Luận án Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam

Tuỳ từng giai đoạn cụ thể của chiến lược kinh doanh khác nhau, có thể áp dụng hình thức thuê bổ sung máy móc thiết bị, với hình thức này doanh nghiệp được sử dụng máy móc cần thiết mà không cần đầu tư lớn. Nhờ đó giải quyết được khó khăn về vốn đối với các doanh nghiệp. Hình thức này hiện đang là xu hướng phổ biến ở nước ta. Bên cạnh đó, để thực hiện được cả hai việc là đổi mới giống cây trồng và công nghệ sau thu hoạch, thì nhà nước và doanh nghiệp cùng hỗ trợ người dân làm việc này, vì đây là một mắt xích liên quan đến quyền lợi của cả người dân, đến doanh nghiệp, đến nhà nước. Nên có chính sách bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn đầu tư các dây chuyền công nghệ cho những hộ dân làm với quy mô lớn, sau đó thu hồi dần tiền vốn hàng năm bằng cách trừ dần vào sản phẩm của người dân theo như mức khấu hao tài sản cố định hàng năm.

pdf182 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Đối với người sản xuất lúa gạo Theo nhận định của nhiều chuyên gia năng suất lao động của người dân Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo còn khá thấp và chưa được chú trọng phát triển. Thực tế, nhiều nông dân vẫn có suy nghĩ lạc hậu, không muốn ứng dụng công nghệ dẫn tới năng lực sản xuất yếu. Do đó, để nâng cao năng lực của người nông dân thì nên áp dụng những giải pháp sau: Một là, đổi mới tư duy trong sinh hoạt, làm việc của người nông dân. Lãnh đạo của Hợp tác xã, địa phương có thể tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu để truyền cảm hứng cho người nông dân. Những chương trình này nên được tổ chức định kỳ nhằm giúp người nông dân xác định đúng đắn hướng phát triển kinh tế, tư duy trong làm nghề nông. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển ý tưởng sáng tạo trong gieo trồng, canh tác, thu hoạch lúa gạo. Hoạt động này sẽ thúc đẩy nông dân phát triển theo hướng nông nghiệp thông minh, kích thích khả năng sáng tạo, đổi mới trong nông nghiệp. Qua đó đổi mới tư duy của người nông dân trong phát triển ngành lúa gạo và giúp họ phát triển và hội nhập với nền kinh tế nông nghiệp trên thế giới. Hai là, chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ thuật. Thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa gạo vào ―Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020‖. Giải pháp này là cần thiết vì người nông dân rất cần được học, nó gắn liền với quyền lợi, cuộc sống lao động hàng ngày của họ. Nếu giải pháp này được thực hiện hiệu quả nó sẽ mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho bản thân những người nông dân trồng lúa gạo. Bên cạnh đó, để chương trình đào tạo có hiệu quả thì chính quyền địa phương cần kết hợp với các nhà khoa học, các Trường đại học, viện nghiên cứu về lúa gạo trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, đổi mới chương trình để thu hút nông dân, tránh lặp lại gây nhàm chán, tốn kém chi phí. Ba là, trau dồi kiến thức về canh tác thích ứng biến đổi khí hậu. Nghề trồng lúa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Trong những năm qua, nhiều hộ dân đã phải đối mặt với cảnh ―mất trắng‖ do bão lũ gây ra. Mặc dù nó chưa ảnh hưởng 150 quá lớn tới sản lượng của toàn ngành nhưng người nông dân cần phải có kiến thức về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác. Cán bộ trong lĩnh vực nông nghiệp tại các địa phương cần phải mở lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về phòng chống thiên tai trong quá trình sản xuất lúa. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương có thể mở buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa người nông dân để họ có cơ hội tiếp thu kiến thức mới. Bốn là, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại trong canh tác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất sản xuất lúa gạo, nông dân Việt Nam trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng cần có kỹ năng sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, biết cách áp dụng công nghệ trong canh tác. Tuy nhiên, để làm được điều này thì các Bộ ban ngành và chính quyền địa phương cần hỗ trợ người dân trong ứng dụng công nghệ trong quá trình canh tác. Khi đưa loại máy mới vào sử dụng, bên cạnh công tác hướng dẫn thì cần phải đánh giá xem kết quả sử dụng như thế nào, máy móc có thật sự phù hợp với người nông dân hay không và họ đã ứng dụng được thành thạo máy móc trong công việc hay chưa. Hoạt động đánh giá này sẽ giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cũng như nâng cao trình độ, năng lực sử dụng công nghệ trong canh tác của người nông dân trồng lúa gạo. - Đối với thương lái, doanh nghiệp Theo như phân tích thực trạng hoạt động marketing hay khả năng đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp rất yếu. Khi tranh chấp thương mại quốc tế thì đa phần doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xử lý, giải quyết. Để phát triển và thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo, cần phải tăng cường đồng thời cả 3 nguồn lực cơ bản: nhân lực, vật lực và tài lực cho thương lái và doanh nghiệp. Trong đó, nguồn nhân lực có vị trí quyết định. Ngành lúa gạo Việt Nam có đội ngũ lao động lớn. Đây là một lợi thế, song cũng là một thách thức bởi vì đội ngũ lao động này trình độ kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động trong dây chuyền công nghệ hiện đại, tác phong công nghiệp trong hoạt động quản lý và lao động chưa phù hợp với đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp. Do đó, phương hướng đầu tư bồi dưỡng nâng cao kỹ năng đàm phán, marketing của các thương lái, nhân viên tại các doanh nghiệp nên được thực hiện như sau: 151 Một là, các trung tâm xúc tiến thương mại của các tỉnh, cần tổ chức các lớp đào tạo cho thương lái, doanh nghiệp về quản lý nhân sự, quản lý tiền vốn, tài sản, quản trị kinh doanh, kỹ năng marketing, đàm phán tại thị trường quốc tế. Trước khi đào tạo về những lĩnh vực này, các trung tâm cần phải nghiên cứu xem nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong kinh doanh của thương lái, doanh nghiệp ngành lúa gạo là gì. Đây là căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, lớp nâng cao kỹ năng cho thương lái và doanh nghiệp. Hai là, đầu tư để tạo lập được đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, trình độ chuyên môn. Trong xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng hiện này, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp không chỉ chú trọng tới số lượng và còn chú trọng tới chất lượng sao cho đáp ứng được nhu cầu và qui mô sản xuất về phát triển năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo trong hiện tại và tương lai. Cơ cấu lao động cần đảm bảo tính cân đối giữa các loại lao động theo ngành nghề với các trình độ đào tạo khác nhau như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật ở các trình độ đào tạo khác nhau. Tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu lao động và tình trạng thầy nhiều hơn thợ dẫn đến hiệu suất sử dụng lao động thấp, chi phí tiền lương cao trong giá thành sản phẩm. Ba là, kết hợp đầu tư hợp lý giữa phương thức đào tạo và đào tạo lại. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động hiện có với việc đầu tư đào tạo đội ngũ lao động mới có trình độ chuyên môn cao cần phải đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng phù hợp với tốc độ tăng trưởng, trình độ hiện đại về công nghệ của ngành lúa gạo. Phương châm kết hợp này cần có lộ trình hợp lý phù hợp với các chương trình phát triển và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp nên tiến hành song song hai hình thức: đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ nhân viên về trình độ chuyên môn, năng lực marketing và quan trọng nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học... 4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các ban ngành liên quan Hiện nay vốn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, thương lái và cả những người nông dân. Việc khó tiếp cận vốn do lãi suất vay vốn cao, thủ tục phức tạp đã cản trở sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cạnh 152 tranh của ngành trong thời gian qua. Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong tương lai, cần có sự phối hợp của Nhà nước và các bên liên quan nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân và thương lái hoạt động kinh doanh có nhiều cơ hội hơn, cụ thể như sau: 4.3.1 Đối với Nhà nước Về chính sách, để tạo điều kiện cho thương lái hoạt động kinh doanh như những thành phần kinh tế khác trong xã hội thì Nhà nước cần phải có một số chính sách (i) Đối với thương lái phải có chính sách đầu tư và chính sách tín dụng như các thành phần kinh tế khác trong xã hội. (ii) Chính sách bảo hiểm, thương lái là một nghề hoạt động cũng mang nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro về vốn, nhà nước nên có chính sách hoặc loại hình bảo hiểm nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho thương lái. (iii) Nỗ lực ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước tiềm năng. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Mỹ, nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước Châu Phi và Trung Đông sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa thực hiện bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào với những quốc gia này. Do đó, Chính phủ nên chú trọng phát triển hiệp định thương mại tự do với các nước Châu Phi và Trung Đông trong thời gian tới. Đối với người nông dân, việc khó khăn nhất đối với họ là vay vốn, thế chấp ngân hàng và tiếp cận với thông tin, máy móc công nghệ trong quá trình canh tác. Do đó, Nhà nước nên có chính sách cụ thể để giúp nông dân tháo gỡ khó khăn về vay vốn thế chấp. Nhà nước nên tham khảo ý kiến các địa phương, Bộ, chuyên gia để phân nông dân thành các nhóm đối tượng cụ thể để họ có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Ngoài ra, mở rộng đầu tư trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học liên quan tới phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp bền vững cũng là những chương trình mà Nhà nước, Chính phủ nên lưu tâm. Ngoài ra, Nhà nước nên đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập. Chính sách hỗ trợ ở đây có thể là hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu. 153 4.3.2. Đối với ộ Công thương Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Công thương cần xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại ngành lúa gạo giữa các đối tác tiềm năng của Việt Nam như các nước liên minh Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, các thị trường được dự đoán sẽ có nguồn cầu tăng như các nước ở Châu Phi và Trung Đông... và các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và hợp tác xã sản xuất lúa gạo. Mục đích của chương trình này nhằm giúp các doanh nghiệp và hợp tác xã kết nối được với nguồn cầu quốc tế. Hơn nữa, thông qua chương trình này, các công ty nhập khẩu gạo nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất gạo, chất lượng của những hạt gạo mang thương hiệu Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cần có chính sách hỗ trợ rõ ràng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ngành lúa gạo trong xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp với từng thị trường và năng lực của doanh nghiệp; tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu. Quan trọng hơn, Bộ Công thương nên thường xuyên cập nhật thông tin ở những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam để các doanh nghiệp có thể thường xuyên theo dõi, thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Hiện nay năng lực marketing và đàm phán với các đối của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này Bộ Công thương nên giao nhiệm vụ cho Cục xúc tiến thương mại mở các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, thương lái trong marketing và đàm phán tại các thị trường quốc tế. 4.3.2. Đối với ộ Khoa học và công nghệ Nhằm giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí về nguồn nhân lực đầu vào trong khâu sản xuất lúa, Bộ Khoa học và công nghệ nên phát triển các đề án khuyến khích nghiên cứu phát triển giống lúa mới, phân bón thay thế phân hóa học, và các máy móc hiện đại hỗ trợ người nông dân trong khâu gieo trồng, thu hoạch và bảo quản gạo. Theo như phân tích thực trạng tại chương 3, so với các nước đối thủ, mức tăng trưởng năng suất lúa của Việt Nam còn thấp, chất lượng lúa chưa vượt trội. So với nước như Mỹ có diện tích trồng lúa nhỏ, không chuyên sâu về nông nghiệp thì năng suất và mức tăng trưởng năng suất lúa của Việt Nam đều thua kém. Nguyên 154 nhân của vấn đề này chính là sự yếu kếm trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Do