Luận án Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)

Việc lựa chọn ra những tác giả và tác phẩm được xem là tiêu biểu để tiến hành nghiên cứu không đồng nghĩa với việc tùy bút ở đô thị miền Nam chỉ có chừng ấy tác giả, tác phẩm. Trên thực tế, vẫn còn một vài ẩn số mà chúng tôi chưa thể tiếp cận vì nhiều lý do. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ mới chú trọng đề cập, nghiên cứu những tác giả tác phẩm tiêu biểu, với tư cách những trường hợp có tính chất điển hình. Với những gì đã triển khai ở luận án, mong muốn của chúng tôi là việc tìm hiểu, nghiên cứu này có thể giúp đưa ra được những nhận định, đánh giá khoa học về tùy bút văn học ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), từ đó có cái nhìn đa chiều hơn về một vùng văn hóa, văn học mà lâu nay vẫn đang còn nhiều khoảng trống. Mặt khác, đây cũng cách là để tìm ra những quy luật vận động của văn học, rút ra những bài học, đúc kết những kinh nghiệm. Tất nhiên, “Tác phẩm văn học vẫn là cái không thể nắm bắt, nó luôn là cái gì khác, qua sự đọc sai, đọc nhầm” [10], vì thế công trình chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế. và vì vậy, chúng tôi hi vọng qua đề tài này, có nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu khác sẽ được đặt ra.

pdf156 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị miền Nam. Trong số các tác giả tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975) mà chúng tôi đã khảo sát, có lẽ người sử dụng kiểu giọng điệu kể chuyện, tâm tình hóm hỉnh nhiều và hiệu quả hơn cả chính là nhà văn Vũ Bằng. Cái cách mà tác giả này kể chuyện trong tác phẩm của mình bằng các tình tiết, sự kiện từ đầu đến cuối tác phẩm làm cho người nghe không thể dứt ra được; như thể đang bị thôi miên. Nếu kể về món ăn, Vũ Bằng đã đáp ứng được trí tò mò của độc giả. Đó là các món “thời trân” xứ Bắc như: Phở bò, phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân cầu, cốm vòng rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh, cháo lòng, hẩu lốn, gạo mới, chim ngói rồi thì nhãn, nhót, mận, rượu nếp và lá móng hay “nhể bọng con rận rồng” (con cà cuống); hoặc là các “món lạ” của phương Nam: canh rùa, chuột thịt, khô, đuông, cháo cóc, dơi huyết, bò kiến, tóp mỡ ngào đường Còn nếu là tiết trời Bắc Việt thì độc giả cũng có thể biết thêm về trăng non rét ngọt, rét Nàng Bân, gió bấc mưa phùn, hoa đào ngày xuân, tắm suối Mường và biết thêm cả những phong tục tập quán, các ngày lễ tết xứ Bắc: tháng giêng có tết Nguyên Đán, mùng ba tháng ba có tết Hàn thực, tết Sâu bọ vào tháng năm, lễ Vu Lan tháng bảy, tết Trung thu tháng tám, Trùng cửu tháng chín, sang tháng mười ăn tết Cơm mới, cuối tháng chạp tết Ông táo Chính nhờ chất giọng kể chuyện tâm tình trong tùy bút mà khi đọc tác phẩm Vũ Bằng, người ta luôn có cảm giác như đang được “nghe trộm” những lời tâm tình thủ thỉ của lứa đôi, của vợ chồng: Anh ơi, mở cửa sổ ra cho ánh trăng chiếu thật nhiều vào giường của đôi lứa chúng mình và anh để tay thế này, anh nhé, vì em thích nghe tiếng đồng hồ đeo tay của anh kêu tí tách bên tai như những trái tim bé nhỏ (...) Em ơi, cứ niệm nam mô như thế, ở bên em quả thực anh không thấy mệt (...) Em ơi, em ơi, nhắc lại như thế thì nhớ quá. Nhớ cũng đúng vào cữ tháng Ba như thế này, vạn năm đã xa xôi, chúng ta 125 cùng nhịn đói đi xem tung còn mà bụng thấy no, phải không Quỳ? [135, tr. 678, 636, 645]. Lối kể chuyện trong văn của Vũ Bằng làm cho độc giả quên đi cái cảm giác đang đọc một tập sách mà thay vào đó là cảm giác như đang đối diện với chính tác giả, đang được ông “ôm vai bá cổ” mà rủ rê, mời mọc, được nghe tác giả đang mở và giãi bày cõi lòng ra khắp nơi. Ở tùy bút Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, giọng kể chuyện được thể hiện qua sự điềm đạm trong quan sát và nhận định vấn đề: “Sài Gòn thay đổi như chong chóng. Trong cái sự quay cuồng ấy, lòng con người cũng ngược xuôi túi bụi vì họ thấy không cần thủy chung như ở nhà quê nữa. Ở đây thuyền dời, mà bến cũng dời tuốt”; là lối kể chuyện rất thực và không một chút màu mè: “thành phố của ta xây cất trên một bãi tha ma minh mông.” (Hui Nhị tỳ II). Nhà văn Bình Nguyên Lộc, giọng điệu tâm tình, nhẩn nha cũng tạo nét riêng. Văn của ông “đã tránh được lối kể chuyện hoặc nôm na hoặc cà kê, dài dòng văn tự. Cả thuật sự và trữ tình, cả nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn đều dễ hiểu, dễ cảm. Đó không phải thứ câu chữ ngô nghê được làm ra từ một tay nghề non nớt, chưa sạch nước cản trong văn chương; mà trái lại, chính là những nét chấm phá tài tình từ công phu của bậc cao thủ, đủ sức sáng tạo nên một bức ký họa thật giản ước mà bao quát toàn cảnh hiện thực đời sống nhố nhăng, bừa bộn buổi giao thời.” [65, tr.77]. Cái duyên của tùy bút, bên cạnh lối kể chuyện, tâm tình còn là lối nhìn nhận, phân tích các sự vật, hiện tượng một cách hài hước, hóm hỉnh. Đối với Sơn Nam, chất hóm hỉnh trong tùy bút của ông bộc lộ qua cách nhìn thế thái nhân tình với một nụ cười đầy ẩn ý. Chẳng hạn khi bàn về thói chơi kiểng và chơi non bộ của người Nam Bộ nói riêng người Việt nói chung, ông viết: “Chơi kiểng là một cái thói, vậy thôi. Người tham lam, người hung ác vẫn chơi kiểng. Người hiền lành, yếu thế cũng chơi kiểng.” [168, tr.15]. Một cách diễn đạt bằng giọng hóm hỉnh, tươi vui nhưng vẫn không hời hợt: 126 Người quá bi quan, người sắp tự tử chẳng bao giờ chơi kiểng được. Thưởng thức kiểng, non bộ... chỉ dành riêng cho những người còn lạc quan tỉnh táo, tự tin, mạnh khỏe. Chúng ta thử tưởng tượng một người mê sảng đang hấp hối, họ không còn đủ nghị lực để ngắm nghía chậu kiểng (...) Ngày nay, đàn bà đã phế truất cây kiểng. Nàng là thiên nhiên, là tất cả. Cây kiểng trở thành trang trí lẩm cẩm. [188, tr.25,79]. Giọng hóm hỉnh trong tùy bút Bình Nguyên Lộc lại theo một lối rất riêng. Truy tìm dĩ vãng của một thành phố mới, còn ít tuổi và chưa kịp có dĩ vãng như Sài Gòn, tác giả mang đến một không khí tươi mới, ngay cả ở chỗ hoang liêu: Mồ mả ở Sài Gòn thân mật quá chừng. Người ta sinh hoạt giữa mồ mả như quen biết với ma dữ lắm. () Ngộ nghĩnh nhất là tấm bảng hiệu “hớt tóc” cắm trên đó, cạnh chiếc võng. Khách hớt tóc cứ ra vào cái tiệm lộ thiên ấy mà không chút sợ sệt e dè. (Hui Nhị tỳ II) Tùy bút Võ Phiến, theo như nhiều người đánh giá, nó vừa có “Cái mỉa mai thâm thúy” (Thụy Khuê) vừa có sự “sâu sắc và lời dí dỏm” (Nguyễn Hiến Lê) và “vừa có óc phân tích giỏi vừa có năng lực khái quát cao.”