Theo quy định thì biện pháp trục xuất được áp dụng đối với người nước
ngoài VPHC tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi năm 2014) lại
không đưa ra khái niệm “người nước ngoài” mà chỉ định nghĩa về “quốc tịch nước
ngoài”. Vì vậy, có thể hiểu người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc
gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam [51].
Đồng thời, Luật Quốc tịch 2008 cũng quy định “người không quốc tịch là người
không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài” (Khoản 2
Điều 3). Như vậy, quốc tịch là yếu tố quan trọng nhất để xác định công dân Việt
Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Người nước ngoài VPHC thì có
thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, tuy nhiên người không quốc tịch vi
phạm thì có thể áp dụng hình phạt trục xuất được hay không vẫn là một vấn đề bất
cập. Điều này dẫn đến trên thực tế tình trạng sau khi nhập cảnh Việt Nam, người
nước ngoài vứt bỏ, đốt xé hộ chiếu của họ.
168 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện ngăn chặn hành chính.
Cho đến nay nhiều người làm việc trong bộ máy hành chính các cấp, từ trung
ương đến địa phương vẫn thường hiểu một cách không đầy đủ rằng trách nhiệm giải
trình của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là trách nhiệm giải thích công việc của
cơ quan đó với dân, thậm chí chỉ cần với đại diện của dân là đủ. Tuy nhiên, khi nói
đến trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước thì thước đo quan trọng nhất để
đánh giá nó có được quan tâm hay không chính là ở chỗ cơ quan quản lý nhà nước
có tiếp thu đầy đủ ý kiến của dân và sẵn sàng thay đổi lối làm việc thiếu trách nhiệm
hay không, và mức độ sửa chữa các thiếu sót, sai lầm để phục vụ yêu cầu của dân
đến đâu. Người dân trực tiếp giám sát được quá trình đó bao nhiêu thì càng tốt bấy
nhiêu. Với đo bằng thước đo như thế thì có thể thấy trách nhiệm giải trình của các
cơ quan nhà nước của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Đây là một nhiệm vụ
khó khăn và là rào càn lớn của cải cách hành chính nói riêng và của công cuộc đổi
mới đất nước nói chung.
Để góp phần vào nhiệm vụ trên, pháp luật về giải trình trong thực hiện ngăn
chặn hành chính cần phải bổ sung thêm căn cứ giải trình, bởi không phải mọi hoạt
động ngăn chặn hành chính đều có thể được giải trình và có thể giải trình ngay lập
tức. Bên cạnh đó, quy định thời hạn giải trình trực tiếp nên được kéo dài đến
“không quá thời hạn thực hiện ngăn chặn hành chính đó”, đồng thời quy định rõ
quyền được giải trình trong từng trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp
ngăn chặn hành chính. Do đó, một mặt chủ thể có thẩm quyền cần được trang bị
những công cụ và cơ chế pháp lý cần thiết để thực thi trách nhiệm công khai, minh
bạch và giải trình trước người dân. Mặt khác, chính họ cũng đóng vai trò quan trọng
137
trong việc sử dụng dữ liệu, dẫn chứng từ đánh giá giám sát của người dân để điều
chỉnh và củng cố hiệu quả công vụ nhằm bảo đảm lợi ích cho nhà nước và người dân
luôn song hành với nhau trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
Thứ tám, hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
Bộ máy ngăn chặn hành chính được tổ chức hợp lý là một trong những yếu
tố quan trọng đem lại hiệu quả cho việc ngăn chặn hành chính. Để đảm bảo cho
hoạt động xử lý vi phạm, góp phần ổn định trật tự quản lý xã hội, bộ máy ngăn chặn
hành chính phải đủ mạnh về số lượng và chất lượng. Thẩm quyền ngăn chặn hành
chính cần được trao cho các chủ thể ở các cấp quản lý trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước. Đồng thời thẩm quyền ngăn chặn hành chính cần được quy định chặt chẽ cụ
thể trong các văn bản pháp luật của nhà nước nhằm tránh tình trạng độc quyền, lạm
quyền khi áp dụng.
Bên cạnh việc trao thẩm quyền ngăn chặn hành chính là việc giới hạn vấn đề
này. Đây cũng là một trong những yếu tố bảo đảm cho việc ngăn chặn đúng pháp
luật, công minh, tránh lạm quyền; đồng thời hiệu quả ngăn chặn hành chính cũng
được nâng cao khi có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền ngăn chặn hành chính giữa
các cấp quản lý, giữa các chức danh ở các cơ quan hành chính nhà nước khác nhau;
cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thiết chế trong tổ chức bộ ngăn chặn hành chính.
Theo đó, pháp luật cần có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của các cơ quan,
tổ chức,cá nhân trong quá trình thi hành pháp luật về ngăn chặn hành chính; trách
nhiệm pháp lý khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền ngăn chặn hành chính. Khi có cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng
thì các quy định pháp luật về ngăn chặn hành chính mới bảo đảm thi hành nghiêm
túc, đúng thủ tục.
Thứ chín, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống các
cơ quan hành chính nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo là một trong các yếu tố nhằm đảm bảo quyền con người,
quyền công dân trong quá trình chủ thể có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành
chính. Vì vậy, cần phát huy hơn nữa hiệu quả của cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo
138
mà chúng ta đã có được trong những năm qua, đồng thời khắc phục được những bất
cập thực tế và tạo ra các công cụ mới để công dân có thêm cơ hội bảo vệ quyền của
mình. Các biện pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại trong hoạt
động ngăn chặn hành chính của cơ quan hành chính nhà nước trong điều kiện nước
ta là: rà soát văn bản, sửa đổi, bổ sung nội dung không thống nhất và cụ thể về ngăn
chặn hành chính để giảm tải khiếu nại; tiếp tục hoàn thiện Luật khiếu nại, Luật tố
cáo theo hướng quy định về các thủ tục đơn giản, rõ ràng hơn cho công dân thực
hiện quyền của mình cùng với các chế tài cụ thể khi cơ quan nhà nước trì hoãn tiến
độ giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
4.3.3. Giải pháp bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
4.3.3.1. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức, trách nhiệm công vụ của
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém“. Từ đó có thể
khẳng định yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, cần được quan tâm, chú ý
nhiều nhất trong mọi hoạt động của Nhà nước. Để đảm bảo, nâng cao hiệu quả áp
dụng BPNC hành chính, qua đó xử lý triệt để các VPHC, cần thiết phải kiện toàn
đội ngũ thực thi nhiệm vụ để có thể đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Có
nhiều quan điểm đề xuất tăng cường biên chế, lực lượng cho đội ngũ thực thi công
vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi đội ngũ cán bộ, công chức làm việc
trong bộ máy nhà nước đang là một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước thì
việc bổ sung biên chế thực hiện hoạt động ngăn chặn hành chính là một giải pháp
không có tính khả thi. Vì vậy, cần: Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo
đức và xây dựng cơ chế trách nhiệm công vụ của các chức danh có thẩm quyền
ngăn chặn hành chính.
