 9 mới vào vụ. Đây là thời điểm của giá hồ tiêu Việt Nam. Nhu cầu của thị trường về hồ tiêu đang thiếu, thì hồ tiêu Việt Nam đang có lợi. 4. Thách thức  Tiêu chuẩn về VSATTP đối với hồ tiêu chế biến của các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật…, tương đối cao.  Các doanh nghiệp Việt Nam khó vượt qua được các "rào cản" từ tâm lý người tiêu dùng ở các thị trường này, bởi người tiêu dùng đã quen dùng sản phẩm của những đại gia trong làng chế biến gia vị thế giới mà vẫn còn nghĩ rằng thực phẩm, gia vị chế biến từ các nước đang phát triển không đảm bảo VSATTP.  Các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.  Vấn đề đáng lo là sau khi hội nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia thu mua sản phẩm từ bà con. Thông qua việc hỗ trợ cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm, họ đã thiết lập mối quan hệ trực tiếp với bà con, họ bắt đầu có nguồn nguyên liệu ổn định, được bà con tin tưởng. Với nguồn tài chính dồi dào, đến lúc nào đó, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là người quyết định giá mua của nông dân làm doanh nghiệp trong nước mất dần lợi thế. 82 82 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Các DN còn cảnh báo nhiều đối tác nhập khẩu nước ngoài đã có nhiều hành vi chơi “bẩn” khi vu khống cho DN XK của VN  VPA cũng khuyến cáo, trong bối cảnh thị trường giá cả diễn biến phức tạp, lưu thông xuất nhập khẩu có thể xảy ra hiện tượng “làm giá” làm mồi cho giá xuống. Từ những phân tích trên, sau đây nhóm chúng tôi xin được tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam: 83 83 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hạt tiêu Việt Nam có chất lượng cao, bảo đảm thỏa mãn nhu cầu cho mọi khách hàng nhập khẩu, hạt tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm Chiếm ngôi số 1 thế giới về số lượng xuất khẩu Xây dựng thị trường xuất khẩu khá tốt và trực tiếp, không phải qua trung gian Việt Nam hoàn toàn đóng vai trò điều phối giá và giữ giá ổn định Sản phẩm hầu hết đều bán ở dạng thô, chất lượng kém. Từ khâu thu hái, phơi sấy, chế biến không theo tiêu chuẩn nào. Tình trạng sản xuất manh mún Đất trồng chưa có sự đồng đều Quy mô sản xuất hạt tiêu VN vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, chưa liên kết với doanh nghiệp. Chế biến thường theo phương pháp thủ công Vốn đầu tư thấp nên chất lượng hồ tiêu Việt Nam còn chưa cao. Nhu cầu vẫn gia tăng hàng năm. Hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu chủ yếu trên thế giới đều đang suy giảm năng lực ở khu vực trồng trọt. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế Hiện giá hạt tiêu trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây có xu hướng tăng Chúng ta có sản lượng đạt khoảng 50% lượng cung của thế giới biến động về lượng cung từ Việt Nam thì có thể ảnh hưởng đến thị trường thế giới. Tiêu chuẩn đối với hồ tiêu chế biến của các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật…, tương đối cao. Người tiêu dùng đã quen dùng sản phẩm của những đại gia trong làng chế biến gia vị thế giới Sức ép cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều đối tác nhập khẩu nước ngoài đã có nhiều hành vi chơi “bẩn” khi vu khống cho DN XK của VN Hiện tượng “làm giá” làm mồi cho giá xuống. 84 84 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam PHẦN V : GIẢI PHÁP  I. Giải pháp chung : Từ những phân tích SWOT trên cho thấy để đứng vững vị trí đứng đầu về xuất khẩu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện một số nhóm giải pháp chính sau: Đối với chiến lược SO: trước lợi thế là một nước đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, bên cạnh đó chất lượng tiêu ngày càng cao và đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của đại đa số thị trường thế giới. Điều kiện xuất khẩu trong nước cũng khá tốt. Tất cả những yếu tố trên đã tạo bước đệm cho ngành hồ tiêu VIệt Nam có thể giữ vững được vị trí ngôi vị số một thế giới và ngày càng phát triển hơn nữa, đặc biệt trước những cơ hội hiện có của thị trường khi mà lượng cung của thế giới có xu hướng giảm, do một số nước mức sản xuất suy giảm, trong khi nhu cầu của thé giới lại đang tăng cao. Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu Việt Nam đến thị trường thế giới cũng là môt yếu tố quan trọng mà chúng ta cần tận dụng. Xét thấy, trước những cơ hội và lợi thế trên, Việt Nam phải tận dụng được những vị trí và lợi thế mình đang có để nâng cao hơn nữa giá trị của tiêu Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu chất lượng cao tại các vùng trọng điểm. Gia tăng mức sản xuất đối với tiêu chất lượng cao, đặc biệt là tiêu trắng. Tóm lại, đối với chiến lược SO, giải pháp chủ yếu của chúng ta là nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như thương hiệu của hồ tiêu Việt Nam. Cụ thể: 85 85 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Quy hoạch hóa vùng trồng tiêu, đảm bảo tính tối ưu và theo đúng nhu cầu  Các doanh nghiệp hồ tiêu phải đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu. Từ đó, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất hạt tiêu phải được chú trọng đầu tư cùng với việc áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch, đến chế biến, vận chuyển, tiêu thụ...  Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và đẩy mạnh XTTM ở các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, EU …  Lồng ghép các chỉ tiêu chất lượng quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu, nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Việt Nam và hạt tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế.  Đa dạng hóa sản phẩm. Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu Việt Nam nên mở rộng phát triển tiêu trắng. Giá xuất khẩu tiêu trắng thường cao gấp đôi so với tiêu đen. Chiến lược W-O: nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội. Trước tình hình sản xuất của Việt Nam còn ở quy mô nhỏ lẻ cá thể, chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất, vốn còn hạn chế. Chúng ta phải đẩy mạnh mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp, chính phủ áp dụng các chính sách ưu đãi dành do nông dân ngành tiêu để họ có điều kiện tốt nhất để có thể tập trung sản xuất và phát triển. Bên cạnh đó thiết lập và củng cố mối quan hệ ngày càng rộng và sâu giữa nông dân sản xuất và các doanh nghiệp thu mua, chế biến. Chiến lược S-T: xác định những cách thức mà chúng ta có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài. Khi Việt Nam gia nhập ngày càng sâu mạnh với thế giới thì nguy cơ cho ngành tiêu của Việt Nam ngày càng cao, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn nữa của các thị trường đại gia của ngành tiêu trên thế giới. Trước những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn 86 86 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đó, ngành tiêu Việt Nam nên xây dựng được những thương hiệu Hồ tiêu lớn mạnh và uy tín trên thế giới, mở rộng mối quan hệ sâu và rộng hơn nữa với nhiều thị trường. Cung cấp kiến thức cho nông dân để có thể bảo vệ chính mình trước những doanh nghiệp nước ngoài. Chiến lược W-T: nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính ngành hồ tiêu Việt Nam làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ mà chúng ta đã phân tích ở trên. Để có thể làm được điều đó, chính phủ phải có nhưng chính sách quan tâm nhiều hơn nữa đến người nông dân cũng như các doạnh nghiệp ngành tiêu. Song song nông dân và các doanh nghiệp cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và không ngừng cập nhật thông tin hồ tiêu trên thị trường thế giới để có thể đối phó kịp thời. Trên đây là những phân tích để có thể đưa ra những hướng giải pháp chính. Sau đây nhóm chúng tôi xin được đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể: II. Nhóm giải pháp tăng sản lượng: 1. Nâng cao chất lượng đất trồng, giống hồ tiêu:  Không ngừng nâng cao chất lượng cho hồ tiêu, các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng.  “Về mặt chất lượng, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến. Tuy nhiên các nhà máy này chạy chưa hết 50% công suất do một số khách hàng là các nước đang phát triển chưa có nhu cầu hàng chất lượng cao. Vì vậy để giải quyết được vấn đề này cần tiến hành đa dạng hóa sản phẩm đi đôi với việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng có chất lượng cao, chúng ta cần làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, khai thác tốt các thị trường có tiềm năng lớn như Trung Quốc, Châu Phi, Tây Á. 87 87 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Theo ông Nguyễn Văn Hòa, cần chọn những vùng đất phù hợp cho cây hồ tiêu phát triển, khả năng thoát nước tốt, trồng giống hồ tiêu có năng suất, chống chịu với sâu bệnh tốt, phù hợp với vùng sinh thái. Sản xuất phải áp dụng theo đúng quy trình canh tác, sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm (GAP), áp dụng IPM vào phòng trừ dịch hại, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh. 2. Cải thiện quy trình canh tác, sản xuất trồng trọt:  Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, để phát triển hồ tiêu bền vững, hiệu quả, một trong những cách tốt nhất là “học tập từ những nông dân điển hình”, tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ giữa nông dân trong vùng, giữa các địa phương với các nhà khoa học và các nhà quản lý.  Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu này cần nhanh chóng triển khai xây dựng thương hiệu cho những vùng hồ tiêu nổi tiếng như Lộc Ninh (Bình Phước), Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), Ehleo (Đăk Lăk), nhất là hồ tiêu Phú Quốc (Kiên Giang) mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu để nâng cao chất lượng nông sản và thu nhập nông dân, tạo thế đứng bền vững cho hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới. Thành công của Chư Sê là kinh nghiệm đáng quý trong việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho nhiều địa phương khác. Hiện nay, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Lăk... cũng bắt đầu tiến hành xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho địa phương. Tiến tới trong tương lai gần sẽ xây dựng thương hiệu quốc tế của hồ tiêu Việt Nam. 3. Các hoạt động nâng cao kiến thức cho nông dân ngành tiêu  Các doanh nghiệp hồ tiêu phải đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu. Từ đó, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất hạt tiêu phải được chú trọng đầu tư cùng với việc áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch, đến chế biến, vận chuyển, tiêu thụ... 88 88 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Muốn tăng giá trị hồ tiêu xuất khẩu, nông dân khá lên, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và ổn định thì cơ sở của thương hiệu nên bắt đầu từ người sản xuất. Các địa phương cần tuyên truyền ý thức cho bà con trong hướng bỏ kiểu làm ăn cá thể, đồng lòng liên kết cùng có trách nhiệm với sản phẩm do mình làm ra, kết hợp với sự giúp đỡ của Chính Quyền địa phương, các nhà khoa học thì sẽ cho ra sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao. Đây là cách làm của chính quyền và bà con Chư Sê đã đem đến sự thành công ngoài mong đợi.  Nông học: nghiên cứu giải quyết vấn nạn dịch hại cho các vùng trồng tiêu ở Việt Nam, nhất là các bệnh chết nhanh, chết chậm có nguồn gốc virus và vi khuẩn, nấm. Có lẽ vấn đề giải quyết dịch hại khẩn thiết hơn là nghiên cứu về giống tiêu. Trong lĩnh vực này, việc nghiên cứu và áp dụng các quy trình canh tác tốt (GAP) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là rất cần thiết, vì giúp cho việc tiêu chuẩn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng và uy tín thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và hội nhập tốt hơn với thị trường, và khoa học công nghệ thế giới.  Tổ chức nghiên cứu sâu về ngành hàng, cụ thể là chi phí sản xuất và giá thành ở tất cả các công đoạn sản xuất và chế biến, xuất khẩu. Nên thành lập mạng lưới quan trắc ổn định ở các hộ trồng tiêu để có dữ liệu chuỗi thời gian ổn định, bảo đảm cho việc ghi nhận liên tục,có hệ thống và chính xác các diễn biến về chi phí, giá cả, cách thức sử dụng đầu vào, tình hình sâu bệnh hại, diễn biến năng suất, sản lượng v.v. Ở các trạm thu mua, các đại lý, cần ghi nhận các thông tin liên quan đến chủng loại hàng hóa, và giá cả bán buôn, bán lẻ tương ứng, khối lượng và tiến độ giao dịch theo mùa vụ. Các doanh nghiệp cung cấp các thông tin cơ bản về quy mô sản xuất, công nghệ chế biến, chi phí chế biến xuất khẩu. Nếu có được sự tham gia và của Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên, lợi ích đạt được cho cả ngành hàng là rất lớn.  Về công nghệ chế biến: cần chú trọng nghiên cứu áp dụng các công nghệ chế biến ở quy mô nhỏ (công đoạn sơ chế) cho nông hộ trồng tiêu và các đại lý thu mua ở địa phương. Ngoài ra, chú trọng nghiên cứu áp dụng các công nghệ chế biến tiêu trắng để nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng. 89 89 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam  Để đảm bảo giá ổn định, tránh tình trạng được mùa mất giá, không bị ép giá khi nước ta có sản lượng quá lớn, các địa phương cần thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Đó là hạn chế trồng hồ tiêu ở vùng có năng suất thấp, tập trung đầu tư vào những vùng có năng suất cao, duy trì diện tích ở mức 50.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 100.000T. Đưa năng suất bình quân của cả nước lên 3T/ha, gấp 3- 10 lần các nước khác (Ấn Độ và Băngladet hiện chỉ đạt 300kg/ha, Indonesia 1T/ha). 1 4. Mở rộng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp:  Các địa phương liên kết với doanh nghiệp giúp nông dân giữ vững và ổn định diện tích canh tác hồ tiêu, giúp nông dân giải quyết dịch hại để giữ ổn định năng suất và sản lượng thông qua các việc hỗ trợ vốn , kĩ thuật , bao tiêu đầu ra, chia sẻ khó khăn, lời lỗ với nông dân.  Nhà nước và các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện để nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng một cách dễ dàng để có đủ vốn thu mua và dự trữ nguyên liệu ngay từ đầu vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.  Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Cơ sở phía Nam) và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, dưới sự đầu tư và bảo trợ của các Bộ liên quan và các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn để kịp thời đề xuất xây dựng chính sách phù hợp cho phát triển bền vững của ngành hồ tiêu Việt Nam.  