Bất kỳ một quá trình sản xuất công nghiệp nào đều phát sinh chất thải và gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Nếu cách đây 5 năm, khái
niệm về sản xuất sạch hơn (SXSH) còn xa lạ với các doanh nghiệp và các cơ quan
quản lý sản xuất thì nay SXSH đã dần dần được phổ biến. Nhiều DN đã và đang
dần dần tiếp cận chương trình này. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là phương pháp sản
xuất ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên vật liệu và
hạn chế nước thải, rác thải. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp các quốc gia đang phát
triển có thể tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các rào cản môi trường đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Các rào cản môi trường đối với hàng
dệt may xuất khẩu Việt Nam
Lời mở đầu
Chỉ không lâu nữa, Việt Nam sẽ chính thức được gia nhập WTO. Điều này sẽ
mang lại những thuận lợi và khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. Cùng với
cơ hội tiếp cận thuận lợi các thị trường hết sức tiềm năng sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, các chuyên gia thương mại cũng đang cảnh báo về những thách thức
mới sẽ nảy sinh có khả năng làm hạn chế hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đó là
sự gia tăng các rào cản phi thương mại và các biện pháp mang tính hạn chế nhằm
kìm hãm tốc độ gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Ngành dệt may,
với lực lượng nhân công đông nhất của ngành Công nghiệp cũng đang chịu những
ảnh hưởng mạnh mẽ từ quyết định này. Khi hạn ngạch hàng dệt may không còn,
điều này sẽ tạo ra một thay đổi lớn trong nguồn cung và sản lượng, cũng như áp
lực lớn lên các công ty một thời đã từng được bảo hộ và đặc biệt là các áp lực từ
phía các rào cản thương mại cũng như phi thương mại. Đây sẽ là một thách thức
đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong khi xem xét những
thuận lợi và khó khăn của mình sẽ có những cách đối phó với những rào cản này
đặc biệt là những rào cản về môi trường. Và trong điều kiện tự do hoá thương mại
và xu thế bãi bỏ các hàng rào thuế quan, hàng rào thương mại, thì hàng rào môi
trường sẽ ngày càng trở thành công cụ đắc lực để các nước nhập khẩu sử dụng.
Chính vì vậy chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Các rào cản môi trường
đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam" nhằm tìm ra phương hướng giúp
chúng ta bảo vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các
nước khác áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với
môi trường.
CHƯƠNG I. Rào cản môi trường và việc đáp ứng các yêu cầu môi trường của
hàng dệt may Việt nam
1.1. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay:
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng một cách đáng
kể. Nếu năm 2001 chúng ta đạt 2 tỷ USD thì tới tháng 9 năm 2006 kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may cả nước là 4,8 tỷ USD.
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam(2001-9/2006)
Trong đó, hiện Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may nhiều nhất của
Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là thị trường EU
và đứng thứ ba là thị trường Nhật. Hiện nay, ngành dệt may đang đóng góp lớn
vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao
động đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động sản xuất các
ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ
kiện…và hàng vạn lao động dịch vụ khác.
Kim ngạch xuất khẩu
0
1
2
3
4
5
6
2001 2002 2003 2004 2005 Sep-06
Tuy nhiên, trong hoạt động xuất khẩu dệt may hiện nay vẫn tồn tại một số
những hạn chế. Cho đến thời điểm này, thị phần và khách hàng của dệt may Việt
Nam vẫn còn khá nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có (mới chiếm
0,95% thị trường EU; 2,9% thị trường Nhật; 3,2% thị trường Mỹ), so với khu vực
còn rất khiêm tốn (Trung Quốc xuất khẩu trên 50 tỷ USD, Ấn Độ 12 tỷ USD).