Một hệ thống văn bản pháp luật có chất lượng đến đâu cũng không thể dự
liệu hết mọi tình huống xảy ra trên thực tiễn. Điều này đòi hỏi vai trò quan trọng
của người thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Những chủ thể có
thẩm quyền ngăn chặn hành chính phải là người nắm vững các quy định pháp luật
về ngăn chặn hành chính như: căn cứ, điều kiện, phạm vi áp dụng, thẩm quyền, thủ
139
tục cưỡng chế. Đồng thời, họ cần phải biết linh hoạt ứng phó, xử lý kịp thời, phù
hợp với bản chất của từng loại vụ việc trên thực tế nhằm đảm bảo đúng tinh thần
của Nhà nước về cưỡng chế hành chính nói chung hay ngăn chặn hành chính nói
riêng. Muốn như vậy, cần chú trọng khâu đào tạo, trang bị kiến thức, chuyên môn
để chủ thể có thẩm quyền có khả năng đối mặt với các vi phạm hàng ngày, nhân
danh quyền lực nhà nước áp dụng các BPNC hành chính.
Bên cạnh đó, để đảm bảo năng lực chuyên môn được đào tạo phát huy
hiệu quả trong hoạt động quản lý, cần song song trau dồi phẩm chất đạo đức, rèn
luyện tinh thần phục vụ nhân dân. Người có thẩm quyền ngăn chặn hành chính
không được hạch sách, đòi hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định
của pháp luật.
Ngoài ra, cần tăng cường trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền ngăn
chặn hành chính nhằm mục đích ngăn ngừa việc lạm quyền trong áp dụng ngăn
chặn hành chính. Xuất phát từ bản chất của phương pháp hành chính trong quản lý
nhà nước là phương pháp bất bình đẳng giữa một bên là chủ thể mang quyền lực
nhà nước và một bên là chủ thể không mang quyền. Đồng thời, thực tế dường như
chúng ta đã quen với việc khi thực hiện công vụ được giao, cán bộ công chức được
quy định quyền nhiều hơn nghĩa vụ, trách nhiệm, còn đối tượng bị quản lý thì trách
nhiệm, nghĩa vụ nhiều hơn quyền. Điều này dễ dẫn đến tình trạng cửa quyền, quan
liêu, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, cần xây dựng một
chế độ trách nhiệm cá nhân của chủ thể có thẩm quyền ngăn chặn hành chính một
cách rõ ràng, minh bạch, trong đó cần quy định rõ cán bộ, công chức được làm gì,
phải làm gì trong khi thi hành công vụ và các quy định cụ thể về chế tài đối với các
vi phạm về trách nhiệm cá nhân đó. Đồng thời, hoàn thiện chế độ trách nhiệm vật
chất của công chức vì hoạt động của công chức ảnh hưởng toàn diện đến đảm bảo
quyền công dân song trách nhiệm của công chức khi có lỗi gây thiệt hại đến quyền
công dân trong thi hành công vụ thì chưa được đề cao trong thực tế. Việc xử lý kỷ
luật và trách nhiệm vật chất của công chức mặc dù được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau song hầu như việc bồi thường của công chức khi làm
sai, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chưa thể hiện
nhiều trên thực tế.
140
4.3.3.2.Tăng cường hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
nâng cao ý thức, năng lực sử dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tổ chức là đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
Nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Có nhận thức đúng thì chấp hành mới đúng và ngược lại chấp hành đúng pháp luật
chỉ có thể khi có nhận thức đúng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả áp dụng BPNC hành
chính, cần nâng cao dân trí và sự hiểu biết pháp luật trong công dân, tổ chức.
Sự hiểu biết pháp luật, tình cảm, thái độ đối với pháp luật và hành vi của các
cá nhân con người có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật cả cho cán bộ, công chức và công dân, giúp họ biết sống và làm việc
theo pháp luật, nhận thức về quyền, biết tôn trọng quyền của người khác, biết bảo
vệ quyền của mình khi bị xâm hại trong hoạt động ngăn chặn hành chính. Nâng cao
ý thức pháp luật còn giúp cho công dân thoát khỏi những hạn chế về tầm nhìn, giúp
họ đấu tranh trước những bất hợp lý hay vi phạm từ phía nhà nước, bảo vệ quyền
của mình trong ngăn chặn hành chính.
Tạo thói quen tuân thủ pháp luật và trách nhiệm công dân. Đây là một định
hướng rất cần thiết vì thực tế nước ta công dân chưa có thói quen sống theo pháp
luật và sử dụng pháp luật như là công cụ bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của
mình. Mọi cải cách thể chế hay tổ chức chỉ có thể hiệu quả nếu như đồng thời nâng
cao ý thức pháp luật của người dân, trong đó là giúp người dân “có cái nhìn hiện đại
về pháp luật và tòa án”, coi pháp luật và tòa án đem lại công bằng và bảo vệ các
quyền, tự do của mình. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh công tác thông tin, phổ biến,
giáo dục pháp luật. Đối với công dân, sự truyền bá thông tin pháp luật quan trọng
không chỉ vì đây là các hiện tượng pháp lý mà qua đó còn thấy thái độ của nhà nước
và xã hội, từ đó mà công dân chủ động và lường trước được các chính sách pháp
luật và hình thành dần thói quen ứng xử theo pháp luật. Có thông tin về pháp luật
ngăn chặn hành chính thì công dân sẽ thấy được trách nhiệm của mình, biết sử dụng
quyền gắn với thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hành chính, biết tôn trọng quyền và lợi
ích hợp pháp của các thành viên khác trong xã hội, giám sát nhà nước, tham gia
hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, quyền khởi kiện.
