Sử dụng nguồn giống dịch thể để nuôi trồng không những rút ngắn
được thời gian bắt đầu cho thu hái quả thể của nấm Sò vua từ 58 ngày
xuống còn 45 ngày; thời gian bắt đầu cho thu hái quả thể của nấm Vân chi từ
56 ngày xuống còn 45 ngày mà còn cho cho lãi thuần cao. Sử dụng giống dịch
thể nuôi trồng nấm Sò vua cho lãi thuần (5.790 triệu đồng/tấn nguyên liệu); tỷ
suất lãi so với đồng vốn đạt 0,4; lãi thuần tăng so với đối chứng khi sử dụng
nguồn giống thể rắn là 75,99%. Đối với nấm Vân chi sử dụng nguồn giống
dịch thể nuôi trồng cho lãi thuần (3,530 triệu đồng/tấn nguyên liệu); tỷ suất lãi
so với đồng vốn đạt 0,32; lãi thuần tăng so với đối chứng khi sử dụng nguồn
giống thể rắn là 41,77%.
27 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm sò vua (Pleurotus Eryngii) và nấm vân chi (Trametes Versicolor) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ BÍCH THÙY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ NHÂN GIỐNG, NUÔI TRỒNG NẤM SÒ VUA
(PLEUROTUS ERYNGII) VÀ NẤM VÂN CHI
(TRAMETES VERSICOLOR) Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 62.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2014
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt
2. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành
Phản biện 1: .....................................................................
Phản biện 2: .....................................................................
Phản biện 3: .....................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ Viện......(ghi rõ nơi bảo vệ luận
án cấp Viện)
Vào hồi ...... giờ ..... phút, ngày .... tháng ..... năm .....
Có thể tìm hiểu luận án tại thư Viện:
1. Thư Viện Quốc gia
2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư Viện.....(ghi tên các thư Viện nộp luận án)
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nấm Sò vua (Pleurotus eryngii (DC.) Quél) là loại nấm ăn ngon, giá trị
dinh dưỡng và dược học cao. Quả thể nấm Sò vua có kích thước lớn, hình
dạng đẹp, do những ưu điểm này mà nấm được gọi là “King Oyster
mushroom”. Nấm Vân chi (Trametes versicolor (L.) Pilat) là một loại nấm
dược liệu có giá trị dược liệu rất cao, đã và đang được người tiêu dùng ở
các nước như Trung quốc, Nhật bản, các nước Châu Âu, châu Mỹ… ưa
chuộng. Trong nấm Vân chi có chứa các hợp chất polysaccharid liên kết
với protein, gồm hai loại chính: PSP (polysaccharide peptide) và PSK
(polysaccharide krestin). PSP và PSK có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào
ung thư như các tế bào ung thư biểu mô (carcinoma), các tế bào ung thư
máu (leukemia), ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung
thư phổi và ung thư vú ... (P.M.Kidd, 2000).
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về thực phẩm của người
dân không những ngon mà phải giàu dinh dưỡng, an toàn và có giá trị tăng
cường sức khỏe. Hiện nay trên thị trường có nhiều các loại nấm ăn và nấm
dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng hàng
trăm tấn/năm, theo nhiều con đường khác nhau, nấm không có nguồn gốc
xuất xứ, thời gian vận chuyển lâu, sử dụng chất bảo quản, do đó gây tâm
lý không tốt cho người tiêu dùng. Hiện nay, các loại nấm ăn - nấm dược
liệu nuôi trồng tại Việt Nam, đ c biệt là nấm Sò vua và nấm Vân chi đang
được nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Sản xuất nấm ăn - nấm dược liệu ngày càng phát triển mạnh, các cơ
sở nhân giống và nuôi trồng nấm ở nước ta đều đang áp dụng công nghệ
nhân giống truyền thống (thể rắn), nên còn tồn tại một số nhược điểm như:
tỷ lệ giống nhiễm bệnh khá cao, thời gian nuôi cấy một cấp giống kéo dài
trung bình từ 10 - 25 ngày, thời gian từ khi cấy giống vào nguyên liệu nuôi
trồng đến khi thu hái nấm thương phẩm dài trong vòng 2 tháng, dẫn đến
giá thành giống nấm và nấm thương phẩm cao. Trong khi đó việc nghiên
cứu và sản xuất giống dịch thể trên thế giới đã đạt được một số thành tựu
đáng kể. Việc ứng dụng sản xuất giống dịch thể có hiệu quả rõ rệt so với
giống thể rắn như rút ngắn thời gian sinh trưởng chỉ còn 3 - 5 ngày một
cấp giống, độ thuần cao, chất lượng tốt, tỷ lệ nhiễm giảm, thích hợp cho
sản xuất giống nấm và nuôi trồng nấm theo qui mô công nghiệp.
2
Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, tạo điều kiện cho nấm ăn
- nấm dược liệu nói chung và nấm Sò vua - nấm Vân chi nói riêng phát triển
có hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và
công nghệ nhân giống, nuôi trồng nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) và nấm
Vân chi (Trametes versicolor) ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu một số đ c điểm sinh học của các giống nấm Sò Vua và
nấm Vân chi để xác định được chủng nấm sinh trưởng phát triển tốt nhất
trong điều kiện khí hậu Việt nam, đồng thời xây dựng công nghệ nhân
giống các chủng nấm trên ở dạng dịch thể nhằm nâng cao hiệu quả trong
sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về
các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của giống nấm Sò vua (P. eryngii) và
giống nấm Vân chi (T. versicolor), cũng như nhu cầu về dinh dưỡng và
điều kiện ngoại cảnh tối ưu cho sinh trưởng, phát triển của hai giống nấm
trên trong nuôi cấy dịch thể. Chỉ ra sự khác biệt di truyền của các chủng
nấm hiện đang lưu giữ và mối tương quan với các đ c điểm sinh học trong
nuôi cấy, đồng thời cung cấp những dẫn liệu quan sát dưới kính hiển vi
điện tử.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giới thiệu cho sản xuất giống nấm
Sò vua (P. eryngii) và giống nấm Vân chi (T.versicolor) thích hợp với điều
kiện nuôi trồng ở Việt Nam; đồng thời xây dựng được công nghệ nhân
giống dạng dịch thể của hai chủng nấm trên, cải thiện khả năng sinh
trưởng của giống, rút ngắn thời gian nuôi cấy, tăng năng suất nấm thương
phẩm. Công nghệ này có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng trong sản
xuất nấm ở qui mô công nghiệp.
3.3. Tính mới của luận án
Đã nghiên cứu các đ c trưng hình thái bào tử đảm, chỉ ra các đ c
điểm sinh trưởng phát triển của hệ sợi và quả thể nấm; đồng thời đánh giá
tính khác biệt di truyền giữa các chủng nấm Sò vua và nấm Vân chi. Trên
cơ sở đó tuyển chọn được các giống nấm ăn và nấm dược liệu thích ứng
với điều kiện sản xuất của Việt Nam.
Xây dựng thành công quy trình nhân giống nấm Sò vua và nấm Vân
chi dạng dịch thể (từ nhân giống cấp 1 → giống trung gian → giống
thương phẩm và sử dụng để nuôi trồng); thay thế cho công nghệ truyền
thống, rút ngắn thời gian nuôi cấy, tăng năng suất nấm, nâng cao hiệu quả
kinh tế.
