FDI từ trước đến nay. Các n guồn vốn nước ngoài, tr ong đó có FD I, đã và đang đóng
vai trò quan trọng trong sự p hát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng
trưởng kinh tế khá cao và liên tục t hông qua mở rộng quy mô đầu tư v à c hất lượng
đầu tư. Luồng vốn này tạo điều kiện cho nền kinh t ế tiếp xúc và sử dụng được các
dòng vốn lớn và chất lượng. Đi đôi với việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài thì việc
quản lý và tạo ra m ột môi trường kinh tế công bằng và p hát triển ổn định là điều kiện
tiên quyết và sống còn. Đ ây cũng là thách thứ c lớn đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam
trong khi nền kinh tế chúng ta m ới chuyển từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang nền
kinh tế thị trường.
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫn và kiểm soát hiện tượng chuyển giá của các t ập đoàn đa quốc gia. Tuy
không mang tính triệt để nhưng góp phần giảm thiểu lượng vốn thất thoát ra nước
ngoài của các quốc gia trên thế giới.
Dưới đây, ta đi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước điển hình trên thế giới
để từ đó có những đánh giá và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn phát
triển hội nhập.
3.1. Kinh nghiệm chống Chuyển giá của Hoa Kỳ
Năm 1998, Hoa Kỳ ban hành đạo luật IRS ( Internal Revenue Service) section 482 dựa
trên nguyên tắc giá thị trường đề làm cơ sở xác định giá chuy ển giao giữa các MNC’s.
4.1.1 Định nghĩa định giá chuyển giao:
Là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển
giao nội bộ trong một MNC phù hợp với t hông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các
quốc gia mà có các công ty con của công ty MNC đang hoạt động.
Việc xác định giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trị của các công ty
thành viên trong MNC’s, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hoặc thấp hơn giá thị
trường thì xảy ra hoạt động chuyển giao.
Do vậy, nguyên tắc giá thị trường là cơ sở rất quan trọng cho việc xác định giá cả
chuyển giao giữa công ty mẹ, công ty con.
4.1.2 Các phương pháp định giá chuyển gia trong IRS section 482:
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 12
Phương pháp tự do có thề so sánh được (Comparable Uncontroller Price –
CUP): phương pháp này dựa vào đơn giá sản phẩm, được áp dụng trong trường
hợp giao dịch độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liện kết. Tuy
nhiên, khi đi vào t hực tế thì phương pháp này lại không phát huy được hiệu quả
khi xác định giá chuyển giao của các tài sản hữu hình, vì công ty phải xuất trình
rất nhiều tài liệu mà những t ài liệu này rất khó để kiểm chứng t ính trung thực
của nó
Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method): phương pháp này áp dụng
trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương, không có thêm công
đoạn gia công, lắp ráp làm t ăng giá trị hàng hóa.
Phương pháp chi phí vốn cộng thêm ( Cost plus M ethod): Phương pháp này
được lựa chọn khi giao dịch liện kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho
các bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết.
Hai phương pháp giá bán lại và chi phí vốn cộng thêm được sử dụng rất rộng
rãi ở Mỹ vì doanh nghiệp dễ xuất trình các tài liệu khi được đòi hỏi và cũng
không quá phức tạp khi thu thập các thông tin và t ài liệu
Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Slipt M ethod): Phương pháp này cho
phép tính ra thu nhập thuần trước thuế, là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Phương pháp này ở Mỹ là dễ ứng dụng nhất và ít tốn kém nhất nhưng
độ tin cậy của nó thì không cao.
Phương pháp chiết tách lợi nhuận có thể so sánh được ( The Comparable Profit
M ethod): Các bên liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp.
Được mệnh danh là cường quốc số 1 về kinh tế của thế giới, những kinh nghiệm về
Chống Chuyển giá của Hoa Kỳ tạo ra tiền đề cũng như cơ sở để các nước áp dụng vào
tình hình thực tế của đất nước. Từ bài học ấy, có t hể rút ra được là:
Phải hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm đặt ra cơ sở pháp lý cho việc phát
hiện ra và phạt hiện tượng chuyển giá
Tùy vào từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp định giá chuyển giao
phù hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp để xác định hiện tượng chuyển giá.
Coi trọng công tác lưu trữ tài liệu tài chính của các công ty đa quốc gia để theo
dõi một cách có hệ thống. Song song đó, tuy ển chọn, đào tạo về nghiệp vụ và
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 13
trình độ nhân viên thuế của các cơ quan quản lý để có nghiệp vụ giỏi, đối thoại
với các đại diện tài chính của các công ty đa quốc gia nhằm phát hiện ra một
cách thuyết phục các hành vi chuyển giá của các công ty này.
3.2. Kinh nghiệm chống chuyển giá của Trung Quốc
Tiếp theo, ta đi nghiên cứu thêm kinh nghiệm về Chống chuyển giá của một
nước ở châu Á để có cái nhìn cận cảnh và dựa trên nhiều điểm tương đồng về hoàn
cảnh lịch sử, địa lý vói Việt Nam. Và đất nước chúng ta quan tâm ở đây là Trung
Quốc. Lựa chọn này dựa trên mấy cơ sở tiêu biểu như sau:
Trung Quốc và Việt Nam cùng là nước Á Đông. Có rất nhiều năm có cùng thể chế,
chính sách giống nhau, cùng có xuất phát điểm như nhau là đi theo con đường phát
triển XHCN, và hiện nay thì đang trong quá trình phát triển theo nền kinh tế thị trường
với sự tham gia điều tiết và quản lý kinh t ế của nhà nước.
Năm 1998, Trung Quốc cũng đã xây dựng luật chống chuyển giá dựa theo hướng dẫn
của O ECD, cũng lấy nguyên tắc giá thị trường là cơ sở để xác đ ịnh giá chuyển giao
tương tự như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, luật chống chuyển giá của Trung Quốc có một số
điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất, Cơ chế hạch toán thuề đối với các nhà đầu tư nước ngoài không
thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Điều này có nghĩa là sao? Nghĩa
là Chính phủ Trung quốc sẽ xem xét, vùng nào cần đầu tư mạnh thu hút nhiều
vốn FDI để phát triển thì sẽ có rất nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà
đầu tư nước ngoài, chẵng hạn như những vùng Tứ Xuyên và các tỉnh phía Tây
Trung quốc, ngược lại họ sẽ thắt chặt quản lý ở những thành phố có sự đầu tư
FDI ồ ạt, như ở Bắc Kinh, Thượng Hải…Như vậy, họ sẽ có thể vừa thu hút
được FDI, mà vẫn có thể vừa điều tiết được nó và vẫn kiểm soát được tình hình
“Chuyển giá”
Thứ hai, ngoài việc sử dụng các phương pháp định giá chuyển giao để chống
“Chuyển giá” người t a còn sử dụng đồng thời cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu…để hạn chế hoạt động chuyển giá của các
MNC’s.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 14
Thứ ba, theo nghiên cứu mới nhất của KPMG cũng có đề cập rằng, thuận lợi
trong công tác chống chuyển giá của Trung Quốc là việc được hỗ trợ các phần
mềm, máy tính…để lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho việc theo dõi, giám định,
phát hiện các hành vi chuyển giá chẳng những của các MNC’s mà còn có cả các
công ty nội địa.
