Luận án Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới

TA Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mạicó YTNN nếu vụ việc kinh doanh, thương mạithuộc thẩm quyền chung của TA Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ kinh doanh, thương mại có YTNN và đã lựa chọn trọng tài hoặc TA nước ngoài giải quyết vụ việc đó. Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn trọng tài hoặc TA nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn TA Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn trọng tài hoặc TA nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc trọng tài hoặc TA nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì TA Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;

pdf228 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 mới chỉ theo hướng các bên lựa chọn TA Việt Nam, pháp luật Việt Nam không quy định theo hướng các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn TA nước ngoài để giải quyết vụ việc và thẩm quyền lựa chọn TA nước ngoài là thẩm quyền riêng biệt giống như quy định của Công ước Lahay năm 2005 hoặc pháp luật của một số nước như Singapore và Nhật Bản. Theo đó, quyền lựa chọn TA của các bên cần được quy định trong BLTTDS theo hướng đây là những quy định mang tính nguyên tắc chung, làm cơ sở chung cho những vấn đề phát sinh trong tố tụng dân sự có YTNN. 191 Những văn bản pháp luật chuyên ngành khác sẽ quy định cụ thể phù hợp với lĩnh vực mình dựa trên những nguyên tắc chung trong BLTTDS để đảm bảo tính đồng bộ.Với trường hợp lựa chọn TA, cũng cần quy định cụ thể về hình thức của thoả thuận lựa chọn TA giữa các bên. Thiết nghĩ, nên quy định thoả thuận lựa chọn TA để giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lí tương đương. Cũng cần hạn chế hiệu lực của quy định về lựa chọn TA trong các hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng, theo hướng người lao động, người tiêu dùng vẫn có thể khởi kiện người sử dụng lao động, thương nhân bán hàng ra TA của quốc gia khác với TA thoả thuận trong hợp đồng chỉ trừ trường hợp người tiêu dùng, người lao động viện dẫn thoả thuận hoặc đã khởi kiện tại TA đã thoả thuận trong hợp đồng. Nên bổ sung một quy định trong BLTTDS về quyền lựa chọn TA theo hướng: 1. “Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn TA nước ngoài để giải quyết tranh chấp nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền chung nhưng không thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam, trừ trường hợp liên quan đến các hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng lao động. Thỏa thuận lựa chọn TA phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn TA trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. 2. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; 192 d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận TA như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; e) Trong đơn kiện của nguyên đơn hoặc văn bản của bị đơn có nhắc đến một thỏa thuận lựa chọn TA và bên kia không phản đối. 3. Thoả thuận lựa chọn TA hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận lựa chọn TA trừ trường hợp thỏa thuận lựa chọn TA vô hiệu hoặc không thể thực hiện được theo pháp luật của nước có TA được lựa chọn. Năm là, điểm c khoản 1 Điều 470 cần thống nhất với các quy định cho phép thỏa thuận lựa chọn TA Việt Nam trong Luật Đầu tư, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật hàng hải, Do đó,c ần loại bỏ các quy định về xác định thẩm quyền của TA Việt Nam trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Đầu tư, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật hàng hải, mà thống nhất đưa vào các quy định chung trong BLTTDS tránh trường hợp các quy định này nằm tản mạn, rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Điều 14 Luật đầu tư năm 2014, tiêu chí xác định thẩm quyền của TA giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, mặc dù điều luật không rõ nhưng có thể xác định là thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam nhưng trường hợp này lại không được quy định trong khoản 1 Điều 470 BLTTDS năm 2015 dẫn đến khó khăn trong giải quyết tranh chấp. Nên theo xu hướng của pháp luật Trung Quốc là chỉ quy định hạn chế quyền thỏa thuận lựa chọn TA của các bên đối với các tranh chấp về đầu tư liên quan đến tài nguyên thiên nhiên trong nước thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam. Bởi lẽ các tranh chấp về đầu tư thường liên quan đến các tài sản 193 trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các bất động sản, giá trị tài sản thường là rất lớn và thường liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định những trường hợp này thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam sẽ đảm bảo được quyền tự định đoạt của Việt Nam đối với các tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ Việt Nam, không vi phạm chủ quyền, an ninh và lợi ích công cộng của Nhà nước, loại bỏ thỏa thuận lựa chọn TA nước ngoài của các bên tranh chấp. Còn đối với các trường hợp khác thì nên cho phép các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp. Do đó sẽ không làm hạn chế quyền tự định đoạt của các bên và phù hợp hơn với xu thế phát triển chung. Vì vậy, Điều 470 cần bổ sung thêm trường hợp“Vụ án dân sự đó liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam” là cần thiết, có tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh chấp có YTNN. Sáu là, cần bổ sung vào khoản 1 Điều 470 BLTTDS quy định liên quan đến các tranh chấp về sở hữu trí tuệ theo hướng: “...Tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký ở Việt Nam như Bằng độc quyền sáng chế, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhãn hiệu hàng hoá...” thì thuộc trường hợp thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam. Bởi lẽ, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ luôn mang tính chất quyền tài sản. Bản chất quyền sở hữu trí tuệ là các quyền tài sản đối với thành quả hoạt động sáng tạo dưới dạng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Về nguyên tắc, đây là quyền được bảo hộ có thời hạn và có thể chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng quyền tài sản phải xin phép và trả tiền thù lao, hoặc các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. 