Khu CN cao là nơi biến các tri thức mới, các phát kiến khoa học mới thành CN và sản phẩm. Vì vậy một nước, một thành phố muốn phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, phát triển ngành CN cao, tiến dần đến nền kinh tế tri thức phải xây dựng khu CN cao, vườn ươm CN .Với định hướng phát triển thành phố công nghiệp CN cao, Khu CN cao Đà Nẵng - khu CN cao thứ ba của Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết ðịnh số 1979/QÐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại xã Hòa Liên và xã Hoà Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Ðà Nẵng.
186 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Gắn với phát triển kinh tế tri thức tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuyến khích và hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách thành phố cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học.
Thứ hai: Phát triển thị trường khoa học - CN. Phát triển các hoạt động tư vấn dịch vụ, xúc tiến mua bán, chuyển giao CN - cầu nối giữa khoa học và CN với sản xuất nhằm nhanh chóng ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Hình thành và phát triển các tổ chức xúc tiến mua bán CN. Phát triển dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ và các dịch vụ pháp lý khác liên quan tới mua bán CN. Khuyến khích các tổ chức tài chính cung ứng các dịch vụ tài chính hỗ trợ đổi mới CN, chuyển giao và ứng dụng CN. Xây dựng cơ chế, quy định trách nhiệm đối với các cơ quan chuyển giao và nhận chuyển giao đối với kết quả nghiên cứu phục vụ công ích. Chuyển mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển CN gắn với thị trường. Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đặt hàng với các tổ chức khoa học và CN trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu CN theo hướng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật.
Thực hiện tốt vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân gồm quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng với tên gọi xuất xứ hàng hóa,.. để khuyến khích việc nghiên cứu và sáng tạo khoa học- CN. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về, quy trình, giá cả, hay những CN đã hết thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp (đối với CN nhập khẩu từ nước ngoài) điều này giảm được thiệt hại do các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng.
Thứ ba: Đổi mới cơ cấu và phương thức hoạt động của các tổ chức khoa học - CN. Thực hiện chuyển các tổ chức KH&CN sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Xây dựng cơ chế chính sách về chuyển giao kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách. Đổi mới công tác thẩm định thông tin đối với các đề tài từ khâu xây dựng, xét chọn cho đến đánh giá nghiệm thu. Thực hiện phương thức giao trực tiếp, từng bước mở rộng phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, trên nguyên tắc bảo đảm tính công khai, minh bạch và có tiêu chí rõ ràng. Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học theo hướng khoán gọn trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết nhằm tạo thuận lợi và kích thích các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thứ tư: Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ khoa học - CN
Có chính sách quan tâm đến đời sống của các nhà khoa học nhất là các nhà khoa học thật sự tâm huyết, cống hiến hết mình vì hoạt động khoa học và CN của thành phố. Đặt ra những quy định cụ thể về mức tiền thưởng, thù lao xứng đáng đối với những cán bộ có năng lực sáng tạo, có những sáng kiến, công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn.
Thứ năm: Xây dựng những cơ chế phù hợp đối với khu CN cao, vườn ươm CN thúc đẩy phát triển khoa học - CN. Hoạt động của khu CN cao và vườn ươm CN khác so với các doanh nghiệp vì vậy xây dựng cơ chế quản lý trong khu CN cao phải có lợi cho quá trình đổi mới CN, phù hợp với sự phát triển của CN cao, kích thích quyền tự chủ trong đổi mới CN. Để xây dựng thành công khu CN cao đòi hỏi có môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư với cơ chế thông thoáng trong dạng "phi điều chỉnh" (đặc cách) về hoạt động kinh doanh, chuyển giao CN, một số quy định đặc biệt về quyền sử dụng đất đai, nhà ở, nhà xưởng, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư. Trong thời gian đầu, thành phố có những quy định về chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư, chính sách thuế phù hợp đối với những nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu CN cao như: miễn, giảm thuế (doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), được giữ lại khoản thu của khu CN cao (liên quan đến đất và thuế phát sinh) để đầu tư phát triển. Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, tôn trọng tri thức, nhân tài tạo điều kiện tốt cho sự phát triển KH&CN.
Thứ sáu: Đa dạng hóa phương thức chuyển giao CN. Đây có thể nói là một kênh tiếp nhận CN tiên tiến, CN cao dễ dàng nhất. Ở Việt Nam hay thành phố Đà Nẵng CN được chuyển giao từ con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ yếu. Vì CN đi theo con đường này được chuyển giao đồng bộ từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, lắp đặt cho đến sản xuất kinh doanhBên cạnh đó cũng cần chú ý tới chuyển giao CN qua con đường các chuyên gia nhập cư, tuy các chuyên gia nhập cư vào thành phố Đà Nẵng không nhiều nhưng xét về tiềm năng đây là một cách chuyển giao CN có triển vọng. Một phương thức nữa đó là chuyển giao CN qua con đường vay vốn hoặc tài trợ của nước ngoài. Ở phương thức này phía nước ngoài chỉ là người hướng dẫn, phía Việt Nam là người thực hiện nên phải làm chủ được CN nhập.