Thứ tư, Cơ quan thuế T rung quốc áp dụng phương pháp định giá chuy ển giao là
phương pháp chiết tách lợi nhuận, tính ra thu nhập thuần của doanh nghiệp
nhằm phát hiện ra hiên tượng “chuyển giá”.
Thứ năm, Trung Quốc thực hiện kiểm toán mang tính bắt buộc và thường
xuyên, các đối tượng có khả năng vi phạm “Chuyển giá”. Do vậy, phần nào hạn
chế được tình trạng chuyển giá tràn lan như những năm của thập kỉ trước.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam
2.1.1 Giai đoạn 1998-2003
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1996: Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện mở
cửa thu hút, kêu gọi đầu tư. Năm 1988 cũng là năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư
nước ngoài, ngay năm 1988 chúng ta đã thu hút được 37 dự án đăng ký với số vốn
là 371,8 triệu U SD. Sau hai năm thì số dự án được cấp phép hoạt động đã lên tới 107
dự án với tổng số vốn là 839 triệu USD, tốc độ tăng thu hút vốn t ăng cao và quy mô
vốn trung bình đạt 8,42 triệu USD/dự án. Đồng thời trong gia đoạn (1991- 1995) luật
đầu tư sửa đổi kịp thời (2 lần vào năm 1990 và1992) đã bổ sung và tăng cường
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả. Trong giai đoạn này,
chính phủ đồng thời quyết định thành lập một loạt các khu công nghiệp tại các địa
phương cũng đã tạo ra được một lực hút mạnh đối với FDI. Kết quả đạt được là số
dự án được cấp phép đã đạt 6,24 lần tổng vốn đăng ký và gấp 9,3 lần so với thời kỳ
hai năm đầu 1988 và 1989. Đồng thời trong giai đoạn này thì tổng vốn FDI cũng
đạt đỉnh điểm tại năm 1996 với con số là 8 497,3 triệu USD.
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003: Tháng 7 năm 1997 xảy ra cuộc khủng
hoảng kinh tế trong khu vực, các nước chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng
hoảng này là Thái Lan, Philippines, Indonesia và M alaysia… Nước t a lại nằm ngoài
“tâm bão”, đây chính là thời cơ cho việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các
nước trong khu vực p hải đang đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế.
2.1.2 Giai đoạn 2004-2010
Đây là giai đoạn phục hồi và tăng tốc một cách nhanh chóng của việc thu
hút vốn FDI. Sau khi cơn bão tài chính qua đi, kinh tế của các nước Châu Á đã vực
dậy và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt
Nam và Trung Quốc trở thành những quốc gia có sức hút mạnh đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài, và luôn nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu thu hút FDI.
Năm 2006, Luật Đầu Tư và Luật Doanh N ghiệp mới ra đời đánh dấu một bước
ngoặc mới và một bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong
lĩnh vực luật pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền t ỉnh, thành phố việc
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 16
thẩm định và cấp phép. Việc này đã tạo ra sự chủ động trong việc quản lý nguồn
vốn FDI tại các địa phương và quan trọng hơn là tạo ra một cuộc thi đua giữa các địa
phương thực hiện việc cải cách hành chính thông thoáng, tạo ra điều kiện tốt cho môi
trường đầu tư. Từ đó t ăng cường việc thu hút đầu tư và tạo cho các nhà đầu tư cảm
thấy thuận t iện. Kết quả của việc cải cách hành chính của các địa phương cho t a kết
quả hết sức khả quan là năm 2006 đạt mức thu hút vốn 10,2 tỷ USD vượt qua mức
kỷ lục năm 1996.
Theo công bố của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút đầu
tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2%
cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,2
tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm trước); vốn đăng
ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4 tỷ USD. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so
với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD.
Top các ngành thu hút FDI lớn nhất năm 2010:
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài TPHCM năm 2010. (N guồn: Cục thống kê TPHCM).
2.1.3 Năm 2011
Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố tình hình hút vốn đầu tư nước ngoài tháng
11 năm 2011 và 11 tháng đầu năm.12,7 tỷ USD là tổng số vốn đăng ký cấp mới và
tăng thêm 11 tháng đầu năm 2011 (t ính đến 20/11/2011).
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 17
Hồng Kông đứng đầu danh sách đối tác cấp vốn FDI cho Việt Nam. Tổng vốn
FDI khu hành chính này “rót” vào Việt Nam 11 tháng đầu năm đạt hơn 3,09 tỷ USD,
chiếm 24% tổng hút vốn. Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc là 3 quốc gia cấp vốn FDI
cho Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD trong 11 tháng.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 18
.
Tổng hợp cả số vốn đăng ký mới và tăng thêm, trong 11 tháng năm 2011, cả
nước đã thu hút được gần 12,7 tỷ USD vốn FDI, bằng 84% so với cùng kỳ. So với chỉ
tiêu thu hút 20 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, kết quả như trên cho thấy thực tế
thu hút FDI đã khó khăn hơn rất nhiều so với dự kiến. Nhưng điểm rất đáng chú ý là
thu hút vốn FDI có sự dịch chuyển sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, thay vì bất động
sản như năm trước.
2.2 Hoạt động chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
2.2.1 Khái quát chung
Hơn 20 năm mở cửa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có
nhữngđóng góp đáng kể vào thành tích xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao
động và hiện đang trở thành đầu tàu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành công
nghiệp. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực kinh tế này cho ngân sách quốc gia lại khác
hẳn.
Sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại: Thứ nhất là sản phẩm
trung gian. Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nướcngoài
theo đơn đặt hàng của công ty mẹ. Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong
nước.Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thực chất là một công xưởng
vớinguy ên vật liệu chính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sản phẩm được xuất khẩu
để đi qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành giá bán. Như vậy, về thực chất
toàn bộ hoạt động của loại doanh nghiệp này hầu như không hạch toán lợi nhuận. Việt
Nam không những không thu được đồng thuế giá trị gia tăng nào mà ngược lại các
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 19
doanhnghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhập doanh nghiệp cũng coi như không có
vì không lợi nhuận
Với loại sản phẩm thứ hai, doanh nghiệp FDI t uy có chút lãi nhưng không đáng
kể. Về hạch toán lợi nhuận phía Việt Nam không được phép biết hoặc tham gia gì vì
vốn của chủ doanh nghiệp nước ngoài, như vậy việc xuất khẩu được bao nhiêu cũng
không đóng góp giá trị gia tăng trong GDP. Với loại sản phẩm t hứ ba, tuy được tiêu
thụ trong nước, nhưng hầu hết các nguyên vật liệu chính đều được nhập khẩu từ bên
ngoài. Chẳng hạn như bột ngọt gần như 100%nguyên vật liệu là nhập khẩu, da cứng
chiếm 83%; giày thể thao là 76%; sứ vệ sinh 74%;sơn hóa học 68,3%; bột giặt 56%...