3
4. Bố cục của luận án
Nội dung chính của luận án được thể hiện trong 134 trang (không kể
tài liệu tham khảo và phụ lục). Mở đầu: 4 trang; Chương 1: Tổng quan tài
liệu: 36 trang; Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 17
trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 75 trang; Kết luận và
đề nghị: 2 trang. Luận án gồm có 26 bảng số liệu, 65 hình, 18 tài liệu tiếng
Việt, 78 tài liệu tiếng Anh. Phần phụ lục gồm có: Sơ đồ qui trình; Bảng
tính toán hiệu quả kinh tế công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể so với
công nghệ truyền thống; hình ảnh giống nấm và quả thể nấm ở một số thí
nghiệm; kết quả phân tích thống kê và xử lý số liệu thí nghiệm và các nội
dung có liên quan đến luận án.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống nấm dịch thể và nuôi trồng nấm
Sò vua và nấm Vân chi.
Nấm Sò vua và nấm Vân chi là loại nấm có giá trị dược học cao nên
được rất nhiều nước trên thế quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học trên thế
giới đã đi sâu nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống nấm Sò vua và nấm
Vân chi từ ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng bổ sung như nguồn cacbon, nguồn
đạm, nguồn muối khoáng cũng như hàm lượng bổ sung tối ưu nhất của chúng.
Các tác giả cũng nghiên cứu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, dinh
dưỡng đến sinh trưởng của hệ sợi nấm Sò vua và nấm Vân chi. Nguyên
liệu nuôi trồng và thành phần dinh dưỡng bổ sung, hàm lượng dinh dưỡng
cũng đã được đề cập đến.
Phương pháp lên men nuôi dưỡng tầng sâu (nhân giống dạng dịch
thể) được ứng dụng để sản xuất nhiều loại giống nấm ăn và nấm dược liệu
(Liu, 2010; Diamantopoulou P, 2012; Jonathan, 2009).
Hiện nay công nghệ nhân giống nấm dịch thể đã phát triển ở nhiều
nước trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra thành phần
dinh dưỡng bổ sung tối ưu, tốc độ sục khí, ảnh hưởng cả pH môi trường
đến sinh trưởng của hệ sợi, thuận lợi và khó khăn của việc nhân giống nấm
dịch thể.
1.1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng di truyền của một số chủng nấm
1.1.1.3. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm trong nước
4
1.1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng di truyền của một số chủng nấm
Ở Việt Nam, kỹ thuật RAPD được áp dụng khá nhiều trong phân tích di
truyền của thực vật. Một số tác giả đã sử dụng kỹ thuật RAPD để phân tích đa
dạng di truyền ở các đối tượng khác nhau nhưng nghiên cứu đa dạng di truyền
trên đối tượng nấm ăn và nấm dược liệu thì chưa nhiều.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm ở Việt Nam
Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu của các tác
giả như Trịnh Tam Kiệt, Nguyễn Thị Chính, Phan Huy Dục, Lê Xuân
Thám, Lê Thị Hoàng Yến … các tác giả tập chung vào nghiên cứu các
lĩnh vực khác nhau trên nhiều đối tượng khác nhau. Có một số công trình
nghiên cứu về giống nấm dịch thể nhưng chủ yếu ở trong phòng thí
nghiệm với mục đích tách chiết sinh khối, chưa có công trình nào ứng
dụng trong lĩnh vực nuôi trồng.
Trung tâm nghiên cứu phát triển Nấm và sản phẩm sinh học - Công
ty TNHH Nấm linh chi đã sản xuất thành công nhiều sản phẩm có tác
dụng phòng chữa bệnh, tập chung sâu vào các công trình nghiên cứu khoa
học để tạo ra các sản phẩm chức năng. Cùng với việc nghiên cứu về tác
dụng của nấm Vân chi, công ty cũng đã nghiên cứu qui trình sản xuất các
sản phẩm từ nấm Vân chi, có 2 dạng sản phẩm chính từ nấm Vân chi đó là
bột sinh khối sợi và quả thể nấm Vân chi. Hiện tại, hàng năm công ty đã
cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn sinh khối/năm và 2-3 tấn quả
thể/năm. Việc nuôi trồng nấm Vân chi đang chuyển giao cho nhiều cơ sở
sản xuất, nguyên liệu sử dụng nuôi trồng là mùn cưa có bổ sung dinh
dưỡng, nhiệt độ thích hợp nhất để quả thể nấm sinh trưởng phát triển tử 20
- 25
0C, quả thể sinh trưởng thích hợp nhất vào tháng 2 đến tháng 5 dương
lịch (Nguyễn Thị Chính, 2011).
Một số loài nấm ăn mới du nhập vào Việt Nam, trong đó có nấm Sò
vua, hiện nay sản phẩm nấm tươi trên thị trường chủ yếu nhập từ Trung
Quốc. Nấm Sò vua còn được gọi là nấm Đùi gà, hiện nay đã được Trung
tâm Công nghệ Sinh học Thực vật nghiên cứu nuôi trồng theo phương
pháp truyền thống, với công thức phối trộn nguyên liệu nuôi trồng bao
gồm: 43% bông phế loại + 43% mùn cưa + 6% bột ngô + 7 % cám gạo +
1% CaCO3. Các công đoạn của nuôi trồng nấm Sò vua đựoc mô tả chi tiết:
sử dụng bao bì là túi nilon kích thước 19 x 33cm, trọng lượng bịch nguyên
5
liệu 0,8 kg/bịch. Các tác giả cũng đã xác định điều kiện ngoại cảnh thích
hợp để nuôi trồng nấm Sò vua: nhiệt độ từ 12 -150C; cường độ chiếu sáng
từ 800 - 1200 lux; độ ẩm không khí 85 - 95%; điều kiện thông thoáng tốt.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận, với các điều kiện nuôi trồng như trên năng suất
thực thu của nấm Sò vua đạt 35-40% (Đinh Xuân Linh và Cộng sự, 2012).
Nói chung, một số nhà khoa học ở nước ta tập trung nghiên cứu sâu
về nấm ăn, đ c biệt là nấm dược liệu (nấm Linh chi, Vân chi, Nhộng trùng
thảo…), hướng nghiên cứu đó được thực hiện nuôi cấy trong môi trường
dịch thể nhưng chuyên sâu về công nghệ tách chiết sinh khối sợi để tạo
sản phẩm chức năng; việc nuôi trồng nấm để thu quả thể chủ yếu được sử
dụng nguồn giống thể rắn (giống hạt) cho nên thời gian nuôi trồng thường
kéo dài hơn.
1.2. Giới thiệu chung về nấm Sò vua và nấm Vân chi
Nấm Sò vua (tên tiếng anh là King oyster mushroom) có tên khoa
học là Pleurotus eryngii (DC. Fr.). Đây là loài nấm ăn có giá trị dinh
dưỡng và dược học cao.
Nấm Vân chi có tên khoa học là Trametes versicolor (L.Fr.) Pilat, tên
tiếng Anh là Yunzhi ho c Turkey tails. Trước đây còn có các tên khoa học
khác như Coriolus versicolor, Polyporus versicolor. Nấm Vân chi là loại
nấm dược liệu được sử dụng ở nhiều nước châu Á.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, nấm sò Vua và nấm Vân chi
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các tác nhân ảnh hưởng đến sự hình
thành quả thể của nấm có thể chia làm 3 loại đó là: Các yếu tố ngoại cảnh
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, nồng độ CO2 và tốc độ gió cũng
như vai trò của vi sinh vật khác cùng chung sống trong hệ sinh thái; các
chất dinh dưỡng cần thiết.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của nấm Sò vua và nấm
Vân chi
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, nấm Sò vua và nấm Vân chi
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các tác nhân ảnh hưởng đến sự hình
thành quả thể của nấm có thể chia làm 3 loại: Các yếu tố ngoại cảnh như
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, nồng độ CO2 và tốc độ gió cũng như vai
trò của vi sinh vật khác cùng chung sống trong hệ sinh thái; các chất dinh
dưỡng cần thiết.
