Phải xác định tư tưởng chủ đạo của Luật về Hội là đạo luật để bảo đảm
thực thi quyền TDLH - một quyền cơ bản của con người, chứ không phải luật
thuần túy về thủ tục hành chính để có thể tạo ra những “rào cản” trong việc
thành lập hội. Do đó, các thủ tục liên quan đến đăng ký thành lập, hoạt động.
cần đơn giản, rõ ràng, cụ thể. Việc đăng ký này phải thực sự là “đăng ký”, chứ
không phải “xin - cho” như hiện nay. Một khi có đầy đủ tiêu chí theo quy định
của pháp luật thì ban sáng lập hội chỉ cần chứng minh với CQNN có thẩm quyền
và cơ quan này phải có nghĩa vụ ra quyết định công nhận sự thành lập của hội
thay vì quyết định cho phép thành lập hội. Một số hội như hội đồng hương, hội
đồng môn, các câu lạc bộ thơ, các hội làm vườn, hội nuôi chim, hội cây cảnh
tự thành lập, tự hoạt động, tự trang trải mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình
thường của xã hội nên trên thực tế cũng không cần một sự quản lý, sự can thiệp
nào xuất phát từ phía các cơ quan QLNN. Chính vì vậy, với những hội không
cần phải đăng ký, xin phép CQNN. Luật về Hội cần quy đinh chi tiết về thủ tục
thông báo đối với loại hội này
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền tự do lập hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là công dân nước ngoài đến Việt
Nam sinh sống, làm việc. Vì vậy, quyền TDLH của công dân cần phải được đảm
bảo trên thực tế và việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này cũng cần phải bảo
đảm các xu hướng sau:
- Xác định rõ mức độ vi phạm nào thì xử lý bằng các chế tài là kỷ luật,
hành chính, và mức độ vi phạm nào thì xử lý về mặt hình sự. Việc xác định rõ
như vậy bằng một văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác áp dụng pháp luật của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và đảm bảo pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
- Quy định rõ thế nào là ngăn cản công dân trong việc lập hội
Trên thực tế có hiện tượng cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước không trả lời công dân khi có
đơn thư thành lập hội hay tổ chức của mình thì có được coi là cản trở công dân
thực hiện quyền TDLH hay không. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 22 ICCPR xác
định: Việc thực hiện quyền TDLH không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp
luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc
gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công
chúng hay các quyền và tự do của người khác. Do đó, nếu hạn chế quyền của
nhóm cán bộ, công chức, sỹ quan, quân nhân cũng cần phải có những lý do
chính đáng.
Luật cũng cần quy định thêm trách nhiệm của nhà nước, các biện pháp khắc
phục hậu quả và bồi thường đối với những người dân bị vi phạm quyền; đồng
thời cầm bảo đảm việc chịu trách nhiệm đầy đủ trước pháp luật của người có
thẩm quyền khi thực thi pháp luật mà vi phạm quyền TDLH.
Trong trường hợp có xung đột liên quan đến QLNN về hội thì nên quy định
rõ trường hợp nào thì cá nhân, tổ chức được quyền khiếu nại, tố cáo; trường hợp
nào thì khởi kiện hành chínhNgược lại, cũng cần minh thị rõ trường hợp nào
thì CQNN sẽ khởi kiện hội ra Tòa án bên cạnh các biện pháp xử lý hành chính.
140
4.2.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác theo hướng toàn diện, đồng
bộ, khả thi trong điều chỉnh quyền TDLH
Bên cạnh Luật về Hội, Quốc hội cũng cần sớm ban hành các Luật về biểu
tình; Luật Tổ chức tín ngưỡng, Tôn giáo. Trong đó, ngoài những nội dung khác,
có những quy định về các quyền và vai trò của hội trong những hoạt động này.
Tương tự, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền và vai trò của
hội trong khi sửa đổi các Luật Bầu cử, Luật Báo chí .
Về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan QLNN về hội, cũng cần sửa đổi
Luật tổ chức chính quyền địa phương. Trong xu thế cải cách hành chính, trong
thời gian tới cần nghiên cứu sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành theo
hướng đẩy mạnh việc phân cấp xuống địa phương. Rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan liên quan về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội để nâng cao vai trò quản lý của các Bộ (bao gồm:
Thẩm định, cấp phép, giám sát, kiểm tra, nhân sự, điều phối việc trợ...). Xác định
rõ vai trò, trách nhiệm quản lý của các Bộ (quyết định thành lập Ban vận động
thành lập, tham gia ý kiến thành lập, phê duyệt điều lệ...) tạo điều kiện cho tổ
chức xã hội hoạt động trong phạm vi QLNN của Bộ. Xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã trong công tác QLNN về hội.
Về chế độ thuế: Các quy định về thuế cần sửa đổi theo hướng khuyến khích
các tổ chức, các nhân hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ cho hoạt động của hội; khấu
trừ , miễn giảm thuế cho những cá nhân, doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động
xã hội của hội.
Về quyền tự do liên kết của NLĐ: Tổ chức liên kết của NLĐ (“công đoàn
độc lập”) với là một dạng đặc thù của hội vì nó mang đầy đủ những đặc trưng
của một hội. Với việc tham gia ký kết CPTPP, đồng nghĩa với việc phải sửa đổi
nhiều luật liên quan trong đó Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn. Theo hướng
mở rộng quyền TDLH, việc thành lập tổ chức thành lập hội của người lao động
nên do Luật về hội quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép và QLNN thuộc
về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
141
4.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện quyền tự do lập hội
4.2.3.1 Nâng cao trách nhiệm của các thiết chế nhà nước trong việc tổ chức
việc đưa quy định pháp luật về quyền tự do lập hội vào đời sống và trong QLNN
về hội
Trong việc bảo đảm quyền TDLH, chủ thể có nghĩa vụ bao gồm cả các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mỗi cơ quan đó có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn khác nhau trong vấn đề này, tuy nhiên, để hoạt động của mình được
hiệu quả, các cơ quan vẫn cần liên hệ và hỗ trợ nhau. Ví dụ, cơ quan lập pháp
cần phối hợp với cơ quan hành pháp để kiểm tra tính khả thi của các quy định
pháp luật về TDLH. Trong khi đó, các cơ quan hành pháp cần phối hợp với cơ
quan tư pháp để xử lý những vi phạm pháp luật về quyền TDLH. Cơ quan hành
chính và cơ quan tư pháp khi thực hiện thực tiễn cũng cần phản hồi cho cơ quan
lập pháp những bất cập, hạn chế của pháp luật về TDLH để điều chỉnh cho phù
hợp thực tế.
Hoàn thiện hệ thống bộ máy QLNN theo quan điểm tập trung, thống nhất,
có phân công phối hợp. Xác định rõ chức năng, tránh chồng chéo. Đẩy mạnh sự
phân quyền, ủy quyền.
- Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các cơ quan QLNN về hội.