4.2.2.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới
Doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn giữ vai trò to lớn trong mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam hay thành phố Đà Nẵng cũng vậy phải khuyến khích các doanh nghiệp này phát triển vì nó được xem như là một phương tiện cần thiết để giải trừ thất nghiệp, ổn định xã hội, tăng thu nhập cho người lao động góp phần làm tăng GDP hàng năm. Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cần có giải pháp cụ thể sau:
Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia sản xuất một khâu nào đó trong kết cấu sản phẩm CN mới, phức tạp được các công ty xuyên quốc gia giao cho. Điều này giúp họ dễ dàng hòa vào mạng lưới thông tin quốc tế, làm cho thông tin và năng lực sản xuất được nâng lên, tăng cường năng lực ứng biến đối với thị trường, tạo cơ hội mới vươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này vẫn sản xuất các sản phẩm độc đáo dựa vào kỹ nghệ truyền thống chuyên thỏa mãn nhu cầu đặc biệt của thị trường khu vực. Dựa vào những thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong những năm qua, các doanh nghiệp thành phố nên đầu tư vào các ngành: du lịch, dịch vụ, công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp CN thông tin, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dịch vụ hàng hải, công nghiệp chế biến Hình thành và phát triển một số doanh nghiệp CN sinh học nhằm sản xuất kinh doanh các sản phẩm CN sinh học phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài ra, trên thực tế nhận thức của doanh nghiệp và người dân về các sản phẩm thân thiện với môi trường còn chưa cao vì vậy theo tác giả cần phải có những chính sách phát triển các sản phẩm này như: thúc đẩy phát triển khoa học - CN phục vụ cho phát triển sản phẩm thân thiện môi trường; Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường; Khuyến khích tiêu dùng xanh và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về bảo vệ môi trường sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường.; Tạo lập các điều kiện phát triển thị trường sản phẩm thân thiện môi trường
Giai đoạn trước mắt, với các doanh nghiệp đã có, cần phải tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị CN để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đứng vững và mở rộng thị phần trong cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp xây dựng mới, ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận CN tiên tiến, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để định hướng phát triển, lựa chọn các dự án đầu tư và CN.
4.2.2.5. Mở rộng thị trường để thu hút và phát huy các nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Đối với thị trường nước ngoài
Mở rộng thị trường nước ngoài đây là cơ hội để cho thành phố xuất nhập khẩu hàng hóa, khoa học CN, lao động... trong thời gian tới để tăng kim ngạch xuất khẩu cho thành phố ngoài việc giữ vững và mở rộng các thị trường đã có của thành phố như Mỹ, EU, Nhật thì cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và có chiến lược tiếp thị các thị trường mới như Trung Cận Đông, Mỹ La Tinh, Asean. Nhất là thị trường ngay trong khu vực Asean là các thị trường hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu với doanh nghiệp thành phố: ví dụ thị trường Indonesia nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh do sự chuyển dịch dân số về mặt thành thị, nhiều mặt hàng Đà Nẵng phù hợp với yêu cầu nơi đây như: da giầy, may mặc, chế biến thủy sản... Hay thị trường Myanmar với 60 triệu dân nhưng sản xuất nội địa chỉ đáp ứng 15% nhu cầu nước họ còn đâu là phải nhập khẩu. Theo tác giả đây là 2 thị trường hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu với doanh nghiệp thành phố. Nhưng để đón đầu các doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề về văn hóa, phương thức kinh doanh hay cách tiếp cận để có hệ thống phân phối tại mỗi thị trường, phải đưa sản phẩm có tính độc đáo, có bản sắc riêng chứ không nên mang các sản phẩm cùng loại để cạnh tranh về giá.
Để tiếp cận các nguồn vốn FDI, ODA... thì cần có môi trường đầu tư thuận lợi bằng những chính sách khuyến khích đầu tư với những ưu đãi đặc biệt cụ thể như sau: i) Cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đăng ký đầu tư, ở những lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Nghĩa là nhà nước chủ yếu xác định những lĩnh vực không cần hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài, còn lại thì các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước được hưởng những qui định như nhau; ii) Phân định rõ và xoá bỏ những chồng chéo về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu là giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chính quyền cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương và Ban quản lý các KCX - KCN; iii) Để phát huy hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường đóng vai trò của pháp luật trong quản lý dự án đầu tư, hệ thống pháp luật về đầu tư cũng phải được xây dựng một cách thống nhất, minh bạch, khả thi. iv) Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, công chức nhà nước, và công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ và tay nghề kĩ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu thu hút và quản lý hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước
Thị trường trong nước còn rất nhiều tiềm năng cần khai thác và tạo uy tín đối với người tiêu dùng nội địa, trước hết là là vùng Duyên Hải miền Trung, với các giải pháp sau:
Xây dựng mối liên hiệp hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu..., tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, chèn ép gây rối loạn thị trường. Phát triển thị trường nội địa bằng cách đưa ra những sản phẩm tốt nhất có thể, kiểu dáng, mẫu mã đẹp và đẳng cấp quốc tế nhưng giá thì bán chỉ giá Việt Nam.
