Trình độ kinh tế, cụ thể là tình trạng thu nhập hộ gia đình ảnh hưởng đến
mức độ tham gia của CĐDC. Hộ có thu nhập ít hơn tham gia ít hơn. Cụ thể: ở mức
độ tham vấn: tỉ lệ tham gia của hộ có thu nhập trung bình là 42% trong khi tỉ lệ
tham gia của hộ có thu nhập thu nhập khá trở lên là 59.3%; ở mức độ cộng tác: tỉ lệ
đó tương ứng là 34.4% và 42.6%; ở mức độ tự quyết: tỉ lệ tương ứng là 9.2% và
16.7%.
Về trình độ học vấn của người dân được khảo sát, nhiều nhất ở trình độ
trung học cơ sở (40.3%), tiếp theo là trung học phổ thông (25.9%), cao đẳng và đại
học (23.6%), tiểu học (10.1%). Thống kê cho thấy người dân có trình độ càng cao
thì càng tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn và cộng tác nhiều hơn trong quá trình
ra quyết định của chính quyền xã (xem Hình 3.21). Một trong những lí do cản trở
CĐDC tham gia vào quá trình ra quyết định của CQX ở mức độ tham vấn, cộng tác
và tự quyết theo kết quả khảo sát đó là hạn chế về năng lực. Cụ thể, nhận thức của
người dân bị hạn chế khi cho rằng đây là công việc của chính quyền nên không
đóng góp ý kiến, không cộng tác cùng với CQX để ra quyết định, không tự quyết
các vấn đề để CQX ban hành quyết định; người dân không hiểu nên không thể
đóng góp ý kiến, không có kĩ năng đóng góp ý kiến, không có kĩ năng cộng tác, và
không có năng lực để tự quyết (xem Hình 3.11, Hình 3.13, Hình 3.15)
200 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích xây dựng các công trình
công cộng của xã.
Thứ hai, bổ sung thêm chế tài đối với chính quyền xã không thực hiện quyền
của CĐDC tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Quy định
thêm về ngân sách để phục vụ cho công tác tuyên truyền về quyền tham gia của
cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của CQX, để nâng cao năng lực
CĐDC và năng lực CQX.
Thứ ba, sửa đổi và bổ sung để phù hợp với Luật tiếp cận thông tin, Luật Đầu
tư công, Luật Ngân sách, Luật Đất đai liên quan đến sự tham gia của cộng đồng dân
cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã, cụ thể trong việc tiếp cận thông
tin, xây dựng và lựa chọn phương án đầu tư, sử dụng đất, các khoản thu chi do địa
phương quản lý.
4.3.2. Đối với Chính phủ
Nghiên cứu xây dựng và bổ sung sự tham gia của người dân vào quá trình ra
quyết định của CQĐP vào trong nội dung chương trình cải cách hành chính. Bổ
sung tiêu chí sự tham gia của người dân vào trong các tiêu chí đánh giá về cải cách
hành chính ở địa phương.
Ban hành văn bản hướng dẫn quy trình, nội dung cụ thể việc tổ chức hội
nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân (được quy định
trong Điều 125 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015) để bảo đảm sự
tham gia đầy đủ, thực chất của CĐDC trong QLNN tại địa phương, trong đó có quá
trình ra các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Bổ sung một số nội dung trong Quy định hướng dẫn về tổ chức và hoạt động
của thôn, tổ dân phố. Cụ thể, bổ sung về quyền được bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao
năng lực cho trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; cộng đồng dân cư có quyền bàn
bạc và quyết về mức thu đối với sử dụng quỹ đất công ích và hoa lợi nộp vào ngân
sách xã; bàn bạc và quyết về danh mục ưu tiên dự án đầu tư cấp xã và kế hoạch đầu
152
tư cấp xã; bàn bạc và quyết định về sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công
ích, đất phi nông nghiệp vào mục đích xây dựng các công trình công cộng của xã.
4.3.3. Đối với tỉnh Nam Định
Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về vai trò và quyền tham gia của
CĐDC trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã.
Thứ hai, xây dựng quy trình về ra quyết định của CQX có sự tham gia của
CĐDC và bộ công cụ thúc đẩy sự tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định
của CQX.
Thứ ba, thực hiện chương trình nâng cao năng lực thúc đẩy sự tham gia của
CĐDC cho các lãnh đạo xã, các trưởng thôn, trưởng các tổ chức chính trị xã hội ở
xã, các ban tự quản ở xã.
Thứ tư, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã với việc
mở rộng thành phần là thành viên CĐDC để thúc đẩy sự tham gia của CĐDC vào
quá trình ra quyết định của CQX.
Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá thực hiện quy chế dân
chủ ở xã trong đó có đánh giá theo mức độ tham gia tăng dần (tiếp cận thông tin,
tham vấn, cộng tác, tự quyết) của CĐCD vào quá trình ra quyết định của chính
quyền xã.
Thứ sáu, nhấn mạnh tiêu chí sự tham gia của CĐDC trong quá trình ra quyết
định của CQX trong tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa (tiêu
chí về tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do
địa phương tổ chức).
Thứ bảy, tuyên dương, khen thưởng những xã thúc đẩy sự tham gia hiệu quả
của CĐDC vào quá trình ra quyết định. Phổ biến kinh nghiệm hay về thúc đẩy sự
tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định của CQX để các xã trong tỉnh học
hỏi và áp dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chương 4 của luận án đã nghiên cứu về các quan điểm và giải pháp hoàn
thiện quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC ở tỉnh Nam Định
và đưa ra một số kết quả nghiên cứu.
153
Thứ nhất, các quan điểm hoàn thiện quá trình ra quyết định của CQX có sự
tham gia của CĐDC bao gồm: hoàn thiện quá trình ra quyết định của CQX có sự
tham gia của CĐDC nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp ở
nông thôn; hoàn thiện quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC
trên cơ sở đổi mới tổ chức và hoạt động của CQX; bảo đảm sự tham gia của CĐDC
vào quá trình ra quyết định của CQX trong khuôn khổ pháp luật; hoàn thiên quá
trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC trên cơ sở đổi mới nội dung
và phương thức tham gia của CĐDC.