Do quá trình hạch toán lợi nhuận khép kín của các doanh nghiệp FDI, nên dù là tiêu
thụ trong nước cũng được xem thực chất là nhập khẩu.
2.2.2 Các quy định, quy chế liên quan đến kiểm soát chuyển giá
Thông tư 60/1996/TT-BTC: Hướng dẫn, quy định về chế độ kế toán, kiểm toán,
kê khai-nộp thuế đối với DN có vốn Đầu tư nước ngoài
Thông tư 74/1997/TT-BTC : hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thông tư 89/1999/TT-BTC: ngày 16/07/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước
ngoài.
Thông tư 13/2001/TT-BTC: ngày 08/03/2001 về v iệc hướng dẫn thực hiện quy
định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài.
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ ngày
01/01/2004 tại Điều 11 Chương III quy định: “các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm
mua bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá thị trường”
Ngày 22/4/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định
việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết, thay thế Thông tư 117/2005/TT-
BTC (có hiệu lực từ 6/6/2010). Quy định mới chủ yếu phục vụ xác định nghĩa vụ thuế
thu nhập doanh nghiệp. Thông tư này hướng dẫn nội dung cụ thể, như nguyên tắc giá
thị trường; phương pháp xác định giá thị trường; phân tích, so sánh và các vấn đề liên
quan việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết... So với Thông tư
117/2005/TT-BTC, Thông tư 66/2010/TT-BTC có một số sửa đổi quan trọng về kỹ
thuật theo hướng thắt chặt quy định.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 20
Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết đều phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:
Trước hết, doanh nghiệp phải lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá thị trường làm bằng
chứng cho việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Hồ sơ phải tại thời điểm diễn ra
giao dịch và được cập nhật trong suốt quá trình diễn ra giao dịch. Như vậy, doanh
nghiệp có nghĩa vụ chủ động cung cấp bằng chứng chứng minh việc tuân thủ nguyên
tắc giá thị trường trong các giao dịch của mình với bên liên kết. Theo quy định, cơ
quan thuế có thể ấn định thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng các chế tài phạt trong
trường hợp doanh nghiệp không có hoặc không thể xuất trình bộ chứng từ trong khung
thời gian quy định.
Doanh nghiệp phải nộp tờ khai giao dịch liên kết và các phương pháp xác định
giá thị trường hàng năm theo Mẫu số 01/GCN-01/QLT, cùng t ờ khai quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp. Thông tư 66/2010/TT-BTC có đưa ra một số thay đổi trong
biểu mẫu, y êu cầu phải kê khai các giao dịch liên kết của mình chi tiết theo bên liên
kết, t iêu chí xác định quan hệ liên kết và phương pháp định giá giao dịch liên kết.
2.2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI
Theo Tổng cục Thuế, trong năm 2011 tổng số 585 doanh nghiệp FDI bị thanh
tra do nghi ngờ có dấu hiệu chuyển giá trong 9 tháng đầu năm 2011, có 494 doanh
nghiệp thuộc diện bị xử lý với nhiều kiểu vi phạm. Sai phạm phổ biến nhất được phát
giác là hạch toán chi phí trước nhưng chưa chi; trích lập dự phòng chưa đúng quy
định; chi phí không có hóa đơn, chứng từ, vượt định mức; hạch toán chi phí không
phục vụ sản xuất kinh doanh; chi phí tiền lương, khấu hao không đúng quy định của
Bộ Tài chính; nhập nguyên liệu giá cao nhưng bán sản phẩm giá thấp... Từ đó, nhiều
doanh nghiệp lỗ kéo dài, trong khi vẫn mở rộng sản xuất.
Sau khi yêu cầu hạch toán lại, các doanh nghiệp này giảm lỗ 1.544 tỷ đồng,
chiếm gần 54% tổng số giảm lỗ mà Tổng cục Thuế xác định được. Cùng đó, có 104
doanh nghiệp vi phạm hạch toán không đúng lãi vay làm số lỗ phát sinh thêm 258,8 tỷ
đồng. Kế hoạch thanh tra 1.276 doanh nghiệp FDI trong năm 2011 xuất phát từ cơ sở
phân tích thông tin, các doanh nghiệp này có số lỗ lớn, liên tục, lỗ âm vốn chủ sở hữu
nhưng vẫn đầu tư mở rộng.Gần 90% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 21
(FDI) thuộc diện thanh tra trong 9 tháng năm 2011 bị phát hiện có dấu hiệu sai phạm
về hạch toán chi phí và chuyển giá.
Hiện quy định trong nước còn thiếu cụ thể về việc xác đ ịnh giá thị trường cho
dịch vụ giữa các bên liên kết. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp khi
phải chứng minh tính hợp lý của các khoản phí phải trả cho dịch vụ cung cấp nội bộ
hoặc các khoản hoàn trả phí dịch vụ cho hoạt động quản lý vùng. Thông lệ quốc tế cho
thấy, việc có hồ sơ chứng minh lợi ích thu được, các hoạt động cung cấp dịch vụ thực
tế được thực hiện, cùng với phương pháp tính phí là cơ sở hỗ trợ việc khấu trừ chi phí
đối với các khoản phí dịch vụ trả cho bên liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc sử dụng tài sản vô hình và lợi nhuận kinh doanh còn chưa nhất quán.
Doanh nghiệp nên chú ý việc lý giải mức lợi nhuận đạt được với chi phí trả cho bên
liên kết, liên quan đến các khoản t hanh toán chi phí như tiền bản quyền cho việc sử
dụng bí quy ết kỹ thuật hoặc nhãn hiệu. Ví dụ, trong giao dịch giữa các bên liên kết tại
các nước đang phát triển, cơ quan thuế đặc biệt quan ngại việc doanh nghiệp thanh
toán quá nhiều tiền phí bản quyền, nhãn hiệu, trong khi doanh nghiệp cũng chi trả
nhiều cho marketing trong nước.
