Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra bảng thành phần hạt hợp lý cho từng cốt liệu để hỗn hợp cốt liệu đạt được
độ đặc cao thỏa mãn các tiêu chuẩn tối ưu;
- Xây dựng được phương pháp thiết kế cấp phối thành phần bê tông đầm lăn trong
xây dựng đường ở Việt Nam;
- Nghiên cứu thí nghiệm trong phòng các giá trị đặc trưng về cường độ chịu nén,
cường độ chịu kéo uốn, mô đun đàn hồi và các hàm quan hệ của chúng cho BTĐL
trong xây dựng đường;
- Bước đầu nghiên cứu xác định độ co ngót và giãn nở do nhiệt của BTĐL, góp
phần cho tính toán ứng suất nhiệt, từ đó xác định được chiều dài tấm BTĐL hợp lý
trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc;
173 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các thông số chủ yếu của bê tông đầm lăn trong tính toán kết cấu mặt đường ô tô và sân bay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kích là 1,15. Trong giá trị các hệ số xung kích trên đây dã xét đến sự phân bố lại tải trọng
giữa các bánh xe khi chạy trên đường không bằng phẳng gây ra.
3. Hệ số an toàn xét đến sự mỏi của bêtông
Tải trọng trùng phục do xe chạy nhiều lần trên mặt đường bê tông sẽ gây ra trạng
thái mỏi trong bê tông và là một nguyên nhân quan trọng làm hư hỏng mặt đường. Thí
nghiệm cho thấy dưới tác dụng của tải trọng trùng phục, vật liệu có thể bị phá hoại khi
ứng suất thấp hơn cường độ giới hạn của nó rất nhiều, ứng suất phát sinh trong vật liệu
dưới tác dụng của tải trọng trùng phục càng nhỏ thì số lần trùng phục mà vật liệu chịu
đựng được trước khi phá hoại sẽ càng lớn.
4. Tính năng cơ học của vật liệu
Tính năng cơ học của bê tông làm đường bao gồm: cường độ chịu nén, cường độ
chịu kéo uốn, cường độ chịu ép chẻ, mô đun đàn hồi, hệ số poát xông, hệ số giãn nở do
nhiệt.
Cường độ của bê tông tăng theo thời gian và chịu các tác động của tải trọng, môi
trường, công nghệ thi công, cho nên có khác biệt kết quả thí nghiệm và cường độ thực tế
trên mặt đường. Để tái tạo chính xác thí nghiệm điều kiện làm việc thực tế trong mặt
117
đường là khó thực hiện, nên cường độ bê tông mặt đường phục vụ cho thiết kế cần sử
dụng cường độ đặc trưng có xét đến xác xuất độ tin cậy.
5. Móng mặt đường
Thiết kế và phân tích móng mặt đường là một yếu tố quan trọng trong quá trình
thiết kế. Để đánh giá khả năng chịu tải của đất nền hoặc dùng trị số mô đun phản lực đất
nền (k) hoặc mô đun đàn hồi tương đương của móng (Es). Ba chỉ tiêu trực tiếp phản ánh
chất lượng chịu tải của móng đường: Hệ số chịu tải nền CBR (%), mô đun phản lực của
đất nền k (MPa/m) và mô đun độ cứng của móng (MPa).
4.2.2. Đề xuất mô hình kết cấu áo đường BTĐL cho đường giao thông cấp thấp
4.2.2.1. Xác định chiều dài cho phép của tấm BTĐL
Khoảng cách mối nối trong mặt đường bê tông phụ thuộc nhiều vào co ngót của bê
tông hơn là ứng suất. Theo Darter và Barenberg (1977), độ mở rộng mối nối có thể được
tính toán một cách tương đối như sau:
. . .tL C L T
(4.2)
trong đó:
L là độ mở rộng mối nối do thay đổi nhiệt độ và co ngót của bê tông, đảm bảo
cho phép thi công thông thường là 5mm;
t là hệ số giãn nở nhiệt của bê tông;
là hệ số co ngót của bê tông;
T là phạm vi thay đổi nhiệt độ và bằng nhiệt độ lúc đổ bê tông trừ đi niệt độ
trung bình thấp nhất hàng tháng, phạm vi thay đổi nhiệt độ trung bình là 330C ;
C là hệ số điều chỉnh do ma sát giữa tấm và nền, bằng 0,65 đối với nền được gia
cố và bằng 0,85 với nền cấp phối.
Chiều dài của tấm là:
. .t
L
L
C T
(4.3)
Theo kết quả thí nghiệm trong chương 3 có các giá trị về độ co ngót và giãn nở.
Thay các giá trị vào (4.2) tính được chiều dài của tấm như trong bảng 4.3.
118
Bảng 4.2. Chiều dài tính toán tối đa của BTĐL và BTT
BTĐL BTT
Độ co ngót 500m/m 700m/m
Hệ số giãn nở nhiệt 9/0C 9,5/0C
Chiều dài L 7,38m 5,8m
Vậy, chiều dài lớn nhất nhất có thể của tấm mặt BTĐL đối với khe nối không có
thanh truyền lực là 7,38m, trong khi đó tính toán cho mặt đường bê tông xi măng thông
thường thì chiều dài tối đa là 5,8m. Nguyên nhân chính cho sự chênh lệch này do độ co
ngót và giãn nở của BTT lớn hơn BTĐL khi cùng sử dụng một loại vật liệu.
Mặc dù đây mới chỉ là kết quả tính toán về mặt lý thuyết theo phép tính đơn giản
nhất, song có thể kết luận chiều dài tấm BTĐL được kéo dài hơn so với BTT. Trong thực
tế, chiều dài tối đa của tấm BTT thường là 5m (so mức tối đa là 5,8m). Do vậy, khi thiết
kế kết cấu áo đường cứng cho đường cấp thấp với lớp mặt là vật liệu BTĐL thì chiều dài
tấm được có thể mở rộng hơn so với BTT khoảng (0,5 1,5)m, nên đề xuất chiều dài
tấm BTĐL cho lớp mặt khoảng (5,5 7)m. Khi đó ta có mặt cắt ngang bố trí tấm BTĐL
cho đường cấp thấp như hình 4.1.
Hình 4.1. Mặt cắt ngang bố trí tấm BTĐL
4.2.2.2. Phân tích kết cấu mặt đường dùng BTĐL làm lớp mặt cho đường cấp thấp
Căn cứ vào tải trọng tác dụng, phân tích kết cấu tấm mặt đường BTĐL với các
thông số về lớp móng và đất nền cho trước. Ngoài ra, dựa vào các mức số trục xe tiêu
chuẩn tích lũy trong thời hạn tính toán cho đường cấp thấp hoặc đường giao thông nông
thôn [3], đề xuất như sau:
119
- Quy mô giao thông mức trung bình: 3.104 1.106 (trục xe/làn) dùng cho tấm
BTĐL mác 30 chiều dày 24cm đặt trên lớp móng cấp phối đá dăm (CPDD) loại 1 dày
30cm (Hình 4.2), hoặc BTĐL mác 35 với chiều dày 22cm đặt trên lớp móng CPDD loại
1dày 24cm (Hình 4.3). Giữa tấm và lớp móng có lớp đệm polime để chống mất nước và
tạo phẳng. Kết cấu được đặt trên nền đất đầm chặt đạt E0 = 45MPa.
Hình 4.2. Mô hình kết cấu 1 (KC1) Hình 4.3. Mô hình kết cấu 2 (KC2)
- Quy mô giao thông mức nhẹ: < 3.104
(trục xe/làn, dự kiến dùng tấm BTĐL mác
30 chiều dày 20cm (Hình 4.4), đặt trên lớp
móng CPDD loại 1 có chiều dày 24cm.
Giữa tấm và lớp móng có lớp đệm polime
để chống mất nước và tạo phẳng. Kết cấu
được đặt trên nền đất đầm chặt đạt E0 =
45MPa.
Hình 4.4. Mô hình kết cấu 3 (KC3)
Kiểm toán lại các mô hình kết cấu đã đề xuất về các đặc tính cơ học theo quyết
định 3230/QĐ - BGTVT (phụ lục C), để từ đó xác định được mức độ ứng dụng của
BTĐL cho kết cấu áo đường cứng. Thông qua quá trình tính toán, thu được kết quả ứng
suất chịu tải trọng và nhiệt như trong bảng 4.3.