Mở rộng hệ thống phân phối nhằm nâng cao thị trường nội địa bằng việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web của ngành, thành phố tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Hội chợ, triển lãm...Bên cạnh việc mở rộng thị trường ở các thành phố lớn thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới thị trường nông thôn, đây là thị trường đầy tiềm năng. Do sự chênh lệch về thu nhập nên thị trường này thường bị các doanh nghiệp bỏ ngỏ. Hiện nay, đời sống người nông dân đã nâng lên mức đáng kể nên nhiều mặt hàng trước kia coi là xa xỉ thì nay họ rất cần nhất là đối với những mặt hàng công nghiệp tiêu dùng lâu bền mang tính phổ biến như: tivi, phương tiện nghe nhìn, máy giặt, đồ điện tử... và các dịch vụ phục vụ cuộc sống và sinh hoạt của con người.
Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp và hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp thuê các chuyên gia giỏi về kỹ thuật, quản lý trong một thời gian nhất định để giúp doanh nghiệp chuyển giao CN, đổi mới phương pháp quản lý nhằm tạo đột phá về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nhất là đối với những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi trên một số lĩnh vực như: phối hợp trong việc khai thác, sử dụng hệ thống cảng Đà Nẵng; phối hợp trong việc phát triển du lịch; phối hợp với các địa phương ven biển xây dựng và khai thác các trung tâm hậu cần nghề cá.
4.2.2.6. Mở rộng quan hệ đối ngoại
Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua luôn chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài, thu hút đầu tư, kêu gọi các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ phi chính phủ, xúc tiến thương mại, du lịch, quảng bá hình ảnh thành phố được đẩy mạnh. Để thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, thành phố cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Đẩy mạnh công tác thông tin về ngoại giao kinh tế.
Xây dựng và hình thành cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, ban ngành làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại với các cơ quan và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Định kỳ hàng năm có kế hoạch trao đổi thông tin định hướng về nhu cầu mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế để các cơ quan làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại kịp thời nắm bắt và phục vụ công tác vận động, xúc tiến nhanh chóng, hiệu quả. Định kỳ 6 tháng tổ chức giao ban kinh tế đối ngoại giữa lãnh đạo thành phố với các sở, ban, ngành.
Hình thành cơ chế cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác với thành phố nhằm duy trì quan hệ và tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan này trong việc xúc tiến và triển khai các chương trình hợp tác đầu tư.
- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác ngoại giao kinh tế
Bổ sung và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại tại các cơ sở, ban, ngành, địa phương của thành phố. Đảm bảo tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ kiêm nhiệm được đào tạo về đối ngoại, am hiểu các vấn đề hợp tác quốc tế. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành, Trung ương thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn về công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ thành phố. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ biên phiên dịch của thành phố, sẵn sàng tham gia biên phiên dịch cho các hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại của thành phố, các hội nghị quốc tế lớn. Tập trung tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ giỏi các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung, Thái, Lào.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, trong khu vực và trên thế giới
Tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, các hiệp hội thành phố lớn trên thế giới. Phát huy vai trò là thành viên của các mạng lưới như: Hành lang Kinh tế Đông - Tây, hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương quản lý dân cư, trung tâm thông tin đô thị châu Á tại Kobe, diễn đàn các thành phố thế giới...
Hàng năm thành phố tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài để xúc tiến quan hệ hợp tác theo hướng đưa nội dung kinh tế, tập trung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hợp tác khoa học kỹ thuật, giáo dục làm trọng tâm. Tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương để lãnh đạo thành phố tham gia các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm và làm việc tại các quốc gia có tiềm năng hợp tác. Vận động các đoàn nguyên thủ quốc gia, đoàn cấp cao và các tập đoàn kinh tế lớn đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Đà Nẵng. Tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong công tác quảng bá hình ảnh thành phố, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch cũng như việc tư vấn, thẩm tra năng lực của đối tác nước ngoài. Hàng năm, chủ động lập chương trình hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng với cơ quan đại diện Việt Nam tại một số quốc gia có tiềm năng hợp tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ, Úc, EU, ASEAN... và có đánh giá định kỳ về kết quả chương trình hành động này.
Nghiên cứu, đề xuất thành lập văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại những thị trường giàu tiềm năng, trước hết ở Mỹ, Hàn Quốc, xúc tiến, thúc đẩy hợp tác theo mô hình của văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Tokyo.
