Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, di chuyển lao động quốc tế sẽ tiếp
tục diễn ra sôi động và đa dạng về hình thức do xu thế toàn cầu hóa lan rộng. Đây là
một cơ hội và cũng là thách thức đối với các nước đang phát triển tiếp nhận dòng lao
động nước ngoài chất lượng cao. Lao động chuyên môn cao nước ngoài có những tác
động tích cực, đi kèm những tác động tiêu cực đối với nước tiếp nhận và thực tiễn
nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore cho ta thấy rõ điều đó. Đối
với Viêt Nam, tuy là nước đông dân, chủ yếu hướng về xuất khẩu lao động, nhưng
việc tiếp nhận lao động chuyên môn cao nước ngoài ra rất cần thiết và tất yếu để bổ
sung thiếu hụt trên thị trường lao động trong nước, tiếp thu tri thức và chất xám từ
bên ngoài, từ đó nâng cấp năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
167 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào phát triển kinh tế của một số nước và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động chuyên môn thấp hơn Trung Quốc và Singapore do những
hạn chế về thu nhập bình quân đầu người và môi trường chính sách luật pháp ưu đãi
đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài.
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Luận án đi đến những bài học kinh nghiệm sau đây:
Các bài học thành công nên học hỏi:
Bài học thứ nhất: chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài
không chỉ đòi hỏi phải kiểm soát hiệu quả dòng lao động nhập cư, mà còn đòi hỏi
phải thực hiện một môi trường kinh tế vĩ mô hiệu quả và các thể chế thị trường lao
động vận hành tốt.
Singapore và Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống chính sách quản lý lao
động nhập cư hiệu quả, tuy mức độ hiệu quả của từng nước có sự khác nhau, nhưng
đều có thể kiểm soát được số lượng và chất lượng lao động nước ngoài. Hai nước
này đã chứng minh được hiệu quả năng lực thể chế trong thực hiện chính sách nhập
cư và đề ra các quy định điều tiết và kiểm soát dòng lao động nước ngoài làm việc
tại hai nước đó. Điển hình là Singapore, đất nước này đã có thái độ nồng nhiệt đối
với lao động chuyên môn cao nước ngoài, đưa ra hệ thống luật pháp, chính sách và
biện pháp hiệu quả để đáp ứng quyền lợi và trao trách nhiệm cho từng cá nhân lao
động chuyên môn cao nước ngoài. Hệ thống giấy phép với sự đa dạng về thang bậc
lương và những yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cấp, trình độ, kinh nghiệm của
Singapore được các lao động chuyên môn cao nước ngoài dánh giá cao. Đi kèm với
hệ thống giấy phép đó là sự giám sát chặt chẽ của các bộ ngành liên quan. Trung
Quốc, tuy không đạt trình độ quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài như
Singapore, nhưng cũng đã thành công nhất định trong việc đưa ra những kế hoạch
tuyển dụng nhân tài nước ngoài cụ thể, đi kèm với đó là các biện pháp thu hút nhân
tài nước ngoài. Cả Trung quốc và Singapore đều xây dựng được một môi trường
kinh tế vĩ mô hiệu quả, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và lao
động chuyên môn cao nước ngoài. Hệ thống kinh tế vĩ mô hiệu quả, kết hợp với kế
hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kế hoạch đào tạo thu hút nhân tài sao cho phù
135
hợp với kế hoạch kinh tế đề ra đã giúp Singapore (và Trung Quốc) xác định rõ mục
tiêu cần thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài vào lĩnh vực nào, ở trình độ
nào, ngành nghề nào và số lượng bao nhiêu. Cơ cấu kinh tế đa dạng hóa cũng giúp
hai nước này rất dễ tìm kiếm các lao động chuyên môn cao nước ngoài ở nhiều
ngành nghề khác nhau, bù đắp cho những thiếu hụt trong nước. Bài học rút ra là, nếu
có một môi trường chính sách toàn diện liên quan đến lao động chuyên môn cao
nước ngoài, thì việc kiểm soát và quản lý lao động nước ngoài sẽ đạt hiệu quả cao.
Những thay đổi chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài cần phải
gắn chặt với cơ sở lý thuyết, tình hình thế giới và thực tiễn phát triển của từng nước.
Singapore là đất nước có chính sách thị trường lao động vận hành tốt, chủ yếu
được dựa trên nguồn lực trong nước để cân đối cung cầu lao động trên thị trường.
Khi thị trường trong nước thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực (cần chuyên môn
cao và lao động phổ thông), chính sách thu hút lao động nước ngoài của Singapore tỏ
ra cởi mở với các điều kiện quy định ít ngặt nghèo. Khi thị trường lao động trong
nước chưa đủ sức tạo đầy đủ công ăn việc làm cho người lao động bản địa, chính
sách nhập cư sẽ được thắt chặt với những quy định nghiêm ngặt đối với lao động
nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Singapore hiện nay đang trải
qua thời kỳ tái cơ cấu. Sự chuyển đổi giữa kinh tế và việc làm là điều rất khó khăn
nhưng lại cần thiết để giúp nền kinh tế của quốc gia này phát triển biển vững. Để đạt
được các mục tiêu tăng trưởng dài hạn, chính phủ Singapore sẽ tiếp tục giảm bớt
nguồn lao động nước ngoài và siết chặt chính sách nhập cư, sửa đổi Luật nhập cư.
Đối với Trung Quốc, cân đối cung cầu trên thị trường lao động là một bài
toán khó. Với tỷ lệ thiếu việc làm trong nước luôn ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn,
chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn giải pháp thu hút các chuyên gia Hoa kiều trở về
nước làm việc. Là một nước đông dân, chính phủ Trung Quốc đã xác định các mục
tiêu rất cụ thể: thị trường lao động Trung Quốc phải phát triển một cách thống nhất,
theo hướng mở cửa, cạnh tranh và quy phạm hoá để cân đối cung cầu lao động. Xác
định chính sách thu hút nhân tài một cách hợp lý, Trung Quốc có chính sách ưu tiên
hộ khẩu cho các nhân tài để thu hút lao động có trình độ cao. Các nhân tài ở Trung
Quốc còn được ưu đãi đặc biệt về trả công lao động; lương của người lao động có
trình độ cao hơn nhiều so với lương của lao động trung bình. Lao động có trình độ
cao ở Trung Quốc còn được hưởng các ưu đãi đặc biệt về điều kiện làm việc và sinh
136
hoạt (thí dụ: ưu đãi về nhà ở, ưu tiên mua cổ phiếu, được cử đi học tập và tu nghiệp ở
nước ngoài). Trung Quốc coi đây là một biện pháp giữ chân và thu các nhân tài ở
trong và ngoài nước.
Bài học thứ hai: chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài
muốn thực hiện hiệu quả thì phải được giám sát chặt chẽ, gắn với việc trao trách
nhiệm cụ thể cho chủ doanh nghiệp sử dụng lao động để hạn chế tình trạng tiếp nhận
lao động bất hợp pháp hoặc lao động kỹ năng thấp.