Trước mắt, cần kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan QLNN về hội. Chính
phủ, các bộ và chính quyền địa phương trong quản lý đối với hội. Trên cơ sở đó
nghiên cứu thành lập Cục về quản lý hội trực thuộc thuộc Bộ Nội vụ giúp Bộ
Nội vụ hoàn thành chức năng tham mưu, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về
hội, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện thực hiện chức năng
QLNN về hội.
Để có được hiệu quả trong QLNN đối với hoạt động của hội về lâu dài cần
xây dựng cơ sở dữ liệu về tổ chức và hoạt động của hội; công khai hóa và cập
nhật định kỳ danh sách các hội trong danh bạ về hội[38,Tr.102]
Thông qua đại hội nhiệm kỳ của từng hội, các cấp ủy đảng, CQNN có thẩm
quyền hướng dẫn, tạo điều kiện để các tổ chức này tiến hành thảo luận, sửa đổi,
bổ sung điều lệ, đảm bảo để các tổ chức này hoạt động ngày càng sát hơn với
142
cuộc sống, đóng góp thiết thực đối với phát triển kinh tế - xã hội trong khuôn
khổ pháp luật hiện hành.
Về hoạt động gửi báo cáo hàng năm cho nhà nước của các hội cần được
loại bỏ vì quá trình tổng hợp báo cáo sẽ làm cho bộ máy phải hoạt động nhiều
hơn và chi phí cho hoạt động quản lý này cũng tốn kém.
Bên cạnh đó cần tăng cường vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp và cơ
quan nhân quyền quốc gia trong việc bảo vệ quyền TDLH ở Việt Nam
Ngoài những quy trình, thủ tục pháp lý thông thường liên quan đến thông
báo,đăng ký,xin phép, khiếu nại, tố cáo; ở một số quốc gia, những vi phạm
quyền TDLH còn có thể vận dụng các quy trình, thủ tục của các cơ quan nhân
quyền quốc gia, khu vực hoặc quốc tế để giải quyết. Mặc dù vậy, các quy trình,
thủ tục của các cơ quan nhân quyền khu vực và quốc tế chỉ có thể vận dụng khi
có sự chấp thuận của các quốc gia.
TDLH là quyền con người cơ bản song cũng tiềm ẩn những rủi ro với an ninh,
trật tự xã hội, chính vì vậy, Tòa án và cơ quan nhân quyền quốc gia có vai trò quan
trọng. Trong vấn đề này, toà án có quyền hạn, nghĩa vụ xử lý một cách công bằng,
khách quan những vi phạm luật TDLH, bao gồm vi phạm của cả người tổ chức,
người điều hành, thành viên của các hội và CQNN có trách nhiệm quản lý các hội.
Phán quyết của toà án là phán quyết tư pháp, có hiệu lực bắt buộc, trực tiếp.
Các cơ quan nhân quyền quốc gia cũng có vai trò quan trọng với việc bảo
đảm quyền TDLH thông qua việc tư vấn, hướng dẫn cho các cơ quan nhà nước
và tiếp nhận, giải quyết những đơn tố cáo vi phạm quyền TDLH của công dân, tổ
chức. Mặc dù không phải là cơ quan tư pháp, song thông thường ý kiến của cơ
quan nhân quyền quốc gia về một khiếu nại, tố cáo vi phạm nào đó sẽ được các
cơ quan nhà nước liên quan lắng nghe, tôn trọng và thực hiện. Tiếp đó, cần xúc
tiến thiết lập cơ quan chuyên trách nhân quyền quốc gia bên cạnh các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Muốn vậy cần đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn
diện, khoa học một số phương án cho việc hình thành cơ quan này phù hợp với
chuẩn mực quốc tế, với quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
143
Bốn phương án để lựa chọn có thể là: 1) Thanh tra Quốc hội (ombusman) hay
Hội đồng Nhân quyền của Quốc hội với tính cách là một ủy ban của Quốc hội do
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo; 2) Ủy ban về Quyền con người trực thuộc Chính phủ;
3) Hội bảo vệ Quyền con người Việt Nam với tính cách là một tổ chức xã hội thuộc
MTTQ Việt Nam; 4) Viện Nghiên cứu Quyền con người quốc gia [44].
4.2.3.2 Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức hội
nhằm hiện thực hoá quyền tự do lập hội của công dân và pháp nhân
Bảo đảm quyền TDLH không chỉ cần có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà
nước, mà còn cần có sự phối hợp giữa các cơ quan đó. Sự phối hợp là yếu tố
đảm bảo quy trình đạt hiệu quả. Ở đây, “phối hợp” nghĩa là sắp xếp cách thức tổ
chức hoạt động cho hai hoặc nhiều cơ quan, tổ chức; một phương thức liên kết
hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ chung được nhà nước giao. Sự phối hợp có thể diễn ra trong mọi công đoạn
của quá trình quản lý, trong đó đặc biệt đề cao vai trò của các thiết chế sau:
(i) Vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với hội
Trong bối cảnh nước ta, cần tạo điều kiện mọi mặt để các tổ chức chủ động
hoạt động đúng mục tiêu và có hiệu quả ảnh hưởng một cách hợp pháp tới nhà
nước. Để làm được điều này, cần khắc phục tính hành chính, hình thức của
MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân... đổi mới MTTQ Tổ quốc và các tổ
chức đoàn thể nhân dân theo hướng sát dân, phát huy vai trò phản biện xã hội,
bảo vệ lợi ích chính đáng của thành viên của tổ chức mình.
(ii)Vai trò quan trọng của cơ quan hành pháp
Theo nghĩa rộng, tất cả các cơ quan nhà nước đều có vai trò nhất định
trong việc bảo đảm quyền tự do lập hội. Mặc dù vậy, cơ quan hành pháp đóng
vai trò nền tảng bởi lẽ quyền TDLH không phải là một quyền tuyệt đối. Vì vậy,
việc quản lý TDLH là một yêu cầu tất yếu. Công việc này đòi hỏi trách nhiệm
chủ yếu của cơ quan hành pháp.
Ban hành cơ chế, chính sách để nâng cao tính tự chủ, tự quản và phát huy
vai trò của hội trong phát triển kinh tế - xã hội: tạo điều kiện để các hội hoàn
thiện thể chế quản lý nội bộ (hoàn chỉnh điều lệ, quy chế hoạt động của mỗi tổ
144
chức) phù hợp với thể chế luật pháp chung; hướng dẫn các hội xây dựng quy chế
hoạt động, quy chế quản lý tài sản, tài chính đảm bảo tính dân chủ, minh bạch và
đúng pháp luật trong hoạt động nội bộ của hội; cơ chế giải quyết tranh chấp phát
sinh trong hoạt động của hội. Về cơ quan giám sát, xử lý vi phạm, chỉ nên quy
định một cơ quan là đầu mối quản lý việc thành lập và hoạt động của các hội, bỏ
chế độ cơ quan chủ quản.
Đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của
các hội nhưng không có nghĩa là “bóp chặt” các hoạt động của hội. Các cơ quan
chức năng tiến hành kiểm tra việc thực hiện điều lệ của hội; kịp thời xử lý những
tổ chức vi phạm. Chính quyền địa phương các cấp kiểm tra, rà soát lại tình hình
hoạt động của các hội do UBND tỉnh, thành cấp phép. Đối với các hội có chức
năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và hoạt động thực tế trùng lắp, cần xử lý theo hai
hướng: (1) Đối với một số hội tham gia vào Liên hiệp hội, cần cơ cấu lại tổ chức
và đổi mới hoạt động để tổ chức xã hội thêm mạnh; (2) Nếu hội nào có nhu cầu
sáp nhập, chính quyền cùng với Ủy ban MTTQ các cấp xúc tiến và giúp đỡ để
các tổ chức hiệp thương sáp nhập [38,Tr.102].
4.2.4. Tạo lập các điều kiện tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do
lập hội ở Việt Nam
4.2.4.1 Đảm bảo sự ổn định chính trị, xây dựng quyết tâm chính trị nhất
quán, tạo lập không khí dân chủ và môi trường xã hội thông thoáng cho việc
thực hiện quyền tự do lập hội
Bảo đảm cho việc thực hiện quyền TDLH của công dân phải được tiến
hành trong sự ổn định chính trị. Để đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, thì cần
phải thúc đẩy phát triển kinh tế để nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Như
vậy, ổn định phải luôn gắn chặt với đổi mới và phát triển và ngược lại. Ổn định
gắn liền với đảm bảo dân chủ, kỷ cương pháp luật và trách nhiệm xã hội, công
bằng và bình đẳng, mọi người được cống hiến và hưởng thụ thành theo mức độ
đóng góp của mình. Ổn định đòi hỏi pháp luật phải được thực thi trên thực tế, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển; gắn liền với xác lập được niềm tin của nhân
dân, ở đâu có niềm tin của nhân dân thì ở đó có sự ổn định, mất niềm tin sẽ
145
không có sự ổn định. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, không ngừng nâng cao
văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Điểm đột phá trong
yêu cầu nâng cao văn hóa chính trị là đạo đức cầm quyền. Vấn đề này liên quan
chặt chẽ tới nhu cầu thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc giáo dục nâng cao ý thức trách
nhiệm và đấu tranh chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay.
Cần có những chế tài mạnh tay hơn nữa đối với những cán bộ thoái hóa,
biến chất, sách nhiễu lợi dụng chức vụ nhằm cản trở cá nhân, các hội trong quá
trình thực hiện quyền đều được cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét có hình
thức kỷ luật thích đáng. Qua đó củng cố niềm tin của nhân dân tới sự lãnh đạo
của Đảng và QLNN.
Trong thời đại số, với sự can thiệp, ứng dụng mạnh mẽ và toàn diện công
nghệ thông minh vào các lĩnh vực đời sống xã hội, môi trường của phản biện xã
hội ngày càng cởi mở, thông thoáng, tiện lợi qua đó tạo bầu không khí dân chủ,
tự do ngôn luận cùng nhau xây dựng và thực hiện tốt cơ chế bảo đảm quyền con
người nói chúng, quyền TDLH nói riêng. Đảng và nhà nước cần tích cực lắng
nghe, tiếp thu ý kiến phản biện của người dân, các tổ chức hội để là điều chỉnh
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quyền TDLH. Ngược lại, tiếng
nói phản biện có hiệu quả, trước hết công dân, các hội phản biện phải có đầy đủ
căn cứ lý luận, kiến thức chuyên môn và sự trải nghiệm thực tiễn đối với vấn đề,
lĩnh vực của mình để hoạt động phản biện rõ ràng, logic, thuyết phục và công
tâm. Tránh hiện tượng lợi dụng quyền một cách thái quá.
4.2.4.2 Đảm bảo nguồn lực cần thiết (cả nhân lực và vật lực) cho quá
trình hiện thực hoá quyền tự do lập hội
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội và phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa theo hướng duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định và chú
trọng phát triển bền vững; hoạch định và bổ sung các chính sách kinh tế - xã hội
nhằm mục tiêu vì con người; thực hiện chính sách ưu tiên cho một số tầng lớp,
nhóm người cần được hưởng lợi nhất theo quan điểm quyền con người là đảm
bảo quyền TDLH cho mọi chủ thể trong xã hội.
146
Bên cạnh đó, cũng nên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực
QCN nói chung, TDLH nói riêng nhằm nâng cao năng lực xây dựng và thực thi
pháp luật, năng lực bảo vệ và giám sát việc bảo đảm quyền. Hiện nay cũng cần
đầu tư về nhân sự và kinh phí để thực hiện tốt nâng cao chất lượng các Báo cáo
theo cơ chế của Công ước và cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ; chủ động
hơn về chiến lược trong quá trình tham gia vào một số cơ chế, thủ tục nhân
quyền của LHQ, khu vực Đông Nam Á (ASEAN), đối thoại về quyền con người,
phát triển các hình thức hợp tác quốc tế đa dạng về giáo dục nhân quyền.
147
Kết luận chƣơng 4
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo
các quyền và tự do của con người nói chung và quyền tự do dân chủ của công
dân nói riêng, trong đó có quyền TDLH. Nhưng quyền này chỉ thực sự được tôn
trọng và đảm bảo đầy đủ trong một chỉnh thể xã hội với đồng bộ những điều kiện
về dân trí, dân sinh, dân quyền. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản nhất của việc đảm bảo
thực hiện quyền TDLH vì mục tiêu cao nhất - phát triển con người ở Việt Nam
hiện nay là phải khai thông đồng bộ các rào cản trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo hướng xác định rõ và nỗ lực giải quyết những vấn đề trọng tâm
và bức xúc nhất, cụ thể:
Một là, tiếp tục đổi mới nhận thức lý luận về quyền TDLH và chuyển đổi tư
duy theo hướng bảo đảm quyền TDLH mang tính hình thực chất hơn, chuyển từ
tư duy nhấn mạnh nghĩa vụ sang tư duy tạo điều kiện và trao quyền cho người
dân tự do tham gia hội, thực hiện song song cả quyền và nghĩa vụ đối với quyền
này, chuyển tư duy coi quyền TDLH không chỉ là trách nhiệm đảm bảo thực
hiện của Nhà nước mà là của tất cả các lực lượng xã hội trong việc thực hiện
quyền vì mục tiêu phát triển con người.
Hai là, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, không ngừng nâng cao văn hóa
chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Điểm đột phá trong yêu cầu
nâng cao văn hóa chính trị là đạo đức cầm quyền.
Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền TDLH theo hướng đầy đủ
và hiệu quả đi đôi với nâng cao năng lực thi hành và giám sát thực hiện quyền.
