Thực trạng và một vài ý kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại Tp.Hồ Chí Minh
Khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm.
- Xây dựng các hành lang pháp lý nhằm quản lý lượng phát thải. (Như thuế môi trường, quy định giờ lưu thông của các phương tiện trọng tải lớn )
- Thực hiện xanh hóa đô thị bằng việc trồng cây xanh ở các tuyến phố.
Thứ hai,đối với công nghiệp.
- Tiến hành di rời dần các nhà máy, cơ sở sản xuất gần khu dân cư. Còn với các cụm công nghiệp mới được xây dựng thì cần có những quy định cụ thể về mặt môi trường đối với các cơ sở sản xuất này cũng như cần phải đánh giá giám sát trước, trong và sau khi dự án công trình được xây dựng.
- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất cải tiến công nghệ, máy móc. Phát triển công nghiệp xanh.
Thứ ba,đối với các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ.
- Vận động hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và thay vào đó là sử dụng các năng lượng sạch.
- Có hình thức xử lý các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh không tuân thủ việc bảo vệ môi trường.
- Tiến hành vận động, thực hiện chủ trương “Xanh – Sạch – Đẹp” tại khu vực công cộng. Tăng cường các buổi giáo dục về vệ sinh môi trường ở trường học. Phân nhỏ khu vực để quản lý môi trường, có chính sách khen thưởng đối với các cá nhân tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Cùng với đó là các hình thức phạt mang tính răn đe đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trườn
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một vài ý kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại Tp.Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI Ý KIẾN NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường không khí – một thuật ngữ đã ra đời từ rất lâu cùng với Ô nhiễm môi trường. Ngày nay, thuật ngữ này trở nên phổ biến, trở thành một vấn đề nóng của cả thế giới bởi những hậu quả mà nó gây ra và đáng buồn là nhiều con người trên thế giới trong đó có cả Việt Nam phải chấp nhận sống chung với nó như một tất yếu. Vì sao lại như vậy? Bài viết này xin trình bày một cách khái quát và dễ hiểu nhất về lịch sử về ô nhiễm môi trường, cũng như thực trạng và một số ý kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ở Tp.Hồ Chí Minh.
Sơ lược lịch sử
Ô nhiễm môi trường không khí thì không có gì mới nhưng nó vẫn là một đề tài nóng bỏng từ khi con người phải nhận hậu quả từ việc ô nhiễm môi trường và thay đổi nhận thức về nó. Trở về thời kỳ Trung cổ tại nước Anh, khi mà đốt than là phương pháp cơ bản đề người dân chống lại cái lạnh, thì bắt đầu phát sinh các vấn đề về môi trường đặc biệt là môi trường không khí do khói đen được phát ra từ các ống khói. Nhà vua đã ban hành lời công bố về việc điều tiết sử dụng than đá nhưng điều này không giải quyết được vấn đề. Năm 1952, một sự kiện kinh khủng về ô nhiễm môi trường không khí đã gây trấn động cả nước Anh, đó là hiện tường “sương mù màu đen” đã làm hơn 4000 người chết.
Thời gian trôi qua, năng lực sản xuất phát triển, lúc này con người coi trọng lợi nhuận hơn là chất lượng môi trường mà họ đang sống. Cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra trên phạm vi toàn thế giới, hàng loạt các nhà máy sản xuất ra đời. Văn minh, vật chất đi lên khiến cho con người quên đi rằng chất lượng môi trường đặc biệt là bầu không khí mà họ đang hít thở ngày càng đi xuống.
Bắt đầu từ khi những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra thể hiện ngày càng rõ ràng, cùng với sự phát triển về nền tri thức nhân loại, con người bắt đầu có những đánh giá, dự đoán về sức ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là “biến đổi khí hậu toàn cầu” đối với vận mệnh nhân loại thì chúng ta bắt đầu thay đổi cách nhìn về nó. “Nghị định thư Kyoto” được ký kết mang tầm quốc tế vào năm 2005, đây là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu. Nó chính thức đánh dấu sự quan tâm của cả thế giới về vấn đề “biến đổi khí hậu toàn cầu”.
Cho đến nay, hưởng của ô nhiễm môi thể hiện ngày càng trầm trọng và hậu quả quá trình nóng lên toàn cầu diễn ra càng rõ nét và không có dấu hiệu dừng lại. Đơn cử là sự chết từ từ của quốc đảo Tuvalu do sự dâng lên của mực nước biển, nhiều quốc đảo khác cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Về phía chúng ta, trong báo cáo mới nhất của cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft (Anh), các nhà khoa học đánh giá Việt Nam đứng thứ 13 trong số 16 nước chịu tác động mạnh nhất của hiện tượng “Biến đổi khí hậu”.
Thực trạng môi trường không khí ở Tp.Hồ Chí Minh.