Sự không nhất quán giữa chính sách xác định giá nội bộ đã được ghi chép trong
hồ sơ với kết quả kinh doanh thực tế. Bên cạnh đó, là tình trạng chính sách định giá
không được áp dụng đúng, mặc dù được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ. Ví dụ, trường hợp
giá chuyển nhượng không được xác định theo các chính sách định giá nội bộ hoặc
doanh nghiệp không điều chỉnh để đạt được mức lợi nhuận đã được hoạch định theo
chính sách từ trước đó.
2.2.4 Một số hình thức chuyển nhượng giá xảy ra ở Việt Nam :
Chuyển nhượng tài sản hữu hình : thực tế việc xác định giá tài sản thuộc các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có một số sai sót. Theo các cuộc
giám định chính thức được công bố rộng rãi, nhiều đối tác nước ngoài cố ý khai
báo cao trị giá máy móc và thiết bị đóng góp vốn ban đầu vào liên doanh so với
giá trị thực.
Chuyển nhượng tài sản vô hình : thực tế việc xác định giá những tài sản vô
hình là một vấn đề rất phức tạp, khó xác định vì hầu hết những tài sản này đều
là những tài sản mang t ính độc quyền của chủ sở hữu, cho nên việc xác định giá
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 22
theo nguyên t ắc thị trường rất khó áp dụng. Nói một cách khác, giá chuyển
nhượng những t ài sản vô hình về thực chất hầu như là phụ thuộc vào sự tính
toán một cách chủ quan của công ty mẹ, bởi vì quy định của Việt Nam về vấn
đề này còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc cơ quan chức năng không thể kiểm soát
hết được.
Chuyển nhượng trong việc cung ứng dịch vụ : về mặt lý thuyết, việc cung
cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp liên kết liên quan đến ba trường hợp :
+ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có liên
kết ở mức độ thấp hơn giá thị trường hoặc miễn phí.
+ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải trả phí cao hơn giá thị trường cho các dịch
vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp liên kết.
+ Một sự phân bổ bất hợp lý các khoản chi phí quản lý chung của công ty mẹ cho
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Chuyển nhượng đối với tài trợ các nghiệp vụ : khi một doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài vay vốn từ một bên liên kết (một công ty con khác hoặc công ty mẹ)
và được tính một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất bình thường của thị trường
đối với một khoản nợ cùng loại.
Chuyển nhượng đối với nguyên liệu nhập khẩu : các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài có thể định giá thấp các mặt hàng nhập khẩu trước năm 1996, khi
mà các mức thuế nhập khẩu vẫn còn ở mức cao, nhưng có thể định giá cao các
mặt hàng này sau đó khi mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hưởng
các ưu đãi về thuế và các mức thuế suất này dần dần được giảm.
Quy định về thuế và các giá phí theo hiệp định : theo quy định tại điều 9 của
hiệp định tránh đánh thuế hai lần, khi các nghiệp vụ kinh tế xảy ra giữa hai xí
nghiệp liên kết ký kết các hợp đồng mua, bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch
vụ, chuyển giao công nghệ, hợp đồng t ín dụng, thanh toán tiền lãi cổ phần, lãi
từ tiền cho vay thực hiện trên cơ sở giá thị trường như áp dụng trong trường
hợp các nghiệp vụ kinh tế giữa hai doanh nghiệp độc lập, cơ quan thuế của một
nước sẽ có quy ền tính toán và ấn định lại giá cả ghi trên các hợp đồng phù hợp
với giá cả thực tế trên thị trường để xác định lợi tức chịu thuế của một doanh
nghiệp tại nước ký kết đó.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 23
2.2.5 Một số ví dụ điển hình
2.2.5.1 Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành
phẩm hay thành phẩm
“Vừa rồi, chúng tôi phát hiện một DN FDI tại Lâm Đồng, làm xuất khẩu chè.
Đây là một DN đến từ Đài Loan, cũng lỗ 9-10 năm nay, thậm chí, số lỗ gấp 2-3 lần
vốn điều lệ. Thế nhưng thực t ế thì DN này vẫn đầu tư, phát triển.
Giá xuất khẩu chè của DN đó sang Đài Loan còn thấp hơn cả giá thành. Đó là điều rất
vô lý. Nhưng khi kiểm tra sổ sách chứng từ của họ thì lại đầy đủ cả. Có thể, ở Bình
Dương, Đồng N ai cũng có tình trạng này.” (Theo Phạm Duy Khương – Phó tổng cục
trưởng tổng cục Thuế )
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Coca – cola tại VN năm
1998, xem xét tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm trong tổng chi phí thì chi phí
nguyên vật liệu chiếm tới 60,14% trong tổng chi phí. Khi so sánh với doanh t hu t hì chi
phí nguyên vật liệu chiếm 66,82%. Nếu đem tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu so với doanh
thu và chi phí tại công ty Coca Cola so sánh với các công ty trong cùng ngành sản xuất
nước giải khát thì tỷ lệ này quá cao và không phù hợp với đặc điểm và tỷ suất lợi
nhuận của ngành này. Trong đó, hơn 40% nguyên vật liệu là được nhập từ công ty mẹ
ở nước ngoài. Liên tục từ năm 1996 – 1998, Coca Cola Việt Nam báo lỗ
Vào thời điểm mà giá bán một két bia Foster’s được công ty bia Foster’s Việt
Nam bán cho các đại lý là 240.000 đồng/két với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho bia
chai là 75% thì mỗi két bia phải đóng t huế tiêu thu đặc biệt là:102.857 VND. Chủ đầu
tư Foster’s tại Việt Nam đã quyết định thành lập thêm một công ty TNHH Foster’s
Việt Nam. Công ty này có nhiệm vụ chuyên thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do
hai nhà máy bia Foster’s sản xuất ra. Giá bán một két bia Foster’s của hai nhà máy bia
cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam chỉ là 137.500 VND. Thuế TTĐB 58.929 VND,
thuế GTGT là 11.429 VND.Như vậy tổng cộng số thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị
gia tăng mà chủ đầu tư phải nộp trong trường hợp chủ đầu tư thành lập thêm công ty
TNHH Foster’s Việt Nam cho mỗi két bia là 58.929 VND + 11.429 VND = 70.358
VND. Nếu chúng ta đem so sánh tổng số tiền thuế phải nộp của chủ đầu tư trước và
sau khi thành lập công ty TNHH Foster’s Việt Nam thì chúng t a có thể thấy là chủ đầu
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 24
tư đã tiết kiệm được một khoản tiền thuế phải nộp là 32.499 VND (tương đương
31,60%).
