Luận văn Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam

Nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại ho áở một số nước đang phát triển với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam, tác giả của đềán đã: Hệ thống hóa, góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các mô hình công nghiệp hóa đã vàđang được áp dụng ở các nước đnag phát triển. Đó là những vấn đề khái niệm công nghiệp hóa và mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bản chất, đặc trưng của công nghiệp hóa và tính tất yếu của công nghiệp hóa với các nước đang phát triển. Đềán đã xem xét các mô hình công nghiệp hóa đã vàđang được áp dụng ở các nước đang phát triển ở các giác độ mục tiêu, chính sách, kết quả và hạn chế.

pdf43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó cho thấy, Đài Loan cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển công nghệ và nghiên cứu triển khai muốn duy trì sức mạnh cho nền kinh tế dựa trên tri thức mới. 1.3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoáởMalaysia Khi mới giành được độc lập, nền kinh tếMalaysiaở trong tình trạng thấp kém. Cơ cấu kinh tế rất mất cân đối, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 1960 nông nghiệp chiếm 34,6% GP. Nông nghiệp trong tình trạng độc canh, trồng trọt chủ yếu là cây cao su nên Malaysia vẫn phải nhập khẩu lương thực (năm 1961 phải nhập 2/3 lượng lương thực tiêu dùng trong nước). Công nghiệp còn rất nhỏ bé, sản lượng công nghiệp chế tạo năm 1961 chỉ chiếm 8,5% GNP, công nghiệp khai thác chiếm 5,9% GNP [42]. Giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp hầu như không có quan hệ tác động qua lại. Hoạt động 17 xuất khẩu của Malaysia đóng vai trò chủđạo của nền kinh tế nhưng lại lệ thuộc vào tư bản nước ngoài, mà chủ yếu là tư bản Anh. Nguồn cao su và thiếc chiếm 80% giá trị xuất khẩu của nước này. Đứng trước thực trạng kinh tế khó khăn, Malaysia lựa chọn con đường công nghiệp hoáđưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở Malaysia trải qua 3 giai đoạn chủ yếu sau: a) Giai đoạn thay thế nhập khẩu và lấy nông nghiệp là ngành phát triển chủđạo (1961-1970) Khác với một số nước đang phát triển tiến hành công nghiệp hoá lấy công nghiệp làm trọng tâm, sau khi giành độc lập Malaysia tiến hành công nghiệp hoá lấy nông nghiệp là ngành chủđạo. Thời kỳ này Malaysia thực hiện các kế hoạch 5 năm (1961-1965) và (1966-1970). Mục tiêu công nghiệp hoá giai đoạn này là tăng nhanh sản lượng lương thực vàđa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu, đồng thời nâng cao trình độ của ngành chế biến nguyên liệu xuất khẩu và xây dựng các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Do vậy, nhà nước đã giành 50% ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời đầu tư cho một số dựán phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn và xây dựng các doanh nghiệp cong nghiệp quốc doanh để sơ chế nông phẩm. Chương trình tập trung đầu tư cho nông nghiệp đã mang lại nhiều thành công, mức tăng trưởng hàng năm của nông nghiệp là 5,5% cao nhất ở châu Á trong thập niên 60. Đến năm 1970, Malaysia đã tự túc được 81% nhu cầu lương thực trong nước [53]. Trong lĩnh vực công nghiệp, Malaysia đã tạo ra hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thay thế nhập khẩu như dệt, may, chế biến gỗ và một số loại máy móc. Từ năm 1961-1970, sản lượng công nghiệp đã tăng 2 lần bình quân hàng năm tăng 13,5%. Cũng trong thời kỳ này, tỷ trọng của sản phẩm gỗ, dầu cọ tăng từ 5,4% và 1,7% lên 16,5% và 5,1%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm liên tục tăng đạt trung bình gần 7%/năm [36]. 18 b) Giai đoạn đa dạng hoá kinh tế và chiến lược hướng về xuất khẩu (1971-1985) Trong 3 kế hoạch 5 năm 1971-1975, 1976-1980 và 1981-1985, Malaysia chủ trương xây dựng công nghiệp đa dạng với công nghiệp chế tạo được ưu tiên phát triển. Nhà nước còn chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp nặng như chế biến dầu mỏ, luyện kim và mở rộng các cơ sở chế biến xuất khẩu. Vào thời kỳ này, các doanh nghiệp cũng chú trọng hướng về xuất khẩu do thị trường nội địa bị giới hạn. Do đó, tỷ trọng hàng xuất khẩu đã tăng từ 11,9% năm 1970 lên 21,7% năm 1980. Đồng thời Malaysia cũng đẩy mạnh đầu tư vào ngành khai thác và chế biến dầu mỏ nên thu nhập nhờ xuất khẩu dầu mỏ rất đáng kể năm 1970 đạt 164 triệu ringit (chiếm 3,2%) tổng giá trị xuất khẩu), năm 1980 con số này là 6,7 tỷ (chiếm 23,8% tổng giá trị xuất khẩu), năm 1980 con số này là 6,7 tỷ (chiếm 23,8% tổng giá trị xuất khẩu). c) Giai đoạn đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí (1985-1995) Bước sang giai đoạn phát triển mới, chính phủ Malaysia đã soạn thảo kế hoạch phát triển công nghiệp 10 năm (1986-1995). Trong ngành công nghiệp, chính phủđề ra kế hoạch phát triển tổng thể (IMP) với các mục tiêu [42]: - Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân của công nghiệp chế tạo khoảng 9%/năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 65/năm. Tăng cường phát triển công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nguyên liệu trong nước được ưu tiên phát triển. - Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích nghiên cứu triển khai tại xí nghiệp đểđưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu đến khâu áp dụng. - Khuyến khích giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ khoa học kỹ thuật để phát huy tối đa những lợi thế của đất nước; 19 Từ kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1986-1990), Malaysia đã tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp nặng, nhất là những ngành sử dụng nguyên liệu trong nước sẵn có như xi mang, sắt thép… Các ngành công nghiệp quan trọng khác nhưđiện, cơ khí chế tạo cũng được chú trọng đầu tư phát triển với việc áp dụng công nghệ mới. 50 nhóm sản phẩm trong các ngành sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ như cao su, dầu cọ, gỗ, thực phẩm, khai khoáng, điện tử, dệt may… được ưu tiên phát triển sản xuất, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Trong sự phát triển công nghiệp, chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng đầu tư vào khu vực tư nhân, coi khu vực này là chủđạo của