Hơn nữa, dệt may Việt Nam còn phụ thuộc vào hạn ngạch, chưa tận dụng được hết
khả năng khai thác thị trường và các mặt hàng xuất khẩu phi hạn ngạch, chưa xâm
nhập vào mạng lưới phân phối của các thị trường lớn. Ngoài ra, một thực tế cho
thấy, hiện nay vẫn còn một khối lượng đáng kể hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
phải qua các nước thứ ba như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, kể cả các công ty
ở các nước phát triển như Sri Lanka.
Cái chưa được hiện nay của diệt may Việt Nam vẫn là chưa khai thác được lợi
thế ngay trên “sân nhà” để cung cấp vải cho ngành may mặc. Sự phát triển mất cân
đối giữa ngành dệt và ngành may là điểm yếu cơ bản. Năng suất bông hiện nay
mới chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu dệt, đặc biệt với bông xơ tổng hợp, ta vẫn
phải nhập khẩu 100%. Đây đúng là một nghịch lý trong khi quỹ đất phù hợp cho
cây bông của nước ta lại khá lớn vào khoảng 200.000 ha. Thêm vào đó, sợi bông
của nước ta ngắn, chất lượng thấp nên chỉ dệt được vải cấp thấp. Hàng năm, chúng
ta phải nhập khẩu từ 400-450 triệu mét vải phục vụ may xuất khẩu và tiêu dùng
trong nước. Bên cạnh đó, trong hoạt động xuất khẩu, Việt Nam đã chịu nhiều thiệt
thòi khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc thì ngay trong
nội địa hàng Trung Quốc giá rẻ cũng là nỗi lo của bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi
đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chủ yếu làm gia công, nguồn nguyên liệu 80%
phụ thuộc nhập khẩu, sản phẩm yếu về mẫu mã, chủng loại, nhãn mác, phần lớn
các doanh nghiệp chưa có thương hiệu của mình trong khi đó đối thủ Trung Quốc
lại chủ động được nguyên, phụ kiện cho ngành dệt may.
Hiện nay, cùng với quá trình tự do hóa thương mại thì vấn đề các nước quan
tâm nhất vẫn là các rào cản thương mại. Đặc biệt, trong các phiên đàm phán gia
nhập WTO của Việt Nam, có hai vấn đề mà nước nào cũng “cố thủ” vì liên quan
đến người nghèo là nông nghiệp và dệt may. Ở tất cả các nước đều xem xét dệt
may là một ngành “xóa đói, giảm nghèo” vì thu hút nhiều lao động. Chính vì thế,
dệt may là ngành có nhiều rào cản thương mại nhất, chỉ sau nông nghiệp.
Các rào cản thương mại này là các thách thức mới nảy sinh có khả năng hạn
chế hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Rào cản lớn nhất và cũng được coi là công
cụ lợi hại nhất là rào cản môi trường. Đặc biệt, trong điều kiện tự do hóa thương
mại và xu thế bãi bỏ các hàng rào thuế quan, hàng rào thương mại, thì hàng rào
môi trường sẽ ngày càng trở thành công cụ đắc lực để các nước nhập khẩu sử
dụng.
Đối với ngành dệt may, vấn đề áp dụng các rào cản về môi trường này đang
gây một khó khăn lớn đối với hoạt động xuất khẩu của chúng ta. Đặc biệt là hiện
nay chúng ta đang thiếu các điều kiện để thực hiện các tiêu chuẩn, công ước quốc
tế về môi trường. Phần tiếp theo của bài viết xin đề cấp đền các vấn đề về rào cản
môi trường tác động tới hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường EU, thị
trường xuất khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam.