6
1.4. Vai trò của nấm Sò vua và nấm Vân chi
Nấm Sò vua và nấm Vân chi là 2 loại nấm có giá trị dinh dưỡng và
dược học cao. Đ c biệt là nấm Vân chi là loại nấm được nhiều nhà khoa
học trên thế giới đi sâu nghiên cứu về dược tính của nó, có nhiều bài báo
đã công bố tác dụng của nấm Vân chi như: điều trị ung thư, tác dụng
chống virus HIV, tác dụng tăng cường miễn dịch… Ngoài ra, việc trồng
nấm Sò vua và nấm Vân chi đã góp phần vào việc tận thu các phụ phẩm từ
nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Giống nấm: Gồm 6 giống nấm Sò vua và 2 giống nấm Vân chi có
xuất xứ khác nhau, hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Công nghệ Sinh học
Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp.
2.1.2. Vật tư hóa chất
* Vật tư sử dụng trong tách chiết ADN
- 23 mồi RAPD được sử dụng trong nghiên cứu đa dạng sinh học của
nấm Sò vua, 10 mồi RAPD được sử dụng cho nấm Vân chi.
* Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm nhân giống cấp 1 và giống cấp
trung gian
+ Glucose, CNM, pepton, MgSO4.7H2O, KH2PO4, vitamin B1,… xuất
xứ từ công ty Merck.
* Nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm nhân giống thương phẩm và
nuôi trồng
+ Glucose, CNM, pepton, MgSO4.7H2O, KH2PO4, vitamin B1,… xuất
xứ từ Trung Quốc.
+ Một số nguyên liệu như thóc tẻ, cám gạo, rơm rạ, mùn cưa...
2.1.3. Các điều kiện, trang thiết bị sử dụng trong thí nghiệm
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Một số đặc tính sinh học của nấm Sò vua và nấm Vân chi
2.2.2. Đánh giá sự khác biệt di truyền của nấm Sò vua nấm Vân chi
2.2.3. Nhân giống nấm Sò vua và nấm Vân chi dạng dịch thể
2.2.4. Sử dụng giống dịch thể để nuôi trồng nấm Sò vua, nấm Vân chi
2.3. Phư ng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm Sò vua và nấm
Vân chi
7
Thí nghiệm 1: Sinh trưởng phát triển của nấm Sò vua và nấm Vân chi
trong nuôi cấy thuần khiết.
Thí nghiệm 2: Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của nấm Sò vua và
nấm Vân chi trên nguyên liệu nuôi trồng.
2.3.2. Đánh giá sự khác biệt di truyền của nấm Sò vua và nấm Vân chi
2.3.2.1. Phương pháp tách chiết ADN
2.3.2.2. Phương pháp PCR
2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.3.3. Các thí nghiệm nghiên cứu nhân giống nấm Sò vua và nấm Vân
chi dạng dịch thể
2.3.3.1. nghiên cứu nhân giống cấp 1 nấm Sò vua và nấm Vân chi dạng
dịch thể
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của giống nấm
Sò vua và nấm Vân chi trong môi trường dịch thể.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của giống nấm Sò
vua và nấm Vân chi trong môi trường dịch thể.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của thành phần môi trường dịch thể tới sự sinh
trưởng của giống nấm Sò vua và nấm Vân chi cấp 1.
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của chế độ lắc đến sự sinh trưởng của giống
nấm Sò vua và nấm Vân chi trong môi trường dịch thể.
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống gốc đến sinh trưởng của giống
nấm Sò vua và nấm Vân chi trong môi trường dịch thể.
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh trưởng của
giống nấm Sò vua và Vân chi dạng dịch thể.
2.3.3.2. Nghiên cứu nhân giống nấm Sò vua và giống nấm Vân chi dạng
dịch thể cấp trung gian
Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng chế độ sục khí tới sự sinh trưởng của
giống nấm Sò vua và nấm Vân chi cấp trung gian.
Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy tới sự sinh trưởng của
giống nấm Sò vua và nấm Vân chi cấp trung gian.
2.3.3.3. Nghiên cứu nhân giống nấm Sò vua và giống nấm Vân chi thương
phẩm dạng dịch thể
Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của thành phần môi trường dịch thể tới sự
sinh trưởng của hệ sợi nấm Sò vua và nấm Vân chi thương phẩm.
8
2.3.4. Các thí nghiệm sử dụng giống nấm dịch thể để nuôi trồng nấm Sò
vua, nấm Vân chi
Thí nghiệm 12: Đánh giá ảnh hưởng của nguồn giống và nguyên liệu
nuôi trồng đến sinh trưởng của nấm Sò vua và nấm Vân chi
Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của tuổi giống dịch thể đến sinh trưởng
của nấm Sò vua và nấm Vân chi trên nguyên liệu nuôi trồng
Thí nghiệm 14 : Ảnh hưởng của lượng giống thương phẩm đến sự sinh
trưởng phát triển của nấm Sò vua và nấm Vân chi trên nguyên liệu nuôi trồng.
2.4. Phư ng pháp chuẩn bị môi trường
2.5. Phư ng pháp bố trí thí nghiệm
- Các thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại và được tiến hành như sau:
+ Đối với giống cấp1: 5 bình tam giác 500ml/ công thức, mỗi bình tam giác
chứa 200ml môi trường. Tổng cộng 15 bình tam giác/1 công thức thí nghiệm.
+ Đối với giống cấp trung gian: 5 bình duran 5000ml/công thức, mỗi
bình duran chứa 3000 ml môi trường. Tổng cộng 15 bình duran /1 công
thức thí nghiệm.
+ Đối với giống nấm thương phẩm: 30 lít môi trường/1 bioreator/
công thức.
+ Trong giai đoạn nuôi trồng: mỗi công thức thí nghiệm bố trí 100
bịch. Tổng số 300 bịch nguyên liệu/công thức thí nghiệm; theo dõi các
chỉ tiêu sinh trưởng 50 bịch/công thức thí nghiệm, lấy mẫu theo 5 điểm
của đường chéo, mỗi điểm 10 bịch.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi các đ c điểm sinh trưởng trong nuôi cấy thuần khiết
- Theo dõi các đ c điểm sinh trưởng trong giai đoạn giống dịch thể
+ Kích thước KLC( khuẩn lạc cầu)(mm)
+ Sinh khối sợi (g/1000ml)
+ Mật độ KLC
*Nấm Sò vua
(1) số lượng KLC từ 10-40 KLC/1ml
(2) số lượng KLC từ 41-80 KLC/1ml
(3) số lượng KLC từ 81-120 KLC/1ml
(4) số lượng KLC từ 121-150 KLC/1ml
(5) số lượng KLC trên 150 KLC/1ml
*Nấm Vân chi
(1) số lượng KLC từ 10-30 KLC/1ml
(2) số lượng KLC từ 31-60 KLC/1ml
(3) số lượng KLC từ 61-90 KLC/1ml
(4) số lượng KLC từ 91-120 KLC/1ml
(5) số lượng trên 120 KLC/1ml
- Theo dõi các đ c điểm sinh trưởng trong giai đoạn nuôi trồng
2.6. Phư ng pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học
bằng phần Excel và phần mềm IRRISTAT 4.0.
9
2.7. Địa điểm và thời gian thí nghiệm
- Các thí nghiệm được tiến hành tại trung tâm Công nghệ sinh học
thực vật, bộ môn kỹ thuật Di truyền - Viện Di truyền Nông nghiệp; viện
Vi sinh vật và Công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm
nấm Văn Giang - Hưng Yên.