120
Bảng 4.3. Ứng suất chịu tải trọng và nhiệt của các mô hình kết cấu
Ứng suất, MPa KC1 KC2 KC3
Ứng xuất kéo uốn gây mỏi tại vị trí giữa
cạnh dọc tấm do tải trọng trục tiêu chuẩn
(Ps) ϭps:
1,497 1,740 1,957
Ứng xuất kéo uốn gây mỏi do tải trọng
trục tiêu chuẩn (Ps) ϭpr:
2,862 3,328 3,064
Ứng xuất kéo uốn tại vị trí giữa cạnh dọc
tấm do tải trọng trục nặng nhất (Pmax)
ϭps:
1,777 2,066 2,323
Ứng xuất kéo uốn lớn nhất do tải trọng
trục nặng nhất (Pmax) ϭpmax:
1,546 1,797 2,021
Ứng xuất kéo uốn lớn nhất do gradien
nhiệt độ lớn nhất gây ra trong tấm BTXM
ϭtmax:
1,551 1,683 1,550
Ứng xuất nhiệt gây mỏi ϭtr: 0,721 0,780 0,720
ɤr(ϭpr+ϭtr): 3,780 4,334 3,992
ɤr(ϭpmax+ϭtmax): 3,267 3,672 3,767
Cường độ chịu uốn của vật liệu BTĐL 4,17 4,54 4,17
Độ chênh giữa ứng suất lớn nhất trong
tấm và khả năng chịu uốn của vật liệu
0,39 0,206 0,178
Vẽ biểu đồ ứng suất của các mô hình kết cấu khi chịu tải trọng tác dụng từ bảng
4.2 ta được biểu đồ hình cột như hình 4.5.
Hình 4.5. Biểu đồ ứng suất tính toán của các kết cấu
121
Từ hình 4.4, rõ ràng tất cả các mô hình kết cấu đều đạt yêu cầu, đảm bảo khả năng
chịu lực. Ứng xuất kéo uốn gây mỏi do tải trọng trục tiêu chuẩn (Ps) ϭpr sinh ra trong
tấm là lớn nhất, trong khi đó ứng xuất nhiệt gây mỏi ϭtr lại nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, cũng dễ thấy mức độ chênh giữa khả năng chịu lực của vật liệu và
tác động của tải trọng bên ngoài là khá nhỏ (có tính đến độ tin cậy cho phép), vì vậy mà
các kết cấu đề xuất đã tận dụng tối đa khả năng chịu lực của vật liệu. Tuy nhiên, dù chịu
tải trọng ở mức nào thì chiều dày lớp mặt BTĐL cho đường cấp thấp cũng tối thiểu là
20cm. Tùy theo lưu lượng của xe, có thể sử dụng hai loại mác BTĐL 30 hoặc 35 để thiết
kế, tương ứng với nó là chiều dày lớp móng cấp phối đá dăm nên điều chỉnh tương ứng
cho phù hợp và tiết kiệm vật liệu.
4.2.3. Tính toán kết cấu móng mặt đường cứng sử dụng BTĐL làm lớp móng
Đối với mặt đường cấp cao, ngoài yêu cầu về cường độ và mô đun đàn hồi của vật
liệu làm mặt, còn yêu cầu về độ bằng phẳng, khả năng chịu mài mòn, độ bám của lớp vật
liệu làm mặt đường với bánh xe. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, đã bước đầu
đánh giá về độ mài mòn của BTĐL mác 30 và mác 35, so với BTT là cao hơn. Song số
lượng thí nghiệm chưa nhiều, nên đề nghị làm lớp móng cho mặt đường cấp cao. Lớp
BTĐL được thay thế lớp móng gia cố xi măng trong kết cấu định hình theo [3]. Kết cấu
mặt đường có móng là BTĐL được thiết kế cấu tạo như trong hình 4.6.
Kiểm toán lại các kết cấu đã đề xuất, nếu
các điều kiện kiểm toán đạt các yêu cầu đề ra
thì việc lựa chọn chiều dày tấm cũng như các
thông số tính toán. Chi tiết tính toán các kết
cấu (KC4) trong phụ lục D tính toán cho kết
cấu mặt đường bê tông xi măng theo
3230/QĐ-BGTVT.
Hình 4.6. Lớp móng BTĐL (KC4)
122
4.3. Kết luận chương 4
- Dựa trên các số liệu thí nghiệm về cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo uốn,
mô đun đàn hồi và các mối tương quan giữa chúng. Luận án đã đề xuất các mô hình kết
cấu áo đường cho loại vật liệu này thông qua kết quả phân tích số học khả năng làm việc
của tấm BTĐL trên nền móng và nền cho trước.
- Vật liệu BTĐL với mác 30 và mác 35 được đề xuất với chiều dầy tấm lớn hơn
20cm, tùy theo các cấp tải trọng cho thiết kế mặt đường và vật liệu móng nền.
- Chiều dài tấm BTĐL được mở rộng hơn so với BTT khi làm lớp mặt đường cấp
thấp, có thể lên đến 7m.
123
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở nghiên cứu thí nghiệm trong phòng của chính tác giả và những phân
tích đánh giá kết quả thí nghiệm, có thể tóm lược những đóng góp có giá trị của luận án
như sau:
1. Kết luận
Bằng thí nghiệm kết hợp với lập luận khoa học trong thiết kế cấp phối thành phần
hạt của các cốt liệu trong hỗn hợp BTĐL, luận án đã thu được những kết quả như sau:
- Luận án đã nghiên cứu đã đề xuất bảng cấp phối thành phần hạt cho hỗn hợp các
cốt liệu và phương pháp thiết kế hỗn hợp BTĐL;
- Luận án đưa ra các khuyến cáo về thành phần cốt liệu cho BTĐL trong xây dựng
công trình giao thông: mức ngậm cát (C/CL): 0,41 ÷ 0,44; N: (115 ÷ 117) lít/m3;
độ công tác VC: 30s ÷ 40s; TB/CKD : 20% ÷ 40% theo khối lượng;
- Luận án xây dựng được các hàm hồi qui thực nghiệm về quan hệ giữa cường độ
chịu kéo uốn và mô đun đàn hồi với cường độ chịu nén của BTĐL:
0,55850,6243ku nR R (3.1) và Ec = 4,7418 Rn
0,4912 (3.6), độ co ngót khô ở 90 ngày là
205m/m, tối đa thường nằm trong khoảng (400500)m/m và hệ số dãn nở nhiệt
của loại vật liệu BTĐL α = 9.10-6/0C;
- Chiều dài tấm khi dùng BTĐL làm lớp mặt cho đường giao thông cấp thấp có thể
lên đến 7m;
- BTĐL được sử dụng làm lớp mặt cho đường giao thông cấp thấp hoặc làm lớp
mong cho mặt đường cứng cấp cao;
- Bên cạnh đó, luận án là tài liệu tham khảo tốt khi nghiên cứu, giảng dạy về vật liệu
BTĐL.
2. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra bảng thành phần hạt hợp lý cho từng cốt liệu để hỗn hợp cốt liệu đạt được
độ đặc cao thỏa mãn các tiêu chuẩn tối ưu;
- Xây dựng được phương pháp thiết kế cấp phối thành phần bê tông đầm lăn trong
xây dựng đường ở Việt Nam;
124
- Nghiên cứu thí nghiệm trong phòng các giá trị đặc trưng về cường độ chịu nén,
cường độ chịu kéo uốn, mô đun đàn hồi và các hàm quan hệ của chúng cho BTĐL
trong xây dựng đường;
- Bước đầu nghiên cứu xác định độ co ngót và giãn nở do nhiệt của BTĐL, góp
phần cho tính toán ứng suất nhiệt, từ đó xác định được chiều dài tấm BTĐL hợp lý
trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc;
3. Hạn chế
- Trong phạm vi đề tài, luận án mởi chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá tính chất của
BTĐL với phụ gia khoáng tro bay mà luận án chưa tiến hành nghiên cứu với các
loại phụ gia khoáng khác nhau;
- Trong điều kiện thực nghiệm còn hạn chế, luận án chưa có đánh giá về hiệu quả
kinh tế bằng cách thi công thử nghiệm một đoạn đường (tối thiểu là 200m);
- Luận án cũng mới bước đầu nghiên cứu về độ dãn nở của BTĐL, tuy nhiên mức
độ nghiên cứu chưa có nhiều để đánh giá được mức độ ảnh hưởng khác nhau của
các thành phần trong BTĐL đến độ dãn nở nhiệt;
- Mức độ phong phú về vật liệu sử dụng trong luận án chưa nhiều, nên kết quả thu
được trong quá trình nghiên cứu phù hợp với một số loại vật liệu nhất định.
4. Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng BTĐL với các vật liệu các vùng khác nhau để
ứng dụng trong kết cấu mặt đường ô tô rộng rãi hơn;
- Cần nghiên cứu thực nghiệm ngoài hiện trường, để có sự đánh giá tổng quan hơn
về loại vật liệu này;
- Cần có các nghiên cứu tiếp với các loại cốt liệu để xác định được hệ số dãn nở của
BTĐL.
5. Hướng nghiên cứu tiếp theo
- Nghiên cứu ứng dụng các loại PGK cho sản xuất BTĐL cường độ cao;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thành phần trong BTĐL đến độ dãn nở nhiệt;
- Nghiên cứu bê tông đầm lăn cốt sợi.
i
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
[1] Nguyễn Thị Thu Ngà (2014), Thiết kế cấp phối các cốt liệu trong bê tông đầm lăn
theo các tiêu chuẩn tối ưu, Tạp chí Cầu đường Việt Nam số 4.
[2] Nguyễn Thị Thu Ngà, Phạm Huy Khang, Bùi Xuân Cậy (2015), Khái quát các
phương pháp thiết kế bê tông đầm lăn trong xây dựng đường ở Việt Nam, Tạp chí
Cầu đường Việt Nam số 1-2.
[3] Nguyễn Thị Thu Ngà (2015), Nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính
công tác của bê tông đầm lăn bằng phương pháp qui hoạch thực nghiệm, Tạp chí
Cầu đường Việt Nam số 5.
[4] Nguyễn Thị Thu Ngà (2015), Đánh giá độ tin cậy trong đo lường cường độ chịu
nén của bê tông đầm lăn, Tạp chí Cầu đường Việt Nam số 11.
[5] Nguyễn thị Thu Ngà, Nguyễn Anh Tuấn (2015), Nghiên cứu thực nghiệm tính co
ngót của bê tông đầm lăn, Tạp chí Giao thông vận tải số 10.
[6] Nguyen Thi Thu Nga, Vu Quoc Vuong (2016), Influence of some key factors on
workability of RCC by experimental planing method, ACF Magazine Vol 2.
[7] Nguyen Thi Thu Nga, Pham Huy Khang, Vu Quoc Vuong (2016), Influence of
some key factors on coefficient of thermal expansion of roller compacted concrete
in Viet Nam, the 7th International Conference of Asian Concrete Federation
(ACF).
ii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Bộ tài liệu dịch Anh Việt,
Trung Việt về bê tông đầm lăn trong đề tài “Dịch, hiệu đính, biên tập và in
ấn các tài liệu về bê tông đầm lăn”.
[2]
Nguyễn Văn Cao – Trần Thái Ninh (2012), Lý thuyết xác suất và thống kê
toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[3]
Bùi Xuân Cậy (2007), Định hình kết cấu mặt đường của Cộng hòa Liên
bang Đức và suy nghĩ kết cấu mặt đường đang sử dụng ở Việt Nam, Tạp chí
Cầu đường.
[4]
Nguyễn Quang Chiêu (2008), Các kết cấu mặt đường kiểu mới, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
[5]
Nguyễn Quang Chiêu, Phạm Huy Khang (2001), Xây dựng mặt đường ô tô,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[6]
Nguyễn Quang Chiêu, Dương Ngọc Hải, Nguyễn Xuân Trục (2007), Thiết
kế đường ô tô tập II, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[7]
Phạm Hữu Chính (2007), Thiết kế thành phần bê tông, Nhà xuất bản xây
dựng, Hà Nội.
[8]
Vũ Xuân Chính (2000), “Đầm chặt nhờ rung động”, Giáo trình dùng cho
học viên cao học VLXD khoá 1998-2001, Đại học Xây dựng.
[9]
Nguyễn Hữu Duy và đồng nghiệp (2014), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ thi công kết cấu mặt đường bê tông đầm lăn
cho hạ tầng giao thông.
[10]
Vũ Đình Đấu, Bùi Danh Đại (2006), Chất kết dính vô cơ, Nhà xuất bản xây
dựng, Hà Nội.
[11] Phạm Hữu Hanh (2007), Bê tông đầm lăn, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[12]
Dương Ngọc Hải – Nguyễn Xuân Trục, Thiết kế đường ô tô, Nhà xuất bản
Giáo Dục.
iii
[13]
Nguyễn Quang Hiệp (2005), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bê tông đầm
lăn cho thi công đường & đập trọng lực, Luận án tiến sĩ kỹ thuật.
[14]
Nguyễn Quang Hiệp, Lê Quang Hùng (2003), Phát triển công nghệ bê tông
đầm lăn cho thi công mặt đường ở Việt Nam, Hội thảo khoa học Quốc tế Xi
măng và Công nghệ bê tông.
[15]
Phan Hiếu Hiền (2001), Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu,
Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
[16]
Phạm Duy Hữu (2005), Công nghệ Bê tông và Bê tông đặc biệt, Nhà xuất
bản xây dựng.
[17]
Phùng Văn Lự (2002), Vật liệu và sản phẩm trong xây dựng, Nhà xuất bản
xây dựng, Hà Nội.
[18]
Vũ Hải Nam (2012), Nghiên cứu sử dụng tro tuyển Phả Lại hàm lượng cao
trong bê tông khối lớn thông thường dùng cho đập trọng lực, Luận án tiến
sĩ kỹ thuật.
[19]
Vũ Đình Phụng (2006), Quy hoạch thiết kế và khảo sát sân bay, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
[20]
Nguyễn Như Quí (2003), “Thiết kế thành phần bê tông đầm lăn theo
phương pháp vật liệu composite hai thành phần”, Hội thảo khoa học Quốc
tế Xi măng và Công nghệ bê tông.
[21]
Nguyễn Tấn Quý, “Công nghệ bê tông xi măng”, Giáo trình dùng cho học
viên cao học VLXD khoá 1998-2001, Đại học Xây dựng.
[22] Hồ Viết Quý (2006), Phân tích Lí – Hóa, Nhà xuất bản Giáo dục.
[23]
Nguyễn Thanh Sang (2011), Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học và
khả năng ứng dụng bê tông cát để xây dựng đường ô tô ở Việt Nam, Luận
án tiến sĩ kỹ thuật.
[24]
Tomita R., Shimoyama Y., Kajio S., Obatake (2003), “Những phương pháp
xây dựng mặt đường bê tông hiện nay ở Nhật”, Hội thảo khoa học Quốc tế
Xi măng và Công nghệ bê tông.
iv
[25]
Phạm Cao Thăng (2007), Tính toán thiết kế mặt đường sân bay và đường ô
tô, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[26]
Bùi Minh Trí (2005), Xác xuất thống kê & quy hoạch thực nghiệm, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[27]
Nguyễn Xuân Trục, Dương Ngọc Hải, Vũ Đình Phụng (2001), Sổ tay thiết
kế đường ô tô, Nhà xuất bản Giáo dục.
[28]
Tô Cẩm Tú, Trần Văn Diễn, Nguyễn Đình Hiền, Phạm Chí Thành (1999),
Thiết kế và Phân tích thí nghiệm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[29]
Theo quy định tạm thời số 4452/QĐ -Bộ Giao thông vận tải về thiết kế và
thi công mặt đường BTĐL.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
[30]
ACI 209 - 92, Prediction of Creep, Shrinkage and Temperature effects in
Concrete Structures.
[31] ACI 214, Evaluate the test results of concrete strength.
[32] ACI 211.3R-02, Guide for Selecting Proportions for No-Slump Concrete.
[33] ACI 325-10R, Report on Roller-Compacted Concrete Pavements.
[34] ACI 207-5R -99, Roller-compacted concrete.
[35] ACI 232.2R -96, Use of Fly ash in Concrete.
[36] ACI 207-5R-99, Roller-compacted concrete .
[37]
ASTM C1170-91(1998), Standard Test Methods for Determining
Consistency and Density of Roller-Compacted Concrete Using a Vibrating
Table.
v
[38]
ASTM C1176-92(1998), Standard Practice for Making Roller-Compacted
Concrete in Cylinder Molds Using a Vibrating Table.