1.2. Rào cản môi trường và thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường
của dệt may Việt Nam sang thị trường EU:
1.2.1. Rào cản môi trường là gì?
Hàng rào về môi trường bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn an
tòan vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kiểm định… đang và sẽ là những rào cản được
sử dụng nhiều nhất, bởi chúng không hề vi phạm các quy định của WTO về tự do
hóa thương mại. Bởi vậy, chúng rất dễ được các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ,
EU, Nhật Bản sử dụng để đối phó với làn sóng xuất khẩu hàng hóa từ các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Ngay bản thân các quy đinh của WTO cũng bao hàm một số điều liên quan
đến môi trường cho phép các thành viên được áp dụng. Những quy định này,
mang tính hai mặt, tức là cho phép các nước áp dụng để bảo vệ sức khỏe, cuộc
sống của con người, động thực vật hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị
cạn kiệt, nhưng mặt khác chúng có thể trở thành một loại rào cản môi trường phi
thương mại thuộc nhóm “hàng rào xanh” được sử sụng để hạn chế xuất khẩu của
nhóm thành viên là các nước đang phát triển. Các hàng rào này bao gồm quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại hàng hóa nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an
toàn của con người, động thực vật và môi trường, được áp dụng thông qua việc đặt
ra các tiêu chuẩn về đóng gói, quảng bá sản phẩm, các yêu cầu về nhãn mác hàng
hóa.
1.2.2. Một số rào cản môi trường đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường EU:
Thị trường EU là một trong những thị trường chiếm tỷ trọng lớn hàng may mặc
xuất khẩu của Việt Nam. Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu của Việt
Nam tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, trong một
vài năm gần đây và đặc biệt là thời điểm 1/1/2005 khi hạn ngạch dệt may bị rỡ bỏ
theo thỏa thuận của các nước thành viên WTO, kim ngạch xuất khẩu may mặc của
Việt Nam có chiều hướng giảm sút do hàng may mặc Việt Nam đang và sẽ còn
tiếp tục vấp phải một số rào cản về môi trường rất lớn từ phía thị trường EU.
Những rào cản đó bao gồm:
Thứ nhất, về tiêu chuẩn hóa chất lượng, chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện
thông qua hệ thống các tiêu chuẩn hóa mà doanh nghiệp đạt được. Ví dụ doanh
nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU có được các chứng chỉ chất
lượng ISO 9000. Những chứng chỉ này có vai trò quan trọng trong kinh doanh tại
thị trường EU, là điều kiện quan trọng để xâm nhập và mở rộng thị trường, là giấy
thông hành để sản phẩm đi khắp thị trường EU. Điều này cũng đã gây không ít các
khó khăn đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hiện nay bên cạnh
các doanh nghiệp như cổ phần hóa của May 10, may Việt Tiến, Việt Thắng, Thăng
Long… đã có được chứng chỉ ISO 9000 thì vẫn còn các doanh nghiệp chưa có
chứng chỉ nên chỉ dám nhận những đơn hàng gia công nhỏ, lẻ có giá trị thấp, rủi ro
cao và không ổn định trong kinh doanh.
Ngoài ra đối với hàng hóa may mặc, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng chất
lượng sản phẩm còn gắn liền với vấn đề sức khỏe và an toàn của người sử dụng.
EU có những quy định khắt khe về bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người tiêu
dùng. Chỉ thị về An toàn sản phẩm chung 92/59/EC yêu cầu các nhà sản xuất và
phân phối chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm an toàn. Một sản phẩm an toàn
là một sản phẩm nếu xét về thiết kế, yếu tố cấu thành, điều hành chức năng, bao bì,
điều kiện lắp ráp, bảo dưỡng hay loại bỏ, hướng dẫn sử dụng hoặc bất cứ đặc tính
nào khác của nó, một sự rủi ro không thể chấp nhận đối với an toàn và sức khỏe
con người một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sản phẩm may mặc nếu không được
quản lý tốt trong khâu sản xuất, các nguyên phụ kiện sử dụng cho sản phẩm may
mặc nếu không đúng theo tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
người tiêu dùng. Vấn đề an toàn và sức khỏe cho con người tiêu dùng luôn đựơc
các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ các nước quan tâm. Họ đang và
sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ kiện cho sản xuất may mặc rất
cao nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu phải đầu tư
vào những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất thì mới cho ra những sản
phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây chính là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất và
kinh doanh ở các nước phát triển trong đó có Việt nam thiếu vốn và công nghệ
hiện đại.