- Thời gian thí nghiệm: từ năm 4/2008 - 4/2013.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm Sò vua và nấm
Vân chi
3.1.1. Sự sinh trưởng và hình thành quả thể nấm Sò vua trong nuôi cấy
thu n khiết
Trong nghiên cứu này, 6 chủng nấm Sò vua được nuôi cấy thuần
khiết, ở các khoảng nhiệt độ khác nhau.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm Sò
vua trong nuôi cấy thuần khiết
Giống
Nhiệt
độ
E1 E2 E3 E4 E5 E6
I II I II I II I II I II I II
18 ± 10C 3 162,5 3 166,6 3 148,1 3 157,4 3 159,4 0,5 34,1
22 ± 10C 3 283,3 3 278,4 2,5 263,8 2,5 268,5 3 269,5 1 45,5
26 ± 10C 2,5 312,5 2,5 315,6 2,5 296,3 2,5 305,5 3 319,4 3 132,5
30 ± 10C 1,5 354,1 1,5 361,1 1,5 351,8 1,5 361,1 1,5 351,9 2,5 145,8
34 ± 10C 1 273,7 1 270,3 1 266,2 1 260,7 1 264,3 2 131,6
CV% 4,1 4,1 3,7 4,1 3,3 3,4
LSD0,05 20,8 20,9 17,9 20,4 16,3 6,1
*Ghi chú:
I. Độ dày hệ sợi (đơn vị)
3 đơn vị độ dày: Hệ sợi rất dày
2,5 đơn vị độ dày: Hệ sợi dày
II. Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi(µm/h)
2 đơn vị độ dày: Hệ sợi trung bình
1,5 đơn vị độ dày: Hệ sợi mỏng
1 đơn vị: Hệ sợi rất mỏng
Kết quả cho thấy, 5 giống nấm Sò vua từ E1- E5 có nhiều đ c điểm
giống nhau khi nuôi cấy trên môi trường thạch trong các khoảng nhiệt độ
nghiên cứu. Chủng E1 có tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nhanh nhất, chủng
E6 có đ c điểm khác biệt rõ ràng với 5 chủng trên về thời gian sinh
trưởng, đ c điểm hệ sợi, sự hình thành quả thể.
3.1.2. Sự sinh trưởng và hình thành quả thể nấm Sò vua trên nguyên
liệu nuôi trồng
10
ảng . . ột số đặc đi m sinh trưởng của uả th các chủng nấm Sò vua
Chủng
nấm
ĐKcuống
(mm)
ĐK mũ
(mm)
Chiều dài
cuống
(mm)
Số quả
bịch
K lượng
TB quả (g)
Năng suất
bịch (g)
E1 34,6 41,6 148,8 1,6 141,6 197,6
E2 29,4 39,8 145,6 1,4 118,2 165,4
E3 22,7 31,4 126,4 2,1 62,7 145,7
E4 23,8 29,7 128,8 2,4 63 149,5
E5 30,9 23,9 129,7 1,6 111,2 157,9
E6 20,6 30,4 96,5 3,6 40,2 144,7
CV% 4,5 3,2 6,5 5,5 5,6 4,3
LSD0,05 2,2 1,9 14,8 0,2 8,9 12,3
Trên nguyên liệu nuôi trồng các chủng nấm Sò vua có sự khác biệt rất
rõ về qui luật sinh trưởng so với trong nuôi cấy thuần khiết.
Trong 6 chủng nấm Sò vua cùng nghiên cứu thì chủng E1 cho trọng
lượng quả/ bịch cao nhất (197,6 g/bịch). Các chủng cùng nghiên cứu khác đều
cho trọng lượng quả thể/ bịch thấp hơn, chủng E6 thu được trọng lượng quả
thể/ bịch thấp hơn các chủng cùng nghiên cứu (144,7 gam/ bịch).
3.1.3. Đặc điểm bào tử nấm Sò vua
Bào tử của các chủng nấm được quan sát trên kính hiển vi điện tử
quét có độ phóng đại từ 500 -15000 lần. Ở độ phóng đại 7500 lần bào tử
nấm Sò vua có hình trứng xếp gần nhau đính trên đảm hình chùy.
3.1.4. Sự sinh trưởng và hình thành quả thể nấm Vân chi trong nuôi cấy
thu n khiết
Sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Vân chi trong nuôi cấy thuần khiết
được ghi nhận ở hình 3.32.
Hình 3.32 : Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm Vân chi
trong điều kiện nhiệt độ khác nhau
Trong các khoảng nhiệt độ nuôi khác nhau, tốc độ sinh trưởng của hệ sợi
nấm Vân chi khác nhau, đ c điểm hệ sợi cũng có sự khác nhau. Trong suốt cả
11
giai đoạn mọc và giai đoạn sau khi sợi phủ kín bề m t môi trường, dù để trong
điều kiện nhiệt độ, điều kiện ánh sáng nào đều không thấy sự hình thành mầm
mống quả thể trong nuôi cấy thuần khiết của cả 2 chủng nấm Vân chi.
3.1.5. Nghiên cứu sự sinh trưởng và hình thành quả thể của nấm Vân
chi trên nguyên liệu nuôi trồng
Kết quả cho thấy: tại thời điểm tháng 2 - tháng 4: Giai đoạn này hệ
sợi và quả thể của 2 chủng nấm Vân chi đều sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh.
Hai chủng nấm Vân chi Tra-1 và Tra-2 có rất nhiều đ c điểm giống nhau:
thời gian mọc sợi, thời gian hình thành quả thể, kích thước, màu sắc, năng
suất quả thể tươi của 2 chủng nấm Vân chi nghiên cứu trong từng thời
điểm trong năm.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời điểm nuôi trồng đến kích thước quả
thể và năng suất nấm Vân chi
Giống
Chỉ tiêu
Thời gian
KT dọc
mũ nấm
(mm)
KT ngang
mũ nấm
(mm)
Số lớp mũ
nấm cụm
Trọng lượng
nấm tư i bịch
(gam)
Tra-1 Tháng 11 - tháng 1
Tháng 2 - tháng 4 54,2 78,4 6,8 81,8
Tháng 5 - tháng 7 16,2 18,3 2,6 42,6
Tháng 8 - tháng 10 42,8 56,7 5,4 65,4
CV% 6,3 5,7 7,6 4,5
LSD0,05 4,78 5,86 0,75 5,72
Tra-2 Tháng 11 - tháng 1
Tháng 2 - tháng 4 54,6 77,9 6,6 80,9
Tháng 5 -tháng 7 15,8 18,0 2,5 42,4
Tháng 8 - tháng 10 42,1 55,8 5,5 65,2
CV% 6,7 4,2 4,6 6,3
LSD0,05 5,05 4,25 0,45 7,92
3.1.6. Đặc điểm hiển vi bào tử nấm Vân chi
Trên kính hiển vi điện tử quét có độ phóng đại 2.000 lần, bào tử nấm
Vân chi rất thưa. Ở độ phóng đại 15.000 lần cả 2 chủng Tra-1 và Tra-2 chỉ có
một ít đảm hình thành 4 tiểu bính trên đó có đính 4 đảm bào tử điển hình.