4.2.2.7. Ứng phó và khắc phục hậu quả các sự cố môi trường
Trong thời kỳ quy hoạch để đạt mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp, đô thị, thành phố ngày càng được mở rộng raNhưng bên cạnh đó sẽ có tác động không nhỏ đến môi trường do: phát triển sản xuất công nghiệp, phát triển du lịch, quá trình đô thị hóa dẫn tới làm mất đất rừng, ô nhiễm về nước thải, ô nhiễm không khí, rác thải sinh hoạtvì vậy theo tác giả cần có những giải pháp cụ thể sau:
Đối với các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp: Có kế hoạch và kiên quyết di dời các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc ở các doanh nghiệp trước khi thải vào môi trường không khí; ứng dụng CN tiên tiến đối với hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trước khi xả vào hệ thống sông ngòi.
Quản lý công nghiệp theo xu hướng hiện đại trên cơ sở tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp thành phố, đưa vào áp dụng phổ biến các giải pháp kỹ thuật trong quản lý công nghiệp trong 5 năm tới thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, đổi mới CNtừng bước xây dựng các khu công nghiệp sinh thái đến năm 2020. Sắp xếp các loại hình công nghiệp phù hợp trong các khu công nghiệp và đầu tư thêm các dự án xử lý hoặc tái chế chất thải tại chỗ, từng bước xây dựng khu công nghiệp thân thiện môi trường. Thực hiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở công nghiệp vi phạm vần để xả thải ra môi trường.
Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải từ nguồn thải và ở các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp khắc phục ngay hoặc áp dụng biện pháp đình chỉ, di dời các cơ sở sản xuất ra xa khu vực dân cư để đảm bảo an toàn môi trường sống.
Đối với khu đô thị và nông thôn: Phát triển cây xanh nhằm đáp ứng các mục tiêu môi trường của đề án xây dựng thành phố môi trường. Tăng cường việc sử dụng các phương tiện công cộng, phương tiện sử dụng nhiên liệu gas để giảm thiểu ô nhiễm và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Thực hiện các mô hình quản lý mới nhằm nâng cao năng lực quản lý rác thải cho thành phố theo hướng hiện đại. Tăng mạng lưới thu gom đến những vùng nông thôn, chuyển đổi lịch thu gom vào ban đêm và thu gom trực tiếp, xóa các trạm trung chuyển gây ô nhiễm, giảm dần thùng rác trên địa bàn, tăng tỷ lệ rác tái sử dụng, tái chế, kiểm soát chặt chẽ việc đổ thải, phế thải.
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân,tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường: Các địa phương đoàn thể, cơ quan, đơn vị tiếp tục thường xuyên hơn trong công tuyên truyền, ra quân vệ sinh môi trường để cộng đồng có chuyển biến mạnh mẽ trong hành động. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền xây dựng hành vi thân thiện môi trường, từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng góp phần giảm thiểu rác thải.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là con đường cần thiết để rút ngắn quá trình chuyển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng sớm trở thành một xã hội hiện đại. Để thực hiện con đường này, cần phải tìm ra được phương thức gắn kết ba quá trình trên trong một cơ cấu và cơ chế thích hợp. Xuất phát từ điều kiện khoa học, CN và kinh tế trên thế giới, trong nước hiện nay, con đường gắn kết CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đòi hỏi phải kết hợp phát triển CN truyền thống với CN hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển khoa học và CN, phổ cập CN thông tin, kết hợp CN ngoại sinh và nội sinh.
Do CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một quá trình kinh tế-xã hội, nên việc thực hiện phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Đó là các nguồn lực, tiềm năng của đất nước, của địa phương về tài nguyên, vốn, nhân lực và khoa học, CN; độ mở của nền kinh tế với bên ngoài và hiệu lực quản lý của chính quyền nhà nước các cấp, sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp. Việc sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực, tiềm năng này là điều kiện bảo đảm thành công của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của mỗi tỉnh, thành phố.
Để có thêm căn cứ trong lựa chọn giải pháp phát triển trong giai đoạn CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của thành phố Đà Nẵng, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh về quá trình này, rút ra 5 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng.
Dựa vào những phân tích lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn, tác giả luận án đã khảo sát thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. Thực tế cho thấy những kết quả đạt được về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được như mong muốn. Thành phố đang vấp phải tình trạng phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên, tăng lượng vốn và lao động kỹ năng thấp. Để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, thành phố Đà Nẵng còn nhiều việc cần phải làm. Phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu, coi trọng tri thức, khoa học và CN; phải phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền nhà nước các cấp.
Để thực thi có hiệu quả các yêu cầu trên trong thời gian tới, vấn đề là phải đưa ra được các dự báo chính xác về bối cảnh, triển vọng, xác định đúng phương hướng và đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ. Phương hướng thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là tiếp tục tìm ra hướng để gắn kết các quá trình phát triển, phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp phát triển bền vững vào trước năm 2020. Giải pháp để thực hiện phương hướng này là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về tầm quan trọng và con đường CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức; tăng cường công tác dự báo, nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền thành phố; khai thác, sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực nhất là nguồn lực trong thành phố, trong nước về nhân lực, khoa học, CN, vốn; coi trọng cơ chế thị trường trong phân bổ nguồn lực và thu hút nguồn lực từ bên ngoài
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phan Quang Trung - Vương Phương Hoa (2012), "Ngoại giao kinh tế với phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3 (112).