194 Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Cụ thể là quyền tài sản của cá nhân, tổ chức, pháp nhân và các chủ thể khác có liên quan được nhà nước công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật dân sựvà Sở hữu trí tuệ.Quyền sở hữu trí tuệ mang tính chất quyền tài sản thông qua nội dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt). Tuy nhiên, nội dung quyền sở hữu quyền tài sản trí tuệ có đặc thù riêng sau: Quyền SHTT khiếm khuyết quyền năng chiếm hữu, chỉ bao gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt Quyền năng sử dụng là quyền độc quyền của chủ sở hữu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để hiểu quyền năng sử dụng là khác nhau. Quyền tài sản là quyền sở hữu trí tuệ có thể được chuyển giao, để thừa kế (thường là các quyền vật chất, mang tính chất tài sản như khai thác, sử dụng,), (quyền nhân thân như đặt tên, đứng tên, bảo vệ sự toàn vẹn ko thể chuyển giao, thừa kế). Các tranh chấp thực hiện nghĩa vụ pháp lý phát sinh được bảo vệ bởi sự cưỡng chế của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật áp dụng lên chủ thể của sở hữu trí tuệ: Các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý; Các chủ thể có quyền tự định đoạt quyền tài sản trí tuệ như công bố hay ko công bố, nộp đơn hay ko nộp đơn, để lại thừa kế,(Tuy nhiên góc độ tài sản của quyền sở hữu trí tuệ yếu tố này bị hạn chế, ví dụ: Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ đối với sáng chế). Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ tính chất lãnh thổ tuyệt đối. Quyền sở hữu trí tuệ gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (Cục Bản quyền); Quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ); Giống cây trồng (Cục Trồng trọt). Chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ ở quốc gia nào, chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc nhóm quốc gia công nhận hay cấp văn bằng bảo hộ (trừ trường hợp khi 195 có tham gia ĐUQT về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên). Ví dụ: khi đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản đó.Tuy bảo hộ một cách tuyệt đối nhưng quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi các quốc gia B (hay C) này cùng tham gia một ĐUQT về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với quốc gia A. Nếu chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ ở từ 02 quốc gia trở lên. Nếu 01 quốc gia cấp văn bằng bảo hộ; quốc gia còn lại có thể bảo hộ/ hoặc không bắt buộc phải cấp văn bằng bảo hộ. Bảy là, các vụ việc liên quan đến người tiêu dùng và người lao động chưa được ghi nhận cụ thể tiêu chí xác định thẩm quyền của TA trong BLTTDS năm 2015. Để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên được coi là “yếu thế” hơn trong các vụ việc liên quan đến hợp đồng tiêu dùng và hợp đồng lao động. Cần bổ sung vào Điều 472 BLTTDS năm 2015 trường hợp liên quan đến người tiêu dùng và người lao động theo hướng TA nước ngoài được lựa chọn giải quyết tranh chấp nhưng nếu người tiêu dùng (trong hợp đồng tiêu dùng) hoặc người lao động (trong hợp đồng lao động) lại nộp đơn yêu cầu TA Việt Nam giải quyết thì TA Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật Việt Namvề thẩm quyền của TA Việt Nam đối với hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; Phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Một là, bổ sung khái niệm thế nào là bản án, quyết định của TA nước ngoài. Khoản 1 Điều 423 BLTTDS năm 2015 chưa đưa ra định nghĩa thế nào là bản án, quyết định của TA nước ngoài. Theo đó, cần đưa ra định nghĩa thế nào là bản án, quyết định của TA nước ngoài để làm căn cứ cho TA Việt nam xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài. 196 Định nghĩa này cần xây dựng theo hướng quy định của Công ước La Hay năm 1971 về công nhận và cho thi hành bản án của TA nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Theo đó, cần quy định thêm vào khoản 1 Điều 423 BLTTDS năm 2015 như sau: “ Là bản án đã có hiệu lực pháp luật và không thuộc trường hợp đang được xem xét lại theo bất kỳ một thủ tục tố tụng nào khác hoặc bản án, quyết định được thi hành ngay tại nước nơi tòa án tuyên; Bản án quyết định đó giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp, yêu cầu”. Hai là, nên lấy yếu tố lãnh thổ để xác định phán quyết của trọng tài nước ngoài (không nên lấy tiêu chí quốc tịch của trọng tài). Do đó, cần quy định khái niệm phán quyết của trọng tài nước ngoài theo hướng “phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do trọng tài tuyên ở ngoài lãnh thổ của quốc gia yêu cầu công nhận” giống như quy định của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Quy định như vậy sẽ tạo được sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với quy định của ĐUQT mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với cam kết quốc tế. Ba là, như đã phân tích, quy định tại Điều 425 thì “cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu”. Theo đó tổ chức phải thi hành phải có “trụ sở chính” tại Việt Nam Tại Điểm d khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015quy định: “TA nơi