đó, Bộ Khoa học và công nghệ cần phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhằm khuyến khích, hỗ trợ các dự án, đề tài tiềm năng của học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu và những người nông dân để giúp tăng năng suất của ngành lúa gạo Việt Nam. Bộ khoa học và công nghệ nên phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức các chương trình giao lưu về ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa gạo giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài (đặc biệt là các nhà khoa học tới từ các nước phát triển công nghệ cao) để giúp các nhà khoa học Việt Nam có thêm cơ hội học hỏi kiến thức mới. Trong những chương trình này, các nhà khoa học Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm trong nghiên cứu giống, xay xát, thu hoạch lúa gạo, công nghệ làm lạnh cho hạt gạo, công nghệ nén khí giúp nâng cao chất lượng gạo thành phẩm, công nghệ bảo quản và lưu trữ sản phẩm gạo sau thu hoạch để ứng dụng vào thực tiễn và truyền đạt tới người dân để giúp họ nâng cao năng suất và lợi nhuận. 4.3.2. Đối với ộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ NN&PTNT có vai trò quan trọng trong phát triển năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam. Để làm được điều này, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về vấn đề nâng cao công nghệ trong sản xuất lúa gạo. Hiện này những vấn đề do biến đổi khí hậu xảy ra ngày càng phức tạp khiến cho người nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn trong canh tác và thậm chí mất mùa do thiên tai xảy ra. Vì vậy, Bộ NN&PTNT nên đề xuất với chính phủ phát triển các gói bảo hiểm nhằm giúp người dân vượt qua các khó khăn về mất mùa, hạn hán, lũ lụt do biến đổi khí hậu gây nên. Việc phát triển các gói bảo hiểm có thể giảm gánh nặng cho Nhà nước về việc hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn do biến đổi khí hậu, dịch bệnh, Bên cạnh đó, để giúp các doanh nghiệp, nông dân trong ngành lúa gạo phát triển toàn diện, Bộ NN&PTNT cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ ban ngành liên quan như phối hợp với Bộ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống mới, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, bảo quản, thích ứng với biển đổi khí hậu; phối hợp với Bộ tài chính để xây dựng các gói hỗ trợ cho người nông dân trồng lúa mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm trang thiết bị công nghệ phục vụ cho quá 155 trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn để phát triển các hoạt động kinh doanh và nghiên cứu; và phối hợp với Bộ công thương để đẩy mạnh lượng gạo xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. 4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Để tạo điều kiện vốn cho thương lái hoạt động kinh doanh tốt thì phải coi thương lái như những tổ chức kinh tế trong xã hội, thương lái phải được hưởng các ưu đãi của nhà nước, như vốn kích cầu sản xuất, vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, vốn phát triển thương mại nông thônNgân hàng Nhà nước nên chỉ đạo cụ thể tới các ngân hàng thương mại nên coi thương lái là một tổ chức kinh tế không thể tách rời, nên đưa vào kênh cho vay theo tín chấp, nếu thấy họ đã và đang hành nghề thương lái lúa gạo, có như vậy thì được cho cả bên ngân hàng, thương lái và bà con nông dân. Như đã phân tích ở trên, hiện tại một mình thương lái sẽ không có đủ điều kiện để tự mình mua được chiếc xe ôtô hay tàu thuyền để vận chuyển được, vay ngân hàng thì khó khăn và phải chịu trả lãi suất, vì vậy Ngân hàng nhà nước nên xem xét hỗ trợ thương lái với hình thức vay mua ô tô trả góp, điều chỉnh các điều kiện cho vay sao cho phù hợp với thực tế hoạt động của thương lái. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên đề xuất ngân hàng kết nối với các nhà đầu tư trung gian nhằm hỗ trợ các thương lái phát triển hình thức buôn bán liên kết, góp vốn theo dạng cổ đông, để có thêm cơ hội mua sắm phương tiện vận chuyển, cùng nhau phân bổ thời gian hợp lý để tận dụng được công suất của phương tiện, vừa đỡ phải đi thuê phương tiện... 156 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 Trong nội dung của chương 4, tác giả đã đã trình bày và phân tích mục tiêu, định hướng phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2030, những định hướng và mục tiêu này là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày bốn nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam: Giải pháp liên quan đến thị trường, giải pháp về các tác nhân liên quan trực tiếp đến chuỗi cung ứng lúa gạo Việt Nam (trong các giải pháp thuộc về từng tác nhân sẽ có giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về vốn, giải pháp về khoa học công nghệ); và các giải pháp liên quan đến xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm. 157 KẾT LUẬN Trong thời gian nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam, nghiên cứu sinh đã thực hiện đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực canh tranh nói chung và năng lực canh tranh của ngành lúa gạo nói riêng. Trong đó, tác giả đã làm rõ khái niệm năng lực cạnh tranh, các cấp năng lực cạnh tranh, nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh. Dựa trên lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh ngành, số liệu thu thập từ các nguồn uy tín như Tổng cục thống kê, Uncomtrade, FAO,... luận án đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2018 thông qua các nội dung năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, biến động về giá, chuỗi giá trị sản xuất, thị phần xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh và đa dạng hóa thị trường sản phẩm. Kết quả phân tích cho thấy trong thời gian qua sản lượng ngành lúa gạo có xu hướng tăng. So với các nước trong top 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, năng suất lúa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau Mỹ. Hơn nữa, trong tổng xuất khẩu của ngành gạo thế giới, giá trị trị xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn có thứ hạng. Nhằm làm rõ hơn thực trạng năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam, nghiên cứu sinh đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam bao gồm điều kiện sản xuất kinh doanh; chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh; năng lực marketing; điều kiện về cầu trong nước và quốc tế; các ngành hỗ trợ và liên quan; và vai trò của chính phủ bằng cả phương pháp định lượng và định tính. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng sản xuất và năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam, luận án đã chỉ ra rằng bên cạnh những thành tựu thì ngành lúa gạo của Việt Nam vẫn có một số hạn chế như biến động giá gạo tương xứng với tiềm năng, mức tăng trưởng năng suất ngành lúa gạo của Việt Nam chưa cao và không ổn định, chỉ số lợi thế cạnh tranh- RCA ngành lúa gạo của Việt Nam giảm mạnh trong cả giai đoạn 1997- 2019, mức độ đa dạng hóa thị trường, sản phẩm là thấp. Bên cạnh đó, lượng chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn chiếm tỷ lệ cao. 158 Từ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm, nghiên cứu sinh đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong giai đoạn 2021- 2030 bao gồm cung cấp giống mới chất lượng cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa gạo; đa dạng hóa sản phẩm, thị trường xuất khẩu ngành lúa gạo; và phát triển hoạt động marketing đối với sản phẩm lúa gạo Việt Nam. Trong đó, luận án chú trọng nhóm giải pháp về phát triển hoạt động marketing nhằm giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu. Bên cạnh đó, luận án đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan về hỗ trợ người nông dân, thương lái, doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn và xây dựng các gói bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất do biến đổi khí hậu và phát triển thị trường. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1] Đào Thế Anh, Thái Văn Tình, Hoàng Thanh Tùng. "Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo: Thay Đổi Chính Sách Nông Nghiệp Và Thương Mại Để Phục Vụ Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp." In Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn, 6-27. Hà Nội: Học viện nông nghiệp Việt Nam, 2015. [2] Vũ Thành Tự Anh. "Bến Tre Từ Môi Trường Kinh Doanh Đến Năng Lực Cạnh Tranh." In Hội thảo về hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre. Bến Tre: UBND tỉnh Bến Tre, 2011. [3] Bùi Quang Bình. (2008). Nghiên Cứu Vốn Con Người Đối Với Thu Nhập Của Hộ Sản Xuất Cà Phê Ở Tây Nguyên. (Thạc sỹ), Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. [4] Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng. Giáo Trình Kinh Tế Quốc Tế. NXB Lao động- xã hội Hà Nội, 2002. [5] Nguyễn Sinh Công. (2004). Các Nhân Tố Tác Động Đến Thu Nhập Và Nghèo Đói Tại Huyện Cờ Đỏ - Tp. Cần Thơ. (Thạc sĩ), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [6] Bạch Thụ Cường. Bàn Về Cạnh Tranh Toàn Cầu. NXB Thông tin, 2002. [7] Đào Chánh, Hoàng Vũ. (2019). Ứng Dụng Công Nghệ 4.0 Trong Sản Xuất Lúa. Truy cập tại: Nông nghiệp Việt Nam website: https://nongnghiep.vn/ung-dung-cong-nghe-40-trong-san-xuat-lua- d245062.html [8] Pham Chau Thanh, Vo Phuoc Tan, Pham Xuan Thu. (2017). Enhancing the Value Chain of Exporting Agricultural Products in the Southeastern Vietnam Focus Economic Region-Sofer. Universal Journal of Management, 5(1), pp. 1-13. [9] Phạm Quang Diệu, Phạm Văn Hanh, Phạm Thị Hoa. (2010). Định Vị Lại Chiến Lược Xuất Khẩu Gạo, Chuyên Đề Đặc Biệt Agro Monitor Jsc. Retrieved from Hà Nội: https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/2340 [10] Võ Hùng Dũng. (2017). Cải Thiện Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo Xuất Khẩu Của Việt Nam. danangtime, pp. [11] Thùy Dương. (2019). Xuất Khẩu Gạo Năm 2020: Chú Trọng Vào Các Giống Lúa Chất Lượng Cao. Truy cập tại: Công Thương website: 160 https://congthuong.vn/xuat-khau-gao-nam-2020-chu-trong-vao-cac-giong- lua-chat-luong-cao-130604.html [12] Phạm Minh Đức, John Arnold, Kee-Cheok Cheong, Deepak Mishra, Trịnh Minh Anh, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Phương Hiền. (2013). Trade Facilitation, Value Creation, and Competitiveness: Policy Implications for Vietnam's Economic Growth, Summary Report. Retrieved from Vietnam: https://books.google.com.vn/books/about/Trade_Facilitation_Value_Creation _and_Co.html?id=cmCRoAEACAAJ&redir_esc=y [13] Truong Giang. (2017). Usda: Sản Lượng Gạo 2017 – 2018 Và Thương Mại Gạo Năm 2018 Đều Giảm. Truy cập tại: Vietnambiz website: https://vietnambiz.vn/usda-san-luong-gao-2017-2018-va-thuong-mai-gao- nam-2018-deu-giam-38551.htm [14] Phạm Thị Thanh Hà, Phạm Hà Phương. (2014). Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Xuất Khẩu Gạo Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Trường ĐH An Giang, 3(2), pp. 52 - 57. [15] Hạnh, Dũng, Quốc. (2019). Đối Sách Các Nước Tiêu Dùng Thay Đổi, Gạo Việt Gặp Áp Lực. Tuoitreonline. https://tuoitre.vn/doi-sach-cac-nuoc-tieu- dung-thay-doi-gao-viet-gap-ap-luc-20190226100130079.htm [16] Trần Thúy Hằng. (2019). Đẩy Mạnh Xúc Tiến Xuất Khẩu Gạo Sang Các Thị Trường Tiềm Năng. Truy cập tại: Tin Tức website: https://baotintuc.vn/kinh-te/day-manh-xuc-tien-xuat-khau-gao-sang-cac-thi- truong-tiem-nang-20190320221534639.htm [17] Thu Hoài, Trần Hạnh. (2020). Thị Trường Gạo Năm 2019: Nhu Cầu Nhập Khẩu Gạo Dự Báo Giảm. Truy cập tại: Vietnambiz website: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-gao-nam-2019-nhu-cau-nhap-khau- gao-du-bao-giam-20200203091346948.htm [18] Bích Hồng. (2019). Xuất Khẩu Gạo: Cạnh Tranh Để Phát Triển. Truy cập tại: Tin Tức website: https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/gia-gao-viet- nam-vuot-troi-thai-lan-an-do-nho-uu-the-chat-luong- 20180702070233183.htm [19] Ninh Đức Hùng. (2013). Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Trái Cây Việt Nam. (Tiến sĩ), Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, [20] Nguyễn Mạnh Hùng. (2013). Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam. (Tiến sĩ), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Việt Nam. 161 [21] Võ Khắc Huy. (2014). Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Và Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Của Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phát triển & hội nhập 17(27), pp. 73-77. [22] Nguyễn Huyền. (2008). Trình Độ Sản Xuất Của Nông Dân Mình Quá Yếu. Truy cập tại: VnEconomy website: luc/trinh-do-san-xuat-cua-nong-dan-minh-qua-yeu-20080815093258744.htm [23] HV. (2018). Giá Gạo Việt Nam Vượt Trội Thái Lan, Ấn Độ Nhờ Ưu Thế Chất Lượng. Truy cập tại: Tin Tức website: https://baotintuc.vn/thi-truong- tai-chinh/gia-gao-viet-nam-vuot-troi-thai-lan-an-do-nho-uu-the-chat-luong- 20180702070233183.htm [24] Trần Tiến Khai. "Chính Sách Xuất Khẩu Lúa Gạo Việt Nam Và Những Vấn Đề Cần Điều Chỉnh." In Hội thảo Khoa Học Xã Hội và Phát Triển Bền Vững Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cần Thơ: Viện Phát triển Bền Vững Vùng Nam Bộ, 2010. [25] Nguyễn Thành Long. (2016). Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre. (Tiến sĩ), Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam. [26] Võ Thị Thanh Lộc, Lê Nguyễn Đoan Khôi. (2011). Phân Tích Tác Động Các Chính Sách Và Chiến Lược Nâng Cấp Chuỗi Ngành Hàng Lúa Gạo. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19b(2011), pp. 110-21. [27] Trần Mạnh. (2019). Hạt Gạo Việt Nam: 30 Năm, Một Nỗi Đau Đáu Về Thương Hiệu. Truy cập tại: Tuổi Trẻ Online website: https://tuoitre.vn/hat- gao-viet-30-nam-mot-noi-dau-dau-ve-thuong-hieu-20190419211402473.htm [28] Vũ Thị Minh. Phát Triển Cây Ăn Quả Ở Miền Núi Tỉnh Quảng Ninh. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2004. [29] Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. "Bộ Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh (Pci)." edited by Nam Phòng thương mại và công nghiệp Việt, 2019. [30] NNVN. (2019). Hỗ Trợ Công Nghệ 4.0 Cho Nông Dân Trồng Lúa. Truy cập tại: Hội Nông dân Việt Nam website: nong-dan-trong-lua [31] Thảo Nguyên. (2013). Xuất Khẩu Gạo Năm 2013 Giảm Mạnh. Truy cập tại: Dantri website: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/xuat-khau-gao-nam-2013- giam-manh-1388537420.htm [32] Nguyên Phúc, Đào Phương. (2019). Các Tỉnh Phía Bắc Được Mùa Lúa. https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/42082202-cac-tinh-phia-bac-duoc- mua-lua.html 162 [33] Huỳnh Thanh Phương. (2011). Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Phi Nông Nghiệp. (Thạc Sĩ), Đại học Mở TP.HCM. [34] Bùi Đức Tuân. (2006). Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Ngành: Tiếp Cận Thông Qua Mô Hình Kim Cương. Tạp chí Kinh tế và Phát triển [Journal of Economics and Development], 10, pp. 57-60. [35] ———. (2011). Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Chế Biến Thủy Sản Việt Nam. (Tiến sĩ), Trường đại học kinh tế quốc dân, Việt Nam. [36] Bùi Tư. (2019). Bạc Liêu: Nông Dân Vẫn Khó Tiếp Cận Vốn Ngân Hàng. Truy cập tại: Thời báo Tài chính Việt Nam website: lieu-nong-dan-van-kho-tiep-can-von-ngan-hang-74254.aspx [37] Trần Công Thắng, Đinh Thị Bảo Linh. (2015). How to Support Poor Vietnamese Consumers to Deal with Food Price Volatility and Food Safety Issues. IDS Bulletin, 46(4), pp. 84-89. [38] Mai Hoàng Thịnh. (2019). Ứng Dụng Công Nghệ 4.0 Trong Ngành Nông Nghiệp. Truy cập tại: Tạp chí công thương website: nong-nghiep-63694.htm [39] Nguyễn Đình Thọ. Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh. NXB Lao động xã hội Việt Nam, 2011. [40] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. "Một Số Yếu Tố Tạo Thành Năng Lực Động Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Nuôi Dưỡng." In Kỷ yếu Hội thảo Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, 1-21. Hồ Chí Minh: Viện nghiên cứu kinh tế phát triển, 2009. [41] Nguyễn Xuân Thọ. (2019). Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Sản Phẩm Dệt May Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế. (Tiến sĩ), Bộ kế hoạch và đầu tư viện chiến lược phát triển, Hà Nội. [42] Bộ Công Thương. (2019). Bộ Công Thương Tích Cực Xúc Tiến Thương Mại Mặt Hàng Gạo. Truy cập tại: TrungtamWTO website: thuong-mai-mat-hang-gao [43] Tố Uyên. (2018). Giải Bài Toán Nâng Tầm Cho Hạt Gạo Việt Trên Thị Trường Quốc Tế. Truy cập tại: ThoibaotaichinhVietnam website: toan-nang-tam-cho-hat-gao-viet-tren-thi-truong-quoc-te-62975.aspx 163 TÀI LIỆU TIẾNG ANH [44] Bela Balassa. (1965). Trade Liberalisation and "Revealed" Comparative Advantage. The Manchester School, 33(2), pp. 99-123. [45] A. Blesa, M. Ripollés. (2008). The Influence of Marketing Capabilities on Economic International Performance. International Marketing Review, 25(6), pp. 651-73. [46] Franziska Blunck. What Is Competitiveness? The Competitiveness Institute, 2006. [47] Michaël Bonnal. (2010). Export Performance, Labor Standards and Institutions: Evidence from a Dynamic Panel Data Model. Journal of Labor Research, 31(1), pp. 53-66. [48] Harry P. Bowen. (1985). On Measuring Comparative Advantage: A Reply and Extension. Weltwirtschaftliches Archiv, 121(2), pp. 351-54. [49] J. C. Buzby. (2003). International Trade and Food Safety: Economic Theory and Case Studies, United States Department of Agriculture, Economic Research Service, Washington, Dc. pp. [50] Jean C. Buzby. (2003). International Trade and Food Safety: Economic Theory and Case Studies. Retrieved from p1&type=pdf [51] W. G. Cochran. Sampling Techniques. 3 ed. John Wiley & Sons New York, 1977. [52] Simon Ogoudélé Codjo, Gauthier Biaou, Rose Fiamohe, Florent Kinkingninhoun, Aliou Diagne. (2016). Microeconomic Analysis of the Competitiveness of Rice Production in Benin. Review of Agricultural, Food and Environmental Studies, 97(3), pp. 149-58. [53] S. R. Crutchfield, J. C. Buzby, T. Roberts, M. Ollinger, C. T. J. Lin. (1997). Economic Assessment of Food Safety Regulations: The New Approach to Meat and Poultry Inspection, United States Department of Agriculture, Economic Research Service, Washington, Dc., pp. [54] Stephen R. Crutchfield, Jean C. Buzby, Tanya Roberts, Michael Ollinger, Chung-Tung J. Lin. (1997). Economic Assessment of Food Safety Regulations: The New Approach to Meat and Poultry Inspection. Retrieved from United States: https://www.researchgate.net/publication/23516966_Economic_Assessment_ 164 of_Food_Safety_Regulations_The_New_Approach_to_Meat_and_Poultry_I nspection [55] M. C. Custodio, R. P. Cuevas, J. Ynion, A. G. Laborte, M. L. Velasco, M. Demont. (2019). Rice Quality: How Is It Defined by Consumers, Industry, Food Scientists, and Geneticists? Trends Food Sci Technol, 92, pp. 122-37. [56] J. D’Cruz, A. Rugman. (1992). New Concepts for Canadian Competitiveness. World Journal of Engineering and Technology, 2(2), pp. [57] George S. Day. (2018). The Capabilities of Market-Driven Organizations. Journal of Marketing, 58(4), pp. 37-52. [58] Defra. (2002). Development of Competitiveness Indicators for the Food Chain Industries. Retrieved