[39]
ASTM C1245-93, Standard Test Method for Determining Bond Strength
Between Hardened Roller Compacted Concrete and Other Hardened
Cementitious Mixtures Point Load Test.
[40]
ASTM C1435-99, Standard Practice for Molding Roller-Compacted
Concrete in Cylinder Molds Using a Vibrating Hammer.
[41] ASTM C150-89, Standard specification for Portland Cement.
[42] ASTM C33 (2003), Standard Specification for Concrete Aggregate.
[43] ASTM C496 (2004), Standard Specification for Mohoooifus.
[44] ASTM C595-00, Standard Specification for Blended Hydraulic Cements.
[45]
ASTM C618-91, Standard Specification for Fly Ash and Raw or Cancined
Natural Pozzolan for Use as a Mineral Admixture in Portland Cement
Concrete.
[46]
ASTM C1170-91(1998), Standard Test Methods for Determining
Consistency and Density of Roller-Compacted Concrete Using a Vibrating
Table.
[47]
Barbara Lothenbach, Frank Winnefeld (2006), Thermodynamic Modelling
of the Hydration of Portland Cement, Cement and Concrete Research
[48]
CAI Liangai, WANG Zhenhui, GU Qiangkang, LIU Xiaojun (2009),
Airstrip structural design using roller compacted concrete base.
[49]
CRD-C 161-92, Standard Practice for Selecting Proportions for Roller-
Compacted, Concrete (RCC) Pavement Mixtures Using Soil Compaction
Concepts.
vi
[50]
CRD-C 163-92, Test Method for Water Permeability of Concrete Using
Triaxial Cell.
[51] CRD-C 36-73, Method of test for thermal diffusivity of concrete.
[52]
CRD-C 39-81, "Test method for coefficients of linear thermal expansion of
concrete"
[53] CRD-C 48-92, "Standard Test Method for Water Permeability of Concrete"
[54]
CRD-C 53-01, Test Method for Consistency of No-Slump Concrete Using
the Modified Vebe Apparatus.
[55] Cronbach,L.J (2004), Eduacational and Psychological Measurement.
[56]
Dunstan M.R.H (1999), Recent developments in RCC dams, Hydropower &
Dams Issue One.
[57] David R. Luhr (2006), Aggregates in roller compacted concrete pavement.
[58]
David R. Luhr, Design and Construction of Roller – Compacted Concrete
Pavement for Container Terminals, Portland Cement Association,
[59]
Elisabeth Reid, Jacques Marchand, High-Performance Roller-Compacted
Concrete Used to Pave an Area the Size of 25 Football Fields, Report of
Service d'Expertise en Materiaux (SEM) inc.
[60] Erika E. Holt, (2001), Early age autogenous shrinkage of concrete.
[61]
Fuller, William B., and Thompson, Sanford E., The Laws of Proportioning
Concrete.
[62]
Genadij Shakhmenko and Juris Birsh (1998), Concrete mix design and
Optimization.
[63]
Hak-Chul Shin and Yoonseok Chung (2011), Determination of Coeficient
of Thermal expansion effect on Louisiana’s PCC Pavement Design.
[64] Indiana LTAP Center (2010), The Indiana Local Technical Assistance
vii
Program Roller Compacted Concrete Pavement Manual For Local
Government Agencies, Purdue University School of Civil Engineering.
[65]
Joel, R.N (1990), A method for Controlling Concrete Workability Using
Aggregate Gradation Control, University of Missouri-Rolla.
[66]
Jacques Marchand (2011), Prediction of the compactness of roller
compacted concrete using a granular packing model.
[67] Jason Weiss, (2008), Thermal Stress and Fracture.
[68]
Jan R. Prusinski, P.E., Leed – AP (2013), Roller Compacted Concrete: A-
value - Added Pavement Solution.
[69]
Kennet D. Hansen, William G. Reinhardt (1991), Roller-Compacted
Concrete Dams, pp 15-61.
[70]
Kamal H.Khayat, Nicolas Ali Libre (2014), Roller Compacted Concrete –
Field Evaluation and Mixture Optimization, Missouri University of Science
and Technology.
[71]
Mueller P.E. (1990), Roller Compacted Concrete Pavement – State of the
Art, Arizona State University.
[72] Nevill A.M., “Properties of concrete”, Fourth and Final Edition.
[73]
Noreen M.Webb, Richard J.Shavelson and Hadward H.Haertel (2006),
Reliability Coefficients and Generalizability Theory.
[74]
National Concrete Pavement Technology Center (2011), Guide for roller
compacted concrete pavements, Iowa State University.
[75]
Nattapong Damrongwiriyanupap, Yu – Chang Liang, Yunping Xi (2012),
Application of Roller Compacted Concrete in Colorado’s Roadways,
University of Colorado at Boulder.
[76]
Nadia Pouliot (2001), Prediction of the compactness of roller compacted
concrete using a granular packing model.
[77] PCA (2005), Roller Compacted Concrete Pavement: Design and
viii
Construction.
[78]
Oluokun, A. (1994), Fly Ash-concrete Mix Design and the Water-Cement
Ratio Law. ACI Materials Journal, Detroit, USA, Volume 91, No. 4, 362-
371.
[79]
Sato T., Fucute T, Watanabe N, Time Dependent Behaviour of Roller
Compacted Concrete Pavement in Port Yard.
[80]
Shilstone, J. M. Sr. (1990), Concrete Mixture Optimization, Concrete
International: Design and Contruction.
[81]
Sungchul Yang, Namho Kim, Jincheol Kim, Jongwon Park (2003),
Experimental measurement of concrete thermal expansion, journal of the
Eastern Asia Society for Transportation Studies, Vol5.
[82]
Steven H.Kosmatka, William C. Panarese (1991), Design and Control of
concrete Mixture, Portland Cement Association.
[83]
Sung, Hee Kim (2012), Determination of coefficient of thermal expansion
for Portland cement concrete pavement for MEPDG implementation.
[84]
TM 5-822-5/AFM 88-7, Roller-Compacted Concrete Pavements, Chapter
17
[85]
Tex-428-A (2011), Determining the coefficient of thermal expansion of
concrete, Texas Department of Transportation.
[86]
Watanabe N., Shioda Y, Time Dependent Behaviour of Roller Compacted
Concrete Pavement.
[87]
Warda Bint Ashraf, Munaz Ahmed Noor (2011), A parametric for
assessing the effects of coarseness factor and workability factor on
concrete compressive strength.
[88]
US Army Corps of Engineers (2000), Roller-Compacted Concrete
(EM1110-2-2006 ).
PHỤ LỤC A. KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
ix
THÀNH PHẦN HẠT TỐI ƯU
Fuller - Thompson
Cấp phối cốt liệu được định nghĩa là mối quan hệ giữa cỡ sàng tiêu chuẩn Xi (mm)
và tổng lượng lọt qua cỡ sàng đó Yi(Xi), mối quan hệ này được biểu diễn bằng công thức
hoặc biểu đồ. Cấp phối này có thể điều chỉnh được, nên nó sẽ ảnh hưởng đến đặc tính của
bê tông. Cấp phối cốt liệu tối ưu được mô tả bằng đường cong cấp phối lý tưởng có độ
đặc của cốt liệu là tốt nhất và đặc tính tốt nhất của bê tông. Có rất nhiều kiểu đường cong
cấp phối lý tưởng khác nhau được dựa trên cơ bản bằng thí nghiệm và lý thuyết tính toán
như Bolomey’s, Fuller’s, Graf’s, Rissel’s [28,29,30,31]. Nổi tiếng nhất và được ứng dụng
nhiều nhất là đường cong Fuller được mô tả đơn giản bằng phương trình
max
100. ii
X
YT
X
(A.1)
trong đó: YTI là lượng lọt sàng lý tưởng, %;
Xmax là kích cỡ cốt liệu lớn nhất (điểm kết thúc của đường cong lý tưởng), mm;
Có một điều cần được xem xét, đường cong lý tưởng luôn xuất phát tại điểm
(X0,0) vì có những hạt nhỏ hơn X0 = 0.075mm như bụi, sét. Nên khi xét đến sự ảnh
hưởng này, phương trình đường cong Fuller như sau:
0,5
0 0. .i i iYT T X X T X X (A.2)
trong đó: T là hệ số phụ thược kích cỡ hạt lớn nhất và sự ảnh hưởng của bề mặt cốt liệu
tròn trơn hay góc cạnh đến đường cong Fuller .