Thứ hai, luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình ra quyết
định của CQX có sự tham gia của CĐDC ở tỉnh Nam Định. Đó là nhóm giải pháp
về nhận thức; về thể chế; về tổ chức và hoạt động của chính quyền; về nâng cao
năng lực; về nguồn lực, về kinh tế-xã hội. Phải nâng cao nhận thức của toàn bộ hệ
thống chính trị cơ sở về quá trình ra quyết định của CQX có sự tham gia của CĐDC
và nâng cao nhận thức của CĐDC về quyền và nghĩa vụ tham gia vào QLNN ở địa
phương. Cần xây dựng và phổ biến quy trình ra quyết định của CQX có sự tham gia
của CĐDC, thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin. Cần kiện toàn bộ máy thúc đẩy sự
tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định của CQX, phát huy vai trò của các
ban của cộng đồng, các tổ chức CTXH. Để quá trình ra quyết định của CQX có sự
tham gia hiệu quả của CĐDC cần nâng cao năng lực của cả CQX và CĐDC. Chính
quyền xã phải nắm vững quy trình ra quyết định có sự tham gia của CĐDC; biết
vận dụng các hình thức, công cụ thúc đẩy sự tham gia phù hợp với đặc điểm
CĐDC. Cộng đồng dân cư phải được tập huấn và nâng cao năng lực để thực hiện
quyền làm chủ của mình, đặc biệt trong ra quyết định giải quyết các vấn đề liên
quan đến lợi ích cộng đồng; phải ý thức được trách nhiệm công dân tham gia
QLNN. Để thúc đẩy sự tham gia của CĐDC vào quản lý nhà nước, vào quá trình ra
quyết định của CQX cần nguồn lực nhất định: kết hợp nguồn lực ngân sách và huy
động nguồn lực từ xã hội để nâng cao năng lực CQX và CĐDC, để phổ biến thông
tin và tuyên truyền về quyền và trách nhiệm tham gia QLNN và tập huấn kĩ năng
tham gia QLNN. Cần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa CQX và CĐDC, xây
dựng văn hóa trách nhiệm cộng đồng tại địa phương để tạo sự tin tưởng cho CQX
154
lôi cuốn sự tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định và để CĐDC sẵn sàng
tham gia tích cực và thiết thực vào quá trình ra quyết định của CQX. Các giải pháp
giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho CĐDC cũng góp phần khuyến khích sự tham
gia của CĐDC vào quá trình CQX ra những quyết định liên quan đến lợi ích của
chính CĐDC.
Thứ ba, dựa trên tổng hợp nghiên cứu cơ sở lí luận và nghiên cứu thực tiễn ở
tỉnh Nam Định, luận án đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan trung ương và với
địa phương.
Đối với Quốc hội, cần sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa
phương theo hướng phân cấp, phân quyền trong QLNN nhiều hơn và tăng vai trò tự
quản của CQĐP, nhất là cấp xã. Cần xây dựng Luật Dân chủ cơ sở để phù hợp với
thực tiễn tham gia của CĐDC và các luật mới ban hành.
Đối với Chính phủ, nghiên cứu xây dựng và bổ sung sự tham gia của CĐDC
vào quá trình ra quyết định của CQĐP vào nội dung chương trình cải cách hành
chính và bổ sung tiêu chí sự tham gia của CĐDC vào trong các tiêu chí đánh giá về
cải cách hành chính ở địa phương. Cần bổ sung một số nội dung trong Quy định
hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố như quyền được bồi
dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; quyền
của CĐDC trong bàn bạc, quyết định nội dung liên quan đến quỹ đất và đầu tư cấp
xã.
Đối với tỉnh Nam Định, cần xây dựng chương trình tuyên truyền, nâng cao
năng lực cho CĐDC và các tổ chức cộng đồng về tham gia vào quá trình ra quyết
định của CQX; thúc đẩy sự tham gia của CĐDC vào quá trình ra quyết định thông
qua bổ sung các thành viên CĐDC vào Ban chỉ đạo thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở
tại xã, áp dụng tiêu chí mức độ tham gia (từ tiếp cận thông tin, đóng góp ý kiến tới
cộng tác và tự quyết) để đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, nhấn
mạnh tiêu chí tham gia của CĐDC trong quá trình ra quyết định của CQX trong
tiêu chí xét danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; phổ biến kinh nghiệm
hay về ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư để
các xã học hỏi, áp dụng.
155
Các giải pháp đề xuất để hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền
xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định có thể cung cấp giá trị
tham khảo cho các địa phương khác. Đối với những địa phương có điều kiện phát
triển tương đồng với Nam Định, các giải pháp này có thể áp dụng một phần hoặc
toàn bộ, phụ thuộc vào ý chí của CQĐP.
156
KẾT LUẬN
Sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước là nhu cầu tất yếu và khách
quan trong quá trình phát triển xã hội. Trong xu hướng dân chủ, các quốc gia trên
thế giới ngày càng nỗ lực thúc đẩy quá trình ra quyết định của chính quyền cấp cơ
sở có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Nghiên cứu về quá trình ra quyết định của
chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư thực sự cần thiết để nâng cao
hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, tăng cường sự làm chủ của người
dân, thúc đẩy xã hội dân chủ ở Việt Nam.
Luận án “Quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định” đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
và thực tiễn đề ra.
Thứ nhất, luận án đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học về quá trình ra
quyết định của chính quyền xã. Luận án đã nghiên cứu đặc điểm và sự phân loại
quá trình ra quyết định, các mô hình ra quyết định, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn mô hình ra quyết định; mô tả và phân tích vị trí, vai trò, tổ chức hoạt
động, thẩm quyền và quá trình ra quyết định của chính quyền xã; nghiên cứu sự
tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã:
phân tích sự cần thiết, vai trò, mức độ, hình thức, điều kiện tham gia của cộng đồng
dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Cộng đồng dân cư tham gia
vào các giai đoạn của quá trình ra quyết định của chính quyền xã, từ giai đoạn xác
định vấn đề, xây dựng mục tiêu, xây dựng phương án đến lựa chọn phương án và ra
quyết định với các mức độ tham gia khác nhau, từ tiếp cận thông tin, đóng góp ý
kiến, tới cộng tác và tự quyết; thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp. Các
yếu tố tác động quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư, bao gồm: thể chế, bộ máy; năng lực của cán bộ xã và cộng đồng
dân cư; nguồn lực; mối quan hệ giữa chính quyền xã và cộng đồng dân cư; các yếu
tố kinh tế - xã hội. Điều kiện đảm bảo quá trình ra quyết định của chính quyền xã
có sự tham gia của cộng đồng dân cư đó là điều kiện về nội dung vấn đề cần quyết
157
định, điều kiện về thể chế, năng lực và nguồn lực, thời gian. Luận án đã cung cấp
cơ sở thực tiễn của quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư. Đảng và Nhà nước Việt Nam ban hành hệ thống các văn bản
quy định về sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước, trong đó có quá trình
ra quyết định của chính quyền cơ sở; về bộ máy thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Kinh nghiệm một số
nước trên thế giới về quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư được giới thiệu để làm bài học tham khảo và vận dụng cho các
địa phương ở Việt Nam trong việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư
vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã.