người phải thi hành bản án, quyết định, kinh doanh, thương mại, lao động của TA nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức”. Như vậy Điều 425 BLTTDS năm 2015 yêu cầu cơ quan, tổ chức nước ngoài phải có trụ sở chính tại Việt Nam, trong khi đó TA có thẩm quyền giải quyết lại chỉ quy định là TA nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt 197 Nam mà không bắt buộc phải có trụ sở chính. Theo đó, để thống nhất với quy định của BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN là chỉ cần cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam nên quy định tại khoản 1 Điều 425 cần bỏ đi yêu cầu có “trụ sở chính” mà chỉ cần có “trụ sở” tại Việt Nam cho phù hợp với quy định chung của Bộ luật và phù hợp với sự phát triển hiện nay của quan hệ thương mại quốc tế. Bốn là, BLTTDS năm 2015 quy định cơ quan có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài là TA nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, nên xem xét và giao thẩm quyền trong vấn đề này cho một số TA cụ thể như: TA nhân dân thành phố Hà Nội, TA nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, TA nhân dân thành phố Đà Nẵng. Bởi lẽ, hiện nay Việt Nam ký kết rất nhiều ĐUQT trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại (khoảng 70 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 11 Hiệp định thương mại tự do), do đó, nếu các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN trong đó có vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài được giải quyết đúng đắn, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các ĐUQT mà Việt Nam là thành viên, cũng như quy định của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài thì sẽ tạo niềm tin rất lớn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam, cũng như khẳng định được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc công nhận và cho thi hành hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài là một loại việc rất phức tạp, đòi hỏi thẩm phán giải quyết phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về pháp luật nước ngoài, các ĐUQT, tập quán thương mại quốc tế, pháp luật trọng tài. Hệ thống TA của Việt Nam cần có những bước cải tiến mạnh mẽ trong hoạt 198 động xét xử, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Việc giao thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài cho một số TA thể như nêu trên là rất hợp lý và cũng phù hợp với thẩm quyền theo lãnh thổ trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị vì TA nhân dân cấp cao cũng nằm ở 03 tỉnh (thành phố) này. 4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN cho các thẩm phán, xâydựng đội ngũthẩm phán, công chứcTA đủ năng lực, trìnhđộ và có đạo đức nghề nghiệp. Đi đôi việc tuyển chọn, bổ nhiệmcũng cần phải xây dựng các tiêu chí về đánh giá cán bộ làmcơ sở để tái bổ nhiệm, đềbạt chức vụ, đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ phù hợp với yêucủa thời đại mới; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành TA, các chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo kiến thức về pháp luật quốc tế, đặc biệt là thẩm quyền của TA trong TPQT, kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành TA thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu pháp luật quốc tế đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, tăng cường năng lực cho đội ngũ thẩm phán và cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, đội ngũ thẩm phán giải quyết các vụ việc kin doanh, thương mại có YTNN theo đánh giá chung hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn. Thứ hai, cùng với việc cập nhật các văn bản hiện hành, các thông tin chuyên ngành về kinh doanh thương mại cũng như ĐUQT, cần tạo điều kiện để các thẩm phán được nghiên cứu và được đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực trong công tác xét xử của mình. Việc đào tạo chuyên sâu như vậy sẽ nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc, nhất là các vụ việc liên quan án kinh tế, 199 thương mại có YTNN. Cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia chuyên ngành trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư, hàng hải,... những người có thể được sử dụng là các trung gian để giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp. Thứ ba, đội ngũ thẩm phán cần được đào tạo về ngoại ngữ, nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của các thẩm phán. Thứ tư, về đội ngũ Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại có YTNN thì ngoài những tiêu chuẩn chung như quy định cũng cần có những đặc thù riêng. Đó là Hội thẩm bắt buộc là các doanh nhân, có kiến thức về pháp luật kinh doanh ở mức độ nhất định, và có kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà nước phải có hỗ trợ để trang bị cho Hội thẩm nhân dân các kỹ năng xét xử và kiến thức pháp luật cần thiết bằng việc mở các lớp đào tạo ngắn hạn miễn phí tại Học viện Tư pháp. Các hệ thống TA của các nước trên thế giới cần có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc xác định cơ quan tài phán của quốc gia có thẩm quyền; các trường hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài để việc giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN được thỏa đáng, nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên. Thứ năm, tích cực tham gia các diễn đàn pháp luật trong khu vực và trên thế giới, các Hội nghị quốc tế khu vực về TTTP, đặc biệt là các Hội thảo liên quan đến thúc đẩy hài hòa hóa pháp luật trong TPQT giữa Việt Nam và các nước. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác về TPQT với các quốc gia khác để học hỏi kinh nghiệm của các nước, hơn nữa, cũng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực khác. 200 Thứ sáu, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung cơ bản của TPQT Việt Nam nói chung, thẩm quyền của TA giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN nói riêng, cũng như các ĐUQT trong lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên bằng nhiều hình thức khác nhau. Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế giữa các bên tham gia. Thứ bảy, nâng cao chất lượng trong công tác dịch thuật, phổ biến, du nhập pháp luật nước ngoài tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam . Thứ tám, đẩy mạnh hoạt động giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động của ngành TA nói chung, trong lĩnh vực giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN nói riêng. Thứ chín, cải thiện từng bước cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc cập nhật thông tin, tài liệu nghiệp vụ nói chung và các tài liệu về pháp luật quốc tế nói riêng, trong đó đặc biệt là pháp luật quốc tế về thẩm quyền của TA. 201 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng đồng bộ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có YTNN theo tinh thần cải cách tư pháp. Các quy định trong BLTTDS phải thực sự là những quy định nền tảng trong hệ thống quy phạm về thẩm quyền của TA giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Giải pháp về yếu tố con người cũng đóng vai trò quyết định trong tiến trình hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp.Tuy nhiên, mọi giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo đúng theo định hướng, chủ trương, chính sách pháp luật mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Hơn nữa, trách nhiệm thực hiện các giải pháp không chỉ thuộc về TA hay chỉ riêng cơ quan nào mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, đảm bảo việc giải quyết được triệt để, đạt chất lượng cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về thẩm quyền giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN và chỉ ra những vướng mắc còn tồn tại để thấy rõ việc cần thiết phải có các giải pháp hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện vấn đề con người và những vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Đây chính là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, quy mô nền kinh tế đã lớn hơn rất nhiều, các quan hệ dân sự có YTNN phát triển ngày càng đa dạng. Việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN của TA Việt Nam đảm bảo phù hợp và gắn liền với quá trình cải cách tư pháp cũng như phù hợp với lộ trình hội nhập, phù hợp với các cam kết của Việt Nam với quốc tế và phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Để làm được như vậy, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có 202 YTNN của TA Việt Nam, từ việc xúc tiến việc ký kết và gia nhập các ĐƯQT đến việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về tố tụng dân sự quốc tế, song song với đó, cần triển khai các giải pháp tăng cường năng lực của hệ thống TA Việt Nam trong việc thực hiện thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Các giải pháp đề ra là yêu cầu mang tính toàn diện, nên khi triển khai thực hiện chúng ta cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, đồng thời cũng cần có những nghiên cứu tổng thể để khảo sát, đánh giá thực trạng nhằm vạch ra phương hướng, lộ trình triển khai, trong đó đòi hỏi phải có những giải pháp cơ bản, tình thế trước mắt và những giải lâu dài. Như vậy, pháp luật về thẩm quyền của TA giải quyết vụ việc kinh doanh thương mại có YTNN trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, cần ghi nhận. Song cũng còn nhiều bất cập xuất phát từ các quy định của pháp luật và thực tiễn khiến quá trình giải quyết còn gặp nhiều vướng mắc. Do đó, hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN bằng TA là một trong những nhiệm vụ của công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 203 KẾT LUẬN Nước ta đang trên đà phát triển ở mọi bình diện, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển các quan hệ dân sự có YTNN, tranh chấp cũng theo đó phát sinh ngày một nhiều và cũng phức tạp hơn. Yêu cầu đặt ra là phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện để giải quyết các tranh chấp này theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng và ngày càng có ý nghĩa to lớn trong xu thế hội nhập, giao lưu dân sự quốc tế phát sinh ngày càng phức tạp và gia tăng cả về số lượng.Tuy nhiên, trong môi trường giao thoa giữa các luồng giao dịch thương mại có YTNN, thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia thì điều tất yếu phải xảy ra những xung đột về thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền chung hay thẩm quyền riêng biệt của quốc gia này hay quốc gia khác hoàn toàn thuộc về pháp luật của mỗi quốc gia hay các ĐƯQT mà các quốc gia kí kết. BLTTDS năm 2015 ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam, bộ luật này đã khắc phục bất cập còn tồn tại của BLTTDS trước đó, đang dần dần tương thích với xu hướng chung của thế giới. Vì BLTTDS mới được đưa vào thực tế và chưa có nhiều vấn đề phát sinh nên những vướng mắc thực sự chưa nhiều, chỉ có những vướng mắc mang tính chất lâu dài cơ bản, khó khắc phục vì nó mang tính lãnh thổ phụ thuộc vào các quốc gia khác là chủ yếu, ít xuất phát từ pháp luật quốc gia như năng lực giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN của thẩm phán, thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN còn có sự khác nhau giữa các quốc gia, vấn đề công nhận và cho thi hành bản án của TA nước ngoài, phán 204 quyết của trọng tài nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Luận án không chỉ đưa ra những vấn đề lí luận, pháp luật về thẩm quyền của