Về mặt lý thuyết, chính sách thị trường lao động thường đi theo hướng tăng
cung ứng lao động dựa trên giảm thất nghiệp, kéo dài độ tuổi về hưu, tăng giờ làm
việc, tăng năng suất lao động thông qua tăng vốn nhân lực. Các chương trình nhập
khẩu lao động cho phép người chủ doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài và
hầu hết các chương trình trên thế giới hiện nay đều đi theo nguyên tắc hành chính, đó
là chủ doanh nghiệp buộc phải cố gắng tìm kiếm lao động trong nước, nếu không tìm
được mới cho phép sử dụng lao động nhập cư. Các chương trình này thường dẫn đến
việc người sử dụng lao động cố lách luật bằng cách chứng minh không có khả năng
tìm được lao động trong nước phù hợp và cần phải tuyển dụng lao động nước ngoài.
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, để hạn chế tình trạng lách luật này,
chính phủ đã trao trách nhiệm cụ thể cho người sử dụng lao động. Singapore đã thực
hiện đánh thuế cả người sử dụng lao động và lao động nước ngoài. Người sử dụng
lao động sẽ phải chịu mức thuế cao hơn nếu thuê lao động nước ngoài, đặc biệt là lao
động phổ thông. Người lao động nước ngòai bị đánh thuế khác nhau, trong đó lao
động chuyên môn cao có mức thuế thấp hơn lao động phổ thông và áp dụng khác
nhau cho từng đối tượng, ngành nghề. Việc đánh thuế này đã khuyến khích lao động
chuyên môn cao nước ngoài và hạn chế lao động phổ thông tay nghề thấp. Singapore
cũng có những hình thức xử lý rất nghiêm ngặt lao động nhập cư bất hợp pháp, đặc
biệt là lao động phổ thông làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Theo Luật nhập cư hiện
hành, các hình phạt cho việc ở lại quá hạn hoặc nhập cư bất hợp pháp ở Singapore là
6 tháng tù và 2000 đô la Singapore. Do tình trạng nhập cư bất hợp pháp có chiều
hướng gia tăng bởi chính phủ Singapore thắt chặt hơn nữa Luật nhập cư, Bộ nội vụ
Singapore đang chuẩn bị hình sự hóa hành vi làm giả hồ sơ nhập cư và hiện tượng
kết hôn giả vì mục đích nhập cư. Những ai bị phát hiện kết hôn giả có thể bị phạt tù
137
lên tới 10 năm kèm theo khoản tiền nộp phạt 10.000 đôla Singapore. Án phạt cao
nhất dành cho tội danh làm giả hồ sơ nhập cư là 8.000 đôla Singapore và 5 năm tù.
Bài học thứ ba: chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài cần
kết hợp hài hòa với chính sách gia đình và những chính sách phúc lợi xã hội khác.
Xu hướng nổi bật hiện nay là các chuyên gia nước ngoài có xu hướng di
chuyển từ các nước phát triển hơn sang các nước đang phát triển hơn để tìm kiếm cơ
hội tốt hơn và tránh bị đánh thuế thu nhập cao ở nước chủ nhà. Đây là một lợi thế
không thể bỏ qua đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với thực trạng
muốn di cư sang các nước đang phát triển làm việc, các chuyên gia nước ngoài
thường xem xét các chính sách gia đình và chính sách an sinh xã hội liên quan đến
bản thân họ. Chính sách gia đình trở nên rất quan trọng trong di cư quốc tế, đặc biệt
là các vấn đề chấp nhận người thân của chuyên gia đi theo họ ra nước ngoài, người
thân của họ sẽ tiếp cận các chính sách an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe ở nước
tiếp nhận chuyên gia. Lao động chuyên môn cao nước ngoài thường rất nhạy cảm
với chính sách gia đình, họ thường xem xét các vấn đề được hưởng lợi của người
thân trước khi quyết định làm việc lâu dài tại một nước đang phát triển.
Singapore đã làm tốt được chính sách gia đình và an sinh xã hội đối với lao
động chuyên môn cao nước ngoài và người thân của họ. Các mức độ trợ cấp và ưu
đãi đối với người thân của chuyên gia được quy định khác nhau, dựa theo mức thu
nhập và ngành nghề của chuyên gia nước ngoài. Hệ thống cho phép định cư lâu dài
của Singapore cũng cởi hơn hơn rất nhiều so với nước khác. Với hình thức cấp thẻ
như nhiều nước châu Âu đã làm, Singapore tương đối thành công trong việc thu hút
lao động chuyên môn cao nước ngoài nhờ quan tâm đến chính sách gia đình và an
sinh xã hội.
Bài học thứ tư: bài học thu hút kiều bào trí thức nước ngoài về làm việc tại
quê hương.
Trung Quốc với chiến lược sức mạnh mềm đã có những chính sách thu hút
lực lượng trí thức Hoa kiều về nước làm việc trên nhiều lĩnh vực. Đề án hàng nghìn
nhân tài đã khởi động với những quy định rất rõ về lực lượng nhân tài. Những
chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc trong khuôn khổ đề án trên được
hỗ trợ ban đầu khoảng 1 triệu Nhân dân tệ (NDT), tương đương với 157.700 USD.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có thể được nhận khoản tài trợ dành
138
cho nghiên cứu khoa học vào khoảng từ 3-5 triệu NDT. Với nhiều hỗ trợ về tài chính,
mục tiêu sẽ thu hút khoảng 1000 học giả từ 100 trường đại học hàng đầu trở về với mục
tiêu xây dựng 100 nhóm nghiên cứu sáng tạo đẳng cấp quốc tế tại các đại học Trung
Quốc. Theo kế hoạch, các chuyên gia này sẽ làm việc với các chuyên gia trong nước
qua đó nâng cao chất lượng nghiên cứu nói riêng cũng như khả năng cạnh tranh khoa
học nói chung của Trung Quốc trên bình diện quốc tế. Cho đến nay Đề án này đã lựa
chọn được 662 học giả và hiện đang có 310 người đang làm việc tại các đại học nghiên
cứu ở Trung Quốc. Những chuyên gia nước ngoài này chủ yếu là Hoa Kiều đã góp phần
không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Trung Quốc.
* Bài học thất bại nên tránh:
Bài học thứ nhất, nếu không quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội và
chính sách gia đình đối với người lao động chuyên môn cao nước ngoài, thì sự cống
hiến của họ cho đất nước tiếp nhận lao động sẽ gặp nhiều hạn chế. Bài học này có thể
rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc . Trung Quốc chưa thực sự quan tâm đến chính
sách gia đình và an sinh xã hội cho người thân của các chuyên gia nước ngoài. Chính
vì vậy, lượng lao động chuyên gia nước ngoài vào Trung Quốc chủ yếu là người Hoa
sinh sống ở các nước châu Á, một ít là từ Mỹ. Hoa Kiều vào Trung Quốc có những
lợi thế nhất định về cộng đồng, ngôn ngữ, họ hàng, mối quan hệ quen biết, vì vậy
chính phủ Trung Quốc đã biết sử dụng lợi thế này để kêu gọi trí thức chuyên gia Hoa
Kiều về Trung Quốc làm việc. Tuy nhiên, đối với lao động chuyên môn cao nước
ngoài không phải là Hoa Kiều, còn có rất nhiều rào cản chưa được khơi thông.