3.2. Đánh giá sự khác biệt di truyền của các chủng nấm Sò vua và
nấm Vân chi
3.2.1. Sự khác biệt di truyền của các chủng nấm Sò vua
Phân tích đa dạng di truyền
12
Bảng 3.8. Hệ số tư ng đồng di truyền của các mẫu nấm nghiên cứu
Mẫu 1 2 3 4 5 6
1 1.00
2 0.80 1.00
3 0.70 0.79 1.00
4 0.71 0.79 0.85 1.00
5 0.67 0.70 0.68 0.75 1.00
6 0.64 0.67 0.66 0.66 0.68 1.00
Qua kết quả phân tích mối quan hệ di truyền, thiết lập được sơ đồ
mối quan hệ di truyền của các mẫu nấm nghiên cứu. Hệ số tương đồng di
truyền có giá trị thấp nhất là 0,64 giữa hai mẫu số 1 và số 6. Hệ số tương
đồng cao nhất là hai mẫu số 3 và số 4 với giá trị 0,85. C p mẫu số 1 và số
2 có hệ số tương đồng di truyền khá cao là 0,80.
3.2.2. Sự khác biệt di truyền của các chủng nấm Vân chi
Kết quả điện di sản phẩm PCR của 2 mẫu nấm Vân chi với 10 mồi
nghiên cứu, mỗi mồi đều thu được số lượng băng DNA và kích thước
băng giống nhau. Kết quả này phù hợp hoàn toàn với kết quả nghiên cứu
đ c tính sinh học của 2 chủng nấm Vân chi khi 2 chủng này có các đ c
điểm sinh trưởng của hệ sợi và quả thể rất giống nhau.
3.3. Kết quả nghiên cứu nhân giống nấm Sò vua và nấm Vân chi dạng
dịch thể
Từ kết quả đánh giá đ c tính sinh học và sự khác biệt về m t di
truyền của các chủng nấm nghiên cứu, đề tài đã tuyển chọn được chủng
nấm Sò vua E1 và chủng nấm Vân chi Tra-1 là 2 chủng nấm có triển vọng
tại Việt Nam.
Để thúc đẩy sản xuất và phát triển bền vững các giống nấm đã tuyển
chọn, đề tài tiếp tục nghiên cứu công nghệ nhân giống dịch thể và sử dụng
nguồn giống này để nuôi trồng nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng
sinh lực giống và năng suất nấm thương phẩm.
. . . ết uả nhân giống nấm Sò vua và nấm Vân chi cấp dạng dịch th
3.3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của giống nấm Sò vua và
nấm Vân chi trong môi trư ng dịch thể
Kết quả thu được trong nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá
trình sinh trưởng của nấm Sò vua E1 và nấm Vân chi tra-1 trong môi trường
dịch thể, chúng tôi nhận thấy nấm Sò vua nuôi trong môi trường dịch thể
trong khoảng nhiệt độ 26 ± 1°C; nấm Vân chi nuôi trong khoảng nhiệt độ 30
± 1°C là thích hợp nhất, kết quả này phù hợp với nghiên cứu sinh trưởng hệ
sợi của 2 chủng nấm này trong nuôi cấy thuần khiết.
13
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của giống nấm Sò
vua và giống nấm Vân chi trong môi trường dịch thể
Giống
Chỉ tiêu
Nhiệt độ
Kích thước
KLC (mm)
Mật độ
KLC
Sinh khốisợi
(g/1000ml)
Nấm
Sò vua
E1
18 ± 1°C 0,44 2 9,7
22 ± 1°C 0,76 3 12,8
26 ± 1°C 1,28 4 18,6
30 ± 1°C 1,65 4 17,9
CV% 3,4 5,2
LSD0,05 0,67 1,43
Nấm
Vân chi
Tra-1
22 ± 1°C 0,72 1 13,8
26 ± 1°C 0,94 2 17,6
30 ± 1°C 1,18 4 21,5
34 ± 1°C 1,26 2 15.6
CV% 2,7 3,8
LSD0,05 0,52 1,24
3.3.1.2. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của giống nấm Sò vua và nấm
Vân chi trong môi trư ng dịch thể
Kết quả cho thấy trong khoảng pH ban đầu từ 5 - 6 thấy SK sợi nấm
tăng, khi môi trường ban đầu có giá trị pH 6 thì mật độ KLC và SK sợi
nấm Sò vua là lớn nhất (18,6g/1000ml). Khi giá trị pH 7 thì SK sợi bắt
đầu có dấu hiệu giảm. Tại giá trị pH 8, SK sợi giảm mạnh
(14,1g/1000ml). Như vậy chủng nấm Sò vua SK sợi lớn nhất khi môi
trường ban đầu có giá trị pH 6.
SK sợi nấm Vân chi đạt cao nhất (27,6 g/1000ml dịch) khi nuôi cấy
trong điều kiện pH 6, SK sợi nấm Vân chi không có sự sai khác nhiều giữa
môi trường có giá trị pH 6 và pH 7. Khi pH 8 thì mật độ KLC và SK
giảm rõ rệt (17,8g/1000ml).
14
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH ban đầu tới sinh trưởng của giống nấm
Sò vua và nấm Vân chi trong môi trường l ng
Giống
Giá trị pH
ban đầu
Giá trị pH sau
khi khử tr ng
Giá trị pH kết th c
quá trình nuôi
Mật độ
KLC
Sinh khối sợi
(g/1000ml)
Nấm Sò
vua E1
3 2,93 2,02 1 9,8
4 3,95 2,84 2 14,6
5 4,95 3,82 3 16,1
6 5,95 4,84 4 18,6
7 6,96 5,74 3 16,3
8 7,98 6,58 2 14,1
CV% 4,0
LSD0,05 1,05
Nấm
Vân chi
Tra-1
3 2,94 1,95 1 10,3
4 3,93 2,74 1 14,2
5 4,96 3,67 2 17,4
6 5,95 4,75 4 27,6
7 6,96 5,71 4 26,3
8 7,97 6,66 2 17,8
CV% 4,8
LSD0,05 1,57
3.3.1.3. Ảnh hưởng của thành ph n dinh dư ng đến sinh trưởng của
giống nấm Sò vua và nấm Vân chi trong môi trư ng dịch thể.
Số liệu bảng 3.11 cho thấy: giống nấm Sò vua sinh trưởng tốt nhất trên
công thức môi trường 4 (2,5 g CNM + 2,5 g pepton + 0,5 g MgSO4.7H2O + 1 g
KH2PO4 + 100 g nấm tươi + 15 glucose); giống nấm Vân chi sinh trưởng tốt
nhất trên công thức môi trường 3 (2 g CNM + 2 g pepton + 0,2 g MgSO4.7H2O
+ 1 g KH2PO4 + 15 g glucose + 1,5mg thiamin).
15
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thành phần môi trường dịch thể đến sự
sinh trưởng của giống nấm Sò vua và nấm Vân chi
Giống
nấm
Công
thức
Kích thước
KLC (mm)
Mật độ
KLC
SK sợi
(g/1000ml)
Đặc điểm KLC
Nấm Sò
vua E1
CT1 1,96 2 18,8 Trơn bóng, phân tán lỏng
CT2 0,87
4
20,4
Trơn bóng, dịch liên kết
dạng huyền phù
CT3 0,84
5
28,5
Trơn bóng, dịch liên kết
dạng huyền phù
CT4 1,08
5
29,2
Trơn bóng, dịch liên kết
dạng huyền phù
CT5 1,67 3 24,8 Trơn bóng, phân tán lỏng
CV% 3,4 2,2
LSD0.05 0,78 0,98
Nấm
Vân chi
Tra-1
CT1 1,43
1
15,4
Dịch trong, KLC có tua,
mật độ thưa.
CT2 1.32
3
22,8
Dịch trong, KLC có tua,
mật độ trung bình.
CT3 1,28
5
35,2
Dịch trong, KLC có tua,
mật độ dày đ c.
CT4 1.3
4
30,1
Dịch trong, KLC có tua,
mật độ dày.
CT5 1,46
2
18,4
Dịch trong, KLC có tua,
mật độ thưa.