(Nguyễn Hưng Quốc). Chẳng hạn, trong một bài tùy bút mang tên Chửi, Võ Phiến đã dí dỏm gọi đó là “một cuộc chiến tranh trong đó đạn mã tử được bắn thả cửa, nhưng bắn nhịp nhàng và theo điệu nhạc quân hành. Bắn không để giết người mà để xoa dịu cân não mình. Chửi hay. Cái hay ở đó chăng?” [177, tr.108]. Giọng kể chuyện, tâm tình, hóm hỉnh trong tùy bút Võ Phiến được tập trung vào những điều bình thường, nguyên sơ, dân dã và cả những điều mà nhiều người cho là nhỏ nhặt, dễ bị lãng quên (cái rổ cái rá, cái ấm đun trà). Nhà văn này thích thú khi đi vào không khí của miền quê thôn xóm. Vậy nên, trong tùy bút của mình, Võ Phiến chủ yếu kể chuyện về các chi tiết thuộc về quê hương với lúa, cau, tằm và nhiều hơn cả là lĩnh vực ẩm thực qua những món ăn dân dã: bánh tráng, nước mắm, mắm mòi, nước chè, cà phê Trong chuyện ăn uống, giọng kể chuyện tâm tình, hóm hỉnh của Võ Phiến được dịp phát huy tác dụng. Từ chuyện thưởng thức quả ớt của người Huế, nhà văn này đưa khái quát thú vị: sở dĩ 127 người ta thích một thứ đồ ăn nào đó (ví như quả ớt) là vì khi đó người ta “tìm thấy ở nó những đặc điểm mà kẻ khác không để ý đến” [180, tr.9]. Ông bình luận: “Kẻ yêu ớt không chỉ yêu nó vì cái vị cay, mà còn vì mùi vị hăng nồng, vì cái tiếng kêu giòn phát ra dưới răng khi cắn nó, lại yêu vì trông nó sướng mắt, cầm nó sướng tay trong giây phút mân mê trước khi đưa lên mồm” [178, tr.9]. Lý giải về sự ra đời của mắm, một thức ăn đặc sắc của người Việt (miền Trung), Võ Phiến cũng có những so sánh rất thú vị. Theo ông thì bản thân thực phẩm này kết tinh trong đó nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Tác giả thể hiện những kiến thức, kinh nghiệm của mình về mắm bằng một giọng vừa thông minh vừa hài hước: Phần lớn các dân tộc khác trong thời cổ đại lấy săn bắt làm chính. Dân tộc ta lấy chài lưới làm chính. Dân tộc khác tìm chất đạm trong thịt thú, dân tộc ta tìm chất đạm trong cá mắm () một công trình lập ngôn có mùi vị dân tộc không thể chối cãi, tha hồ trường tại với non sông. [177, tr.289-290]. Khi bàn về chiếc áo dài của người Việt Nam, bàn về những người phù hợp để mặc áo dài, Võ Phiến đã có lối bày tỏ rất dí dỏm. Ông cho rằng người phụ nữa Âu Mỹ không nên mặc áo dài Việt Nam là vì: “Thân hình của họ, dáng đi của họ toa rập nhau giễu cợt chiếc áo dài của ta. Giữa đôi bên không có thỏa hiệp, chỉ có sự gán ghép miễn cưỡng trông thấy. Thân hình họ vạm vỡ quá, lực lưỡng quá. Tà áo thướt tha thích chọn một hình vóc mảnh mai hơn.” [177, tr.18]. Khiếu hài hước nhiều khi khiến ranh giới giữa sự từng trải, am tường và sự bỗ bã, suồng sã trong giọng văn tùy bút của Võ Phiến trở nên hết sức mong manh. Chẳng hạn “lý thuyết trang phục” của ông, cho rằng phụ nữ Cao nguyên, cũng như phụ nữ Âu Mỹ không nên mặc áo dài, thì xem ra câu chuyện đã có vẻ đi quá đà: “Đàn bà Thượng vui lòng mặc áo sơ mi, áo thun, mặc xu-chiêng, mặc đồ đầm nữa, nữ sinh Thượng cũng nhiều em mặc jupe lắm Nhưng đối với chiếc áo dài thì những bờ vai quá khỏe, thì dáng đi nhô mông và lụp thụp của người leo núi v.v, những cái ấy chưa thích hợp.” [177, tr.19]. 128 Nhìn chung, trong các bài tùy bút của Võ Phiến, những thứ như mắm, bọt trà, bánh tráng hoặc con người, các kiểu chửi của con người đều được nhà văn này vừa bàn, vừa luận, đôi chỗ tán rộng thêm ra một cách dí dỏm, châm biếm, mỉa mai và đôi khi “có chỗ mỉa mai cay độc” [211]. Giọng biện giải, chính luận Trong tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975) giọng chính luận, biện giải tuy không phải là phổ biến song cũng là một giọng điệu dễ gặp. Giọng điệu này được thể hiện nhiều ở tác phẩm của Nguyễn Ngọc Lan, Võ Phiến, Vũ Bằng... Nhà văn Nguyễn Ngọc Lan có lẽ là người sử dụng giọng điệu này nhiều hơn cả. Các tập tùy bút của nhà văn này đã phản ánh được cục diện lịch sử của dân tộc trong khoảng thời gian từ 1960 đến năm năm đầu của thập niên 1970. Nội dung chủ yếu của các tập tùy bút của Nguyễn Ngọc Lan chủ yếu là bàn về tôn giáo, bàn về các mối quan hệ giữa đạo và đời. Ông đã làm sáng tỏ quan niệm của bản thân cùng những kiến giải về cách hiểu, hướng đi cho tôn giáo, cho mọi người: Giáo lý chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích mà đã là phương tiện, tức luôn phải tùy thời, tùy nơi cũng như tùy đối tượng () Khi đạo là đường, và chúng ta thật sự đi đạo, quả quyết sự tự do tín ngưỡng trước mọi quyền hành chính trị vẫn chưa phải là việc gần gũi đời sống và thiết thực nhất. [156, tr.275]. Nguyễn Ngọc Lan cũng chỉ ra sự lựa chọn không thể khác hơn cho một dân tộc đang bị lệ thuộc: “Bất cứ một dân tộc nào còn chút tự trọng, tự tin và còn sự tha thiết đến tương lai của mình thì không có một lựa chọn nào khác: Chỉ có thể có công cuộc giải phóng và chỉ có thể có đường hướng tiến bộ thật sự cho đất nước mình là công cuộc giải phóng và đường hướng tiến bộ không lệ thuộc vào bàn tay nắm chặt đô la của cái gọi là Nữ Thần Tự Do đã chìm nghỉm kia” [158, tr.31]. Nhà văn cũng rất tỉnh táo nhận ra rằng: “vấn đề vẫn không phải là “hòa bình chủ bại”, con ngáo ộp của những bộ óc giàu tưởng tượng, hay “hòa bình trong sức mạnh và trong ưu thế”, chiếc bánh vẽ. Chỉ có một vấn đề là sẽ có HÕA BÌNH hay không CÓ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM CHO NGƯỜI VIỆT NAM” [157, tr.52] và 129 hòa bình từ phía Mỹ mang lại chỉ là “Bánh vẽ hay kẹo Mỹ” mà thôi và những thứ hòa bình đó “dĩ nhiên chỉ toàn đồ giả”. Từ trong thực tại bất ổn của hiện thực chiến tranh, Nguyễn Ngọc Lan vẫn nhìn thấy, chỉ ra những quy luật tất yếu. Trước thực tế các tầng lớp học sinh sinh viên đứng dậy đấu tranh đòi hòa bình cho dân tộc, ông cho rằng việc làm này của những người trẻ tuổi không phải là hành động phá rối trị an, mà thực chất “Họ chỉ nuốt không nỗi cái hỗn loạn mà “người lớn” đang cố đem sắt thép chống đỡ như thể là “trật tự”. Họ nổi lên chống lại cái trật tự hỗn loạn kia như từng lớp, từng lớp trẻ khác đã thay phiên nhau từ mười năm nay, như giới trẻ nước này, giới trẻ nước khác trên thế giới” [157, tr.89]. Cũng từ thực tại cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc, tác giả đã đưa ra một nhận định hết sức nhân bản, mang tầm triết lý cao: “CŨNG LÀ NGƯỜI VIỆT, KHÔNG CÓ KẺ THẮNG NGƯỜI BẠI, MÀ CHỈ CÓ TẤT CẢ ĐỀU THẮNG HAY TẤT CẢ ĐỀU BẠI” [157, tr.51] (tác giả Nguyễn Ngọc Lan nhấn mạnh thông điệp qua kiểu chữ in trong văn bản). Có một điểm khá đặc biệt trong giọng điệu tùy bút Nguyễn Ngọc Lan, đó là giọng điệu triết lý, chính luận mang tính luận đề. Ngay ở tên các bài tùy bút, giọng điệu triết lý, chính luận đã thể hiện rất