Chẳng hạn, tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trở
nên trầm trọng, ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đã quyết định rời bỏ thành
phố này. Hiện tượng này đẩy nhiều tập đoàn đa quốc gia vào thế khó khi muốn thu
hút nhân sự điều hành cao cấp, giàu kinh nghiệm giữa lúc thị trường Trung Quốc
ngày càng giữ vai trò quan trọng trong thành công toàn cầu của họ. Các chuyên gia
đã không mấy hài lòng với tình trạng internet bị giám sát chặt khiến tốc độ truy cập
chậm chạp, không thể vào Facebook, Twitter, Google cùng những mối lo ngại khác
về mất an toàn thực phẩm, chất lượng nước và an ninh xã hội. Cùng với đó, những
hạn chế trong chính sách y tế, giáo dục, việc làm cho người thân của chuyên gia
nước ngoài ở Trung Quốc cũng khiến nhiều chuyên gia nước ngoài quyết định đưa
139
cả các thành viên gia đình ra khỏi Trung Quốc sau một thời gian ngắn làm việc ở
nước này.
Bài học thứ hai, nếu chế độ đãi ngộ về lương và môi trường làm việc còn
thấp, đối xử lao động không công bằng sẽ không thể thu hút lao động chuyên môn
cao nước ngoài một cách hiệu quả. Kinh nghiệm của Trung Quốc đem lại những bài
học quý báu cho Việt Nam. Chính sách trọng dụng nhân tài ngoại quốc, kiều bào của
Trung Quốc chưa thực sự thu hút một lực lượng chất xám của Hoa kiều ở nước ngoài
bởi mức lương và môi trường làm việc không phù hợp. Nhiều trường đại học Trung
Quốc không hiểu hết bản chất của thị trường lao động chất xám quốc tế, vì vậy đã
không tuyển chọn đúng người, đúng việc. Những Hoa kiều là nhà khoa học hàng đầu ở
các nước công nghiệp phát triển, còn khả năng cống hiến và sức khỏe thực sự đã không
muốn quay về định cư lâu dài ở Trung quốc vì những bất cập chính sách trong nước.
Hơn nữa, vấn đề lương bổng và môi trường làm việc thực sự không làm Hoa kiều trí
thức thấy thoải mái. Những người trở về có lương cao hơn thường tạo sự đố kị cho các
đồng nghiệp trong nước. Thành công của Đề án này có thể bị đe dọa bởi thực tế sự bất
cân xứng về lương bổng và điều kiện làm việc giữa những người trở về với những giáo
sư bản địa. Khi những giáo sư bản địa cảm thấy những người mới trở về không đóng
góp nhiều hơn họ, họ sẽ bất hợp tác, điều đó gián tiếp làm hủy hoại môi trường làm
việc. Trong khi nhiều học giả trở về vẫn có thể nói tiếng Trung nhưng vấn đề là họ vẫn
chưa hòa nhập được văn hóa học thuật mới ở Trung Quốc. Thiếu hợp tác với các đồng
nghiệp bản địa và vấn đề của tái hòa nhập cũng chính là những vấn đề nổi cộm của
chương trình này.
Đối với các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình, sử dụng chất xám trở
về từ các nước phương Tây là một mục tiêu đúng đắn. Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu
hóa, thu hút những nhà khoa học xuất sắc nhất trở về không phải là nhiệm vụ đơn giản,
thực tế cho thấy là phần lớn các nỗ lực đều thất bại. Và chừng nào vẫn còn khoảng cách
về điều kiện làm việc, lương bổng, môi trường, tự do học thuật thì những người giỏi
nhất và xuất sắc nhất sẽ còn không muốn trở về. Những người đang ở độ chín của sự
nghiệp, đang có năng suất khoa học cao sẽ chỉ muốn ở lại nước ngoài. Đây là bài học rất
đáng tham khảo đối với Việt nam để có thể thu hút hiệu quả đội ngũ trí thức, chuyên gia
Việt kiều trở về tổ quốc làm việc và cống hiến.
140
Bài học thứ ba, chính phủ cần phải có những quan điểm đúng đắn trong thu hút
lao động chuyên môn cao nước ngoài, tránh những tác động tiêu cực đối với sự phát
triển kinh tế – xã hội ở nước tiếp nhận lao động. Quan điểm thu hút lao động chuyên
môn cao nước ngoài của chính phủ cần phải gắn với các chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội tầm nhìn xa khoảng 5-10 năm, trong đó hoạch định rõ những ngành nghề ưu tiên
phát triển trong giai đoạn đó, dự báo tương đối chính xác cung – cầu lao động trong
nước ở các ngành nghề ưu tiên cũng như xác định các danh mục ngành nghề cần lao
động nước ngoài và số lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài cần thiết phải tuyển
dụng. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, đất nước này chưa xây dựng được một
chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài một cách hệ thống, chưa có
mục tiêu và định hướng cụ thể, chưa đưa ra được các tiêu chí, hạn ngạch, cơ chế xét
tuyển lao động nước ngoài rõ ràng, vì vậy rất khó đáp ứng các yêu cầu và mong
muốn của lực lượng lao động chuyên môn cao nước ngoài không phải là người Hoa
kiều muốn vào Trung Quốc làm việc. Các quy định không rõ ràng, không có tiêu chí cụ
thể rất dễ trở thành rào cản khiến lao động chuyên môn cao nước ngoài dịch chuyển
sang các nước láng giềng có điều kiện hấp dẫn hơn.
Trường hợp Singapore lại là một bài học kinh nghiệm khác. Với chính sách thu
hút lao động chuyên môn cao nước ngoài bài bản, rất cởi mở, không phân biệt quốc tịch
của lao động nhập cư, Singapore đã vấp phải sự phản đối của người dân bản địa khi
người nước ngoài chiếm hầu hết việc làm trong các lĩnh vực kinh tế lẽ ra giành cho
người bản địa. Mâu thuẫn giữa người bản địa và cộng đồng lao động chuyên môn cao
nhập cư đã nhiều lần gây rắc rối cho chính phủ Singapore và khiến bản sắc dân tộc
Singapore bị phai mờ đáng kể. Bài học rút ra là: chính phủ cần phải có quan điểm đúng
đắn trong việc lựa chọn quốc tịch của lao động chuyên môn cao nước ngoài, đặc biệt là
lao động có trình độ chuyên môn tương đương hoặc chỉ khá hơn tương đối so với lao
động trong nước, hoặc lao động chuyên môn cao đến từ các những nước đông dân láng
giềng (như lao động Trung Quốc tại Việt Nam) nhằm tránh những tác động tiêu cực và
những bất ổn kinh tế, an ninh, xã hội do lao động chuyên môn cao nước ngoài mang lại
cho nước tiếp nhận.