Để cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, hồ tiêu Việt Nam nói riêng phát triển bền vững thì các doanh nghiệp trong nước phải thiết lập, gắn bó vùng nguyên liệu và bà con nông dân hơn nữa. Trong đó, vai trò của hiệp hội hồ tiêu trong việc nối kết mối liên hệ này phải được thực hiện một cách chặt chẽ và thường xuyên hơn. Cụ thể là: Hiệp Hội cần trang bị kiến thức, nâng cao năng lực hội nhập cho cán bộ và nông dân các vùng chuyên canh hồ tiêu để họ hiểu rõ vận hội, nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro…;có những hoạt động nhằm điều phối, thống nhất việc xuất khẩu 90 90 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiêu giữa các doanh nghiệp để đạt được lợi ích chung cao nhất dựa trên các dự báo, thông tin thị trường chính xác. Mặc khác, Hiệp Hội cần tăng cường vai trò của mình hơn nữa để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, các hộ nông dân sản xuất và kinh doanh hồ tiêu nhẳm xây dựng thương hiệu hồ tiêu Việt Nam, hình ảnh Việt Nam uy tín trên thị trường thế giới . III. Nhóm giải pháp gia tăng giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam 1. Duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị và tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới: Ổn định về chính trị là điều kiện tiên quyết và nền tảng để phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Ổn định về chính trị bao gồm 2 yếu tố là đối nội và đối ngoại. - Vì đa số các vùng trồng hồ tiêu tập trung ở khu vực miền núi, Tây Nguyên, nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số, do đó vấn đề đối nội là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính phủ cần chăm lo, hỗ trợ đời sống, giáo dục tư tưởng cho người dân miền núi để họ tin tưởng và yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó chính phủ cũng cần những động tác hỗ trợ tích cực hơn nữa giúp cho bà con nông dân và chính quyền địa phương xây dựng các vùng chuyên canh trồng tiêu theo tiêu chuẩn GAP cho năng suất cao thông qua việc cử các đoàn nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp kinh doanh đến địa phương xem xét và hỗ trợ. Ngoài ra phát triển các vùng hồ tiêu ở các khu vực này còn tạo cho bà con nông dân ở đây có thu nhập chủ động để ổn định cuộc sống. - Vấn đề đối ngoại cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động xuất khẩu hồ tiêu ra thị trường thế giới. Các hoạt động vận chuyển mua bán thương mại sẽ được thuận lợi, các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ ngày càng được gỡ bỏ nếu ở các 91 91 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nước nếu Việt Nam duy trì được quan hệ hợp tác hòa bình với các quốc gia này. Ngoài ra, việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia và tổ chức trên thế giới sẽ giúp Việt Nam tiếp cận sâu vào thị trường thế giới rộng lớn. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu tiêu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, còn 1/3 thị trường thế giới bỏ ngõ. Trong thời gian tới, chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hoạt động mở rộng quan hệ thông qua những cuộc giao lưu học hỏi, xúc tiến thương mại với các quốc gia tiềm năng này. - Ngoài ra, tình hình tài chính ổn định cũng là yếu tố tiền đề để người dân an tâm sản xuất. Lạm phát làm cho giá phân bón và các yếu tố sản xuất tăng cao, hay suy thoái kéo dài làm giá bán nông sản giảm cũng gây tác động làm giảm diện tích, năng suất và sản lượng tiêu sản xuất được. Điều cần thiết bên cạnh việc đảm bảo về ổn định chính trị là chính phủ phải điều tiết tốt nền kinh tế tài chính quốc gia. - Hiện nay 98% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam dành cho xuất khẩu trong khi việc hoàn thuế VAT gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, Chính phủ cần xem xét, tiến đến miễn thuế VAT cho doanh nghiệp. 2. Phát triển các vùng trồng tiêu đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mặt hàng Như đã phân tích trong phần thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, phần lớn mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu là tiêu đen, chiếm 80% tổng cơ cấu xuất khẩu tiêu của toàn ngành, còn lại hạt tiêu trắng chỉ chiếm 17% tổng cơ cấu. Tuy nhiên, giá trị thị trường của hạt tiêu trắng lại gấp 2 lần hạt tiêu đen. Tình hình thực tế sản lượng trồng trọt cho thấy là hạt tiêu trắng cung chưa đủ cầu, thị trường tiềm năng vẫn còn đang bị chiếm giữ của các quốc gia khác như Braxin, Ấn Độ. Do đó, trong thời gian tới việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang hạt tiêu trắng là một điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, còn một loại tiêu có giá trị rất cao trên thị trường cũng cần được quan tâm phát triển ở Việt Nam đó là hạt tiêu đỏ bởi vì hiện nay