Theo hướng thúc đẩy quyền, cần nhanh chóng ban hành Luật về Hội phù hợp với
điều kiện Việt Nam song cũng phù hợp với tiêu chuẩn quyền đã được cộng đồng
quốc tế thừa nhận; rà soát sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật có liên quan
đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, khả thi; đồng thời kiện toàn các cơ quan thực
thi và bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh; xây dựng cơ chế pháp lý hữu
hiệu để tăng cường khả năng tham gia của các lực lượng xã hội vào quá trình
thực hiện quyền trên cả ba mặt xây dựng, thực hiện và giám sát pháp luật về hội.
148
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội và phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa theo hướng duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định và
chú trọng phát triển bền vững; hoạch định và bổ sung các chính sách kinh tế - xã
hội nhằm mục tiêu vì con người; thực hiện chính sách ưu tiên cho một số tầng
lớp, nhóm người cần được hưởng lợi nhất theo quan điểm quyền con người là
đảm bảo quyền TDLH cho mọi chủ thể trong xã hội.
Năm là, xây dựng văn hóa nhân quyền. Trọng tâm của nhiệm vụ này hướng
tới mục tiêu nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự hiểu
biết về quyền con người cũng như về quyền và nghĩa vụ công dân, nâng cao
năng lực và vai trò chủ thể về quyền của các bộ phận nhân dân. Phương thức chủ
yếu để đạt được mục tiêu đó là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân
quyền nói chung và pháp luật về quyền TDLH nói riêng. Đây được xem là vấn
đề cấp bách và phải trở thành một chiến lược phát triển quan trọng của Đảng và
Nhà nước ta. Nội hàm của chiến lược này liên quan đến nhiều vấn đề như: mục
tiêu, phạm vi, nội dung, nguồn lực (con người và cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động nhân quyền), mức độ và đối tượng ưu tiên, thể chế hóa và giám sát hoạt
động giáo dục nhân quyền. Ngoài ra, cũng cần xây dựng cơ quan nhân quyền
quốc gia bên cạnh các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thúc đẩy và
bảo vệ quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo quyền TDLH ở
Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào quyết tâm chính trị trong việc bảo đảm
quyền TDLH. Chỉ khi một nhà nước có quyết tâm chính trị cao thì quyền TDLH
mới có thể được luật định và bảo đảm thực thi đầy đủ trong thực tế. Ngoài ra, ở
các quốc gia, hiệu quả của cơ chế bảo đảm quyền TDLH còn phụ thuộc rất nhiều
vào sự phát triển của các hình thức, phương thức thực thi dân chủ, sự phát triển
của XHDS, ý thức và kỹ năng thực hiện quyền của người dân
149
KẾT LUẬN CHUNG
Quyền con người, quyền công dân trong đó có TDLH không phải là vấn đề
quá mới ở Việt Nam hiện nay. Quyền TDLH được nhận thức xuất phát từ quan
điểm thế là nào là hội (ở Việt Nam hội không bao gồm 6 tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo). Quyền TDLH tuy có những đặc điểm riêng
biệt so với các quyền chính trị khác nhưng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với một số
quyền chính trị như quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do liên kết của
NLĐChính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của nhà nước cũng đã quan tâm,
có nhiều văn bản điều chỉnh trực diện và liên quan đến quyền TDLH: chủ thể, giới
hạn quyền, điều kiện thực hiện quyền...Có thể khẳng định cơ chế về quyền TDLH
cũng đã tồn tại và những thành công nhất định như ghi nhận, tôn trọng và có biện
pháp bảo đảm đối với quyền TDLH khi bị xâm hại. Bên cạnh đó, nhà nước tiếp tục
phải khắc phục những bất cập tồn tại trong cả hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn
thực thi quyền TDLH ở Việt Nam hiện nay. Đó là sự chồng chéo, không đồng bộ và
thiếu hụt những quy định quan trọng về quyền TDLH đặc biệt là Luật về hội đã
được soạn thảo từ nhiều năm nay những vẫn chưa được ban hành. Ở Việt Nam hiện
nay, Nhà nước còn quá coi trọng việc QLNN đối với hội, quyền TDLH; cán bộ
công chức và ngay cả công dân, hội viên cũng chưa có tư duy hiện đại trong tiếp
cận quyền TDLH. Khi quyền TDLH bị vi phạm, cũng chưa có cơ quan chuyên biệt
về nhân quyền để bảo vệ quyền con người nói chung, TDLH nói riêng. Những hạn
chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: nhận thức của các chủ thể về hội,
quyền TDLH cũng như việc giới hạn quyền còn có những độ vênh nhất định so với
quan niệm chung của thế giới; quan điểm lập pháp trong xây dựng pháp luật về hội
chưa thực sự minh định, nghiêng nhiều hơn về khía cạnh quản lý nhà nước về hội;
thiếu nhiều điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền TDLH được thực hiện trong thực
tế; có sự lúng túng trong lựa chọn mô hình tổ chức bảo đảm, bảo vệ quyền con
người nói chung, quyền TDLH nói riêng.
Tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền TDLH ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều là
mục tiêu chung nhà nước và toàn xã hội. Cả nhà nước, công dân và tổ chức hội đều
cần phải thực hiện những giải pháp tích cực để bảo đảm quyền TDLH đáp ứng với
yêu cầu trên thực tế. Trước hết, phải đổi mới tư duy nhận thức về quyền TDLH
150
bằng cách tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân quyền và pháp luật
về nhân quyền trong đó có quyền TDLH. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quyền TDLH mà trọng tâm là nhanh chóng ban hành Luật về hội. Bên cạnh đó công
tác QLNN đối với hội cũng cần phải được nâng cao theo hướng bảo đảm quyền
TDLH của công dân đồng thời cần xây dựng tốt những điều kiện đảm bảo quyền cả
về nhân lực và vật lực để có thể hiện thực hóa quyền TDLH trên thực tế.
149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Thương Huyền - Lê Quang Thưởng, Một số vấn đề về quản lý nhà nước
đối với hội, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 263 năm 2017
2. Lê Thương Huyền, Hoàn thiện pháp luật về quyền tự do lập hội ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Nghề luật, số 6 năm 2018.
3. Lê Thương Huyền - Lê Quang Thưởng, Giám sát của các tổ chức xã hội
đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, Tạp chí Khoa học nội vụ, số 27 năm
2018
150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh, Pháp luật về quyền tự do lập hội, hội họp hoà bình
trên thế giới và của Việt Nam, Nxb Hồng Đức 2015.
2. Vũ Hồng Anh (2015), Đề tài cấp Bộ: “ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế
bảo đảm thực hiện quyền lập hội, hội họp của công dân phù hợp với hiến
pháp – Cơ sở lí luận và thực tiễn”.
3. Nguyễn Đăng Dung, Luật Quốc tế về hội, Hội thảo: “Góp ý hoàn thiện dự
thảo Luật về hội”, Viện nghiên cứu lập pháp, 7/2016.
4. Báo cáo về năm hoạt động đầu tiên 1/5/2011 – 30/4/2012, A/HCR/20/27,
đoạn 51.