Thứ hai, về các yếu tố môi trường, chính sách môi trường của EU dựa trên
hiệp ước toàn cầu mà chủ yếu là Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de
Janeiro, Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm
1992 ở Brazil thể hiện sự cân đối giữa phát triển sản xuất kinh doanh với bảo vệ
môi trường. Chương trình Hành động lần thứ 5 của EU cũng nhấn mạnh việc có
những quy định và xử lý đối với việc sản xuất và kinh doanh hàng dệt may liên
quan đến sử dụng những phụ gia, bao bì, nguyên phụ liệu có hàm lượng kim loại
nặng, các chất gây nhiễm độc gây ô nhiếm nguồn nước không khí, cạn kiệt các
nguồn tài nguyên không thể tái sinh được. Những biện pháp mà EU sử dụng đối
với sản phẩm xuất khẩu dệt may đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam là:
Giảm lượng hao phí phế thải, ưu tiên những sản phẩm có thể tái sử dụng
và tái chế nguyên liệu bao bì theo Chỉ thị về bao bì và phế thải bao bì
(96/62/EC) của EU.
Tăng cường áp dụng hệ thống đánh giá và quản lý môi trường, thông
thường hệ thống đánh giá tiêu chuẩn quản lý môi trường được quan tâm
nhiều nhất là ISO 14000. Tiêu chuẩn này trở thành điều kiện kinh doanh
trên thị trường EU. Hiện nay có rất ít doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh hàng may mặc của Việt Nam với thị trường EU có được tiêu
chuẩn này do hạn chế về vốn đầu tư. Theo công ty Dệt-May Việt Nam
thì hiện nay mới chỉ có 5 đơn vị có chứng chỉ ISO 14000 và 2 đơn vị
đang triển khai đăng ký chứng chỉ này. Đây là điều cản trở lớn đối với
việc mở rộng và cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường
này.
Sử dụng dấu xác nhận tiêu chuẩn môi trường đối với các sản phẩm. Đó
là các địa phương được gắn nhãn hiệu sinh thái. Các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng may mặc cần phân biệt nhãn hiệu sinh thái của quốc gia và
nhãn hiệu sinh thái của các quốc gia trong EU là giống nhau và dựa trên
tiêu chuẩn sinh thái EU như có những quốc gia xây dựng tiêu chuẩn
nhãn hiệu sinh thái cao hơn nhãn hiệu sinh thái EU như Hà lan, Đức và
các vùng Scanđinavơ. Trước mắt, điều này quả là xa lạ nhưng lại là rào
cản lớn đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu Viêt Nam. Các nhà
sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc nên đưa vấn đề sản phẩm được gắn
nhãn hiệu sinh thái vào trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh
dài hạn và tìm cách đi cho phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh
của mình.
Thứ ba, về trách nhiệm xã hội, người tiêu dùng và các hiệp hội bảo vệ người
tiêu dùng, các nghiệp đoàn ở các nước trong khối EU rất coi trọng đạo đức kinh
doanh và luôn gây sức ép đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu phải quan tâm
nhiều hơn đối với chất lượng cuộc sống tinh thần của người lao động. Ví dụ Chiến
dịch Quần áo Sạch được thực hiện rất rầm rộ ở Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh và
một số nước khác nhằm thông báo cho người tiên dùng biết quần áo của họ đang
dùng được nhà sản xuất làm ra trong điều kiện nào, có sử dụng trẻ em trong sản
xuất không, tình trạng nhân quyền của người lao động trong doanh nghiệp ra làm
sao, có phân biệt đối xử giới tính trong lao động hay không… Những sản phẩm
của các doanh nghiệp có đạo đức xã hội tốt thường được người tiêu dùng dễ dàng
chấp nhận, nhưng khi có vấn đề vi phạm thì sản phẩm đó bị tẩy chay và không
được nhập khẩu vào thị trường EU.