sản lượng xuất khẩu của loại 92 92 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiêu này vẫn còn rất thấp, chưa có những đóng góp tích cực và rõ nét trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hồ tiêu. Việc chuyển dịch cơ cấu này cần có những điều kiện sau: - Đa dạng hóa các giống tiêu trồng không chỉ đơn thuần là tiêu đen, mà còn có tiêu trắng, tiêu đỏ, tiêu hạt tròn, tiêu hạt dài…để phục vụ cho hoạt động chế biến và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Theo thông tin mới nhất các nhà khoa học của trường Đại học Tokyo vừa phát triển thành công giống hạt tiêu xanh mới có khả năng giúp phòng bệnh mất trí nhớ.Các nhà khoa học nước này đã đưa thêm gen chuyên sản sinh ra các protein đặc biệt - beta amyloid - vào giống hạt tiêu xanh thông thường. Việt Nam nên cử các chuyên gia sang tìm hiểu học hỏi và mua giống loại tiêu mới này về trồng thử. Đây là một loại tiêu mới nếu đưa ra thị trường sẽ có giá rất cao và tiềm năng rất lớn. - Quy hoạch và tiến hành xây dựng các vùng trồng tiêu đạt tiêu chuẩn cao như mô hình trồng tiêu ở huyện Chư-sê, tỉnh Gia Lai hay vùng hồ tiêu Sơn Thành, tỉnh Phú Yên, chuyển đổi từ sản xuất tự phát có nhiều sai sót sang sản xuất canh tác hữu cơ áp dụng mô hình GAP, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm để có năng suất cao và chất lượng được đảm bảo. Từng bước chuyển đổi cơ cấu sang trồng hạt tiêu trắng và tiêu đỏ, đáp ứng những điều kiện chăm sóc khắt khe của hai loại này để có được lợi nhuận cao hơn từ bán và xuất khẩu hồ tiêu . - Tổ chức các buổi hội thảo chia sẽ và học tập kinh nghiệm cho chính quyền ở các địa phương có vùng trồng tiêu hoặc có khu vực tiềm năng cho sản xuất tiêu. Ở mỗi vùng miền có những đặc điểm tự nhiên khác nhau tạo thành ưu thế phát triển những loại hồ tiêu khác nhau cho từng vùng. Nhóm không khuyến khích các địa phương áp dụng một cách máy móc những yếu tố kỹ thuật canh tác trong hoạt động sản xuất tiêu. Vấn đề mà các địa phương có thể học hỏi đó là việc áp dụng tiêu chuẩn Gap vào việc trồng trọt chăm sóc như thế nào, công tác tư tưởng trong bà con nông dân ra sao, tổ chức các khóa học hướng dẫn trồng trọt chăm sóc cây tiêu và dự trữ sau thu hoạch và bán ra như thế nào để thu về lợi nhuận cao nhất. Tấm gương điển hình mà các địa phương trồng tiêu nên học 93 93 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tập là chính quyền huyện Chư-sê. Khi mới thành lập (17-8-1981), huyện có 12 xã với 53 ngàn người, trên 70% là đồng bào dân tộc thiểu số, 80% số hộ đói nghèo và mù chữ, kết cấu hạ tầng hầu như chưa có; đồng bào sống chủ yếu dựa vào trồng lúa rẫy theo kiểu “phát, đốt, chọc, tỉa”, du canh du cư, tự cung tự cấp; giao thông cách trở, đi lại khó khăn; hệ thống điện lưới chưa có, đời sống văn hoá tinh thần nghèo nàn; an ninh chính trị rất phức tạp... vậy mà chỉ trong vòng 5 năm chính quyền địa phương đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt nơi này, biến thương hiệu hồ tiêu Chư-sê trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới. - Hợp tác giữa nhà khoa học- nhà nông và nhà xuất khẩu: Việc phát triển các vùng trồng tiêu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất cao với năng lực của người nông dân thôi là hoàn toàn không hiệu quả. Việc này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều đối tượng khác nhau. Nhà khoa học khảo sát điều kiện tự nhiên của địa phương, nghiên cứu và đưa ra những giống cây trồng thích hợp, các điều kiện kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng địa phương. Sau đó, chính quyền địa phương hỗ trợ nhà nghiên cứu khoa học trong công tác tuyên truyền, giáo dục người nông dân các kiến thức cần thiết để trồng ra những loại tiêu sạch chất lượng cao cung cấp cho nhà xuất khẩu. Đó là một chuỗi mắc xích liên tục để tạo ra giá trị cho vùng trồng hồ tiêu. Nếu một mắc xích không liên kết thì cả chuỗi sẽ không thể hoạt động nhịp nhàng và đạt kết quả được. Do đó, việc kêu gọi, khuyến khích và gắn kết những đối tượng này để đạt mục tiêu chung là trách nhiệm của chính quyền địa phương. - Hỗ trợ vay vốn cho nông dân: để áp dụng mô hình và phương pháp mới trong việc cho ra đời các sản phẩm có chất lượng, đặc biệt là mặt hàng tiêu trắng và tiêu đỏ với những tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe đòi hỏi một số vốn nhất định. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người nông dân để họ yên tâm trồng trọt. Ngoài ra, những doanh nghiệp xuất khẩu cũng nên có những khoảng cho vay hỗ trợ những nhà cung cấp của mình vào đầu mùa vụ và thu lại tiền vào cuối mùa thu hoạch. - Quá trình chuyển đổi phải đi từng bước một, không được chuyển đổi đột ngột và ồ ạt: Hiện nay, tiêu đen vẫn chiếm một sản lượng xuất khẩu rất cao và nhu cầu tiềm năng của loại tiêu này cũng còn rất nhiều, do đó việc chuyển đổi đột ngôt cơ cấu sang tiêu 94 94 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trắng có thể làm giảm lợi nhuận từ loại sản phẩm phổ biến này. Ngoài ra, tiêu trắng đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật trồng trọt mà điều kiện tự nhiên mỗi vùng không giống nhau do đó đòi hỏi phải có một khoảng thời gian phải tiến hành áp dụng thử và rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng ra. Vì những yếu tố đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu mặt hàng phải được diễn ra từng bước một, không nên hấp tấp chuyển đổi đột ngột và ồ ạt để tránh những thiệt hại. Và quan trọng là không phải chuyển sang trồng tiêu trắng tức là giảm sản lượng tiêu đen mà chỉ là giảm diện tích trồng tiêu đen, nhưng tăng năng suất cây trồng để đạt sản lượng tiêu đen nhiều hơn từ diện tích đất ít hơn, đảm bảo nguồn cung cho thị trường. - Để đảm bảo giá ổn định, tránh tình trạng được mùa mất giá, không bị ép giá khi nước ta có sản lượng quá lớn, các địa phương cần thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Đó là hạn chế trồng hồ tiêu ở vùng có năng suất thấp, tập trung đầu tư vào những vùng có năng suất cao, duy trì diện tích ở mức 50.000 ha, sản lượng hằng năm khoảng 100.000T. 3. Nâng cao giá trị cho tiêu Việt Nam - Tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước chế biến tiêu như Ấn Độ về chế biến và bảo quản hồ tiêu: Chính phủ và Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, hợp tác, trao đổi với các tổ chức quốc tế và hiệp hội Hồ tiêu các nước để học hỏi kinh nghiệm chế biến hồ tiêu để gia tăng giá trị cho hồ tiêu nước nhà. Từng bước đưa tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới. - Xây dựng các nhà máy chế biến tiêu để nâng cao giá trị cho tiêu xuất khẩu: Việt Nam đang giữ vững vị trí nhà xuất khẩu tiêu số một thế giới về sản lượng. Thế nhưng theo các chuyên gia, giá trị xuất khẩu ngành tiêu còn có thể tăng cao hơn nữa nếu biết đầu tư vào công nghệ chế biến và thương hiệu của loại “vàng đen” này. Hiện phần lớn tiêu VN xuất khẩu vẫn dưới dạng thô, giá trị thường thấp hơn so với các nước trong khu vực khoảng 500-800 USD/tấn (tùy loại).Theo ông Trần Đức Tụng, chánh văn phòng VPA, có tới 70% sản lượng tiêu VN đạt chất lượng tốt (trọng lượng 500 gam/lít trở 95 95 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lên), đó là nguyên liệu tốt cho chế biến tiêu chất lượng cao, nhưng vẫn có tới 70% lượng tiêu xuất khẩu dưới dạng thô. Khâu chế biến, tạo giá trị gia tăng còn hạn chế so với tiềm năng sản xuất và công suất các nhà máy cũng như nhu cầu thị trường. Chính vì thế, giá tiêu VN luôn thấp khá xa so với thị trường chung thế giới. Các nước như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc là những quốc gia sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu lớn nhưng hiện vẫn nhập tiêu đen, tiêu trắng của VN để chế biến, xuất khẩu trở lại với giá cao hơn VN. Để khắc phục điều này trong thời gian tới chúng ta cần xây dựng thêm nhiều nhà máy chế biến hạt tiêu thành phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khách hàng và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đối với các nhà máy đã có sẵn chúng ta cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến, sử dụng tối đa công suất của các nhà máy này bởi vì theo khảo sát thì hiện nay nhà máy này chạy chưa hết 50% công suất, hơn 50% công suất của các nhà máy này hiện giờ vẫn chưa được sự dụng đến. - Các doanh nghiệp cần phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và đầu tư ra nước ngoài để bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, cắt giảm bớt các trung gian để giảm giá thành sản phẩm. Đây cũng là một hình thức để nâng cao giá trị cho hồ tiêu Việt Nam. - Để nâng cao giá trị cho sản phẩm tiêu Việt Nam cũng cần chú ý đến khâu vận chuyển và bảo quản. Hạt tiêu sau khi thu hoạch người dân bán ngay hoặc dự trữ chờ giá cao bán ra thị trường. Sau khi bán ra phải mất thêm một thời gian chế biến và vận chuyển. Khoảng thời gian dài này nếu không được bảo quản đúng cách hạt tiêu sẽ mất dần đi hương vị của nó. Do đó, việc bảo quản phải được đảm bảo theo quy chuẩn nhất từ khâu thu hái đến vận chuyển để khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng tiêu vẫn giữ được hương vị của nó. - Việc xây dựng nhà máy chế biến cũng như nhà kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn đòi hỏi một số vốn khá lớn mà các doanh nghiệp nhỏ lẻ khó có thể đáp ứng được . Do đó nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng và lãi suất cho doanh nghiệp để ngành hồ tiêu có điều kiện phát triển đồng bộ. 96 96 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - Chính phủ cần hỗ trợ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam trong quá trình đàm phán để được tham gia vào các kho ngoại quan tại