Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo
của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết của cơ quan nhà nước,đã thể hiện
bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam trong việc đảm bảo quyền
con người, quyền dân chủ. Mặc dù pháp luật nước ta đã ghi nhận quyền khiếu nại,
tố cáo và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền, trách
nhiệm kiểm tra, giám sát việc giải quyết của các cơ quan chức năng, nhưng cơ sở lý
luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống, dẫn đến
chưa có cơ chế hữu hiệu để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đi
vào thực tế cuộc sống, phát huy hiệu quả. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó.
178 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách hầu như không nắm được cụ thể nội dung vụ
việc khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết để trả lời công dân; hoàn toàn bị động,
phụ thuộc vào kết quả giải quyết của các đơn vị nghiệp vụ; công tác tiếp công dân
chưa đảm bảo được việc giải quyết các yêu cầu của công dân theo tiêu chí “một cửa”
của cải cách hành chính. Công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo của
VKSND còn tồn đọng nhiều, chất lượng giải quyết chưa đảm bảo cả nội dung lẫn về
hình thức, trình tự, thủ tục.
Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập nêu trên có nhiều, song nguyên nhân
chính là do phân công nhiệm vụ chưa đảm bảo hợp lý, giao cho các đơn vị nghiệp
vụ thuộc VKSND nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt
146
động tư pháp liên quan đến hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của chính mình "vừa
đá bóng, vừa thổi còi" sẽ khó đảm bảo được tính khách quan. Mặt khác, do các đơn
vị nghiệp vụ tập trung chủ yếu vào giải quyết án (đã quá tải) nên không có điều
kiện nghiên cứu giải quyết và kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; trong
khi đó nhiệm vụ giao cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa
tương xứng với một đơn vị nghiệp vụ chuyên sâu. Có những việc thuộc lĩnh vực
khiếu tố (tham mưu cho Lãnh đạo Viện giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp
thuộc thẩm quyền của VKSND) nhưng lại được giao cho đơn vị nghiệp vụ khác thực
hiện làm cho công tác này bị phân tán (đơn vị nghiệp vụ nào cũng có chức năng tham
mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo) hiệu quả công tác không đạt yêu cầu; công tác tiếp
công dân, xử lý đơn không đáp ứng yêu cầu, đơn bị chuyển lòng vòng; đồng thời vị trí,
vai trò của đơn vị kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
trong thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân
còn mờ nhạt;nhiệm vụ của đơn vị Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp về tham mưu giúp Viện trưởng quản lý Nhà nước về công tác khiếu tố
khó được bảo đảm vì chỉ quản lý số lượng đơn “đầu vào, đầu ra” việc giải quyết như
thế nào do các đơn vị nghiệp vụ khác thực hiện; các cán bộ, Kiểm sát viên ở đơn vị
Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chưa có điều kiện để
phát huy năng lực, sở trường công tác của mình, không có môi trường để phát hiện,
xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên sâu, xây dựng Kiểm sát viên giỏi, xây
dựng những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này.
Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn cần phải sửa
đổi những quy định của ngành liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị
chuyên trách để giao toàn bộ nhiệm vụ tham mưu kiểm sát và giải quyết khiếu nại,
tố cáo về tư pháp nhằm tránh những tồn tại, bất cập đã nêu; đảm bảo quyền khiếu
nại, tố cáo của công dân, tạo đổi mới từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung,
nâng cao hiệu quả và hoạt động thông suốt từ khâu tiếp dân, tiếp nhận, phân loại,
xử lý đến giải quyết đơn về tư pháp thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo về tư pháp của các cơ quan tư pháp. Có như vậy hoạt động kiểm
147
sát và giải quyết của ngành mới phát huy được hiệu quả và đảm bảo được quy định
của pháp luật; đồng thời phát hiện xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên giỏi,
chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoàn
thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành đã được Đảng và Nhà nước và nhân dân
giao phó.
4.3.6. Đầu tư cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động kiểm sát
và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân
Thời gian qua cùng với tiến trình cải cách tư pháp, công tác đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các Viện kiểm sát đã có nhiều tiến
bộ, tạo điều kiện cho các đơn vị kiểm sát hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, do trong một thời gian dài công tác tư pháp không được quan tâm đúng
mức, việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống các cơ quan tư pháp thực sự
nhỏ bé, nên việc đầu tư những năm qua một phần có giúp các Viện kiểm sát địa
phương đỡ khó khăn, nhưng chưa đáp ứng được cơ bản các yêu cầu cải cách tư
pháp. Hiện nay các Viện kiểm sát cấp huyện chưa đủ máy vi tính để làm việc,
nhiều Viện kiểm sát huyện chưa có điều kiện để bố trí phòng tiếp công dân riêng;
tủ sách pháp luật phục vụ cho công tác nghiệp vụ của cơ quan Viện kiểm sát các
cấp thực sự nghèo nàn, thiếu hệ thống và không toàn diện. Do vậy, để Viện kiểm
sát nhân dân hoàn thành tốt công tác kiểm sát nói chung và công tác kiểm sát và
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nói riêng thì cần phải tăng cường
đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Kiểm sát.