from [59] The International Bank for Reconstruction Development, The World Bank. (2016). Leveraging the Rice Value Chain for Poverty Reduction in Cambodia, Lao Pdr, and Myanmar. Retrieved from USA: 5-WP-P152624-PUBLIC-May-25-2016-final.pdf [60] J.H Dunning. Multinational Enterprises and the Global Economy. Addison Wesley New York, 1993. [61] Office of the Chief Economist, World Agricultural, Outlook Board, U.S. Department of Agriculture. (2015). Usda Agricultural Projections to 2024. Retrieved from USA: https://www.usda.gov/oce/commodity/projections/ [62] Pierre van der Eng. (2004). Productivity and Comparative Advantage in Rice Agriculture in South-East Asia since 1870. Asian Economic Journal, 18(4), pp. 345-70. [63] Piero Esposito, Stefan Collignon. Measuring Competitiveness at Sectoral Level. European Trade Union Institute Brussels, 2017. [64] European Commission Competitiveness Advisory Group. Enhancing European Competitiveness: ... Report to the President of the Commission, the Prime Ministers, and Heads of State. Office for Official Publications of the European Communities, 1995. [65] John Giamalva, Marin Weaver, Lesley Ahmed, Katherine Baldwin, Joanna Bonarriva Renee Berry, Andrea Boron, John Fry và cộng sự (2015). Rice: Global Competitiveness of the U.S. Industry. Retrieved from USA: https://www.usitc.gov/publications/332/pub4530.pdf [66] F.J. Hair, W.C. Black, B.J. Babin, R.E. Anderson. Multivariate Data Analysis: A Global Perspective. Pearson Education New Jersey, 2006. 165 [67] E. Hanak, E. Boutrif, P. Fabre, M. Pineiro. "Food Safety Management in Developing Countries." Paper presented at the Proceedings of the International Workshop, France, 2002. [68] S. Henson, J. Caswell. (1999). Food Safety Regulation: An Overview of Contemporary Issues. Food Policy, 24(6), pp. 589-603. [69] S.D. Hunt, R Morgan. (1995). The Comparative Advantage Theory of Competition. Journal of Marketing, 59(2), pp. 1-15. [70] Muhammad Ilyas, Tahir Mukhtar, Muhammad Tariq Javed. (2009). Competitiveness among Asian Exporters in the World Rice Market. The Pakistan Development Review, 48(4), pp. 783-94. [71] Muhammad Saqib Irshad, Qi Xin, Hamza Arshad, Goodness Aye. (2018). Competitiveness of Pakistani Rice in International Market and Export Potential with Global World: A Panel Gravity Approach. Cogent Economics & Finance, 6(1), pp. [72] Rana Muhammad Sohail Jafar, Ambar Rabnawaz, Safdar Hussain, Wasim Ahmed, Peifen Zhuang. (2015). Aptitudes of Pakistani Rice Industry with Respect to Global Trade. Journal of Economics and Sustainable Development, 6(22), pp. 8-12. [73] Udith K. Jayasinghe-Mudalige, Spencer J. Henson. "Quantifying the Impact of Economic Incentives on Firms' Food Safety Responsiveness: The Case of Red Meat and Poultry Processing Sector in Canada." In The annual American Agricultural Economics Association Meeting, Denver, Colorado, August 1 – 4, 2004., 2004. [74] A. Kaleka. (2012). Studying Resource and Capability Effects on Export Venture Performance. Journal of World Business, 47(1), pp. 93-105. [75] Hannah Soobin Lee, David A. Griffith. (2019). The Balancing of Country- Based Interaction Orientation and Marketing Strategy Implementation Adaptation/Standardization for Profit Growth in Multinational Corporations. Journal of International Marketing, 27(2), pp. 22-37. [76] L.C. Leonidou, D. Palihawadana, M. Theodosiou. (2011). National Export- Promotion Programs as Drivers of Organizational Resources and Capabilities: Effects on Strategy, Competitive Advantage, and Performance. Journal of International Marketing, 19(2), pp. 1-29. [77] Songqing Li, Hao Luo. (2018). Competitiveness of Rice Industry in Hunan Province—a Diamond Model. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 189(4), pp. 166 [78] William A. Masters, Alex Winter‐Nelson. (1995). Measuring the Comparative Advantage of Agricultural Activities: Domestic Resource Costs and the Social Cost‐Benefit Ratio. American Journal of Agricultural Economics, 77(2), pp. 243-50. [79] K. Momaya. (2016). Evaluating International Competitiveness at the Industry Level. Vikalpa: The Journal for Decision Makers, 23(2), pp. 39-46. [80] Eric A Monke, Scott R Pearson. The Policy Analysis Matrix for Agricultural Development. Cornell University Press Ithaca and London, 1989. [81] N. Morgan, D.W. Vorhies, C.H. Mason. (2009). Market Orientation, Marketing Capabilities, and Firm Performance. Strategic Management Journal, 30(8), pp. 909-20. [82] Neil A. Morgan, Constantine S. Katsikeas, Douglas W. Vorhies. (2011). Export Marketing Strategy Implementation, Export Marketing Capabilities, and Export Venture Performance. Journal of the Academy of Marketing Science, 40(2), pp. 271-89. [83] Sanjib Mukhopadhyay, Subhendu Chakrabarti. "Dynamics of Horticulture- Based Agro-Industrialization in India: A Prelude to Revolution in the Agro- Food Sector." In International Conference on Agribusiness in Emerging Economies, 2016. [84] Janet Y. Murray, Gerald Yong Gao, Masaaki Kotabe. (2010). Market Orientation and Performance of Export Ventures: The Process through Marketing Capabilities and Competitive Advantages. Journal of the Academy of Marketing Science, 39(2), pp. 252-69. [85] J. F Mwanza. (2011). Assessment of Factors of Household Capital/Assets That Influence Income of Smallholder Farmers under International Development Enterprises (Ide) in Zambia. (Thạc sỹ), Ghent University, Belgium. [86] Seema Narayan, Poulomi Bhattacharya. (2019). Relative Export Competitiveness of Agricultural Commodities and Its Determinants: Some Evidence from India. World Development, 117, pp. 29-47. [87] Debra L. Nelson. (1987). Organizational Socialization: A Stress Perspective. Journal of Organizational Behavior, 8(4), pp. 311-24. [88] R. R. Nelson. (1987). Roles of Government in a Mixed Economy. Journal of Policy Analysis and Management, 6(4), pp. 541-50. [89] Agatha Osivweneta Ogbe, Victor Olusegun Okoruwa, Olaide Jelili Saka. (2011). Competitiveness of Nigerian Rice and Maize Production Ecologies: 167 A Policy Analysis Approach. Tropical and Subtropical Agroecosystems, 14(2011), pp. 493-500. [90] A. I. Ogus. (1994). Regulation: Legal Form and Economic Theory, Oxford: Clarendon Press., pp. [91] Francis Nathan Okurut, Jonathan J.A.O. Odwee, Asaf Adebua. (2002). Determinants