2. Vương Phương Hoa (2012), ''Kinh nghiệm phát triển kinh tế dựa vào tri thức của Singapore và bài học đối với thành phố Đà Nẵng'', Tạp chí Giáo dục lý luận, số 189.
3. Vương Phương Hoa - Phan Quang Trung (2013), ''Đà Nẵng với lựa chọn định hướng xây dựng mô hình thành phố công nghiệp'', Tạp chí Giáo dục lý luận, số 197.
4. Vương Phương Hoa (2013), ''Huy động vốn đầu tư cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng'', Tạp chí Khoa học và phát triển, số 176.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Huyền Anh (2010), "Đà Nẵng hội tụ dự án CN cao", Báo Đầu tư, tr.16.
Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Việt Quốc (2011), "Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (18), tr.20.
Võ Thị Thúy Anh, Nguyễn Quốc Khánh (2010), "Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (1 + 2), tr.13.
Võ Thị Thúy Anh (2010), "Định hướng phát triển dịch vụ tư vấn tài chính tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (5 + 6), tr.9.
Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ Kế hoạch đầu tư - Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011.
Chu Văn Cấp (2006), "Tìm hiểu vấn đề "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức" trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng", Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận tháng 8.
Triệu Khải Chính, Thiệu Dục Đồng (2010), Kỳ tích Phố Đông, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa - Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2011), "Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững", Tạp chí Cộng sản, (827), tr. 49
Lê Kim Chung (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông Nguyên Chương, Trần Như Quỳnh (2010), "Dự báo phát triển khu vực dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và một số gợi ý chính sách", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (7+8), tr.47.
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2007), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, Nxb Thống kê.
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010), Đà Nẵng 15 năm đổi mới và phát triển 1996 - 2010.
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011, Nxb Thống kê.
Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2013), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012, Nxb Thống kê.
Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Đình Cự (2007), Khoa học CN thông tin và điện tử triển vọng phát triển và ứng dụng trong hai thập niên tới, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Lương Minh Cừ, Đào Duy Hân và Phạm Đức Hải (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Dân (2008), Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phạm Văn Dần (2000), Lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Phan Xuân Dũng (2008), CN tiên tiến và CN cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Dụ, Hồng Hà và Trần Xuân Giá (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tô Ánh Dương (2012), "Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 và những thách thức chính sách", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (6), tr.3.
Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Thành Công (2013), Phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX, Đà Nẵng.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Bích Đạt (2007), "Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và CN nhằm nâng cao hiệu quả của kinh tế", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (1), tr.15.
Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Hữu Đốc (2003), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp phát triển, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Hà Văn Hội (2011), "Một số kinh nghiệm từ chính sách phát triển dịch vụ logistic của Singapore", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (11), tr.53.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Tập bài giảng, Phần lý luận chính trị khối thứ nhất Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của Đảng ta, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Kỷ yếu kỳ họp thứ 16,17 và kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VII (2004 - 2011).
Nguyễn Đắc Hưng (2005), Tri thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đặng Hữu (2003), Phát triển kinh tế tri thức – rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta , đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.02.03
Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan (1994), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Võ Duy Khương - Hồ Kỳ Minh - Nguyễn Việt Quốc (2010), "Thành tựu phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2009", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (3+4), tr.6.
Võ Duy Khương (2010), "Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (9+10), tr.2.
Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Nguyễn Thị Như Liêm - Trần Như Quỳnh (2010), "Một số vấn đề thực trạng phát triển dịch vụ của thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (1 + 2), tr.6.
Bùi Khắc Linh (2011), "Một số phân tích định lượng vai trò ngành CN sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (10), tr.66.
Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Thị Luyến (2005), Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Hồng Lưu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 46, Phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Kỳ Minh, Trần Như Quỳnh (2010), "Định hướng phát triển khu vực dịch vụ của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (5 + 6), tr.2.
Hồ Kỳ Minh, Trương Sỹ Quý, Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Việt Quốc (2011), "Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (16 + 17), tr.12.
Trần Văn Minh (2011), "Định hướng và giải pháp phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng đến năm 2020", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (15), tr.2.
Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Nam (2011), "Để phát huy hiệu quả tiềm năng của đội ngũ tri thức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (15), tr.8.
Kazushi Ohkawa - Hirohisa Kohama (2004), Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Đình Phan (2006), "Chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (114), tr.3.
Đinh Thế Phong (2011), "CN con đường duy nhất để công nghiệp hóa", Tạp chí Quản lý kinh tế, (11 + 12), tr.74.
Bùi Văn Phú (2011), "Phát triển kinh tế bền vững thông qua phát triển các sản phẩm thân thiện", Tạp chí Quản lý kinh tế, (7 + 8), tr.41.
Lê Văn Phục (2011), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (15), tr.14.
Vũ Văn Phúc (2012), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển nhanh, bền vững ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (406), tr.3.
Đỗ Nguyên Phương (2004), "Bước phát triển mới của khoa học và CN nước ta", Tạp chí Cộng sản, (6), tr.8.