3.2.3. Khuyến nghị chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước
ngoài tại Việt Nam
3.2.3.1. Những khuyến nghị chính sách mang tính chiến lược lâu dài
141
Qua nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở
một số nước trên thế giới, đặc biệt là ở Singapore và Trung Quốc, luận án đi đến
những khuyến nghị chính sách mang tính chất chiến lược và lâu dài như sau:
Thứ nhất, cần phải có lộ trình cụ thể trong chính sách thu hút lao động
chuyên môn cao nước ngoài. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hầu hết các
nước đều có nhu cầu thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, kể cả những
nước dư thừa lao động và những nước thiếu lao động. Tuy nhiên, để thu hút hiệu quả
lao động chuyên môn cao nước ngoài, cần phải có sự đánh giá lại tổng thể cơ cấu
dân số, bước chuyển dân số của Việt Nam từ giai đoạn dân số vàng sang giai đoạn
già hóa dân số, từ đó có những lộ trình cụ thể cho phát triển dân số và thu hút lao
động chuyên môn cao nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế,
khoảng 20 năm nữa Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ lực lượng lao động giảm.
Điều đó có nghĩa là, chúng ta cần phải có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sao cho phù
hợp với bước chuyển dân số này, đồng thời phải định hướng việc thu hút lao động
chuyên môn cao nước ngoài cho phù hợp với cơ cấu kinh tế 20 năm tiếp theo. Nếu
điều kiện và nguồn lực hội tụ đủ, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hóa vào
năm 2030-2035. Lúc đó, cơ cấu kinh tế của Việt Nam sẽ nghiêng về các ngành công
nghiệp có giá trị gia tăng cao và các ngành dịch vụ hiện đại. Vì là nước đông dân,
Việt Nam cần nỗ lực hấp thụ hết lực lượng lao động hiện có và chỉ bổ sung lao động
chuyên môn cao nước ngoài trong những ngành nghề cần thiết nhất. Theo kinh
nghiệm Singapore và Trung Quốc, lộ trình phát triển nguồn lực lao động chất lượng
cao (trong đó có cả lao động chuyên môn cao nước ngoài) cần phải thiết kế bài bản
từ bây giờ, trong đó chú trọng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở lĩnh
vực nào, trình độ nào, vùng và nước nào., kèm theo đó là một hệ thống chính sách
pháp luật đầy đủ liên quan đến thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài.
Thứ hai, cần phải có quan điểm và chính sách rõ ràng trong thu hút Việt kiều
trí thức trở về nước làm việc. Việt Nam có một lợi thế hơn hẳn so với các nước láng
giềng là có khoảng gần 4 triệu người đang sinh sống khắp năm châu mà trong đó
khoảng 300,000 người đã tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số những trí thức
Việt Nam này, có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành
hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng ở Mỹ, Úc,
Canada, Anh, Hà Lan, Nhật như các đại học Harvard, Standford, Yale, Tokyo,
142
Sydney các công ty Microsoft, Monsanto, Mitsubishi...Cho đến nay, việc huy
động chất xám của tri thức kiều bào ở Việt nam còn tự phát và manh mún, mới dừng
ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng
dạy tại các cơ sở giáo dục. Việc động viên khuyến khích các nhà khoa học kiều bào
tầm cỡ tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước vẫn chưa làm được nhiều.
Nhiều tri thức, người Việt ở nước ngoài mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết
của mình cho đất nước, nhưng họ không biết trong nước cần gì và làm thế nào để có
thể đóng góp, trong khi họ bị những ràng buộc về pháp lý, về thời gian... Trong khi
đó các cơ quan chức năng trong nước chưa đưa ra những kế hoạch dài hơi, yêu cầu
cụ thể cũng như những biện pháp, chính sách thỏa đáng để tranh thủ sự đóng góp
chất xám của tri thức kiều bào. Quan trọng hơn là còn thiếu một cơ chế thông thoáng
để tri thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình
cho đất nước.
Tuy nhiên, để thu hút họ trở về nước làm việc, cần phải nhanh chóng thực
hiện các chiến lược thu hút nhân tài Việt Kiều (có thể học tập Trung Quốc), đồng
thời nới lỏng các quy định chính sách trong nước để họ thấy được Động cơ và Sự
thuận tiện khi trở về nước làm việc (theo mô hình của hình 1.1). Cụ thể là, Việt Nam
cần tạo bước đột phá trong xây dựng chính sách với việc nghiên cứu đề xuất Pháp
lệnh về công tác đối với Việt Kiều nhằm đảm bảo thực thi nghiêm túc và hiệu quả
các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước đối với kiều bào; Cần sớm thể
chế hóa chính sách và pháp luật liên quan đến Việt kiều, loại bỏ các thủ tục hành
chính không cần thiết đối với Việt kiều, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đăng
ký công dân, đăng ký thường trú cho Việt kiều trí thức hồi hương; Nhanh chóng
hoàn thiện các quy định về việc Việt kiều được mua nhà, sở hữu nhà trong nước,
đăng ký quốc tịch Việt Nam, cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam. Hơn nữa, cần phải
tạo một môi trường tốt trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học
trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và có những chính sách đãi ngộ tốt để
thu hút Việt kiều trí thức về nước làm việc.
Thứ ba, cần nghiên cứu các quy chuẩn của hệ thống cấp thẻ làm việc đối với
lao động chuyên môn cao nước ngoài để có thể áp dụng tại Việt Nam trong tương
lai. Là một nước đi sau trong chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước
ngoài, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực cấp thẻ làm việc đối
143
với lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hiện nay Việt Nam mới đang dừng ở việc
cấp giấy phép lao động cho lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hệ thống cấp thẻ
làm việc rất ưu việt, có thể giúp các nước tiếp nhận lao động (trong đó có Việt Nam)
xác định rõ những đối tượng lao động ưu tiên (theo quốc tịch, tay nghề, trình độ,
mức lương) và khiến quy trình khảo sát và sát hạch lao động chuyên môn cao nước
ngoài được chặt chẽ, tránh những lỗ hổng trong chính sách thu hút và quản lý lao
động chuyên môn cao nước ngoài. Lộ trình cấp phép thẻ có thể áp dụng theo từng
giai đoạn, tùy thuộc vào nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài và trình độ phát
triển của nền kinh tế.
3.2.3.2. Những khuyến nghị chính sách mang tính chất cấp bách hiện nay
Qua nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài ở
một số nước trên thế giới, đặc biệt là ở Singapore và Trung Quốc, đồng thời nghiên
cứu những vấn đề tồn tại trong thu hút và quản lý lao động chuyên môn cao nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay, luận án đi đến những khuyến nghị chính sách như sau:
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện thể chế chính sách cho lao động chuyên môn
cao nước ngoài ở Việt Nam.