Có thể nói, Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, đông dân nhất, đồng thời cũng là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Với nhiều yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa, lịch sử lâu đời, với cơ cấu dân cư trẻ dồi dào, Tp.Hồ Chí Minh được đánh giá là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Minh chứng, trong năm 2010, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên thế giới diễn ra phức tạp, Tp,Hồ Chí Minh đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phần lớn đạt kế hoạch. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tốc độ tăng trưởng GDP của Tp.Hồ Chí Minh năm 2010 đạt 11,8%. Song cùng với việc thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế, hệ quả tiêu cực là áp lực của việc ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí đè nặng lên đô thị này.
Ô nhiễm bụi: môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong Tp.Hồ Chí Minh đều nhiễm bụi, đặc biệt là các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng, các khu công nghiệp. Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm không khí có thể đề cập đến ô nhiễm bụi dựa trên các loại bụi sau:
+ Bụi PM10 :nồng độ bụi PM10 của Tp.Hồ Chí Minh các năm đều vượt ngưỡng được khuyến khích của WHO (20 µg/m3). Theo TTKTTV Quốc gia, Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010 nồng độ PM10 của Tp.Hồ Chí Minh năm 2006 năm ở mức 80 µg/m3 tức là là vượt tiêu chuẩn cho phép (50 µg/m3).
+ Bụi lơ lửng tổng số (TSP): tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng tổng số (TSP) không chỉ ở tp.Hồ Chí Minh mà nhiều thành phố lớn ở nước đề ở mức đáng lo ngại, đặc biệt ở hai bên các đường giao thông chính. (Biểu đồ 1)
Biểu đồ 1. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005-2009
Nguồn: Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia, 2010
Theo số liệu Các trạm QT&PTMT vùng (Đất liền 1, 2, 3) – Mạng lưới QT&PTMT quốc gia năm 2010, nồng độ TSP của tp.Hồ Chí Minh năm 2008 là trên 400 µg/m3 và đỉnh điểm vào năm 2005 là trên 500 µg/m3. Như vậy không chỉ có các tuyến đường giao thông mà các khu dân cư cũng gặp phải vấn đề ô nhiễm bụi, đặc biệt khu dân cư nằm sát khu vực đang có hoạt động xây dựng hoặc gần đường có mật độ xe lớn.
Ô nhiễm một số khí độc hại: do đặc điểm hàng ngày tại tp.Hồ Chí Minh hoạt động giao thong đều diễn ra ở mức cao đặc biệt là vào giờ cao điểm khi mà lượng xe cộ lưu thông ở trên đường cao, dẫn đến nồng độ các khí độc hại như CO, SO2, NO2 trong không khí đều ở mức cao. Cùng với đó, hoạt động công nghiệp cũng phát sinh một lượng lớn SO2
Ô nhiễm chì: Nồng độ chì có xu hướng tăng trong một vài năm gần đây, tuy nhiên theo số liệu quan trắc của Chi cục BVMT Tp.Hồ Chí Minh, mặc dù nồng độ chì trung bình 24 giờ vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng từ năm 2005, nồng độ bắt đầu tăng hơn so với năm trước. Năm 2006, nồng độ chì đã tăng 1,4 – 2,4 lần so với năm 2005.
Benzen, toluen và xylen: Nồng độ khí benzen, toluen và xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố. Theo kết quả quan trắc của Chi cục BVMT Tp.Hồ Chí Minh, trong những năm qua cho thấy xu hướng gia tăng nồng độ các chất benzene, toluene, xylem trong không khí tp.Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do lượng xe cơ giới tăng rất nhanh, trong khi đó chất lượng xăng lại không được đảm bảo.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Chất lượng không khí Tp.Hồ Chí Minh hiện đang suy giảm một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do 3 nguồn chính: Hoạt động công nghiệp, do quá trình đô thị hóa, hoạt đọng sinh hoạt và dịch vụ cộng đồng.
Hoạt động công nghiệp:
Trên địa bàn tp.Hồ Chí Minh có tổng số 15 KCX – KCN với gần 1000 doanh nghiệp hoạt động. Qua kết quả thanh tra cho thấy, bên cạnh những cơ sở thật sự quan tâm đến công tác BVMT, coi đó như là mục tiêu quan trọng để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, không thể tách rời với phát triển sản xuất, thì vẫn còn không ít cơ sở được thanh tra chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được, chưa quan tâm đầu tư cho công tác BVMT vì sức khoẻ cộng đồng và chất lượng môi trường sống của toàn xã hội. Sự vì cách nhìn nhận của các doanh nghiệp trước vấn đề ô nhiễm môi trường đã vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí tại T.P Hồ chí Minh.
Đô thị hóa:
Tp.Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa rất nhanh và mạnh cùng với tốc độ phát triển kinh tế, chính vì vậy kéo theo sự gia tăng dân số nhanh chóng. So với tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, sau 10 năm dân số của thành phố tăng thêm 2,086 triệu người, tăng 41,4% và chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước. Tổng số hộ dân toàn thành phố đạt mức 1.812.086 hộ. Mật độ dân số thành phố cũng đã đạt 3.400 người/km2, tăng 41,4% so với mật độ dân số thành phố 10 năm trước (2.404,4 người/km2). Tính đến ngày 1/4/2009, tổng số dân của TPHCM là 7.123.340 người (nữ 3.697.415 và nam 3.425.925). Trên cơ sơ dân số đông đã tao nên áp lực ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trương không khí. Nguyên nhân chính của sự ô nhiểm đó chính là ô nhiễm do giao thông đô thị và xây dựng.