Thứ hai, luận án đã khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam
Định. Sự tham gia được thể chế hóa và vai trò của các tổ chức cộng đồng đã thúc
đẩy cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã.
Hạn chế năng lực của chính quyền xã và cộng đồng dân cư; thiếu quy trình và công
cụ thúc đẩy sự tham gia là những rào cản khiến quá trình ra quyết định của chính
quyền xã thiếu sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân cư (cộng đồng dân cư tham
gia với số lượng ít, tham gia ở mức độ thấp).
Thứ ba, luận án khảo sát, phân tích, và nhận xét thực trạng quá trình ra quyết
định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định
hiện nay. Ra quyết định của chính quyền xã theo mô hình Quy trình tổ chức có sự
tham gia của nhiều chủ thể. Luận án đã mô tả thống kê thực trạng quá trình ra quyết
định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định
trong một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền ra quyết định của chính quyền xã. Cộng
đồng dân cư tham gia vào các giai đoạn của quá trình ra quyết định và mức độ tham
gia khác nhau giữa các lĩnh vực, giữa các giai đoạn của từng lĩnh vực. Luận án đã
nhận xét các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Các kết quả
đạt được đó là: Cộng đồng dân cư được tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá
trình ra quyết định; đa số lãnh đạo xã nhận thức được sự cần thiết và vai trò của
158
cộng đồng dân cư trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã; chính quyền xã
đã sử dụng sức mạnh của hệ thống chính trị và thực hiện các hình thức đa dạng để
lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các giai đoạn của quá trình ra quyết
định; chính quyền xã thể hiện trách nhiệm giải trình với cộng đồng dân cư trong
quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định của chính quyền xã có
sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam Định bộc lộ một số hạn chế như:
chưa thu hút hiệu quả sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các giai đoạn của quá
trình ra quyết định; một số hình thức cung cấp thông tin, tham vấn cộng đồng dân
cư trong quá trình ra quyết định của chính quyền xã chưa được sử dụng hiệu quả;
chưa phát huy được hết vai trò của các tổ chức - hội ở địa phương trong lôi cuốn sự
tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định; chưa tạo sự tin tưởng
cho cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình ra quyết định; cộng đồng dân cư chưa
tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Những hạn chế
này do các nguyên nhân: thiếu một quy trình thống nhất về ra quyết định của chính
quyền xã có sự tham gia và thiếu bộ công cụ thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng
dân cư; chưa phát huy hiệu quả vai trò của bộ máy thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã; sự hạn chế về năng
lực của chính quyền xã và cộng đồng dân cư; thiếu tin tưởng giữa chính quyền xã
và cộng đồng dân cư; hạn chế về trách nhiệm và ý thức công dân của cộng đồng
dân cư.
Thứ tư, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quá trình ra
quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở tỉnh Nam
Định. Hoàn thiện quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của
cộng đồng dân cư nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp của
người dân ở nông thôn; trên cơ sở đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền xã
và đổi mới nội dung, phương thức tham gia của cộng đồng dân cư; bảo đảm sự
tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã
trong khuôn khổ pháp luật. Các giải pháp cần được thực hiện đó là nhóm giải pháp
về nhận thức, về thể chế, về tổ chức và hoạt động của chính quyền, về nâng cao
năng lực, về nguồn lực, về kinh tế - xã hội. Dựa trên nghiên cứu lí luận và thực
159
tiễn, luận án đã đưa ra một số kiến nghị tới cơ quan trung ương và địa phương.
Luận án kiến nghị Quốc hội ban hành Luật Dân chủ cơ sở, sửa đổi Luật Tổ chức
chính quyền địa phương. Đối với Chính phủ, luận án kiến nghị bổ sung sự tham gia
của người dân trong ra quyết định của chính quyền địa phương nội dung cải cách
hành chính ở địa phương; bổ sung tiêu chí sự tham gia của người dân trong tiêu chí
đánh giá cải cách hành chính; bổ sung một số nội dung trong Quy định hướng dẫn
về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố liên quan đến nâng cao năng lực của
trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; liên quan đến quyền của CĐDC trong bàn bạc,
quyết định nội dung liên quan đến quỹ đất và đầu tư cấp xã. Đối với tỉnh Nam
Định, luận án kiến nghị về giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực cho CĐDC,
kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở tại xã, áp dụng tiêu chí mức
độ tham gia trong quá trình ra quyết định của CQX để đánh giá việc thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở ở xã, xét danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; phổ
biến kinh nghiệm hay về ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng
đồng dân cư để các xã học hỏi, áp dụng.
Luận án đã minh chứng giả thuyết khoa học: Ra quyết định của chính quyền
xã về các nội dung liên quan đến cộng đồng dân cư cần có sự tham gia của cộng
đồng dân cư để quyết định có tính hợp pháp, hợp lí, khả thi và được đồng thuận.