5. Lê Quang Binh et al, 2016, Đánh dấu không gian xã hội dân sự, Viện
nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE).
6. Bộ Tư pháp phát hành (2012), “Một số kiến thức pháp luật về quyền con
người, tập 1 về quyền dân sự, chính trị” năm 2012.
7. Bộ Tư pháp (2013), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ
Tư pháp đã công bố “Báo cáo rà soát quy định pháp luật Việt Nam về
các quyền dân sự, chính trị” (tháng 12/2013).
8. Công ước của Liên Hiệp Quốc (1989), Việt Nam quốc gia Châu Á đầu
tiên phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em 1989.
9. Công ước quốc tế ( 1966), Khoản 1 Điều 22 Công ước quốc tế về các
Quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) quy định: “Mọi người có
quyền TDLH với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các
công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”.
10. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966
(ICESCR).
11. Công ước quốc tế về quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức năm
1948 (Công ước 87 của Tổ chức Lao động thế giới - ILO).
151
12. Đặng Tất Dũng, Mối quan hệ giữa mục tiêu QLNN và đảm bảo quyền lập
hội của người dân trong Dự thảo Luật về Hội và một số đề xuất phát huy
quyền lập hội trong Dự thảo luật, Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật về Hội,
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016.
13. Nguyễn Đăng Dung - Nguyễn Đăng Duy, Hội trong xã hội dân sự và Dự
thảo Luật về Hội ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12, năm
2016.
14. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, Giáo
trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội 2011.
15. Nguyễn Thùy Dương (2016), Quyền lập hội và bảo đảm quyền lập hội
theo Hiến pháp Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cơ chế bảo đảm
thực hiện quyền lập hội của công dân: Lý luận và thực tiễn”, Hà Nội ngày
24/5/2016.
16. Lê Bạch Dương và cộng sự (2013), “Xã hội dân sự ở Việt Nam” với một
tham luận trong đó tác giả mô tả đặc điểm các kiểu tổ chức xã hội và một
số nghiên cứu về tổ chức dân sự.
17. Đảng CSVN (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đại hội lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại Hà Nội (từ ngày 15 đến
ngày 18-12-1986), đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt
để, mở ra bước ngoặt, của thời kỳ mới trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra từ ngày 20 đến 28-01-2016, tại Hà
Nội. Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo kiểm điểm sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư khóa XI; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
152
tế xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ 2016-2020; Báo
cáo tổng kết thi hành điều lệ Đảng và Báo cáo việc thực hiện nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay. Đây là một cột mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình đổi mới toàn
diện và đồng bộ được tiến hành từ năm 1986.
20. Đại hội đồng Liên Hợp quốc (1998 ), Tuyên ngôn được Đại hội đồng
Liên Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 53/144 ngày 09/12/1998.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI. NXB Sự thật, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 51, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
25. Điều 21 và khoản 2 Điều 22 ICCPR.
26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), “Giới thiệu Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966)” Khoa Luật.
27. Đề tài cấp Bộ (2007), Thực trạng và giải pháp về QLNN với các tổ chức
phi Chính phủ, năm 2007.
28. Nguyễn Thị Bích Điệp (2007), Tổng quan về khung pháp lý cho các tổ
chức xã hội dân sự, Bài tham luận Hội thảo Nhóm làm việc vì sự tham
gia của người dân (PPWG), Hà Nội, tháng 5/2007.
29. Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân, BLDS Ba Lan.
30. Nguyễn Văn Động (2006),“Các quyền hiến định về chính trị của công
dân Việt Nam” của NXB Tư pháp.,
153
31. Đoạn 29 của các nguyên tắc Siracusa về Giới hạn và đình chỉ các điều
khoản trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1984.
32. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2010), “Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền, 1948: Mục tiêu chung của nhân loại”, NXB Lao động – xã hội
năm 2010.
33. Chủ tịch nước (2004), Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 của Chủ
tịch nước ban bố Luật quy định quyền lập hội đã được Quốc hội biểu
quyết trong khóa họp thứ VI, ngày 20/02/1957.
34. Chính phủ (2010), Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của
Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
35. Chính phủ (2010), Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-
CP.
36. Nguyễn Linh Giang – Ngỗ Thu Hà, Thúc đẩy không gian xã hội dân sự ở
Việt Nam nhằm thức hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp sô 17, tháng 9/2016.
37. Vũ Công Giao (2016), Hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam: Lịch sử phát
triển và khung pháp lý, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cơ chế đảm bảo thực
hiện quyền lập hội của công dân: Lý luận và thực tiễn”, Hà Nội ngày
24/5/2016.
38. Vũ Công Giao (2016), “Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp
2013: lý luận và thực tiễn”, NXB Hồng Đức năm 2016.
39. Bùi Thị Thanh Hằng (2007), Pháp luật về Hội ở Việt Nam hiện nay, tạp
chí Nhà nước và pháp luật số 5, 2007.
40. Hiến pháp (Đạo luât cơ bản) (1949, sửa đổi năm 2010); Luật về Hội
(1964, sửa đổi 2007, 2015); Bộ luật Dân sự (2002, sửa đổi năm 2011);
Luât về đối xử công bằng (2006); Luật về đại diên cấp liên bang của nhân
viên (1974); Luật về quyết định đồng thuận chung trong các ngành thép,
154
quặng sắt và than đá (1951); Luật về quyết định đồng thuận chung của
người lao động (1976); Luật về các tòa án lao động (1953).
41. Hiến pháp (1955 - 1975), TDLH cũng được ghi nhận trong hai bản Điều
83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân được ban hành ở miền Nam Việt Nam
trong thời kỳ 1955-1975, đó là Hiến pháp 1956 (tại Điều 15) và Hiến pháp
1967 (tại Điều 13).
42. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership - CPTPP).
43. Hiến pháp (1956), TDLH cũng được ghi nhận trong hai bản Hiến pháp
được ban hành ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1955-1975, đó là
Hiến pháp 1956 (tại Điều 15) và Hiến pháp 1967 (tại Điều 13).
44. Trần Thị Hoè, Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con người
trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu con người
số 4, năm 2016,
45. Hội đồng Nhân quyền (2010), Nghị quyết số 15/21 của Hội đồng Nhân
quyền ngày 30/9/2010 tại địa chỉ website:
Add1_fr.pdf.
46. Hội Luật gia Việt Nam và Trung tâm Thông tin và phát triển cộng đồng
(2006), Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát việc thực hiện Nghị định
88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt
động và quản lý hội từ phía các cơ quan nhà nước.
47. Phạm Thị Hồng (năm 2018), “Hoàn thiện pháp luật về Hội ở Việt Nam
hiện nay”, Luận án tiến sỹ.