Mặt khác, đường cong Fuller cho kết quả độ đặc cao hơn với hỗn hợp bê tông
cứng, độ công tác thấp. Đối với hỗn hợp bê tông dẻo (độ sụt hình côn lớn hơn hoặc bằng
x
5cm), đặc biệt cho bê tông được bơm đòi hỏi lượng cát phải được tăng lên. Chính vì lý do
này mà phương trình Fuller được chuyển đổi để phù hợp với sự đặc chắc của bê tông và
loại cốt liệu.
0.
n
i n iYT T X X (A.3)
trong đó: n là bậc của phương trình đường cong lý tưởng;
Tn là hệ số phụ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất và bậc của biểu thức n.
Cấp phối lý tưởng của cốt liệu có thể xác định qua đường cong giới hạn trong hình
vẽ. Các đường cong Fuller chuyển đổi ( n = 0.3; n = 0.4; n = 0.5) và đường cong giới hạn
theo ASTM C33, Hình 2.3. Cấp phối lý tưởng được tạo ra nếu cát và đá được chia theo
các cỡ sàng và được trộn lại với nhau, nhưng cách này thường khó khăn và tốn kém.
ACI 211 – ASTM C33
ACI 211 là tiêu chuẩn hướng dẫn thực tế của hiệp hội bê tông Mỹ cho việc lựa
chọn thành phần hỗn hợp cho bê tông thông thường, bê tông nặng và bê tông khối lớn.
Một trong những đặc điểm chính cho phương pháp này đó là: Cho phép tối đa 5% 7 %
nhỏ hơn cỡ sàng 0,075mm. Cách thức này cũng tương tự như ASTM C33 là tiêu chuẩn
thử nghiệm các đặc tính của vật liệu.
ACI 211 đặc biệt quan tâm đến sự ảnh hưởng của độ đặc chắc của cốt liệu, với
quan điểm tổng lượng cốt liệu lớn phụ thuộc vào mô đun độ lớn của cốt liệu nhỏ là sự
phân bố cỡ hạt, tuy nhiên theo Hudson (2003) kết luận có cùng mô đun độ lớn không có
nghĩa là có cùng sự phân bố các cỡ hạt. Đối với cát, trong giới hạn cho phép của ASTM
C33, sự khác biệt lại rất lớn, còn đối với cát nhân tạo với các cỡ hạt siêu nhỏ và cấp phối
có thể không đáp ứng giới hạn tiêu chuẩn của ASTM C33, sự khác biệt này trở nên rất
xi
quan trọng. Một nhược điểm khác của quan điểm mô đun độ lớn đó là nó không coi trọng
mức độ đặc chắc của hỗn hợp cũng như hình dạng và đặc điểm bề mặt của cốt liệu. ACI
chỉ quan tâm hai nhân tố chính là cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ trong quá trình sản xuất.
Việc tối ưu hóa hỗn hợp trộn nhiều hơn hai loại cốt liệu chủ yếu này thường không được
khuyến khích, đặc biệt nếu mỗi cỡ hạt được tuân thủ theo phân loại của ASTM C33.
Hình A.1. Phạm vi cấp phối thành phần hạt theo ASTM C33
Chỉ số độ thô (Coarseness Factor)
Đồ thị Coarseness Factor (hay còn gọi là phương pháp Shilstone) được nghiên cứu
và phát triển từ những năm 1987 là phương pháp phân tích kích cỡ và sự phân bố cốt liệu
phối hợp cùng với hàm lượng cốt liệu nhỏ trong hỗn hợp. Biểu đồ Coarseness Factor
được định nghĩa là mối quan hệ giữa cốt liệu lớn và các hạt nhỏ hơn và độ công tác của
hỗn hợp (Hình A.2). Biểu đồ được chia làm 5 vùng, vùng 1 thường cấp phối các cốt liệu
có nhiều lỗ hổng, độ đặc chắc không cao, hỗn hợp dễ bị phân tầng trong quá trình thi
xii
công. Vùng 2 cấp phối các cốt liệu tốt, nói chung vùng 2 phù hợp cho hỗn hợp trộn và tùy
thuộc vào việc sử dụng. Vùng 3 là vùng phát triển tiếp vủa vùng 2, cấp phối hỗn hợp các
cốt liệu tốt, kích cỡ thành phần hạt thường 12.5mm và nhỏ hơn. Vùng 4 có quá nhiều vữa
và có thể bị nứt, cường độ thấp và dễ bị phân tầng. Vùng 5 dùng cho đá, có thể phù hợp
cho bê tông khối lớn. Theo Harrison (2004) thì vùng tối ưu nằm trong vùng 2 như trên
biểu đồ.
Hình A.2. Biểu đồ chỉ số độ thô
Gọi CF là chỉ số độ thô, WF là tính công tác của hỗn hợp, khi đó CF và WF sẽ được
tính toán như sau (Shilstone 1990):
.100 %
Q
CF
R
(A.4)
2,5.( 564)
%
94
WF=W
C
(A.5)
xiii
trong đó: Q là lượng sót tích lũy trên sàng 9,5mm, %;
R là lượng sót tích lũy trên sàng 2,36mm, %;
W là lượng lọt sàng 2,36mm, %;
C là lượng chất kết dính được sử dụng trong hỗn hợp, lb/ yd3.
Khi sử dụng phương pháp này, cần thiết phải xây dựng bảng tính công tác WF với các
tỷ lệ cấp phối khác nhau, cấp phối nằm trong phạm vi của vùng công tác WF sẽ cho độ
đặc chắc cao đáp ứng nhu cầu của dự án trong suốt quá trình thi công sau này.
Đồ thị 0.45 Power Chart
Power Chart là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng lọt sàng và các cỡ sàng
tương ứng. Cấp phối tốt, độ đặc chắc cao sẽ cho hỗn hợp có độ chặt cao và khi đó đường
biểu diễn sẽ gần như một đường thẳng. Đường thẳng này chính là đường Power Chart
được Shilstone tiếp tục đề xuất và đồ thì này được xác định dựa theo phương trình Fuller
- Thompson như sau.
0,45
.100 %
d
P
D
(A.6)
trong đó: P là lượng lọt sàng, %;
d là kích cỡ mắt sàng, mắt sàng vuông, mm;
D là kích cỡ mắt sàng lớn nhất, thường là cỡ sàng lớn hơn cỡ sàng đầu tiên mà có
lượng lọt sàng ≤ 90%, mm.
Đường cấp phối thực tế được so sánh với đường cong chuẩn 0.45 Power Chart
thường chênh trong phạm vi cho phép ± 7%. Cấp phối tốt là cấp phối có độ chênh lệch
không quá lớn so với đường chuẩn. Hỗn hợp trộn cách xa phía dưới đường 0.45 Power
xiv
Chart tức là có quá nhiều cốt liệu lớn, hỗn hợp có xu hướng phân tầng. Ngược lại nếu
đường cấp phối ở phía trên đường 0.45 Power Chart có nghĩa là cấp phối có xu hướng bị
cứng.
Đồ thị lượng sót riêng biệt
Đồ thị Percent Retained biểu diễn phần trăm còn sót lại trên từng cỡ sàng, đồ thị
có thể được dùng để biểu diễn hỗn hợp trộn có khả thi hay không và nhu cầu lượng dùng
nước của hỗn hợp. Lượng sót riêng biệt theo qui định (Bảng A.1).
Bảng A.1. Lượng sót trên mỗi mắt sàng, %
Cỡ sàng Lượng sót trên mỗi mắt sàng, %
Dmax = 37,5mm Dmax = 25mm Dmax = 19mm
25mm 8 - 18
19mm 8 - 18 8 - 20
12,5mm; 9,5mm;
4,75mm; 2,36mm;
1,18mm
8 - 18 8 - 20 8 - 20
0,6mm ; 0,3mm 8 - 15 8 - 15 8 - 15
Sự chênh lệch giữa lượng sót trên các mắt sàng nên < 10% tại từng cỡ sàng so với bảng
được đề nghị.
Phương pháp số để thiết kế cấp phối cốt liệu
Giả sử trộn hỗn hợp có N loại cốt liệu, đường cong cấp phối của từng cốt liệu đã được
xác định, phần trăm mỗi loại cốt liệu đã được xác định để sao cho hỗn hợp có mối tương
quan tốt với đường cong lý tưởng.
xv
Đường cong cấp phối hỗn hợp thực Yi được tính như sau:
1
.