Một yếu tố khác luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động nói chung của
các cơ quan nhà nước, cũng như hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
đó là cán bộ. Thực trạng đội ngũ cán bộ tham mưu kiểm sát và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong ngành kiểm sát còn nhiều bất cập, như: chưa đủ về số lượng, chưa đạt
về chất lượng,chưa ổn định, chưa có tính chuyên sâu, còn kiêm nhiệm, trình độ
năng lực còn hạn chế; tinh thần trách nhiệm, ý thức pháp luật chưa cao, còn có biểu
hiện quan liêu; việc bố trí cán bộ còn nhiều bất cập; cơ chế quản lý, sử dụng và chế
độ chính sách đối với độ ngũ cán bộ thực hiện hoạt động kiểm sát và giải quyết
148
khiếu nại, tố cáo còn chưa thỏa đáng để khuyến khích, động viên họ phấn đấu, rèn
luyện về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn.
Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao tại Kế Hoạch số 09-KH/BCSĐ ngày 04/8/2014 về triển khai Chỉ thị
35/CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã chỉ rõ: “Kiện toàn
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này; bố trí phòng tiếp công
dân riêng biệt, khang trang, thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
phản ánh; triển khai ứng dụng phần mềm quản lý đơn trong toàn ngành kiểm sát”
[4] và căn cứ vào tình hình thực tiễn, dự báo số đơn khiếu nại, tố cáo về hoạt động
tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết và thuộc trách nhiệm kiểm sát của VKS ngày
càng tăng. Theo đó, về tổ chức, bộ máy làm công tác kiểm sát và giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và việc bố trí Phòng tiếp công dân ở VKS các
cấp cần được kiện toàn như sau:
- Về kiện toàn tổ chức, bộ máy:
VKSND tối cao cần thành lập thêm 2 phòng mới: “Phòng giải quyết đơn
khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp” có số lượng biên chế từ 5 đến 7 đồng chí;
“Phòng kiểm tra việc giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật” phòng này có
số lượng biên chế từ 3 đến 4 đồng chí.
Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, theo quy định của Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi năm 2014 có chức năng và nhiệm vụ: thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao. Với chức năng, nhiệm vụ như trên,
dự báo đơn khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi của những người tiến hành
tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao sẽ không nhiều, mà chỉ tập trung
nhiều vào đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
Tòa án cấp tỉnh (đương sự đã gửi đến Tòa án để kháng cáo, gửi cho Viện kiểm sát
149
để biết, theo dõi) và đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết
định của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật (toàn quốc có
khoảng 26.150 đơn/1 năm). Do vậy, ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao theo yêu cầu
nhiệm vụ mới, cần thành lập Phòng Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tư pháp,có từ 3-4 đồng chí;trong đó có từ 1-2 đồng chí có chức danh
pháp lý (Kiểm sát viên) thực hiện nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư
pháp của Tòa án nhân dân cấp cao; đồng thời có nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận,
phân loại, xử lý đơn, ký giấy xác nhận đã nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục
giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật.
Ở VKS cấp tỉnh hiện nay thường bố trí 3 đến 4 cán bộ làm công tác kiểm sát
và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, theo yêu nhiệm vụ mới cần
bổ sung thêm 2 cán bộ có chức danh pháp lý; ở các tỉnh (thành phố) lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh tùy theo số lượng công việc để bổ sung thêm cán bộ
phù hợp để đơn vị khiếu tố để đáp ứng yêu cầu công việc.
Ở Viện kiểm sát cấp huyện, tùy theo địa bàn và số đơn để bố trí 1 đến 2 cán
bộ có chức danh pháp lý chuyên làm công tác khiếu tố. Trước mắt, số cán bộ
chuyên làm công tác khiếu tố cần được lựa chọn điều chuyển trong nội bộ ngành
(không làm phát sinh thêm biên chế mới).
Để xây dựng được một lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác khiếu tố
đạt yêu cầu đặt ra, cần thực hiện những giải pháp sau: tiến hành xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác khiếu tố theo hướng
chuyên sâu, hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, căn
cứ tình hình từng đơn vị để bố trí cơ cấu cán bộ phù hợp; đào tạo để xây dựng đội
ngũ cán bộ giỏi về pháp luật, am hiểu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước, có kỹ
năng thành thạo trong tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, muốn vậy, phải có
kế hoạch đào tạo cụ thể, cần chú trọng cả những kiến thức về ngoại ngữ, tin học;
tăng cường giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng để nâng cao phẩm chất chính trị,
trình độ nhận thức lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng chế độ chính sách,
150
đãi ngộ phù hợp, trong đó chú trọng đến chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp để tạo động
lực khuyến khích, động viên cán bộ làm công tác khiếu tố yên tâm công tác; đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, công bằng.