Quá trình ra quyết định của chính quyền xã ở Nam Định thiếu sự tham gia tích cực,
hiệu quả của cộng đồng dân cư. Năng lực thiếu hụt của cán bộ xã và cộng đồng dân
cư khiến hạn chế sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của
chính quyền xã. Việc thể chế hóa sự tham gia của cộng đồng dân cư và nâng cao
năng lực cán bộ xã và cộng đồng dân cư góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng dân cư quá trình ra quyết định của chính quyền xã. Một quy trình thống nhất
về ra quyết định có sự tham gia của cộng đồng dân cư với một bộ công cụ thúc đẩy
sự tham gia, nâng cao năng lực của cán bộ xã và cộng đồng dân cư sẽ hoàn thiện
quá trình ra quyết định của chính quyền xã có sự tham gia của cộng đồng dân cư,
nâng cao chất lượng ra quyết định của chính quyền xã, thúc đẩy dân chủ cơ sở ở
tỉnh Nam Định.
160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Thu Cúc (2019), Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân
cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền địa phương, Tạp chí
Cộng sản, Số 923 (8/2019)
2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2019), Huy động sự tham gia của cộng đồng dân
cư vào quá trình ra quyết định ở chính quyền cấp xã tại tỉnh Nam Định,
Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 283 (8/2019)
3. Nguyễn Thị Thu Cúc (2018), Kinh nghiệm huy động sự tham gia của
cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền cơ sở ở
một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 268
(5/2018).
4. Nguyễn Thị Thu Cúc (2018), Những vấn đề trong sự tham gia của
cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền cơ sở,
Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 5/2018.
5. Nguyễn Thị Thu Cúc (2017), Các mô hình ra quyết định của tổ chức
công, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 12/2017.
6. Nguyễn Thị Thu Cúc (2017), Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc
tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền cấp xã, Tạp chí
Quản lý Nhà nước, Số 258 (7/2017).
7. Nguyễn Thị Thu Cúc (2013), Cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình
ra quyết định tại địa phương, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 206
(3/2013).
8. Nguyễn Thị Thu Cúc (2012), Tăng cường sự tham gia của cộng đồng
dân cư trong quản trị địa phương, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 197
(6/2012).
161
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Khắc Ánh (2017), Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của công
dân vào hoạch định chính sách công, Các sáng kiến dân chủ cơ sở
và sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách
công tại khu vực miền Trung, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nhà xuất
bản Đại học Huế,125-130.
2. Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 10-CT/TW ngày
28 tháng 3 năm 2002 về việc “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày
18/3/2002 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 và định hướng
đến 2020”.
5. Ban Dân vận Trung ương (2005), Quy chế dân chủ ở cơ sở: Ý Đảng, lòng
dân, Nxb. Chính trị Quốc gia.
6. Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy Nam Định, Báo
cáo số 01-BC/BCĐ ngày 18/5/2018 về kết quả 3 năm thực hiện Kết
luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa 11).
7. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/2/1998 về “Xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.
8. CECODES, VFF-CRT & UNDP (2019), Chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2018: Đo lường từ
kinh nghiệm thực tiễn của người dân, Báo cáo nghiên cứu chính
sách của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng
(CECODES), Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), và Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP), Hà Nội.
9. CECODES, VFF-CRT & UNDP (2016), Chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2015: Đo lường từ
kinh nghiệm thực tiễn của người dân, Báo cáo nghiên cứu chính
sách của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng
(CECODES), Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), và Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP), Hà Nội.
162
10. CECODES, VFF-CRT & UNDP (2014), Chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2013: Đo lường từ
kinh nghiệm thực tiễn của người dân, Báo cáo nghiên cứu chính
sách của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng
(CECODES), Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), và Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP), Hà Nội.
11. Trần Thị Minh Châu (31/8/2016), Bàn về tự quản chính quyền cấp xã ở
nước ta hiện nay, Tổ chức Nhà nước, tải về từ
_quan_chinh_quyen_cap_xa_o_nuoc_ta_hien_nay
12. Chiavo-Campo, S., Sundaram, P.S.A (2003), Phục vụ và duy trì: Cải
thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb. Chính trị
Quốc gia.
13. Triệu Văn Cường (ch.b) (2016), Phân tích các bên liên quan trong quy
trình chính sách, Nxb. Lao động Xã hội.
14. Lương Tiến Dũng (2008), Về Phương pháp quy hoạch có sự tham gia
của cộng đồng, tải về từ:
quyhoachdothi/405-ve-phuong-phap-quy-hoach-co-su-tham-gia-cua-
cong-dong.html?tmpl=component&print=1&page=
15. Thái Trí Dũng (2018), Những khác biệt giữa mô hình lý trí và mô hình
hành vi trong lựa chọn giải pháp ra quyết định, Hội thảo khoa học
“Small Talks Big Ideas” ngày 01/02/2018, Khoa Kinh tế, trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trương Văn Dũng (2009), “Sự tham gia của người dân trong hoạt động
quản lí nhà nước và xã hội vì mục tiêu phát triển con người”, Tạp
chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (4), 67-76.
17. Dự án VIE/96/008 Tăng cường năng lực cho việc đổi mới phát triển nông
thôn ở Việt Nam (1999), Vai trò của lãnh đạo địa phương trong việc
tăng cường phát triển cộng đồng và sự tham gia của người dân, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân và quản lý nhà nước tại
các hiệp hội đô thị Việt Nam thông qua Hiệp hội Các đô thị Việt
Nam” (2009), Ý kiến của người dân về sự tham gia và vấn đề dân
chủ cơ sở tại 4 đô thị khảo sát điểm.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003a), Sự tham gia của người dân trong quá
trình lập và thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội của xã, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
163
20. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003b), Vị trí, vai trò của các đoàn thể xã
hội trong việc bảo đảm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
21. Evans, M. (2017), Hướng đến sự tham gia của người dân một cách có
chất lượng, Các sáng kiến dân chủ cơ sở và sự tham gia của người
dân vào quá trình hoạch định chính sách công tại khu vực miền
Trung, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Huế, 21-41.
22. Hoàng Văn Hải (ch.b) (2013), Ra quyết định quản trị, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (ch.b) (2013), Đại cương về chính sách
công, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật.
24. Lê Hoài (2013), Rất cần sự tham gia của cộng đồng, Báo Quân Đội
nhân dân, Thứ Sáu, 07/6/2013.
25. Nguyễn Thị Hiệp (2015), Những kết quả chủ yếu trong quá trình nâng
cao vai trò quần chúng nhân dân với thực hiện dân chủ cơ sở ở
Nam Định, Hội thảo Khoa học “Vai trò của quần chúng nhân dân
trong thực hiện dân chủ ở cơ sở - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" 12/2015.