Trước hết, cần phải hoàn thiện sớm dự thảo Luật việc làm, trong đó có nội
dung quy định về lao động nước ngoài tại Việt nam. Ngoài ra, trong việc thực hiện
Bộ luật lao động mới (5/2013), cũng rất cần phải có Nghị định hướng dẫn thi hành
Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong Bộ luật lao
động mới, cơ chế xử phạt, biện pháp cưỡng chế và xử lý lao động làm việc nước
ngoài bất hợp pháp ở Việt Nam cũng chưa tỏ rõ sự kiên quyết và triệt để, khiến các
doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động nước ngoài vẫn có thể lách luật.
Chính vì vậy, trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật lao động mới, cũng cần phải
quy định nghiêm ngặt hơn về cơ chế xử phạt, cưỡng chế lao động nước ngoài vào
làm việc không tuân thủ đúng các quy định của Việt Nam.
Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP về
tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Vào ngày
17/6/2011, Nghị định số 46/2011/NĐ-CP đã được ban hành để sửa đổi bổ sung Nghị
định 34/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 46/2011/NĐ-CP vẫn còn những vướng
mắc khi thực hiện. Cụ thể là: pháp luật hiện hành về đấu thầu mới quy định về mời
thầu, dự thầu, chấm thầu, chưa có quy định về tổ chức thực hiện và giám sát quá
144
trình thực hiện các gói thầu hoặc dự án đã trúng thầu; cơ chế xử lý đối với nhà thầu
không thực hiện đúng quy định pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài khi tham
gia đấu thầu, chấm thầu. Nhiều nhà thầu nước ngoài chưa thực hiện việc kê khai
trong hồ sơ dự thầu phương án sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài
cho dự án.Có rất nhiều trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam không chuẩn
bị đầy đủ các giấy tờ để xin cấp phép lao động. Khi cơ quan chức năng phát hiện và
yêu cầu thì đưa ra nhiều lý do để trì hoãn Hiện, nhiều lao động nước ngoài vào
Việt Nam lao động thông qua một số doanh nghiệp của Việt Nam để xin thị thực
nhập cảnh với mục đích thương mại mà không hề nêu rõ xin vào lao động. Trường
hợp này được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xét cấp thị
thực từ 3 đến 6 tháng. Hết thời hạn lưu trú nói trên, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
ở các địa phương không gia hạn vì chưa xin được giấy phép lao động thì họ đối phó
bằng cách xuất cảnh, rồi lại tiếp tục xin lại thị thực nhập cảnh vào Việt Nam. Trong
khi đó, nhiều bộ ngành liên quan vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện vấn đề
này; một số địa phương chưa nắm chắc và đầy đủ số liệu về lao động nước ngoài
đang làm việc. Các số liệu báo cáo của địa phương chủ yếu nắm được là thông qua
công tác kiểm tra.
Hơn thế, Điều 1.3 của Nghị định 46 quy định: 30 ngày trước khi tuyển người
nước ngoài, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động
người Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên các tờ
báo Trung ương và địa phương. Khi xin cấp phép cho lao động nước ngoài, các công
ty cũng phải trình văn bản chứng minh việc đăng tin này. Điều này đồng nghĩa với
việc kéo dài qui trình tuyển dụng của công ty và làm tăng đáng kể các chi phí liên
quan đến việc tuyển dụng. Hơn nữa các quy định của Nghị định 46/2011/NĐ-CP có
thể không phù hợp với thông lệ Quốc tế trong việc các công ty nước ngoài lựa chọn
nhân viên quản lý hàng đầu tại công ty con, hoặc chi nhánh của họ tại Việt Nam.
Ngoài ra, để gia hạn giấy phép cho lao động nước ngoài, Điều 1.13 Nghị định 46 yêu
cầu công ty sử dụng lao động phải nộp bản sao hợp đồng học nghề ký kết giữa doanh
nghiệp với người lao động Việt Nam để thay thế cho vị trí công việc mà người nước
ngoài đang đảm nhiệm. Quy định này cũng mâu thuẫn với quy định của Luật Lao
động, và bất hợp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài khi bắt buộc họ phải ký hợp
đồng học nghề với người lao động Việt Nam cho những vị trí cực kỳ quan trọng và
145
mang tính quyết định đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng,
việc gia hạn giấy phép lao động là điều kiện tiên quyết để lao động nước ngoài được
tiếp tục làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, quy định này có thể được xem như một hình
thức tạo thêm trở ngại cho việc gia hạn hợp đồng làm việc các nhân viên nước ngoài
tại các công ty không ký hợp đồng học nghề với lao động Việt Nam.
Với những bất cập trên, trong thời gian tới rất cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ
sung Nghị định 46 cho sát với tình hình thực tế, không mâu thuẫn với Luật lao động
và thông lệ quốc tế, đồng thời kiểm soát hiệu quả hơn việc tuyển dụng và quản lý lao
động chuyên môn cao nước ngoài tại Việt Nam. Hơn nữa, rất cần sự phối hợp chặt
chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ công thương,
Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ y tế, chính quyền cấp tỉnh/thành phố, Tổng cục hải
quan trong tuyển và quản lý lao động chuyên môn cao nước ngoài.
Thứ hai, cần tạo môi trường hấp dẫn hơn đối với lao động chuyên môn cao
nước ngoài.
Mặc dù Việt Nam đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng của HSBC về môi trường
làm việc của các chuyên gia nước ngoài tại gần 100 quốc gia trên thế giới, nhưng
thực trạng thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy môi trường ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn những chuyên gia nước
ngoài có tay nghề và tri thức cao. Trong cơ cấu lao động chuyên môn cao nước ngoài
ở Việt nam hiện nay, những người mang quốc tịch châu Á chiếm đa số (chủ yếu là
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), những người mang quốc tịch Mỹ, châu Âu
còn chiếm số ít. Môi trường chính sách hội tụ lao động kỹ năng cao là điều cần thiết
nhất để Việt nam có thể thu hút lao động thực sự giỏi trên thế giới đến Việt nam làm
việc. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam rất khó áp dụng hệ thống tính điểm nhập
cư như ở Australia hay New Zealand, nhưng cũng cần học tập kinh nghiệm cấp Thẻ
Xanh của Trung Quốc hay Thẻ nghề P1, P2, Q1, S của Singapore để sàng lọc lao
động chuyên môn cao nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam mới phát thẻ tạm trú cho
chuyên gia nước ngoài và những ưu đãi đối với từng bậc chuyên gia chưa có sự khác
biệt. Nghiên cứu thực tiễn thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung
Quốc và Singapore cho thấy việc cấp thẻ nghề cho lao động chuyên môn cao nước
ngoài là một biện pháp hiệu quả, khuyến khích họ an tâm làm việc và sinh sống tại
nước sở tại.