141
Chính vì vậy, cần thiết đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về vi phạm
pháp luật cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; phải xác định tuyên truyền, giáo dục kiến
thức về pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng là một trong những
giải pháp dài hơi nhằm thiết lập trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên trong công tác
tuyên truyền pháp luật cần lưu ý đến nội dung, đối tượng cũng như lựa chọn hình
thức tuyên truyền phù hợp. Bên cạnh đó cần có một lực lượng tuyên truyền viên
chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền
nói chung, công tác tuyên truyền pháp luật về ngăn chặn hành chính nói riêng.
4.3.3.3. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biện pháp
ngăn chặn hành chính
Cần thiết phải có sự giám sát bởi khi không, thì cán bộ, công chức làm việc
với tâm lí không lo bị giám sát sẽ có nguy cơ làm gia tăng sai phạm và thiếu trách
nhiệm trong thực thi công vụ. Đây là hoạt động có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm
cho pháp luật về ngăn chặn hành chính không bị vi phạm bởi các cơ quan, người có
thẩm quyền trong khi thi hành công vụ. Giám sát sẽ giúp bảo đảm thực thi các quy
định pháp luật được chính xác, công minh, góp phần hạn chế, ngăn chặn việc lạm
dụng hoặc tùy tiện, tiêu cực trong thi hành pháp luật về ngăn chặn hành chính.
Đồng thời việc giám sát nhằm đảm bảo cho hoạt động xử lý VPHC luôn luôn được
thực hiện một cách triệt để, đúng pháp luật, từ đó làm tăng tính nghiêm minh của
pháp luật trong mắt người dân. Người dân ý thức và coi trọng pháp luật, tự giác
chấp hành các quy định của Nhà nước.
Giám sát, kiểm tra trong thực thi ngăn chặn hành chính được thực hiện
thông qua nhiều cơ chế khác nhau: giám sát, kiểm tra của tổ chức Đảng, của các
cơ quan nhà nước và của xã hội. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay về
hoạt động kiểm tra, giám sát trong cưỡng chế hành chính nói chung hay ngăn
chặn hành chính nói riêng mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa có cơ chế,
phương thức thực hiện cụ thể; việc kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Vì vậy, cần:
+) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra
của hệ thống cơ quan hành chính. Cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu
142
cơ quan, tổ chức của người có thẩm quyền ngăn chặn hành chính trong việc thanh
tra, kiểm tra việc thực thi ngăn chặn hành chính; hướng dẫn cụ thể về nội dung
thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, một thực tế hiện nay là phần lớn quyền hạn của
các cuộc thanh tra được kết thúc bằng văn bản kiến nghị, rất ít tổ chức thanh tra
được ra quyết định xử lý. Mặc dù pháp luật có quy định các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm thi hành kiến nghị, quyết định thanh tra nhưng trên thực tế lại
phụ thuộc chủ yếu vào thái độ tiếp thu của đối tượng thanh tra. Để tăng hiệu lực
hoạt động của cơ quan thanh tra, cần có những quy định về quyền hạn của cơ quan
này ở mức độ nào, lĩnh vực nào có toàn quyền ra quyết định xử lý; ở phạm vi, vấn
đề nào thì kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý.
+) Xây dựng cơ chế pháp lý cụ thể về giám sát trong thực hiện pháp luật về
BPNC hành chính của các cơ quan quyền lực nhà nước. Đối với việc thực hiện pháp
luật về ngăn chặn hành chính nếu chỉ thực hiện giám sát thông thường theo quy định
hiện hành sẽ không bảo đảm tương xứng với tính chất của hoạt động, do việc áp dụng
pháp luật BPNC hành chính liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích (thậm chí trong
nhiều trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền tự do thân thể) của đối tượng bị áp
dụng. Chính vì vậy, cần hình thành cơ chế pháp lý cụ thể về giám sát trong thực hiện
pháp luật về BPNC hành chính, trong đó quy định rõ: chủ thể thực hiện quyền giám
sát; nội dung, phương thức giám sát; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong
việc báo cáo, giải trình nội dung công việc thuộc quyền quản lý của mình; trình tự,
thủ tục thực hiện việc giám sát, kết quả của công tác giám sát.
+) Nâng cao chất lượng giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Các tổ chức nói trên có vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng giám sát của các tổ chức xã
hội trong việc thực thi pháp luật về ngăn chặn hành chính nói riêng và hoạt động
của bộ máy nhà nước nói chung thì trước hết cần phát triển các tổ chức này theo
hướng độc lập, tự chủ, không nên hành chính hóa, công chức hóa các tổ chức và
những người đứng đầu của các tổ chức này. Bên cạnh đó cần quy định rõ nội dung,
phương thức thực hiện quyền giám sát việc thực thi pháp luật về BPNC hành chính
của các tổ chức này.
143
+) Huy động sự tham gia của nhân dân vào giám sát hoạt động thực hiện
pháp luật về BPNC hành chính. Về mặt thực định, pháp luật hiện hành quy định về
nguyên tắc mọi công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền và nghĩa vụ giám sát, phát
hiện để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính, tuy
nhiên quy định này mới chỉ mang tính chất định hướng, chung chung chứ chưa có
cơ chế cụ thể để có thể huy động sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Về mặt thực tế, trách nhiệm phát hiện và áp dụng BPNC hành chính mới chỉ chủ
yếu thuộc về phía các cơ quan nhà nước. Vì vậy, cần có quy định khuyến khích sự
tham gia của các tầng lớp xã hội trong việc phát hiện và áp dụng BPNC hành chính,
đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm giám sát xã hội của phương tiện thông tin
đại chúng. Đây là một trong những kênh phản biện xã hội rất quan trọng trong ngăn
chặn hành chính. Các phương tiện thông tin đại chúng cần nhanh chóng thông tin
kịp thời biểu dương những gương sáng, phê phán hành vi tiêu cực, vô trách nhiệm,
tham nhũng trong hoạt động ngăn chặn hành chính.
4.3.3.4. Tăng cường vai trò của Tòa án trong việc kiểm soát đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính nhằm bảo vệ quyền cơ bản của công dân trong
lĩnh vực ngăn chặn hành hành chính.
Tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, công khai và dân chủ của tòa án là điều
kiện quan trọng bảo đảm lợi ích công dân trong việc áp dụng ngăn chặn hành chính
vì ngoài việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong xã hội, mà tòa án còn bảo vệ pháp
luật của nhà nước, là công cụ không chỉ bảo vệ quyền của người bị xâm hại mà còn
bảo vệ lợi ích của người có hành vi bị xâm hại. Trong mối quan hệ giữa nhà nước
và công dân, sự độc lập của tòa án càng quan trọng vì vốn dĩ tòa án là cơ quan nhà
nước, thiếu độc lập sẽ khiến tòa án đưa ra phán quyết thiếu công bằng, làm thiệt hại
đến quyền và lợi ích của công dân.
Tăng cường vai trò của tòa án trong việc giám sát các khiếu kiện về quyết
định hành chính, hành vi hành chính trong áp dụng ngăn chặn hành chính là quan
trọng vì tòa án có thể trực tiếp kiểm soát có hiệu quả việc thực hiện quyền lực nhà
nước trong quá trình thực hiện ngăn chặn hành chính. Tòa hành chính là công cụ
không thể thiếu để bảo đảm các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền dân chủ, bảo
144
vệ quyền con người, quyền công dân, phòng chống lại bệnh quan liêu, lạm quyền
của bộ máy hành chính nhà nước về ngăn chặn hành chính. Do đó, trong điều kiện
của nước ta, để tăng cường vai trò của tòa án nhằm nâng cao tính độc lập trong việc
kiểm soát các quyết định hành chính, hành vi hành chính thì cần nhiều yếu tố, trong
đó là việc chuẩn hóa, nâng cao trình độ thẩm phán, hoàn thiện cơ chế tuyển dụng và
đãi ngộ thẩm phán, tổ chức lại hệ thống tòa án, mở rộng quyền của tòa án trong tố
tụng, công khai hóa bản án, quyết định của tòa án theo lộ trình hợp lý, tiến tới công
khai hóa mọi quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của mọi tòa án.
4.3.3.5. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thực hiện pháp luật về biện
pháp ngăn chặn hành chính
Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì cần thấy rằng cưỡng chế
cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức chấp hành, tôn trọng pháp
luật của người dân nói và đội ngũ cán bộ, công chức thi hành pháp luật. Vì vậy, để
đảm bảo tính tôn nghiêm của pháp luật, cần và phải cho đội ngũ cán bộ công chức
thực thi ngăn chặn hành chính thấy rằng mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi, đồng thời với trọng trách là người mang quyền lực
nhà nước, thực thi cưỡng chế với người dân thì việc sai phạm của cán bộ công chức
lẽ tất yếu sẽ mang hậu quả lớn hơn. Muốn vậy, hệ thống chế tài áp dụng đối với
những vi phạm trong thực hiện các BPNC hành chính phải đủ sức răn đe và phát
huy tốt vai trò là một bảo đảm pháp lý cho việc tuân thủ pháp luật về ngăn chặn
hành chính. Cụ thể:
- Cần quy định chi tiết chế tài, biện pháp cụ thể đảm bảo thi hành việc xử lý
vi phạm đối với cán bộ công chức vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi các
BPNC hành chính.
- Công khai các hành vi vi phạm, tăng cường giám sát việc xử lý vi phạm
trong quá trình áp dụng BPNC hành chính; tránh tình trạng né tránh trong việc xác
định và xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức
- Mọi hành vi chống người thi hành công vụ, hoặc trì hoãn, trốn tránh việc
chấp hành hay có những hành vi vi phạm khác của các cá nhân, tổ chức đều phải bị
xử lý nghiêm khắc để đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực pháp luật của Nhà nước.
145
4.3.3.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về điều chỉnh
pháp luật và áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
Biện pháp ngăn chặn hành chính có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động
đấu tranh, ngăn ngừa vi phạm pháp luật. Bước vào thời kì hội nhập quốc tế, cùng
với sự phát triển đa dạng, phong phú của các quan hệ xã hội, chúng ta càng nhận
thức một cách đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa quan trọng của hoạt động ngăn chặn
hành chính trong mục tiêu chung nhằm bảo đảm trật tự quản lý nhà nước. Thực tế
cho thấy, việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hiện nay về cưỡng chế hành chính nói
chung, đặc biệt là xử phạt hành chính đang được quan tâm khá nhiều, trong khi đó,
các biện pháp ngăn chặn hành chính và các vấn đề liên quan đến nhóm cưỡng chế
này hầu như chưa thực sự đầy đủ và kịp thời. Do đó, muốn có được cơ chế, hoạt
động áp dụng ngăn chặn hành chính phù hợp, hiệu quả, cần thiết đẩy mạnh các công
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách khoa học bài bản làm tiền đề cho
việc hoàn thiện nhóm biện pháp này. Cụ thể: nghiên cứu khoa học và tổng kết thực
tiễn là nhằm tìm ra những quy luật, những điểm chung, những nhân tố tích cực,
những tác động tiêu cực, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, những giải pháp
thúc đẩy tích cực và hạn chế tiêu cực hoặc để thay đổi cách làm nhằm đạt hiệu quả
cao nhất, tìm ra xu hướng để chỉ đạo hành động trong thực tiễn áp dụng ngăn chặn
hành chính. Hay nói cách khác, hoạt động nghiên cứu và tổng kết thực tiễn đóng vai
trò quan trọng trong thực hành về ngăn chặn hành chính; hạn chế khả năng duy ý
chí, phiến diện, áp đặt chủ quan trong quá trình nhận thức và áp dụng.
4.3.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị cho lực lượng áp dụng biện
pháp ngăn chặn hành chính
Công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới mang
lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng
thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Cách mạng công
nghiệp 4.0 hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa
xã hội một cách toàn diện. Điều này đòi hỏi cơ quan nhà nước phải cung cấp những
dịch vụ cá nhân hóa, không phụ thuộc thời gian, không gian và nguồn dữ liệu, có
thể đáp ứng yêu cầu của công dân một cách tức thời. Đồng thời, cách mạng công
146
nghiệp 4.0 còn đòi hỏi cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ mới trên nền tảng
mở, tích hợp, chia sẻ dữ liệu chung giữa nhà nước và khu vực tư. Do đó, trước mắt,
chúng ta sẽ phải quản lý hành chính nhà nước thống nhất thông qua chia sẻ dữ liệu,
thông tin, tri thức và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (môi
trường ảo). Cụ thể: cần có phần mềm để theo dõi và kết nối công tác xử phạt vi
phạm với công tác đăng ký xe và kết nối giữa Công an các đơn vị, địa phương trên
toàn quốc, để tránh việc người vi phạm xin cấp lại Giấy đăng ký xe, gây khó khăn
cho công tác theo dõi, phân tích, thống kê tình hình VPHC cũng như vấn đề xử lý
giấy phép, phương tiện bị tạm giữ. Việc số hóa trong hoạt động quản lý hành chính góp
phần xử lý công việc của cơ quan nhà nước nhanh, và kịp thời hơn; đồng thời hoạt
động của cơ quan nhà nước cũng mang tính chất công khai, minh bạch cao hơn.