TA giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới để có một cách nhìn tổng quan và sâu sắc về vấn đề thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN để làm rõ thực trạng còn tồn tại trong quá trình giải quyết, những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết. Từ đó làm tiền đề cho việc đưa ra những phương hướng giải quyết và những giải quyết đề ra để khắc phục hạn chế trong pháp luật hiện hành, nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán kí kết các ĐƯQT về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật trong nước đồng thời hợp tác cùng với các quốc gia khác để tạo lập hệ thống quy tắc chung trong việc giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN phát sinh nhằm đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi những nỗ lực về nhiều mặt của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bên cạnh hoàn thiện pháp luật trong nước về thẩm quyền giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN của TA cần tăng cường hoạt động hợp tác TTTP giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đặc biệt tham gia kí kết các ĐƯQT. Luận án đã giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Xây dựng được khái niệm thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. - Xác định đặc điểm cơ bản của thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. - Các tiêu chí xây dựng cơ sở để xác định thẩm quyền của TA quốc gia đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. - Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của TA đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới. 205 - Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam, các quy định trong các ĐUQT mà Việt Nam là thành viên về thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN;thẩm quyền đối với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; Phán quyết của trọng tài nước ngoài.. - Đánh giá những hạn chế, bất cập từ thực tiễn giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của TA;thẩm quyền đối với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; Phán quyết của trọng tài nước ngoài. - Chỉ ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN. - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của TA Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN; thẩm quyền đối với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA nước ngoài; Phán quyết của trọng tài nước ngoài. Như vậy, về cơ bản Luận án đã giải quyết được các vấn đềmà luận án đã đặt ra về lí luận, pháp luật, thực trạng và đề xuất các giải pháp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có YTNN cũng như pháp luật một số nước đặc trưng đại diện cho các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới để so sánh trong mối tương quan với pháp luật các nước và xu hướng quốc tế qua các ĐƯQT, đi sâu, đánh giá chi tiết thực tiễn vận dụng quy định về thẩm quyền của TA Việt Nam. Ngoài ra, đánh giá ưu và nhược điểm của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN của Tòa án Việt Nam là cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật. Các giải pháp luận án xây dựng theo hướng giải pháp về mặt chính sách pháp luật; giải pháp về yếu tố nhân lực (con người); giải pháp khác. Với những phương hướng và giải pháp luận án đã đưa ra sẽ góp một phần nhỏ để 206 hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại có YTNN bằng Tòa án trước yêu cầu đặt ra của xã hội trong thời đại mới – thời đại của giao lưu dân sự quốc tế đang ngày càng phổ biến. 207 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Danh mục tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt 1. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11được ban hành ngày 15/6/2004 của nước CHXHCN Việt Nam 2. Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QQH13được ban hành ngày 25/11/2015 của nước CHXHCN Việt Nam; 3. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được ban hành ngày 14/6/2005 của nước CHXHCN Việt Nam; 4. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 Việt Nam năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 của nước CHXHCN Việt Nam; 5. Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga năm 2002, Nxb Tư pháp Hà Nội 2005 (biên dịch TS. Nguyễn Ngọc Khánh); 6. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 7. Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11 được ban hành ngày 14/6/2005 của nước CHXHCN Việt Nam; 8. Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 được ban hành ngày 25/11/2015 của nước CHXHCN Việt Nam; 9. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018. 10. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2004), Một số vấn đề về Luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thông tin Khoa học pháp lý. 11. Bộ Tư pháp - Vụ Pháp luật Quốc tế (2008), Công văn số 1136/BTP- PLQT ngày 28- 10-2008; 12. Bản án dân sự sơ thẩm số 06/DSST ngày 10-3-2003, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 208 13. Bản án dân sự phúc thẩm số 174/DSPT ngày 04-12-2003, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; 14. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 78/2015/KDTM-ST ngày 22/1/2015 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; 15. Bùi Thị Thu (chủ biên), (2010),“Luật Tư pháp quốc tế”, NXB Giáo dục Việt Nam; 16. Đại từ điển tiếng Việt (2010), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27-11- 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01- 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24-5- 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10-4-2013 về hội nhập quốc tế; 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5-11-2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; 23. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2003), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; 209 24. Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), “Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại”, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật. 25. Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam. 26. Đỗ Văn Đại - Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế của Việt Nam, (phần số 14), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 27. Đỗ Văn Đại - Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế của Việt Nam - Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam. 29. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng luật tư pháp quốc tế” của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Khánh Ngọc, nghiệm thu năm 2015. 30. Đỗ Văn Đại - Trần Việt Dũng (2012), "Về thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài", Khoa học pháp lý, (6), tr. 58-64. 31. Đỗ Văn Đại (2012), Thẩm quyền của tòa án Việt Nam khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 11/2012, tr. 35 – 43; 32. Đỗ Viết Anh Thái (2012), "Giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài", Khoa học pháp lý, (4), tr. 49-54. 33. Đồng Thị Kim Thoa (2004), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam và Thụy Điển - từ góc độ nghiên cứu so sánh”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội- Đại học Lund (Thụy Điển); 34. Đồng Thị Kim Thoa (2013), Cơ chế giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội 210 35. Đào Thị Thúy (2010), Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án nhân dân trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 36. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 37. Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ký ngày 12/10/1982) (Cộng hòa Séc và Xlôvakia đang kế thừa) 38. Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Cu Ba (ký ngày 30/11/1984) 39. Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Hungary (ký ngày 18/01/1985) 40. Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Bungary (ký ngày 03/10/1986) 41. Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Ba Lan (ký ngày 22/3/1993) 42. Hiệp định Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 06/7/1998) 43. Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày 25/8/1998) 44. Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (ký ngày 19/10/1998) 211 45. Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp (ký ngày 24/02/1999) 46. Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ucraina (ký ngày 06/4/2000) 47. Hiệp định Tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Mông Cổ (ký ngày 17/4/2000) 48. Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Belarus (ký ngày 14/9/2000) 49. Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và Thương mại Việt Nam- An giê ri (ký ngày 14/4/2010) 50. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 của nước CHXHCN Việt Nam; 51. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000) 52. Luật đầu tư năm 2005 53. Luật đầu tư số 67/2014/QH13 được ban hành ngày 26/11/2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016) của nước CHXHCN Việt Nam; 54. Luật hàng không dân dụng năm 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014) 55. Luật Quốc tịch năm 1998 56. Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 được ban hành ngày 13/11/2008 của nước CHXHCN Việt Nam 57. Luật thương mại số 36/2005/QH11 được ban hành ngày 17/6/2005 của nước CHXHCN Việt Nam 212 58. Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 được ban hành ngày 14/6/2010 của nước CHXHCN Việt Nam 59. Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 60. Lê Thị Nam Giang (2007), Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 61. Lê Thị Nam giang và một số tác giả (2017), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật tư pháp quốc tế ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; 62. Lê Thu Hà (1999), "Một số vấn đề thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân", Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 41-50. 63. Lê Thị Hà (2003), Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 64. Lê Mai Thanh (2002), "Vấn đề xác định thẩm quyền và ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 55-62. 65. Mai Thu Thủy (2012), Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; 66. Nghị định thư bổ sung Hiệp định tương trợ tư pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự Việt Nam- Liên Bang Nga (ký ngày 23/04/2003); 67. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; 68. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của HĐTP TANDTC về quy đình, lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ; 213 69. Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; 70. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20-3-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại; 71. Nguyễn Vũ Hoàng (2004), “Giải quyết tranh chấp Thương mại quốc tế bằng con đường tòa án”, NXB Thanh niên; 72. Nguyễn Trung Tín (chủ biên), (2009),“Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Khoa học Xã hội. 73. Nguyễn Bá Bình (2008), "Việc xác định thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài", Nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 9-15. 74. Nguyễn Bá Bình (2008), "Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tính hợp pháp của việc chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài", Nghiên cứu lập pháp, 8(124), tr. 15-19. 75. Nguyễn Trung Tín (chủ biên), (2009),“Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, NXB Khoa học Xã hội. 76. Nguyễn Hồng Nam (2016), Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Luận án Tiến sỹ luật học; 77. Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế, của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; 78. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 214 79. Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài năm 1993 80. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 81. Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995 82. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 83. Phan Thông Anh (2013), Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với trọng tài nước ngoài, Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số 24/2013, tr. 43 – 47; 84. Phan Hoài Nam (2012), Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài, Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 3/2012, tr. 64 – 70; 85. Phan Hoài Nam (2016), “Thẩm quyền của tòa án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài- Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 07; 86. Phan Hoài Nam (2016), “Mô hình tòa án thương mại quốc tế Singapore (SICC)- Kinh nghiệm tham khảo cho hệ thống tòa án Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04; 87. Phan Hoài Nam (2018), “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại tòa án Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; 88. Quyết định giám đốc thẩm số 02/HĐTP-DS ngày 26-01-2005, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 89. Quyết định số 03/2011/QĐST-KDTM của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre; 90. Quyết định Số: 55/2017/QĐ-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. 215 91. Quyết định số 2083/2007/QĐST-KDTM ngày 19-11-2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 92. Quyết định số 51/2011/KD-TMPT ngày 24/3/2011 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; 93. Quyết định số117/2014/QĐ-PT ngày 07/8/2014 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; 94. Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại Việt Nam- Đài Loan trung Quốc (ký ngày 12/4/2010); 95. TANDTC (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2017 của các Tòa án. 96. TANDTC (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2018 của các Tòa án. 97. TANDTC (2017), Báo cáo tổng kết tổng hợp những hạn chế thiếu sót trong công tác chuyên môn nghiệp vụ năm 2017 của các Tòa án nhân dân thông qua công tác kiểm tra tháng 1/2018, phần công tác giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm. 98. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Tờ trình Quốc hội về Dự án Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội; 99. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức; 100. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb 101. Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật 102. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình “Luật Tố tụng dân sự Việt Nam”, NXB Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam, 2018, trang 18. 103. Trần Hoàng Hải, Đỗ Văn Đại (2010), Về thẩm quyền của toà án Việt Nam khi có thoả thuận chọn trọng tài nước ngoài, Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2010, tr. 35 – 41; 216 104. Trần Thị Thúy (2015), “Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội. 105. Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử, Nxb Tư pháp; 106. Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nxb Tư pháp; 107. Viện Ngôn ngữ học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1992), Từ điển tiếng Viêṭ, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 108. Viện ngôn ngữ học (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 109. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học; 110. Viện Khoa học Pháp Lý Từ điển Luật học Việt Nam ( 2006), Nhà xuất bản Tư Pháp – Bộ Tư pháp phối hợp với Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. 111. Vũ Thị Hương (2015), Quyền thỏa thuận chọn tòa án giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc_ Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát; 112. Vũ Thị Hương (2019), “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 03, tr.59; 113. Vũ Thị Hương (2019), “Không công nhận phán quyết Trọng tài nước ngoài do trái trật tự công- phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03, tr.32; 114. Vũ Thị Hương, Hoàng Thảo Anh (2018), “Trung Quốc thành lập Tòa án Thương mại quốc tế- hướng đi mới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 37, tr.27; 217 115. Vũ Thị Hương, Đỗ Thị Diện (2018), “Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp hợp đồng tiêu dùng theo mẫu có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với pháp luật Nhật Bản”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 36, tr.44; *Danh mục tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh 116. Aaron D.Van Oort and Charles F.Webber (2011), Supreme Court decides J.McIntyre Machinery, LTD v. Nicastro, 117. Adrian Briggs (2002), The Conflict Of Law, Oxford University Press; J.G.Collier (2001), Conflict Of Law, 3rded., Cambridge University Press, Cambridge; 118. Adrian Briggs (2002), The Conflict Of Law, Oxford University Press; J.G.Collier (2001), Conflict Of Law, 3rded., Cambridge University Press, Cambridge; 119. Brussels Convention 1968 on jurisdiction and the enforcement of judgments in civil and commercial matters (Công ước Brussels ngày 27-9-1968) 120. Brussels Rule 2012 121. Code of Civil Procedure in france 2003 122. Chinese Commercial Arbitration Law (https://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/cn/cn138en.pdf?crazycache=1) 123. Civil procedure in Japan (Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản) ( 124. Civil Procedure Law of the