146
Thứ ba, cần đề ra những quy định tài chính rõ ràng hơn để thu hút lao động
chuyên môn cao nước ngoài.
Cho đến nay, Việt nam chủ yếu vẫn duy trì chính sách miễn thuế cho lao động
chuyên môn cao nước ngoài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước (cụ thể
là Singapore), thuế là một công cụ hữu hiệu để quản lý và thu hút lao động chuyên
môn cao nước ngoài. Trong tương lai, Việt nam cần thực hiện một cơ chế thuế rõ
ràng đối với mỗi cá nhân lao động chuyên môn cao nước ngoài. Mức thuế này nên
phụ thuộc vào từng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, lĩnh vực làm việc để
điều tiết cho hiệu quả, hướng lao động chuyên môn cao nước ngoài vào mục tiêu
phát triển kinh tế chọn lọc của đất nước.
Thứ tư, cần hạn chế tối đa nhập khẩu lao động phổ thông trái phép để đảm
bảo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Trong thời gian tới, cần xác định rằng thu hút lao động chuyên môn cao nước
ngoài ở Việt nam là một xu hướng tất yếu, phù hợp với xu hướng di chuyển lao động
quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng xảy ra ở Việt Nam cũng như một số nước
trong khu vực cho thấy, cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với lao
động phổ thông nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Cơ chế này phải bao gồm cả
hình phạt hình sự và hình phạt tài chính, áp dụng cho cả lao động nước ngoài bất hợp
pháp và người sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Việt Nam. Trong chính
sách và luật pháp quy định về lao động chuyên môn cao nước ngoài, cần phải có
những quy định rõ ràng và những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những đối tượng
lao động phổ thông đến từ một số quốc gia như Trung Quốc, châu Phi.
3.2.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng thành công bài học kinh nghiệm
và thực hiện khuyến nghị chính sách tại Việt Nam
Để áp dụng thành công các bài học kinh nghiệm của Singapore và Trung
Quốc trong thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, đồng thời để các khuyến
nghị chính sách trên trở nên thiết thực, rất cần các điều kiện sau đây:
- Cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Cần đảm bảo sự ổn định xã hội và cải cách hệ thống thang lương hợp lý, đặc
biệt đối với lao động chuyên môn cao nước ngoài.
- Cần xây dựng một môi trường kinh tế cạnh tranh, có cơ chế đảm bảo rủi ro
nghề nghiệp cho đầu tư mạo hiểm và đầu tư công nghệ mới.
147
- Cần phải có chiến lược thu hút nhân tài một cách bài bản, trong đó xác định
rõ cần bao nhiêu lao động chuyên môn cao nước ngoài trong tổng lực lượng lao
động, vào những ngành nghề nào, ưu tiên lao động chuyên môn cao đến từ các
nước/khu vực nào trên thế giới.
- Cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý lao động
nhập cư, trong đó xác định rõ các kênh làm việc lâu dài hoặc tạm thời trong các
ngành nghề cụ thể đối với lao động nước ngoài.
148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đi đến các kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất, cùng với các nước trong khu vực như Singapore và Trung Quốc,
Việt Nam đã ban hành chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài và
có sự sửa đổi hoàn thiện chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước
và xu hướng di chuyển lao động quốc tế. Tuy hệ thống chính sách thu hút lao động
chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam được thực hiện muộn hơn các nước như
Singapore và Trung Quốc, nhưng điều này thể hiện Việt Nam công nhận tầm quan
trọng của lao động chuyên môn cao nước ngoài trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế.
Thứ hai, thực trạng lao động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam đã thu
hút được những thành quả ban đầu. Tuy nhiên, những hạn chế của chính sách thể
hiện rất rõ bởi lượng lao động nhập cư bất hợp pháp vào Việt nam từ năm 2008 đến
nay ngày càng tăng với số lượng lớn. Trong luật pháp Việt Nam, lao động phổ thông
tay nghề thấp nước ngoài không được phép vào Việt Nam hoạt động bởi Việt nam là
nước đông dân, đang phải giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp cho người dân
bản địa. Tuy nhiên, thực trạng lao động không phép vẫn tiếp diễn cho thấy lỗ hổng
của chính sách rất lớn và tạo ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội, an ninh chính trị đối với Việt nam trong thời gian qua.
Thứ ba, nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài
của Singapore và Trung Quốc giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý
báu. Bốn bài học rút ra đi kèm với cả thành công và thất bại của các nước đi trước,
được đối chiếu với tình hình thực tiễn của Việt nam để từ đó có những gợi ý ra 7
kiến nghị chính sách (trong đó có 3 kiến nghị chính sách mang tính chất lâu dài và 4
kiến nghị chính sách mang tính chất cấp bách) nhằm mục đích thu hút và quản lý lao
động chuyên môn cao nước ngoài ở Việt nam hiệu quả và đạt chất lượng cao hơn
trong tương lai.
149
KẾT LUẬN
Luận án rút ra những kết luận sau đây:
1. Chương 1 của luận án trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lao động
chuyên môn cao nước ngoài. Mục đích của Chương 1 muốn rút ra vấn đề: di chuyển
lao động chuyên môn cao nước ngoài là một xu hướng tất yếu của di chuyển lao
động quốc tế hiện đại. Các nước tiếp nhận đều có những hệ thống chính sách hấp dẫn
để đón nhận dòng di chuyển lao động chuyên môn cao nước ngoài. Hệ thống chính
sách của các nước có sự khác nhau, nhưng đều hướng vào mục đích sàng lọc những
lao động có trình độ chuyên môn cao hơn và đem lại những tác động tích cực hơn
cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước do thiếu hụt nguồn cung trên thị trường
lao động. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của dòng lao động chuyên môn cao
nước ngoài cũng là điều không thể tránh khỏi. Châu Á đang là hiện tượng mới nổi
của dòng lao động chuyên môn cao toàn cầu, có sự phân tầng rõ rệt giữa các nước
chủ yếu xuất khẩu lao động và các nước chủ yếu tiếp nhận lao động. Việc nghiên
cứu thực trạng lao động chuyên môn cao châu Á giúp luận án có cơ sở thực tiễn tốt
hơn để giải quyết các vấn đề về chính sách thu hút lao động chuyên môn cao của
Singapore và Trung Quốc trong Chương 2.