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội mang tính quốc tế đó là SA 8000, được áp dụng
trên toàn thế giới với các điều khoản dựa trên những khuyến cáo của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO) và các thỏa thuận, hiệp định về nhân quyền, quyền trẻ em của
Liên Hợp Quốc.
Hiện nay, việc áp dụng SA 8000 hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, nhưng
để thuận tiện và dễ dàng mở rộng kinh doanh trên thị trường EU thì hầu hết các
doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước trên thế giới đều đăng ký lấy chứng chỉ. Có rất
ít doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam snag thị trường EU có
chứng chỉ SA 8000, hiện nay có 10 đơn vị đạt được chứng chỉ này và 14 đơn vị
khác đang triển khai đăng ký. Đây thực sự là một rào cản lớn đối với xuất khẩu
hàng may mặc Việt Nam sang thị trường EU.
1.2.3. Thực trạng đáp ứng các yều cầu môi trường của hàng dệt may xuất
khẩu Việt Nam:
Với những rào cản môi trường trên, phải thấy rằng hiện nay việc đáp ứng được
các tiêu chuẩn trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn rất nhiều các khó
khăn. Trong ngành Dệt may Việt Nam, cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm
“xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh
nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu
cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt may xuất khẩu. Thực tế cho thấy trong hoạt
động sản xuất của chúng ta còn tồn tại một số những hạn chế đòi hỏi chúng ta phải
có những giải pháp thích hợp:
Thứ nhất, trong phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm-hoàn
tất hiện nay vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công
nghệ gây ô nhiễm môi trường. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau. Trong hồ sợi,
ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hóa học)
trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứ 400-
800mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến
làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6
lần, đưa COD có thể lên tới 80.000mg/l. Trong thành phần nước thải của các công
ty, nhà máy dệt nhuộm hiện nay, có khoảng 300-400mg/l COD (đã vượt tiêu
chuẩn nước thải loại B 3-4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700-800mg/l và có thể
tăng cao hơn nữa trong tương lai.
Và nếu tình hình ô nhiễm môi trường, trước hết là ô nhiễm nguồn nước thải
không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt- nhuộm phải đương đầu với nhiều
vấn đề nghiêm trọng, phải tốn nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp
ứng được các tiêu chuẩn quy đinh về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất,
xuất khẩu bền vững, đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn “Eco friend” về môi trường.
Thứ hai, trong ngành nhuộm - in hoa - xử lý hoàn tất, chúng ta vẫn còn đang
áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”. Do vậy năng suất lao
động chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hóa chất, thuốc nhuộm,
tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên
thương trường và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất khẩu dệt may của các
nước EU. Trong tương lai, nếu với trình độ công nghệ như hiện nay Việt Nam có
thể gặp phải những hạn chế về môi trường khi nhiều nước áp dụng tiêu chuẩn quá
trình sản xuát và chế biến hoặc quy định đối với vòng đời sản phẩm.
Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay chưa ban hành tiêu chuẩn về nước thải ngành dệt
may. Ngành dệt-nhuộm đang thải ra môi trường loại nước thải có những đặc tính
riêng mà trong tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp nói chung không đề cập đến.
Nước thải nhuộm thường có mầu đậm, đặc trưng nhưng không có nghĩa là mức
độc hại tỷ lệ thuận với màu sắc để phải quy định độ màu tính theo đơn vị Pt/Co tới
50, thậm chí giảm xuống 20 đơn vị là không cần thiết. Việc xử lý mầu nước thải
theo tiêu chuẩn chung đó sẽ rất tốn kém.