nền kinh tế. Chính phủđã chi một lượng vốn lớn cho hoạt động nghiên cứu triển khai, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tiến hành nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất. Nhờ tích cực thực hiện các chính sách phát triển trên, nền kinh tế Malaysia đã tăng trưởng với tốc độ cao: 1987 là 5,2%; 1988 là 8,7%; 1990 là 9,4% và 1995 đạt 8,5%; trong đó ngành công nghiệp chế tạo tăng trưởng với tốc độ cao hơn (năm cao nhất là 1989 đạt 25,1%) [114]. Trên cơ sởđó, xuất khẩu của Malaysia đã có sự tăng nhanh với xu hướng giảm dần xuất khẩu nguyên liệu, tăng dần các sản phẩm công nghiệp chế tạo (điện tử) và nông sản chế biến như cao su, ca cao, dầu cọ, hạt tiêu,… Năm xuất khẩu cao nhất (1989) đạt 67,8 tỷ USD bằng 71,5 GNP. Theo các nhà phân tích kinh tế thì Malaysia đã bước đầu chuyển từ nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp có hàm lượng khoa học cao hướng về xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu kinh tếđạt được, theo Viện nghiên cứu kinh tế Malaysia (MIER), nền kinh tế nước ngày còn gặp phải những yếu kém cần khắc phục: Thứ nhất, về nguồn nhân lực bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm, trong khi giá nhân công tăng lên; Thứ hai, khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường quốc tế của Malaysia còn hạn chế; Thứ ba, đầu tư cho nghiên 20 cứu triển khai còn thấp. Đó cũng chính là những thách thức trong điều chỉnh nhằm tiếp tục công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Nhìn chung Thái Lan, Đài Loan và Malaysia khi bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tếđều ởđiểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé và bị phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy vậy, chỉ trong vài ba thập kỷ, các nước này đã nhanh chóng vươn lên và thu được những thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đài Loan đã trở thành nước công nghiệp mới. Thái Lan vàMalaysia cũng được coi là những nước công nghiệp mới. Thành công ấy đãđể lại những bài học kinh nghiệm mà nhiều nước đang phát triển có thể học tập và tham khảo. Thứ nhất, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá các nước này đã biết đi lên từ nông nghiệp. Bước đi khởi đầu là phát triển nông nghiệp, để lấy nông nghiệp nuôi dưỡng công nghiệp. Những tiền đề mà nông nghiệp tạo ra cóý nghĩa rất quan trọng về cả phương diện kinh tế và xã hội. Vì chính công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể tiến hành khi tình hình xã hội không ổn định. Trong bước đi ban đầu, sự phát triển nông nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề lương thực trong nước, mà còn đóng góp vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại theo hướng tích cực. Thứ hai, việc lựa chọn mô hình công nghiệp hoá cóý nghĩa quyết định với sự kinh tếở các nước đang phát triển. Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các nước này đã lựa chọn chiến lược theo hai giai đoạn về cơ bản là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của họ. Thực tế mỗi chiến lược đều có vị trí quan trọng, tuy nhiên mỗi chiến lược bên cạnh mặt tích cực, vẫn bộc lộ những hạn chế. Do vậy, việc chọn thời điểm đểđiều chỉnh chiến lược phát triển cóý nghĩa rất quan trọng. Nóđặt sự phát triển kinh tế của đất nước không chỉ phù hợp với hoàn cảnh trong nước mà cả quốc tế. Thực tế việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật 21 làsự cần thiết. Chính việc lựa chọn thời điểm chuyển hướng chiến lược mới có thể tạo nên sự thích ứng trong chiến lược phát triển kinh tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sựđa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh để mở rộng xuất khẩu và vươn mạnh ra thị trường thế giới dãđem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong hơn ba thập kỷ cho Đài Loan, Thái Lan vàMalaysia. Thứ ba, trong công nghiệp hoá, hiện đại hoáở các nước này, nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc lựa chọn chiến lược, việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, chiến lược tạo vốn, nâng cao hiệu quảđầu tư, có chính sách phát huy nguồn lực con người, mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại. Do vậy, nhà nước không chỉ phát huy được nội lực mà còn khai thác tốt các yếu tố ngoại lực tạo nên tăng trưởng kinh tế cao. Nhà nước đã thành công trong việc điều chỉnh chiến lược gắn với các chương trình cải cách tự do hoá một cách khéo léo linh hoạt. Đó chính là viết biết khai thác những động lực của kinh tế thị trường, biết nắm bắt và tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, những cơ hội mà kinh tếđối ngoại đặc biệt là ngoại thương mang lại nhằm phát huy lợi thế trong trật tự phân công lao động quốc tế. Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá - con đường tất yếu để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu của các nước đang phát triển. Mục tiêu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoáđể hướng tới tăng trưởng trong phát triển. Theo đuổi tăng trưởng kinh tếđã trở thành khát vọng của các nước đang phát triển. Tuy vậy, kinh nghiệm ở Thái Lan, Malaysia, chiến lược trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải gắn liền với sựổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, có sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược hướng ngoại và hướng nội, cải cách kinh tế phải gắn liền với cải cách xã hội. Đó là những điều kiện để tạo nên sự bền vững trong phát triển. Thứ năm, trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở Thái Lan, Malaysia vàĐài Loan, con đường phát triển của Đài Loan mang tính đặc thù rõ nét và sơm đưa nước này trở thành nước công nghiệp mới. Bí quyết thành 22 công của Đài Loan trong bước khởi đầu công nghiệp hoá là biết lấy nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp; biết dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước để hình thành nên những chuỗi xí nghiệp hoạt động liên hoàn với nhau; biết nắm thời cơđể nhanh chóng đi vào một số ngành hiện đại nhưđiện tử, công nghiệp thông tin, hoá dầu… 23 PHẦN III KHẢNĂNGVẬNDỤNGMỘTSỐKINHNGHIỆMVỀ CÔNGNGHIỆPHÓACỦACÁCNƯỚCVÀO VIỆT NAM 1.Khái quát về tình hình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳđổi mới (từ 1986 - nay) 1.1. Một số kết quả chủ yếu và hạn chế trong công nghiệp hóa ở nước ta a) Một số kết quả chủ yếu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tếđã huy động được mọi tiềm năng kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thời gian qua, nguồn vốn đầu tư xã hội tăng lên, đặc biệt từ sau năm 1990 khi quan hệ kinh tế quốc tếđãđược khai thông và luật đầu tư nước ngoài đã phát huy tác dụng. Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư xã hội 1991 - 2000 (%) Năm Từ ngân sách Nhà nước (*) Doanh nghiệp nhà nước Tư nhân và dân cư Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 29,8 35,3 38,5 24,1 25,6 28,2 31,7 36,9 37,1 37,0 14,5 5,2 7,5 12,5 9,7 10,7 14,0 16,7 17,1 17,0 47,0 44,6 31,6 34,1 30,8 26,9 22,8 21,3 21,8 21,5 9,7 15,0 21,4 29,4 33,9 34,1 31,5 25,1 24,0 24,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch vàđầu tư; (*) Đầu tư từ ngân sách Nhà nước tính cả ODA và tín dụng nhà nước. Quá trình công nghiệp hóa trong thời kỳđổi mới ở nước ta đãđem lại những biến đổi quan trọng trong sự phát triển kinh tếđất nước, tạo đà cho 24 công cuộc đổi mới tiếp tục đi vào chiều sâu vàđẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Do vậy, vào những năm 90, kết quả về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt mức cao hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Tính chung cả giai đoạn 1991 - 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,45%. Bảng : Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn (%) 1986 - 1990 1991- 1995 1996 - 2000 1991 - 2000 GDP Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ 3,9 6,0 3,6 6,1 8,2 12,7 4,3 9,0 6,7 10,4 3,6 5,3 7,45 11,6 3,96 7,1 Nguồn: Tổng hợp theo niên giảm thống kê Kết quảấy, trước hết nhờ bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, xác định lại vị tríưu tiên của các ngành sản xuất, tăng cường vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau (ngoài ngân sách nhà nước) cho nên cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn, khắc phục một bước tình trạng đơn điệu, mất cân đối, trái với quy luật phát triển chung của những nước tiến hành công nghiệp hóa từ xuất phát điểm thấp. Hai là, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng có sựđiều chỉnh tương đối hợp lý. Công nghiệp nói chung phát triển theo hướng gia tăng tương đối tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, trong khi vẫn duy trìđược một số ngành công nghiệp nặng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế. Ba là, trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tếđối ngoại, đặc biệt là việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (12/1987), mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu đầu tư theo chiều sâu đối với một số xí nghiệp, một số ngành và lĩnh vực nhất định, đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, giầy da… Bốn là, sản xuất 25 công nghiệp đãđạt tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục góp phần quan trọng vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội đồng thời tạo tiền đề phát triển cho những năm sau. Thời gian qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế giảm. Năm 1986, nông nghiệm chiếm 34,7%, công nghiệp chiếm 26,8% và dịch vụ chiếm 38,5% trong GDP; năm 2000 nông nghiệp giảm xuống chiếm 24,2%, công nghiệp tăng lên 36,9% và dịch vụ là 38,9% trong GDP. Như vậy, cơ cấu kinh tế mới đã hình thành vàđộng tái chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh xu hướng tích cực của các nước vốn có nền kinh tếởđiểm xuất phát thấp đang vươn lên trong công nghiệp hoá. Bảng : Cơ cấu ngành trong GDP (%) 1986 1990 2000 Nông nghiệp 34,7 32,0 24,2 Công nghiệp 26,8 25,2 36,9 Dịch vụ 38,5 42,8 38,9 Nguồn: Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000, tr. 298 và Tổng cục Thống kê. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng tăng nhanh, năm 1991 là 2.087 triệu USD, năm 2000 là 14,308 triệu USD [28]. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng năm cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngoại thương thực sựđã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thu được một số thành tựu cơ bản. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sản xuất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và giành một phần tích lũy. Năm 1986, tiêu dùng cuối cùng ở mức 98,8% của GDP; năm 1999, tiêu dùng cuối cùng chỉ bằng 3/4 GDP. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong nền kinh tếđược tăng cường. 26 Những kết quảđạt được đã tạo ra thế và lực mới cho kinh tế Việt Nam bước vào thế kỷ XXI với mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. b) Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu kinh tếđạt được, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ không ít hạn chế: - Tăng trưởng kinh tế nước ta thời gian qua còn phụ thuộc nhiều vào vốn từ nước ngoài (chiếm hơn 1/3 tổng số vốn đầu tư toàn bộ xã hội), mà chưa thực sự tăng trưởng dựa trên đổi mới công nghệ thiết bị, sức cạnh tranh của hàng hóa, năng lực quản lý, tiếp thị…. - Cơ cấu kinh tếđã diễn ra sự chuyển dịch nhưng do ảnh hưởng của một số nhân tố chủ quan, khách quan nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa đạt được ýđồ mong muốn, nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP. Nông nghiệp tuy tăng trưởng ổn định nhưng cơ cấu biến đổi chậm. Công nghiệp tuy tỷ trọng có tăng, nhưng sự yếu kém còn thể hiện khá rõở năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do vậy, sự phát triển chêch lệch kinh tế giữa các vùng, sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư còn khá lớn. - Kinh tế Việt Nam tuy cóđạt được tốc độ tăng trưởng cao so với một số nước trong khu vực nhưng chưa thật vững chắc. Nhiều ngành sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực. - Vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập với một bộ phận khá lớn dân cưđang là vấn đề khó khăn, đặc biệt làở các vùng nông thôn nơi sinh sống của gần 80% cư dân cả nước. Tóm lại, những hạn chế trên cho thấy, hiện nay thách thức gay gắt nhất đối với nước ta là phải nâng cao được chất lượng của sự tăng trưởng, thể hiện ở hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của các ngành kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, trước hết phải tập tủng ở ngành công nghiệp. Điều này đang là một khó khăn rất lớn với công nghiệp hóa, hiện đại 27 hóa nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế khi thị trường thế giới gần như phân chia xong và Việt Nam cũng là nước đi sau bước chân vào thị trường thế giới. Do vậy, những vấn đề cần chú trọng giải quyết là lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, hiệu quả. Đồng thời trong đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, cần tạo sản phẩm xuất khẩu chủ yếu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. 