2. Chương 2 được chia làm 4 phần và những nội dung giải quyết của Chương
2 được theo theo cách: 1) Phân tích chiều ngang: các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, thực trạng chính sách, thực trạng
thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài, tác động của lao động chuyên môn cao
nước ngoài đối với Singapore, Trung Quốc; 2) Phân tích chiều dọc: so sánh và đánh
giá. Với cách thức trình bày như trên và với những nỗ lực cố gắng phân tích đánh
giá, kết quả của Chương 2 cho thấy cả Trung Quốc và Singapore đều rất cần thu hút
lao động chuyên môn cao nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt nguồn cung lao
động trong nước. Do hai mô hình khác nhau, trong đó Singapore là nước ít dân, chủ
yếu nhập khẩu lao động, có trình độ phát triển kinh tế và thu nhập đầu người khác
hẳn Trung Quốc, có quy mô kinh tế nhỏ bé hơn nhiều so với Trung Quốc; trong đó
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, chủ yếu là xuất khẩu lao động, Chương
2 của luận án cho thấy hệ thống chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước
ngoài của hai nước có sự khác nhau rõ ràng. Hiệu quả của chính sách thu hút lao
động chuyên môn cao của hai nước cũng khác nhau, tùy thuộc vào chính sách thực
150
thi và điều kiện dân số - kinh tế của đất nước. Chương 2 cũng phân tích các nguyên
nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong chính sách thu hút lao động chuyên môn
cao nước ngoài của Singapore và Trung Quốc, để từ đó có những hàm ý cho những
đánh giá của Chương 3.
3. Chương 3 của luận án được chia thành 2 phần: Chính sách thu hút lao động
chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam; những bài học kinh nghiệm và kiến nghị
chính sách rút ra từ việc nghiên cứu chính sách thu hút lao động chuyên môn cao của
Singapore và Trung quốc. So với Trung Quốc và Singapore, chính sách thu hút lao
động chuyên môn cao nước ngoài của Việt Nam còn có nhiều hạn chế, chưa được
hoàn thiện, do vậy những kết quả mang lại còn khiếm tốn và bất cập. Kinh nghiệm
thực tiễn của Singapore và Trung Quốc và thực tiễn thu hút lao động chuyên môn
cao nước ngoài ở Việt nam cho thấy: Việt nam rất cần tham khảo những bài học
thành công và thất bại của các nước đi trước, từ đó hoàn thiện cơ chế, chính sách và
biện pháp thu hút lao động chuyên môn cao ở Việt nam trong tương lai.
4. Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, di chuyển lao động quốc tế sẽ tiếp
tục diễn ra sôi động và đa dạng về hình thức do xu thế toàn cầu hóa lan rộng. Đây là
một cơ hội và cũng là thách thức đối với các nước đang phát triển tiếp nhận dòng lao
động nước ngoài chất lượng cao. Lao động chuyên môn cao nước ngoài có những tác
động tích cực, đi kèm những tác động tiêu cực đối với nước tiếp nhận và thực tiễn
nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Singapore cho ta thấy rõ điều đó. Đối
với Viêt Nam, tuy là nước đông dân, chủ yếu hướng về xuất khẩu lao động, nhưng
việc tiếp nhận lao động chuyên môn cao nước ngoài ra rất cần thiết và tất yếu để bổ
sung thiếu hụt trên thị trường lao động trong nước, tiếp thu tri thức và chất xám từ
bên ngoài, từ đó nâng cấp năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạch định và vận dụng chính sách thu hút lao động chuyên môn cao nước
ngoài, chúng ta cần phải xem xét chính sách này trong một khung tổng thể các chính
sách vĩ mô và thị trường lao động, để từ đó có những biện pháp đồng bộ, khơi thông
được hiệu quả của dòng lao động chuyên môn cao nước ngoài, đồng thời hạn chế tối
đa những tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế, chính trị, an ninh và
xã hội của Việt Nam.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quốc Anh (2008), Những điều cần biết và người lao động di trú, NXB
Hồng Đức, Hà Nội.
2. Lại Lâm Anh, Nguyễn Minh Phương (2010), Chính sách thu hút lao động
chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế
và Chính trị Thế giơi, Số7(171), Tháng 7-2010.
3. Lan Anh (2010), Singapore: đánh cược vào khoa học công nghệ, Tạp chí tia
sáng, 16/6/2010.
4. Bùi Quảng Bạ (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà
nước đối với người nước ngoài ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học.
5. Nguyễn Thị Hồng Bích (chủ biên, 2007), Xuất khẩu lao động của một số
nước Đông Nam Á: kinh nghiệm và bài học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Ôn Gia Bảo (2012), Khai mạc phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn
quốc Trung Quốc, Theo
thanh-tuu-cua-kinh-te-trung-quoc-5-nam-qua.htm
7. Chính phủ (2003), Nghị định của chính phủ số 105/2003/NĐ-CP ngày
17/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Hà
Nội.
8. Chính phủ (2005), Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005 của chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2003/NĐ-CP của
chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Hà
Nội.
9. Chính phủ (2008), Nghị định số 34/2008/NĐ-CP của chính phủ ngày
25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam, Hà Nội.
10. Văn Đan (2009) Chính sách chiêu mộ nhân tài là Hoa Kiều của Trung Quốc,
Báo công an nhân dân ngày 28/9,
152
11. Lê Thị Hồng Điệp (2009), Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài để hình thành
nền kinh tế tri thức của một số quốc gia châu Á và những gợi ý cho Việt Nam,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh 25, p54-61.
12. Nguyễn Đại Đồng (2010), Thực trạng cung cầu lao động và giải pháp, Tạp
chí lao động và xã hội, số 381, tr 15-16.
13. Trần Hữu Dũng (2005), Vài nhận xét mới về chảy máu chất xám, Tạp chí Tia
sáng, 5/12/2005.
14. Văn Đình (2013), Dân số lão hóa, quả bom nổ chậm ở Trung Quốc, Báo kiến
thức, 7/2,
no-cham-o-Trung-Quoc-895257/
15. Phạm Quang Diệu (Biên dịch) (2004), Trung Quốc với chiến lược cường quốc
nhân tài.
16. Trần Kim Dung, Phó thị Kim Chi (2009), Dự báo cung cầu thị trường lao
động Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6, tr9-12.
17. Khimija i Zhizn (2002), Đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các nước,
d%E1%BB%99-phat-tri%E1%BB%83n-khoa-h%E1%BB%8Dc-
c%E1%BB%A7a-cac-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/
18. Nguyễn Bình Giang (2011), Di chuyển lao động quốc tế, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
19. Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB
lao động xã hội, Hà Nội.
20. Lê Hồng Huyên (2009) ,Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Viện
Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
21. HSBC (2012), Các chuyên gia nước ngoài giàu có đổ về khu vực Đông Nam
Á, News Release, 11/10/2012.
22. Hoàng Kim (2012), Singapore – con hổ châu Á duy trì tốc độ tăng trưởng,
h%E1%BB%95-ch%C3%A2u-%C3%A1-duy-tr%C3%AC-t%E1%BB%91c-
%C4%91%E1%BB%99-t%C4%83ng-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng.html
153
23. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị KimDung (2008), Kinh tế phát triển, NXB
Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Mai Lan (2011), Chuyên viên kỹ thuật ngày càng thiếu, Tuần Việt Nam,
11/9/2011.
25. Hà Minh (2008), Chính sách thu hút nhân tài của Singapore: bài bản và
chuyên nghiệp, theo dân trí 24/1/2008.
