Về phía QTDND, có rủi ro từ đạo đức của cán bộ như: Cán bộ tham gia quản trị,
điều hành đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để tham ô, biển thủ, chỉ đạo cho
vay sai mục đích, sai đối tượng để chạy theo mục tiêu lợi nhuận gây tổn thất về tài sản
của QTDND. Hoặc cán bộ tín dụng, thủ quỹ lợi dụng chức trách nhiệm vụ trong công
tác để nhận hối lộ và làm giả mạo hồ sơ tín dụng hoặc không chấp hành đúng quy trình
cho vay, không tuân thủ quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động dẫn đến tình
trạng vay hộ, vay ké ảnh hưởng đến hoạt động của QTDND, dẫn đến hậu quả làm cho
QTDND lâm vào tình trạng nợ xấu cao, có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường tiền tệ ngày càng gay gắt, nhiều TCTD đã
mở rộng thị phần về các địa bàn nông thôn với nhiều sản phẩm đa dạng, tiện ích. Trong
khi đó QTDND hoạt động hiệu quả thấp và không tự đổi mới tổ chức, hoạt động dẫn
đến khả năng cạnh tranh và thích ứng thấp, hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo dài nên có
nguy cơ mất khả năng thanh toán
173 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là người đứng sau tổ chức BHTG và là người cho vay cuối cùng để hỗ trợ
cho tổ chức BHTG. Để mô hình này có thể phát triển lành mạnh, bền vững thì phải xác
định rõ chức năng của tổ chức BHTG, trên cơ sở đó tạo tính chủ động trong hoạt động,
tăng tính tự chịu trách nhiệm về tài chính. Mô hình BHTG hiện nay phải gắn với chức
năng không chỉ là tổ chức chi trả tiền bảo hiểm thuần tuý, mà còn phải có chức năng
giảm thiểu rủi ro, tổ chức BHTG phải là một tổ chức đa năng có quyền cấp chứng chỉ
BHTG, giám sát, cảnh báo, phòng chống rủi ro trong hoạt động của tổ chức nhận tiền
147
gửi và chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền. Mục tiêu của tổ chức này là gắn với việc bảo
vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, giám sát rủi ro, đảm bảo sự
phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tài chính và chủ động trong tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng. Vì vậy, phải nâng cao vị thế của tổ chức BHTG. Ngoài ra,
cần thiết phải tạo năng lực đủ mạnh cho tổ chức BHTG bằng cách tăng vốn, khẳng định
vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTG trong nền kinh tế. Nguồn vốn điều lệ của
tổ chức BHTGVN hiện nay là 5.000 tỷ VNĐ, quá thấp so với số dư tiền gửi của người
gửi tiền đang được BHTGVN bảo vệ ở mức hơn 5 triệu tỷ đồng tại 1.282 tổ chức tham
gia BHTG (tỷ lệ này theo thông lệ quốc tế là 1,5% - 5%).
Về mô hình hoạt động của tổ chức BHTG: Tổ chức BHTG cần có điều kiện phù
hợp để triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trên cơ sở mô hình hoạt động
phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm của FDIC và DICJ cho thấy, thành
công trong hoạt động là nhờ sự chuyển hướng kịp thời sang mô hình giảm thiểu rủi ro,
cùng các nghiệp vụ được bổ sung là kiểm soát rủi ro và xử lý các ngân hàng có vấn đề
thông qua cho vay hỗ trợ, bảo lãnh, mua lại nợ, ngân hàng bắc cầu, sáp nhập.
Ở Việt Nam, mô hình tổ chức BHTG hiện nay được xác định là mô hình chi trả
với quyền hạn mở rộng, trong đó các nghiệp vụ có giới hạn nhất định. Do vậy, hoạt
động kiểm tra của BHTGVN tập trung ở kiểm tra việc chấp hành các quy định về
BHTG. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển ngày càng lớn
mạnh của BHTGVN và để thực hiện tốt mục tiêu hoạt động của tổ chức BHTG, Việt
Nam nên hướng tới vận dụng mô hình giảm thiểu rủi ro và mở rộng chức năng, nhiệm
vụ, trong đó có kiểm tra an toàn. Trước mắt là kiểm tra an toàn đối với hệ thống quỹ tín
dụng nhân dân, giám sát rủi ro đối với các tổ chức tham gia BHTG.
Mô hình BHTG hiện nay phải gắn với chức năng không chỉ là tổ chức chi trả bảo
hiểm thuần túy, mà còn phải có chức năng giảm thiểu rủi ro, BHTG phải là một tổ chức
đa năng có quyền cấp chứng chỉ BHTG, giám sát, cảnh báo, phòng chống rủi ro trong
hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi và chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền. Mục tiêu
của tổ chức này là gắn với việc bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, giám sát rủi
ro, bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng, tài chính và chủ động trong tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng. Vì vậy, phải nâng cao vị thế của tổ chức BHTGVN. Ngoài ra, cần
thiết phải tạo năng lực đủ mạnh cho tổ chức BHTGVN bằng cách tăng vốn, khẳng định
vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTG trong nền kinh tế.
Vì vậy, để thực hiện tốt nghiệp vụ kiểm tra, vấn đề về nguồn nhân lực, phương
tiện làm việc cũng như khung pháp lý cho hoạt động BHTG cũng cần được quan tâm
thỏa đáng. Đồng thời, hoạt động BHTG cần tạo ra cơ chế khuyến khích các tổ chức
148
tham gia BHTG chấp hành nghiêm các quy định về an toàn trong hoạt động và giám sát
lẫn nhau để thúc đẩy tính tự giác chấp hành quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động
của hệ thống. Đầu tư nhiều hơn cho công tác kiểm tra tổ chức tham gia BHTG sẽ khẳng
định rõ nét sức mạnh của công cụ BHTG. Dự báo xu hướng này sẽ là chủ đạo trong hoạt
động của BHTGVN.
4.3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi và vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam
Nhằm nâng cao hiệu quả thực thi và vai trò của BHTG, trong thời gian tới, tổ
chức BHTGVN cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:
(1) Trong tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam,
BHTGVN đang từng bước hướng đến phát triển hệ thống BHTG hiệu quả theo thông lệ
quốc tế. Theo Luật BHTG, quỹ BHTG hoạt động theo cơ chế cấp vốn trước. Như vậy,
theo kinh nghiệm quốc tế đã phân tích trong các nội dung ở chương 2, 3 của luận án thì
việc thiết lập tỷ lệ quỹ mục tiêu rất cần thiết đối với các tổ chức BHTG hoạt động theo
cơ chế cấp vốn trước như BHTGVN.
