Tìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) I- Khái niệm và các nguồn hình thành nguồn vốn FDI 1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi công dân của một nước ( nước đầu tư ) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác ( nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư ). --------------------------------------- --------------------------------------- MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CHƯƠNG II: XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI – VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM (76 TRANG)

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó khăn và thách thức, nhưng bằng sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2000-2005 tăng 34% so với kế hoạch năm năm lần thứ 9 (giai đoạn 1996-2000), Trung Quốc đã trở thành một trong những điểm đến triển vọng nhất cho các nguồn vốn nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia. Các hình thức đầu tư nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu ở thị trường nước ngoài cũng đạt được những bước tiến đáng kể. Tính đến cuối năm 2005, có tổng cộng 122 doanh nghiệp của Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài, tích lũy tài chính lên tới 55.544 tỷ đô la Mỹ. Tổng cộng có 34 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện QFII (Qualified Foreign Institutional Investor). Trong giai đoạn 2000-2005 Trung Quốc đã thành công trong việc nắm bắt các cơ hội dịch chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàn cầu, thu hút một nguồn vốn lớn FDI vào sản xuất, khiến cho Trung Quốc bước đầu trở thành một trong những nơi sản xuất trọng yếu nhất trên thế giới. Công nghệ và các ngành công nghiệp trọng điểm thu hút vốn đầu tư hơn nữa, có rất nhiều các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện trong giai đoạn này Tính đến cuối năm 2005 đã có tổng cộng 238 chi nhánh của 71 Ngân hàng nước ngoài từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thiết lập tại Trung Quốc. Tổng cộng có 4 công ty liên doanh chứng khoán và 20 công ty liên doanh quản lý quỹ được phép thành lập. Ngành bảo hiểm cũng theo đúng những cam kết của WTO đã mở cửa đối với tất cả các lĩnh vực bảo hiểm . Giai đoạn 2000-2005 toàn quốc thực tế đã sử dụng những khoản vay ưu đãi từ nước ngoài lên tới khoảng 20,7 tỷ đô la Mỹ, hỗ trợ cho hơn 150 dự án công trình quốc gia . Từ năm 2002 đến năm 2005, mỗi năm, Trung Quốc có thể thu hút được khoảng 6,49% tổng vốn FDI toàn cầu. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đã bước vào một giai đoạn phát triển cải cách mở cửa mới, mở cửa đa chiều đa cấp và về nhiều lĩnh vực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 của Trung Quốc đã lần nữa khẳng định sự quyết tâm duy trì sự ổn định của đất nước cũng như đảm bảo sự cải cách và mở cửa tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ 2005 đến 2009: Trung Quốc là nước được coi là địa điểm thu hút đầu tư FDI hấp dẫn nhất, tiếp theo sau là Mỹ, Ấn Độ, Nga và Braxin trong giai đoạn 2005 – 2006. Trong năm 2006, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đạt 63 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Luồng vốn FDI đổ vào Trung Quốc, vốn là quốc gia tiếp nhận FDI nhiều nhất trong các nước đang phát triển, đã giảm nhẹ từ 69 tỷ USD năm 2006 xuống 67 tỷ USD năm 2007, song FDI vào Đặc khu hành chính Hồng Công lại tăng từ 43 tỷ USD lên 54 tỷ USD. Với mức giảm 33% vào tháng 1 năm 2009 là tháng thứ tư liên tiếp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đi xuống, chủ yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu. Số liệu Bộ Thương mại Trung Quốc công bố tổng vốn FDI tháng 1năm 2009 đạt 75,4 tỷ USD, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dòng vốn ngoại vào Trung Quốc yếu dần kể từ tháng 10 năm 2008, khi nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh trên toàn thế giới. Tháng 11 năm 2009, vốn FDI chảy vào Trung Quốc tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong 16 tháng qua, tiếp tục duy trì đà gia tăng kể từ tháng 8. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này ngày càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư. Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ số FDI tháng 11 tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,02 tỷ USD. Trong tháng 10, con số này là 5,7%. Theo giới chuyên gia, có được điều đó là nhờ giới đầu tư quốc tế tin tưởng vào khả năng hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Chỉ số FDI tăng 7% trong tháng 8 - tháng đầu tiên chỉ số FDI của Trung Quốc tăng lên kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ hồi tháng 10/2008. Trước thời điểm này, chỉ số FDI tháng 9/2008 của Trung Quốc đã đạt tới con số 19%. Chỉ số tăng trưởng FDI bốn tháng liên tiếp vừa qua đã giúp cho tình hình đầu tư nước ngoài của Trung Quốc thoát khỏi tình trạng suy giảm hai con số của suốt 11 tháng trước đó. Theo ước tính của Bộ thương mại Trung Quốc, chỉ số FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong vài tháng với mức tăng duy trì trong khoảng từ 7 tỷ tới 8 tỷ USD. Cũng theo thông tin mà Bộ thương mại Trung Quốc đưa ra, vốn FDI từ các nước phát triển như Mỹ và các nước thuộc khu vực châu Âu đầu tư vào Trung Quốc trong tháng 11 năm 2009 tuy giảm đi nhưng nguồn vốn FDI từ các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN lại tăng lên. Trong năm 2009, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI và hiện vẫn đang tiếp tục nỗ lực để vực dậy nguồn đầu tư nước ngoài bằng cách mở ra thêm nhiều cơ hội trong các ngành dịch vụ, tiết kiệm năng lượng, công nghệ cao cũng như khuyến khích các công ty nước ngoài niêm yết cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 9,3% trong năm 2010, theo dự báo trong điều tra của Bloomberg. Khả năng hồi phục nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là thị trường tiêu dùng ngày càng tăng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình dòng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2010: Số liệu được công ngày cho thấyFDI vào Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2010 đạt 14,02 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó càng thêm phần minh chứng cho khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia này sau khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhiều công ty nước ngoài cắt giảm bớt nhu cầu đầu tư vào những nền kinh tế mới nổi, trong đó có cả Trung Quốc. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào thị trường này đã dần phục hồi trở lại từ hồi tháng 08/2009. Mặc dù nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại rằng môi trường đầu tư tại Trung Quốc ngày càng trở nên kém đi, Bắc Kinh vẫn khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đến với quốc gia này. Tuy nhiên, FDI trong tháng 2/2010 lại giảm đi so với tháng 1 và đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 tới nay. Nguyên nhân của việc này, theo đánh giá của giới quan sát là do kỳ nghỉ Tết âm lịch năm nay rơi vào tháng 2 thay vì tháng 1 như năm 2009. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong tháng 1 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tháng 5/2010 tăng trưởng tháng thứ 10 liên tiếp. Bloomberg nhận định, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt bất chấp khủng hoảng nợ châu Âu. FDI tháng 5/2010 tăng 27,48% lên mức 8,13 tỷ USD, nâng tổng vốn FDI của cả 5 tháng đầu năm 2010 lên 38,9 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian này, Trung Quốc đã cho phép thành lập hơn 9.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng tháng 5, đã có hơn 2.100 doanh nghiệp loại này được cấp phép, tăng 29,29% so với cùng kỳ. Bộ thương mại Trung Quốc cho biết, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 7 vừa qua tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã ghi nhận mức tăng 29,2%, đạt 6,92 tỷ đô la Mỹ. Lượng vốn FDI trong tháng 7 vừa qua tại Trung Quốc đã gia tăng, làm gia tăng niềm tin của các doanh nghiệp sau khi nền kinh tế đã vượt qua Nhật Bản trong quý 2 năm nay. Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, Trung Quốc có thể sẽ đóng góp đến 1/3 trong tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hôm 11 tháng 8 vừa qua đã nâng mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc lên 10,5% trong năm nay, gấp 3 lần mức tăng trưởng dự báo đối với Mỹ. Theo một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hồi vào tháng 6/2010, Trung Quốc là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 trên thế giới trong năm ngoái, đạt 98 tỷ đô la Mỹ, so với mức 130 tỷ đô la Mỹ lượng vốn FDI của Mỹ. Trung Quốc Chuyển Mạnh Đầu Tư Ra Nước Ngoài Từ một nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài. Hiện hàng ngàn công ty Trung Quốc đang có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển như Nam Mỹ, châu Phi. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Có thể nói việc tăng giá đồng NDT được thực hiện trên cơ sở lợi ích kinh tế của Trung Quốc, vì hiện nay Trung Quốc đang mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp “bước ra ngoài” của Chính phủ Trung Quốc đã có hơn 40% doanh nghiệp được hỏi mong muốn tăng đầu tư ra nước ngoài trong 2 năm tới, song họ còn có thái độ thận trọng đối với việc đầu tư ra nước ngoài do lo ngại phải đối mặt với rủi ro của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Có 59% doanh nghiệp có ý định dành trên 20% mức đầu tư trong thời gian tới vào khu vực Đông Á và Đông nam Á; các khu vực như Tây Âu, Bắc Mỹ, Phi Châu, Trung Đông cũng thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp có ý định dành trên 20% mức đầu tư vào Châu Đại Dương. Đáp ứng nhu cầu khổng lồ về năng lượng cho nền kinh tế trong nước là lý do và động cơ chính thúc đẩy các công ty Trung Quốc đến với châu Phi. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện các nước châu Phi đáp ứng được 25% nhu cầu dầu của nước này. Ngoài lĩnh vực dầu khí, hơn 670 công ty Trung Quốc hiện đang đầu tư tại châu Phi vào những ngành kinh tế có nhiều tiềm năng, từ khai thác kim loại, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho đến đánh cá, công nghiệp gỗ và cả những lĩnh vực nhỏ khác mà trước đó các công ty phương Tây đã rút lui. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư sang các nước láng giềng ở châu Á, nhất là Trung Á, nhằm kiểm soát nguồn dầu mỏ và khí đốt ở khu vực này thông qua việc xây dựng đường ống dẫn dầu nối với Kazakhstan, Siberia. Vì sao Trung Quốc tăng đầu tư ra nước ngoài? Đầu tư ra nước ngoài vừa giảm bớt sự lệ thuộc vào xuất khẩu, tìm thêm nguồn cung cấp nguyên liệu năng lượng ổn định cho nền kinh tế của Trung Quốc vừa tăng cường ảnh hưởng và uy tín trên trường quốc tế. Ngoài ra, tăng cường đầu tư ra nước ngoài còn nhằm đa dạng hóa việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ mà nước này tích lũy được sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Đầu tư ra nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện tiếp cận các thị trường mới và các công nghệ hiện đại. Việc mua lại hay sáp nhập các công ty nước ngoài là một cách để các nhà sản xuất Trung Quốc xây dựng những thương hiệu quốc tế uy tín. Đầu tư ra nước ngoài còn là con đường ngắn nhất để thực hiện sách lược xây dựng ảnh hưởng Trung Quốc không chỉ kinh tế mà cả chính trị, quân sự, nhằm nâng cao vị trí của Trung Quốc trên thế giới. Những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của FDI tại Trung Quốc Có một thị trường rộng lớn,  đặc biệt quy mô thị trường có tầm quan trọng đối với FDI từ Mỹ và Châu Âu. Có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từ Hồng Kông và Đài Loan. Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực. Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùng khác ở Trung Quốc là các khu kinh tế mở. Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và cho phép đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà  nước. Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc  có vai trò tích cực (50% FDI vào Trung Quốc là từ Hồng Kông, Đài Loan và Singapo, những nơi có nhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng có lợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng). Đồng thời, yếu tố cơ cấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng. Bài học kinh nghiệm Sự tập trung vốn của FDI ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước và vùng lãnh thổ khác. Chẳng hạn, FDI chảy vào 3 ngành công nghiệp hàng đầu của Hồng Kông và Đài Loan là 86%, Inđônêxia là 79% và của Malaixia là 75% , còn Trung Quốc chỉ chiếm 47% FDI. FDI có mặt ở nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo, nhưng phân bố không đều -(các tỉnh miền Tây chỉ thu hút được 3%, các tỉnh miền Trung 9%, trong khi đó các vùng Duyên hải thu hút tới gần 88% các dòng vốn FDI), đã tạo ra chênh lệch phát triển giữa các vùng. Chính sách thuế của Trung Quốc rất phức tạp và còn nhiều bất cập, hiện đang khắc phục dần. Từ năm 1994 đến cuối năm 2000, khả năng mang lại lợi nhuận trước thuế trung bình của các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc là 8%; riêng với các doanh nghiệp FDI từ -Mỹ trong những năm 1990 hoặc nửa cuối những năm 1990 là khoảng 14%, tương đương với khả năng mang lại lợi nhuận của doanh nghiệp FDI từ Mỹ vào các nước như Achentina, Braxin, Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ. Thái Lan: thị trường mới nổi a) Thực trạng FDI ở Thái Lan qua các giai đoạn Mặc dù việc huy động tiết kiệm trong nước có nhiều cải thiện nhưng khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư ở Thái Lan vẫn tồn tại. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài ở những năm 80 là 20% và giảm xuống còn 10% vào những năm 90. Sau khi đồng baht được thả nổi từ năm 1997 trở đi, tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 40%. Tuy dòng vốn FDI vào không ngừng tăng lên nhưng dòng FDI thuần lại biến động qua các năm do biến động của nền kinh tế Thái Lan và các nhân tố bên ngoài (xem bảng) 1980-1989 Vào đầu những năm 80, dòng vốn FDI khá nhỏ và biến động sâu sắc do sự bất ổn của kinh tế trong nước và thế giới. Sau năm 1987, do sự tăng lên trong chi phí lao động và sự tăng giá đồng tiền ở Nhật và các nước công nghiệp mới ở châu Á, nhà đầu tư ở các nước này bắt đầu chuyển các cơ sở sản xuất sang Thái Lan và các nước đang phát triển khác làm cho dòng vốn FDI vào Thái Lan tăng mạnh. Suốt thời kỳ này, dòng vốn FDI từ Nhật vào Thái Lan tăng cao, từ 35% năm 1986 đến 48% năm 1988. 1990 – 1996 Dòng vốn FDI bắt đầu giảm vào đầu những năm 1990 do Nhật và các nước công nghiệp mới thay đổi cơ sở sản xuất và do tính không hiệu quả của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng ở Thái Lan. FDI từ Nhật chỉ đạt 8% do kinh tế bất ổn vào năm 1992 nhưng nhìn chung vẫn xấp xĩ 16% trong suốt thời kỳ. 1997 – 2001 Sau khi đồng baht thả nổi và khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 1997, dòng FDI vào Thái Lan tăng mạnh. Đó là do đồng baht giảm giá 38% đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua lại các công ty gặp khó khăn của Thái Lan. Năm 1997, FDI vào Thái Lan bị chi phối bởi Nhật (28%), US (18%), Singapore (18%), Hong Kong (12%), EU (12%) và Taiwan (5%). Dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ giảm trong suốt thời kỳ do sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc. Dòng FDI đến từ khu vực công nghiệp trung bình chiếm 50% tổng vốn FDI mỗi năm và khu vực thương mại chiếm 25%. Từ năm 2002 đến nay Dòng vốn FDI tăng trung bình 7,5 tỷ USD mỗi năm do kinh tế phục hồi. Đặc biệt, FDI vào Thái Lan bị chi phối bởi Singapore với tỷ trọng 41% vào năm 2004, theo sau là Nhật (20%), EU (13%). Hầu hết FDI tập trung vào khu vực thương mại và công nghiệp. Table : Net Flow of Private Financial Account (Millions of US dollars) Figure : FDI (Millions of US Dollars) From 1980 to 2004 Những ngành thu hút các dòng vốn FDI lớn nhất tại Thái Lan là ngành công nghiệp, các định chế tài chính và thương mại (xem bảng 2-2). Các định chế tài chính thu hút trung bình 50% / năm trong tổng số FDI từ năm 1970, nhưng ưu thế này đã