- Về đầu tư cơ sở vật chất:
+ Bố trí phòng tiếp công dân: Phòng tiếp công dân của VKSND các cấp cần
phải được đổi mới theo hướng: Đảm bảo sự thuận lợi và đáp ứng được các yêu cầu
cần thiết cho công dân đến khiếu nại, tố cáo và điều kiện làm việc cho cán bộ,
Kiểm sát viên trong thực thi nhiệm vụ tiếp công dân, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của các đơn vị nghiệp vụ trong cơ quan; đồng thời cũng phải
đảm bảo tính thống nhất, ổn định về mẫu chung trong toàn ngành.
Theo đó, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Phòng tiếp công dân của lãnh
đạo VKSND tối cao và Phòng tiếp công dân của Vụ Kiểm sát và giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Đối với Phòng tiếp công dân của lãnh đạo Viện
cần có diện tích đủ (khoảng 30 m2) để cho lãnh đạo Viện và các cán bộ giúp việc
và công dân ngồi làm việc, bởi lẽ khi lãnh đạo VKSND tối cao tiếp công dân
thường có sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ (Lãnh đạo Vụ, cán bộ giúp việc),
trường hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều Vụ nghiệp vụ thì các Vụ
đều phải tham gia cùng Lãnh đạo Viện để tiếp công dân. Do vậy, phòng tiếp công
dân của lãnh đạo VKSND tối cao phải được trang trí, bài tiết trang trọng, thể hiện
sự uy nghiêm của ngành và được bố trí đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho
cuộc tiếp công dân: Bàn ghế, tủ làm việc, camera, điều hòa nhiệt độ, máy tính nối
mạng internet
Địa điểm tiếp công dân của Vụ Kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tư pháp và các VKSND cấp cao, các VKSND cấp tỉnh cần có 2 phòng:
Phòng tiếp công dân và Phòng chờ. Đối với Phòng tiếp công dân cần có diện tích
tối thiểu từ 12 -15 m2, đảm bảo đủ tiện nghi và an toàn; biển đề của địa điểm tiếp
công dân phải thống nhất trong toàn quốc. Phía ngoài phòng tiếp dân phải niêm yết
lịch tiếp dân, nội quy, quy chế tiếp công dân, đảm bảo tính hợp lý và trang trọng.
Đối với Phòng chờ cho công dân đến khiếu nại, tố cáo phải đạt các điều kiện tối
151
thiểu như: Diện tích khoảng 15 m2, bố trí khánh tiết, nội quy, quy chế, lịch tiếp
công dânđúng vị trí, khoa học, đảm bảo sự trang nghiêm, tiện lợi cho công dân
đến khiếu nại, tố cáo; bố trí bàn, ghế, quạt điện, nước uống và các tiện nghi cần
thiết khác phục vụ công dân đến khiếu nại, tố cáo.
Phòng tiếp công dân của VKSND cấp huyện: Cần được bố trí từ 1-2 phòng
để cán bộ và Lãnh đạo Viện tiếp công dân và phòng chờ cho công dân đến khiếu
nại, tố cáo. Phòng tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp dân, nội quy, quy chế tiếp
công dân, đảm bảo tính hợp lý và trang trọng.
+ Xây dựng phần mềm quản lý đơn trong toàn ngành Kiểm sát: Để quản lý,
xử lý, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về hoạt
động tư pháp, đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời giúp Viện
trưởng VKSND tối cao trả lời nhanh chóng, chính xác, đầy đủ cho cử tri, cho Đại
biểu Quốc hội, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành được Đảng và Nhà
nước giao phó thì cần phải xây dựng phần mềm quản lý đơn khiếu nại, tố cáo về
hoạt động tư pháp trong toàn ngành và tiến tới xây dựng phần mềm quản lý đơn
khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp liên thông với các cơ quan tư pháp trên toàn
quốc [102].
4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện công tác
kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định về công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo đến Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 đã quy định “Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm
tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân
dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát
các cấp” (Điều 483 khoản 3); với quy định trên thì Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 mới có quy định thanh tra, kiểm tra đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; còn việc thanh tra, kiểm tra đối với công
tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa quy định.
152
Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu được trong lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua
thanh tra, kiểm tra có thể phân tích, đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Viện kiểm sát cấp trên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm kiểm
sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới; Viện kiểm sát nhân
dân tối cao thanh tra, kiểm tra trách nhiệm kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
của Viện kiểm sát các cấp nhằm xem xét, đánh giá, kết luận, xử lý việc chấp hành
pháp luật khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên các mặt công tác: tiếp dân,
tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các chủ thể có thẩm quyền
khác. Việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm không chỉ là xem xét, kết luận việc chấp
hành và xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, mà còn giúp đỡ đối tượng được
thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời thông qua hoạt
động này Viện kiểm sát cấp trên thấy được những mặt được, chưa được trong quá
trình chỉ đạo, điều hành của mình, từ đó có biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh
tra, kiểm tra trách nhiệm kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo cần được thực
hiện bằng các biện pháp sau:
Một là, Viện kiểm sát cấp trên xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra,
kiểm tra Viện kiểm sát cấp dưới bằng các hình thức thanh tra toàn diện, thanh tra
chuyên đề hoặc thanh tra đột xuất (khi có khiếu nại, tố cáo bức xúc, phức tạp, nhất
là vụ việc có dấu hiệu oan, sai cần phải thanh tra, kiểm tra để xử lý ngay)
Hai là, chỉ đạo thực hiện triệt để các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra,
kiểm tra trên các mặt: xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những người vi phạm
pháp luật khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; đồng thời có biện pháp định
hướng, khắc phục những tồn tại để thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm kiểm sát và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự sẽ là đòn bảy nâng cao tinh thần trách nhiệm
153
của cán bộ kiểm sát đối với công việc được giao, góp phần đảm bảo cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được đề cao.