Theo đó, trước khi thiết lập tỷ lệ quỹ mục tiêu, BHTGVN cần cân nhắc phân tích
kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng như điều kiện kinh tế vĩ mô, khuôn khổ pháp lý, cấu trúc
và đặc điểm của hệ thống tài chính, quy định giám sát, kiểm tra an toàn và xử lý. Từ đó,
xác định cách thức thiết lập tỉ lệ quỹ mục tiêu cụ thể. Theo phân tích kinh nghiệm của
các tổ chức BHTG trên thế giới, BHTGVN nên thiết lập tỷ lệ quỹ mục tiêu theo biên độ
giúp linh hoạt trong việc điều chỉnh mức phí BHTG phù hợp với tình hình quỹ BHTG
theo từng thời kỳ. Nếu áp dụng tỷ lệ quỹ mục tiêu cố định, BHTGVN cần chú ý rà soát
thường xuyên mức tỷ lệ quỹ mục tiêu hoặc khung thời gian để đạt được quỹ mục tiêu
nhằm tránh việc điều chỉnh mạnh phí BHTG. Ngoài ra, theo định nghĩa của IADI về
quỹ mục tiêu và thông lệ quốc tế, mẫu số của tỷ lệ quỹ mục tiêu thường là cơ sở tính phí
BHTG, và phí BHTG của BHTGVN được tính trên cơ sở số dư tiền gửi được bảo hiểm.
Như vậy, BHTGVN có thể xác định tỷ lệ quỹ mục tiêu là tỷ lệ phần trăm giữa quỹ dự
phòng nghiệp vụ và số dư tiền gửi được bảo hiểm. Bên cạnh đó, BHTGVN có thể kiến
nghị các cơ quan có thẩm quyền quy định tỷ lệ quỹ mục tiêu tối thiểu trong luật hoặc
các văn bản pháp quy, đồng thời đánh giá và đưa ra tỷ lệ quỹ mục tiêu linh hoạt phù hợp
theo từng thời kỳ. BHTGVN cũng cần thiết lập khung thời gian đạt được tỷ lệ quỹ mục
tiêu, có thể cân nhắc khung thời gian trung hạn từ 5 đến 10 năm như thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN chỉ bằng khoảng 0,87% tổng số
dư tiền gửi được bảo hiểm của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù không đủ lớn để
giải quyết khủng hoảng mang tính chất hệ thống, nhưng việc xây dựng tỷ lệ quỹ mục tiêu
149
chính thức và triển khai các biện pháp đạt được quỹ mục tiêu là yếu tố quan trọng, đảm bảo
cho BHTGVN chủ động xử lý các tổ chức tham gia BHTG yếu kém và phối hợp với các cơ
quản lý khác nhằm ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng hệ thống tài chính.
(2) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHTG: Truyền thông là một nhân tố
thiết yếu trong hoạt động của tổ chức BHTG. Chiến lược truyền thông, các quy trình
thông tin đến công chúng, hay đơn giản như thông cáo báo chí, các thông báo chính
thức kịp thời đến người gửi tiền có thể đảm bảo họ có hiểu biết đúng đắn và yên tâm gửi
tiền tại các TCTD. Trái lại, việc thông tin không rõ ràng, minh bạch trong trường hợp
xảy ra đổ vỡ hoặc có nguy cơ khủng hoảng hệ thống có thể khiến công chúng nhầm lẫn,
mơ hồ và do đó, có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Trong giai đoạn ổn định, tổ
chức BHTGVN cần đảm bảo rằng thông tin về các vấn đề cơ bản như hạn mức, quỹ
BHTG, quy trình chi trả được công bố công khai, rộng rãi. Chính sách truyền thông về
BHTG có thể được triển khai thông qua các chương trình quảng bá, các phương tiện
truyền thông đại chúng, giáo dục tài chính... sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu
của tổ chức BHTG.
Các tổ chức BHTG trên thế giới đã sử dụng rất nhiều công cụ phục vụ cho việc
tuyên truyền chính sách BHTG một cách thường xuyên, liên tục. Đây là một nhiệm vụ
cần thiết, góp phần dần dần xây dựng mức độ nhận thức và niềm tin của công chúng vào
tổ chức BHTG cũng như hệ thống ngân hàng. Ví dụ: Tại Hàn Quốc, Tổng công ty
BHTG Hàn Quốc (KDIC) áp dụng chiến lược quảng bá trên đa dạng các kênh như
truyền thông đại chúng, các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện,
các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Youtube, blog, xây dựng các clip hoạt hình hấp
dẫn, phát sách hướng dẫn cho học sinh trung học, tổ chức các cuộc thi cho sinh viên,
cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính tại các địa phương... Đây là kinh nghiệm mà
BHTGVN thời gian qua đã tham khảo và đang thực hiện ở Việt Nam nhưng quy mô và
sức ảnh hưởng chưa nhiều, do vậy trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa để nếu có tổ
chức tham gia BHTG đổ vỡ và cần xử lý, tái cơ cấu, chính sách truyền thông có thể góp
phần tối thiểu hóa thiệt hại và bất tiện cho người gửi tiền, là công cụ giao tiếp với tổ
chức tham gia BHTG và các chủ nợ để thu hồi tài sản, đồng thời đảm bảo tích cực giáo
dục tài chính cho cộng đồng nhằm tránh hiệu ứng lây truyền, rút tiền hàng loạt;
(3) Chi trả tiền bảo hiểm là một trong những chức năng cơ bản của các hệ thống
BHTG, không phân biệt ngầm hay công khai, cấp vốn trước hay cấp vốn sau. Theo định
nghĩa về chỉ trả BHTG của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI): “Chi trả tiền bảo hiểm là
một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức BHTG. Theo đó, tổ chức BHTG phải có
trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người gửi tiền khi một ngân hàng bị cơ
150
quan chức năng tuyên bố đóng cửa.”. Hệ thống và quy trình chi trả hiệu quả phải được
thiết kế để đáp ứng tốt 4 yêu cầu: i) thời gian chi trả và công tác chuẩn bị trước “đóng
cửa”; ii) khả năng tiếp cận và mức độ chính xác của dữ liệu người gửi tiền; iii) yêu cầu
về bù trừ để xác định trách nhiệm nợ của người gửi tiền; và iv) hệ thống công nghệ
thông tin (CNTT). Nguyên tắc 15 - Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG
hiệu quả của IADI tháng 11/2014 nhấn mạnh: “Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần thực
hiện việc chi trả kịp thời cho người gửi tiền để góp phần ổn định tài chính. Thời điểm
bắt đầu chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm phải được xác định một cách rõ ràng
và chắc chắn”.