2.2.5.2 Chuyển giá thông qua các TSCĐ hữu hình:
Công ty Liên doanh gia cầm Việt Thái đi vào hoạt động với phần vốn góp của
đối tác Thái Lan là dây chuy ền giết mổ, giá trị thực tế của dây chuyền này được thẩm
định chỉ có 400.000 U SD. Nhưng khi tham gia góp vốn bên đối tác Thái Lan đã kê
khai khống nâng giá trị vốn góp của dây chuyền này lên đến 600.000 U SD. Giá trị vốn
góp nâng lên chiếm đến 50% giá trị thật của dây chuyền giết mổ. Ngay khi góp vốn
nếu máy móc này được mua từ công ty mẹ th ì đối t ác nước ngoài đã chuyển 200.000
USD này về cho công ty mẹ. Và nếu máy móc này được khấu hao theo đường thẳng
trong 10 năm thì mỗi năm chi phí khấu hao tăng thêm do phần định giá nâng lên là
20.000 U SD một năm. Thuế suất hiện nay là 25% thì Chính phủ Việt Nam mỗi năm
mất thêm 5.000 USD tiền thuế TNDN.
2.2.5.3 Chuyển giá thông qua việc mua các TSCĐ vô hình:
Ban đầu liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm phán đòi chi phí bản
quyền chuyển giao công nghệ là 42 triệu U SD. Do có khấu hao tài sản vô hình nên nếu
như hợp đồng này thành công, phía Đức sẽ chuy ển giao được về nước một số t iền rất
lớn. Tuy nhiên, sau khi phía Việt Nam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu
USD; giảm đi 77% so với chi phí ban đầu. Tức là giá trị của tài sản này bị đội lên rất
nhiều.
Vào năm 1987, Công ty IBM trình báo cáo t ài chính hàng năm trước đại hội cô
đông thì hãng này cho rằng 1/3 lợi nhuận kiếm được trong năm là từ hoạt động kinh
doanh trên đất Mỹ. Tuy nhiên khi kê khai với cơ quan thuế thì IBM đã kê khai rất
nhiều chi phí R&D liên quan đến thị trường M ỹ vì vậy mà phần lợi nhuận kiếm được
trên thị trường Mỹ gần như bằng không và kết quả là IBM tránh được nghĩa vụ nộp
thuế cho chính phủ Mỹ mặt dù doanh thu thuần của IBM vào năm 1987 là 25 tỷ USD.
2.2.54 .Các hình thức khác:
Mới đây, trong đợt thanh tra những công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ
trên địa bàn TP.HCM, cục Thuế thành phố còn lưu ý đến đại gia bất động sản Saigon
M etropolitan (SM), liên doanh giữa công ty TNHH một thành viên xây dựng Bình
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 25
M inh thuộc tổng công ty Xây dựng Sài Gòn và công ty Saigon Metropolitan Limited
(SML) thuộc Brit ish Virgin Island của Anh.
Báo cáo tài chính mới nhất của liên doanh này cho thấy, dù đã qua bốn lần t ăng
vốn từ 29 tr iệu USD lên 49,7 tr iệu USD nhưng ở thời điểm hiện tại, SM vẫn đang lỗ
luỹ kế gần 20 triệu USD và nợ thuế hơn 7 tỉ đồng. Không khó để hình dung vì sao mới
đây công ty xây dựng Bình Minh - trong hợp đồng mới ký kết lại - đã đồng ý chuyển
nhượng 30% vốn thuộc sở hữu của mình cho Saigon Metropolitan Limited. Kịch bản
tăng vốn lần thứ năm nhằm giải quyết khó khăn t ài chính hẳn đã được đặt ra! Với ký
kết này, Saigon Metropolitan Limited trở thành đối tác nắm 90% vốn trong liên doanh
SM!
Nguyên nhân gây lỗ là giá cho thuê văn phòng quá thấp, chi phí cho các chuy ên gia
làm việc quá cao. Dần dần đối t ác nước ngoài trở thành chủ doanh nghiệp
2.2.6 Hệ quả của việc Chuyển giá trong đầu tư quốc tế:
2.2.6.1 Ảnh hưởng tiêu cực
Thông qua chuy ển giá, các MNC kiểm soát các công ty con trên toàn thế giới.
Các công ty con tuân thủ theo mục tiêu chiến lược t oàn cầu của công ty mẹ và đảm
bảo mức lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, khi các MNC lạm dụng chuyển giá để đạt được
mục tiêu của họ, các hành động của họ cũng tạo ra các tác động bất lợi đến sự phát
triển của các nước địa phương với các khía cạnh chính như sau:
2.2.6.1.1 Đối nghịch với sự công bằng thuế, nguy hại nghiêm trọng đến doanh
thu thuế của nước địa phương
Các MNC lạm dụng chuy ển giá để đạt được các thu nhập bất hợp pháp trái với
nguyên t ắc công bằng thuế, làm phá vỡ sự công bằng và trật tự của nền kinh tế quốc
tế, gây ra sự phát triển không bình thường của thương mại quốc tế vả đầu tư. Hơn nữa,
các MNC sử dụng chuyển giá với “giá cao - giá thấp” để chuyển lợi nhuận của các
công ty con ra ngoài nước địa phương, làm giảm rất lớn khoản thuế thu nhập phải nộp
của các MNC tại các nước địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu thuế
của các nước địa phương.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 26
2.2.6.1.2 Sự sụt giảm thu nhập và các khoản thanh toán quốc tế tại các quốc gia
địa phương
Việc chuyển giá “giá cao - giá thấp” của các MNC làm giảm mạnh các khoản
thu nhập và thanh toán quốc tế ở các nước địa phương. Một mặt, việc sử dụng chuy ển
giá có thể gia tăng lợi nhuận tổng thể của các MNC bằng cách nhập khẩu các hàng
hóa có thể sản xuất nội địa, là nguyên nhân gia tăng hàng hóa nhập khẩu t ại các nước
địa phương. Mặt khác, khi các MNC mua cùng một số lượng các sản phẩm, dịch vụ,
kỹ thuật trên hoặc bán cùng một số lượng các sản phẩm cho các công ty nước ngoài có
liên quan, việc chuyển giá “giá cao - giá thấp” sẽ là nguyên nhân làm cho các nước địa
phương gia tăng hàng hóa nhập khẩu và các chi phí vô hình đồng thời giảm hàng hóa
xuất khẩu, từ đó làm giảm thu nhập và t hanh toán quốc tế của các nước địa phương.
2.2.6.1.1 Phá hoại môi trường cạnh tranh công bằng của thị trường
Đôi khi để nắm bắt thị trường và ngăn chặn đối t hủ cạnh tranh, các MNC xây
dựng giá chuyển giao nội bộ thấp hơn, vì vậy các công ty con có thể bán các sản phẩm
với một mức giá thấp hơn giá bình thường và thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất tất
nhiên là vẫn đảm bảo đầy đủ hồ sơ chứng từ hợp pháp. Bên cạnh đó, các công ty con
có thể có một số lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do mức thuế thực sự của các
công ty con là thấp hơn mức thuế bình thường thông qua hoạt động chuy ển giá. Điều
này đã tạo ra một vị thế cạnh tranh không công bằng giữa các công ty con và các công
ty tương tự tại thị trường các nước địa phương. Hành động này gây nguy hại cho thị
trường cạnh tranh, cản trở sự tồn tại và phát triển bền vững của thị trường.