N
i j ji
j
Y k Y
(A.7)
trong đó: Kj là tỷ lệ % của cốt liệu thứ j trong hỗn hợp, ∑ = 1
;
Yji là cấp phối thực cảu cốt liệu thứ j.
Hệ số Kj có thể được xác định bằng phương pháp bình phương tối thiểu giữa đường cong
lý tưởng và đường cong thực tế, sao cho tổng bình phương độ lệch giữa hai đường cong
này là nhỏ nhất.
2
2
1 1 1
. min
m m N
i i i i j ji
i i j
f k YT Y YT k Y
(A.8)
trong đó m là số sàng. Để tìm giá trị cực tiểu của hàm trên, đạo hàm của f(ki) với các biến
k1, k2, ..kn-1 cho hàm bằng 0 để tìm cực trị của hàm.
1
1 1 1
2. . . 1 .
m N N
ji i j ji j jN
i j jj
f
Y YT k Y k Y
k
(A.9)
Biểu diễn các biểu thức dưới dạng ma trận như sau:
(Ma trận các hệ số) ( Ma trận ẩn số ) ( Ma trận tự do)
trong đó A và B là các hệ số được xác định từ cấp phối các cốt liệu.
Phương pháp này, đường cong cấp phối thực gần xấp xỉ về giá trị với đường cong
lý tưởng xác định ban đầu (tất cả các điểm của đường cong là giá trị đã biết ban đầu). Ví
xvi
dụ, đường cong Fuller’s được xác định bắt đầu điểm ( X0, 0) và kết thúc tại ( Xmax , 100 ).
Nhưng thực tế mỗi giá trị Xmax khác nhau thì sẽ cho một mối tương quan tốt nhất giữa
đường cong thực và đường cong lý tưởng, có nghĩa không phải lúc nào điểm kết thúc tại
Yi = 100. Nên trong tính toán, cần giả sử gán thêm một điểm chưa biết vào trong phương
trình ma trận, do đó phương trình ma trận như sau:
Để xác định các thông số và giả phương trình trên bằng máy tính, cách này chính
xác và nhanh chóng đưa ra các hệ số và giá trị hỗn hợp tương ứng cho cốt liệu. Tuy
nhiên, phải lưu ý phương pháp trên chỉ đúng khi hệ số kj nằm trong giới hạn: 0 ≤ Kj ≤ 1.
Sau đó tính phương sai của hỗn hợp:
2
1
1
m
i i
i
YT Y
S
m
(A.10)
Sử dụng chương trình máy tính, cho trộn từ 2 4 loại cốt liệu trong hỗn hợp. So
sánh phương sai để tìm ra cấp phối hợp lý. Tuy nhiên, dù cấp phối trộn được tính toán
theo tiêu chuẩn tối ưu nào thì mới chỉ là những nhận định tính ban đầu, việc tiến hành thí
nghiệm là rất quan trọng nhằm đánh giá cấp phối cốt liệu đã chọn có phù hợp hay không
mà không một chương trình máy tính nào có thể thay thế được.
xvii
PHỤ LỤC B. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BTĐL THEO
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
B.1. Trình tự tính toán thành phần BTĐL theo phương pháp ACI 211.3R-02
1. Xác định thể tích hồ tối thiểu,
theo đó thể tích hồ tối thiểu trên thể
tích đặc hoàn toàn của vữa, p
thường nằm trong khoảng 0,38 -
0,46.
p = Vhồ : Vvữa.
2. Lựa chọn tỷ lệ
TB
X
và
N
TB X
theo biểu đồ.
3. Xác định thể tích đặc của cốt liệu lớn Vđ bằng cách thử trực tiếp hoặc chọn theo bảng
B.1
Bảng B.1. Xác định thể tích đặc của cốt liệu lớn Vđ
Dmax, mm 152 108 75 38 19 9.5
Thể tích tuyệt đối của cốt liệu
lớn so với thể tích bê tông, %
63-65 61-63 57-61 52-56 46-52 42-48
4. Xác định thể tích vữa đặc tuyệt đối, Vv giả thuyết có 2 % độ rỗng cuốn khí.
Vv = Vbt x 0,98 – Vđ
xviii
với Vbt là thể tích của bê tông.
5. Xác định thể tích tuyệt đối của hồ: Vh = Vv x p
6. Xác định thể tích của cát: Vc = Vv ( 1- p )
7. Xác định thể tích nước cho mẻ trộn thử: N= Vh .
1
.
1
N
NX TB
X TB
8. Xác định thể tích xi măng: Vx =
(1 ).
N
TB N
X X TB
9. Xác định thể tích của tro bay: VTB = Vx .
TB
X
10. Chuyển đổi thể tích vật liệu thành khối lượng.
11. Kiểm tra giá trị Vc của hỗn hợp chọn giá trị Vc cho độ đầm cao nhất.
12. Cố định thể tích cốt liệu lớn, thử bổ xung hai cấp phối khác có giá trị
N
X TB
cao hơn
và thấp hơn. Lập biểu đồ cường độ và tỷ lệ
N
X TB
để chọn giá trị
N
X TB
cuối cùng.
B.2. Trình tự tính toán thành phần hỗn hợp BTĐL theo phương pháp Trung Quốc
1. Xác định tỷ lệ
CKD
N
theo công thức sau đây:
90 28 ( )
CKD CKDR AR B
N
(B.1)
trong đó:
R90 là cường độ BTĐL ở tuổi 90ngày, MPa ;
xix
RCKD28 là cường độ của chất kết dính ở tuổi 28 ngày, MPa;
N, CKD lượng dùng nước, chất kết dính, kg/m3;
A, B - Hệ số phương trình hồi qui xác định bằng thí nghiệm hoặc sử dụng giá trị
khuyến cáo như bảng B.2.
Bảng B.2. Hệ số hồi quy và loại cốt liệu
Loại cốt liệu A B
Sỏi 0,733 0,789
Đá đăm 0,811 0,581
2. Xác định hàm lượng nước trộn trong 1 m3 bê tông theo bảng B.3 sau:
Bảng B.3. Lượng nước sơ bộ
Dmax cốt liệu lớn (mm) 20 40 80
Cát tự nhiên 100 – 120 90 – 115 80 – 110
Cát nghiền 110 – 125 100 – 120 90 - 115
3. Xác định hàm lượng chất kết dính theo tỷ lệ
CKD
N
và N đã được xác định trong bước 1
và bước 2 theo công thức:
. ,
CKD
CKD N kg
N
(B.2)
4. Xác định hàm lượng cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ trong 1m3 hỗn hợp bê tông đầm lăn.
xx
Chất kết dính bao gồm xi măng (XM) và tro bay (TB), nếu tỷ lệ tro bay trong chất
kết dính là a % theo khối lượng thì tỷ lệ xi măng là (100 - a)%. Khi đó có thể tính riêng
hàm lượng xi măng và tro bay trong 1m3 bê tông theo công thức:
.(100 )
,
100
.
,
100
CKD a
X kg
CKD a
TB kg
(B.3)
Từ nguyên lý thể tích tuyệt đối của phương pháp thiết kế thành phần bê tông ta có:
1000 kk
CKD C D
CKD C D
N V
(B.4)
Và mức ngậm cát xác định:
.100%C
C
m
C D
(B.5)
trong đó:
N lượng dùng nước, kg/m3;
CKD là lượng dùng CKD, kg/m3;
C/CL là tỷ lệ cát/cốt liệu theo thể tích;
C là lượng dùng cát, kg/m3;
Đ là lượng dùng đá, kg/m3;
CKD khối lượng riêng CKD, g/cm
3;
C, d khối lượng thể tích của cát và đá, g/cm
3;
Va là hàm lượng bọt khí của BTĐL, % thể tích (sơ bộ có thể lấy 1% - 2%).
xxi
Từ hai phương trình (B.4) & (B.5) có thể xác định được hàm lượng cát C và hàm
lượng đá D trong 1m3 bê tông đầm lăn.
5. Để hiệu chỉnh thành phần bê tông đầm lăn đã tính toán ở trên, phải tiến hành các thí
nghiệm.
- Trộn mẻ thí nghiệm để kiểm tra độ công tác VC. Nếu VC lớn hơn hoặc nhỏ hơn
yêu cầu thì tăng hoặc giảm lượng nước, rồi trộn mẻ khác để thử VC. Cứ điều chỉnh lượng
nước như vậy cho đến khi đạt được VC như yêu cầu.