(4) Chủ động xây dựng, hoàn thiện Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025,
định hướng 2030 phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển ngành Ngân hàng; tập
trung làm rõ định hướng hoạt động giám sát, kiểm tra, tham gia tái cơ cấu các TCTD và
cơ chế tạo lập nguồn vốn, quỹ.
Việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG; sửa đổi, bổ sung
Luật BHTG là một yêu cầu khách quan nhằm phát triển thị trường tài chính lành mạnh
trên cơ sở bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tạo môi trường pháp lý cho thị trường tài
chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng phát triển an toàn, bền vững. Để việc sửa
đổi, bổ sung Luật BHTG bảo đảm tính ổn định, thống nhất và có hiệu lực thực thi thì
cần bám sát, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
BHTG và về vấn đề cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém. Đặc biệt là định hướng sử
dụng công cụ BHTG một cách hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng để xử
lý nợ xấu.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật BHTG cần theo hướng để BHTGVN có vai trò hơn
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và kiểm soát rủi ro tổ
chức tín dụng; tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN; giúp Chính phủ sử dụng
hiệu quả nguồn lực từ BHTGVN vào thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu
kém, xử lý nợ xấu; nâng cao hạn mức chi trả BHTG phù hợp với yêu cầu thực tế, nâng
cao niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tổ chức tín dụng.
4.3.3. Nâng cao vị trí của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc tham
gia vào kiểm soát các tổ chức tín dụng
Quyết định 1173/QĐ-NHNN ngày 30/5/2019 của Thống đốc NHNNVN về việc
ban hành Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ nhằm tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc
hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và Đề án củng cố, phát triển hệ thống
QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, NHNNVN đã yêu cầu tăng cường
151
vai trò và sự phối hợp của BHTGVN trong xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém
được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật các TCTD sửa đổi, bổ
sung năm 2017.
NHNNVN đã yêu cầu BHTGVN làm đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên
quan tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG trong việc bảo
vệ quyền lợi của người gửi tiền là thành viên QTDND.
Phối hợp với NHNN trong việc xây dựng Luật BHTG sửa đổi, bổ sung và các quy
định có liên quan trong việc phát huy vai trò và sử dụng nguồn lực của BHTG để hỗ trợ,
xử lý các QTDND yếu kém, đảm bảo an toàn hệ thống QTDND.
Tăng cường vai trò của BHTGVN trong việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kịp thời
các QTDND theo quy định của Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Về phía BHTGVN, triển khai Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ, BHTGVN đã
thực hiện nghiên cứu, xây dựng báo cáo một số nội dung: Tăng cường vai trò và sự phối
hợp của BHTGVN trong việc xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào
KSĐB; phát huy và tăng cường vai trò giám sát, phân tích, đánh giá cảnh báo an toàn hệ
thống đối với hệ thống QTDND, nhất là an toàn về tiền gửi và cho vay của các QTDND
thông qua các chức năng và hoạt động của BHTGVN hiện nay; tăng cường vai trò của
BHTGVN trong việc phối hợp tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN
đối với QTDND; nguồn tiền kết dư phí BHTG...
Đặc biệt, tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ
thống QTDND được coi là nhiệm vụ quan trọng của BHTGVN nói riêng và ngành ngân
hàng nói chung. Do đó, đối với công tác kiểm tra, BHTGVN cần ưu tiên tập trung
nguồn nhân lực, công tác đào tạo trưởng đoàn kiểm tra, tích cực tham gia quá trình
KSĐB các QTDND cũng như tham gia phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả chức năng kiểm tra
của NHNN đối với QTDND theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 06.
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, hiện tại BHTGVN cũng đang khẩn trương
hoàn thiện đề án "Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ của BHTGVN nhằm
bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền"; phối hợp với các đơn vị có
liên quan tuyên truyền chính sách BHTG, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và thành
viên QTDND để người dân yên tâm, tin tưởng hơn nữa vào chính sách BHTG và hoạt
động ngân hàng.
4.3.4. Tăng cường mối quan hệ, hợp tác, hỗ trợ giữa Bảo hiểm tiền gửi Việ
Nam với Ngân hàng nhà nước, các Tổ chức tín dụng
4.3.4.1. Đối với Ngân hàng nhà nước
NHNNVN chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHTG,
152
có trách nhiệm quản lý nhà nước về BHTG: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHTG; Trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược phát triển BHTG; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về BHTG; Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham
gia tổ chức quốc tế về BHTG của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; Ký kết thỏa thuận quốc tế
hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về BHTG.
Tổ chức BHTGVN có trách nhiệm: Xây dựng chiến lược phát triển BHTG để
NHNNVN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện; Đề xuất với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế,
hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt
động BHTG; Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNNVN và các cơ quan nhà n-
ước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Kiến nghị NHNNVN xử lý hành vi vi
phạm quy định của pháp luật về BHTG; Tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức
tham gia BHTG theo quy định của NHNNVN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ
chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ.
Đối với ngành Ngân hàng, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được
đề cập tại “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, bao gồm cả hoạt động
quản lý Nhà nước của NHNNVN và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng;
đảm bảo sự phát triển toàn diện và đồng bộ, kỳ vọng mở ra thời kỳ mới của Ngành.