26. Vũ Văn Hiền (2004), Phát huy dân chủ ở xã, phường, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hiệp hội Quốc tế về Sự tham gia của người dân (2006), Vấn đề về sự
tham gia của cộng đồng đối với cán bộ công chức và những người
ra quyết định ở Việt Nam.
28. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Hành chính công, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
29. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Hành chính công,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
30. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nxb.
Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
31. Huyện ủy Trực Ninh, Báo cáo số 207-BC/HU ngày 26/5/2015 về tổng
kết thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ
Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở.
32. Trương Đắc Linh (2002), Chính quyền địa phương với việc bảo đảm
thi hành hiến pháp và pháp luật, Thông tin Khoa học pháp lý, Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
33. Dương Bạch Long (2011), Chính quyền cấp xã và việc tổ chức, điều
hành hoạt động Ủy ban nhân dân cấp xã, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
164
34. Nguyễn Khắc Mai (1996), Vị trí, vai trò của các hiệp hội quần chúng ở
nước ta, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh, (2011), Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị
Quốc gia.
36. Hồ Chí Minh, (2011), Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị
Quốc gia.
37. Mai Quỳnh Nam (2009), “Dư luận xã hội và sự tham gia của người dân
trong cơ chế „dân biết, dân làm, dân kiểm tra‟”, Nghiên cứu con
người, 4(43), 34-38.
38. Ngân hàng Thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi, Nxb. Chính trị Quốc gia.
39. Dương Xuân Ngọc (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
40. Trần Thị Diệu Oanh (2015), Về minh bạch hóa hoạt động chính quyền
địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
41. Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ
hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Thang Văn Phúc, Hà Quang Ngọc (2004), Tự quản và vấn đề phát huy
dân chủ ở cơ sở, Trong Quy chế dân chủ ở cơ sở: Vấn đề lý luận và
thực tiễn, Vũ Văn Hiền (ch.b), Nxb. Chính trị quốc gia.
43. Nguyễn Minh Phương (ch.b.) (2015), Quản lý phát triển xã hội của
chính quyền cơ sở một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
44. Nguyễn Minh Phương (ch.b.) (2017), Vai trò của chính quyền xã đối
với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Phượng (ch.b.) (2018), Quản trị địa phương - từ lý thuyết
tới thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ
và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
47. Sisk, T. et all (2014), Dân chủ ở cấp địa phương, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
48. Phan Xuân Sơn (chủ biên) (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc bảo
đảm cơ sở dân chủ hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
49. Steidel, S. C., Sử dụng chính phủ điện tử: Những thành tựu trong cuộc
cách mạng kĩ thuật số, Chính quyền bang và chính quyền địa
165
phương, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 8(2), tháng
10/2003.
50. Phạm Hồng Thái (2013), Quyết định hành chính nhà nước - Một số
vấn đề lý luận, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nôi, Luật
học, Tập 29, Số 2 (2013), 35-43.
51. Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Bích Ngọc, Jerman Rose (2012), Tác
động của thể chế tới quá trình ra quyết định: Nghiên cứu tình
huống ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ở Mỹ và
Việt Nam, Kinh tế & Phát triển, 183 (II), tháng 9 năm 2012, trang
43-60.
52. Lê Thi (2009), “Thực hiện dân chủ ở cơ sở và tăng cường ý thức trách
nhiệm của nhà nước”, Triết học 8(219), 17-22.
53. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 85/2002/QĐ-TTg ngày 28
tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành Kế
hoạch thực hiện Nghị quyết 17-TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về đổi mới
và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị
trấn.
54. Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững, Quỹ Hỗ trợ các
sáng kiến tư pháp (2012), Cẩm nang tư vấn, phản biện và đóng
góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam, Nxb.
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
55. Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb. Chính trị
Quốc gia.
56. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2013), Giáo trình Hành vi Tổ
chức, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
57. Nguyễn Quang Tuấn (2006), Tăng cường sự tham gia của người dân
trong quá trình hoạch định chính sách, Tạp chí Cộng sản, (20), 25-
28.
58. UNDP (2006), Làm sâu sắc nền dân chủ và tăng cường sự tham gia
của người dân ở Việt Nam, Báo cáo Đối thoại chính sách UNDP.
59. Wode B. (2013), Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước và
được thông tin đầy đủ, GIZ.
60. Nguyễn Như Ý (1999) (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản
Văn hóa - Thông tin.
Tài liệu tiếng Anh
61. Allison, G., T. (1971), The essence of decision: explaining the Cuban
missile crisis, Little, Brown and Company, Boston.
62. Al-Tarawneh, H. A. (2012), The main factors beyond decision making,
Journal of Management Research 4(1), 1-23.
166
63. Anderson, J. (2011), Public policy making: an introduction, 7th ed.,
Cengage Learning, Wadsworth.
64. Arnstein, S. R. (1969/2011), "A Ladder of citizen participation", The
City Reader, 5
th
ed., pp. 238-250.
65. Babooa, S. K. (2008), Public participation in the making and
implementation of policy in Mauritius with reference to Port Louis
local government, Thesis of Doctor of Administration, University
of South Africa.
66. Baker, D., Bridges, D., Hunter, R., Johnson G., Krupa, J., Murphy, J.,
Sorenson, K. (2001), Guidebook to decision making methods,
Department of Energy, USA.
67. Banner, G. (1999), From government to governance: German local
authorities between regulations, service provision and community
development, The Annals of Public Administration Research, No.
17 (1999-2000), 9-26.
68. Barros, G. (2010), Herbert A. Simon and the concept of rationality:
Boundaries and procedures, Brazilian Journal of Political
Economy, 30(3), 455-472.
69. Bracht, N., Tsouros, A. (1990), Principles and strategies ofeffective
community participation, Health Promotion International, 5(3),
199-208.
70. Bruns, B. (2003), Water Tenure Reform: Developing an Extended
Ladder of Participation, RCSD Conference "Politics of the
Commons: Articulating Development and Strengthening Local
Practices", July 11-14, 2003, Chiang Mai, Thailand.
71. Campitelli, G., Gobet ,F. (2010), Herbert Simon‟s decision making
approach: investigation of cognitive processes in experts, Review
of General Psychology, 14(4), 354-364.