48. Vũ Thế Khôi (2007), “Từ Hội Hướng thiện Đền Ngọc Sơn đến phong
trào Đông Kinh Nghĩa Thục”, Tạp chí Xưa và Nay. số 283, tr.10-11. Dẫn
theo: Lã Khánh Tùng, Nghiêm Xuân Hoa, Vũ Công Giao (2015), Hội và
155
Tự do Hiệp hội: Một cách tiếp cận dựa trên quyền, NXB Hồng Đức, Hà
Nội.
49. Khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật về Hội quy định.
50. Kỷ yếu hội thảo phục vụ tọa đàm về đối tượng, phạm vi điều chỉnh Luật
về Hội tổ chức tháng 07/2001.
51. Tường Duy Kiên (2010),“Quyền con người trong NNPQ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 6/2010.
52. Kỷ yếu hội thảo (2010), “Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con
người” do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức tháng 3/2010.
53. Luật số 102/SL-L004 quy định về quyền lập hội được Quốc hội khoá I
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa biểu quyết thông qua tại kỳ họp họp
thứ VI.
54. LHQ văn bản số A/95/401, đoạn 46
55. Luật về Hội ngày 01/7/1901của Pháp.
56. Luật về Hội của Cộng hoà liên bang Đức .
57. Luật về hội của Ba Lan (1989), Quy định này tương tự theo Luật về hội
của Ba Lan năm 1989 (Law on associations 7 April 1989) quy định: “Hội
là sự liên kết tự nguyện, tự quản, bền vững và không vì mục đích lợi
nhuận”.
58. Phan Trung Lý (2013), Đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể
hóa quy định của Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí;
quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình của công dân”
của Viện nghiên cứu lập pháp.
59. Nguyễn Khắc Mai (1996), Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở nước
ta, NXB Lao động, năm 1996.
60. Nghị định 12/2012/NĐ-CP, Khoản 1, Điều 2, Nghị định 12/2012/NĐ-CP
ngày 01/3/2012.
61. Đỗ Hoài Nam (2010), chủ nhiệm, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự
hình thành và phát triển của xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa ở
156
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài cấp Nhà nước trong Chương
trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước mã số KX.02/06 -10 Những
thông tin về hoàn thiện pháp luật về hội ở Việt Nam trong thời gian tới
cũng được đề tài đề cập.
62. Dương Xuân Ngọc (2009), Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, Nxb
Chính trị - Hành chính, năm 2009.
63. Pháp luật Hoa Kỳ ( Tu chánh thứ nhất ), Tòa án tối cao Hoa Kỳ.
64. Vũ Duy Phú (2008), Xã hội dân sự - Một số vấn đề và chọn lọc của tác
giả Vũ Duy Phú chủ biên, Nxb Tri Thức xuất bản năm 2008.
65. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương(2012) (đồng chủ biên),
Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia – Sự thật, năm 2012.
66. Nguyễn Minh Phương (2016), Một số vấn đề về Hội và QLNN đối với
Hội ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cơ chế đảm bảo thực
hiện quyền lập hội của công dân: Lý luận và thực tiễn”, Hà Nội ngày
24/5/2016.
67. Quốc hội (1959), Hiến pháp năm 1959.
68. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980.
69. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992.
70. Quốc hội (2005), BLDSnăm 2005.
71. Quốc hội (1999), BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
72. Quốc hội (1913), Hiến pháp năm 2013.
73. Quốc hội (1915), BLHS năm 2015.
74. SLU (1972), Sắc luật số 038-TT/SLU ngày 22 tháng chạp năm 1972 sửa
đổi một số điều khoản của Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 quy định
thể lệ lập hội, Quy pháp vựng tập, Quyển XV, Sở Công báo ấn hành,
1972.
157
75. Đặng Đức San (2016), TPP- Mấy khía cạnh liện quan đến Công đoàn và
Luật Hội, Hội thảo do Viện Lập pháp Quốc hội tổ chức tại Hạ Long ngày
12-13/7/2016.
76. Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2007), “Phân loại các quyền và tự do
con người”, tạp chí Luật tư pháp và công pháp quốc tế, số 6/2007.
77. Nguyễn Bích Thảo (2016), Cơ chế bảo đảm quyền lập hội ở Hoa Kỳ, Kỷ
yếu hội thảo khoa học “Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công
dân: Lý luận và thực tiễn”, Hà Nội ngày 24/5/2016.
78. Lê Thị Thu Thảo, Một số bất cập của Dự thảo Luật về Hội liên quan đến
quyền tự do hiệp hội, Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật về Hội, Trường đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016.
79. Phạm Văn Tỉnh (2010), Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2010), “Quyền
con người – bản chất cách tiếp cận khoa học pháp lý”, Số 12/2010.
80. Tiếng Anh: Convention for the Protection of Human Rights and
Fundamental Freedoms.
81. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR).
82. Tuyên ngôn Liên Hợp quốc về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các
nhóm và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con
người và tự do cơ bản đã được quốc tế công nhận được Đại hội đồng Liên
Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 53/144 ngày 09/12/1998.
83. Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
84. Lương Minh Tuấn (2016), “Đánh giá những quy định của pháp luật và
thực trạng nhu cầu, đưa ra những đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn
thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tự do lập hội, tự do hội họp của
công dân phù hợp với Hiến pháp 2013” tạp chí Nghiên cứu lập
pháp.Viện Nghiên cứu lập pháp, số 8/2016.
85. Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa, Vũ Công Giao (2015), Hội và Tự do Hiệp
hội, Nxb.Hồng Đức, Hà Nội.
158
86. Tòa án tối cao Hoa Kỳ (1958), án lệ NAACP v. Alabama ex rel. Patterson
lần đầu tiên đã chính thức thừa nhận khái niệm “quyền tự do liên kết/lập
hội” (freedom of association). Tòa án tối cao Hoa Kỳ khẳng định quyền
tự do liên kết là một phần thiết yếu của tự do ngôn luận bởi vì trong nhiều
trường hợp, mọi người chỉ có thể tham gia vào hoạt động ngôn luận một
cách hiệu quả khi họ liên kết cùng những người khác.
87. Từ điển Việt – Hán, phát hành bới nhà sách Tân Hoa, Nxb Thương, 1960.
88. Từ điển tiếng Hán hiện đại (Tái bản lần 5), Nxb Thương vụ, Bắc Kinh,
2005.
89. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Dự thảo Luật về Hội trình Ủy ban Thường
vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 42.
90. Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN, hướng dẫn 132/HD-UB năm
2005 hướng dẫn thực hiện Quy chế về hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Mục 1.
91. Văn phòng cao ủy Liên hiệp quốc về quyền con người và Hội Luật sư
quốc tế (2009), Quyền con người trong quản lý tư pháp” của NXB Công
an nhân dân.
92. Văn phòng Quốc hội - Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu
Khoa học (2011), Tuyển tập Hiến phá một số nước trên thế giới (tập 2),
NXB Thống kê.
93. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Một số vấn đề
về tổ chức và hoạt động của hội và dự thảo luật về hội” , Thông tin
chuyên đề số 79, Hà Nội.