Nhà nước, thông qua vai trò của Ngân hàng Nhà nước, kiến tạo môi trường kinh
doanh tiền tệ, ngân hàng ổn định, an toàn, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm
kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật và tôn trọng các quy luật thị trường. Nhà nước
can thiệp chủ yếu bằng công cụ thị trường, hoặc thông qua nguồn lực tài chính nhà
nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân phát triển trên cơ sở tuân thủ pháp
luật. Nhà nước chỉ can thiệp hành chính trực tiếp trên thị trường tiền tệ và hoạt động
ngân hàng khi phát sinh nguy cơ mất ổn định thị trường tiền tệ, đe dọa an toàn hệ thống,
có khả năng đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Định hướng phát triển BHTGVN được quy định trong “Chiến lược phát triển
ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là Phát triển
BHTGVN theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, NHNN là cơ quan đại diện chủ sở hữu; thực hiện mục tiêu bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định hệ thống các
TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
153
Trước thực trạng phát triển của hệ thống QTDND hiện tại và sự chuyển đổi
mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng và cách
mạng công nghệ 4.0, NHNNVN đã đưa ra một số định hướng đối với sự phát triển của
hệ thống BHTG trong thời gian tới như: Nghiên cứu sửa đổi Luật BHTG với mục tiêu
đưa BHTG trở thành một công cụ thiết thực giúp ổn định hệ thống QTDND, đảm bảo
an toàn số dư tiền gửi, niềm tin cho người gửi tiền; đề nghị Chính phủ cho nâng hạn
mức chi trả tiền bảo hiểm từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng
4.3.4.2. Đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Theo quy định của pháp luật về BHTG ở Việt Nam hiện nay thì chỉ có TCTD, tổ
chức khác có hoạt động ngân hàng, có nhận tiền gửi của cá nhân, do ngân hàng Trung
ương cấp phép thì mới bắt buộc phải tham gia BHTG. Vậy, đối với các tổ chức khác
không rơi vào các trường hợp trên nhưng có nhận tiền gửi của cá nhân thì có phải tham
gia BHTG không? Điều này cần làm rõ vì các tổ chức như tổ chức tiết kiệm hội phụ nữ,
tổ chức tiết kiệm của hội nông dân có huy động tiền gửi từ công chúng để thực hiện một
số chương trình xoá đói giảm nghèo ở nhiều tỉnh, thành phố hoặc tổ chức như tiết kiệm
bưu điện, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty nhận uỷ thác đầu tư chứng khoán có huy
động vốn từ cá nhân hiện cũng chưa tham gia BHTG. Vậy, nếu các tổ chức này bị phá
sản thì quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền sẽ không được bảo vệ một cách
thoả đáng. Vì vậy, Luật BHTG cần quy định rõ về đối tượng bắt buộc phải tham gia và
cũng nên mở rộng sự tham gia BHTG của các tổ chức khác có huy động vốn theo
nguyên tắc tự nguyện, trên cơ sở đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
một cách triệt để hơn.
Ngoài ra, cũng cần xác định rõ các chế tài áp dụng đối với các tổ chức thuộc đối
tượng bắt buộc tham gia BHTG nhưng không tham gia hoặc đối với những vi phạm
pháp luật khác về BHTG, vấn đề này có thể học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia
trên thế giới.
Bên cạnh đó, pháp luật cần tạo điều kiện để các tổ chức tham gia BHTG nghiên
cứu, tham gia hoạt động quản trị rủi ro trong thanh khoản (rủi ro hay gây đổ vỡ ngân
hàng) và những biến động về chính sách, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, bảo vệ tối đa
quyền lợi người gửi tiền [76 tr.154 - tr.155].
4.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN đã và đang khẳng định vai trò
quan trọng trong việc duy trì sự ổn định, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của
154
hệ thống các TCTD. Hiệu quả hoạt động của hệ thống BHTG chịu tác động không chỉ
bởi các quy định của pháp luật về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của bản thân BHTG,
mà còn bởi môi trường hoạt động của nó; bao gồm các điều kiện kinh tế vĩ mô, tính độc
lập, cấu trúc của hệ thống tài chính, vấn đề giám sát và điều tiết an toàn, khuôn khổ
pháp lý, hệ thống công bố thông tin và kế toán. Môi trường hoạt động phần lớn nằm
ngoài phạm vi thẩm quyền của BHTG nhưng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành
nhiệm vụ của tổ chức BHTG và phần nào quyết định hiệu quả của việc bảo vệ người gửi
tiền và đóng góp vào ổn định tài chính quốc gia.
Công tác tuyển dụng nhân lực cho BHTGVN cần được chuẩn hóa trên cơ sở mục tiêu
hoạt động, chức năng nhiệm vụ được giao. Hoạt động của BHTGVN nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống TCTD và hoạt
động ngân hàng. Vì vậy, chất lượng nhân lực tuyển dụng cần tương xứng với mặt bằng chất
lượng cán bộ của các tổ chức tham gia BHTG. Việc tuyển dụng nhân lực phải dựa trên cơ
sở nhu cầu công việc để lựa chọn cán bộ cho phù hợp. Nếu tuyển dụng cho chi nhánh, cần
tính đến cán bộ có khả năng triển khai nghiệp vụ cụ thể như kiểm tra, giám sát, thu phí
BHTG, kiểm soát đặc biệt và chi trả tiền bảo hiểm. Nếu tuyển dụng cán bộ cấp trung ương
ở Hội sở chính, cần quan tâm và ưu tiên cán bộ có khả năng nghiên cứu, hoạch định chính
sách, chiến lược và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, chiến lược tại cấp chi
nhánh. Người được tuyển dụng cần có sức khỏe, có kiến thức cơ bản về ngân hàng, BHTG,
kiến thức về kinh tế vĩ mô và vi mô, về tin học, ngoại ngữ, khả năng tư duy độc lập và lao
động sáng tạo, khả năng chịu đựng áp lực khó khăn về thu nhập ở mức bình thường mà đòi
hỏi sự cống hiến và lao động hướng tới mục tiêu phát triển cao trong tương lai, yên tâm
công tác và yêu thích nghề BHTG.