72. Chaffee. E. E. (1983), Rational decision making in higher education,
National Center for Higher Education Management Systems,
Colorado.
73. Cohen, M. D., March, J. G, Olsen, J. P. (1972), A gabage can model of
organizational choice, Administrative Science Quarterly, 17(1), 1-
25.
74. Department of Provincial and Local Government of Republic of South
Africa (2007), National policy framework for public participation.
75. Dunn, W. N. (2008), Public policy analysis: an introduction, 4th ed.,
Pearson.
76. Dzur, A. (2008), Democratic Professionalism: Citizen participation
and the reconstruction of professional ethnics, identity, and
practice, The Pennsylvania State University Press.
167
77. Earles, K., Findlay, T. (July 2003), Rethinking representation: toward
democratice governance in Canada, The paper prepared for the
Law Commission of Canada.
78. Ferlier, E., Ashburner, L., Fitzerald, L., Pettigrew, A. (1996), “The
question of accountability: New forms or a democratic deficit?”,
The New Public Management in Action, Oxford Press, 195-223.
79. Ferree, M. M., Gamson, W. A., Gerhards J., Rucht D. (), Four models
of the public sphere in modern democracies, Theoy and Society,
31, 289-324.
80. Fox, R. (1999), A generic task strategy for solving routine decision
making problems. In Kent, A. (ed.), Encyclopedia of Library and
Information Science, Vol. 64, Marcel Dekker, 134-154.
81. Franklin, A. L., Ebdon, C. (2007), “Democracy, public participation,
and budgeting: Mutually exclusive or just exhausting”, In R. C.
Box (Ed.), Democracy and Public Administration, M.E. Sharpe,
Inc.: New York, pp. 84-106.
82. Frey, B., Stutzer, A. (2000), Happiness, economy and institution,
Economic Journal, 110(466), 918-938.
83. Frey, B. S., Stutzer, A. (2004), The role of direct democracy and
federalism in local power, Working Paper No. 209, University of
Zurich.
84. Fritzen, S. (2000), Institutionalizating participation: Lessons learnt
and implications for strengthening Vietnam’s national programs,
UNDP-UNCDF-CIDA.
85. Fry, B.R., Raadshelders, J.C.N. (2008), Mastering Public
Administration: from Max Weber to Dwight Waldo, 2
nd
ed., CQ
Press: Washington, DC.
86. Gaventa, J. (2011), “Participation makes a difference”, Development
Outreach, 13(1), 70-76.
87. Geissbuehler, S. (2014), Does direct democracy really work? A review
of the emperical evidence from Switzerland, DOI:
10.14746/pp.2014.19.4.6
88. Harrigan, J. J., Nice D. C. (2013), Politics and policy in states and
communities, 7
th
ed., Pearson.
89. Heiden, N. V. D., Krummenacher, P. (2009), Bringing the backstage to
the front: the role of citizen forums in local development planning
in Switzerland, Paper for Panel no. 461 “Interactive urban and
regional development planning” at the ECPR General Conference
in Potsdam, 10-12 September 2009.
90. Hildebrant, K. (2004), “Opening the door to an active constituency”,
Michigan Township News, April 2004, 10-15.
168
91. Hill, M. (1997), The policy process in the modern state, 3rd ed.,
Prentice Hall.
92. Hoeppner, C., Frick J., Buchecker, M. (2008), What drives people‟s
willingness to discuss local landscape development?, Landscape
Research, 5(33), 605-622.
93. Hosseini, S. J. F. et al., (2014), Factors affecting attitude: change of
Bojnourd township wheat farmers toward participatory
management of agriculture water resources, International Journal
of Ecosystem, 4(3): 124-127.
94. Howlett, M., Ramesh, M. (1995), Studying public policy: policy cycles
and policy subsystems, Oxford University Press, Oxford.
95. Huber, G. (1981), The nature of organizational decision making and
the design of Decision Support Systems, Management Information
Systems Quarterly, June 1981, 1-10.
96. Immerwahr, J., Hagelskamp, C., DiStasi, C., Hess, J. (2013), Beyond
business as usual: leaders of California’s civic organizations seek
new ways to engage the public in local governance, A report from
Public Agenda.
97. Irvin, R., Stansbury, J. (2004), Citizen participation in decision
making: is worth the effort, Public Administration Review, Jan/Feb
2004, 64(1), 55-65.
98. Kasymova, J. (2014), “Analyzing recent citizen participation trends in
Western New York: Comparing citizen engagement promoted by
local government and nonprofit organizations”, Canadian Journal
of Nonprofit and Social Economy Research, 5(2), 47-64.
99. Kaufmann, B., Buechi, R., Braun, N. (2010), Guidebook to direct
democracy in Switzerland and beyond, 4th ed., Initiative &
Referendum Institute Europe.
100. Kingdon, J. W. (1995), Agendas, Alternatives, and Public Policies,
2nd ed., Longman.
101. Kooiman, J. (1999), “Social-political governance: Overview,
reflections and design”, Public Management, 1(1), 67-92.
102. Kraft, M. E., Furlong, S. R. (2013), Public policy: politics, analysis,
and alternatives, 4th ed., Sage.
103. Kuwashima, K. (2014), How to use models of organizational decision
making?, Annals of Business Administrative Science, 13 (2014),
215-230.
104. Kwena, G. N. (2013), Factor affecting community participation in the
management of development projects through local authority
service delivery action plans: a case sudy of Kilgoris Constituency,
Narok County, A research project report.
169
105. Ladner, A. (2002), Size and direct democracy at the local level: the
case of Switzerland, Environment and Planning C: Government
and Policy, Vol.20, 813-828.
106. Ladner, A., Fiechter, J. (2012), The influence of direct democracy on
political interest, electoral turnout and other forms of citizens‟
participation in Swiss municipalities, Local Government Studies,
38(4), 437-459.
107. Lowndes, V., Pratchett, L., Stoker G. (2001), Trends in public
participation: Part 1 – local government perspectives, Pulic
Administration, 79(1), 205-222.
108. Mahnig, H., Wimmer A. (1999), Integration without immigrant
policy: the case of Switzerland, EFFNATIS Working paper 29,
Swiss forum for migration studies, Universit of Neuchaetel,
Novermber 1999.