Bên cạnh đó, cần trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho việc cưỡng
chế ngăn chặn hành chính như: trang thiết bị cho việc niêm phong tang vật, phương
tiện vi phạm; cơ sở vật chất bảo quản các tang vật, phương tiện bị tạm giữ hay nhà
tạm giữ đối tượng VPHC. Việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất một mặt làm tăng
hiệu quả cho việc áp dụng ngăn chặn hành chính, góp phần đảm bảo thủ tục ngăn
chặn hành chính được thực hiện một cách triệt để, mặt khác góp phần đảm bảo các
quyền cơ bản của công dân khi bị áp dụng BPNC hành chính.
Tiểu kết chương 4
1. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về ngăn chặn hành chính và vấn đề bảo
đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính xuất phát từ yêu cầu tăng cường quản
lý, cải cách hành chính nhà nước; từ thực trạng pháp luật và hoặc động áp dụng biện
pháp ngăn chặn hành chính hiện nay; từ đòi hỏi của việc bảo đảm quyền con người,
quyền công dân; và từ dự báo về tình hình VPHC cũng như nhu cầu bảo đảm sự an
toàn của các quan hệ xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường XHCN.
2. Hoàn thiện quy định pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn
hành chính phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi; kết hợp hài hòa, tương thích giữa
hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phù hợp
với các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời
147
việc hoàn thiện phải trên cơ sở các thuộc tính cơ bản của quản trị nhà nước hiện đại, đó
là: tính thượng tôn pháp luật, minh bạch, trách nhiệm giải trình và dân chủ.
3. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng ngăn chặn
hành chính hiện nay, NCS đã lựa chọn phân tích và lập luận cho việc đưa ra một số
giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện quy định pháp luật và bảo đảm áp dụng ngăn
chặn hành chính. Thứ nhất là đổi mới nhận thức về biện pháp ngăn chặn hành
chính; thứ hai, hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về ngăn chặn hành chính
hiện hành với những nội dung cụ thể về từng biện pháp ngăn chặn hành chính, về
thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính và thứ ba là các giải
pháp nhằm bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
148
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định trong những năm qua, vi phạm pháp luật nói chung hay vi
phạm hành chính nói riêng ngày càng phổ biến và tinh vi dưới nhiều hình thức khác
nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu về các biện pháp ngăn chặn hành chính nhằm mục
đích ngăn ngừa, làm chấm dứt cũng như bảo đảm cho việc xử lý hiệu quả các vi
phạm hành chính, qua đó góp phần đảm bảo trật tự quản lý Nhà nước.
Luận án đã tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên
quan đến đề tài; trên cơ sở đó, luận án đã chỉ ra những nội dung mà luận án có thể
tiếp thu cũng như những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Trên cơ
sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng về biện pháp ngăn chặn hành chính,
NCS xin rút ra một số kết luận sau:
1. Bản chất của BPNC hành chính là biện pháp cưỡng chế tác động lên cá
nhân, tổ chức nhằm làm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa hậu quả,
thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành
chính đúng pháp luật;
2. Vai trò của ngăn chặn hành chính được thể hiện trên các phương diện: là
một trong các biện pháp thực thi quyền lực nhà nước; là biện pháp bổ trợ nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước; là biện pháp có tính
cách thủ tục nhằm bảo đảm cho hoạt động xử phạt và là phương tiện để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; giáo dục ý thức pháp luật, ngăn
chặn, hạn chế khả năng gây tổn hại tới lợi ích của xã hội, nhà nước, cá nhân, tổ
chức, qua đó củng cố trật tự xã hội; đặc biệt là vai trò to lớn trong việc tôn trọng và
bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
3. Dựa vào mục đích áp dụng, có thể xác định BPNC hành chính bao gồm
03 nhóm: 1) Nhóm biện pháp ngăn chặn hành chính nhằm làm chấm dứt vi phạm
pháp luật, ngăn ngừa hậu quả do vi phạm gây ra; 2) Nhóm biện pháp ngăn chặn
hành chính nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; 3) Nhóm ngăn chặn hành
chính hỗn hợp;
4. Việc thực hiện các BPNC hành chính hiệu quả được đảm bảo bởi các yếu
tố như: các nguyên tắc thực hiện BPNC hành chính và bảo đảm pháp lý thể hiện ở
149
thẩm quyền, thủ tục áp dụng BPNC hành chính; cơ chế giảm sát, kiểm tra; năng lực,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình xây dựng và thực thi BPNC hành
chính; trách nhiệm pháp lý và cơ chế xử lý vi phạm trong thực hiện ngăn chặn hành
chính và các bảo đảm khác như: bảo đảm về nhận thức, bảo đảm về cơ sở vật chất;
5. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy định pháp luật về BPNC hành chính
cũng như thực trạng áp dụng các BPNC hành chính, Luận án phân tích, làm rõ
những quy định của pháp luật hiện hành về BPNC hành chính, qua đó chỉ ra những
điểm chưa phù hợp của pháp luật về vấn đề này. Thực tiễn áp dụng BPNC hành
chính cũng có nhiều tồn tại như: quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
chưa thực sự để nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân; có nhiều biểu hiện
của việc vượt quá giới hạn ngăn chặn hành chính; áp dụng biện pháp ngăn chặn
hành chính có biểu hiện của tùy nghi hành chính rất lớn do quy định pháp luật hiện
hành còn sơ sài, chưa đồng bộ; tình trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính
không đúng với quy định pháp luật
6. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng BPNC
hành chính nói trên đó là vấn đề hạn chế trong nhận thức về BPNC hành chính của
những người có thẩm quyền cưỡng chế; chúng ta còn mở rộng “quyền tùy nghi
hành chính” trong lĩnh vực ngăn chặn hành chính tạo điều kiện cho việc vượt quá
giới hạn ngăn chặn hành chính, sự hạn chế về mặt kinh tế cũng như sự hạn chế, yếu
kém của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi ngăn chặn hành chính cả về số lượng và
chất lượng cùng với những bất cập trong cơ cấu tổ chức bộ máy ngăn chặn hành
chính ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cưỡng chế. Bên cạnh đó, cơ chế giám sát
việc thực thi ngăn chặn hành chính của chúng ta chưa thực sự phát huy tốt vai trò
của nó, chế tài áp dụng đối với những vi phạm của người có thẩm quyền trong thực
thi ngăn chặn hành chính chưa đủ sức răn đe cũng góp phần làm suy giảm hiệu lực,
hiệu quả của ngăn chặn hành chính;
7. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về ngăn chặn hành chính và vấn đề bảo
đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính xuất phát từ yêu cầu tăng cường quản
lý, cải cách hành chính nhà nước; từ thực trạng pháp luật và hoặc động áp dụng biện
pháp ngăn chặn hành chính hiện nay; từ đòi hỏi của việc bảo đảm quyền con người,
150
quyền công dân; và từ dự báo về tình hình VPHC cũng như nhu cầu bảo đảm sự an
toàn của các quan hệ xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường XHCN.