4.3.8. Nâng cao nhận thức của cán bộ ngành Kiểm sát về tầm quan trọng
của công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác kiểm sát và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nên qua công tác kiểm tra của Viện
kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới cho thấy một số Viện kiểm sát
thường chỉ tập trung vào các công tác khác mà chưa thực sự quan tâm đến công tác
kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thiếu sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Viện
dẫn đến có những đơn chuyển lòng vòng hoặc đùn đẩy tránh né giải quyết, nhất là
đối với những việc cần phải có sự phối hợp của các đơn vị nghiệp vụ hoặc của cấp
trên đối với cấp dưới.
Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát giữ vai trò chủ đạo và chịu trách
nhiệm chính trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Mọi quyết định của cơ quan
điều tra nếu không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát đều trở nên vô hiệu. Khi có
khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn thì
thẩm quyền giải quyết thuộc Viện kiểm sát cùng cấp. Từ quy định trên cho thấy
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đoạn điều tra của Viện kiểm sát là rất
lớn. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát
phản ảnh tính dân chủ của Nhà nước ta, là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi
thường theo Luật Trách bồi thường của nhà nước, nếu có hành vi vi phạm pháp luật
do Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng gây ra. Nhận thức của
những người có thẩm quyền, trách nhiệm đối với công tác giải quyết khiếu nai, tố
cáo là tiền đề cơ sở quan trọng để bảo đảm và tăng cường pháp chế XHCN trong
hoạt động này. Ở khía cạnh pháp lý khác thì giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành
tố tụng nói chung và của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Khi cán bộ Viện kiểm
sát thực hiện đúng thẩm quyền của mình có hiệu lực, hiệu quả thì cũng đồng nghĩa
154
với việc người đó đã làm tròn trách nhiệm của mình. Hoạt động tiến hành tố tụng sẽ
mang lại hiệu quả thấp khi không giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo phát sinh trong
quá trình tố tụng.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự với ổn định chính trị xã hội
có quan hệ mật thiết với nhau: giải quyết tốt có hiệu quả khiếu nại, tố cáo là nhân tố
bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội; ngược lại sự ổn định chính trị - xã hội là tiền
đề cơ sở hạn chế khiếu nại, tố cáo, tạo điều kiện để giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo
nói chung và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nói riêng.
4.3.9. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với
các cơ quan tư pháp khác về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Thực tiễn hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy nơi nào
xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt giữa các bộ phận đơn vị nghiệp vụ trong
ngành với nhau và giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tư pháp khác thì nơi đó có điều
kiện để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ phối hợp ở đây phải
được xác định bao gồm quan hệ phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành,
quan hệ phối hợp trong hoạt động tác nghiệp. Quan hệ phối hợp có tác dụng hỗ trợ tích
cực cho các công việc được tiến hành thuận lợi. Quan hệ phối hợp không chỉ được
thiết lập giữa các bộ phận đơn vị trong nội bộ Viện kiếm sát mà còn phải thiết lập với
cơ quan, tổ chức khác mà trước hết là các cơ quan tư pháp, như Toà án nhân dân, Cơ
quan điều tra, Ví dụ : phối hợp ban hành quy định về phối hợp trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp.
Khác với hoạt động hành chính, hoạt động tố tụng hình sự là một chuỗi các
giai đoạn tố tụng tuy khác nhau, do các chủ thể là các cơ quan tư pháp khác nhau
hoặc cùng trong một hệ thống cơ quan tư pháp nhưng ở các cấp khác nhau thực
hiện, thực chất lại có liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn trước kết thúc trở
thành căn cứ cho giai đoạn sau tiếp tục, giai đoạn sau lại có thể xem xét lại tính
đúng đắn trong hoạt động của giai đoạn trước, do đó, việc phối hợp giữa các cơ
quan tư pháp trong hoạt động tố tụng là yếu tố rất quan trọng trong giải quyết đúng
đắn các vụ án, vụ việc, cũng như trong giải quyết khiếu nại, tố cáo tư pháp.
155
Chính vì vậy mà tại Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10-1-2008 của
Bộ Chính trị đã nêu rõ “Ban cán sự Đảng các cơ quan tư pháp cần tăng cường phối
hợp, tập trung rà soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp” [8].