94. Võ Khánh Vinh (2009) (chủ biên), Quyền con người: tiếp cận đa ngành
và liên ngành khoa học xã hội, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2009.
95. Võ Khánh Vinh (2010) (chủ biên), Quyền con người: tiếp cận đa ngành
và liên ngành luật học (quyển 1), nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2010.
96. Võ Khánh Vinh (2010) (chủ biên), Quyền con người: tiếp cận đa ngành
và liên ngành luật học (quyển 2), nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2010.
159
97. Võ Khánh Vinh (2011) (chủ biên), Quyền con người, nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội 2011;
98. Võ Khánh Vinh (2011) (chủ biên), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con
người, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2011.
99. Võ Khánh Vinh (2011) (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của
nhóm quyền dân sự và chính trị, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2011.
100. Võ Khánh Vinh (2011) (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của
nhóm quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
2011.
101. Võ Khánh Vinh (2012) (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển, nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội 2012.
102. Võ Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên (2014), Pháp luật
quốc tế về quyền con người, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2014.
103. Võ Khánh Vinh và TS. Lê Mai Thanh đồng chủ biên (2014), Cơ chế quốc
tế và khu vực về quyền con người, nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2014.
104. Viện Khoa học pháp lý, Một số góp ý đối với dự thảo Luật về Hội.
105. Viện nghiên cứu quyền con người (1998), “Một số vấn đề về quyền dân
sự và chính trị” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm
1998.
106. Viện nghiên cứu quyền con người (2002), “Tuyên ngôn thế giới và hai
Công ước 1966 về quyền con người” của Viện nghiên cứu quyền con
người Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002.
107. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng .
108. Nguyễn Quốc Vũ, Pháp luật về các tổ chức, cơ sở tôn giáo, Luật ăn thạc
sỹ luật học (2013), Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
109. Bộ Nội Vụ, Quyết định số 1802/QĐ-BNV ngày 30/11/2015 của Bộ Nội
vụ về việc giao biên chế đối với các hội có tính chất đặc thù trong phạm
vi cả nước năm 2016.
160
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
110. Amy Gutmann (1988), “Freedom of Association” do Amy Gutmann biên
tập, Princeton University Press, 1998, là tập hợp nhiều bài viết về chủ đề
quyền tự do lập hội.
111. April (2014), Act for Public Authorities, April 2014, p. 48.
112. Bryan A.Garner-Editor in chief (1999), Black’s Law Dictionary, Seventh
Edition, West Group, ST.PAUL, MINN, trang 930.
113. Citizen have the right to form association freely and without
authorization for those ends that are not forbidden by criminal law.
114. Derogation of human rights,
academy.ch/RULAC/derogation_from_human_rights_treaties_in_situatio
ns_of_emergency.php
115. Equality and Human Rights Commission, Human Rights: Human Lives -
A Guide to the Human Rights
116. Helmut K. Anheier and Regina A.List, A Dictionary of Civil Society,
Philanthropy and the Non-profit Sector, Routledge publisher, 2005.
117. IDEA (2014), Dân chủ trực tiếp: Sổ tay IDEA quốc tế, NXB ĐH Quốc
gia HN (IPL tổ chức dịch tiếng Việt).
118. Irene Norlund, Khỏa lấp sự cách biệt: xã hội dân sự mới nổi ở Việt Nam,
Hà Nội, tháng 1-2007, tr.11-12, tại
119. Johannesburg (1967), Nguyên tắc 2 của các nguyên tắc Johannesburg về
An ninh quốc gia, tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin năm 1995.
120. Jean Báptic,” Les associactives en France – un souple pour une societe en
pane”, Edition Juris, Janvier 2011.
121. John D. Inazu, (2012), “Liberty's Refuge: The Forgotten Freedom of
Assembly” của John D. Inazu, Yale University Press, 2012.
122. Manfred Nowak, UN Covenant on Civil and Political Rights: CCPR –
Commentary, N.P.Engel Publisher, 2005, p.508.
161
123. Margaret M. Russell (2010), “Freedom of Assembly and Petition: The
First Amendment, Its Constitutional History and the Contemporary
Debate” do Margaret M. Russell chủ biên, Prometheus Books, 2010.
124. Maina Kiai (2012), Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp
và hiệp hội, Maina Kiai, 2012, A/HCR/20/27, đoạn 58.
125. Mark E. Warren, Princeton University Press (2000),“Democracy and
Association”, của Mark E. Warren, Princeton University Press, 2000, thì
đề cao vai trò đối với dân chủ của đời sống hiệp hội.
126. NAACP v. Alabama ex rel.Patterson,357 U.S.499,462 (1958).
127. Office for Democratic Institutions and Human Rights (ODIHR).
128. Office for Democratic Institutions and Human Rights, Guidelines on
Freedom of Association, Poland, p.15. See: www.osce.org/odihr.
129. Sarah Joseph (2013), The International Covenant on Civil and Political
Rights Cases, Materials, and Commentary, Third Edition, Oxford
University Press, 2013. Tác giả là Sarah Joseph and Melissa Castan.
130. Stephen F. Rohde( 2005), “Freedom Of Assembly” của Stephen F.
Rohde, Facts on File, 2005.
131. The European Court of Human Rights (ECHR or EctHR).
132. U.N. Covenant on Civil and Political Rights: CCPR Commentaries,
Fourth Edition, Oxford University Press, 2012.
133. United States Court held in NAASP v, Alabama that the freedom of
association is an essential part of the freedom of speech because, in many
cases, people can engage in effective speech only when they join of
others
134. Vogt v. Germany (1996) 21 EHRR 205, (17851/91), Para. 95-97 of the
Report.
TÀI LIỆU TRÊN INTENERT
135. A Lâm, Cảnh giác trước mưu đồ lợi dụng "tôn giáo" để kích động, gây
rối, phá hoại, xem
162
giac-truoc-muu-do-loi-dung-ton-giao-de-kich-dong-gay-roi-pha-hoai-
503720, truy cập ngày 16/5/2017
136. Bản tiếng Nga (2016), Федеральным законом от 2 июня 2016 года N
179-ФЗ Об общественных объединениях (с изменениями на 2 июня
2016 года), Официальный интернет-портал правовой информации
www.pravo.gov.ru, 02.06.2016, N 0001201606020008).
137. Bộ Ngoại giao, Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài,
060928111253/ns070731092928/view (truy cập 02/010/2016).
138. Bộ Ngoại giao, “Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện
quyền con người ở Việt Nam”, đoạn 11,
139. Lê Quang Bình, Tại sao Việt Nam vẫn cần có luật về hội?,
truy cập ngày 25/9/2016.
140. Trần Kim Cúc, Xây dựng NNPQxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam- Từ lý luận
đến thực tiễn, xem
nha-nuoc-phap-quyen/2014/25460/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-
hoi-chu-nghia-o-Viet.aspx, truy cập ngày 25//9/2016.