Thứ tư, một hiện tượng thường thấy trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
hiện nay đó là các doanh nghiệp đều chưa có những bộ phận chuyên trách về môi
trường. Cán bộ được giao thực hiện công tác về môi trường không có chuyên môn
sâu trong lĩnh vực này hoặc chỉ mới tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về môi
trường. Thực trạng này đã cho thấy công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm do các cơ
quan quản lý môi trường nhà nước và địa phương yêu cầu bắt buộc các doanh
nghiệp thực hiện chưa thực sự đáp ứng với mức độ chuyên nghiệp theo yêu cầu
Bảo vệ môi trường mà nhiều nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu.
CHƯƠNG II. Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi
trường đối với hàng dệt may Việt Nam
Việc Việt Nam là thành viên chính thức của WTO sẽ đem lại rất nhiều những
thuận lợi cho việc xuất khẩu các hàng hóa dệt may nhất là vấn đề về hạn ngạch
nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta không ít những thách thức mà một trong
những thách thức đó là việc đáp ứng được các yêu cầu về môi trường để vượt qua
rào cản “xanh” mà nhiều nước đang áp dụng. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải
có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng được các yêu
cầu một cách nhanh nhất.
2.1. Ở cấp độ quốc gia:
Thứ nhất, giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối
với cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng bởi lẽ những doanh
nghiệp, những nhà quản lý là những người trực tiếp quyết định quá trình sản xuất
và giám sát quá trình sản xuất. Việc sản phẩm sản xuất như thế nào, chất lượng ra
làm sao là hoàn toàn phụ thuộc vào những quyết định của họ.
Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia trên cơ sở yêu cầu
quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Với ngành dệt may, chúng ta cần xây dựng và
ban hành tiêu chuẩn quốc gia về nước thải ngành dệt may với những chỉ tiêu ô
nhiễm phù hợp, khả thi là hết sức cần thiết. Với những tiêu chuẩn như vậy cùng
với những chế tài thu phí nước thải, đồng thời có các biện pháp giám sát kiểm tra
thường xuyên thì sẽ bảo vệ được môi trường sống đồng thời xóa bỏ những rào cản
về môi trường đối với hàng xuất khẩu của chúng ta.
Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện các quy định về xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch
vụ nhạy cảm với môi trường; nghiên cứu sâu kinh nghiệm phối hợp giữa chính
sách thương mại và môi trường của các nước đang phát triển là thành viên của
WTO. Cho tới nay, đã có nhiều tranh chấp về thương mại trong khuôn khổ WTO
gắn với vấn đề môi trường. Nghiên cứu các vụ tranh chấp này sẽ giúp chúng ta bảo
vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp
dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường.
Mặt khác, kinh nghiệm từ các vụ trnah chấp đó cũng sẽ giúp chúng ta ngăn chặn
hợp lý hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây tác động xấu tới môi trường.
Thứ tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thông tin, khả năng tiếp cận
nguồn vốn, dịch vụ môi trường, nguyên liệu sạch.
Thứ năm, đẩy mạnh đàm phán quốc tế nhằm hội nhập sâu hơn vào các tổ chức
thương mại và môi trường để có thể tham gia rà soát hiệp định, xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia và tận dụng quyền nhận xét các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ sáu, cần đẩy mạnh các thỏa thuận, thương lượng với những nước phát
triển để có sự chuyển giao công nghệ cho chúng ta nhằm giúp các doanh nghiệp
cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao các thiết bị kiểm tra chất lượng của mình
góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng ngày càng tăng của các nước nhập
khẩu.
Thứ bảy, sử dụng các giải pháp tài chính như thuế và phí ô nhiễm môi trường.
Các giải pháp này có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô, theo hướng tích cực; có tác
dụng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các
phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng
cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích
công tác nghiên cứu và phát triển "sản xuất sạch". Đây còn là cơ sở để triển khai
các công nghệ phòng ngừa ô nhiễm; giúp các cơ quan chức năng quản lý Nhà
nước kiểm soát được những diễn biến của môi trường, kiểm soát được các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện cho người gây ô nhiễm được quyền tự
do lựa chọn các phương thức thích hợp, đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất
kinh doanh phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
2.2. Ở cấp độ doanh nghiệp:
Thứ nhất, đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm để hạn chế ô nhiễm trong quá trình sản xuất
cũng như trong tiêu dùng, loại bỏ độc tố và dư lượng vi sinh trong các sản phẩm.