chuyển sang ngành công nghiệp và thương mại với hơn 70% kể từ năm 1993 (BOT, 2005). Các BOT báo cáo rằng các định chế tài chính là thành phần quan trọng nhất cho đến năm 1992 và giảm nhanh từ 53% xuống 2,91% vào năm 1993 và không thể giành lại vị trí quan trọng đó. Thương mại trở nên phổ biến nhất sau sự suy tàn của các định chế tài chính và nó càng trở nên quan trọng hơn để thu hút FDI sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tỷ trọng của thương mại lần lượt là 13% và 50% vào năm 1993 và 2001. Table : Inflows FDI into Thailand classified by Sectors (Millions of US$) 1970 - 2004 Table : Inflow FDI into Thailand classified by Sectors (Millions of US$) 1970 - 2004 Figure : Inflow FDI into Thailand classified by Sectors (Percentage) Năm 1980 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2004 b) Những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của FDI tại Thái Lan Trong hai thập kỷ qua, chính phủ Thái Lan đã chủ động phát triển đất nước bằng việc cải cách luật pháp, thiết lập các dự án đầu tư nước ngoài cũng như đảm bảo việc chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, họ cũng áp dụng các chính sách ưu đãi thuế để thu hút các dự án đầu tư. Table : Tax Incentive Schemes Loại hình công ty Ưu đãi thuế Trụ sở chính hoạt động ở địa phương 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận ròng Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thuế được giảm như sau: 15% trên lợi nhuận đến 1 triệu baht 25% trên lợi nhuận từ 1 – 3 triệu baht 30% trên lợi nhuận trên 3 triệu baht Các công ty niêm yết 25% đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan (SET) từ 6/9/2001 đến 31/12/2005. 20% đối với các công ty niêm yết trên thị trường phi tập trung (MAI) từ 6/9/2001. Tỷ lệ này chỉ được áp dụng trong 5 kỳ kế toán liên tiếp. Các công ty có vốn liên doanh đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Được miễn thuế đánh trên lợi nhuận và cổ tức nhận từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. (Nguồn: Ngân hàng Đầu tư Thái Lan) Chính phủ cũng thực hiện các ưu đãi theo vùng để giảm sự mất cân đối giữa các vùng. Theo đó, ưu đãi thuế được áp dụng theo thứ tự tăng dần cho ba vùng: vùng 1 gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận; vùng 2 gồm 12 tỉnh quanh vùng 1; vùng 3 gồm các tỉnh còn lại. Ngoài ra, cũng có các ưu đãi cho các ngành dịch vụ công cộng, bảo vệ môi trường và các ngành có hàm lượng công nghệ cao bên cạnh các biện pháp kích thích xuất khẩu cũng như thương mại tự do. c) Bài học kinh nghiệm Trong những năm 1980, cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn là chiếm một vị trí quan trọng nhất với đất nước này kể cả về lao động hoạt động, đóng góp cho GDP và thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục. Ngành nông nghiệp Thái Lan đã có sự tăng trưởng trở lại tuy không đạt như giai đoạn trước. Cùng với quá trình khôi phục và phát triển trở lại của nền kinh tế, thì nền kinh tế Thái Lan cũng đã phát triển hơn, và trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số. Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản… Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm. III - Xu hướng FDI vào Việt Nam Đặc điểm FDI vào Việt Nam: Khu vực FDI đóng góp khoảng 20% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 3.5% lao động trực tiếp. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, FDI đăng ký mới và tăng thêm năm 2009 đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008. Số vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD, bằng 87% năm 2008. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD.Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD. Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thực trạng FDI ở Việt Nam qua các giai đoạn (1988-2007) Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao. Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Malaisia, Singapore, Thái-lan…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này. Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn. Giai đoạn 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001. Có rất nhiều nguyên nhân làm FDI giảm xuống. Nguyên nhân thứ nhất là do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước châu Á.  Giai đoạn 2003- 2007: Dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam. Nguyên nhân về hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài 2007 của Việt Nam đã có biến chuyển đặc biệt sau năm đầu tiên gia nhập WTO do Việt Nam đã cải cách môi trường đầu tư kinh doanh và có những chính sách kinh tế phù hợp với WTO. Giai đoạn 2008- 2010: Dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng 10%), tăng 222% so với năm 2007. Nhưng năm 2009 FDI là 21,48 tỷ đôla, chỉ bằng 30% năm 2008. Nguyên nhân chính cho việc sụt giảm được đánh giá là do khủng hoảng kinh tế thế giới. Và tính từ đầu năm 2010 đến tháng 8, FDI đã đạt trên 11 tỷ USD, giảm hơn 12% so với cùng kỳ, bằng 1/2 so với mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 2007 Số dự án Vốn đăng ký(Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn  thực hiện  (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 10981 163607,2 57045,5 1988 37 341,7 1989 67 525,5 1990 107 735,0 1991 152 1291,5 328,8 1992 196 2208,5 574,9 1993 274 3037,4 1017,5 1994 372 4188,4 2040,6 1995 415 6937,2 2556,0 1996 372 10164,1 2714,0 1997 349 5590,7 3115,0 1998 285 5099,9 2367,4 1999 327 2565,4 2334,9 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 2002 808 2998,8 2591,0 2003 791 3191,2 2650,0 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004,0 4100,1 2007 1544 21347,8 8030,0 Sơ bộ 2008 1171 64011,0 11600,0 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. b. FDI phân theo ngành nghề: - Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v.  Hầu hết các dự án FDI này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) 1   CNdầu khí  38      3,861,511,815        5,148,473,303 2   CN nhẹ  2,542    13,268,720,908        3,639,419,314 3   CN nặng  2,404    23,976,819,332        7,049,365,865 4 CNthựcphẩm  310      3,621,835,550       2,058,406,260 5   Xây dựng  451      5,301,060,927        2,146,923,027 Tổng số 5,745    50,029,948,532       20,042,587,769 - FDI trong lĩnh vực dịch vụ: Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI,  phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Trong khu vực dịch vụ FDI tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn FDI trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%) (xem bảng). TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Đầu tư đã thực hiện (triệu USD) 1 Giao thông vận tải-Bưu điện ( bao gồm cả dịch vụ logicstics) 208 4.287 721 2 Du lịch - Khách sạn 223 5.883 2.401 3 Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê 153 9.262 1.892 4 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477 283 5 Kinh doanh hạ tầng KCN-KCX 28 1.406 576 6 Tài chính – ngân hàng 66 897 714 7 Văn hoá – y tế – giáo dục 271 1.248 367 8 Dịch vụ khác (giám định, tư vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường...) 954 2.145 445 Tổng cộng 1.912 28.609 7.399 Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v. - FDI trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư : Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn. Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD, Các dự án FDI trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%.  Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.  FDI phân theo vùng, lãnh thổ : Qua 20 năm thu hút, FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận. Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (268 dự án với tổng vốn đăng ký 2,6 tỷ USD), Vĩnh Phúc (140 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Hải Dương (271 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD), Hà Tây (74 dự án với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD), Bắc Ninh (106 dự án với tổng vốn đăng ký 0,93 tỷ USD)   và Quảng Ninh (94 dự án với tổng vốn đăng ký 0,77 tỷ USD). Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (918 dự án với tổng vốn đăng ký 11,6 tỷ USD) chiếm 25,9% vốn đăng ký của Vùng, Bình Dương (1.570 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD) chiếm 18,8% vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa-Vũng Tàu (159 dự án với tổng vốn đăng ký 6,1 tỷ USD) chiếm 13,6% vốn đăng ký của Vùng; Long An (188 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD) chiếm 4,1% vốn đăng ký của Vùng. Điều này, minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI thời kỳ 2001-2005. Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn FDI chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn FDI vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc) Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn FDI còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn FDI còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước. Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp. IV-Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian qua Việt Nam đã và đang từng bước trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của các doanh nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN (tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống pháp luật ĐTRNN của Việt Nam Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao. Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam: b1.   ĐTRNN từ 1989-2009: (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) (đvt:USD ) Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua hơn 20 năm thực hiện ĐTRNN, tính đến hết năm 2009, Việt Nam có 457 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 6,85 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 14,995 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực tham gia vào hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án. Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 731,418 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998. Từ năm 2006 khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tới hết năm 2009 có 308 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,1 triệu USD; gấp 8 lần tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 19,8 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005. ĐTRNN phân theo ngành: (đến năm 2008) STT Chuyên ngành Số dự án Tỷ trọng (%) TVĐT (USD) Tỷ trọng (%) I Công nghiệp 155 42,12 3.146.005.631 77,77 CN dầu khí 17 4,62 2.247.986.125 51,18 CN nặng 80 21,74 1.056.174.890 24,05 CN nhẹ 20 5,43 26.214.810 0,60 CN thực phẩm 16 4,35 31.011.080 0,71 Xây dựng 22 5,98 54.618.726 1,24 II Nông nghiệp 70 19,02 557.472.764 12,69 Nông, lâm nghiệp 62 16,85 545.272.764 12,41 Thủy sản 8 2,17 12.200.000 0,28 III Dịch vụ 143 38,86 418.761.107 9,53 Dịch vụ 78 21,19 103.315.076 2,35 GTVT - Bưu điện 29 7,88 70.925.832 1,61 Khách sạn - Du lịch 8 2,17 18.383.589 0,42 Tài chính - Ngân hàng 6 1,63 26.792.500 0,61 Văn hóa- Y tế - Giáo dục 9 2,44 21.807.239 0,50 XD văn phòng - căn hộ 13 3,53 177.536.871 4,00 Tổng số 368 100 4,392,239,502 100 Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 155 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,146 tỷ USD, chiếm 42,12% về số dự án và 77,77% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I Rắc tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 70 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là hơn 557,47 triệu USD, chiếm 19,02% về số dự án và 12,69% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, phần lớn là dự án trong lĩnh vực trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: (i) Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 81,9 triệu USD, (ii) Công ty cao su Đắc Lắc, tổng vốn đầu tư 32,3 triệu USD, (iii) Công ty cổ phần cao su Việt – Lào, tổng vốn đầu tư 25,5 triệu USD. Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 143 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 418,76 triệu USD, chiếm 38,86% về số dự án và 9,53% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc.... ĐTRNN phân theo đối tác: (đến năm 2008) STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT (USD) 1 Lào 147 1.531.259.492 2 Liên bang Nga 17 945.347.407 3 Malaysia 7 812.472.740 4 Angiêri 1 243.000.000 5 Campuchia 39 211.259.268 6 Madagascar 1 117.360.000 7 Irắc 1 100.000.000 8 Iran 1 82.070.000 9 Mỹ 40 80.114.754 10 Indonesia 3 46.180.000 11 34 nước khác 129 178.655.841 Tổng cộng 368 4.392.239.502 Tính đến cuối năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á, trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 147 dự án, tổng vốn đầu tư là hơn 1,5 tỷ USD, chiếm 39,9% về số dự án và 34,86% tổng vốn đầu tư đăng ký. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản. Cũng tại I Rắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng ký kết đầu tư vào 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí có vốn đầu tư cam kết là 100 triệu USD. Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư  360,36 triệu USD gồm (i) có 1 dự án tại địa bàn Angiêri vốn đầu tư là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga ; (i) 1 dự án tại Madagasca vốn đầu tư là 117,36 triệu USD hiện có kết quả khả quan. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như: (i) dự án đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạt động hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế; (ii) dự án đầu tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế; (iii) dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Nga của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD. b2. Tình hình đầu tư năm 2009 PHÂN THEO NGÀNH TT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới bên VN (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm bên VN (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm bên VN(triệu USD) 1 Nghệ thuật và giải trí 1 1.000.000.000 1.000.000.000 2 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 8 337.031.116 4 95.438.362 432.469.478 3 Khai khoáng 10 187.331.340 3 160.842.693 348.174.033 4 CN chế biến,chế tạo 9 204.764.500 7 45.683.422 250.447.922 5 Tài chính, ngân hang, bảo hiểm 4 101.514.000 1 13.560.000 115.074.000 6 Bán buôn, bán lẻ, sửa chửa 17 100.864.401 1 4.117.644 104.982.045 7 Thông tin và truyền thông 3 15.585.556 2 68.960.241 84.545.797 8 KD bất động sản 5 56.178.350 56.178.350 9 Y tế và trợ giúp XH 1 16.849.573 16.849.573 10 Dvụ lưu trú và ăn uống 4 15.400.000 15.400.000 11 Vận tải kho bãi 2 15.360.000 15.360.000 12 HĐ chuyên môn, KHCN 11 3.591.000 1 1.490.227 5.081.227 13 Xây dựng 3 4.987.688 4.987.688 14 Cấp nước, xử lý chất thải 1 4.900.000 4.900.000 15 Dịch vụ khác 4 1.805.000 1.805.000 16 Giáo dục và đào tạo 2 1.315.700 1.315.700 17 Sản xuất, pp điện, nước, điều hòa 1 800.000 800.000 18 Hành chính và dvụ hỗ trợ 4 510.000 510.000 TT Đối tỏc Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới bên VN (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm bên VN (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm bên VN(triệu USD) 1 Lào 22 1.301.343.257 10 307.772.245 1.609.115.502 2 Campuchia 14 430.835.562 1 16.849.573 447.685.135 3 Hoa Kỳ 17 136.140.350 4 19.467.871 155.608.221 4 Australia 4 106.044.000 106.044.000 5 Cuba 1 61.970.000 61.970.000 6 Peru 1 27.760.000 27.760.000 7 Singapore 7 17.639.294 17.639.294 8 Công gô 1 15.310.000 15.310.000 9 Hà Lan 1 5.600.000 5.600.000 10 Myanmar 1 2.350.000 2.350.000 11 Belarus 1 1.600.000 1.600.000 12 Thái Lan 1 780.000 1 530.000 1.310.000 13 Hàn Quốc 4 1.180.000 1.180.000 14 Hồng Kông 1 53.000 1 1.086.223 1.139.223 15 Đài Loan 2 1.050.000 1.050.000 16 British Virgin Islands 1 850.000 850.000 17 Hy Lạp 1 743.000 743.000 18 Vương quốc Anh 1 600.000 600.000 19 CHLB Đức 1 538.000 538.000 20 Venezuela 1 400.000 400.000 21 Trung Quốc 2 379.500 1 16.250 395.750 22 Pháp 1 300.000 300.000 23 Ba Lan 1 287.688 287.688 24 Nhật Bản 2 130.000 130.000 25 Ma Cao 1 25.000 25.000 26 Ukraina 1 -750.000 -750.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới và vận dụng thực tiễn vào Việt Nam.doc
Luận văn liên quan