rõ. Có thể thấy điều này khá rõ ở các tác phẩm theo từng chủ đề nhất định: Về chủ đề tôn giáo: Đức Yêsu là kẻ đã sinh ra ở ngoài đường, chết ở giữa đường; Trong mà ngoài, ngoài mà trong, hay là câu chuyện đứa con đi hoang; Tự do tín ngưỡng và vô tín ngưỡng Về chủ đề chống chiến tranh, chống Mỹ: Bánh vẽ hay kẹo Mỹ: “Hòa bình trong sức mạnh và trong ưu thế”; Thứ hòa bình đã có sẵn từ lâu giữa người Mỹ thực dân và người da đỏ, Không bồ câu, không diều hâu mà vẫn chưa là én; Con đỉa hai miệng hút; Còn Mỹ, còn tê tê tê, còn chiến tranh V.N.; Nữ thần Đô la; Chỉ còn con đường cách mạng; Rồi hòa bình sẽ vượt qua gian khổ mà đến; Cùng chung một niềm hi vọng; Cho cây rừng xanh lá; Về chủ đề sinh viên, giới trẻ: Thư gửi Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm; Bị can sinh viên, học sinh: Các anh có tội phá rối sự hỗn loạn; Xin được từ chối thiên đường 130 Nhìn chung, các vấn đề về chiến tranh, hòa bình, tôn giáo, sinh viên giới trẻ, thế giới thứ ba trong tùy bút Nguyễn Ngọc Lan được nhìn nhận qua con mắt triết học với lối triết lý, chính luận đã góp phần tạo cho thể loại này một không khí mới. Đồng thời, nó cũng góp phần làm tăng thêm sức sống cũng như sự phong phú cho dòng văn học yêu nước, tiến bộ ở miền Nam lúc bấy giờ. “Tùy bút triết học và triết học tùy bút của Nguyễn Ngọc Lan là một tiếng nói khác lạ trên văn đàn, khẳng định một phong cách độc đáo. Những tác phẩm của ông vừa giàu chất lý luận vừa đậm chất văn chương” [30, tr.123]. Đối với tùy bút của Vũ Bằng, giọng điệu triết lý chủ yếu được sử dụng khi tác giả lý giải cái cảm tình có phần cực đoan của một người xứ Bắc đang lưu lạc ở miền Nam. Cũng có thể hiểu đó là giọng điệu nhằm khẳng định, bênh vực cho quê hương đất nước và cũng là để phủ nhận những gì phi văn hoá: “Ai cũng có thể bị huyễn hoặc vì vàng son, ai cũng có thể say mê nhất thời những cái lông nheo giả uốn cong lên như đào chiếu bóng () Nhưng rồi có một lúc xế bóng người ta sẽ nhận ra rằng cái đẹp của quê hương là cái đẹp của cỏ biếc, xoan đào, hương thơm của ta là hương thơm của cau xanh, lúa vàng” [135, tr.618, tập 1]. Bàn về cái ăn, nét ở của miền Bắc với quan điểm ăn uống là cả một nền văn hóa, ông lập luận: “Ăn mà không có dư vị, chán lắm! Mà thưởng thức cái bánh Xuân Cầu này cũng không thể ăn nhanh. Việc đó cũng chẳng có gì lạ, bởi vì phàm thức gì ngon và đẹp ở đời, cũng phải thưởng thức từ từ, chầm chậm, vội vã thì phí quá.” [3, tr.255] Tùy bút Võ Phiến cũng có nhiều điểm trùng hợp với tùy bút Vũ Bằng về quan niệm trong cái ăn, sự uống thường ngày. Coi chuyện ẩm thực như một giá trị đặc biệt bền vững trong văn hóa cộng đồng, cách lập luận, biện giải của Võ Phiến đã tỏ ra khá thuyết phục. Ông giải thích vì sao một món ăn ở một địa phương lại rất ngon đối với người bản địa hoặc đối với người quen biết với món ăn địa phương đó nhưng lại chưa chắc đã hợp với người xứ khác, Võ Phiến đã đưa ra những biện giải tinh tế, sắc sảo: “Vị giác của chúng ta mang thành kiến địa phương rất nặng. Nó ngoan cố hẹp hòi () cái việc chấp nhận một món ăn mới 131 xưa nay vẫn là một sự khó khăn, chấp nhận một món hương liệu mới lại càng khó khăn hơn.” [177, tr.36,83]. Giọng điệu biện giải, chính luận trong tùy bút Võ Phiến còn thể hiện rõ nét trong những trang viết viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người. Quan sát đời sống cả ở thành thị và thông thôn, Võ Phiến đưa ra một kết luận: “từ thôn quê ra thành thị, con người càng dồn sát gần nhau lại càng lạnh lùng dửng dưng với nhau” [177, tr.39]; bàn về tục lệ cúng bái trong đời sống tâm linh, đã có lúc Võ Phiến không khỏi buồn vì cái tín ngưỡng ấy đã bị mang sắc màu hiện đại hóa: “mặc dù thần thánh không làm ăn, chỉ có con người mới phải vất vả làm ăn thôi, nhưng lề lối làm ăn của con người đã ảnh hưởng rõ rệt đến lối phụng thờ thần thánh” [177, tr.286]. Võ Phiến thường có lối khái quát gây bất ngờ, thú vị cho người đọc. Chẳng hạn những đoạn triết lý đặc sắc của ông về mối quan hệ giữa nhân vật văn chương và người thực ngoài đời, biện giải về sự dâng hiến trong tình yêu, bàn luận về thị hiếu cá nhân: - Một con người ngoài đời là một con người, một người trong truyện là một cách nhìn người [178, tr.21] - Một người đẹp chỉ mở lòng và mở người, chỉ trao lòng và trao thân cho kẻ thực bụng yêu mình. Có như thế mới thực sự là hiến dâng [178, tr.34] - Không phải vần điệu nào hễ thuận miệng ta thì thuận miệng người, món ăn nào hễ ngon miệng ta thì ngon miệng người. Cái ngon với không ngon, thuận với không thuận, lý do bắt nguồn từ chỗ sâu thẳm trong bản chất con người, trong bản chất mỗi giống người, bạn ơi [176, tr.58-59]. Có thể nhận thấy rằng cùng với giọng kể chuyện tâm tình, hóm hỉnh thì giọng triết lý, biện giải, chính luận là một sự bổ sung tạo nên tính đa dạng của giọng điệu tùy bút ở đô thị miền Nam. Sự đa thanh, đa sắc điệu này đã giúp cho độc giả cảm nhận được những cung bậc cảm xúc khác nhau mà tác giả đã thể hiện qua từng thiên tùy bút. Độc giả vừa có thể đồng cảm, nhập vào được tấm chân tình của các nhà văn, vừa có thể hòa chung vào chất hóm hỉnh trong văn 132 chương của họ; cùng tác giả chiêm nghiệm về những điều đang xảy ra trong cuộc sống. Khi đó khoảng cách giữa nhà văn và độc giả được thu hẹp dần. Những gì tùy bút ở đô thị miền Nam thể hiện trong các tác phẩm không còn là của riêng các nhà văn mà đã trở thành tiếng nói chung cho những con người giàu xúc cảm, sống với những giá trị nhân văn cao cả. Tiểu kết: Có thể thấy rằng, bất cứ một thể loại nào cũng có những đặc trưng riêng. Chính những đặc trưng này sẽ phát huy lợi thế trong việc truyền tải tâm tư tình cảm, những ưu tư về thời cuộc của tác giả cho người đọc. Nếu giá trị tư tưởng, nhận thức của tùy bút là ở cảm hứng chủ đạo, vốn nảy sinh từ những sự việc, từ những vấn đề thuộc về cá nhân cũng như cộng đồng được đặt ra một cách trực tiếp, thì sức lôi cuốn của nó lại tùy thuộc rất nhiều vào hình thức, nghệ thuật thể hiện tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo của tùy bút ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 được biểu hiện tập trung ở các phương diện cảm hứng nhân sinh, văn hóa và lịch sử. Trên phương diện nghệ thuật, nét đặc sắc của tùy bút lại được thể hiện chủ yếu qua kết cấu, dung lượng, qua ngôn ngữ và giọng điệu. Chính các phương thức thể hiện này đã làm bật nổi nét đặc trưng về con người, văn hóa và lịch sử - điểm mấu chốt của nội dung tác phẩm. Nó góp phần chứng minh những giá trị của tùy bút ở đô thị miền Nam. 133 KẾT LUẬN Tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975) là một thể loại văn học được ra đời gắn với hoàn cảnh đất nước bị chia cắt ở vĩ tuyến 17 vào năm 1954 và kết thúc với sự kiện đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm 1975. Mặc dù chỉ tồn tại, phát triển trong quãng thời gian ngắn, ở một chế độ xã hội đặc biệt của miền Nam Việt Nam nhưng nó vẫn có những thành tựu, giá trị không thể phủ nhận; góp phần làm cho bộ mặt văn học ở đô thị miền Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung thêm phong phú và sinh động. Là một thể loại văn học đặc thù, có sự dung hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, tùy bút ở đô thị miền Nam đã được nhiều nhà văn chọn làm nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của bản thân, song những gương mặt có thể trụ lại và thật sự thành công thì không phải là nhiều. Trong số những người đã tìm đến với tùy bút ở đô thị miền Nam, chỉ một số tác giả như Vũ Bằng, Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Ngọc Lan, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền... là những người đã thật sự để lại dấu ấn qua những tác phẩm tùy bút điển hình, xuất sắc, chứa đựng nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật. Nhìn chung, tuy còn khiêm tốn về số lượng so với các thể loại khác nhưng các tác giả và tác phẩm tùy bút ở đô thị miền Nam đã mang lại cho thể loại này những giá trị thật sự, góp phần tạo dựng nên tính đa diện, đa thanh cho văn học Việt Nam hiện đại. Ngay từ khi hình thành, phát triển và cho đến khi kết thúc, tùy bút ở đô thị miền Nam đã có diện mạo riêng, khẳng định được vị trí trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Sự vận động của tùy bút ở đô thị miền Nam gắn liền với văn học cũng như bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 và nó được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn mười năm đầu (1954 – 1963) và giai đoạn mười năm cuối (1964 – 1975) với những thành tựu và đặc điểm riêng. Điểm khác biệt đó được hình thành dựa trên sự thay đổi tâm thức của những người cầm bút trước sự biến động của tình hình chính trị, xã hội. 134 Bất cứ một thể loại nào cũng có những đặc trưng riêng. Khi những đặc trưng này phát huy được lợi thế của nó trong việc truyền tải tâm tư tình cảm, những ưu tư về thời cuộc thì nó sẽ trở nên đắc dụng trong việc thể hiện những điều mà tác giả dày công gửi gắm. Giá trị cơ bản của tùy bút ở đô thị miền Nam được thể hiện qua hai phương diện chủ yếu: nội dung và nghệ thuật. Về nội dung tùy bút, đó là những vấn đề mấu chốt của thời đại, được biểu hiện qua cảm hứng về nhân sinh (với những ưu tư, hoài niệm, nỗi cô đơn của con người trước thời đại); những giá trị văn hóa dân tộc (với những đặc trưng văn hóa vùng miền, nghệ thuật ẩm thực, văn hóa nước ngoài); cảm hứng lịch sử (được nảy sinh từ những biến cố chính trị xã hội, khát vọng hòa bình thể hiện chủ yếu qua các vấn đề về chiến tranh và tôn giáo) Trên phương diện hình thức, sức lôi cuốn của tùy bút ở đô thị miền Nam được phát xuất từ những yếu tố cụ thể như ngôn ngữ, giọng điệu, hoặc qua những kiểu kết cấu đặc thù của thể loại. Cả hai phương diện nội dung và hình thức đều có những đặc điểm nổi bật so với tùy bút ở những hoàn cảnh khác trong lịch sử văn học dân tộc. Chính những đặc điểm đó đã làm nên sức sống, giá trị riêng của tùy bút ở đô thị miền Nam. Tùy bút ở đô thị miền Nam, do sinh thành và phát triển trong một bối cảnh lịch sử xã hội đặc biệt, là một thể loại mang tính chất đa tạp rất rõ. Tính đa tạp thể hiện ở sự phong phú của các xu hướng tư tưởng, các quan điểm triết học, các mục tiêu chính trị mà tác giả theo đuổi; đa tạp ở phong cách nghệ thuật, bút pháp thể hiện. Trên cơ sở này, không ít tác phẩm đã đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mỹ, cả về nội dung lẫn nghệ thuật; nhiều thiên tùy bút thấm đẫm giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả. Đó là những thành tựu quan trọng, đóng góp vào vốn liếng của văn học dân tộc nói chung. Tuy nhiên, tùy bút đô thị miền Nam chặng này cũng không hiếm tác phẩm mang những thiên kiến trong nhận thức, tư tưởng. Chính tư tưởng cực đoan, thiên kiến, thậm chí thù hận của người cầm bút đã biến sản phẩm văn chương trở thành tài liệu xuyên tạc sự thật, và đương nhiên nó chỉ mang ý nghĩa nhất thời; tác giả, vô tình hoặc hữu ý, bị lợi dụng, vô hình trung trở thành kẻ cơ hội, thậm chí là bồi bút cho chế độ. Thực tế cho thấy, khi thể chế 135 Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, số phận của nó cũng sẽ nhanh chóng kết thúc. Đấy là quy luật nghiệt ngã của văn chương và cuộc sống. Việc lựa chọn ra những tác giả và tác phẩm được xem là tiêu biểu để tiến hành nghiên cứu không đồng nghĩa với việc tùy bút ở đô thị miền Nam chỉ có chừng ấy tác giả, tác phẩm. Trên thực tế, vẫn còn một vài ẩn số mà chúng tôi chưa thể tiếp cận vì nhiều lý do. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ mới chú trọng đề cập, nghiên cứu những tác giả tác phẩm tiêu biểu, với tư cách những trường hợp có tính chất điển hình. Với những gì đã triển khai ở luận án, mong muốn của chúng tôi là việc tìm hiểu, nghiên cứu này có thể giúp đưa ra được những nhận định, đánh giá khoa học về tùy bút văn học ở đô thị miền Nam (1954 – 1975), từ đó có cái nhìn đa chiều hơn về một vùng văn hóa, văn học mà lâu nay vẫn đang còn nhiều khoảng trống. Mặt khác, đây cũng cách là để tìm ra những quy luật vận động của văn học, rút ra những bài học, đúc kết những kinh nghiệm. Tất nhiên, “Tác phẩm văn học vẫn là cái không thể nắm bắt, nó luôn là cái gì khác, qua sự đọc sai, đọc nhầm” [10], vì thế công trình chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế... và vì vậy, chúng tôi hi vọng qua đề tài này, có nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu khác sẽ được đặt ra. 136 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bùi Tiến Sỹ (2010), “Vài nét văn hóa Hà Nội xưa qua một số tác phẩm văn học của nhà văn – chiến sĩ tình báo Vũ Bằng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5(102)2010. 2. Bùi Tiến Sỹ (2013), “Nét mới của tùy bút văn học miền Nam (1954 – 1975) nhìn từ lý thuyết tiếp nhận”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ lần thứ VIII, tập 2, Đại học Khoa học – Đại học Huế. 3. Bùi Tiến Sỹ (2014), “Yếu tố phân tâm học trong một số tác phẩm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)”, Phân tâm học với văn học (Hồ Thế Hà & Nguyễn Thành chủ biên), NXB Đại học Huế, 2014. 