Đồng thời, chúng ta phải dự đoán các tình huống có thể xảy ra, đề ra các giải pháp
giải quyết và cần có những phương pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại do vi phạm
tiêu chuẩn. Điều này rất quan trọng bởi nếu làm tốt được điều này thì nó sẽ tạo cho
chúng ta một tâm lí ổn định và thoải mái trong quá trình sản xuất cũng xuất khẩu
sang thị trường tiềm năng quốc tế.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường, mời
các chuyên gia giỏi về môi trường, am hiểu về tiêu chuẩn xuất khẩu về làm cố vấn
cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai,
tích cực gửi người đi đào tạo học hỏi kinh nghiệm từ những nước phát triển và có
kinh nghiệm trong quá trình xuất khẩu. Đồng thời tăng cường thông tin và tiếp thị
nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về yêu cầu của nước nhập khẩu.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần rà soát kỹ lưỡng cẩn thận những hóa chất, thuốc
nhuộm đang sử dụng, phải biêt rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có hồ sơ
của từng loại hóa chất, từng màu thuốc nhuộm.
Thứ tư, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ số lượng chất lượng, đặc
biệt là tiêu chuẩn về môi trường của hàng dệt may xuất khẩu của các doang nghiệp
như thực hiện định kỳ công tác kiểm định đánh giá chất lượng sản phẩm đạt tiêu
chí "sản phẩm xanh", áp dụng công nghệ sạch nhằm khai thác triệt để các lợi ích
như giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm để từ đó nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm đồng thời tăng cường các biện pháp chống gian lận thương
mại và giả mạo…
Lêi kÕt
Bất kỳ một quá trình sản xuất công nghiệp nào đều phát sinh chất thải và gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Nếu cách đây 5 năm, khái
niệm về sản xuất sạch hơn (SXSH) còn xa lạ với các doanh nghiệp và các cơ quan
quản lý sản xuất thì nay SXSH đã dần dần được phổ biến. Nhiều DN đã và đang
dần dần tiếp cận chương trình này. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là phương pháp sản
xuất ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên vật liệu và
hạn chế nước thải, rác thải. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp các quốc gia đang phát
triển có thể tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Với mục tiêu đưa sản xuất
sạch hơn vào hoạt động hàng ngày ở tất cả các doanh nghiệp nhằm đáp ứng mong
muốn “bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải", đảm bảo sự phát triển bền
vững các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng cần
áp dụng những giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm mang lại những lợi ích kinh tế,
xã hội và môi trường đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế và
là biện pháp có hiệu quả nhất để đối phó với những rào cản môi trường hiện nay.
MỤC LỤC
Lêi më ®Çu...................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I. Rào cản môi trường và việc đáp ứng các yêu cầu môi trường của
hàng dệt may Việt nam ....................................................................................................... 3
1.1. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay:........................................... 3
1.2. Rào cản môi trường và thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của
dệt may Việt Nam sang thị trường EU: .......................................................................... 5
1.2.1. Rào cản môi trường là gì? ................................................................................. 5
1.2.2. Một số rào cản môi trường đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường EU:...................................................................................................... 6
1.2.3. Thực trạng đáp ứng các yều cầu môi trường của hàng dệt may xuất
khẩu Việt Nam: ............................................................................................................ 9
CHƯƠNG II. Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi
trường đối với hàng dệt may Việt Nam ........................................................................... 12
2.1. Ở cấp độ quốc gia: .................................................................................................. 12
2.2. Ở cấp độ doanh nghiệp: ......................................................................................... 13
Lêi kÕt ............................................................................................................................... 15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110847_9174.pdf