Công tác đào tạo cán bộ cần xây dựng chiến lược đào tạo, từ đó có kế hoạch đào
tạo thích hợp, đảm bảo trang bị kiến thức một cách cập nhật và đầy đủ cho đội ngũ cán
bộ theo chuẩn mực quốc tế. Trước mắt, cán bộ cần được trang bị kiến thức cơ bản về
kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG, hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế của tổ
chức tham gia BHTG, đặc biệt là QTDND. Lâu dài cần có kế hoạch và chiến lược phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao về trình độ quản lý, hoạt động ngân hàng và hoạt
động BHTG, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tổ chức BHTG trong nền kinh tế
thị trường. Hình thành đội ngũ cán bộ (hay các chuyên gia) có đủ khả năng giám sát,
cảnh báo sớm hay tư vấn về nghiệp vụ ngân hàng để nâng cao tính an toàn cho tổ chức
huy động tiền gửi. Thường xuyên đào tạo chuyên sâu và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng
tiên tiến. Tham gia các chương trình nghiên cứu phát triển hoạt động ngân hàng và
155
BHTG của các tổ chức tài chính và BHTG quốc tế; đủ khả năng cung cấp thông tin về
xếp loại và đánh giá các tổ chức huy động tiền gửi trong tương lai.
Đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng giám sát an toàn và xử lý: Việc đảm bảo giám
sát an toàn và cơ chế xử lý đủ mạnh, đảm bảo các điểm yếu của một TCTD được phát
hiện và khắc phục kịp thời, giúp hạ thấp chi phí phát sinh do đổ vỡ ngân hàng. Cần có
một luật riêng về phá sản ngân hàng, tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu quy định một
cơ chế xử lý đặc biệt đối với ngân hàng. Việc dựa vào cơ chế xử lý đặc biệt trao quyền
ra quyết định vào tay các chuyên gia trong lĩnh vực này, cho phép họ hành động nhanh
chóng hơn, sẽ đạt hiệu quả tối ưu, giảm thiểu tổn thất và chi phí đối với hệ thống
BHTG.
Đào tạo cán bộ về kế toán giúp cung cấp thông tin chuẩn; Chú trọng đào tạo cán
bộ kỹ năng cao: Cán bộ được tuyển dụng cho mục đích xây dựng nguồn nhân lực có kỹ
năng cao cần được tiếp tục đào tạo trong thời gian làm việc tại BHTGVN qua hình thức
sau: đào tạo nâng cao và chuyên sâu theo các khóa học trong và ngoài nước; đào tạo qua
công việc và đào tạo kỹ năng quản lý; kinh tế phát triển, khóa học chính sách tài chính
và ngân hàng, kinh tế công cộng Có kế hoạch luân chuyển theo định kỳ qua hầu hết
các nghiệp vụ cơ bản đối với những cán bộ thuộc diện quy hoạch. Đồng thời chú trọng
đào tạo kỹ năng mềm như: quản lý và tổ chức triển khai công việc; tập hợp quần chúng,
mở rộng quan hệ và hợp tác trong công việc; làm việc độc lập, tự chủ và sáng tạo; tính
kiên quyết, có trách nhiệm, khả năng hoàn thành kế hoạch có thời hạn; khả năng chịu áp
lực cao của công việc
Đào tạo đội ngũ chuyên gia, có khả năng phối hợp với các trường phổ thông (từ
cấp cơ sở đến cấp trung học), các trường đại học, các phương tiện thông tin đại chúng
để xây dựng chương trình, tài liệu và tiến hành giáo dục, phổ biến kiến thức tài chính.
Đây là một chương trình lớn (có tính chất quốc gia), đòi hỏi phải có sự phối hợp, giúp
đỡ của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính và các ngân hàng
thương mại.
Có chính sách quy hoạch, sử dụng cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ thăng tiến:
Thúc đẩy phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam là một tất yếu, để làm được điều đó
đòi hỏi nỗ lực lớn của cả hệ thống BHTGVN và sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các
ngành liên quan. Trong đó, sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến của mỗi cán bộ BHTGVN là
cốt lõi và trọng yếu. Vì vậy, cần có chính sách quy hoạch, động viên khuyến khích cán
bộ thi đua lao động sáng tạo; tạo điều kiện để cán bộ yên tâm công tác, có cơ hội thăng
tiến, phục vụ và cống hiến lâu dài cho sự nghiệp phát triển của BHTGVN. Bên cạnh đó
là phân công công tác hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy khả năng, kiến
156
thức, sở trường của mình; có đánh giá, động viên kịp thời và khách quan đối với cá
nhân và tập thể khi có sáng kiến trong công việc. Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán
bộ cần được quan tâm hơn nữa, phẩm chất và năng lực của cán bộ cần được xem là tiêu
chí hàng đầu trong bổ nhiệm cán bộ. Đối với công tác luân chuyển cán bộ cần có kế
hoạch triển khai thường xuyên, khách quan, tạo điều kiện cho cán bộ được trau dồi và
phát huy năng lực ở nhiều lĩnh vực công tác. Có chính sách để thu hút người tài về làm
việc cho BHTGVN.
Có thể nói, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo BHTGVN đối với
công tác đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ kiểm tra nói riêng và toàn bộ đội ngũ cán bộ BHTGVN nói chung, chắc chắn đội ngũ
cán bộ của BHTGVN sẽ ngày càng tru ởng thành, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng
cao chất lu ợng và hiệu quả hoạt động của BHTGVN.
Kết luận chƣơng 4
Sự phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gắn liền với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước và hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần ổn định hệ thống các
TCTD, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội đất nước. Trong
những năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động
nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính
sách công là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự
ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của
hoạt động ngân hàng.
BHTGVN phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025 và định hướng đến
năm 2030 để đưa ra những định hướng sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật
về bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để tổ chức BHTGVN tham gia sâu
hơn vào trong quá trình cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu, đồng thời sửa đổi,
bổ sung những nội dung tại Luật BHTG để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp
của người gửi tiền.
Luận án cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm
tiền gửi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật trong nước có liên quan
để bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Các nhóm giải pháp
tập trung để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của BHTGVN trong thời gian tới,
cùng hướng đến sự phát triển ngày càng lớn mạnh của BHTGVN trong hệ thống ngành
Ngân hàng.
157
Hiện nay, NHNNVN đã yêu cầu BHTGVN làm đầu mối phối hợp với các đơn vị
có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHTG trong việc bảo vệ
quyền lợi của người gửi tiền. Ngoài ra, BHTGVN còn tăng cường mối quan hệ, hợp tác,
hỗ trợ giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Ngân hàng nhà nước, các Tổ chức tín dụng
và tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật bảo hiểm tiền gửi của BHTGVN.