4. Bùi Tiến Sỹ (2016), “Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Huế. 5. Bùi Tiến Sỹ (2016), “Dấu ấn văn hóa Việt Nam trong một số tác phẩm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ. 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách, báo: [1] Trần Hoài Anh (2009), Lý luận phê bình văn học đô thị Miền Nam 1954 - 1975, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [2] Huỳnh Phan Anh (1968), Văn chương và kinh nghiệm hư vô, Hoàng Đông Phương xuất bản, Sài Gòn. [3] Hỳnh Phan Anh (1969), “Nghĩ về văn chương”, Tạp chí Khởi hành, số 6, Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn. [4] Huỳnh Phan Anh (1972), Đi tìm tác phẩm văn chương, Đồng Tháp xuất bản, Sài Gòn. [5] Vũ Tuấn Anh (2005), “Hướng tới một nền lý luận văn chương”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Hà Nội. [6] Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [7] Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [8] Nguyễn Duy Cần (1971), Văn hóa giáo dục miền Nam Việt Nam đi về đâu?, Nam Hà xuất bản, Sài Gòn. [9] Đỗ Thị Ngọc Chi (2013) Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hoá, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội [10] Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [11] Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học, văn hóa – tiếp nhận và suy nghĩ, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [12] Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. [13] Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [14] Nguyễn Đức Đàn (1972), “Chủ nghĩa nhân đạo và một số khuynh hướng văn học công khai trong vùng tạm bị chiếm miền Nam”, Tạp chí Văn học, số 4. 138 [15] Trần Trọng Đăng Đàn (1987), Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [16] Trần Trọng Đăng Đàn (1998), 23 năm cuối của 300 năm Văn hóa nghệ thuật Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn nghệ - Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [17] Trần Trọng Đăng Đàn (2000), Văn hóa, văn nghệ Nam Việt Nam 1954– 1975, tái bản lần thứ hai, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [18] Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [19] Kim Định (1969), Định hướng văn học, Nhân Ái xuất bản, Sài Gòn. [20] Phan Cự Đệ (2004, chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội. [21] Hà Minh Đức, Phạm Thành Hưng, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [22] Hà Minh Đức (2009), Văn chương và thời cuộc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [23] Hà Văn Đức (2001), “Một số đặc điểm thể loại tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nha Trang số 6. [24] Văn Giá (2000), Vũ Bằng, bên trời thương nhớ, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [25] Nhiều tác giả (1997), Văn học yêu nước tiến bộ - cách mạng trên văn đàn công khai Sài Gòn 1954 -1975, NXB Văn nghệ, TP.Hồ Chí Minh. [26] Nhiều tác giả (1977), Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy, tập 1& 2, NXB Văn hóa, Hà Nội. [27] Đoàn Lê Giang (2011) “Văn học Nam Bộ 1932 – 1945, Một cái nhìn toàn cảnh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12. [28] Ngô Hương Giang (2012), Hiện tượng luận về văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [29] Nguyễn Thị Hồng Hà (2004), Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh. [30] Trần Thanh Hà (2007), Tam diện tùy bút, NXB Tri thức, Hà Nội. [31] Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 139 [32] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [33] Nguyễn Văn Hạnh (2001), Văn học và văn hóa – vấn đề và suy nghĩ, NXB Khoa học Xã hội, TP. Hồ Chí Minh. [34] Vũ Hạnh (1962), “Hoàn cảnh sáng tác và điều kiện sống hiện thời của văn nghệ sĩ”, Tạp chí Bách khoa thời đại, số 120, tr.50, Sài Gòn xuất bản. [35] Vũ Hạnh (1970), Tìm hiểu văn nghệ, Trí Đăng xuất bản, Sài Gòn. [36] Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Phan (2008), Văn học thời kỳ 1945 - 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh. [37] Hegel G.F. W (2005, Phan Ngọc dịch), Mỹ học, NXB Văn học, Hà Nội. [38] Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền (biên soạn, 2006), Nữ văn sĩ Việt Nam – Tiểu sử và giai thoại Cổ - cận - hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội. [39] Phong Hiền (1984), Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam (khía cạnh tư tưởng và văn hóa), NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. [40] Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa, NXB Văn học, Hà Nội. [41] Bùi Công Hùng (1969), “Một thứ văn học vì mục đích đồng tiền”, Tạp chí Văn học, số 3, Sài Gòn. [42] Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [43] Phú Khải (2009, chủ biên), Đó là Sơn Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội. [44] Cao Huy Khanh (1970) “Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam (1955-1969)”, tuần báo Khởi Hành, số 74, Sài Gòn. [45] Cao Huy Khanh (1974), “Nhà văn miền Nam: Vấn đề khuynh hướng riêng vấn đề trào lưu chung”, tập san Thời Tập, số VI, ra ngày 25/06, Sài Gòn. [46] Nguyễn Huy Khánh (1977), “Mấy suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu văn học thực dân mới ở miền Nam”, Tạp chí Văn học, số 4, Sài Gòn. [47] Trần Tuấn Kiệt (1967), Thi ca Việt Nam hiện đại, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn. [48] Lê Đình Kỵ (1987), Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Nguỵ, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [49] Nguyễn La (2008), “Cái tôi trong tùy bút”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 11, Hà Nội. 140 [50] Lý Lan (2007), Miên man tùy bút, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. [51] Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Trình Bày xuất bản, Sài Gòn. [52] Thanh Lãng (1971), Văn học Việt Nam hai thế hệ dấn thân yêu đời, Phong trào Văn hóa xuất bản, Sài Gòn. [53] Phan Đắc Lập (1974), “Đồi trụy, một trong những đặc điểm của văn học thực dân mới ở miền Nam Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 3, Hà Nội. [54] Du Tử Lê (2014), Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học nghệ thuật miền Nam 1954 – 1975, Người Việt Books xuất bản, Hoa Kỳ. [55] Nguyễn Hiến Lê (1993), Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, tái bản lần thứ 8, NXB Văn học, Hà Nội. [56] Phong Lê (1998), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [57] Phong Lê (2005), “Văn học Việt Nam sau 1945 - Nhìn từ mục tiêu của công việc viết”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3. [58] Trường