CV% 4,5 4,8
LSD0.05 0,11 2,12
3.3.1.4. Ảnh hưởng của chế độ lắc tới sinh trưởng phát triển của giống
nấm Sò vua và nấm Vân chi.
Kết quả bảng 3.12 cho thấy giống nấm Sò vua cho SK sợi cao
nhất (26,9 gam/1000ml) ở chế độ lắc 160 vòng/ phút; giống nấm Vân
chi cho sinh khối sợi cao nhất nhất (36,2 gam/1000ml) ở chế độ lắc
140 vòng/phút.
3.3.1.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy tới sinh trưởng của hệ sợi của giống
nấm Sò vua và nấm Vân chi trong môi trư ng dịch thể
16
Kết quả cho thấy tỷ lệ giống cấy ảnh hưởng nhiều đến mật độ KLC,
kích thước KLC và SK sợi của cả nấm Sò vua và nấm Vân chi. Khi sử
dụng giống mẹ với tỷ lệ 30% ống giống gốc, thu được giống nấm có mật
độ KLC cao, kích thước KLC (1,23 -1,05 mm), SK sợi cao nhất so với các
mức cấy giống khác (32,4 - 34,7 g/1000ml).
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng của giống
nấm Sò vua và nấm Vân chi
Giống
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
giống
(% ống gốc)
Kích
thước
KLC
(mm)
Mật
độ
KLC
SK sợi
(g/1000ml)
Đặc điểm
Nấm Sò
vua E1
10 2,34 2 24,6 Sợi hình cầu, một số trơn,
một số có tua gai, phân tán
20 1,82 3 28,1 Sợi hình cầu, một số trơn,
một số có tua gai, phân tán
30 1,23 4 32,4 Sợi hình cầu, trơn, phân tán
40 0,60 5 28,4 Sợi hình cầu nhỏ, trơn, có
sự kết dính mạnh
CV% 2,9 2,3
LSD0.05 0,82 1,24
Nấm
Vân chi
Tra-1
10 1,55 2 22,8 KLC to, phân tán, có tua
20 1,37 3 28,6 KLC to, đều, phân tán, có
tua sợi.
30 1,05 4 34,7 KLC trung bình, có sự kết
dính, có tua sợi.
40 0,63 5 29,2 KLC nhỏ, kết dính mạnh,
có tua sợi.
CV% 3,1 3,5
LSD0.05 0,67 2 1,89
3.3.1.6. Ảnh hưởng của th i gian nuôi tới sự sinh trưởng của giống nấm
Sò vua và nấm Vân chi trong môi trư ng dịch thể
SK sợi có sự tăng trưởng rõ trong thời gian 48 giờ đến 72 giờ
(Nấm Sò vua đạt từ 21,2 -28,2 gam/1000ml; nấm Vân chi đạt từ 18,4 -32,8
gam/1000ml), sang 72 giờ SK của cả nấm Sò vua và nấm Vân chi đều tăng
nhưng không đáng kể, SK đạt cực đại trong 96 giờ (nấm Sò vua đạt 28,9
gam/1000ml; nấm Vân chi đạt 33,7 gam/ 1000ml).
17
Hình 3.59. Đường cong sinh trưởng của giống nấm Sò vua E1 và giống nấm
Vân chi Tra-1 dạng dịch thể
3.3.2. ết quả nghiên cứu nhân giống nấm Sò vua và nấm Vân chi cấp
trung gian dạng dịch thể
3.3.2.1. Ảnh hưởng của chế độ sục hí tới sinh trưởng của giống nấm Sò
vua và nấm Vân chi cấp trung gian
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của cường độ sục khí đến sinh trưởng của
giống nấm Sò vua và Vân chi cấp trung gian
Giống Chỉ tiêu
Mức độ
cấp khí (V/V/M)
Kích thước
KLC
(mm/ KLC)
Mật độ sợi
nấm
SK sợi
(g/1000ml)
Nấm
Sò
Vua
E1
0,4 1,74 1 19,6
0,5 1,58 2 26,2
0,6 1,30 3 32,1
0,7 1,06 4 34,8
0,8 0,57 5 33,6
CV% 4,3 2,0
LSD0.05 0,98 1,06
Nấm
Vân chi
Tra-1
0,4 1,62 1 21,8
0,5 1,47 2 28,9
0,6 1,02 4 35,2
0,7 0,81 4 34,6
0,8 0,54 5 32,8
CV% 3,3 3,3
LSD0.05 0,65 1,84
Đối với nấm Sò vua SK sợi đạt cao nhất là 34,8 gam/1000 ml dịch
giống khi cấp khí ở mức 0,7 V/V/M. Giống nấm Vân chi nuôi cấy trong chế
độ sục khí 0,6 V/V/M, SK đạt 35,2 gam/1000 ml dịch giống.
18
3.3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy tới sinh trưởng của giống nấm Sò
vua và nấm Vân chi cấp trung gian
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng của giống
nấm Sò vua và Vân chi cấp trung gian
Giống Chỉ Tiêu
Tỷ lệ
giống (%)
Kích thước
KLC (mm)
Mật độ
KLC
SK sợi
(g/1000ml)
Nấm Sò
Vua E1
3 1,72 1 19,8
5 1,54 2 28,2
7 1,28 4 33,7
10 0,88 4 32,8
15 0,55 5 30,6
CV% 3,3 3,3
LSD0.05 0,72 1,72
Nấm
Vân
Chi
Tra-1
3 1,58 1 20,6
5 1,41 2 26,8
7 1,08 3 32,4
10 0,86 4 35,6
15 0,52 5 32,5
CV% 4,7 2,7
LSD0.05 0,93 1,47
Giống nấm Sò vua cấy mật độ 7% giống cho SK sợi cao nhất
(33,7 gam/1000ml), KLC đồng đều, dịch không bị kết vón. Nấm Vân chi
cấy 10% giống cho SK sợi cao nhất (35,6 gam/100ml).
3.3.3. ết quả nghiên cứu nhân giống nấm thư ng ph m (nấm Sò vua,
nấm Vân chi) dạng dịch thể
Giống nấm Sò vua sinh trưởng tốt nhất trên công thức môi
trường 3: 2 g CNM + 7 g pepton + 0,5 g MgSO4.7H2O + 1 g KH2PO4 + 15
glucose, sinh khối sợi đạt cao nhất trong thời điểm 72 -84 giờ (27,6-
27,9gam/1000ml); giống nấm Vân chi sinh trưởng tốt nhất trên công
thức môi trường II: 1,5 g CNM + 6 g pepton + 0,2 g MgSO4.7H2O + 1 g
KH2PO4 + 15 g glucose + 1mg thiamin, sinh khối sợi đạt cao nhất trong
thời điểm 72 - 84 giờ (30,2 - 30,9 gam/1000ml).