People's Republic of China (Revised in 2017) Bộ luật tố tụng dân sự của Trung Quốc năm 2017 ( 125. CMV. Clarkson and Jonathan Hill (2002), Jaffey on the Conflict of Laws, second edit, Butter worths Lexis Nexis TM 218 126. Christopher M.V.Clarksonand Jonathan Hill (2002, 2011), Jaffey on the Conflict of Laws, second edit, Butter worths Lexis Nexis TM; 127. French Civil Code (Bộ luật dân sự Pháp năm 1804, sửa đổi bổ sung năm 2016) (https://www.legifrance.gouv.fr/Media/Traductions/English/code_civil_20130701_EN) 128. Faye Fangfei Wang (2010), Internet Jurisdiction and Choice of Law: Legal Practices; 129. Faye Fangfei Wang (2010), Internet Jurisdiction and Choice of Law: Legal Practices; 130. Huanfang DU (2009),“An Overview of Choice of Jurisdiction and Law of Foreign-relatedCases in China”, Journal of Cambridge Studies; 131. Hague Convention on Agreement on Court Selection (Công ước Hague về thỏa thuận lựa chọn Tòa án ngày 30-6-2005) 132. Lugano Convention 1988 (Công ước Lugano ngày 16-9-1988) 133. New York Convention 1958 (Công ước New York được ban hành ngày 10/6/1958 điều chỉnh về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài). Nguồn: ention_status.html 134. Jean Derruppé (2005)– Tư pháp quốc tế (sách tham khảo) – NXB chính trị quốc gia 135. Jonathan Hill, Adeline Chong (2010), International Commercial Disputes; Hart Publishing, Kemp House, Chawley Park, Cumnor Hill, Oxford, OX2 9PH; 136. John Mylonakis (2012),“The European Rules on the Choice of Forum by Individuals: An Elaboration of Law Cases”, Journal of Politics and Law; 137. Jonathan Hill, Adeline Chong (2010), International Commercial Disputes; Hart Publishing, Kemp House, Chawley Park, Cumnor Hill, Oxford, OX2 9PH; 219 138. John Mylonakis (2012),“The European Rules on the Choice of Forum by Individuals: An Elaboration of Law Cases”, Journal of Politics and Law; 139. Micheal Akehurt (1999), Jurisdiction in International law, in W.Micheal Reismam, ed., Jurisdiction in International law (Ashgate: Dartmouth). 140. Mo Zhang (2002),“International civil litigation in China: A Practical analysis of the Chinese judicial system”, Boston College International and Comparative Law Review; 141. Mukarrum Ahmed (2015), “The enforcement of settlement and jurisdiction agreements and parallel proceedings in the European Union: The Alexandros T litigation in the English courts”, Journal of Private International Law; 142. Mary Keyes (2008),“Statutes, choice of law, and the role of forum choice”, Journal of Private International Law; 143. Peter (2007), Comtemporary Approches to Non Contractual Obligations in Private International Law (Conflict of Laws) and the Europeau Community’s “Rome II” Regulation, The European Legal Forum (E), 137-152; 144. Quim Forner-Delaygua (2015),“Changes to jurisdiction based on exclusive jurisdiction agreements under the Brussels I Regulation Recast”, Journal of Private International Law; 145. Singapore Choice of Court Agreements Act 2016 (Luật thỏa thuận lựa chọn tòa án của Singapore năm 2016) Nguồn:(https://sso.agc.gov.sg/Acts-Supp/14 2016/Published/20160608?DocDate=20160608) 146. Supreme Court of Judicature Act (Luật thẩm quyền tư pháp của tòa án tối cao Singapore năm 1969 (sửa đổi bổ sung năm 2007)) (Nguồn: https://sso.agc.gov.sg/Act/SCJA 1969) 220 147. Richard Fentiman (2010), International Commercial Litigation, Oxford Private International Law Series; * Danh mục tài liệu tham khảo trên các trang Web 148. https://congbobanan.toaan.gov.vn/0t15at1cvn/Tra-cu-ban-an truy cập ngày 03/9/2018. 149. https://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do; jsessionid=C00555382AC3B1B39618A3AD0C1073E3.tplgfr27s_1?idS ectionTA=LEGISCTA000006135895, truy cập ngày 07/3/2019; &cidTexte=LEGITEXT000006070716&dateTexte=20181001, truy cập ngày 13/9/2017; 150. ngày 11/9/2007. 151. trung-quoc-nam-2019-dat-gan-117-ty-usd-724647.html (truy cập ngày 4/2/2020); 152. https://bnews.vn/viet-nam-va-nhat-ban-hop-tac-kinh-te-thuong-mai-phat- trien-tren-nhieu-linh-vuc/126360.html (truy cập ngày 4/2/2020) , truy cập ngày 10/2/2018; 153. Civil procedure in japan ngày truy cập 20/4/2017; 154. 1220165210247278&MaMT=26&MaNT=3; 155. Yong Pung How, the future private international law in singapore https://law.smu.edu.sg/sites/default/files/law/YPH_Paper.pdf (truy cập ngày 20/7/2019; 221 156. Koki Yanagisawa and Hiroki Aoki (2012), Amendment of the Code of Civil Procedure: A question of jurisdiction, Code-of-CivilProcedure-A-question-of-jurisdiction.html . 157. Switzerland's Federal Code on Private International Law (CPIL), (December https://www.hse.ru/data/2012/06/08/1252692468/SwissPIL%20%D0%B 2%20%D1%80%D0%B5%D0%B4.%202007%20(%D0%B0%D0%BD %D0%B3%D0%BB.).pdf, truy cập ngày 20/5/2018. 158. Choice of Court Agreements Act 2016 (No. 14 of 2016), https://sso.agc.gov.sg/Acts-Supp/14- 2016/Published/20160608?DocDate=20160608#legis18, 1987), truy cập ngày 15/3/2019. 159. Koki Yanagisawa and Hiroki Aoki (2012), Amendment of the Code of Civil Procedure: A question of jurisdiction, Code-of-CivilProcedure-A-question-of-jurisdiction.html.Truy cập ngày 10/5/2016. 160. Yong Pung How, the future private international law in singapore https://law.smu.edu.sg/sites/default/files/law/YPH_Paper.pdf (truy cập ngày 20/7/2019)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tham_quyen_cua_toa_an_viet_nam_doi_voi_cac_vu_viec_k.pdf
  • pdfTHÔNG TIN ĐIỂM MỚI TIẾNG ANH NCS VŨ THỊ HƯƠNG.pdf
  • pdfTHÔNG TIN ĐIỂM MỚI TIẾNG VIỆT NCS VŨ THỊ HƯƠNG.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT NCS VŨ THỊ HƯƠNG.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH NCS VŨ THỊ HƯƠNG.pdf
Luận văn liên quan