- Trộn mẻ thử đã có chỉ số VC như yêu cầu, đúc 3 nhóm mẫu để thí nghiệm cường
độ nén với hàm lượng chất kết dính (CKD) như tính toán và với các hàm lượng ± 10%.
Từ đó vẽ đồ thị quan hệ giữa cường độ và hàm lượng CKD. Dựa vào đường quan hệ đó
để xác định hàm lượng chất kết dính ứng với cường độ yêu cầu.
- Tính toán lại thành phần hỗn hợp trong 1m3 BTĐL.
B.3. Thiết kế BTĐL theo quan điểm cơ học đất
Trình tự thực hiện:
1. Chọn cấp phối hạt
Cấp phối hạt nằm trong giới hạn cho phép, yêu cầu thành phần hạt cốt liệu đối với
BTĐL cho đường theo ACI 325.10R.
2. Chọn lượng chất kết dính trung bình
- Hàm lượng chất kết dính được xác định dựa vào cường độ và tuổi thọ yêu cầu
của mặt đường và được xác định dựa vào phần trăm khối lượng khô của cốt liệu, thường
hàm lượng này chiếm từ (208 356) kg/m3
xxii
- Phần trăm lượng chất kết dính (CM) được tính như sau:
.100,%C
C CL
m
CM
m m
(B.6)
trong đó: mC là khối lượng chất kết dính, kg; mCL là khối lượng cốt liệu thô và mịn đã sấy
khô, kg; CM thường dao động trong khoảng 10% 17%.
3. Xác định độ ẩm tối ưu theo ASTM D1557
- Sử dụng thành phần cốt liệu đã xác định ở bước 1
- Cố định lượng chất kết dính ở bước 2
- Thay đổi độ ẩm và điều chỉnh thay đổi ± 0,5%
.100N
C CL
m
m m
,% (B.7)
trong đó: là độ ẩm của vật liệu, %; mN là khối lượng của nước, kg.
- Với hầu hết các loại cốt liệu, độ ẩm trong khoảng từ (5 - 8)%.
- Đầm nén mẫu thử, xác định tỷ trọng khô.
- Vẽ biểu đồ quan hệ giữa tỷ trọng khô và độ ẩm .
xxiii
Hình B.3. Biểu đồ quan hệ giữa độ ẩm và tỷ trọng khô
4. Đúc mẫu thử để xác định cường độ nén
- Với mỗi lượng chất kết dính, đúc ít nhất 3 mẫu thử theo tiêu chuẩn ASTM C1435.
- Mỗi mẫu thử được đúc tại độ ẩm tối ưu tương ứng với hàm lượng chất kết dính đã chọn.
5. Thử mẫu thử và lựa chọn lượng chất kết dính
- Kiểm tra mẫu thử để xác định cường độ nén (Rn) tương ứng với chất kết dính (CKD) đã
dùng.
- Biểu diễn mối quan hệ giữa Rn và CKD.
xxiv
Hình B.4. Biểu đồ quan hệ giữa cường độ nén và chất kết dính
- Khi đó: Rn
yêu cầu = Rn
thực + Ran toàn , dựa vào đường cong quan hệ thì suy ra hàm
lượng chất kết dính cần dùng.
6. Tính toán tỷ lệ thành vật trong hỗn hợp bê tông đầm lăn cho 1m3.
xxv
PHỤ LỤC C. BẢNG TÍNH CÁC KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG
KC1 KC2 KC3 Đơn vị
1 Số liệu xuất phát:
Tải trọng trục tiêu chuẩn Ps: 100 100 100 kN
Tải trọng trục lớn nhất Pmax: 120 120 120 kN
Số lần tác dụng quy đổi về tải
trọng tiêu chuẩn Ne:
1.000.000 1.000.000 30.000 lần/làn
Gradien nhiệt độ lớn nhất Tg:
86 86 86 độ C/m
Miền
Bắc
2 Dự kiến kết cấu:
Chiều dài tấm BTĐL: 6 6 6 m
Chiều rộng tấm BTĐL: 4 4 4 m
Chiều dày tấm BTĐL hc: 0,24 0,22 0,2 m
Cường độ chịu nén 30 35 30 MPa
Cường độ kéo uốn thiết kế của
BTĐL fr:
4,17 4,54 4,17 MPa
Mô đun đàn hồi tính toán của
BTĐL Ec:
25,21 27,19 25,21 GPa
Hệ số Poisson của BTĐL Mc: 0,15 0,15 0,15
Hệ số dãn nở nhiệt của BTXM
αc:
0,000009 0,000009 0,000009 /độ C
Đá
Sunway
xxvi
Hệ số triết giảm ứng xuất do
khả năng truyền tải tại khe nối
kr:
0,87 0,87 0,87
Lề cứng dày bằng
phần xe chạy
Hệ số mỏi kf: 2,20 2,20 1,80
Hệ số tổng hợp kc: 1 1 1 Cấp IV trở xuống
3 Số liệu về các lớp móng:
Chiều dày lớp móng trên h1: 0,3 0,26 0,24 m
Mô đun đàn hồi lớp móng trên
E1:
450 450 450 MPa
CPDD
1
Hệ số λ
0,057 0,057 0,057
Móng trên loại
thông thường
Chiều dày lớp móng dưới E2:
m
Mô đun đàn hồi lớp móng dưới
h2:
MPa
Mô đun đàn hồi nền đất Eo: 45 45 45 MPa
Mô đun đàn hồi tương đương
của lớp vật liệu hạt Ex:
450 450 450 MPa
Các lớp
móng
Tổnghiều dày các lớp vật liệu
hạt hx:
0,3 0,26 0,24 m
Các lớp
móng
Hệ số hồi quy α:
0,547 0,510 0,489
Các lớp
móng
xxvii
Mô đun đàn hồi tương đương
của các lớp móng và nền đất
Et:
158,55 145,54 138,73 MPa
Độ cứng uốn cong tiết diện của
tấm BTĐL:
29,71 24,68 17,19 MN.n
Bán kính độ cứng tương đối
của tấm BTĐL:
0,692 0,670 0,603 m
4
Tính ứng xuất do tải trọng
gây ra trong tấm BTĐL:
Ứng xuất kéo uốn gây mỏi tại
vị trí giữa cạnh dọc tấm do tải
trọng trục tiêu chuẩn (Ps) ps:
1,497 1,740 1,957 MPa
Ứng xuất kéo uốn gây mỏi do
tải trọng trục tiêu chuẩn (Ps)
pr:
2,862 3,328 3,064 MPa
Ứng xuất kéo uốn tại vị trí
giữa cạnh dọc tấm do tải trọng
trục nặng nhất (Pmax) ps:
1,777 2,066 2,323 MPa
Ứng xuất kéo uốn lớn nhất do
tải trọng trục nặng nhất (Pmax)
pmax:
1,546 1,797 2,021 MPa
xxviii
5 Tính ứng xuất do nhiệt:
Hệ số t: 2,888 2,986 3,315
Sh(t): 8,955 9,879 13,746
Ch(t): 9,011 9,930 13,782
Hệ số ứng xuất uốn vồng do
gradient nhiệt độ gây ra trong
tấm BTĐL CL:
1,080 1,084 1,084
Hệ số ứng xuất nhiệt độ tổng
hợp BL:
0,663 0,727 0,794
Ứng xuất kéo uốn lớn nhất do
gradien nhiệt độ lớn nhất gây
ra trong tấm BTĐL tmax:
1,551 1,683 1,550 MPa
Hệ số ứng xuất kéo uốn gây
mỏi nhiệt kt:
0,465 0,464 0,465
Tổ hợp at, bt, ct 1: 0,841 0,841 0,841
kt 1: 0,455 0,454 0,455
Tổ hợp at, bt, ct 2: 0,871 0,871 0,871
kt 2: 0,465 0,464 0,465
Ứng xuất nhiệt gây mỏi tr: 0,721 0,780 0,720 MPa
6
Kiểm toán các điều kiện giới
hạn:
xxix
Độ tin cậy r: 1,055 1,055 1,055 Cấp IV trở xuống
Điều kiện về ứng xuất kéo uốn
gây mỏi do tải trọng xe:
ĐẠT ĐẠT ĐẠT
r(ϭpr+ϭtr): 3,780 4,334 3,992 MPa
Điều kiện về ứng xuất kéo uốn
do tải trọng xe nặng nhất:
ĐẠT ĐẠT ĐẠT
r(ϭpmax+ϭtmax): 3,267 3,672 3,767 MPa
xxx
PHỤ LỤC D. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG CỨNG VỚI MÓNG BTĐL
(theo quyết định 3230/QĐ-BGTVT)
Số liệu xuất phát:
1. Đường cấp III làm mới hai làn xe, lề cũng có kết cấu như phần xe chạy, đường thuộc
tỉnh A, quy mô giao thông thiết kế thuộc cấp nặng.