Các cơ quan tư pháp Trung ương cũng đã có các kế hoạch liên ngành, trong đó giao
cho Viện kiểm sát là cơ quan chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn tổng hợp việc rà soát, phân
loại, có kế hoạch giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp. Thực tiễn cho thấy quan
hệ tốt giữa Viện kiểm sát với các cơ quan, tổ chức hữu quan là giải pháp cần thiết
để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xây dựng tốt mối quan hệ này sẽ
phát huy được sức mạnh tổng hợp của Viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc vi
phạm về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để tăng cường mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, trước hết, Viện kiểm
sát cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan
tiến hành tố tụng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo về tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các cơ quan tư pháp
Trung ương để chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp, mỗi ngành cử
một tổ chuyên viên giúp việc và phân công một lãnh đạo ngành cùng phối hợp chỉ đạo;
từ đó, Viện kiểm sát các địa phương triển khai việc phối liên ngành tư pháp ở địa
phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp; Viện kiểm sát các cấp phải giữ vai
trò chủ đạo, đề ra những nội cung cụ thể trong việc phối hợp liên ngành, biện pháp giải
quyết dứt điểm những khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp,
tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn liên ngành về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự để phát huy những ưu điểm, tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp
khắc phục tồn tại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
156
Kết luận Chương 4
Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo
của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết của cơ quan nhà nước, đã thể hiện
bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam trong việc đảm bảo quyền
con người, quyền dân chủ. Tuy vậy, trên thực tiễn chưa có cơ chế hữu hiệu để việc
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào thực tế cuộc sống, phát huy
hiệu quả; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó. Viện kiểm sát nhân dân có vai trò rất
quan trọng về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là chủ thể vừa trực
tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền, vừa có
chức năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của các
chủ thể có thẩm quyền khác; trong những năm qua Viện kiểm sát chưa thể hiện tốt
vai trò của mình về lĩnh vực này do nhiều yếu tố và nguyên nhân chủ quan, khách
quan. Để Viện kiểm sát nhân dân thể hiện tốt vai trò của mình về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng hình sự cần có các giải pháp đảm bảo vai trò của Viện
kiểm sát về lĩnh vực này như đã nêu ở phần trên. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
nêu trên mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo
và cũng là bảo đảm quyền dân chủ trực tiếp của công dân Nhà nước mới thực sự
quản lý xã hội bằng pháp luật.
157
KẾT LUẬN
Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo
của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết của cơ quan nhà nước,đã thể hiện
bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam trong việc đảm bảo quyền
con người, quyền dân chủ. Mặc dù pháp luật nước ta đã ghi nhận quyền khiếu nại,
tố cáo và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền, trách
nhiệm kiểm tra, giám sát việc giải quyết của các cơ quan chức năng, nhưng cơ sở lý
luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống, dẫn đến
chưa có cơ chế hữu hiệu để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đi
vào thực tế cuộc sống, phát huy hiệu quả. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó.
Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp, trong đó có vai trò rất quan trọng về giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện ở phương diện trực tiếp giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng thuộc thẩm quyền và phương diện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của các chủ thể có
thẩm quyền khác nhằm bảo vệ pháp chế, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân đã làm tốt
vai trò của mình về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự góp phần
không nhỏ trong việc ổn định tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ
tích cực sự nghiệp đổi mới của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân còn bộc lộ một số bất cập, tồn tại, hạn chế như: Công tác tiếp
công dân ở một số đơn vị trong ngành Kiểm sát chưa thực sự được coi trọng, Lãnh
đạo một số đơn vị chưa thường xuyên tiếp công dân theo lịch gây phản ứng không
tốt từ phía người khiếu nại, tố cáo; công tác phân loại, xử lý đơn còn nhầm lẫn dẫn
đến giải quyết cả những đơn không thuộc thẩm quyền hoặc không thụ lý, giải quyết
những đơn thuộc thẩm quyền; chất lượng giải quyết một số việc chưa tốt, việc áp
dụng pháp luật để giải quyết có nơi, có chỗ chưa đúng; một số vụ việc còn để dây
158
dưa kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành còn nhiều
bất cập, có nơi Lãnh đạo thiếu kiểm tra đôn đốc, còn khoán trắng cho cấp dưới.
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra; chất lượng các cuộc kiểm sát
chưa cao, còn mang nặng tính hình thức Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế thì có
nhiều, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Do vậy,
cần phải nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm sát và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
Trong bối cảnh đó, Luận án nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm
mục đích làm rõ khái niệm, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo; khái niệm, đặc điểm
hoạt động kiểm sát và của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Từ đó,
đưa ra khái niệm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự.Luận án đã phân tích thực trạng về pháp luật ghi nhận vai trò
của VKSND về giải giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; đồng thời
nêu lên thực trạng thực hiện vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự trong 10 năm (2009 - 2018); đánh giá vai trò của VKSND
trong lĩnh vực này, đưa ra những giải pháp khoa học mang tính hệ thống nhằm bảo
đảm vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, đáp
ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, đã được ghi
nhận trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng: "Đẩy mạnh việc thực hiện
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch,
vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người".