Huỳnh Phước (2008), "Đà Nẵng với phát triển CN cao", Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, (18 + 19), tr.47.
Huỳnh Phước (2010), "Kết quả bước đầu thực hiện chiến lược phát triển khoa học và CN thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, định hướng đến năm 2015", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (11 + 12), tr.38.
Huỳnh Phước (2011), "Phát triển khoa học và CN gắn liền và phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (16 + 17), tr.8.
Phạm Thái Quốc - Hoàng Văn Hiển (2008), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961 - 1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Hồ Tấn Sáng (2010), "Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2009 phân tích từ góc độ chính trị phát triển", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (11 + 12), tr.2.
Sở Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015.
Trương Văn Tân (2010), Khoa học và CN nano, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tri (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội
Đỗ Thị Thạch (2008), "Tri thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.53.
Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ngô Đăng Thành, Trần Quang Tuyến và Mai Thị Thanh Xuân (2010), Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy và Nguyễn Đức Dương (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Thiên (2002), Công nghiệp hóa ở Việt Nam - phác thảo và lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn Xuân Trung (2012), "Kinh tế xanh trong đối mới mô hình tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (3), tr.33.
Thủ tướng chính phủ (8/10/2010), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Thủ tướng chính phủ (23/4/2007), Quyết định phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Hoàng Thủy (2009), "Khu công nghiệp - CN cao Đà Nẵng", Đầu tư, tr.13.
Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Lưu Ngọc Trịnh (2002), Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thê giới hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và CN quốc gia (2000), Kỷ yếu hội thảo kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.
Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Ngọc Tuấn (2011), "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam", Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (2), tr.15.
Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hạ Vy và Nguyễn Lê Bảo Ngọc (2010), "Chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (1 + 2), tr.26.
Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Hạ Vy (2010), "Một số giải pháp thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực công của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới", Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (9 +10), tr.26.
Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng - Sở Văn hóa, thể thao, du lịch (2013), Báo cáo kết quả hoạt động ngành văn hóa, thể thao, du lịch năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2/3/2012), Quyết định Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới CN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (5/4/2012), Quyết định Phê duyệt đề án " Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020".
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (21/8/2008), Quyết định Ban hành đề án " Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường".
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 58 - CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và phát triển CN thông tin phục vụ CNH, HĐH đất nước.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển văn hóa, du lịch Đà Nẵng đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định Quy hoạch tổng thể phát triển ngành khoa học và CN thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 thành phố Đà Nẵng.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học CN gắn với xây dựng đội ngũ tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2001), Kinh tế tri thức vấn đề và giải pháp kinh nghiệm các nước phát triển và đang phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Hồ Đức Việt - Đỗ Trung Tá (2006), CN thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Bưu điện, Hà Nội.
Ngô Doãn Vịnh (2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cao Quang Xứng (2008), Tác động của kinh tế tri thức đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Website: Báo Đà Nẵng điện tử
Website: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng
Website: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng
Website: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng
Website: http:// www.dost.danang.gov.vn: Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng
Website:
Website: http:// www.ictdanang.vn: Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng
Website: http:// www.ipc.danang.gov.vn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng
Website: Ban quản l các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng
Website: http:// www. khucongnghiep.com.vn
Website:
Website: http:// www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle
Website: Khu CN cao thành phố Hồ Chí Minh
Website: ngày 22/2/2013.
Lê Thành Ý (2012), "Khoa học và CN: Thực trạng và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, (11), tr.26.
Tài liệu tiếng nước ngoài
Chia Siow Yue (2000), "Singapore: toward a knowledge - based economy", cập nhật ngày 27 -1 -2000.
Dale Neef (1997), The Knowledge economy, Publisher Butterworth-Heinemann
Dong Fureng (1992), Industrialization and China's rural modernization, Publisher Palgrave Macmillan
Henri Ghesquere (2008), Bài học thành công của Singapore, Publisher Cengage Learning
K.S.Jomo (2001), Southeast Asia's Industrialization, Publisher Palgrave Macmillan
Loet Leydesdorff (2006), The knowledge - based economy: modeled, measured, simulated, Publisher Universal
Medhi Krongkaew (1995), Thailand's Industrialization and its consequences, Publisher Macmillan / St. Martin Press.