26. Minh Trung (2005), Chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao ở Bình
Định: Còn nhiều vướng mắc, Báo Bình Định
27. Nhật Minh (2010), Kinh tế Trung Quốc chính thức trở thành số 2 thế giới,
Vnexpress.net, 14/2/2011.
28. Bình Nguyên (2011), Singapore và cuộc chiến toàn cầu về tài năng, Bản tin
số 149, VTVTC.
29. Vũ Nguyên (2010), Chuyên gia ở Bình Dương phải thuê nhà ở TP Hồ Chí
Minh, Sài gòn tiếp thị, 2/7/2010.
30. Đức Phường (2007) , Các công ty ở Trung Quốc săn lùng nhân tài, theo Asia
Times. (
31. Tại sao Trung Quốc thiếu những thương hiệu toàn cầu?
32. Hà Thanh (2010), TP Hồ Chí Minh có hơn 2.500 doanh nghiệp Việt kiều,
21778027.html
33. Thiếu nhân tài – nỗi ám ảnh của thị trường lao động Trung Quốc,
anh-cua-thi-truong-lao-dong-trung-quoc.html
34. Hoàng Anh Tuấn (2013), Để nguồn trí thức Việt kiều không mãi là tiềm năng,
Thông tấn xã Việt Nam, 19/6/2013.
35. Tổng cục thống kê (2012), Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam
2011, Hà Nội.
36. Nguyễn Viết (2008), Trung Quốc – 30 năm với những thành tựu cải cách,
Dân trí.com
154
37. WEF (2006-2012), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, các năm 2006 đến
2012
B. Tiếng Anh:
38. Andres Solimano, Molly Pollack (2004), International mobility of the highly
skilled: the case between Eurrope and Latin America, Working Papers, No 1,
Santiago, Chile.
39. Brenda S.A.Yeoh (2012), Migration and divercities: challenges and
possibilities in global-city Singapore, National University of Singapore.
40. Brenda S.A.Yeoh và Weiqiang Lin (2012), Rapid growth in Singapore’s
immigrant population brings policy challenges, Theo Migration Information
Source, April.
41. CIA (2011), Distribution of family income - Gini Index", Retrieved 15 August
2012.
42. Chan Chi Ling (2011), A New nation of immigrants? Challenges and
opportunities posed by Singapore’s population growth, ESS essay
competition 2010/2011.
43. Chia Siow Yue (2011), Foreign labour in Singapore: trends, policies, impacts
and challenges, Discussion paper series No 2011-2014, Philippine
44. Economist Intelligence Unit (2012), Skilled labour shortfalls in Indonesia, the
Philippines, Thailand and Vietnam, British council, June.
45. Friedberd, Rachel and Hunt, Jennifer (1999), Immigration and the receiving
economy, The handbook of international migration, Hirschman, Charles, al.
editors, Russell Sage foundation, New York.
46. Graeme Hugo (2005), Migration in the Asia-Pacific Region, Global
Commission on international migration (GCIM), September.
47. Housing Development Board, Resale Price Index, accessible at
Document
48. Huiyao Wang (2012), China’s competition for global talents: strategy, policy
and recommendations, Asia Pacific Foundation of Canada, May 24.
155
49. ISCED (1997), International Standard Classication of Education, UNESCO,
Paris.
50. Jonathan Chaloff and George Lamaitre (2009), Managing highly skilled
labour migration: a comparative analysis migration policies and challenges in
OECD countries, OECD social, employment and migration working paper No
79.
51. Jonathan Chaloff and George Lamaitre (2009), Managing highly skilled
labour migration: a comparative analysis migration policies and challenges
in OECD countries, OECD social, employment and migration working paper
No 79.
52. Karine Lisbonne de Vergeron (2012), China’s strengths and weaknesses,
European Issues, No 234, 3rd April.
53. Katz và Stark (1986), Labour migration and risk aversion in less developed
countries, Journal of labor economics 4:131-149
54. Koji Nomura and Tomomichi Amano (2012), Labour productivity and quality
change in Singapore: achievement in 1974-2011 and prospects for the nex
two decade, KEO discussion papers No 129, Japan.
55. Kris Terauds (2008), Singapore’s structural dependence on foreign talent:
causes and consequences, Graduate institute of international and development
studies, Geneva, Switzarland.
56. Lee Kuan Yew, Straits Times 14/2/2008, page 7.
57. Lewis w.Arthur (1954), Economic developement with unlimited supplies of
labour, The Manchester School of economic and social studies, 22:139-191.
58. Mark c.Regrets (2001), Research and policy in high skilled international
migration: a perspective with data from United States, National Science
Foundation, USA.
59. McKinsey & Company (2005), Addressing China’s looming talent shortage,
McKinsey Global Institute, October.
60. Mui Teng Yap (2005), Fertility and population policy: the Singapore
experience, Journal of population and social security, Singapore
61. Nana Oishi (2012), Highly skilled migration and competitiveness: sciences &
engingeering sectors in Japan, Sophia University.
156
62. OECD (2001), International mobility of highly skilled, OECD Publication,
France.
63. OECD (2002), The international flow of high tech personnel, OECD policy
overview 2002, Paris
64. OECD (2012), International migration outlook 2012
65. OECD (2012), International migration database, 2012.
66. OECD (2008), World migration report 2008, chapter 2,
67. Piore (1979), Birds of passage: migrant labour in industrial societies,
Cambridge University press.
68. Ranis, Gustav and Fei (1961), A theory of economic development, American
Economic Review 51:533-565.
69. Todaro (1976), Internal migration in developing countries, Geneva, ILO.
70. Shandre Mugan Thangavelu (2012), Economic growth, welfare and foreign
workers: case of Singapore, National University of Singapore.
71. Sjaasted (1962), The costs and returms of human migration, Journal of
political economy, 70:80-93.
72. Stark và Levhari (1982), On migraton and risks in LCDs, Economic
Development and Cultural change 31: 191-196.
73. Takao Komine (2012), A Long-term forecast of demographic transition in
Japan and Asia, Hosei University
74. The Straits Times, From Value to Values, 17 May 2011
75. Wang Huiyao (2011), China’s National Talent plan: key mearsures and
objectives, Brookings.
76. Washington Post (2009), Looming population crisis forces China to revisit
one child policy, 12/12/2009.
77. Wolff E (1996), Technology and the demand for Skill, STI Review No 18,
OECD, Paris.
78. Yap and Shantankumar (2008), Singapore: demographic trends and social
security, Singapore for the future, World Scientific.
79. Zhao Litao and Zhu Jinjing (2010), China’s talent schemes:initiation from
central to local government, National University of Singapore.
157
80. Zlotnik (1999), Trends of international migration since 1965 what exiting
data reneval, International Migration, 37:21-69.
81. Zy William R.Kerr (2008), Economic Impacts of Immigration: a Survey,
Havard business school, Working Paper 09-013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lluan_an_5764.pdf