Lưu (2001), Văn hóa văn nghệ một thời hai trận tuyến, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [59] Nguyễn Đăng Mạnh (1990, chủ biên), Văn học Việt Nam 1945 - 1975, NXB Giáo dục, Hà Nội. [60] Trần Văn Minh (2011), Thể loại tùy bút trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [61] Trần Văn Minh (2007), “Khảo sát một số tiêu chí phân biệt tùy bút với các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác”, Tạp chí Khoa học, số 8, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. [62] Trần Văn Minh (2008), “Thể loại tùy bút trong nền văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 122, Hà Nội. [63] Trần Văn Minh (2009), “Phân loại tùy bút”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 128, Hà Nội. [64] Trần Văn Minh (2009), “Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT, nhìn từ đặc trưng thể loại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6, Hà Nội. 141 [65] Trần Văn Minh (2013), “Dấu ấn văn hóa trong tập tùy bút Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc”, Tạp chí Khoa học (Đại học Cần Thơ), số 25, Cần Thơ. [66] Lê Trà My (2011), Tản văn hiện đại Việt Nam, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. [67] Nguyễn Phong Nam (2001), Dấu tích văn nhân, NXB Đà Nẵng. [68] Nguyễn Phong Nam (2008), “Nghiên cứu về quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam – một số vấn đề phương pháp luận”, Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5. [69] Nguyễn Phong Nam (2011), “Nghệ thuật trần thuật truyện truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng), Số 7(48), Đà Nẵng. [70] Nguyễn Phong Nam (2013), “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký nhìn từ bình diện thể tài văn học”, Tạp chí Khoa học và giáo dục (Đại học Sư phạm, đại học Đà Nẵng), số 6(01), Đà Nẵng. [71] Nguyễn Thị Việt Nga (2012), Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954-1975, Luận án tiến sĩ Lý luận văn học, Viện Văn học, Hà Nội. [72] Tô Kiều Ngân (2014), Mặc khách Sài Gòn, NXB Nhã Nam, TP. Hồ Chí Minh. [73] Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hóa – văn học bằng ngôn ngữ văn học, NXB Thanh Niên, Hà Nội. [74] Phan Ngọc (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. [75] Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [76] Cô Thanh Ngôn (1967), Đường lối văn nghệ dân tộc, Nhóm Gió Đông xuất bản, Sài Gòn. [77] Nhiều tác giả (1977), Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy, NXB Văn hóa, Hà Nội. [78] Nhiều tác giả (1997), Văn học yêu nước tiến bộ - cách mạng trên văn đàn công khai Sài Gòn 1954 -1975, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. [79] Vương Trí Nhàn (1997), “Nguyễn Tuân và thể tùy bút”, Tạp chí Văn học số 6, Hà Nội. [80] Vương Trí Nhàn (1999), Cánh bướm và đóa hoa hướng dương, NXB Hải Phòng, Hải Phòng. 142 [81] Vương Trí Nhàn (2001), Những kiếp hoa dại, NXB Hội nhà văn, tái bản, Hà Nội. [82] Vương Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [83] Vũ Ngọc Phan (1976), Qua những trang văn, NXB Văn học, Hà Nội. [84] Phạm Phú Phong (2008), Đọc văn, NXB Thuận Hóa, Huế. [85] Võ Phiến (1986), Hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975 (Phần Tổng quan), NXB Văn nghệ, Hoa Kỳ. [86] Nguyễn Phúc (1995), Khảo sát sự du nhập của phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam trước năm 1975, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [87] Huỳnh Như Phương (2008), “Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954- 1975 trên bình diện lý thuyết”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9, Hà Nội. [88] Lữ Phương (1967), Mấy vấn đề văn nghệ, Trình Bày xuất bản, Sài Gòn. [89] Lữ Phương (1981), Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội. [90] Thạch Phương, “Khuynh hướng chống Cách mạng mũi xung kích của văn học thực dân mới”, Tạp chí Văn học số 4, Hà Nội. [91] Nguyên Sa (1960), Quan điểm văn học và triết học, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn. [92] Nguyên Sa (1967), Một bông hồng cho văn nghệ, Trình Bày xuất bản, Sài Gòn. [93] Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [94] Trần Đình Sử (2005), “Lý luận văn nghệ Mac-xít trong bối cảnh toàn cầu hóa tri thức”, báo Văn nghệ, số 16. [95] Phạm Văn Sĩ (1976), Văn học giải phóng miền Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [96] Doãn Quốc Sỹ (1973), Văn học và Tiểu thuyết, Sáng Tạo xuất bản, Sài Gòn. [97] Bùi Tiến Sỹ (2010), “Vài nét văn hóa Hà Nội xưa qua một số tác phẩm văn học của nhà văn – chiến sĩ tình báo Vũ Bằng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5(102). 143 [98] Bùi Tiến Sỹ (2013), “Nét mới của tùy bút văn học miền Nam (1954 – 1975) nhìn từ lý thuyết tiếp nhận”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ lần thứ VIII, tập 2, Đại học Khoa học – Đại học Huế. [99] Bùi Tiến Sỹ (2014), “Yếu tố phân tâm học trong một số tác phẩm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)”, Phân tâm học với văn học (Hồ Thế Hà & Nguyễn Thành chủ biên), NXB Đại học Huế, Huế. [100] Bùi Tiến Sỹ (2016), “Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Huế. [101] Bùi Tiến Sỹ (2016), “Dấu ấn văn hóa Việt Nam trong một số tác phẩm tùy bút ở đô thị miền Nam (1954 – 1975)”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Đà Nẵng. [102] Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [103] Trần Hữu Tá (2000), “Nghĩ về một phong cách tùy bút”, báo Tuổi trẻ chủ nhật, số 28. [104] Trần Hữu Tá (2005), “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5. [105] Uyên Thao (1973), Các nhà văn nữ Việt Nam 1900 – 1970, Dân Chủ xuất bản, Sài Gòn. [106] Nguyễn Q. Thắng (1999), Từ điển tác gia Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, TP. Hồ Chí Minh. [107] Nguyễn Q. Thắng (sưu tầm - tuyển chọn - giới thiệu, 2007), Văn học Việt Nam - Nơi miền đất mới, tập 2, NXB Văn học, TP. Hồ Chí Minh. [108] Nguyễn Q. Thắng (2009), Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai, NXB Văn học, TP. Hồ Chí Minh. [109] Trần Mạnh Thường (biên soạn, 2003), Các tác giả văn chương Việt Nam, tập 1&2, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [110] Huỳnh Ái Tông (2012), Văn học miền Nam 1954 – 1975, 7 tập, Hiên Phật Học xuất bản, Hoa Kỳ. [111] Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 144 [112] Nguyễn Thị Thu Trang (2006), “Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5. [113] Nguyễn Thị Thu Trang (2007), Con người và những giá trị văn hóa truyền thống trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [114] Nguyễn Văn Trung (1969) Nhận đinh 1, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn. [115] Nguyễn Văn Trung (1959) Nhận đinh 2, Đại học xuất bản, Sài Gòn. [116] Nguyễn Văn Trung (1966) Nhận đinh 3, Nam sơn xuất bản, Sài Gòn. [117] Nguyễn Văn Trung (1966) Nhận đinh 4, Nam sơn xuất bản, Sài Gòn. [118] Nguyễn Văn Trung (1969) Nhận đinh 5, Nam sơn xuất bản, Sài Gòn. [119] Nguyễn Văn Trung (1970) Nhận đinh 6, Nam sơn xuất bản, Sài Gòn. [120] Hà Xuân Trường (1979), Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa thực dân mới, NXB Sự thật, Hà Nội. [121] Nguyễn Trường (1999), Văn hóa - Văn học - Một hướng nhìn, NXB Thanh niên, Hà Nội. [122] Nguyễn Đức Tùng (2009), “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam”, Tạp chí Sông Hương, số 244(6), Huế. [123] Nguyễn Đức Tùng (2009), “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam”, Tạp chí Sông Hương, số 245 (7), Huế. [124] Nguyễn Đức Tùng (2009), “Những kỷ niệm của tôi về văn học miền Nam”, Tạp chí Sông Hương, số 246 (8), Huế. [125] Nguyễn Đình Tuyến (1969), Những nhà văn hôm nay (1954 – 1969), Nhà văn Việt Nam xuất bản, Sài Gòn. [126] Phạm Việt Tuyền (1965), Văn Học miền Nam, Khai trí xuất bản, Sài Gòn. [127] Thu Tứ (2014), “Trường hợp Võ Phiến”, Báo Nhân dân, số ra ngày 07/10/2014 và số ra ngày 09/10/2014. [128] Từ điển Văn học, Bộ mới (2004), NXB Thế giới, Hà Nội. [129] Nguyễn Tý (2006), Tản mạn cùng văn nghệ sĩ miền Nam, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [130] Tạ Tỵ (1970), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nam Chi Tùng Thư xuất bản, Sài Gòn. [131] Tạ Tỵ (1972), Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn. 145 [132] Viện Văn học (1969), Văn học miền Nam trong lòng miền Bắc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. [133] Nguyễn Vỹ (2007, tái bản), Văn thi sĩ tiền chiến, NXB Văn học, Hà Nội. [134] Nguyễn Văn Xung (1972), Văn học đại cương, Sống Mới xuất bản, Sài Gòn. 2. Tác phẩm: [135] Vũ Bằng (Triệu Xuân giới thiệu, sưu tầm và tuyển chọn, 2006), Vũ Bằng Toàn tập, tập 1-2-3-4, NXB Văn học, 2006. [136] N. T. P. Dung (1969), “Tại sao em?”, Tập san Văn, số 106, ra ngày 20/6/1968, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [137] Phan Du (1969), “Cánh nhạn cố đô”, tập san Văn, số 136, ra ngày 15/8/1969, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [138] Trùng Dương (1967), “Trước giờ lên đường”, Tập san Văn, số 82, ra ngày 15/5/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [139] Trùng Dương (1969), “Con bạch tuộc”, Tập san Văn, số 131, ra ngày 1/6/1969, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [140] Đào Huy Đán (1974), “Nhìn qua văn đàn nữ giới Miền Nam”, Tập san Văn học, Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn. [141] Bùi Giáng, Trong cõi người ta (Đoàn Tử Huyến chủ biên, 2012), in lần thứ 2, NXB Lao động & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. [142] Bùi Giáng, Thi ca tư tưởng (1969), Ca Dao xuất bản, Sài Gòn. [143] Bùi Giáng, Sa mạc phát tiết (1969), An Tiêm xuất bản, Sài Gòn. [144] Bùi Giáng, Sương bình nguyên (1969), Võ Tánh xuất bản, Sài Gòn [145] Bùi Giáng, Tư tưởng hiện đại (1974), Tân An xuất bản, Sài Gòn. [146] Nguyễn Thị Hoàng (1967), “Ngày tháng đầu đời”, Tập san Văn, số 95, ra ngày 1/12/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [147] Nguyễn Thị Hoàng (1973), “Gợi niềm thân mật”, Tập san Văn- Giai phẩm số ra tháng 8/1973, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [148] Nguyễn Xuân Hoàng (1970), “Quá khứ một lần nữa”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Canh Tuất, số 146 & 147, ra ngày 22/1/1970, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. 146 [149] Nguyễn Xuân Hoàng (1971), “Ý nghĩ trên cỏ”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Tân Hợi, số 170 & 171, ra ngày 15/1/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [150] Nguyễn Xuân Hoàng (1971), “Huế mà ta sẽ trở lại”, Tập san Văn, số 182, ra ngày 15/7/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [151] Nguyễn Xuân Hoàng (1971), “Huế, chào buồn”, Tập san Văn, số 185, ra ngày 1/9/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [152] Nguyễn Xuân Hoàng (1971), “Giáng sinh trên đồi”, Tập san Văn, số 192, ra ngày 15/12/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [153] Nguyễn Xuân Hoàng (1971), Ý nghĩ trên cỏ, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [154] Phạm Đình Hổ (1972), Vũ Trung tùy bút, NXB Văn học, Hà Nội. [155] Nguyễn Ngọc Lan (1967), Chứng từ năm năm, Trình Bày xuất bản, Sài Gòn. [156] Nguyễn Ngọc Lan (1969), Đường hay pháo đài, Trình Bày xuất bản, Sài Gòn. [157] Nguyễn Ngọc Lan (1971), Cho cây rừng xanh lá, Đối Diện xuất bản, Sài Gòn. [158] Nguyễn Ngọc Lan (1973), Nước ta còn đó, Đối Diện xuất bản, Sài Gòn. [159] Thạch Lam (1988), Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội. [160] Bình Nguyên Lộc (1967), “Én liệng bầu không”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Đinh Mùi, số 75 & 76, ra ngày 26/1/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [161] Tuyển tập Bình Nguyên Lộc (Nguyễn Q. Thắng tuyển chọn, 2002), tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. [162] Bình Nguyên Lộc (1998), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [163] Bình Nguyên Lộc (1999), Nhốt Gió, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [164] Bình Nguyên Lộc (2001), Ký thác, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. [165] Dương Nghiễm Mậu (1968), “Trong khói lửa, ở Sài Gòn nghĩ và viết về Huế”, Tập san Văn, số 100&101, ra ngày 1/3/1968, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [166] Dương Nghiễm Mậu (1968), “Nơi tôi đã tới”, Tập san Văn, số 103, ra ngày 1/4/1968, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [167] Sơn Nam (2014), Nói về miền nam, Cá tính miền Nam và Thuần phong mỹ tục Việt Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 147 [168] Sơn Nam (2015), Gốc cây, cục đá và ngôi sao, Danh thắng miền Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [169] Lãng Nhân (1967), “Truyện cà kê bên giường bệnh”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Đinh Mùi, số 75 & 76, ra ngày 26/1/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [170] Võ Phiến (1967), “Xem sách”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Đinh Mùi, số 75 & 76, ra ngày 26/1/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [171] Võ Phiến (1966), “Tạp bút”, Tạp