19
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của thành phần môi trường dịch thể đến sinh
trưởng của giống nấm Sò vua và nấm Vân chi thư ng phẩm
Giống
nấm
Công
thức
SK sợi (g/1000ml)
48 giờ 60 giờ 72 giờ 84 giờ 96 giờ 120 giờ
Nấm
Sò vua
E1
1 13,7 15,9 19,8 21,2 21,8 21,9
2 14,5 18,3 22,6 23,4 23,7 25,7
3 16,8 20,5 25,7 27,6 27,9 27,7
4 16,9 20,7 23,9 25,6 25,9 25,8
CV% 3,5 3,1 3,7 2,7 1,8 2,8
LSD0.05 1,1 1,2 1,7 1,4 0,9 1,4
Nấm
Vân
chi
Tra-1
1 15,8 20,6 24,5 26,4 26,8 26,7
2 16,2 21,7 28,8 30,2 30,9 30,7
3 16,4 22,7 28,7 30,0 30,8 30,5
4 16,7 22,6 28,4 29,8 30,2 30,2
CV% 3,9 1,6 1,6 1,3 4,4 3,9
LSD0.05 1,3 0,7 0,9 0,8 2,6 2,3
3.4. Sử dụng giống dịch thể để nuôi trồng nấm Sò vua và nấm Vân chi
3.4.1. Ảnh hưởng của nguồn giống và nguyên liệu nuôi trồng đến sinh
trưởng của nấm Sò vua và nấm Vân chi
3.4.2. Ảnh hưởng của nguyên liệu nuôi trồng đến sự hình thành và phát
triển của quả thể nấm Sò vua và nấm Vân chi
3.4.3. Ảnh hưởng của công thức phối trộn đến ích thước quả thể và năng
suất nấm Sò vua, nấm Vân chi
Nghiên cứu ảnh hưởng các loại nguyên liệu đến khả năng hình thành,
phát triển của quả thể và năng suất của nấm Sò vua và nấm Vân chi, kết
quả được trình bày ở bảng 3.22 và bảng 3.23
Các kết quả thu được trong quá trình theo dõi sự sinh trưởng, phát
triển của nấm Sò vua trong các công thức nuôi trồng khác nhau, với 2
nguồn giống dịch thể và giống truyền thống cho thấy: Việc bổ sung dinh
dưỡng trong quá trình nuôi trồng nấm Sò vua có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng phát triển và năng suất của nấm, với mức bổ sung 20% cám gạo cho
kích thước quả thể to nhất, năng suất nấm cao nhất. Sử dụng giống dịch thể
rút ngắn được 12 - 14 ngày nuôi trồng ở công thức tương ứng nhau.
20
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của công thức phối trộn đến kích thước quả
thể và năng suất nấm Sò vua tư i
Giống Công
thức
ĐK mũ nấm
(mm)
ĐK cuống
nấm (mm)
Chiều dài
cuống nấm (mm)
Hiệu quả sinh
học (%)
Giống
nấm Sò
vua E1
dịch thể
1 28,9 20,7 98,7 36,8
2 36,7 25,6 105,8 48,9
3 42,5 29,8 121,6 52,7
4 48,8 31,6 134,7 58,5
5 52,5 34,8 148,4 67,4
6 52,6 34,5 143,2 67,2
CV% 2,8 3,2 3,4 2,3
LSD0.05 2,2 1,7 7,6 2,3
Giống
nấm Sò
vua E1
thể rắn
1 27,7 20,1 96,5 33,5
2 35,2 24,3 102,6 41,7
3 40,4 27,9 120,1 46,8
4 46,8 30,4 132,4 51,4
5 50,4 32,6 146,2 59,4
6 50,3 32,5 143,4 59,1
CV% 2,8 6,1 2,5 2,7
LSD0.05 2,1 3,1 5,5 2,3
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của công thức phối trộn đến kích thước quả
thể và năng suất nấm Vân chi tư i
Giống
Công
thức
KT dọc mũ
(mm)
KT ngang
mũ nấm
(mm)
Số lớp mũ
nấm cụm
Hiệu quả
sinh học (%)
Giống nấm
Vân chi
Tra-1 dịch
thể
1 31,5 43,8 3,6 5,7
2 48,7 65,4 5,7 12,8
3 60,8 72,5 6,2 19,6
4 68,2 85,4 7,8 24,5
5 67,4 84,7 7,8 24,3
6 65,6 81,8 7,5 24,3
CV% 3,4 1,9 5,3 4,9
LSD0.05 3,5 2,4 0,6 1,6
Giống nấm
Vân chi
Tra-1 thể
rắn
1 30,7 43,2 3,4 5,2
2 46,8 64,8 5,2 12,3
3 60,2 71,9 5,9 18,9
4 67,8 85,1 7,3 24,1
5 67,5 85,3 7,7 24,0
6 65,9 81,5 7,6 23,8
CV% 3,9 3,7 4,4 3,2
LSD0.05 3,96 4,8 0,49 1,03
21
Nuôi trồng nấm Vân chi trên công thức 4 (65% mùn cưa, 24% bông
phế loại, 10% cám gạo, 1% CaCO3) đạt năng suất cao nhất. Tùy vào điều
kiện cụ thể sẽ lựa chọn nguồn giống dịch thể hay nguồn giống thể rắn, vì
với nấm Vân chi sự chênh lệch về hiệu quả sinh học khi sử dụng 2 nguồn
giống này không có sự khác biệt nhiều, chỉ có sự khác biệt về thời gian
sinh trưởng.
3.4.4. Ảnh hưởng của tuổi giống dịch thể đến sinh trưởng của nấm Sò vua
và nấm Vân chi trên nguyên liệu nuôi trồng
Khác với những nghiên cứu khác mục đích chính là thu SK sợi, nên
chỉ dừng lại ở việc theo dõi SK sợi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mục
đích cuối cùng là thu quả thể nấm, do đó SK sợi chưa hoàn toàn đánh giá
được giống tốt hay xấu, bước tiếp theo trong nghiên cứu chúng tôi dùng
giống thể rắn làm đối chứng, sử dụng giống dịch thể nuôi trong thời gian
từ 48 - 120h để nuôi trồng thử nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng giống dịch thể giúp giảm bớt
thời gian để sợi lan kín nguyên liệu và thời gian ra quả thể sớm hơn, năng
suất cao hơn so với giống thể rắn. Khi sử dụng nguồn giống thể để nuôi
trồng nấm Sò vua thì thời gian hệ sợi sinh trưởng kín bịch nguyên liệu là
35 ngày, thời gian thu quả thể là 54 ngày, hiệu suất sinh học đạt 58,4%.
Trong khi sử dụng nguồn giống dịch thể 72 - 96h tuổi để nuôi trồng nấm
Sò vua thì thời gian hệ sợi sinh trưởng kín bịch nguyên liệu giảm xuống
còn 24 ngày, thời gian thu quả thể là 38 - 39 ngày, hiệu suất sinh học đạt
65,8 - 67,3%. Tương tự, khi sử dụng nguồn giống nấm Vân chi dịch thể
72h- 96h tuổi rút ngắn được thời gian nuôi sợi xuống còn 25 ngày so với
thể rắn là 31 ngày; sử dụng nguồn giống nấm Vân chi dịch thể 72h - 84h
tuổi đạt hiệu quả sinh học 25,1%, trong khi sử dụng nguồn giống nấm Vân
chi thể rắn thì hiệu quả sinh học đạt 24,4%.
22
3.4.5. Ảnh hưởng của lượng giống thư ng phẩm đến sự sinh trưởng
của nấm Sò vua và nấm Vân chi trên nguyên liệu nuôi trồng
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của lượng giống cấy đến sự sinh trưởng của
nấm Sò vua và nấm Vân chi trên nguyên liệu nuôi trồng
Giống
nấm
Lượng
giống
Tỷ lệ
nhiễm
bệnh (%)
T sợi mọc
kín giá
thể (ngày)
Txuất hiện
quả thể
(ngày)
Hiệu quả
sinh học
(%)
Giống
nấm
Sò vua
E1
10 9,8 31 42 44,3
15 7,6 27 40 53,7
20 5,7 23 38 66,4
25 5,7 23 38 66,5
30 5,8 23 38 66,4
CV% 4,6
LSD0,05 1,25
Giống
nấm
Vân
chi
Tra-1
10 9,3 34 47 13,4
15 6,8 29 42 19,2
20 5,2 25 39 24,6
25 5,4 25 38 24,7
30 5.5 25 37 24,8
CV% 4,3
LSD0,05 1,89
Để đạt hiệu quả kinh tế cao chúng tôi chọn lượng dịch giống để cấy
vào nguyên liệu nuôi trồng là 20 ml dịch/bịch với mỗi giống nấm.