Unictad (2005), World Investerment Report.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng[124]
PHỤ LỤC 2: TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY
Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng [124]
PHỤ LỤC 3: QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHỆ CAO
ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng[125]
PHỤ LỤC 4: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2012
Năm
GDP (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
2001
3804,94
12,23
2002
4282,94
12,56
2003
4823,42
12,62
2004
5460,21
13,2
2005
6214,1
13,81
2006
6776,1
9,04
2007
7545,4
11,35
2008
8313,7
10,18
2009
9199,7
10,65
2010
10.400
11
2011
13.148,8
10,85
2012
13.957
11,2
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006,2012 [13,16]
PHỤ LỤC 5: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
THỜI KỲ 2001 -2012
(theo giá hiện hành) Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2005
2010
2011
2012
Vốn đầu tư PT
2527,55
7.328,6
22.380,258
31.067,942
26.434,635
Vốn xây dựng cơ bản
1.876,59
5.152,3
12.679,765
20.369,028
17.271,174
1. Phân theo nguồn vốn
Vốn trong nước
2.243,014
6.800,8
20.447,974
27.148,528
23.492,267
Vốn ngoài nước
284,536
527,8
1.932,284
3.919,414
2.942,368
2. Phân theo ngành k.tế
Nông nghiệp
64,516
61,6
143,48
159,554
135,621
Công nghiệp - xây dựng
874,02
2.472,8
11.452,887
10.083,811
8.585,123
Dịch vụ
1.589,014
4.794,2
10.783,891
20.824,577
17.713,891
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2006, 2012 [13,16]
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI ĐÀ NẴNG (2011- 2012)
Năm
2001
2005
2009
2010
2011
2012
Doanh thu (triệu USD)
88,9
145
272
416
561
609,52
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
58,4
95,7
196,2
338,57
405,33
463,45
Nộp ngân sách (triệu USD)
10,4
14,5
26,35
40,16
43,51
42,01
Giải quyết việc làm (người)
13.533
22.800
34.200
35.200
37.367
40.000
Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua các năm, Niên giám thông kê 2006, 2012 [13,16]
PHỤ LỤC 7: TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
STT
Khu công nghiệp
Số doanh nghiệp đang hoạt động
Doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.
Đà Nẵng
42
30
12
2.
Hòa Khánh
183
133
50
3.
Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng
36
34
2
4.
Hòa Khánh mở rộng
23
13
10
5.
Liên Chiểu
30
26
4
6.
Hòa Cầm
56
50
6
7
KCN Thông tin
1
1
8
Khu CN cao
2
2
Tổng số
373
276
87
Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Đà Nẵng, IPC Đà Nẵng [125]
PHỤ LỤC 8: PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
Các phân ngành công nghiệp
2010
2015
2020
Tăng trưởng bình quân (%/năm)
GTSXCN
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
GTSXCN
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
GTSXCN
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
2011-2015
2016-2020
Tổng
14.500
100
27.000
100
48.000
100
13,24
12,2
CN Điện tử CNTT
950
6,55
3.500
12,96
11.600
24,17
29,80
27,08
CN chế biến NLTS
3.020
20,83
4.950
18,33
7.600
15,83
10,39
8,95
CN cơ khí
2.450
16,90
4.000
14,81
7.000
14,58
10,30
11,84
CN Hóa chất
1.600
11,03
4.050
15,00
7.750
16,15
20,41
13,86
CN Dệt may-Da giày
2.450
16,90
4.500
16,67
6.000
12,50
12,93
5,92
CN sản xuất VLXD
2.000
13,79
2.900
10,74
4.000
8,33
7,71
6,64
CN khai thác
180
1,24
250
0,93
300
0,63
6,79
3,71
CN khác (in, tái chế, CB khác
900
6,21
1700
6,30
2500
5,21
13,56
8,02
CN SX&PP điện, nước
950
6,55
1150
4,26
1250
2,60
3,90
1,68
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng
năm 2020 [104]
PHỤ LỤC 9: DỰ BÁO SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐÀO TẠO
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Năm
Tổng cầu lao động (người)
Lao động qua đào tạo
Số lượng
Tỷ lệ (%)
2010
425.173
157.314
0,37
2011
454.695
184.606
0,41
2012
486.268
214.930
0,44
2013
520.033
248.576
0,48
2014
556.143
285.858
0,51
2015
594.760
327.118
0,55
2016
646.884
375.193
0,58
2017
703.577
429.182
0,61
2018
765.238
489.752
0,64
2019
832.303
557.643
0,67
2020
905.246
633.672
0,70
Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020 [106]
PHỤ LỤC 10: DỰ BÁO SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO
PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
Năm