2.2.6.1.3 Làm hư hỏng hình ảnh của nước địa phương khi hấp thụ đầu tư nước
ngoài
Thông qua chiến lược chuy ển giá “giá cao - giá thấp”, các M NC chuy ển lợi
nhuận từ các công ty con tại nước địa phương về, làm xuất hiện lợi nhuận thấp hoặc lỗ
tại công ty con. Từ đó tạo nên một ấn tượng sai lầm rằng đầu tư vào nước địa phương
là không hiệu quả. Sai lầm này có thể tác động đến dòng tiền đầu tư nư ớc ngoài vào
nước địa phương. Điều này không chỉ làm tổn hại đến uy tín của môi trường đầu tư
các nước địa phương trên toàn t hế giới, mà nó còn tổn hại đến việc nhập khẩu các quỹ
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 27
đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến để phát triển kinh t ế tại địa phương đó.
2.2.6.1.4 Ảnh hưởng đến việc kiểm soát vĩ mô của nước địa phương
Các chính sách t ài chính là một công cụ quan trong của quốc gia trong việc kiểm
soát nền kinh tế vĩ mô, trong đó hệ thống thuế là quan trọng nhất. Một mặt, Chính phủ
có t hể điều chỉnh sự phân phối tài nguyên giữa các ngành công nghiệp khác nhau
thông qua hệ thống thuế và hướng các nguồn lực chảy vào các ngành công nghiệp mà
quốc gia khuy ến khích phát triển. Ví dụ, quốc gia khuyến khích sự phát triển của
ngành công nghiệp công nghệ cao thì áp dụng một mức thuế suất thấp, không khuy ến
khích ngành sản xuất chất gây nghiện thì sẽ áp dụng một mức thuế suất cao. Mặt khác,
thuế t hu nhập là một nguồn quan trọng đối với doanh thu tài chính của một quốc gia
và nó cũng có thể điều chỉnh quá trình phân bổ doanh thu.
Các M NC sử dụng chiến lược chuyển giá để chuyển lợi nhuận, trốn thuế, với
mức thuế suất thực tế thấp hơn mức thuế bình thường, hoặc thậm chí là bằng với mức
thuế suất của các ngành được quốc gia khuy ến khích. Các hành động trên làm giảm
các nguồn lực chảy vào các ngành công nghiệp được quốc gia khuy ến khích, từ đó
làm cho việc điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp không đạt được hiệu quả như
mong đợi.
2.2.6.2 Ảnh hưởng tích cực
Tuy vậy, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, chúng ta đang cần rất
nhiều vốn, công nghệ cao…thông qua dòng vốn FDI để phát triển đất nước. Trong khi
đó, rất nhiều các quốc gia khác cũng có những đặc thù về nền kinh t ế, chính trị như
nước ta, ví dụ như: Trung Quốc, Lào…và tất nhiên các nước này cũng đang rất cần
vốn để phát triền (về một số ngành hoặc một số vùng nào đó). Do đó, nếu như Việt
Nam có các chính sách thông thoáng đối với việc chuyển giá hơn so với các quốc gia
khác thì Việt Nam sẽ là điểm đến cho nhiều MNC, tất nhiên lúc này chúng ta phải
đánh đổi việc mất một nguồn thu thuế với nhửng tác động tích cực từ nguồn vờn FDI
như việc tạo ra công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ….. Với góc độ này thì
chuyển giá lại như là một yếu tố cạnh tranh có hiệu quả trong thu hút FDI.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG
CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM
3.1 Giải pháp ở hệ thống thuế
Thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách và cũng là một nhân tố hết sức quan
trọng tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả cả doanh nghiệp
trong quốc gia đó. Chính phủ xây dựng chính sách thuế như thế nào cho phù hợp, đảm
bảo nguồn thu đồng thời phải nuôi dưỡng các nguồn thu cho mục tiêu dài hạn. Đối với
các doanh nghiệp thì chính sách thuế không những phải tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp mà còn phải t ăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư kinh doanh và
thu hút được các dòng vốn quốc t ế.
Nắm bắt được yêu cầu này, Chính phủ Việt Nam đã từng bước xây dựng các
chính sách thuế ngày càng phù hợp hơn với tình hình kinh tế của Việt Nam và tình
hình trong khu vực. Để tăng t ính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
đồng thời hạn chế các hoạt động chuyển giá của các MNC dựa vào chênh lệch thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì Chính phủ Việt Nam cũng từng bước
tiến hành giảm thuế suất, mở rộng diện chịu thuế nhằm khuyến khích sản xuất, tăng
cư ờng đầu tư phát triển và đồng thời bảo đảm nguồn thu. Trước khi luật thuế TNDN
(sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu thuế TNDN
giảm xuống 25% thì nguồn thu ngân sách của Nhà nước sẽ giảm đi khoảng 5.000 tỷ
đến 7.000 tỷ đồng/năm. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, khi mức thuế TNDN
điều chỉnh từ 32% xuống 28% năm 2003 thì nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN
không những không giảm đi mà còn tăng với tốc độ tăng bình quân là 17%/năm. Có
thể thấy được tính hiệu quả của việc giảm thuế suất là vừa t ăng nguồn thu vừa khuy ến
khích sản xuất đầu tư phát triển. Chính vì vậy, việc cải cách thuế TNDN là rất quan
trọng vì nó là một nhân tố khá quan trọng giúp làm giảm trực t iếp hoạt động chuy ển
giá của các MNC.
Ngoài thuế TNDN ra thì Chính phủ cũng cần quan tâm đến việc cải cách thuế
xuất nhập khẩu sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì
thuế suất phải đảm bảo kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng
không cần thiết đi kèm với việc xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu, tránh
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 29
trường hợp nhập các máy móc, thiết bị và công nghệ lỗi thời với chi phí cao. Thông
qua việc thiết lập danh mục nhập khẩu sẽ hạn chế được các doanh nghiệp FDI thực
hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ lỗi thời với giá cao. Danh
mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các
giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình thường để phát hiện ra hiện tượng
chuyển giá xảy ra t ại khâu xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tăng cường việc tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt
Nam và các quốc gia khác nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại với các
quốc gia bạn và làm giảm gánh nặng về thuế cho các nhà đầu tư. Việc tránh đánh thuế
hai lần sẽ góp phần làm giảm áp lực về t huế cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm
động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
thường nhắm vào các loại thu nhập như cổ tứ c, tiền lãi vay, thu nhập tiền bản quy ền
hay lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Khi ký kết các hiệp định tránh đánh thuế thì cơ
quan thuế của các quốc gia mới có thể cung cấp cho nhau các số liệu liên quan đến
các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của các MNC có trụ
sở tại các quốc gia khác nhau. Thông qua các hiệp định này thì các quốc gia sẽ tăng
cường phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát và chống chuyển giá.