1.2. Một sốđiểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam vàcác nước khi thực hiện công nghiệp hóa. Mấy thập kỷ qua, các nước trong khu vực cũng như hầu hết các nước đang phát triển lần lượt tiến hành công nghiệp hóa. Ở các nước đang phát triển công nghiệp hóa có sựđa dạng về mô hình với những thành công và hạn chế trong triển khai. Malaixia là nước đã thu được những thành công trong công nghiệp hóa vàđang chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp mới. Việc xem xét những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Malaixia khi thực hiện công nghiệp hóa sẽ làđiều kiện cần thiết để chúng ta tiếp thu có chọn lọc một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới của Đảng hiện nay. a) Tính tương đồng - Việt Nam vàcác nước trong khu vực là những quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á trước đây đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Hai nước sau khi giành được độc lập, phải gánh chịu những di sản kinh tế nặng nề do chủ nghĩa thực dân để lại. Nền kinh tế trong trạng thái nghèo nàn, lạc hậu. Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế yếu kém. Có thể nói đó là khó khăn lớn nhất khi bước vào công nghiệp hóa của Việt Nam vàcác nước trong khu vực. - Việt Nam vàcác nước trong khu vực là những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng nông nghiệp, có nguồn lao động 28 dồi dào. Đó là một thuận lợi rất lớn cho công nghiệp hóa. Hai nước đều nằm ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, là một trong những trung tâm kinh tế phát triển năng động của thế giới. Tác động từ sự phát triển của khu vực sẽảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước nước. - Việt Nam vàcác nước này hiện nay đều là những thành viên của ASEAN, đang tích cực tham gia vào hợp tác kinh tế khu vực. Sự phát triển vàổn định kinh tế - xã hội của mỗi nước đều có tác động tích cực đến tình hình các nước trong khu vực. Trong quá trình hội nhập AFTA, cả hai nước đều hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại khu vực. b) Những điểm khác biệt - Malaixia, Thái Lan, Đài Loan tiến hành mở cửa và phát triển kinh tế thị trường sớm hơn Việt Nam. Do vậy, đã thu hút được đầu tư mạnh mẽ cả trong nước và nước ngoài. Đặc biệt trong thời kỳ thế giới hình thành hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, Malaixia, Thái Lan, Đài Loanđãđược sự hỗ trợ về kinh tế - kỹ thuật của thế giới tư bản. Kinh tế Malaixia đã sớm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu. Malaixia, Thái Lan, Đài Loanđã sớm hội nhập vào thị trường thế giới rộng lớn. Việt Nam từ năm 1986 mới thực hiện chính sách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường. Do vậy, việc tận dụng những cơ hội thuận lợi về vốn, công nghệ, thị trường cho công nghiệp hóa có nhiều khó khăn hơn so với Malaixia, Thái Lan, Đài Loan. - Về thể chế chính trị vàđịnh hướng thị trường. Malaixia, Thái Lan, Đài Loan là nước theo thể chế dân chủ dựa trên chếđộ chính trịđa nguyên vàđi theo con đường tư bản chủ nghĩa, là nước sớm phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường tự do Ở Việt Nam, Đảng cộng sản luôn giữ vai trò lãnh đạo đối với toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở cửa đa dạng hóa, đa 29 phương hóa trong quan hệ quốc tế nhưng Việt Nam vẫn kiên trìđi theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, khi tiến hành công nghiệp hóa, xét về phương diện kinh tế xã hội, tự nhiên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế ta dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam vàMalaixia, Thái Lan, Đài Loan. Đó chính là cơ sở cho việc tiếp thu có chọn lọc một số kinh nghiệm của các nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. 2. Một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của một số nước có thể vận dụng vào Việt Nam Để hướng tới mục tiêu của Đảng, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ thực trạng kinh tếđất nước, nhiều vấn đề cũng được đặt ra cần giải quyết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh nghiệm các nước cho thấy, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta không thể sao chép một cách máy móc về hình thức và bước đi của các nước trên thế giới, trong đó có Malaixia, Thái Lan, Đài Loan. Nó phải được tính toán đầy đủ từđiều kiện kinh tế cụ thể trong nước, quốc tế và xu thế vận động phát triển của nền kinh tế thế giới ngày nay. Từ những kinh nghiệm trong công nghiệp hóa của những nước này, Việt Nam có thể tham khảo một số bài học kinh nghiệm sau trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp Trong bối cảnh quốc tế mới, việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa phù hợp là hết sức quan trọng, ví nó không chỉđáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo các mục tiêu chính trị - xã hội đối với sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu không còn phù hợp vì nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần đến sự vận hành như một guồng máy thống nhất. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997) cho thấy công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu cũng không phải là hoàn toàn tối 30 ưu. Vì sự lệ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài tiềm ẩn những rủi ro mà hậu quả không lường trước được. Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, với Việt Nam trong công nghiệp hóa đang đứng trước thực tế phải lựa chọn giữa công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu hay công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Thực tế, sự lựa chọn dựa nhiều vào các yếu tố bên trong hay dựa nhiều vào các yếu tố bên ngoài là tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước và những thay đổi trong đời sống kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, dựa vào bất kỳ phía nào một cách thái quá cũng đều bất lợi. Vậy cần có sự bổ sung kinh tế nghĩa là bổ sung những nhân tố thiếu để kết hợp chúng với những nhân tố thiếu để kết hợp chúng với những nhân tố sẵn có bên trong các nước đang phát triển nhằm đạt tới hiệu quả tối đa xét cả về mặt kinh tế và xã hội. Việt Nam đang thiếu vốn, thiếu kỹ thuật tiên tiến, thiếu thị trường, vì vậy cần mở cửa nền kinh tếđể tranh thủ những khả năng đó. Đồng thời để phát triển, trong công nghiệp hóa chúng ta cũng không thể coi trọng những lợi thế bên trong về lao động, tài nguyên và thị trường trong nước. Đảng ta đã chỉ rõ, công nghiệp hóa theo đường lối đổi mới hướng vào xây dựng hệ thống kinh tế mở trên cơ sở giao lưu thông suốt trên thị trường trong nước và hội nhập với kinh tế trên thế giới. Thực tế cho thấy: - Cơ cấu sản xuất vàđầu tư tối ưu phải hướng vào những sản phẩm và dịch vụ tận dụng được lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhập khẩu nhiều không hẳn là lệ thuộc vào bên ngoài nếu cán cân thương mại quốc tếđi dần tới cân bằng và tiến tới xuất siêu. - Hướng mạnh về xuất khẩu, thực chất làđặc sản phẩm trong nước (kể cả hàng hóa và dịch vụ) trong quan hệ so sánh với sản phẩm của nước ngoài, buộc sản phẩm trong nước phải có sức mạnh cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước. Chỉ có hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh, mới phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng được thị 31 trường trong nước và ngoài nước, đẩy nhanh đổi mới công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. - Hướng về xuất khẩu không có nghĩa là coi nhẹ thị trường nội địa; hàng xuất khẩu được thì cũng đáp ứng được nhu cầu trong nước, cạnh tranh được với hàng nước ngoài trên thị trường nội địa; kim ngạch xuất khẩu tăng thì sức mua nội địa tăng, khả năng nhập khẩu cho sản xuất vàđời sống trong nước cũng được nâng cao. Hướng về xuất khẩu không loại trừ việc thay thế nhập khẩu, nhưng không phải thay thế với bất cứ giá nào mà phải lựa chọn những mặt hàng sản xuất trong nước có hiệu quả, có sức cạnh tranh với hàng nước ngoài. Do vậy, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta cần có những biện pháp để bảo vệ nền công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ có nhiều triển vọng có xu hướng phát triển thành công trên thị trường thế giới. Thực tế, tự do hóa quan hệ kinh tếđối ngoại và bảo hộ công nghiệp trong nước là hai mặt không hềđối lập nhau, mà bổ sung cho nhau. Sự kết hợp giữa hai loại biện pháp đóđang là một thực tếở một số nước đang phát triển. Vì vậy với nước ta, sự tồn tại song song, xen kẽ của hai chiến lược thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu sẽ cho phép chúng ta khai thác được những hạt nhân hợp lý của lý thuyết về lợi thế so sánh để mở rộng sự tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ cơ hội phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, thừa nhận tính tất yếu của chiến lược hướng về xuất khẩu, có thay thế nhập khẩu đóng vai trò bổ sung có nghĩa là xét về lâu dài thì hướng vào xuất khẩu sẽ là xu hướng chi phối nền kinh tế nước ta trong quá trình công nghiệp hóa. Việc bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước là cần thiết để tiến tới xây dựng một nền kinh tế quốc dân mạnh làm chỗ dựa vững chắc cho độc lập dân tộc. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế khi cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt, công nghiệp hóa theo hướng hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình 32 hình kinh tế có nhiều biến động sẽ có những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoáở nước ta. Do vậy: + Khi triển khai công nghiệp hóa cần kịp thời nắm bắt tình hình biến động của kinh tế thế giới đểđiều chỉnh sự phát triển kinh tế, sắp xếp cơ cấu kinh tế theo hướng năng động, hiệu quả nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh cũng nhưđảm bảo sự phát triển bền vững. Thực tếấy chỉ ra rằng, nước ta cần phải kết hợp tốt công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, thực hiện tăng trưởng bền vững theo hướng hội nhập quốc tế. Trong đó, công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu là trọng tâm, đóng vai trò quyết định và chi phối, còn thay thế nhập khẩu sẽđóng vai trò bổ sung. + Phải tuân thủ quy luật phát triển khách quan của thị trường trong nước và ngoài nước, phải tính đến xu thế mới, tận dụng được thời cơ, vượt qua được thách thức để mở mang kinh tếđối ngoại, không thể bị lôi cuốn với bất cứ giá nào, trong đóý thức tự lực tự cường, tự trang trải, tự hạn chếđể tìm tòi từng bước đi vững chắc ổn định vàđiều tư phải giữ cho được. Như vậy, hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới phải trên cơ sở phát huy tới mức cao nhất nội lực và không thể bỏ quên thị trường nội địa. Phải khẳng định nước ta có một dung lượng thị trường với khoảng 80 triệu dân nên với ta vấn đề là cách sản xuất thay thế nhập khẩu phải được thực hiện như thế nào cho có hiệu quả và việc nhập khẩu được khuyến khích khi nó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và cũng để tăng cường xuất khẩu. + Để rút ngắn giai đoạn phát triển, cần thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Tính chiến lược của các ngành này được thể hiện qua các tiêu chuẩn sau: một là, phải có tốc độ tăng trưởng cao, có giá trị gia tăng cao và duy trì trong một thời gian dài, ít nhất là 5 năm, hay dài hạn hơn; hai là, chúng phải có tác động lan truyền quyết định và mang tính đột phá tới tăng trưởng của nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế; ba là, phải có hàm lượng công nghệ tiên tiến đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên 33 thị trường, đồng thời có tác động đổi mới công nghệ tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; bốn là, chúng có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Đó có thể là các ngành