8. Hoàn thiện quy định pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn
hành chính phải đảm bảo tính đồng bộ, khả thi; kết hợp hài hòa, tương thích giữa
hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phù hợp
với các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời
việc hoàn thiện phải trên cơ sở các thuộc tính cơ bản của quản trị nhà nước hiện đại, đó
là: tính thượng tôn pháp luật, minh bạch, trách nhiệm giải trình và dân chủ.
9. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng BPNC
hành chính hiện nay, NCS đã lựa chọn phân tích và lập luận cho việc đưa ra một số
giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện quy định pháp luật và bảo đảm áp dụng BPNC
hành chính. Thứ nhất là đổi mới nhận thức về ngăn chặn hành chính; thứ hai, hoàn
thiện hệ thống quy định pháp luật về ngăn chặn hành chính hiện hành với những nội
dung cụ thể cho từng biện pháp và thứ ba là những giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm
áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
Tác giả hy vọng rằng các kết quả được rút ra từ luận án sẽ đóng góp một phần
vào việc hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng các BPNC, góp phần bảo vệ pháp
chế XHCN, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân; phấn đấu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Thùy Dung, Biện pháp ngăn chặn hành chính trong Luật
hành chính Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2017; tr.20
2. Nguyễn Thị Thùy Dung, Bàn về khái niệm “Biện pháp ngăn chặn hành
chính”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 06/2019, tr.19
3. Nguyễn Thị Thùy Dung, Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số
tháng 7/2019, tr.49
4. Nguyễn Thị Thùy Dung, Tạm giữ người theo thủ tục hành chính và vấn đề
bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Quyền con người qua 5 năm
thực hiện Hiến pháp 2013, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh, “Một số vấn đề tùy nghi hành chính”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp 2008;
2. Nguyễn Hoàng Anh, “Tạm giữ phương tiện giao thông ranh giới giữa biện
pháp ngăn chặn hành chính và biện pháp xử phạt”, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 03/2011;
3. Nguyễn Thị Quế Anh, “Kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành
chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện và cấp xã trên địa bàn
thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai và các huyện: Con Cuông, Thanh Chương, Kỳ
Sơn”, 14/9/2018;
4. Báo cáo “Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành chính khác trong Luật xử lý
vi phạm hành chính”, dự án 58492- Tăng cường tiếp cận công lí và bảo vệ
quyền tại Việt Nam, phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và chương trình
phát triển Liên Hợp Quốc, 2011;
5. Bộ Công an (2010), Thông tư số 42 2010 TT-BC ban hành ngày 04 tháng
11 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của quy chế tạm giữ
người theo thủ tục hành chính;
6. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31 08 2015 quy định
chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
7. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số: 15 BC-BTP ngày 22/1/2016về công tác thi
hành pháp luật về xử lý VPHC năm 2015;
8. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số: 172 BC-BTP ngày 11 7 2016 về công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2016;
9. Bộ Tư pháp (2016), Báo cáo số: 403 BC-BTP ngày 30 12 2016 về công tác
thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 2016;
10. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo số: 133 BC-BTP ngày 12 5 2017 về công tác
theo dõi tình hình thi hành pháp luật 2016;
11. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo số: 215 BC-BTP ngày 02 8 2017 của Bộ Tư
153
pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC 06 tháng đầu năm 2017;
12. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo số: 09 BC-BTP ngày 08 01 2018 của Bộ Tư
pháp về tổng kết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
13. Các bộ luật An Nam (1992), Nxb Đông Dương, Hà Nội;
14. Lê Kim Chinh, “Khám xét nơi kinh doanh hay khám xét chỗ ở”,
http:/canhsatnhandan.vn, 04/3/2015;
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 08 2009 NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình;
16. Chính phủ (2013) Nghị định 81 2013 NĐ-CP ngày 19 7 2013 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính;
17. Chính phủ (2013), Nghị định 112 2013 NĐ-CP ngày 02 10 2013 quy định
hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm
theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt
Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
18. Chính phủ (2013), Nghị định 208 2013 NĐ-CP ngày 17 12 2013 quy định
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành
công vụ;
19. Chính phủ (2013),Nghị định số 115 2013 NĐ-CP ngày 03 10 2013 quy định
về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ,
tịch thu theo thủ tục hành chính;
20. Chính phủ (2016),Nghị định số 17 2016 NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định số 112 2003 NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện
pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản
lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục
trục xuất;
21. Chính phủ (2017),Nghị định số 97 2017 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định 81 2013 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật XLVPHC 2012;
22. Thành Công, “Đề xuất mở rộng tạm giữ người theo thủ tục hành chính”
154
www.phapluatplus.vn ngày 15/10/2017;
23. Thành Công, “Tạo công bằng và nghiêm minh trong xử lý VPHC”,
ngày 30/7/2017;
24. Nguyễn Đăng Dung (2010), Hạn chế sự tuỳ tiện của cơ quan Nhà nước, Nxb
Tư pháp;
25. Nguyễn Đăng Dung, “Về pháp luật xử lý hành chính của Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 20/2011;
26. Nguyễn Đăng Dung- Hoàng Ngọc Giao: Đánh giá thực trạng pháp luật xử lý vi
phạm hành chính, tham luận Hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi
phạm hành chính”, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc ủy ban thường vụ Quốc hội
phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển thuộc Hội liên
hiệp khoa học- kĩ thuật Việt Nam, ngày 15/10/2011;
27. Vũ Thị Ngọc Dung, “Quản lý nhà nước về việc áp dụng biện pháp tạm giữ
người theo thủ tục hành chính”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
28/7/2017;
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCHTW
khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia;
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
31. Thành Đạt, “Tổng kết 05 năm triển khai thi hành Luật xử lý VPHC và các
văn bản hướng dẫn thi hành trong Công an Quảng Bình. Thực trạng, giải
pháp và kiến nghị đề xuất”, , 29/6/2017;
32. Nguyễn Tĩnh Gia và Mai Đình Chiến (2006), Vận dụng học thuyết Mác để
xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ;
33. Bùi Thị Đào, “Kế thừa, phát triển và tìm kiếm yếu tố hợp lí trong xây dựng
các pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật học số chuyên đề
3/2003;
34. Bùi Thị Đào, “Vấn đề bảo đảm quyền công dân trong pháp luật về tạm giữ
155
người theo thủ tục hành chính”, Tạp chí Luật học số 4/2011;
35. Phạm Hải, “Còn lúng túng”, 27/4/2018;
36. Dương Thị Bích Hạnh, Luận văn “Bảo đảm quyền con người trong quá trình
áp dụng các biện pháp xử lí hành chính”, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội, 2014;
37. Hoàng việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, tr 1023;
38. Mai Hoa, “Cắt điện nước cơ sở gây ô nhiễm được không”, tuoitre.vn,
30/3/2019;
39. Nguyễn Cảnh Hợp, Bình luận khoa học Luật xử lý VPHC 2012, tập 2, Nxb
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2015;
40. Trần Thanh Hương, “Quyền công dân, quyền con người và chỗ đứng của
các biện pháp xử lý hành chính khác trong pháp luật về VPHC”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật số 11/2005;
41. Trần Minh Hương, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, 2013;
42. Nguyên Hưng, “Nhiều vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính”,
baonghean.vn, 19/10/2016;
43. Trương Thị Phương Lan, “Hoàn thiện pháp luật về các BPNC VPHCvà vảo
đảm việc xử lý VPHC”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20/2011;
44. Khanh Lê, “Xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ” Lúng túng vì
thiếu quy định”, 19/02/2019;
45. Nguyễn Thanh Liêm, “Áp dụng luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đảm bảo TTATGT trên địa bàn Hà Tĩnh- Kết quả và những khó khăn, vướng
mắc cần khắc phục”, 02/8/2017;
46. Lê Vương Long, “Luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo đảm quyền, lợi
ích của công dân”, Tạp chí Luật học số 5/2014;
47. C.Mác (1971), Sự khốn cùng của triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội;
48. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb tư pháp);
49. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và Pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội;
50. Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào trường
156
giáo dưỡng nhằm bảo vệ quyền của người chưa thành niên”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 20/2015;
51. Cao Vũ Minh, “Hình thức xử phạt trục xuất trong pháp luật Việt Nam”, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, 2018;
52. Cao Vũ Minh, “ Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm
hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 theo tinh thần Công ước
của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
11/2015;
53. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Khoa Luật - Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn, Nxb giáo dục;
54. Hà My,“Tình hình thi hành Luật Xử lý VPHC tại phía Nam”
nghiem.aspx?ItemID=53;
55. Nguyễn Hoài Nam, “Về căn cứ pháp lí của biện pháp tạm giữ phương tiện giao
thông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2007;
56. Nguyễn Thị Bích Ngọc, “Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, 2017;
57. Nguyễn Vạn Nguyên (1995), Các biện pháp ngăn chặn và những vấn về nâng
cao hiệu quả của chúng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
58. Những văn bản của Nhà nước về an ninh trật tự (1988), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội;
59. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ Maxcova;
60. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003;
61. Hà Phong, Tạm giữ phương tiện giao thông trong xử lý vi phạm hành chính:
nguy cơ lãng phí tài sản xã hội, www.hanoimoi.com.vn ngày 21/12/2019
62. Nguyễn Trọng Phúc, “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình
sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, 2015;
63. Nguyễn Văn Quang, Quản lý xã hội trong những tình huống bất thường: quan
niệm, đặc điểm, hình thức, phương pháp quản lý, Tạp chí Nhà nước và pháp
157
luật, 2009;
64. PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội;
65. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hà Nội;
66. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hà Nội;
67. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội;
68. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội;
69. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
70. Quốc hội(2002), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002;
71. Quốc hội(2007), Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007;
72. Quốc hội( 2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
73. Quốc hội (2014), Luật Hải quan 2014;
74. Quốc hội(2015), Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
75. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
76. Chí Quốc,“Phạt doanh nghiệp theo lệnh khám nhà”,
25/10/2018;
77. Nguyên Quốc, “Gỡ vướng trong việc xử lý ô nhiễm môi trường”,
ngày 23/5/2019;
78. Phan Đinh Quỳnh, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa
học xã hội, 2018;
79. Lê Hồng Sơn (2004), “Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thực hiện quyền
con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Luận án tiến sĩ Luật học, Viện
khoa học xã hội Việt Nam;
80. Đặng Thanh Sơn (2008), Vụ pháp luật hình sự- hành chính, Bộ Tư pháp, Vi
phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội;
81. Cao Văn Tài, “Tình hình xử lý phương tiện giao thông đường bộ VPHC bị tạm
giữ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, 10/4/2018;
82. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, “Cưỡng chế hành chính trong quản lý hành
chính nhà nước”, www. thanhtra.edu;
158
83. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, Giáo trình luật Hành chính và tài phán hành
chính Việt Nam, Nxb Khoa học và kĩ thuật, 2010;
84. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Hà, Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017;
85. Song Thành (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân
và vì dân, Trong sách: Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển
ngành Tư pháp”, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
86. Lê Ngọc Thạnh, Luận văn thạc sĩ, “Hoàn thiện các biện pháp xử lí hành chính
khác theo pháp luật hiện nay ở nước ta.”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, 2006;
87. Lê Ngọc Thạnh, “Xung quanh việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính
khác”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 3/2010;
88. Lê Ngọc Thạnh, “ Sự cần thiết phải định danh lại cho nhóm các biện pháp xử lý
hành chính khác”, Tạp chí Dân chủ pháp luật số 2/2009;
89. Hội thảo “Đánh giá thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính”, Qũy Châu
Á-Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, 2011;
90. Trần Thị Lâm Thi, Luận án tiến sĩ, “Cưỡng chế hành chính: Lý luận và thực
tiễn”, Học viện khoa học xã hội, 2015;
91. Vũ Thư (1996), “Chế tài hành chính- Lí luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ;
92. Vũ Thư (2009), “Chế tài hành chính- Lí luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội;
93. Vũ Thư (2009), “Vấn đề áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đối với
người chưa thành niên”, Tạp chí Nhà nước pháp luật (9);
94. Vũ Thư (2006) , “Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực
nhà nước Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước pháp luật (12);
95. Trần Quang Tiệp (2005), Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình
sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
96. Thái Trung,“Xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính”,
ngày 22/02/2019;
97. Trần Ngọc Tuệ, “Phát huy vai trò của pháp luật trong những tình huống bất
thường”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 2009;
98. Từ điển tiếng Việt (2014), Nxb Bách khoa, Hà Nội;
159
99. Từ điển Luật học (1999), Nxb Bách khoa, Hà Nội;
100. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng;
101. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học- xã hội- Trung tâm từ
điển học, Hà Nội, 1994;
102. Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật học (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội;
103. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trìnhluật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2010;
104. Nguyễn Cửu Việt, “Một số vấn đề đổi mới pháp luật về vi phạm hành chính
ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2009;
105. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền con người, Học viện khoa học xã hội,Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội;
106. Trinh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước- Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008;
107. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa-
Thông tin, Hà Nội;
108. Nguyễn Như ý, Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995
109. Phi Yến,“Khám người theo thủ tục hành chính?”,
09/6/2014;
Tài liệu tham khảo nước ngoài
110. Deborah C. England, What is criminal in fraction?
https://www.criminaldefenselawyer.com/resources/criminal-defense/criminal-
defense-case/what-criminal-infraction;
111. Martine Lombard & Gilles Dumont (2007), Pháp luật hành chính của Cộng
hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
112. Pháp luật hành chính xô viết, Nxb Matxcơva, 1981. L.P. Iuzkov;
113. Ю.Д. Ливцис (1964), Mepыпpeceчeниe в coвemнoм yгoвнoмпpoцecce,
Юpидичecкaя, Mocквa;
114. Comments and recommendations on bill on handling of administrative
violations of Vietnam, United Nations, Workshop agenda to get feedback on
regulations on administrative handling measures in bill on handling of
administrative violations, 8/2011.
160
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Bảng phân biệt biện pháp ngăn chặn hành chính và biện pháp ngăn
chặn hình sự
Tiêu chí Biện pháp ngăn chặn hành chính Biện pháp ngăn chặn hình sự
Phạm vi
áp dụng
Là biện pháp cưỡng chế được áp
dụng đối với các vi phạm pháp luật
trong quản lý hành chính nhà nước
(vi phạm pháp luật ít nguy hiểm
nhưng đa dạng, phổ biến về loại vi
phạm, số lượng vi phạm và chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm)
Là biện pháp cưỡng chế áp
dụng trong lĩnh vực tội phạm và
hình phạt (vi phạm pháp luật có
tính nguy hiểm cao cho xã hội)
Mục đích
áp dụng
Làm chấm dứt VPPL, ngăn ngừa hậu
quả, thiệt hại do VPHC gây ra và bảo
đảm xử lý VPHC.
Ngăn chặn đối tượng phạm tội
và bảo đảm cho hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án
hình sự.
Thẩm
quyền áp
dụng
Các cá nhân có thẩm quyền trong các
cơ quan nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng hoặc trong
nhiều trường hợp, pháp luật còn
trao cho tất cả mọi người quyền
áp dụng BPNC đối với người
phạm tội quả tang hoặc bắt
người đang bị truy nã nhằm kịp
thời ngăn chặn hành vi phạm
tội.
Đối
tượng áp
dụng
Chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật
nói chung mà không phải là tội
phạm.
Người liên quan đến tội phạm
chưa bị khởi tố, bị can, bị cáo.
Thủ tục
áp dụng
Phần lớn được tiến hành theo thủ tục
hành chính.
Tiến hành theo thủ tục tố tụng
hình sự.
161
Bảng 3.3. BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Số lượng quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (quyết định)
Tạm giữ người
Giao cho gia đình, tổ chức quản lý
người bị đề nghị áp dụng
BPXLHC trong thời gian làm thủ
tục áp dụng BPXLHC
Truy tìm đối tượng phải chấp
hành quyết định đưa vào TGD,
CSGDBB, CSCNBB trong trường
hợp bỏ trốn Khám
người
Áp giải
người
vi
phạm
Quản lý
người
nước
ngoài
trong thời
gian làm
thủ tục
trục xuất
Tạm giữ
TV, PT,
GP, CCHN
Khám
nơi cất
giấu
TV, PT
Khám
phương
tiện vận
tải, đồ
vật
Tổng
số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Người
thành
niên
Người
chưa
thành niên
Người
thành
niên
Người
chưa
thành niên
Người
thành
niên
Người
chưa thành
niên
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
2,368 1,620 71 1,296 1,026 1 420,810 345 2,392
(Nguồn: Báo cáo số: 15 BC-BTP ngày 22 01 2016 của Bộ Tư pháp)
162
Bảng 3.4. Lượng khách nước ngoài đến TP. Hồ Chí Minh
trong 3 năm 2015, 2016, 2017
Năm
Đường hàng
không
Đường bộ Đường thủy Tổng cả năm
2015 6.361.150 1.512.426 169.829 8.043.405
2016 8.260.623 1.467.257 284.855 10.012.735
2017 8.877.100 1.391.423 204.707 10.473.230
(Nguồn: Cao Vũ Minh, Hình thức xử phạt trục xuất trong pháp luật Việt Nam, tr116)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_bien_phap_ngan_chan_hanh_chinh_theo_phap_luat_viet_n.pdf
- Trichyeu_NguyenThiThuyDung.pdf