những khu vực có tiêu dùng lớn như Trung Đông, Bắc Âu, Mỹ để chúng ta có thể tận dụng thời cơ khi giá cả có lợi, hạn chế bán ra khi giá xuống. - Một biện pháp nữa để gia tăng giá trị cho hồ tiêu Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có khuyến cáo cụ thể để người dân không tăng thêm diện tích mà tập trung nâng cao chất lượng, bền vững của những diện tích hồ tiêu hiện có. Các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn GAP để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng, xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung... 4. Nâng cao vị thế và sức ảnh hưởng của Việt Nam trên thị trường Hồ tiêu - Nâng cao ý thức của người dân trong việc dự trữ và bán hàng hóa đúng thời điểm. Sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã có vị thế cao trên trường quốc tế, điều quan trọng là phải hiểu thị trường, phải biết được diễn biễn của thị trường để biết được cung cầu thế giới, để dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp và theo đó là chính sách, giải pháp thị trường phù hợp. Chính quyền địa phương và Hiệp hội hồ tiêu cần đẩy mạnh việc phổ biến thông tin thị trường để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biễn của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết chặt chẽ với nhau trong việc xuất khẩu tiêu sang thị trường thế giới. Tập trung mọi nguồn lực cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp cần đưa họp lại và đưa ra những tiêu chuẩn chung để đảm bảo chất lượng tiêu xuất khẩu ra thị trường và tuân thủ theo những quy định đó. Tránh tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh gây khó khăn cho nhau trên thị trường quốc tế, điều đó sẽ kìm hãm sự phát triển của cả ngành xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Việc hợp tác với nhau cũng 97 97 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất, tránh tình trạng doanh nghiệp bị các doanh nghiệp nước ngoài “chơi bẩn” do hoạt động đơn lẻ trên thị trường nước ngoài. - Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cần liên kết Hiệp hội tiêu quốc tế và hiệp hội hồ tiêu các nước. Thứ nhất, đề nghị các nước cung cấp thông tin chính xác về sản lượng, thị trường xuất khẩu. Thứ hai, các nước cần thống nhất hành động trong việc cung cấp tin tức thị trường, hạn chế bán ra khi giá thấp để không gây thiệt hại cho nhà sản xuất và xuất khẩu. Thứ ba, các nhà xuất khẩu cần thường xuyên gặp gỡ để tạo ra sự thống nhất chung từ trữ hàng, bán ra đến bảo vệ các nhà xuất khẩu khi bị ép giá. - Một biện pháp nữa để nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam là tăng giá hồ tiêu thô xuất khẩu. Việc tăng giá hồ tiêu thô xuất khẩu thứ nhất là sẽ đem về một lượng kim ngạch gia tăng cho đất nước, thứ hai là nó sẽ tạo điều kiện nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm chế biến tại Việt Nam, cuối cùng điều này có thể thúc đẩy ngành chế biến trong nước phát triển do thu hút vốn đầu tư nước ngoài và và các thành phần trong nước vì lúc này giá sản xuất ở Việt Nam sẽ thấp hơn giá tiêu sản xuất ở các nước nhập tiêu thô của Việt Nam. 5. Xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu - Nâng cao chất lượng cho tiêu Việt Nam: Điều đầu tiên và quan trọng nhất phải thực hiện để làm thương hiệu cho hồ tiêu Việt Nam là nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu Việt thông qua việc trồng trọt canh tác theo tiêu chuẩn GAP, không sử dụng hóa chất độc hại, thu hoạch đúng thời điểm, dự trữ và bảo quản theo chu trình chặt chẽ, chế biến và đóng gói an toàn vệ sinh đảm bảo hạt tiêu đến tay người tiêu dùng vẫn giữ nguyên được hương thơm và mùi vị như lúc đầu. - Đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cho thị trường.: Các doanh nghiệp chế biến cần nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia sáng tạo nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng như tiêu nghiền bột, tiêu đóng gói hút chân không, tiêu 98 98 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đỏ, tiêu xanh ngâm dấm… để đáp ứng tối đa nhu cầu người dân ở quốc gia này. Ngoài ra việc đa dạng hóa mặt hàng còn giúp các sản phẩm tiêu Việt Nam chiếm nhiều chỗ trưng bày hơn ở các siêu thị, các nhà phân phối, đây cũng là một hình thức quảng bá cho thương hiệu tiêu Việt Nam, giúp người tiêu dùng thế giới quen dần với thương hiệu tiêu Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày của họ. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cho tiêu Việt Nam trong thời gian tới. - Việc quảng bá cho hồ tiêu Việt Nam cần đồng bộ và mang những thông điệp chung để khách hàng thế giới dễ nhận biết. Việc này đảm bảo cho các doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào quảng bá, nếu quảng bá manh mún theo từng doanh nghiệp không có hiệu quả tác động cao và lâu dài, ngoài ra nó còn đòi hỏi doanh nghiệp còn nguồn lực tài chính lớn các doanh nghiệp chế biến Việt Nam còn nhỏ lẻ với số vốn ít ỏi không thể đáp ứng được. Ngoài ra quá trình quảng bá thương hiệu tiêu Việt Nam ra quốc tế còn đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức chính phủ. 99 99 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam LỜI KẾT LUẬN  Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng mặt hàng hồ tiêu là một bước đi tiên phong nhằm khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, đồng thời hướng ra thị trường nước ngoài, gia tăng nguồn thu cho quốc gia. Theo xu hướng phát triển chung của nhu cầu về hồ tiêu toàn cầu, tập trung đầu tư phát triển ngành hồ tiêu đã và đang tiếp tục chứng minh là một hướng đi đúng đắn của chính phủ và nhà nước. Nguyên nhân là ngành hồ tiêu Việt Nam có thể tận dụng tối đa những lợi thế về nguồn lực tự nhiên, đất đai, khí hậu, lực lượng lao động đông đảo lại cần cù chịu khó, giá nhân công thấp ở mức thấp. Từ năm 2001 đến nay Việt Nam vươn lên vị trí số một trong số các quốc gia xuất khẩu mặt hàng này trong đó có cả Braxin, Ấn Độ… Dù sản lượng không gia tăng nhiều qua các năm nhưng kim ngạch xuất khẩu gia tăng cao thể hiện tiêu đang ngày càng trở nên giá trị trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy cơ cấu sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tiêu đang chuyển theo hướng tăng cơ cấu và sản lượng của các mặt hàng có giá trị và chất lượng cao hơn là tiêu trắng, tiêu đỏ… Các thị trường nhập khẩu tiêu Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn qua các năm. Tuy vậy, để thu về được những giá trị cao hơn từ mặt hàng tiềm năng này, ngành hồ tiêu còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bài viết này với đề tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam" qua một số chính sách và giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành hồ tiêu, những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường thế giới, Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ đưa ra được cho người đọc một cái nhìn khái quát về ngành hồ tiêu xuất khẩu của nước ta, đồng thời giải quyết được phần nào những vướng mắc đang tồn tại trong tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu. Khả năng và thời gian có hạn nên chắc chắn bài viết này còn đôi chỗ thiếu sót, nhóm rất mong được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện hơn cho những bài phân tích sau. Xin chân thành cám ơn cô. 10 0 100 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam T À I L I Ệ U T H A M K H Ả O  Để thực hiện bài viết này, nhóm chúng em đã có sự tha m khảo thông tin từ một số địa chỉ website: 1) Năm khả quan cho xuất khẩu hồ tiêu 50397184.html 2) Giải pháp giúp hồ tiêu phát triển bền vững 3) Phát triển ngành hồ tiêu theo hướng bền vững vung/45/3781748.epi 4) Xây Dựng Thương Hiệu Cho Hồ Tiêu Việt Nam Nên Bắt Đầu Từ Người Sản Xuất 5) XK hồ tiêu: Việt Nam sẽ thiết lập trật tự giá mới? 6) “Bé hạt tiêu” đang trưởng thành 7) Ngành hồ tiêu Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế phat-trien-ben-vung-va-hoi-nhap-kinh-te-quoc-t 8) Ngành hồ tiêu đề phòng doanh nghiệp Tây chơi bẩn. 10 1 101 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ban.html 9) Thời điểm thuận lợi của hồ tiêu Việt Nam lt.aspx 10) Giải pháp giúp ngành hồ tiêu phát triển bền vững 0phat%20trien%20ben%20vung/giai-phap-giup-nganh-ho-tieu-phat-trien-ben- vung/31808.136237.html 11) Thương hiệu hồ tiêu Việt Nam: Tầm có, khó xây? kho-xay/32/0/24725.star 12) XK hồ tiêu: Việt Nam sẽ thiết lập trật tự giá mới? 13) SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II) 14) Chiến lược phân tích SWOT Luoc/Phan_tich_SWOT/ 15) Lập kế hoạch kinh doanh Luoc/Tan_man_chuyen_lap_ke_hoach_kinh_doanh/ 16) Bàn giải pháp phát triển cây hồ tiêu các tỉnh phía Nam Nam/20096/9419.vnplus 17) SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I). 10 2 102 Hồ Tiêu – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 18) Xây dựng thương hiệu toàn cầu cho hồ tiêu Việt 19) Phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam 5#O6cfb10mUADX Ngoài ra nhóm chúng em cũng tham khảo một số website khác trong việc tìm hiểu thêm các thông tin nhưng không đưa vào bài viết: 20) n=252&tinbai=1437 21) 22) 23) 24) Thông tin ngành hàng Hồ tiêu 25) Sản xuất - xuất khẩu nông sản chủ chốt của Việt Nam 26) Cultivation data 27) Làm thế nào để tiêu Chư Sê có thương hiệu 28) Báo cáo tổng kết năm 2008 của ngành hồ tiêu Việt Nam – tài liệu hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu năm 2008 29) Hồ sơ ngành hàng hồ tiêu Việt Nam, Nhóm chuyên gia ngành hàng- Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 30) Số liệu chuyên đề giá trị xuất nhập khẩu-Tổng cục thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdft1_k33_192.pdf
Luận văn liên quan