như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, điện tử. + Đểđẩy mạnh được xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt cần đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đi đôi với việc xây dựng một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực; tăng phần chế biến các hàng hoá xuất khẩu thôđể tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa, tăng hàm lượng lao động và công nghệ trong hàng hóa và cũng để tạo thêm việc làm nâng cao năng lực công nghệ trong nước. 2.2. Chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Kinh nghiệm của Malaixia cho thấy, nông nghiệp không phải là một ngành sản xuất độc lập hoàn toàn với các ngành sản xuất và các lĩnh vực khác, trái lại khi đã vượt qua ngưỡng sản xuất tự túc sang sản xuất hàng hóa theo xu hướng tiến triển của công nghiệp hóa thì mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác ngày càng chặt chẽ. Vấn đề này cần được xem xét và xử lý phù hợp. Trong suốt thời gian dài công nghiệp hóa ở Malaixia, nông nghiệp luôn được coi trọng là tiền đề cho phát triển công nghiệp trong bước đi ban đầu và khi cơ cấu kinh tếđã có sự thay đổi dưới tác động của công nghiệp hóa, Malaixia vẫn chú trọng đến phát triển nông nghiệp. Hiện nay, nước ta có trên 60% lao động làm nghề nông và 80% dân cư sống ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp, nông thôn nước ta về cơ bản còn mang tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu và phân tán, trình độ phát triển kinh tế hàng hóa còn thấp kém. Thực tếấy cho thấy, phát triển nông nghiệp nông thôn cũng là một vấn đề mấu chốt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đểđưa nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang là một trong những nội 34 dung màĐảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nông thôn nước ta có nhiều tiềm năng, đó là nền nông nghiệp với nông, lâm, thủy sản, ngoài nông nghiệp nhiều vùng nông thôn. Tuy vậy, tự thân nông nghiệp và nông thôn không thể phát huy được những tiềm năng đó. Do vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn cần phải cóđược sự tác động mạnh mẽ từ phía Nhà nước. Thực tế khu vực nông thôn không thể tự mình đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, giải quyết lao động dôi dư và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển. Trong điều kiện đó, sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành kinh tế với phát triển nông nghiệp và nông thôn làđiều kiện không thể thiếu được. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời chính công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ tạo ra những điều kiện tiên đề có tính chất trọng yếu về kinh tế - xã hội cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy theo quan điểm của Đảng ta, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải gắn liền với việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phân công lại lao động ở nông thôn; phát triển thị trường nông thôn đặc biệt là chú trọng giải quyết vấn đề tiêu thụ nông phẩm, nông sản; thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn cần tập trung phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến một số loại sản phẩm thiết yếu cho nhân dân. Trên cơ sởđó sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn vềđất đai, rừng biển, tiềm năng lao động ở nông thôn và hướng nông thôn phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo sựổn định chính trị - xã hội nông thôn. Vì vậy: - Phát triển kinh tế nông thôn phải được đặt trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu, nội dung và bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phải được quán triệt không chỉ trong nhận thức mà 35 trong mọi hoạt động của Nhà nước, của các ngành kinh tếđối với nông nghiệp. - Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực tế tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần hỗ trợ tích cực hơn nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, nhà nước cần cung cấp nguồn tín dụng trung hạn, dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của nông thôn. Đồng thời Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể về hỗ trợ kỹ thuật, chính sách trợ giá và cung cấp những thông tin kinh tế - kỹ thuật, thông tin về giá cả cho người sản xuất. Đặc biệt khi chuyển sang kinh tế thị trường, kinh tế nông thôn thường gặp nhiều trở ngại so với khu vực đô thị trong việc tiếp cận các loại thị trường khác nhau nên họ thường bị thua thiệt và cần có sự can thiệp của nhà nước. Điều đó cho thấy, cần có sự kết hợp hài hòa giữa mở mang thị trường với các chính sách kinh tếđối với nông thôn làđiều kiện đảm bảo cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Trước những vấn đề bất cập về sản xuất và tiêu thụ nông phẩm ở nông thôn hiện nay, Nhà nước cần tạo môi trường mở mang phát triển thị trường tiêu thụ nông phẩm, cùng với việc phát triển các dịch vụ sản xuất (chế biến, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo ngành nghề kỹ thuật…) nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất trong nông thôn. - Nhà nước cần có những biện pháp tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo phân công lao động tại chỗ trên cơ sởđa dạng hóa ngành nghề nông thôn. Chính trên cơ sởđó sẽ tạo ra bước chuyển biến về phân công lao động xã hội nông thôn. Lao động nông nghiệp sẽđược chuyển dần sang hoạt động công nghiệp và dịch vụở nông thôn. Điều đó sẽ giải quyết vấn đề bức xúc của nông thôn hiện nay, tình trạng dân số tăng nhanh, diện tích ruộng đất có hạn, thiếu việc làm, thu nhập thấp. 36 - Nhà nước cần xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, gắn với việc quy hoạch ngành nghề, định hướng phát triển ngành nghề. Do vậy, phát triển công nghiệp nông thôn hiện nay cần tập trung vào các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống; công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây dựng; các ngành nghề truyền thống, gia công hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, kể cả nhận gia công, chế tạo bộ phận, các chi tiết của sản phẩm cho xí nghiệp ở thành thị và khu công nghiệp tập trung. Đồng thời phát triển giao thông vận tải; dịch vụ thương mại, kỹ thuật cảđầu vào vàđầu ra phục vụ sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy, cần xác định rõ thế mạnh và thế yếu của nông thôn so với đô thịđể tập trung phát triển các ngành nghề mà công nghiệp nông thôn có khả năng phát triển ổn định, lâu dài, đem lại hiệu quả cao, như ngành nghề sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, sử dụng ít năng lượng và nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, quy mô sản xuất nhỏ… cho phù hợp với điều kiện của nông thôn, nhất là trong thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Từđó sẽgóp phần cải thiện mức sống, chất lượng sống tại các vùng nông thôn và hạn chế dòng dân di cư quá mức từ nông thôn ra thành thị. 2.3. Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho công nghiệp hóa. Vốn hay nguồn lực tài chính mặc nhiên được thừa nhận như là trung tâm của quá trình sản xuất vật chất trong tất cả các xã hội. Giống như mọi nguồn lực khác, vốn không phải là nguồn lực vô tận. Hơn nữa, sự khan hiếm nguồn lực tài chính còn tăng thêm bởi quá trình công nghiệp hóa ngày càng lan rộng ở các nước đang phát triển và bởi cả quá trình cơ cấu lại lực lượng sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển. Nói chung, cầu về vốn thường lớn hơn cung về vốn. Tuy nhiên thế giới ngày nay, cụ thể hơn làđời sống kinh tế thế giới đang vận động theo xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Vì vậy, 37 nền sản xuất thế giới đang diễn ra trên không gian rộng lớn, các nền kinh tế của các quốc gia có sự xâm nhập vào nhau. Trong bối cảnh ấy, các yếu tố của sản xuất vật chất vận động mạnh mẽ, di chuyển theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường, trong đóđặc biệt là vốn và công nghệ. Nhờ vậy mà tình trạng khan hiếm tương đối các nguồn lực giữa các quốc gia được giải quyết một phần đáng kể. Do đó, trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, mà muốn vượt qua mỗi nước phải có những chính sách và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài đa dạng hơn. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy vậy, cần thấy rằng bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận nên các nhàđầu tư rất quan tâm đến môi trường kinh doanh giúp đồng vốn của họđược sinh lời cao. Do đó, các nhàđầu tư nước ngoài rất chúýđến các chính sách khuyến khích đầu tư và sựổn định trong các chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. Việt Nam bước vào công nghiệp hóa khi nền kinh tế còn ởđiểm xuất phát thấp, nên khả năng tích lũy vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Đểđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển ngày càng tăng lên. Thực tế, giải quyết vấn đề này không dễ dàng. Trong thu hút và công nghệ từđầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải tính tới những điều kiện cụ thể của đất nước. Đó là tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp. Đây chính là cơ sở cho việc định hướng và hoạch định chiến lược gọi vốn đầu tư nước ngoài vào từng lĩnh vực kinh tế, từng ngành kinh tế dưới nhiều hình thức. Do vậy từ 1987, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được ban hành. Thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên. Bên cạnh kết quảđạt được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh ảnh hưởng đến kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần 38 có giải pháp mạnh mẽ hơn để là nơi hấp dẫn đối với các nhàđầu tư nước ngoài. Do vậy, chúng ta phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư: - Trước hết là hoàn chỉnh luật pháp, đơn giản hóa thủ tục và bảo đảm thực hiện nghiêm minh, thống nhất, khắc phục tệ cửa quyền sách nhiễm làm nản lòng các nhàđầu tư, thực hiện tốt các ưu đãi về thuế, tín dụng, cơ sở hạ tầng đối với các đối tác đầu tư. - Cải tiến việc xét duyệt các dựán đầu tư, chú trọng nhiều đến tiến trình triển khai dựán, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư vào thực hiện. Tập trung xử lý dứt điểm và kịp thời các dựán đang được triển khai để củng cố lòng tin của các nhàđầu tư vào Việt Nam. - Đặc biệt coi trọng việc lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộđủ bản lĩnh tham gia quản lý các cơ sở liên doanh với nước ngoài vàđội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ khả năng tiếp nhận, làm chủ công nghệ mới. - Mặt khác, muốn tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn bên ngoài cần có nguồn lực đối ứng trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần chúý sự lạm dụng vốn nước ngoài luôn tiềm tàng nguy cơ dẫn đến khủng hoảng. Vấn đềđặt ra cho chúng ta hiện nay là làm thế nào vừa thu hút được vốn nước ngoài phục vụ cho công nghiệp hóa mà tránh sự lệ thuộc về kinh tế. Nguồn lực trong nước không chỉ có vai trò quyết định ởý nghĩa lâu dài mà còn làđiều kiện không thể thiếu để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Chính vì vậy, chúng ta cần có vốn trong nước, chúng ta cần có biện pháp tích cực để huy động và sử dụng tốt. Bên cạnh việc đảm bảo vững chắc khả năng kiềm chế lạm phát, thực hiện luật đầu tư trong nước sửa đổi, giải quyết ổn thỏa giữa phần tích lũy tập trung và ngân sách với nguồn tích lũy để lại cho các doanh nghiệp tái đầu tư thì những vấn đề cấp bách, nóng bỏng nhất cần quan tâm làđẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; hình thành và phát triển thị trường vốn, thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán; thực hiện triệt để chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. 39 - Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc xúc tiến đầu tư là biện pháp quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp. Thực tế cho thấy, khả năng và sự chuẩn bị của các đối tác Việt Nam để tham gia hợp tác liên doanh với nước ngoài còn nhiều hạn chế. Với Việt Nam hiện nay cần: + Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên, là công việc bắt buộc cần có những chi phí thích đáng. + Cần đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính phủ cần chủđộng tổ chức các đoàn đi vận động đầu tưở những nước, khu vực có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu thực hiện phát triển các ngành nông nghiệp mà Việt Nam lựa chọn. Hình thành một sốăn phòng đại diện xúc tiến đầu tưở nước ngoài và cả các trung tâm xúc tiến đầu tưở các địa phương trong cả nước 2.4. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ kinh nghiệm của Malaixia cho thấy, nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng vàđược coi là yếu tố quyết định đem lại thành công cho công nghiệp hóa. Ở Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối đổi mới của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập là vấn đề mới mẻđối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Điều đóđòi hỏi chức năng định hướng, điều hành và quản lý của nhà nước phải được đề cao. Do vậy, nhà nước cần: - Tạo môi trường và hành lang pháp lýổn định, an toàn cho hoạt động kinh tế bao gồm: duy trì sựổn định chính trị - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp hóa; hoàn thiện pháp chế, hệ thống văn bản pháp luật; sử dụng hiệu quả các công cụđiều tiết vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tài chính tiền tệ, thu hút mọi nguồn lực của toàn xã hội và mọi thành phần kinh tế phục vụ công nghiệp hóa. 40 - Định hướng và tạo điều kiện hỗ trợ cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ, vốn, thông tin…. dùng đòn bẩy kinh tếđể khuyến khích phát triển xã hội theo định hướng và mục tiêu kế hoạch. - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, quản lý tốt tài sản công nhằm hỗ trợ cho việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, thông qua các hình thức cấp phát ngân sách, cho vay tín dụng hay góp cổ phần với các liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần trong những lĩnh vực mà Nhà nước thấy cần hỗ trợ hoặc cần tham gia kiểm soát trực tiếp. - Trong hoạch định chiến lược công nghiệp hóa cần xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, vừa chúýđến các vùng kinh tế trọng điểm vừa từng bước tăng đầu tư cho các vùng khác, chú trọng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. 2.5. Chú trọng tăng trưởng kinh tế gắn với sự bền vững trong phát triển Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng để vươn lên phát triển là cần thiết. Tuy vậy, cần phải chú trọng đến sự bền vững trong phát triển. Điều đó phải được hiểu đầy đủ trên các giác độ kinh tế - kỹ thuật, xã hội, môi trường. Đồng thời, hiệu quả kinh tế phải được xem xét không chỉ trước mắt mà cả những giai đoạn tiếp nối trong tiến trình phát triển. Thực tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997) đã thức tỉnh nhiều nước đang phát triển phải quan tâm đến chất lượng của tưng trưởng và phát triển trong thực hiện công nghiệp hóa. Do vậy, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và tạo điều kiện đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đặc biệt, các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thểđược phối hợp một cách nhịp nhàng và có hiệu quả trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tếở nhiều lĩnh vực. Hiệnnay ở nước ta, đứng trước không ít vấn đề bất cập đặt ra trong công nghiệp hóa, cần tạo lập môi trường thể chế phù 41 hợp cho công nghiệp hóa. Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng theo hướng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng; chủđộng nắm bắt những biến động của tình hình kinh tế thế giới (cả xu hướng tích cực và tiêu cực) đểđiều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp; kết hợp tốt điều kiện trong nước và quốc tếđể phát triển trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh… 42 KẾTLUẬN Nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hoáở một số nước đang phát triển với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam, tác giả của đềán đã: Hệ thống hóa, góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các mô hình công nghiệp hóa đã vàđang được áp dụng ở các nước đnag phát triển. Đó là những vấn đề khái niệm công nghiệp hóa và mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bản chất, đặc trưng của công nghiệp hóa và tính tất yếu của công nghiệp hóa với các nước đang phát triển. Đềán đã xem xét các mô hình công nghiệp hóa đã vàđang được áp dụng ở các nước đang phát triển ở các giác độ mục tiêu, chính sách, kết quả và hạn chế. Từđó, làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển. Nó là cơ sở cho sự lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa, cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thực thi công nghiệp hóa. Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, những thách thức đặt ra trong công nghiệp hóa luôn buộc các nước đang phát triển phải có sựđiều chỉnh chiến lược công nghiệp hóa phù hợp. Để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng một số kinh nghiệm của một số trong khu vựcvào điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đềán có một sốđề xuất: Chú trọng xây dựng thể chế, chính sách, luật pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng nhà nước vững mạnh đểđiều hành tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhà nước từ trung ương đến địa phương, thuộc các ngành các cấp. Chú trọng kết hợp phát huy nội lực và ngoại lực đểđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng khai thác lợi thế so sánh; chútrọng gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; đồng thời kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó lấy hướng về xuất khẩu làm trọng tâm. Chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật 43 hơn nữa và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. TÀILIỆUTHAMKHẢO 1. Giáo trình Kinh tế chính trị - trường đại học Kinh tế Quốc dân. 1. Nguyễn Trí Dĩnh. Lịch sử kinh tế quốc dân. NXB Giáo dục, Hà Nội 1996, tr 162 - 163. 2. Thượng Tiến Hồng. Những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế của Malaixia. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 231 tháng 2/1996, tr.72-76. 3. Phạm Khiêm Ích - Nguyễn Đình Phan. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực. NXB Thống kê, Hà Nội 1994, tr.50. 4. Nguyễn Thị Luyến (chủ biên). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Những bài học thành công của Đông Á. Viện kinh tế thế giới, 1998 5. Những vấn đề công nghiệp hóa của các nước đang phát triển. NXB Tư tưởng, Matxcơva 1972..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktct_64_1818.pdf