Có thể nói, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền
gửi, sửa đổi, bổ sung Luật BHTG là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm phát triển thị
trường tài chính lành mạnh trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi
tiền, tạo môi trường pháp lý cho thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ ngân
hàng nói riêng phát triển an toàn, bền vững. Luật BHTG là cơ sở để tổ chức BHTGVN
phát huy tốt nhất vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp người gửi tiền;
qua đó góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hệ thống tài chính ngân hàng
quốc gia.
158
KẾT LUẬN
Luận án nghiên cứu về các quy định của pháp luật liên quan đến BHTG và thực
tiễn thực thi pháp luật BHTG của tổ chức BHTGVN được đặt trong bối cảnh tái cơ cấu
ngành tài chính ngân hàng đang trở nên hết sức cấp bách và thận trọng để bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
Sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (Luật số
17/2017/QH14) được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2017 và có hiệu lực kể từ
ngày 15/1/2018 đã tạo ra cơ sở pháp lý nhằm củng cố, lành mạnh hóa hệ thống các tổ
chức tín dụng trong giai đoạn tới. Theo đó, tổ chức BHTGVN được trao thêm một số
chức năng, nhiệm vụ theo hướng tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD
một cách phù hợp với nguồn lực, quy mô, hoạt động của tổ chức.
Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã làm rõ vị trí, vai trò, thực tiễn thực hiện
pháp luật về BTHG của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tiêu biểu như:
Một là, luận án đã tìm hiểu các công tình nghiên cứu liên quan đến BHTG, như
bắt đầu từ sự ra đời của BHTG tại Mỹ đến khi Hiệp hội BHTG Quốc tế được thành lập
và tổ chức BHTG được thành lập ở Việt Nam, điều này đã khẳng định tầm quan trọng
của BHTG đối với hệ thống tiền tệ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Các
công trình nghiên cứu mà luận án tiếp cận đã nêu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ
khác nhau liên quan đến BHTG ở cả trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của các
công trình nêu trên có ý nghĩa lớn trong việc quản lý, xây dựng chính sách, pháp luật về
BHTG ở các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, luận án đã tập trung luận giải một cách khoa học và hệ thống các vấn đề
liên quan đến lý luận về BHTG và pháp luật về BHTG như: các khái niệm liên quan đến
BHTG, phân tích vai trò của BHTG trong hệ thống tài chính ngân hàng và ý nghĩa đối
với việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Đặc biệt, luận án đã có những đánh giá, so
sánh các mô hình hoạt động của các tổ chức BHTG trên thế giới để từ đó khẳng định:
BHTG là công cụ tài chính của Nhà nước ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hệ
thống các tổ chức tín dụng, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của mạng
lưới tài chính quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung. Thông qua việc nghiên cứu, đồng
thời có sự so sánh, đánh giá các nội dung về BHTG với các quy định của pháp luật một
số quốc gia trên thế giới về BHTG, luận án đã khái quát một cách đầy đủ các nội dung
của luận án và khẳng định được bản chất pháp lý của BHTGVN.
Ba là, Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật của tổ chức
159
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam, từ đó khẳng định BHTGVN có vai trò vừa là một định chế tài chính
hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, vừa là một công cụ của Nhà nước để giám
sát, hạn chế rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm tiền gửi, góp phần bảo
đảm an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia. Luận án đã nghiên cứu thực trạng
thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi về loại tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền
gửi, quản lý và sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi đây là nội dung quan trọng thể hiện hoạt
động của BHTGVN. Tác giả đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện pháp
luật theo từng nhóm hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN như: phân tích, so sánh, nhận
xét về loại tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiên nay, đồng
thời có sự đối sánh với thông lệ các quốc gia trên thế giới để thấy được sự phù hợp
trong quy định về loại tiền gửi. Từ thực trạng thực hiện pháp luật BHTG của BHTGVN,
luận án đã có những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được cần phát huy, đồng thời cũng
chỉ ra những hạn chế bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để phát huy hơn nữa vai trò của
BHTGVN trong thời gian tới.
Bốn là, trong những năm qua, BHTGVN đã tích cực triển khai các hoạt động
nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính
sách công là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự
ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của
hoạt động ngân hàng. Luận án cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật
về bảo hiểm tiền gửi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật trong nước
có liên quan để bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Các
nhóm giải pháp tập trung để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHTG của tổ chức
BHTGVN trong thời gian tới, cùng hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp
của người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Sự cần thiết và giới hạn can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ bảo
hiểm tiền gửi, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số tháng 11/2019, tr17
2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm tiền gửi,
Tạp chí Công thương, số 22 - tháng 12/2019, tr261.
3. Thúc đẩy Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, Tạp
chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 12 - năm 2018, tr34.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 20 năm gìn giữ niềm tin, đăng trên báo điện tử Lao
động, ngày 09/11/2019: https://laodong.vn/kinh-te/bao-hiem-tien-gui-viet-nam--
20-nam-gin-giu-niem-tin-764919.ldo
5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tích cực, chủ động hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị,
điều hành, đăng trên báo điện tử Đầu tư chứng khoán, ngày
24/8/2018:https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/bao-hiem-tien-gui-viet-nam-tich-
cuc-chu-dong-hoan-thien-he-thong-van-ban-quan-tri-dieu-hanh-239708.html
6. Bảo hiểm tiền gửi được gia tăng quyền hạn, đăng trên báo điện tử Thời báo Kinh tế
Việt Nam, ngày 11/12/2018:
tang-quyen-han-20181211115629988.htm
7. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đồng hành cùng các Quỹ tín dụng nhân dân, đăng trên
báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 01/10/2019:
dung-nhan-dan-20190930151044432.htm
8. Đưa chính sách bảo hiểm tiền gửi đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đăng trên báo
điện tử Đầu tư chứng khoán, ngày 17/10/2018:
https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/dua-chinh-sach-bao-hiem-tien-gui-den-voi-
dong-bao-dan-toc-thieu-so-245909.html
9. Lan tỏa niềm tin từ chính sách bảo hiểm tiền gửi, đăng trên báo điện tử Lao động,
ngày 30/9/2019: https://laodong.vn/kinh-te/lan-toa-niem-tin-tu-chinh-sach-bao-
hiem-tien-gui-757494.ldo
10. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi,
đăng trên báo điện tử Lao động ngày 16/12/2019: https://laodong.vn/kinh-
te/nhu-cau-khach-quan-cua-viec-hoan-thien-phap-luat-ve-bao-hiem-
tien-gui-772553.ldo
161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Văn bản pháp luật
1. Quốc hội. 1992. Hiến pháp, Hà Nội.
2. Quốc hội. 2013. Hiến pháp, Hà Nội.
3. Quốc hội. 2005. Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
4. Quốc hội. 2015. Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
5. Quốc hội. 2005. Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
6. Quốc hội. 2014. Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
7. Quốc hội. 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
8. Quốc hội. 2010. Luật Các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
9. Quốc hội. 2017. Luật Các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
10. Quốc hội. 2012. Luật Bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội.
2. Sách, bài viết tạp chí
11. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2015. Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Tài liệu tham khảo xây dựng.
12. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2008. Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Chuyên đề
nghiên cứu chuyên sâu.
13. Bộ Tài Chính. 2016. Thông tư 312/2016/TT-BTC của Bộ tài chính về chế độ tài
chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 24/11/2016, Hà Nội.
14. Chính phủ. 2018. Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
“phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”, ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018, Hà Nội.
15. Chính phủ.1999. Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về Bảo hiểm tiền gửi, ban hành
ngày 01/9/1999, Hà Nội.
16. Chính phủ. 2005. Nghị định số 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm
tiền gửi, ban hành ngày 24/08/2005, Hà Nội.
17. Chính phủ. 2013. Nghị định số 68/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi, ban hành ngày 28/6/2013, Hà
Nội.
18. TS Nguyễn Mạnh Dũng. 2007. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền
gửi tại Đài Loan, số 2 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
162
19. TS Nguyễn Mạnh Dũng. 2003. Bàn thêm về quỹ bảo toàn tiền gửi, Tạp chí
Ngân hàng số 10 năm 2003
20. TS.Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Tuấn Vũ.2014. Mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền
gửi và kỷ luật thị trường ngành ngân hàng Việt Nam, Số 18/2014, Tạp chí Phát
triển và Hội nhập.
21. Hoàng Thu Hằng. 2013. Pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam,
Luận án Tiến sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Hiển. 2008. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ.
23. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2005. 2011. Hướng dẫn chung về
xây dựng hệ thống phí phân biệt.
24. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2010. Biên bản ghi nhớ về kiểm tra
đặc biệt và phân quyền kiểm tra đặc biệt giữa các cơ quan giám sát của Mỹ,
ban hành ngày 9 tháng 7 năm 2010.
25. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2010. Phương pháp đánh giá tuân
thủ bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của Uỷ ban
Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và hiệp hội BHTG quốc tế (IADI).
26. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2012. Xử lý các cuộc khủng hoảng
hệ thống, tài liệu nghiên cứu do Uỷ ban nghiên cứu và hướng dẫn IADI thực
hiện tháng 7 năm 2012.
27. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2013. Hướng dẫn chung về phát
hiện sớm và can thiệp kịp thời cho các hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
28. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2013. Hướng dẫn nâng cao về phát
triển hệ thống BHTG hiệu quả hạn mức bảo hiểm tiền gửi
29. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI). 2014. Các nguyên tắc cơ bản phát
triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.
30. Nguyễn Duy Hoàn. 2009. Yêu cầu cấp thiết nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
hiểm tiền gửi tại Việt Nam, số 12 Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
31. Nguyễn Duy Hoàn. 2011. Pháp luật về Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ.
32. Học viện Ngân hàng. 2009. Bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo đảm an toàn tài
chính quốc gia tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa
học.
33. Bùi Thu Hương. 2010. Hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong
163
thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc sĩ.
34. IADI. 2009. Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu
quả.
35. TS. Nguyễn Đức Kiên. 2017. Nâng cao vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, số 36 Bản tin của Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam
36. TS Nguyễn Đức Kiên. 2014. Vai trò của hệ thống bảo hiểm tiền gửi – Nguyên lý
và thực tiễn chính sách tại Việt Nam, số 27 + 28 năm 2014 Thông tin Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam.
37. TS Trần Du Lịch. 2013. Những vấn đề cần quan tâm khi triển khai luật bảo
hiểm tiền gửi”, số 24 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi.
38. TS.Vũ Văn Long. 2017. Cơ chế đầu tư vốn nhàn rỗi của tổ chức bảo hiểm tiền
gửi, liên hệ với Việt Nam, số 37 Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
39. TS.Vũ Văn Long. 2018. Hoạt động truyền thông của tổ chức bảo hiểm tiền gửi -
Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, số 41 Bản tin của Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam.
40. Luật cải cách tài chính phố Wall – Dodd Frank (Mỹ) - những điều khoản liên
quan đến hoạt động BHTG, 2010.
41. Luật Bảo hiểm tiền gửi Nga, năm 2003.
42. Luật Bảo hiểm tiền gửi Canada, năm 2011.
43. Luật Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc, năm 2005.
44. Luật Bảo hiểm tiền gửi Indonexia, năm 2004.
45. Luật Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan, năm 1985, sửa đổi, bổ sung năm 1999, năm
2001, năm 2006, năm 2007, 2008 và 2010.
46. Mai Hương. 2008. Giải pháp ổn định thị trường tiền gửi trong bối cảnh lạm
phát hiện nay, số 8 năm 2008 trên tờ Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
47. PGS, TS Nguyễn Thị Mùi. 2016. “Nâng cao vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong
mạng an toàn tài chính quốc gia”, số 33 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam.
48. Lê Việt Nga. 2012. Quản lý hoạt động bảo hiểm tiền gửi của tổ chức Bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ.
49. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2006. Thông tư số 03/2006/TT-NHNN hướng
dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của
Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, ban hành ngày 25/4/2006, Hà Nội.
164
50. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2013. Quyết định 3090/QĐ-NHNN của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,
ban hành 31/12/2013, Hà Nội.
51. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2014. Thông tư số 24/2014/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền
gửi, ban hành ngày 06/9/2014, Hà Nội.
52. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2016. Thông tư 34/2016/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước quy định việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 28/12/2016, Hà Nội.
53. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2018. Thông tư số 01/2018/TT-NHNN quy
định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, ban
hành ngày 26/01/2018, Hà Nội.