Theo số liệu của Cục đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe máy trung bình trên 1000 dân ở Tp.Hồ Chí Minh vào năm 2006 là 471 chiếc. Ngoài ra, ở cuộc tổng kết số liệu năm 2007 của Chi cục BVMT tp Hồ Chí Minh, số lượng phương tiện cơ giới đăng ký tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2006 là trên 3 triệu xe. Từ việc tăng trưởng số phương tiện trên địa bàn thành phố khá nhanh dẫn đến mức độ tiêu thụ nhiên liệu (Biểu đồ 2) nhằm vận hành chúng vd: xăng, dầu diesel. Mà những nguyên liệu này là nguồn phát thải ra các chất khí độc gây ô nhiễm không khí như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, benzene, toluene và xylem…
Biểu đồ 2. Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho đến năm 2025
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006-2015
Như vậy với sự tăng số lượng phương tiện giao thông, cùng với nhu cầu sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm thì đây chính là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường không khí tại Tp.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức người dân khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như: quá cũ, hay quá thời gian sử dụng, hệ thống thải không đạt yêu cầu, lượng khí thải không đảm bảo tiêu chuẩn thải…
Cùng với việc tăng nhanh số dân trên địa bàn thành phố dẫn đến nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sinh sống, kinh doanh hàng ngày tăng mạnh. Đây cũng là nguồn phát ra các loại bụi gây ô nhiễm không khí.
Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ cộng đồng.
Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bị ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như khí thải từ hoạt động nấu nướng, xả thải rác sinh hoạt… cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi trường không khí của Tp.Hồ Chí Minh. Các hoạt động của làng nghề, hoạt động chăn nuôi, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư (đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác rất lớn, lượng rác tồn đọng lâu ngày không được thu rọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với môi trường không khí. Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của thành phố.
Các ý kiến chủ yếu nhằm quản lý và cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Với tư cách về đầu tàu kinh tế và nhiều vai trò quan trọng về các hoạt động xã hội của cả nước thì vấn đề môi trường không khí nói riêng, môi trường nói chung là một trong nhiều vấn đề mà lãnh đạo Tp.Hồ Chí Minh cần phải giải quyết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố. Mặc dù, phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn trong việc cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Với những thách thức về môi trường không khí như đã nêu, bài viết này xin nêu ra một số ý kiến nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện tại cũng như trong tương lai của thành phố:
Thứ nhất, Các vấn đề giao thông đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Để thực hiện điều này không phải ngày một ngày hai, nhưng hết sức cần thiết và cần có sự hiệu quả trong công tác đề ra kế hoạch cũng như thi công, tránh tình trạng “nay đào mai lấp”.
Khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm.
Xây dựng các hành lang pháp lý nhằm quản lý lượng phát thải. (Như thuế môi trường, quy định giờ lưu thông của các phương tiện trọng tải lớn…)
Thực hiện xanh hóa đô thị bằng việc trồng cây xanh ở các tuyến phố.
Thứ hai,đối với công nghiệp.
Tiến hành di rời dần các nhà máy, cơ sở sản xuất gần khu dân cư. Còn với các cụm công nghiệp mới được xây dựng thì cần có những quy định cụ thể về mặt môi trường đối với các cơ sở sản xuất này cũng như cần phải đánh giá giám sát trước, trong và sau khi dự án công trình được xây dựng.
Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất cải tiến công nghệ, máy móc. Phát triển công nghiệp xanh.
Thứ ba,đối với các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ.
Vận động hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch và thay vào đó là sử dụng các năng lượng sạch.
Có hình thức xử lý các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh không tuân thủ việc bảo vệ môi trường.
Tiến hành vận động, thực hiện chủ trương “Xanh – Sạch – Đẹp” tại khu vực công cộng. Tăng cường các buổi giáo dục về vệ sinh môi trường ở trường học. Phân nhỏ khu vực để quản lý môi trường, có chính sách khen thưởng đối với các cá nhân tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Cùng với đó là các hình thức phạt mang tính răn đe đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Tài Liệu tham khảo:
High School and Middle School Air Quality Education Program, A History Of Air Pollution Events,
Bộ tài nguyên và môi trường, Báo cáo môi trường Quốc gia – Môi trường không khí đô thị Việt nam,2007.
Tổng cục thống kê, Tổng điều tra Dân số và nhà ở trên địa bàn TPHCM, 2009.
, Hà Nội và TPHCM ô nhiễm nặng vì xe máy, 2008.
, Tp. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một vài ý kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại tphồ chí minh.docx