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Các bài báo khoa học đã công bố:
1. Đinh Văn Sơn (2012), “Kỹ Năng cơ bản giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Viện Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, số 14/2012
2. Đinh Văn Sơn (2014), “Trách nhiệm phối hợp trong công tác tiếp công dân
giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, số 4/2014
3. Đinh Văn Sơn - Hà Như Khuê (2014), “Về đổi mới công tác khiếu tố”, Tạp
chí Khoa học kiểm sát, số 4/2014
4. Đinh Văn Sơn (2015), “Đổi mới nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp”, Tạp chí
Kiểm sát, số 12/2015
5. Đinh Văn Sơn (2015), “Đổi mới công tác tiếp công dân của Viện Kiểm sát
nhân dân các cấp”, Tạp chí Kiểm sát, số 18/2015
Tham gia viết Chuyên đề, xây dựng Đề án:
6. Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo
của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (năm 2010)
7. Kỹ năng phân loại, xử lý đơn khiếu nại tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân các
cấp (tài liệu tập huấn năm 2012)
8. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân
dân các cấp (tài liệu bài giảng công tác khiếu tố năm 2013)
9. Tham gia xây dựng Đề án: “Đổi mới công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp”
(năm 2014)
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của
Viện kiểm sát nhân dân và quy trình kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại
đã có hiệu lực pháp luật (tài liệu tập huấn năm 2016)
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Anh(2014),"Một số giải pháp hoàn thiện thể chế kiểm soát
quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kiểm sát số 20/2014;
2. Thế Anh“Những vấn đề rút ra qua tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 09-
CT/TW của Ban Bí thư và pháp luật về khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Kiểm sát số
20/2005.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3/2002
của Ban Bí thư về Một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Kế hoạch số 09-
KH/BCSĐ ngày 04/8/2014 triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW ngày 26/5/2014
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. TS. Dương Thanh Biểu"Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp 6
năm qua”, Tạp chí Kiểm sát số 20/2005.
6. Nguyễn Hòa Bình, (Chủ biên) năm 2016, Những nội dung mới trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị
về Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
8. Bộ Chính trị (2008), Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008
của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến
nay và giải pháp trong thời gian tới.
9. Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, năm 2001. Bản dịch và xuất bản
trong Phụ trương Thông tin khoa học pháp lý, năm 2002, Viện khoa học kiểm sát,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020.
161
11. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
12. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
13. Lê Cảm và Minh Phượng (2004),“Về người khiếu nại, tố cáo và người bị
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số tháng 10/2004.
14. Lê Cảm và Minh Phượng“Về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số tháng 11/2004.
15. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) năm 2014, Giáo trình luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Chính phủ (2012) Nghị Định 75 Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật khiếu nại
17. Chính phủ (2012) Nghị Định 76 Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật tố cáo
18. Trương Văn Chung "Những khó khăn, vướng mắc trong việc vận dụng
pháp luật để giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp và đề xuất kiến nghị",Tạp chí
Kiểm sát số 14/2014.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
22. ThS. Lê Thị Kim Dung “Bàn về sự phối hợp của các cơ quan tư pháp
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Kiểm sát số 12/2010.
162
23. Trần Văn Duy (2014), "Tiêu chí nhận diện các vụ việc khiếu nại, tố cáo
bức xúc, phức tạp, tồn đọng, kéo dài và khiếu nại về thi hành án dân sự", Tạp chí
Kiểm sát số 07/2014;
24. Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương (Đồng chủ biên) năm 2016, Tiếp cận
dựa trên quyền con người – Lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội.
25. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật,
Hà Nội – 2017
26. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014, Giáo trình cao cấp lý
luận chính trị, Tập 14, Các chuyên đề bổ trợ; Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
28. Hà Thái Hùng - Tạ Hồng Hoa (2015), "Một số vấn đề về công tác khiếu tố
của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao", Tạp chí Kiểm sát số 13/2015.
29. ThS. Phạm Quốc Huy "Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật", Tạp chí Kiểm sát số 17/2008.
30. ThS. Phạm Quốc Huy "Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
việc tam giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có phải là
trách nhiệm của Viện kiểm sát không", Tạp chí Kiểm sát số 22/2010.
31. ThS. Phạm Quốc Huy "Bàn về các khái niệm “tố giác về tội phạm”, “tin
báo về tội phạm” và “kiến nghị khởi tố” trong Bộ luật tố tụng hình sự",Tạp chí
Kiểm sát số 17/2009.
32. ThS. Phạm Quốc Huy "Bàn về việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm
của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo", Tạp chí
Kiểm sát số 1/2008.
33. ThS. Phạm Quốc Huy "Cần có các giải pháp để thực hiện có hiệu quả
Quyết định số 487 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kiểm sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp", Tạp chí Kiểm sát số 09/2011.