3.2 Tăng cường hiệu quả trong bộ phận quản lý và chính sách
3.2.1 Xây dựng khung pháp l ý hoàn chỉnh
Từ khi mở của kinh tế kêu gọi đầu tư nư ớc ngoài đến nay thì kinh tế Việt Nam
đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, có những thời điểm chúng ta thành
công trong việc kêu gọi vốn đầu tư và cũng có những lúc lượng vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam rất ít. Sau khi Quốc hội khóa III thông qua Luật Đầu tư đã tạo điều kiện
cho việc thu hút vốn đầu tư và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 là 8,497 tỷ USD, sau đó
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á thì lượng vốn đầu tư vào nước ta đã
suy giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì Việt Nam đã
chứng kiến sự gia tăng một cách nhanh chóng của dòng vốn FDI đổ vào với những
con số kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ như năm 2006 thu hút đư ợc 10,2 tỷ USD; năm 2007
là 20,3 t ỷ USD và năm 2008 tổng vốn FDI đăng ký đã tăng vọt lên con số 64 tỷ USD,
lập một con số kỷ lục mới. Đây là năm mà Việt Nam thu hút mạnh mẽ nhất luồng vốn
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 30
FDI từ trước đến nay. Các nguồn vốn nước ngoài, trong đó có FDI, đã và đang đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng
trưởng kinh tế khá cao và liên tục t hông qua mở rộng quy mô đầu tư và chất lượng
đầu tư. Luồng vốn này tạo điều kiện cho nền kinh t ế tiếp xúc và sử dụng được các
dòng vốn lớn và chất lượng. Đi đôi với việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài thì việc
quản lý và tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và phát triển ổn định là điều kiện
tiên quyết và sống còn. Đây cũng là thách thức lớn đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam
trong khi nền kinh tế chúng ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang nền
kinh tế thị trường.
Từ khi mở cửa nền kinh t ế năm 1987 t hì Luật Đầu tư Nước ngoài là cơ sở pháp
lý cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Mặc dù Luật
Đầu tư Nước ngoài đã qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào tháng 11 năm 1996 và tháng
6 năm 2000 nhưng trong nội dung của luật vẫn chưa đề cập một cách rõ ràng và cụ thể
vấn đề chống chuy ển giá. Vấn đề chống chuyển giá được nêu ra trong Thông tư số
74/TC/BTC ngày 20/10/1997 và sau đó được bổ sung và thay thế bằng Thông tư số
89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999. Về mặt nội dung thì cả hai thông tư này chưa có
nội dung gì mới so với các văn bản trước đây mà chỉ là tổng hợp lại các biện pháp
chống chuyển giá của các văn bản trước đây.
Đến ngày 19/12/2005 thì Thông tư 117/2005/TT -BTC được ban hành. Thông tư
này là cơ sở pháp lý hướng dẫn các biện pháp chống chuyển giá và là cơ sở hướng dẫn
thực hiện việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có
quan hệ liên kết. Trong nội dung của thông tư có những hướng dẫn và định nghĩa rõ
ràng dùng làm căn cứ cho việc xác định các hoạt động của doanh nghiệp FDI có mang
yếu tố chuyển giá hay không.
Ngày 22/4/2010 Bộ Tài Chính ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện xác định
giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (bãi bỏ
thông tư 117/2005), trong đó nêu rõ các phương pháp và những ví dụ cụ thể, đây là
một dấu mốc cho sự hoàn thiện dần về khung pháp lý hạn chế chuy ển giá của các
công ty con FDI tại Việt Nam hiên nay.
Tuy nhiên, trong t hực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập về hệ thống văn
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 31
bản pháp luật và thi hành các văn bản pháp luật mà Chính phủ cần có biện pháp giải
quyết nhằm nâng cao tính hiệu quả của các văn bản luật:
Khi ban hành một văn bản luật phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh
tế, phải phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và phù hợp với mục
tiêu quản lý kinh tế của chính phủ.
Các văn bản luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu t hực tiễn và
độ trễ không quá lớn so với thực t iễn.
Các văn bản luật khi ban hành phải t hống nhất, không chồng chéo lên nhau,
văn bản luật này qui định trái ngược với văn bản luật kia làm cho các doanh
nghiệp và người thực thi luật lúng túng trong việc áp dụng.
Các văn bản hướng dẫn dưới luật phải được phổ biến nhanh chóng, tránh các
trường hợp nghị định đã có nhưng thông tư hướng dẫn của bộ ngành chưa được
ban hành triển khai. Vì như vậy làm cho việc hành xử của các doanh nghiệp
lúng túng khi các vần đề phát sinh. Ngôn ngữ trình bày trong văn bản luật phải
rõ ràng, không dùng những từ ngữ mập mờ gây dễ hiểu nhầm và các đối tượng
xấu dựa vào đó để lách luật. Đồng thời ngôn ngữ rõ ràng sẽ giúp cho các cơ
quan thi hành luật thực hiện nhất quán trong việc hành xử với doanh nghiệp.
Tránh trường hợp mỗi cơ quan hiểu mỗi cách khác nhau, gây nhũng nhiễu cho
các doanh nghiệp.
Riêng đối với hoạt động định giá chuyển giao và chuyển giá đã được xây dựng
thông tư nhưng cần phải có các văn bản luật khác hỗ trợ như Luật chống phá
giá, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quy ền. Vì vậy các văn bản luật này cần
được hoàn thiện và hướng dẫn rõ ràng để việc áp dụng hiệu quả.
3.2.2 Gói giải pháp từ chính sách kinh tế và môi trường vĩ mô
Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế là
điều hết sức quan trọng. Thông thường các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào một nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, vì ở đó sẽ có nhiều cơ hội làm ăn và
khả năng sinh lợi cao. Muốn làm đư ợc điều này thì Chính phủ cần xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế cụ thể dựa trên thực trạng của nền kinh tế, đưa ra những chiến lược
phát triển kinh tế phù hợp dựa trên lợi thế so sánh của mình. Việt Nam có một lợi thế
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 32
hơn so với các quốc gia khác là t ình hình chính trị ổn định và đây có thể được xem là
một lợi thế trong việc cạnh tranh thu hút đầu từ nước ngoài.
Vấn đề về việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư
vào Việt Nam. Do việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ mạnh
khác sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như việc bảo toàn vốn đầu tư của
các nhà đầu tư, vì vậy sự mất giá của đồng tiền sẽ là động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư
nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá nhằm bảo tồn vốn đầu tư của họ.