109. Mintzberg, H., Raisinghani, D., Theoret, A., (1976), The structure of
“unstructured” decision processes, Administrative Science
Quarterly, 21, June 1976, 246-275.
110. Mintzberg, H. (1979). The structuring of organization, Prentice Hall.
111. Mohammadi, S. H., Norazizan, S., Ahmad, N. (2010) “Citizens‟
attitude towards local government and citizen‟s participation in
local government”, Journal of American Science, 6(11).
112. Murugesan, G. (2012), Principles of management, University Science
Press, New Delhi.
113. Nalbandian, J. (2001/1999), “Facilitating community, enabling
democracy: New roles for local government managers”, Public
Administration, 7
th
ed., McGraw-Hill/Dushkin, Guilford, pp. 45-
53.
114. Nabatchi, T. (2012), A Manager’s guide to evaluating citizen
participation, IBM Center for the Business of Government.
115. Ngô Huy Đức, Hồ Ngọc Minh (2008), Vietnam: The effect of
grassroots democratic regulations on commune government
performance and its practical implications (EADN Working Paper
No.35).
116. Nigro, F. A., Nigro, L. G. (1973), Modern Public Administration, 3rd
ed., Harper & Row, Publishers.
117. Oxford Universtiy Press (1992), Oxford advanced learner’s
encyclopedic dictionary, Oxford Universtiy Press.
118. Perold, J. J. (2005), The psychosocial dynamics of public
participation: A systematic analysis, Thesis of Philosophiae Doctor
in Psychology, University of Pretoria, Pretoria.
170
119. Peters, B. G. (1996), The future of governing: four emerging models,
University Press of Kansas.
120. Peters, B. G., (2001), The public service, the changing state and
governnance. In B. G. Peters, D. J. Savoie, (eds.), Governance in a
changing environment, Canadian Centre for Management
Development, McGill-Queen‟s University Press, 288-321.
121. Polidiano, C., Hulme, D. (1999), Public management reform in
developing countries, Public Management, 1(1), 121-132.
122. Pomerol, J. C,. Adam, F. (2004), Practical decision making - from the
legacy of Herbert Simon to decision support systems, Conference
Proceedings, Decision support in an uncertain and complex world,
647-656.
123. Renn, O., Webler, T., Rakel, H., Dienel, P., Johnson, B. (1993),
Public participation in decision making: A three- step procedure,
Policy Sciences, 26(3), 189-214.
124. Rosenbloom, D. H., Kravchuk, R. S., Clerkin, R. M. (2009), Public
Administration: Understanding management, politics, and law in
the public sector, 7th ed., McGraw-Hill Higher Education.
125. Rowe, G., Frewer, L. J. (2000), “Public participation methods: A
framework for evaluation”, Science, Technology & Human Values,
25(1), 3-29.
126. Rydin, Y., Pennington, M. (2000), “Public participation and local
environmental planning: The collective action problem and the
potential of social capital”, Local environment, 5(2), 153-169.
127. Shafritz, J. M., Russell, E. W., Borick, C. P. (2011), Introducing
Public Administration, 7th ed., Longman.
128. Sewell, W. R. D, Phillips, S. D. (1979), “Models for the evaluation of
public participation programmes”, Natural Resources Journal, 19,
337-358.
129. Simon, H. A. & Associates (1986), Decision Making and Problem
Solving, Report of the Research Briefing Panel on Decision
Making and Problem Solving, National Academy Press,
Washington, DC.
130. Simonsen, J. (March 11, 1994), Herbert Simon: Administrative
Behavior – How organization can be understood in terms of
decision processes, Lecture Note, Department of Computer
Science, Roskilde University.
131. Stadelmann-Stefefen, I., Vatter, A. (2010), Will strong democracy
make you happy? Direct democracy and individual satisfaction in
Switzerland, Papre for presentation at the Session 19: Institutional
171
Performance and Political Support in Europe, ECPR Joint
Sessions, Muenster 2010.
132. Steering Committee on Local and Regional Democracy (2000),
Participation of citizens in local public life, Council of Europe
Publishing.
133. Tesha, H., Mokaya, S. O., Bakari, S . (2016), A survey of factors
influencing community participation in public development
projects in Tanzania: A case study of Siha District Council,
International Journal of Science and Research, 10(5), October
2016, 1145-1150.
134. Tocqueville, A. (1835/2002), Democracy in America, Volume One
and Two, trans. Henry Reeve, Electronic Classics Series, The
Pensylvania State University.
135. Turpin, SM., Marais, MA. (2004), Decision making: theory and
practice, ORiON, 20 (2), 143–160.
136. United Nations (2016), United Nations E-government Survey 2016.
137. Villiers, B. D (2008), (ed.), Review of provinces and local
governments in South Africa: Constitutional foundations and
practice, KAS, Johannesburg.
138. Vyas, D. (2006), How voluntary and community organisations can
help transform the local relationship, National Council for
Voluntary Organisations, London.
139. Waheduzzaman (2010), People’s participation for good governance:
A Study of Rural Development Programs in Bangladesh, Doctoral
Thesis, Victoria University, Bangladesh.
140. Waller, R. (2008), Archeological evaluation, land use and
development: an application of decision analysis to current
practices within the local government development control
processes in England, Doctoral Thesis in Philosophy,
Bournemouth University.
141. Wilcox, D. (1994), The Guide to Effective Participation, Delta Press,
Brighton.
142. World Bank (2001), “Empowering Poor Communities through
Decentralized Decision Making: The Vietnam Community Based
Rural Infrastructure Project”, Social Development Notes, Social
Development Publications, Washington.
143. World Bank (1996), “Participation and Local Government”, Social
Development Notes, Social Development Publications,
Washington.
144. Zhong, Yang (2015), Local Government and Politics in China:
Changes from below, Routledge.
172
Trang web
145. https://www.lexico.com/en/definition/commune
146.
147.
148. https://www.bfs.admin.ch/bfs/en/home.html
149. https://vi.wikipedia.org/wiki/Xã_của_Hoa_Kỳ
150. https://congthuong.vn/nam-dinh-thuc-hien-tot-cac-chuong-trinh-muc-
tieu-quoc-gia-111821.html
151.
cua-ca-nuoc/
152.
hien-quy-che-dan-chu-o-co-so-tai-huyen-nam-truc-2526814/
153.
viec-thuc-hien-quy-che-dan-chu-o-co-so-2523911/
154.
thuc-hien-tot-quy-che-dan-chu-o-co-so
173
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1946.
2. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1980.
3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992.
4. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
5. Luật Tiếp công dân, 2015.
6. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 2015.
7. Luật Tổ chức chính quyền địa phương, 2015.
8. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2015.
9. Luật Tiếp cận thông tin, 2016
10. Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, 2007.
11. Nghị quyết 45/1998/NQ-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày
26 tháng 2 năm 1998 về việc “Ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị
trấn, phường”, 1998.
12. Nghị định 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/5/1998 về “Ban hành
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”.
13. Nghị định 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/7/2003 về “Ban hành
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”.
14. Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/4/2004 về công tác văn
thư.
15. Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT - CP- UBTWMTTQVN của Chính phủ,
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 17/4/2008 hướng dẫn
thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22, và Điều 26 của Pháp lệnh
Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
16. Nghị định 09/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/02/2010 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của
Chính phủ về công tác văn thư.
17. Nghị định 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2015 về giám sát và
đánh giá đầu tư.
18. Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2016 quy định một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
19. Nghị định 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2016 quy định chi
tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt
động của Ban Thanh tra nhân dân.
20. Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn
tổ chức và hoạt động của tổ dân phố.
21. Thông tư 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2017 Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia.
174
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu khảo sát cán bộ xã M1
M1- BẢNG HỎI CÁN BỘ XÃ VỀ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ
(Bảng hỏi chỉ sử dụng để cung cấp thông tin tham khảo phục vụ cho
đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Mọi thông tin cá nhân đều ẩn danh.)
175
176
177
178
179
Phụ lục 2. Mẫu Khảo sát cộng đồng dân cƣ M2
M2- BẢNG HỎI NGƢỜI DÂN VỀ SỰ THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH
RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ
(Chỉ sử dụng để cung cấp thông tin tham khảo phục vụ cho
đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Mọi thông tin cá nhân đều ẩn danh.)
180
181
182
183
Phụ lục 3. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu
Phụ lục 3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu - cán bộ xã (82 cán bộ xã)
Đặc điểm Tần số
(ngƣời)
Tần suất
(%)
Làm việc tại cơ quan Hội đồng nhân dân 33 40.2
Ủy ban nhân dân 49 59.8
Số năm làm việc tại cơ quan
hiện tại
Dưới 5 năm 11 11.5
Trên 5 năm 71 86.6
Số năm sinh sống tại địa bàn Dưới 5 năm 1 1.2
Trên 5 năm 81 98.8
Bậc học cao nhất Trung học phổ thông 21 25.6
Cao đẳng/Đại học 60 73.2
Trên Đại học 1 1.2
Sử dụng điện thoại thông
minh, máy tính bảng, hoặc
máy tính kết nối mạng
Một vài lần 7 8.5
Thường xuyên
75 91.5
Xã đƣợc công nhận đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới chƣa
Chưa được công nhận 0 0.0
Được công nhận 82 100.0
184
Phụ lục 3.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu - cộng đồng dân cƣ
(347 ngƣời dân)
Đặc điểm Tần số
(ngƣời)
Tần suất
(%)
Giới tính Nữ 143 41.2
Nam 204 58.8
Tuổi Dưới 50 tuổi 175 50.4
Trên 50 tuổi 172 49.6
Số năm sinh sống tại
xã
Dưới 5 năm 25 7.2
Trên 5 năm 322 92.8
Bậc học cao nhất Tiểu học 35 10.1
Trung học cơ sở 140 40.3
Trung học phổ thông 90 25.9
Cao đẳng/Đại học 82 23.6
Thu nhập hộ gia đình Hộ nghèo, cận nghèo 17 4.9
Hộ có thu nhập trung bình 252 72.6
Hộ có thu nhập khá trở lên 78 22.5
Vai trò ở xã Là cán bộ các tổ chức chính trị xã
hội tại địa phương
52 15.0
Là trưởng thôn 26 7.5
Là thành viên Ban giám sát đầu tư
cộng đồng/Ban Thanh tra nhân dân
23 6.6
Là người có ảnh hưởng trong dòng
họ tại địa phương
45 13.0
Sử dụng điện thoại
thông minh, máy tính
bảng, hoặc máy tính
kết nối mạng
Chưa bao giờ 101 43.5
Một vài lần 49 14.1
Thường xuyên
147 42.4
185
Phụ lục 4.
186
187
188
Phụ lục 5. Thống kê số liệu văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành
ở các cấp ở tỉnh Nam Định
Năm
Cấp ban hành
UBND cấp tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã
2007 50 93 0
2008 34 72 không có số liệu
2009 không có số liệu không có số liệu không có số liệu
2010 không có số liệu không có số liệu không có số liệu
2011 30 không có số liệu không có số liệu
2012 27 32 không có số liệu
2013 48 44 không có số liệu
2014 24 40 không có số liệu
2015 45 27 không có số liệu
2016 45 10 không có số liệu
2017 34 15 0
2018 28 5 0
189
Phụ lục 6. Thống kê tƣơng quan giữa thu nhập của ngƣời dân và
tỉ lệ tham gia cuộc họp xã ở các xã khảo sát thuộc đồng bằng sông Hồng
(theo Báo cáo của Ngô Huy Đức và Hồ Ngọc Minh (2008)
“Việt Nam: Tác động của Quy chế dân chủ cơ sở tới hiệu quả hoạt động của
chính quyền xã và các ý nghĩa thực tiễn”)
Xã Tỉnh Thu nhập theo
đầu ngƣời 2005
(nghìn đồng)
Tỉ lệ tham gia cuộc họp xã
(% ngƣời dân
đƣợc khảo sát)
Trần Cao Hưng Yên 1000 90
Thạch Khôi Hải Dương 990 92
Giai Phạm Hưng Yên 980 94
Lam Hạ Hà Nam 890 82
Đặng Lễ Hưng Yên 734 58
Trung Lương Hà Nam 658 68
Hùng Thắng Hải Dương 586 52
An Vỹ Hưng Yên 578 60
Cẩm Sơn Hải Dương 475 49
Tiên Ngoại Hà Nam 465 48