163
34. ThS. Phạm Quốc Huy "Cáo trạng của Viện kiểm sát bị khiếu nại có phải là
quyết định tố tụng được giải quyết theo quy định tại Điều 330 Bộ luật tố tụng hình
sự", Tạp chí Kiểm sát số 21/2008.
35. ThS. Phạm Quốc Huy"Một số ý kiến về tiếp nhận, xử lý xem xét đơn đề
nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có
hiệu lực pháp luật", Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 02/2015.
36. ThS. Phạm Quốc Huy "Những quy định về khiếu nại, tố cáo và kiểm sát
việc giải quyết trong Luật thi hành án hình sự", Tạp chí Kiểm sát số 24/2011.
37. ThS. Phạm Quốc Huy "Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị nâng cao
chất lượng hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát số 12/2010.
38. ThS. Phạm Quốc Huy "Về một số khái niệm cần làm rõ trong Luật khiếu
nại, tố cáo", Tạp chí Thanh tra số 12/2008.
39. TS. Nguyễn Ngọc Khánh“Công tác giải quyết đơn khiếu nại giám đốc
thẩm các vụ án dân sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nguyên nhân của sự bất
cập và các giải pháp”, Tạp chí Kiểm sát số 13/2005.
40. Hà Như Khuê - Đinh Văn Sơn(2014),"Về đổi mới công tác khiếu tố", Tạp
chí Khoa học Kiểm sát, số 4/2014.
41. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Viết Nam- lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Huy Miện“Những điểm mới trong công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân năm
2005”, Tạp chí Kiểm sát số 20/2005.
43. Công Minh (2014) “Mô hình giải quyết khiếu nại hành chính ở một số
nước” Theo Thanhtra.edu.vn
44. Đoàn Tấn Minh (2010),“Những vướng mắc khi giải quyết khiếu nại Quyết
định không khởi tố vụ án hình sự ”, Tạp chí Kiểm sát, số 14/2010.
45. Montesquier (1996), Tinh thần pháp luật,(Người dịch: Hoàng Thanh
Đạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội
164
46. Đoàn Mạnh Phong (2016),"Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định mới", Tạp chí Kiểm sát số 13/2016.
47. Đinh Hoàng Quang (2013), "Cần hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của Bộ
luật tố tụng hình sự sửa đổi phù hợp các quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013", Tạp chí Kiểm sát, số
15/2014;
48. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
50. Quốc hội (1981) “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân”https://thuvienphapluat.vn
51. Quốc hội (1992) “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân”https://thuvienphapluat.vn
52. Quốc hội (1998), Luật khiếu nại, tố cáo; in trong cuốn sách do Thanh tra
nhà nước phát hành năm 1999.
53. Quốc hội (2002), “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân”, sách lưu hành
nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
54. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
55. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
56. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
57. Quốc hội (2009), Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
58. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
59. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại; Luật tố cáo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
60. Quốc hội (2011), Luật tố tụng hành chính, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
61. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân
63. Quốc hội (2014), “Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân” Nxb Tư pháp, Hà Nội.
165
64. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
65. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
66. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
67. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
68. Quốc hội (2015), Luật tố tụng hành chính, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
69. Đinh Văn Sơn (2012),"Kỹ năng cơ bản giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân",Tạp chí Kiểm sát, số 14/2012.
70. Đinh Văn Sơn (2014), "Trách nhiệm phối hợp trong công tác tiếp công dân
giải quyết khiếu nại, tố cáo" , Tạp chí Thanh tra, số 4/2014.
71. Đinh Văn Sơn (2015)"Đổi mới công tác tiếp công dân của Viện kiểm sát
nhân dân các cấp, Tạp chí Kiểm sát số 18/2015.
72. Đinh Văn Sơn (2015), "Đổi mới nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp", Tạp chí Kiểm
sát số 12/2015.
73. Phan Xuân Sơn (Chủ biên) năm 2010, Các Chuyên đề bài giảng chính trị
học, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
74. Trần Văn Sơn (2007), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
75. Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
76. Lê Hữu Thể, TS. Đỗ Văn Đương, ThS. Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên)
năm 2013, Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố
tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
77. Nguyễn Tiến Thịnh (2007) Công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân, Nxb Tư Pháp, Hà Nội
78. Lê Minh Thông (2011), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
166
79. Toà án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2013) Thông tư
liên tịch số 02/TTLT-VKSTC-TATC ngày 15/10/20013 hướng dẫn thi hành một số
quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết
định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao của Luật tố tụng hành chính
80. Toà án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2013) Thông tư liên
tịch số 03/TTLT-VKSTC-TATC ngày 15/10/20013 hướng dẫn thi hành một số quy định
về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội
đồng thẩm phán TAND tối cao của Bộ luật tố tụng dân sự
81. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày
17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
83. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp), Tài liệu tập huấn năm 2016; Chuyên đề: Giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm
sát nhân dân và quy trình kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
84. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ
Tư pháp (2003), Kế hoạch số 04/KH-LN ngày 7/4/2003 về tiếp tục rà soát các đơn
khiếu kiện về tư pháp và phân loại, giải quyết theo thẩm quyền của các cơ quan tư
pháp năm 2003.