Về vấn đề ổn định đồng tiền thì thiết nghĩ Chính phủ cần phải phối hợp chặt chẽ
với các Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài chính để đưa ra các biện pháp nhằm kiểm
soát và ổn định đồng tiền. Chính phủ cần phải đảm bảo một lượng dự trữ ngoại hối để
khi cần thiết có thể tham gia vào điều tiết thị trường nhằm tránh trường hợp tỷ giá
biến động bất thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng
hóa.
3.2.3 Áp dụng các biện pháp hành chính và chế tài
Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư.
Khi nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỹ hiệu quả kinh tế mà dự án
đó mang lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài
để phát triển kinh tế nhưng cũng phải lựa chọn công nghệ và dự án kèm theo tiêu chí
môi trường và phát triển bền vững. Không nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư
lớn nhưng lại là công nghệ cũ và t ác hại đến môi trường, dự án phải hài hòa với mục
tiêu quy hoạch phát triển của từng vùng và của cả nước. Thủ tục đăng ký kinh doanh
và cấp phép sau khi đã được chấp thuận thì cần phải rút ngắn thời gian thực hiện để
tạo điều kiện t huận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chồng chéo thủ tục giữa
các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kém cho các nhà đầu tư.
Hiện nay, Thông tư 66/2010 hướng dẫn việc xác định giá cho các giao dịch đã ra đời
nhưng văn bản hướng dẫn cụ thể các mức phạt hay các hình thức xử phạt cụ thể vẫn
chưa cụ thể rõ ràng. Thiết nghĩ, Chính phủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho
các trư ờng hợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần
kinh t ế và nhà đầu tư đều biết và chấp hành. Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 33
phạt sẽ tạo nên sư công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường
hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công t ác kiểm tra.
Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia khác thì Việt Nam có thể xây dựng cho
mình một tỷ lệ phạt cho các trường hợp thực hiện hành vi chuy ển giá. Tương tự như
mức phạt tại Mỹ thì Việt Nam có thể áp dụng như sau: Khi cơ quan thuế xem xét các
nghiệp vụ chuyển giao tại MNC trên cơ sở áp dụng các phương pháp xác định giá thị
trường t heo hướng dẫn tại Thông tư 66/2010, nếu phát hiện có sai biệt giữa giá doanh
nghiệp kê khai với giá thị trường, đồng thời doanh nghiệp không chứng minh được lý
do hợp lý của sự sai biệt này thì cơ quan thuế có thể áp dụng mức phạt từ 25% đến
45% tùy theo mức độ sai lệch lớn hay nhỏ. Trường hợp cơ quan thuế xem xét sự khác
biệt này dựa vào lợi nhuận sau khi áp dụng các phương pháp căn bản so sánh lợi
nhuận của doanh nghiệp với lợi nhuận bình quân ngành thì có thể đưa ra một tỷ lệ
phạt sao cho phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tính răn đe cho các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ hợp
pháp để chứng minh sự khác biệt về giá cả là hợp lý thì doanh nghiệp sẽ không bị xử
lý phạt
3.3 Thông qua các nguồn tài trợ
Nâng cao tỉ lệ sở hữu nội địa ở các công ty con của MNCs Việt Nam: chúng t a
cần tạo điều kiện rộng rãi cho các MNCs FDI Việt Nam thu hút vốn qua kênh thị
trường chứng khoán, và dần dần tiến đến dạng MNCs Việt Nam hóa, khi đó công ty
con hoạt động ở Việt Nam, chi có công nghệ và bản quy ền là của công ty mẹ. Công ty
mẹ sẽ hưởng t iền phí và phần cổ tức trên lượng cổ phần đóng góp. Như vậy thì vì
quyền lợi của các cổ đông ở Việt Nam, các MNCs FDI Việt Nam sẽ hạn chế h iện
tượng chuyển giá để tránh thuế. Tuy nhiên đây là m ột quá trình lâu dài và đòi hỏi
nhiều chiến lược thích hợp.
3.4 Xây dựng tỷ suất sinh lợi bình quân ngành
Hiện nay khó khăn của các cơ quan quản lý thuế là chưa có dữ liệu về tỷ suất lợi
nhuận bình quân của các ngành nghề nghề để áp dụng khi tiến hành kiểm tra hay
thanh tra thuế. Đây chính là vấn đề khó khăn mà cơ quan thuế hay gặp khi xem xét tỷ
suất sinh lợi tại một công ty vì không có một cơ sở pháp lý rõ ràng để làm căn cứ khi
GS.TS Võ Thanh Thu Chuy ển giá trong hoạt động đầu tư quốc t ế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 34
tiến hành t hanh tra thuế. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong những
ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận rất cao nhưng doanh nghiệp này lại thường xuy ên
thua lỗ kéo dài hoặc tỷ suất sinh lợi rất thấp, thấp hơn cả lãi suất ngân hàng nhưng khi
cơ quan thuế kiểm tra thì không có cơ sở pháp lý vững chắc là tỷ suất lợi nhuận bình
quân ngành để so sánh nên cơ quan thuế thường không dám mạnh dạn thực hiện các
hướng dẫn của thông tư 117 mặc dù có dấu hiệu chuy ển giá tại doanh nghiệp. Vì vậy,
giải pháp cần thực hiện là xây dựng một bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân
cho từng ngành vào các năm khác nhau.
Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Thống Kê cần phải cùng nhau phối hợp xây dựng
và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin để cho các cơ quan quản lý thuế cơ
sở và các doanh nghiệp thống nhất áp dụng. Bảng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành
là cơ sỏ pháp lý giúp cho cơ quan thanh tra t huế thực hiện thanh tra khi thấy doanh
nghiệp có những dấu hiệu bất thường về tỷ suất lợi nhuận như quá cao hay quá thấp so
với tỷ lệ bình quân ngành.
GS.TS Võ Thanh Thu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
K20_Thương mại_Nhóm 3 Trang 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Võ Thanh Thu, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền (2011), Kỹ thuật đầu tư trực
tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. 2011 KPMG Review , Global Transfer Pricing Review
3. Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá thị trường trong giao
dịch liên kết do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/4/2010.
4. Từ các website:
hut-von-fdi-dat-muc-ki-luc.chn
8-ti-usd-cua-khu-vuc-fdi.htm
nghiep-FDI-tpp.html
OKdA72dw7zDDAwsQgNcDDx9fc3DQj1dDAxCzPULsh0VAZ0BkWg!/?WCM
_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+content/sa_gdt/sa_news/sa_news
_tax/100113_162224
biet/10736252/87/
dung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/4114/Default.
aspx
www.mof.gov.vn
www.mpi.gov.vn
www.hcmtax.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_gia_nhom_1_6301.pdf