chí Bách khoa thời đại, Số 231 (ra ngày 15/8/1966), Sài Gòn. [172] Võ Phiến (1962), Thư nhà, Thời Mới xuất bản, Sài Gòn. [173] Võ Phiến (1967), Ảo ảnh, Thời Mới xuất bản, Sài Gòn. [174] Võ Phiến (1969), Phù thế, Thời Mới xuất bản, Sài Gòn. [175] Võ Phiến (1972), Chúng ta, qua cách viết, Giao điểm xuất bản, Sài Gòn. [176] Võ Phiến (1973), Đất nước quê hương, Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gòn. [177] Võ Phiến - Tràng Thiên (2012), Quê hương tôi, NXB Thời đại, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, TP. Hồ Chí Minh. [178] Võ Phiến - Tràng Thiên (2012), Tạp văn Tràng Thiên, NXB Thời đại, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, TP. Hồ Chí Minh. [179] Doãn Quốc Sỹ (1969), “Giáng sinh nơi quê người”, Tập san Văn , số 144, ra ngày 15/12/1969, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [180] Doãn Quốc Sỹ (1970), “Về thiền”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Canh Tuất, số 146 & 147, ra ngày 22/1/1970, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [181] Doãn Quốc Sỹ (1971), “Tùy bút đầu xuân”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Tân Hợi, số 170 & 171, ra ngày 15/1/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản 1971, Sài Gòn. [182] Doãn Quốc Sỹ (1973), “Sổ tay phê bình văn học”, Tập san Văn- Giai phẩm số ra tháng 8/1973, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [183] Kiệt Tấn (1967), “Đi trong thành phố có nắng”, Tập san Văn, số 82, ra ngày 15/5/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [184] Nguyễn Sĩ Tế (1965), “Tâm sự bốn bức tường”, Tập san Văn, số 31, ra ngày 1/4/196, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. 148 [185] Duy Thanh (1960), “Khoảng cách”, Tạp chí Sáng tạo, Sài Gòn. [186] Mai Thảo (1971), “Mưa da beo”, Tập san Văn, số 177, ra ngày 1/5/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [187] Mai Thảo (1966), Căn nhà vùng nước mặn, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn. [188] Mai Thảo (1970), Tùy bút, Khai Phóng xuất bản, Sài Gòn. [189] Phạm Công Thiện (1964), Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn. [190] Phạm Công Thiện (1966), Hố thẳm tư tưởng, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn. [191] Nguyễn Đình Toàn (1969), “Đêm lãng quên”, Tập san Văn, số 131, ra ngày 1/6/1969, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [192] Đinh Gia Trinh (2005), Hoài vọng của lý trí, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. [193] Nguyễn Tuân (2000), Toàn tập (5 tập), NXB Văn học, Hà Nội. [194] Thanh Tâm Tuyền (1970), Tạp ghi, Chiêu Dương xuất bản, Sài Gòn. [195] Thanh Tâm Tuyền (1971), “Bóng chiếc”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Tân Hợi, số 170 & 171, ra ngày 15/1/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [196] Hoàng Phủ Ngọc Tường (2002), Tuyển tập (tập 1, 2, 3), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [197] Hồ Hữu Tường (1967), “Tuột thang”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Đinh Mùi, số 75 & 76, ra ngày 26/1/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [198] Huỳnh Hửu Ủy (1971), “Một điểm tựa trên đường dây sự sống”, Tập san Văn, số 176, ra ngày 15/4/1971, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [199] Thế Uyên (1968), “Thực tại và văn chương”, Tập san Văn, số 104, ra ngày 15/4/1968, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [200] Chế Lan Viên (1976), Bay theo đường dân tộc đang bay, NXB Văn học Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh. [201] Chế Lan Viên (1981), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. [202] Đỗ Thúc Vịnh (1967), “Phiếm luận trên không”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Đinh Mùi, số 75 & 76, ra ngày 26/1/1967, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. 149 [203] Đỗ Thúc Vịnh (1970), “Một đêm bên núi Tuyết – nhạc”, Tập san Văn – Giai phẩm xuân Canh Tuất, số 146 & 147, ra ngày 22/1/1970, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [204] Kinh Dương Vương (1970), “Bài ca của tuyết băng”, Tập san Văn, số 168, ra ngày 15/12/1970, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. [205] Bửu Ý (1973), “Sài Gòn”, Tập san Văn - Giai phẩm số ra tháng 8/1973, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn. 3. Mạng Internet: [206] Trần Yên Hòa, “Một góc nhìn Võ Phiến”, website: =view&id=724&Itemid=48. [207] Ngô Minh Hiền (2010), “Vận động của tùy bút Việt Nam hiện đại nhìn từ cấu trúc thể loại (Qua khảo sát tùy bút Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Võ Phiến, Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường)”, website: [208] Nguyễn Vy Khanh, “Văn học miền Nam tự do 1954 -1975”, website: [209] Nguyễn Vy Khanh, “Mai Thảo, hoài niệm của người viễn xứ”, website: [210] Thụy Khuê, “Văn học miền Nam”, website: [211] Thụy Khuê, “Võ Phiến”, website: [212] Thụy Khuê, “Mai Thảo”, website: [213] Thụy Khuê, “Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Đất nước và con người”, website: [214] Mặc Lâm (phóng viên đài RFA. khởi đăng: 2008-07-06), “Tình tự quê hương trong văn chương Võ Phiến”, website: the-roots-part2-MLam-07062008225605.html. 150 [215] Nguyễn Văn Lục, “Diện Mạo Văn Hóa, Văn Học Miền Nam: Trong Những Tình Thế Cực Đoan Lại Là Nơi Hội Tụ Của Bốn Dòng Chảy Văn Hóa-Văn Học”, website: https://nr-006.appspot.com/www.vietthuc.org/dien-mao-van-hoa- van-hoc-mien-nam-trong-nhung-tinh-the-cuc-doan-lai-la-noi-hoi-tu-cua-bon-dong- chay-van-hoa-van-hoc/. [216] Lê Trà My, “Võ Phiến và văn hóa dân tộc” , website: phi%E1%BA%BFn-va-van-hoa-dan-t%E1%BB%99c/. [217] Trần Văn Nam, “Viết những gì hai nơi đều thấy”, website: nh%E1%BB%AFng-gi-hai-n%C6%A1i-d%E1%BB%81u-th%E1%BA%A5y/. [218] Nguyễn Hưng Quốc “Đi tìm Võ Phiến”, website: k&artworkId=5687. [219] Nguyễn Hưng Quốc, “Võ Phiến (Chương 5: Nhà tuỳ bút)”, Website; workId=5303. [220] Lý Hoài Thu, “Sắc hương tình yêu qua Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng”, Mieng-ngon-Ha-Noi-cua-Vu-Bang-5619.html. [221] Nguyễn Thị Thu Trang “Con người và văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc” , website: ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=263%3A con-ngi-va-vn-hoa-nam-b-trong-truyn-ngn-ca-binh-nguyen-lc&catid=63%3Avn-hc- vit-nam&Itemid=106&lang=vi. [222] Nguyễn Văn Trung, “Văn hoá văn nghệ trong vòng tay chính trị” , website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_tuy_but_o_do_thi_mien_nam_1954_1975_3496.pdf
Luận văn liên quan