85. Viện Khoa học kiểm sát (2003), Những giải pháp nâng cao chất lượng
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Hà Nội.
86. Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Công an –
Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018)
Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-
BNN&PTNT ngày 05/9/2018
167
87. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an -
Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp (2005), Thông tư liên tịch số 02/TTLT-VSTC-TATC-
BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo.
88. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an -
Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp (2010), Quy định số 200/QĐPH/VKSTC- TATC-
BCA-BTP-BQP ngày 26/1/2010 về việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo về tư pháp.
89. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Kế hoạch số 164/KH-VKSTC ngày
4/4/2002 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong ngành kiểm sát nhân dân.
90. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Quy chế tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân (số 57 ngày 09-5-
2003), Hà Nội
91. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2004), Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày
13/12/2004 về tổng kết thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư.
92. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Các qui định về hoạt động nghiệp
vụ và quản lý của Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội
93. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Kế hoạch số 23/KH-VKSTC ngày
14/6/2006 về thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp.
94. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Quyết định số 59/2006/QĐ-
VKSTC-V7 ngày 6/2/2006 về việc ban hành Quy chế về công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát.
95. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quy chế thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra án hình sự, Hà Nội.
96. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2010) Lịch sử Viện kiểm sát nhân dân Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
168
97. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Quy chế về tổ chức và hoạt động của
Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân(số 68 ngày 27-01-2010), Hà Nội
98. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2013) Tăng cường lực lượng và năng lực
đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp – Đề tài khoa học cấp bộ.
99. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2015) Tổng kết một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động,
Nxb Chính trị quốc gia, sự thật.
100. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Quyết định số 51/2016/QĐ-
VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 về việc ban hành Quy chế công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp.
101. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày
28/7/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về Tăng cường công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp
102. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Khiếu tố), năm 2014, Đề án: Đổi mới
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp.
103. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012,
2013, 2014, 2015, 2016) Thống kê công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
của Viện kiểm sát
104. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (2005),
Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 7/9/2005 về Quan hệ
phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
105. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2014, Hội thảo "Những quy định
của pháp luật hiện hành trong công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp.
169
106. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2005), Thông tư
liên tịch số 03/TTLT-VKSTC-TATC ngày 1/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân
sự và sự tham gia của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
107. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an,
Bộ Tư pháp (2002), Kế hoạch liên ngành số 06/KH-LN ngày 15/4/2002 về tổng rà
soát các đơn khiếu kiện về tư pháp và phân loại xử lý theo thẩm quyền của các cơ
quan tư pháp.
108. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an,
Bộ Tư pháp (2006), Kế hoạch số 02/KH-LN ngày 3/5/2006 về tiếp tục rà soát các
đơn khiếu kiện về tư pháp sau Tổng kết Chỉ thị số 09-CT/TW và pháp luật về khiếu
nại, tố cáo năm 2006.
109. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an,
Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng (2011), Kế hoạch số 70/KH-LN ngày 28/6/2011 về sơ
kết 5 năm thực hiện thông tư số 02/2005/TTLT- VKSTC-TATC-BCA-BTP-BQP
ngày 10/8/2005.
110. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm
Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
111. Nguyễn Quốc Việt, Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam
và một số nước trên thế giới, Xuất bản trong tập 3+4 Thông tin khoa học kiểm sát,
năm 2008 Viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
112. Võ Khánh Vinh, (Chủ biên) năm 2015, Quyền con người, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Nguyễn Trọng Vĩnh, Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Liên ban Nga;
TS. Hoàng Quỳnh Chi, Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc; TS. Mai
Thanh Hiếu, Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp. Xuất bản trong
tập 5+6 Thông tin khoa học kiểm sát, năm 2003 Viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
170
114. Trần Quốc Vượng (2010), Diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Kiểm
sát nhân dân 26/7/1960 -26/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.
115. Nguyễn Thị Yến (2016), "Trình tự, thủ tục và một số vấn đề cần chú ý
trong giải quyết đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc
trách nhiệm của ngành Kiểm sát", Tạp chí Kiểm sát số 23/2016.
*Tài liệu Tham khảo Tiếng Anh
116. Allan Y. Jiao, Controlling Corruption and Misconduct: A Comparative
Examination of Police Practices in Hong Kong and New York, Asian Criminology
(2010) 5:27-44.
117. Criminal Justice Reform in Russia, Ukraine, and the Former Republics of
the Soviet Union: Trial by Jury and Mixed Courts.
118. Carl B. Klockars, Sanja Kutnjak Ivkovich, William E. Harver, and Maria R.
Haberfeld, The Measurement of Police Integrity, Office of Justice Programs, National
Institute of Justice, U.S. Department of Justice, May 2000.
119. The Australian Government investigation Standards package,
Australian Taxation Office, The Commonwealth of Australian, 2003.
171
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_vien_kiem_sat_nhan_dan_ve_giai_quyet_khi.pdf
- Trichyeu_DinhVanSon.pdf