of Regional Poverty in Uganda. Retrieved from Nairobi, Kenya: [92] Michael E. Porter. Lợi Thế Cạnh Tranh. NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 2008. [93] ———. The Competitive Advantage of Nations. The Free Press New York, 1990. [94] Aldington Report. Report from the Select Committee of the House of Lords on Overseas Trade. HMSO London, 1985. [95] Maria Ripollés, Andreu Blesa. (2012). International New Ventures as ―Small Multinationals‖: The Importance of Marketing Capabilities. Journal of World Business, 47(2), pp. 277-87. [96] Sonthaya Sampaothon. (2016). Factors Affecting Export Performance of Thai Rice Exporter in the Chinese Market. Research Journal of Business Management, 10(4), pp. 74-85. [97] Sajee B. Sirikrai, John C. S. Tang. (2006). Industrial Competitiveness Analysis: Using the Analytic Hierarchy Process. The Journal of High Technology Management Research, 17(1), pp. 71-83. [98] Robert M. Solow. (1957). Technical Change and the Aggregate Production Function. The Review of Economics and Statistics, 39(3), pp. 312-20. [99] Y. Srimanee, J.K. Routray. (2012). The Fruit and Vegetable Marketing Chains in Thailand: Policy Impacts and Implications. International Journal of Retail & Distribution Management, 40(9), pp. 656-75. [100] Qun Tan, Carlos M. P. Sousa. (2015). Leveraging Marketing Capabilities into Competitive Advantage and Export Performance. International Marketing Review, 32(1), pp. 78-102. [101] Nikolaos Tzokas, Susan Hart, Paraskevas Argouslidis, Michael Saren. (2000). Industrial Export Pricing Practices in the United Kingdom. Industrial Marketing Management, 29(3), pp. 191-204. [102] M. Theodosiou, J. Kehagias, E. Katsikea. (2012). Strategic Orientations, Marketing Capabilities and Firm Performance: An Empirical Investigation in the Context of Frontline Managers in Service Organizations. Industrial Marketing Management, 41(7), pp. 1058-70. 168 [103] Douglas W. Vorhies, Larry Yarbrough. (1998). Marketing's Role in the Development of Competitive Advantage: Evidence from the Motor Carrier Industry. Journal of Market-Focused Management, 2(4), pp. 361-86. [104] W. Wannamolee. "Development of Good Agricultural Practices (Gap) for Fruit and Vegetables in Thailand." In Good Agricultural Practices (GAP) and Benchmarking: Global GAP for Fruit and Vegetable. Malaysia: Science and Education Publishing, 2008. [105] C. R. Wharton. (1963). Research on Agricultural Development in Southeast Asia. Journal of Farm Economics, 45(5), pp. 1161-74. [106] J. & Jin Zhou, S. "Adoption of Food Safety and Quality Standards by China’s Agricultural Cooperatives: A Way out of Monitoring Production Practices of Numerous Small-Scale Farmers?" In The International Association of Agricultural Economists Conference. Beijing, China, 2009. [107] Shaoming Zou, Eric Fang, Shuming Zhao. (2003). The Effect of Export Marketing Capabilities on Export Performance: An Investigation of Chinese Exporters. Journal of International Marketing, 11(4), pp. 32-55. 169 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng Khảo sát Xin chào Anh/Chị! Tôi là .. - Nghiên cứu sinh .. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài luận án tiến sĩ với tiêu đề ―Năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam‖. Để đảm bảo đề xuất được những giải pháp và kiến nghị cho ngành lúa gạo của Việt Nam, kính mong Anh/Chị giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này bằng cách trả lời một số câu hỏi sau đây. Tôi xin cam kết những thông tin được Anh/Chị cung cấp và chia sẻ sẽ được tổng hợp theo nguyên tắc khuyết danh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Anh/ chị! A, Thông tin ngƣời khảo sát 1. Họ và tên.... 2. Tuổi. .. 3. Giới tính. 4. Số lao động trong đơn vị của anh/chị: 5. Anh/chị đang hoạt động tại:  Nông hộ  Thương lái  Nhà máy xay xát  Công ty lương thực  Bán lẻ 6. Khu vực làm việc của anh/chị:  Đồng bằng sông hồng  Đồng bằng sông cửu long  Duyên hải miền Trung B. Nội dung khảo sát 1. Điều kiện s n xuất và kinh doanh ngành lúa gạo Những người nông dân sản xuất có khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý Nguồn nhân công phục vụ cho các hoạt động liên quan tới ngành lúa gạo là dồi dào. Rất không đồng ý Rất đồng ý Quy mô diện tích sản xuất lúa gạo là rất lớn. Rất không đồng ý Rất đồng ý Máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản Rất không v Rất 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 170 xuất lúa gạo là có sẵn. đồng ý đồng ý Thời tiết luôn thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa gạo. Rất không đồng ý Rất đồng ý Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng gạo là rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý Khả năng tiếp cận với các nguồn vay tín dụng để sản xuất, cung ứng lúa gạo là rất cao. Rất không đồng ý Rất đồng ý 2. Điều kiện về cầu Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều thị trường quốc tế. Rất không đồng ý Rất đồng ý Giá bán sản phẩm lúa gạo ở Việt Nam cao hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường quốc tế. Rất không đồng ý Rất đồng ý Nhu cầu sử dụng sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế là rất lớn. Rất không đồng ý Rất đồng ý 3. Các ngành hỗ trợ và liên quan Chúng tôi luôn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các ban ngành liên quan. Rất không đồng ý Rất đồng ý Các tác nhân am hiểu kỹ thuật hiện đại liên quan đến sản xuất và cung ứng lúa gạo. Rất không đồng ý Rất đồng ý Có khả năng ứng dụng và cập nhật các kiến thức mới liên quan đến sản xuất và cung ứng lúa gạo Rất không đồng ý Rất đồng ý Các tác nhân có sự liên kết và hỗ trợ nhau trong sản xuất và cung ứng lúa gạo Rất không đồng ý Rất đồng ý Các đối tác tham gia sản xuất và cung ứng có nhiều kinh nghiệm về ngành lúa gạo Rất không đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 171 4. Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh Giá bán sản phẩm lúa gạo của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao với sản phẩm gạo từ nước khác trên thị trường. Rất không đồng ý Rất đồng ý Các khâu sản xuất gạo của Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Rất không đồng ý Rất đồng ý Khả năng bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp, thương lái Việt Nam là rất cao. Rất không đồng ý Rất đồng ý 5. Vai trò của chính phủ Chính sách về hỗ trợ, thuế của Nhà nước đưa ra đối với ngành lúa gạo Việt Nam là rất phù hợp. Rất không đồng ý Rất đồng ý Mức độ hỗ trợ của nhà nước về vốn (bao gồm hỗ trợ vốn và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi) dành cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất lúa gao là rất cao. Rất không đồng ý Rất đồng ý Chính sách hỗ trợ nhà nước về xuất khẩu gạo là rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý Chính sách hỗ trợ nhà nước về nâng cao kỹ thuật, phát triển giống mới cho người nông dân là rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh doanh, tiếp cận chính sách là rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý 6. Năng lực marketing của các doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm lúa gạo của Việt Nam Rất không Rất 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 172 tốt hơn so với sản phẩm của đơn vị sản xuất khác. đồng ý đồng ý Giá sản phẩm gạo của Việt Nam tốt hơn so với sản phẩm từ đơn vị khác sản xuất. Rất không đồng ý Rất đồng ý Giá cả và chính sách về giá của ngành gạo Việt Nam rất linh hoạt. Rất không đồng ý Rất đồng ý Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam rất đa dạng trên thị trường. Rất không đồng ý v Rất đồng ý Kênh phân phối lúa gạo của Việt Nam rất đa dạng. Rất không đồng ý Rất đồng ý Năng lực nghiên cứu và chăm sóc khách hàng của các công ty lúa gạo Việt Nam rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý Khả năng tiếp thị, quảng cáo và xúc tiến bán hàng của các công ty ngành lúa gạo của Việt Nam là rất tốt. Rất không đồng ý Rất đồng ý . Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Năng lực sản xuất của nông dân, nhà máy say sát, và công ty lương thực là rất cao. Rất không đồng ý Rất đồng ý Mức giá của sản phẩm lúa gạo Việt Nam luôn được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với thực trạng kinh tế và thị trường. Rất không đồng ý Rất đồng ý Sự liên kết giữa công ty với nông dân, nhà máy xay sát, cửa hàng bán lẻ là rất hiệu quả. Rất không đồng ý Rất đồng ý Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam có lợi thế hơn so với sản phẩm lúa gạo của các nước khác. Rất không đồng ý v Rất đồng ý Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu tới nhiều thị trường. Rất không đồng ý Rất đồng ý Xin chân thành cảm ơn! 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 173 Phụ lục 2: PHỎNG VẤN SÂU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM (Dành cho......) I. GIỚI THIỆU Xin chào Anh/Chị! Tôi là .. - Nghiên cứu sinh Học Viện Khoa học xã hội. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài luận án tiến sĩ với tiêu đề ―Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam‖. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam. Để đảm bảo đề xuất được những giải pháp và kiến nghị cho vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam mang tính thực tiễn và hiệu quả, kính mong Anh/Chị giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này bằng cách trả lời một số câu hỏi sau đây. Tôi xin cam kết những thông tin được Anh/Chị cung cấp và chia sẻ sẽ được tổng hợp theo nguyên tắc khuyết danh. II.NỘI DUNG PHỎNG VẤN Họ và tên người được phỏng vấn: ..... Chức vụ: .... Nơi công tác: ... Địa chỉ: . Thời gian phỏng vấn: . III. CÂU HỎI PHỎNG VẤN 1. Anh/ chị đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam hiện nay? 2. Anh/ chị đánh giá như thế nào về năng lực sản xuất của ngành lúa gạo của Việt Nam hiện nay như là năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành lúa gạo Việt Nam? 3. Anh/ chị đánh giá như thế nào về điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cá thể trong ngành lúa gạo Việt Nam? 4. Anh/ chị đánh giá như thế nào về sự phát triển công nghệ trong ngành lúa gạo Việt Nam? 5. Theo nhận định của Anh/ chị, nông dân Việt Nam đã áp dụng công nghệ trong các khâu sản xuất như thế nào? 6. Anh/ chị đánh giá như thế nào về khả năng chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang hữu cơ của ngành lúa gạo Việt Nam (như là thuận lợi, hạn chế,)? 7. Theo Anh/ chị giá gạo của Việt Nam đã tương xứng với chất lượng gạo và tiềm năng sẵn có hay chưa? 174 8. Theo Anh/ chị giá gạo của Việt Nam so với các đối thủ trên thị trường là cao hay thấp? 9. Anh/ chị đánh giá như thế nào về mẫu mã, chủng loại gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế? 10. Hiện nay, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn không hề biết tới gạo Việt Nam, thậm chí một số người tiêu dùng không biết mình đang sử dụng gạo Việt Nam. Theo Anh/ chị nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? 11. Theo anh/ chị, các doanh nghiệp của Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động marketing thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế hay chưa? 12. Theo anh/ chị Việt Nam cần làm gì để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong khâu quảng bá và tiếp cận thị trường quốc tế? 13. Anh/ chị đánh giá như thế nào về các quy định, chính sách phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua? 14. Hiện nay tiếp cận ưu đãi vay vốn là một trong những khó khăn của nông dân, thương lái, doanh nghiệp. Theo anh/ chị nguyên nhân vấn đề này là do đâu và Việt Nam nên làm gì để cải thiện vấn đề này? 15. Theo anh/ chị, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo trong thời gian tới thì Việt Nam nên làm gì? Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian giúp đỡ và chia sẻ thông tin với tôi! 175 Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập Rotated Component Matrix a Component 1 2 3 4 5 6 BC1 0,887 BC2 0.896 BC3 0.892 BC4 0.892 BC5 0.907 BC6 0.795 BC7 0.599 CO1 0.855 CO2 0.916 CO3 0.827 CO4 0.929 CO5 0.815 MS1 0.673 MS2 0.671 MS3 0.964 IEI1 0.606 IEI2 0.619 IEI3 0.601 MK1 0.669 MK2 0.849 MK3 0.716 MK4 0.762 MK5 0.736 MK6 0.821 MK7 0.716 SS1 0.719 SS2 0.783 SS3 0.720 SS4 0.536 SS5 0.673 Eigenvalues 4.993 3.842 1.832 1.111 3.987 2.389 Cumulative 0.989 0.972 0.762 1.445 1.016 1.165 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,810 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 10505,464 Df 595 Sig. 0,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations. Nguồn: Phân tích từ kết quả khảo sát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_lua_gao_viet_nam.pdf
  • pdfTrichyeu_PhanThiThanhTam.pdf
Luận văn liên quan