54. TS Bùi Tín Nghị. 2017. Phát huy vai trò chính sách bảo hiểm tiền gửi để năng
cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, số 35 Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam.
55. Ngọc Nhi. 2017. Vai trò ổn định hệ thống ngân hàng của bảo hiểm tiền gửi
Đức, số 17 Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.
56. Trần Thị Nguyệt. 2014. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ.
57. Nguyễn Thị Kim Oanh. 2004. Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định
hướng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
58. Nguyễn Thị Kim Oanh. 2004. Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi
ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
59. Nguyễn Thị Kim Oanh. 2002. Rủi ro đạo đức trong hoạt động bảo hiểm tiền
gửi, Tạp chí Ngân hàng số 8/2002, Hà Nội.
60. TS. Nguyễn Minh Phong. 2017. Nâng cao năng lực, vị thế của Bảo hiểm tiền
gửi Việt Nam để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn, số 38 Bản tin của BHTG Việt
Nam.
61. Nguyễn Cửu Lan Phương. 2012. Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm
tiền gửi ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ.
62. Nguyễn Đăng Quân. 2018. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt
Nam, từ thực tiễn các ngân hàng thương mại, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa
học xã hội.
63. TS Bùi Khắc Sơn, 2014, Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền
165
gửi tại Việt Nam, số 25 Thông tin bảo hiểm tiền gửi.
64. Đoàn Thái Sơn. 2014. Luật BHTG – khuôn khổ pháp lý mới cho tổ chức và hoạt
động BHTG ở Việt Nam, số 27 + 28 năm 2014 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam.
65. TS Đinh Dũng Sỹ. 2009. Địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt
Nam, Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
66. TS Nguyễn Toàn Thắng. 2016. Sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống
các tổ chức tín dụng và vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, số 34 Bản tin
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
67. TS Nguyễn Văn Thạnh. 2014. Ổn định tài chính nhìn từ góc độ ngân hàng
Trung ương và tổ chức bảo hiểm tiền gửi, số 26 Thông tin bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam.
68. Thủ tướng Chính phủ. 1999. Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 09/11/1999, Hà Nội.
69. Thủ tướng Chính phủ. 2013. Quyết định số 1394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng,
nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 13/8/2013, Hà Nội.
70. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 1395/QĐ- của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,
ban hành ngày 13/8/2013, Hà Nội.
71. Thủ tướng Chính phủ. 2016. Quyết định số 527/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động
của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 31/12/2016, Hà Nội.
72. Thủ tướng Chính phủ. 2016. Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, ban hành ngày 15/06/2017, Hà Nội.
73. Thủ tướng Chính phủ. 2017. Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ
cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 –
2020, ban hành ngày 19/07/2017, Hà Nội.
74. Thủ tướng Chính phủ. 2017. Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, ban hành ngày 15/06/2017, Hà Nội.
75. Thủ tướng Chính phủ. 2017. Quyết định 1533/QĐ-NHNN về Kế hoạch hành
động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, ban hành
ngày 20/7/2017, Hà Nội.
166
76. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy. 2008. Pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam,
Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc Hà Nội.
77. TS Lê Thị Thu Thủy. 2007. Bàn về mô hình bảo hiểm tiền gửi trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, Tạp chí Luật học số 12 năm 2007.
78. Bùi Hữu Toàn. 2012. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sỹ Luật học.
79. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2008. Giáo trình Luật Ngân hàng.
80. Đào Văn Tuấn. 2005. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ.
81. GS.TSKH Đào Trí Úc. 2007. Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp
luật về BHTG tại Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Thông
tin BHTG số 3/4/2007.
82. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam.
83. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. 2010. Các nguyên tắc tăng cường quản trị
công ty đối với các tổ chức ngân hàng.
84. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, Trung tâm thông tin
khoa học. 2009. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.
85. Văn phòng Quốc hội. 2008.Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc
bảo vệ người gửi tiền, Hà Nội.
B. Tiếng Anh
86. Asli Demirguc-Kunt, Baybars Karacaovali and Luc A. Laeven. 2005. với công
trình nghiên cứu Deposite Insurance around the world - A date base.
87. Deposit Insurance around the World. 2005. A Comprehensive Database.
88. Financials stab ility forum. 2001. Guidance for developing effective deposit
insurances systems.
89. Financical Stability Board. 2012. Peer review Report.
90. Garcia G.G.H. 1999. Deposite insuarance: A survey of actual and best pratices.
91. Garcia G.G.H. 2002. Deposit insurance and the appropriate institutions.
92. International Association of Deposit Insures, Xử lý các cuộc khủng hoảng hệ
thống.
93. Jang-Bong Choi. 2000. Structuring a deposit insurance system from the Asian
perspective.
94. Jusnior J. A. M. 1988. The structure of the US banking system and banking
suprervision.
167
95. LPS Pays IDR36. 8 Billion in Bank Customer Claim in 2017.
96. Laurent Quignon, European banking restructuring, Friday, December 01,
2006.
97. Guide to Intervention for Federally Regulated Deposit-Taking
Institutions,2014.
98. Mankiw G.N. 1992. Marcroeconomics, Havard University, Worth Pubisher,
33 Irving Place, New York.
99. Perbadanan Insurans Deposit Malaysia (PIDM), Summary of the Corporate
Plan 2018 - 2020.
100. Eva H. G. Hupkes. 2005. The Role of Deposit Protection and Resolution
Policy in Promoting Financial Stability.
101. Will crashed banks' assets be liquidated in new way in
Russia?
ID=2&ArticleId=7345
C. Website
102. Nguyễn Như Minh. Bảo hiểm tiền gửi một chính sách công quan trọng của nền
kinh tế hội nhập. Https:// www.sbv.gov.vn › webcenter › contentattachfile ›
idcplg, truy cập ngày 15/11/2019.
103. TS Võ Trí Thành. Các mô hình bảo hiểm tiền gửi và việc xây dựng hệ thống
bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.
104. đăng
ngày 5.11.2011.
105.
106. cập nhật ngày 20.8.2019
107. cập nhật ngày 20.8.2019
108. cập nhật ngày
10.11.2019
109.
dung-nhan-dan-hoang-trinh-linh-an_t114c1144n14939: cập nhật ngày
10.11.2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phap_luat_ve_bao_hiem_tien_gui_tu_thuc_tien_bao_hiem.pdf
- Trichyeu_NgoQuangHuy.pdf