Cầu lao động qua đào tạo (người)
CĐ-ĐH
TCCN
CNKT
Số lao động
Tỷ lệ
Số lao động
Tỷ lệ
Số lao động
Tỷ lệ
2010
148.811
85.035
54,05%
29.762
18,92%
42.517
27,03%
2011
177.331
89.370
48,41%
34.840
18,87%
54.903
29,74%
2012
209.095
93.927
43,70%
40.784
18,98%
70.896
32,99%
2013
244.416
98.716
39,71%
47.743
19,21%
91.549
36,83%
2014
283.633
103.749
36,29%
55.888
19,55%
118.218
41,36%
2015
327.118
109.039
33,33%
65.424
20,00%
152.655
46,67%
2016
375.193
121.379
32,35%
77.141
20,56%
174.530
46,52%
2017
429.182
135.115
31,48%
90.956
21,19%
199.540
46,49%
2018
489.752
150.406
30,71%
107.246
21,90%
228.133
46,58%
2019
557.643
167.427
30,02%
126.453
22,68%
260.824
46,77%
2020
633.672
186.374
29,41%
149.099
23,53%
298.199
47,06%
Năm
Tổng cầu lao động (người)
CĐ-ĐH
TCCN
CNKT
Số lao động
Tỷ lệ
Số lao động
Tỷ lệ
Số lao động
Tỷ lệ
2010
425.173
85.035
20,00%
29.762
7,00%
42.517
10,00%
2011
454.695
89.370
19,65%
34.840
7,66%
54.903
12,07%
2012
486.268
93.927
19,32%
40.784
8,39%
70.896
14,58%
2013
520.033
98.716
18,98%
47.743
9,18%
91.549
17,60%
2014
556.143
103.749
18,66%
55.888
10,05%
118.218
21,26%
2015
594.760
109.039
18,33%
65.424
11,00%
152.655
25,67%
2016
646.884
121.379
18,76%
77.141
11,92%
174.530
26,98%
2017
703.577
135.115
19,20%
90.956
12,93%
199.540
28,36%
2018
765.238
150.406
19,65%
107.246
14,01%
228.133
29,81%
2019
832.303
167.427
20,12%
126.453
15,19%
260.824
31,34%
2020
905.246
186.374
20,59%
149.099
16,47%
298.199
32,94%
Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020[106]
PHỤ LỤC 11: DỰ BÁO DOANH THU VÀ VỐN ĐẦU TƯ LĨNH VỰC
DU LỊCH ĐẾN 2020
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2015
2020
Doanh thu
Tỷ đồng
1015
2560
4000
Vốn đầu tư
Tỷ đồng
1170
2280
3670
Nguồn: Quy hoạch phát triển văn hóa thể thao - du lịch thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020[108]
PHỤ LỤC 12: DỰ BÁO LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2010
CHỈ TIÊU
ĐVT
2010
2015
2020
Tổng lượt khách
103 người
1450
3200
5000
Khách quốc tế
103 người
350
700
1120
Khách trong nước
103 người
1100
2500
3880
Nguồn: Quy hoạch phát triển văn hóa thể thao - du lịch thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020[108]
PHỤ LỤC 13: DỰ BÁO CƠ CẤU GDP NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
(giá thực tế)
Chỉ tiêu
Giá trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
2010
2015
2020
2010
2015
2020
Tổng số
1.053,0
1.658,5
2.563,3
100,0
100,0
100,0
1. Nông nghiệp
285,4
447,8
666,5
27,1
27,0
26,0
2. Thuỷ sản
716,0
1.121,2
1.768,7
68,0
67,6
69,0
3. Lâm nghiệp
51,6
89,6
128,2
4,9
5,4
5,0
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020[107]
PHỤ LỤC 14: DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
TT
Chỉ tiêu
Tổng cộng
(tỷ đồng)
2008 -2010
2011 -2015
2016 -2020
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
I
Chia theo lĩnh vực
5.280
920
100,0
2.510
100,0
1.850
100,0
1
Nông nghiệp
900
180
19,6
450
17,9
270
14,6
2
Thuỷ sản
1.030
350
38,0
380
15
300
16,2
3
Lâm nghiệp
350
90
9,7
180
7,2
80
4,3
4
Thuỷ lợi
3.000
300
32,7
1.500
59,7
1.200
64,8
II
Chia theo nguồn vốn
5.280
920
100,0
2.510
100,0
1.850
100,0
1
Vốn ngân sách
3.180
330
35,8
1.640
65,3
1.210
65,4
2
Vốn tín dụng
800
210
22,8
310
12,3
280
15,1
3
Vốn nhân dân và vốn khác
1.300
380
41,3
560
22,3
360
19,4
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 [107]
PHỤ LỤC 15: PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
I. Chỉ tiêu tăng trưởng
1. Giá trị gia tăng (Giá SS)
tỷ đồng
1.053
1.659
2.563
2. Giá trị gia tăng (Giá CĐ)
tỷ đồng
433
560
695
3. Giá trị sản xuất (Giá CĐ)
tỷ đồng
760
1.185
1.920
4. Cơ cấu kinh tế
%
- Nông nghiệp
%
27,1
27,0
26,0
- Thuỷ sản
%
68,0
67,6
69,0
- Lâm nghiệp
%
4,9
5,4
5,0
II. Chỉ tiêu sản xuất
1. Thuỷ sản
Tấn
- Sản lượng khai thác
Tấn
45.000
56.000
65.000
- Sản lượng nuôi trồng
Tấn
1.370
1.685
2.250
2. Nông nghiệp
- Sản lượng lương thực
Tấn
50.000
50.400
54.000
+ Lúa
Tấn
45.000
44.600
48.000
+ Ngô
Tấn
5.000
5.800
6.000
- Sản lượng rau các loại
Tấn
35.000
40.000
50.000
- Sản lượng thịt hơi
Tấn
18.000
24.000
30.000
3. Lâm nghiệp
- Trồng rừng
Ha
800
1.000
1.200
- Khoanh nuôi tái sinh
Ha
730
800
1.000
- Quản lý bảo vệ rừng
Ha
15.000
20.000
20.000
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 [107]