3.4.6. Hiệu quả kinh tế của sử dụng giống dịch thể để nuôi trồng nấm
Sò vua và nấm Vân chi
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguồn giống nấm Sò vua và giống
nấm Vân chi dạng dịch thể để nuôi trồng cho 1 tấn nguyên liệu khô được
trình bày ở Bảng 3.26.
23
Sử dụng nguồn giống dịch thể để nuôi trồng không những rút ngắn
được thời gian bắt đầu cho thu hái quả thể của nấm Sò vua từ 58 ngày
xuống còn 45 ngày; thời gian bắt đầu cho thu hái quả thể của nấm Vân chi từ
56 ngày xuống còn 45 ngày mà còn cho cho lãi thuần cao. Sử dụng giống dịch
thể nuôi trồng nấm Sò vua cho lãi thuần (5.790 triệu đồng/tấn nguyên liệu); tỷ
suất lãi so với đồng vốn đạt 0,4; lãi thuần tăng so với đối chứng khi sử dụng
nguồn giống thể rắn là 75,99%. Đối với nấm Vân chi sử dụng nguồn giống
dịch thể nuôi trồng cho lãi thuần (3,530 triệu đồng/tấn nguyên liệu); tỷ suất lãi
so với đồng vốn đạt 0,32; lãi thuần tăng so với đối chứng khi sử dụng nguồn
giống thể rắn là 41,77%.
Bảng 3.26. Hiệu quả kinh tế của nuôi trồng nấm Sò vua và nấm
Vân chi bằng nguồn giống dịch thể
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nguồn
giống
Chi phí
tiền
công
Chi phí
nguyên
liệu
Tổng
chi
Năng suất
( g/tấn
nguyên
liệu)
Giá
bán
Tổng
thu
Lãi
thuần
Tỷ suất
lãi so
vốn
đầu tư
Lãi
thuần
tăng so
với ĐC
(%)
Giống nấm
Sò vua dạng
dịch thể
6.000
8.430
14.430
404,4
50
20.220
5.790
0,40
75,99
Giống nấm
Sò vua thể
rắn (ĐC)
7.000
7.530
14.530
356,4
50
17.820
3.290
0,23
Giống nấm
Vân chi
dạng dịch
thể
5.000
6.170
11.170
36,75
400
14.700
3.530
0,32
41,77
Giống nấm
Vân chi thể
rắn (ĐC)
6.000
5.970
11.970
36,15
400
14.460
2.490
0,21
Tóm lại, sử dụng giống nấm Sò vua và giống nấm Vân chi dạng dịch
thể để nuôi trồng đã rút ngắn được chu kỳ nuôi trồng so với phương pháp
truyền thống từ 11-13 ngày; với chi phí đầu tư cho việc nuôi trồng nấm
bằng giống dịch thể thấp hơn so với sử dụng giống thể rắn mànăng suất
nấm cao hơn thì đây là phương pháp nên đầu tư và áp dụng cho sản xuất ở
quy mô công nghiệp.
24
KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của 6 giống
nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) và 2 giống nấm Vân chi trong giai đoạn
nuôi cấy thuần khiết và giai đoạn nuôi trồng, đã chọn được chủng nấm Sò
vua E1 và giống nấm Vân chi Tra1 có triển vọng, thích nghi với điều kiện
sinh thái Việt Nam
2. Điều kiện tối ưu để nhân giống nấm Sò vua E1 dịch thể ở giai đoạn
giống cấp 1: nhiệt độ nuôi sợi 26±1ºC; môi trường có giá trị pH 6; công
thức môi trường 5; chế độ lắc 160 vòng/phút; tỷ lệ giống gốc sử dụng để
cấy là 30% ống giống gốc/200ml môi trường; thời gian nuôi giống là 96
giờ. Trong giai đoạn giống trung gian: tốc độ sục khí 0,7 lít không khí/lít
môi trường/phút; tỷ lệ giống cấp1 dùng để cấy giống trung gian là 7% giống
so với môi trường. Giai đoạn giống thương phẩm: công thức môi trường
thích hợp để nhân giống nấm Sò vua E1 thương phẩm là công thức 3.
Điều kiện tối ưu để nhân giống nấm Vân chi Tra-1 (Trametes versicolor)
dịch thể ở giai đoạn giống cấp 1: nhiệt độ 30±1ºC; môi trường có giá trị pH 6;
công thức môi trường 3; chế độ lắc 140 vòng/phút, tỷ lệ giống gốc dùng để cấy
là 30% ống giống gốc/200ml môi trường; thời gian nuôi giống là 84 giờ. Giai
đoạn giống trung gian: tốc độ sục khí 0,6 lít không khí/lít môi trường/phút; tỷ
lệ giống cấp 1 dùng để cấy giống trung gian là 10% giống so với môi trường;
môi trường nhân giống nấm Vân chi Tra-1 thương phẩm công thức 2.
3. Nuôi trồng nấm Sò vua E1 đạt hiệu quả cao nhất trên công thức
5; tuổi giống tối ưu từ 84h - 96h tuổi; lượng giống thích hợp là 20ml
dịch giống/bịch nguyên liệu. Sử dụng giống dịch thể để nuôi trồng nấm
Sò vua rút ngắn được 13 ngày/chu kỳ nuôi trồng. Nuôi trồng nấm Vân
chi Tra-1 đạt hiệu quả cao nhất trên công thức 4; tuổi giống tối ưu từ
72h - 84h tuổi; lượng giống cấy thích hợp là 20ml dịch giống/bịch nguyên
liệu. Sử dụng giống dịch thể để nuôi trồng nấm Vân chi rút ngắn được 11
ngày/chu kỳ nuôi trồng.
4.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi kính đề nghị được tiếp
tục nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ hơn; ứng dụng công nghệ nhân
giống dạng dịch thể vào sản xuất để phát triển nấm Sò vua E1 và nấm Vân
chi Tra-1 theo qui mô công nghiệp, nhằm hướng tới sản xuất nấm đạt hiệu
quả cao và bền vững.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Bích Thùy, Trịnh Tam Kiệt (2010), Nghiên cứu
một số đ c điểm sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm Vân chi
(Trametes versicolor), Di truyền học và ứng dụng – Chuyên
san Công nghệ sinh học, số 6: 55-58
2. Nguyễn Thị Bích Thùy, Cồ Thị Thùy Vân, Trịnh Tam Kiệt
(2012), Nghiên cứu công nghệ nhân giống nấm Sò Vua
(Pleurotus eryngii) dạng dịch thể Di truyền học và ứng dụng –
Chuyên san Công nghệ sinh học, số 8: 88-95.
3. Nguyễn Thị Bích Thuỳ, Cồ Thị Thùy Vân, Đinh Xuân Linh,
Trịnh Tam Kiệt, Nguyễn Trung Thành(2013), “Nghiên cứu
nhân giống nấm Vân chi (Trametes vesicolor) dạng dịch thể”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 41:
67-73
4. Nguyễn Thị Bích Thùy, Khuất Hữu Trung, Ngô Xuân Nghiễn,
Cồ Thùy Vân, Trịnh Tam Kiệt (2013), “Nghiên cứu đ c điểm
sinh học và đa dạng di truyền của một số chủng nấm Sò vua
(Pleurotuseryngii)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông
nghiệp Việt Nam, số 41: 73-80
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_tieng_viet_ncs_nguyen_thi_bich_thuy_7783.pdf