Tra bảng 9 ta có độ tin cậy yêu cầu 85% do đó hệ số độ tịn cậy 13,1r
2.Tải trọng trục tiêu chuẩn kNPs 100 (để tính mỏi).
3. Số lần tác dụng quy đổi về trục xe tiêu chuẩn kNPs 100 tích lũy trên một làn xe
trong thời hạn phục vụ thiết kế bằng 20 năm là
610.07,17eN (lần/làn).
4. Qua điều tra dự báo trên đường thiết kế có xe nặng với tải trọng trục kNP 180max
thông qua.
Dự kiến kết cấu mặt đường:
1. Tầng mặt BTXM dày 0,26m bằng BTXM có cường độ kéo uốn thiết kế MPafr 5,5
và tra bảng 11 tương ứng có modul đàn hồi tính toán GPaEc 33 hệ số poisson của
tầng mặt 15,0c
- Cốt liệu thô của BTXM bằng đá vôi nên theo bảng 10 lấy hệ số dãn nở nhiệt của
cốt liệu Cc
06 /10.7
- Tấm BTXM dự kiến có kích thước 5m x 3,5m, khe dọc có thanh liên kết, khe
ngang có bố trí thanh truyền lực.
xxxi
2. Móng trên bằng bê tông đầm lăn dày hb=0,2m với modul đàn hồi ở tuổi 28 ngày bằng
3300MPa, hệ số poisson 15,0c
3. Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm dày 0,18m với modul đàn hồi bằng 330MPa, hệ
số poisson 35,0c
4. Nền đất á sét nhẹ ở độ ẩm tương đối 0,6 có E0 = 45Mpa.
Kiểm toán kết cấu dự kiến:
1. Tính toán modul đàn hồi chung Et của nền đất và móng dưới bằng vật liệu hạt
o
o
x
t E
E
E
E .
n
i
n
ii
x
h
Eh
E
1
2
1
2 ).(
xhln26,086,0
trong đó: E0 là mô đun đàn hồi chung đặc trưng cho cả phạm vi khu vực tác dụng của nền
đất; Ex là mô đun đàn hồi tương đương của các lớp vật liệu hạt;
n là số lớp kết cấu bằng vật liệu hạt; α là hệ số hồi quy liên quan đến tổng chiều dày
các lớp vật liệu hạt; hx là tổng chiều dày các lớp vật liệu hạt (m)
Ei, hi là mô đun đàn hồi và chiều dày của lớp vật liệu hạt i.
Do chỉ có một lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm nên n=1 => Et=98,7 Mpa
2. Tính độ cứng tương đối chung của cả kết cấu rg
3/1
)(
.21,1
t
bc
g
E
DD
r
;
)1.(12
.
2
3
c
cc
c
hE
D
; )1.(12
.
2
3
b
bb
b
hE
D
xxxii
trong đó: Db là độ cứng chịu uốn của tiết diện lớp móng trên có gia cố chất liên kết,
MN.m; hb, Eb, µb lần lượt là chiều dày (m), mô đun đàn hồi (MPa) và hệ số poisson của
tầng móng gia cố; rg là tổng bán kính độ cứng tương đối của cả kết cấu (m); hc, Dc lần
lượt là chiều dày (m) và độ cứng chịu uốn của tầng mặt BTXM (MN.m).
Thay số tính được rg = 0,961 (m)
3. Tính ứng suất do tải trọng trục xe gây ra:
Ứng suất do tải trọng trục thiết kế Ps gây ra tại giữa cạnh dọc của lớp móng trên
бbps
94,0268,0
3
...
1
10.41,1
sg
b
c
bps Phr
D
D
Ứng suất kéo uốn gây mỏi do tải trọng xe chạy gây ra trong tầng móng bằng bê
tông đầm lăn бbpr
bpscfbpr kk ..
kf là hệ số mỏi xét đến số lần tác dụng tích lũy của tải trọng gây mỏi trong thời hạn
phục vụ thiết kế, kf = N
e với Ne là tổng số lần tác dụng của tải trọng 100kN tích lũy
trong suốt thời hạn phục vụ thiết kế trên 1 làn xe; 065,0
với bê tông nghèo và bê
tông đầm lăn làm móng trên; kc là hệ số tổng hợp xét đến ảnh hưởng của tác dụng động
và các yếu tố sai khác giữa lý thuyết và thực tế chịu lực của tấm BTXM, hệ số này được
xác định tùy thuộc cấp hạng đường.
Ứng suất kéo uốn tại vị trí giữa cạnh dọc của tấm do tác dụng của tải trọng trục
đơn thiết kế trên tấm không có liên kết ở cả 4 cạnh, Mpa:
94,027,03 ...10.47,1 scpm Phr
xxxiii
Ứng suất kéo uốn lớn nhất do tải trọng trục đơn nặng nhất Pm gây ra tại giữa cạnh
dọc của tấm khi tấm không có liên kết ở cả 4 cạnh, Mpa: pmcrpm kk ..max
kr: hệ số triết giảm ứng suất do khả năng truyền tải tại khe nối
бbps=1,254 MPa; бbps=3,89 MPa; бpm=2,18 MPa; бpmmax=1,99 MPa
4. Tính ứng suất kéo uốn do gradien nhiệt gây mỏi giữa cạnh dọc tấm trong trường hợp
tấm BTXM một lớp trên nền đàn hồi nhiều lớp: max. tttr k
maxt ứng suất kéo uốn lớn nhất do gradien nhiệt độ lớn nhất gây ra trong tấm
BTXM (tại giữa cạnh dọc tấm) L
gccc
t B
TEh
.
2
...
max
αc là hệ số dãn nở một chiều của BTXM ;
kt là hệ số ứng suất kéo uốn gây mỏi nhiệt,
t
b
r
t
t
t
r
t c
f
a
f
k
t
max
max
..
trong đó at, bt, ct là các hệ số hồi quy xác định theo công thức (8-19); hc là chiều
dày tấm BTXM; Ec là mô đun đàn hồi của BTXM; Tg là gradien nhiệt độ lớn nhất tùy
thuộc vùng xây dựng mặt đường BTXM được xác định như chỉ dẫn ở 8.2.8 )/( mco
BL là hệ số ứng suất nhiệt độ tổng hợp
LL
h
L CCeB
c 1.131,0..77,1 .48,4
ChtShttt
tChttSht
CL
.sin.cos
sin.cos.
1
1
1
gr
L
t
.3
34
34
..
..
gcn
cgn
rDrk
rDrk
4/1
.
.
nbc
bc
kDD
DD
r
xxxiv
1
.
2
1
b
b
c
c
n
E
h
E
h
k
trong đó: ζ là hệ số liên quan đến kết cấu tấm hai lớp; rβlà hệ số xét đến trạng thái
tiếp xúc giữa các lớp, (m); kn là độ cứng tiếp xúc theo chiều dọc giữa tầng mặt và tầng
móng (Mpa/m). Nếu không bố trí lớp bê tông nhựa cách ly giữa tấm BTXM và tầng
móng thì mới tính trị số kn như ở công thức trên. Nếu có bố trí lớp bê tông nhựa cách ly
thì không tính toán mà áp dụng giá trị kn=3000 Mpa/m.
Thay số tính được σtmax=1,22 MPa; kt=0,254; σtr=0,31Mpa
5. Kiểm toán các điều kiện giới hạn:
- Theo điều kiện: rtrprr f .
- Theo điều kiện: rtpr f maxmax.
- Theo điều kiện: brbprr f .
Thay các giá trị vào ta thấy kết cấu đã chọn thỏa mãn các điều kiện giới hạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_thong_so_chu_yeu_cua_b_e_tong_dam_l_an_trong_tinh_toan_k_et_cau_m_at_duong_o_to_va_sa.pdf