141. C.Mac và Ph.Ang ghen(1995), C.Mac - Ph.Ang ghentoàn tập, t. 4, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
142. Chính phủ (Tờ trình số 578/TTr-CP ngày 27/10/2015 của Chính phủ về
Dự án luật về hội, ),
Detail.aspx?ItemID=2445 Chung Hoàng, Các hội 'tiêu' 14.000 tỷ đồng
ngân sách năm 2016,
hoi/325620/cac-hoi-tieu-14-000-ty-dong-ngan-sach-nam-2016.html, cập
nhật: Thời gian 06/10/2016 18:04:37 (GMT+7) , xem thêm: Ý kiến của
TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách, pháp
luật và phát triển tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách
163
xem xét, cho ý kiến Dự án Luật về Hội, Cổng thông tin Điện tử của Quốc
hội, Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam – Cộng đồng đa chức năng liên kết
chặt chẽ, xem
cng-ng-a-chc-nng-lien-kt-cht-ch-gs-phan-i-doan.html, truy cập ngày
26/9/2016.
143. Điều khoản về lao động trong hiệp định thương mại tự do đảm bảo phát
triển kinh tế công bằng, bền
vững; https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/
comments-and-analysis/WCMS_620717/lang--vi/index.htm; truy cập vào
25/06/2018.
144. Đoàn Minh Duệ, Đổi mới hệ thống chính trị để phát huy dân chủ, xem
hoi/Doi-moi-he-thong-chinh-tri-de-phat-huy-dan-chu-439.html, truy cập
ngày 25/9/2016.
145. Nguyễn Tất Giáp, Hội nhập quốc tế và vấn đề giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, xem
te-va-van-de-giu-vung-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-nuoc-ta.html, truy
cập ngày 25/9/2016.
146. Thu Hoa, Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do lập hội, xem
do-lap-Hoi/372331.vov, truy cập ngày 26/9/2016.
147. Hiến chương Liên hợp quốc (nguồn
truy cập ngày
19/5/2013). “A non-governmental organization (NGO, also often referred
to as "civil society organization" or CSO) is a not-for-profit group,
principally independent from government, which is organized on a local,
national or international level to address issues in support of the public
good. Task-oriented and made up of people with a common interest,
NGOs perform a variety of services and humanitarian functions, bring
164
public concerns to governments, monitor policy and programme
implementation, and encourage participation of civil society stakeholders
at the community level. Some are organized around specific issues, such
as human rights”.
148. Chung Hoàng, Các hội 'tiêu' 14.000 tỷ đồng ngân sách năm 2016,
dong-ngan-sach-nam-2016.html, cập nhật: Thời gian 06/10/2016 18:04:37
(GMT+7) , xem thêm: Ý kiến của TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng
Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển tại Hội nghị đại biểu
Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến Dự án Luật về Hội,
Cổng thông tin Điện tử của Quốc hội,
etail.aspx?ItemID=2604
149. Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Không gian xã hội dân sự - Bộ hướng dẫn
cho các tác nhân xã hội dân sự.
RSystem_Guide.pdf
150. Ngoài thuật ngữ “Association”, trong tiếng Anh còn sử dụng một thuật
ngữ khác là “Society” (chỉ một cộng đồng có tổ chức), theo từ điển
Merriam-Webster, xem trang truy cập
ngày 20/6/2016.
151. ILO (1992), tính đến nay, đối với 8 Công ước cơ bản,Việt Nam đã phê
chuẩn 5 Công ước, trong 3 công ước còn lại, Công ước số 87 về quyền tự
do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức chưa được Việt Nam
ký kết.
152.
chinh-139053.html
165
153. Irene Norlund, Khỏa lấp sự cách biệt: xã hội dân sự mới nổi ở Việt Nam,
Hà Nội, tháng 1-2007, tr.11-12, tại
ttp://www.un.org.vn/images/stories/pub_trans/Filling_the_Gap__V_.pdf
154. Vũ Văn Phúc, Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta: Nhận thức lý luận, thực tiễn và kiến nghị, xem
Traodoi/2015/32039/Phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-
hoi-chu.aspx, truy cập ngày 25/9/2016.
155. Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa, Vũ Công Giao, Các yếu tố cơ bản của tự
do hiệp hội, xem trang:
co-ban-cua-tu-do-hiep-hoi, truy cập ngày 05/7/2016.
156. Từ điển Merriam-Webster, xem trang
truy cập ngày 20/6/2016.
157. Trần Đăng Tuấn (2016), viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về “Cơm có
thịt”, nguồn
thu-gui-bo-truong-bo-noi-vu-ve-com-co-thit-1353576514.htm, truy cập
ngày 21/8/2016.
158. Nguyễn Thanh Tuấn, Bảo đảm quyền con người trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện
nay, xem
Traodoi/2016/38318/Bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-nen-kinh-te-thi-
truong-dinh.aspx, truy cập ngày 24/9/2016.
159.
/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1110,
truy cập ngày 08/9/2016.
160.
_phong_an_ninh_lam_that_bai_hoat_dong_loi_dung_ton_giao_bao_ve_vu
ng_chac_To_quoc_Viet, truy cập ngày 16/5/2017
166
161.
thuong-con-o-lai--1-11614.aspx.
162.
bao-ve-khoi-nhung-can-thiep-vo-ly
163.
quan-dong-y-2015111206030301.htm.
164.
c_phong_an_ninh_lam_that_bai_hoat_dong_loi_dung_ton_giao_bao_ve_
vung_chac_To_quoc_Viet, truy cập ngày 16/5/2017
165.
166.
167.
168.
169.
170.
171. Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền (Equality and Human Rights
Commission - EHRC) là một tổ chức phi chính phủ ở Anh và xứ Wales,
được thành lập theo Đạo luật Bình đẳng 2006 có hiệu lực từ ngày 1 tháng
10 năm 2007. Ủy ban có trách nhiệm xúc tiến và thực thi luật bình đẳng
và không phân biệt đối xử ở Anh, Scotland và xứ Wales. Xem:
https://en.wikipedia.org/wiki/Equality_and_Human_Rights_Commission
(Truy cập ngày 20/5/2017).
172. Xem thêm các lợi ích của tự do thông tin trong Khảo sát về luật tiếp cận
thông tin của các chính phủ trên thế giới (Privacy International thực hiện,
công bố năm 2006), nguồn: Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội (2011),
Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam,
Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, tr. 55-58.
173. Xem thêm: Điều 37 Luật về tổ chức xã hội của Cộng hòa Liên bang Nga đề
cập đến hoạt động kinh doanh của hội:
167
174. Trần Nam Chuân, Tăng cường quốc phòng, an ninh làm thất bại hoạt động
lợi dụng tôn giáo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình
mới, xem
_phong_an_ninh_lam_that_bai_hoat_dong_loi_dung_ton_giao_bao_ve_vu
ng_chac_To_quoc_Viet, truy cập ngày 16/5/2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quyen_tu_do_lap_hoi_o_viet_nam_hien_nay.pdf
- Trichyeu_LeThuongHuyen.pdf