Căn cứ vào nhu cầu thông tin được cung cấp trong quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, kiểm soát thông tin và đưa ra các quyết định trong dài hạn đối
với thi công các trạm điện, đường điện, trạm cao áp, trạm biến thế, máy biến áp
trong quản trị lưới điện. Bên cạnh đó, việc ra quyết định trong dài hạn liên quan đến
tài sản cố định: Mua mới, nâng cấp, cải tiến thiết bị tài sản, máy móc hay sửa chữa
lớn TSCĐ, nhà trạm biến áp, nhà điều hành sản xuất Điện lực các huyện, khu phụ
trợ điều hành sản xuất. Ngoài ra, công ty còn tiến hành ra quyết định trong dài hạn
liên quan đến vốn đầu tư dài hạn, ra quyết định khi phân tích mối quan hệ chi phí -
khối lượng - lợi nhuận. Việc phân tích thông tin thích hợp lựa chọn phương án tối
ưu được nhà quản trị sử dụng trong việc đưa ra quyết định kịp thời, chính xác từ đó
giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững.
199 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện Lực phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành trình tổng công ty điện nên rút ngắn thời
gian sử dụng điện nếu khách hàng chưa thanh toán tiền điện, giúp công ty tránh có
những nguy cơ rủi ro trong quá trình kinh doanh điện và dễ dàng kiểm soát hơn
trong chi phí bán hàng và quản lý tại các công ty điện phát sinh.
- Mặt khác, căn cứ vào thức trạng chương 2 khi mà các công ty Điện lực
chưa phân loại chi phí theo mức độ hoạt động. Theo tác giả để kiểm soát được các
chi phí thuận tiện cho công ty điện, các công ty điện nên tiến hành theo dõi chi tiết
chi phí thực tế phát sinh với các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp theo mức độ hoạt động doanh nghiệp chi tiết rõ theo chi phí biến đổi, chi
phí cố định cụ thể mẫu bảng chi phí thực tế phát sinh. Báo cáo này được tích hợp
167
trên hệ thống ERP của các đơn vị điện, mã hóa các khoản mục chi phí, khi đó hệ
thống ERP hoàn toàn cho ra mẫu báo cáo phục vụ quản trị chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp kỳ thực tế, đồng thời giúp nhà quản trị hoàn toàn truy cập dữ
liệu trên ERP nhanh chóng và kịp thời (Phụ lục 3.10, 3.11).
Hoàn thiện thực hiện quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh khâu kinh
doanh bán lẻ điện
Hiện nay, tình trạng thất thoát điện thương mại còn xảy ra rất nhiều tại công
ty Điện lực Thái Nguyến, công ty Điện lực Hưng Yên, công ty Điện lực Hà Nam,
công ty Điện lực Tuyên Quang, công ty Điện lực Thái Nguyên, công ty Điện lực
Thanh Hóa, công ty Điện lực Ninh Bình, công ty Điện lực Nam Định thuộc EVN
NPC, với số liệu được trích xuất từ hệ thống ERP thuộc các công ty điện EVN NPC
trong năm 2019 - Sản lượng điện bị trộm cắp tại công ty Điện lực Thái Nguyên:
1.028.278 kWh, tại công ty Điện lực Phú Thọ: 303.237 kWh, tại công ty Điện lực
Nghệ An: 689.194 kWh, tại công ty Điện lực Ninh Bình: 280.821 kWh, tại công ty
Điện lực Hưng Yên: 256.202 kWh. Với lợi nhuận kế hoạch mà tổng công ty giao
cho các đơn vị và giá bán không được điều chỉnh theo ý muốn của đơn vị phân phối
điện. Do đó bắt buộc các công ty điện muốn thực hiện tốt quản trị doanh thu điện tại
trung tâm doanh thu thì các công ty điện phải tổ chức thực hiện khâu giám sát việc
mua điện của khách hàng với mục đích kinh doanh, sinh hoạt hay mục đích khác và
khâu quản trị thất thoát điện thương mại. Với mỗi mục đích khác nhau thì giá bán
điện khác nhau làm cho lợi nhuận phân phối điện có thể tăng hoặc giảm.
Vậy để quản trị doanh thu điện và lợi nhuận điện trong kinh doanh bán lẻ điện
được tối đa, khi đó các công ty điện cần kiểm soát tốt hiệu quả hoạt động tại trung
tâm doanh thu thông qua việc kiểm soát tình trạng tránh thất thoát điện do tổn thất
thương mại cho các công ty điện và việc mua điện của khách hàng với mục đích sử
dụng khác nhau, theo tác giả công ty điện cần tổ chức thực hiện:
(1) Đối với các đội quản lý điện cần tăng cường kiểm tra, áp giá bán điện cho
khách hàng về việc sử dụng điện sai mục đích đăng ký của các khách hàng hoặc với
những khách hàng sử dụng hai công tơ, như là kiểm tra về công tác số hộ dùng
chung điện trên địa bàn quản lý là bao nhiêu, kiểm tra điện thực hiện đăng ký hồ sơ
168
so với thực tế mà khách hàng sử dụng điện nhằm xác định lại định mức sử điện cho
khách hàng nhằm tránh thất thoát về giá điện, sử dụng sai mục đích gây ra thiệt hại
về doanh thu, lợi nhuận trong kinh doanh bán lẻ điện
(2) Nhằm tránh thất thoát điện do tổn thất thương mại gây ra, các công ty điện
cần liên tục kiểm tra, giám sát, bảo quản, ngăn ngừa việc can thiệp vào công tơ,
mạch đo gây sai số kết quả đo đếm. Công ty Điện lực nên trang bị công tơ có tính
năng theo dõi, giám sát từ xa, công tơ có chức năng cảnh báo chống lại một số hình
thức vi phạm sử dụng điện, niêm phong công tơ, TU, TI, mạch đo chống can thiệp
từ bên ngoài, thực hiện các giải pháp về kẹp chì
(3) Hiện nay, các công ty Điện lực trên thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng ghi
chỉ số công tơ sai, dẫn đến sai lệch công tác quản trị doanh thu và lợi nhuận của đơn
vị. Vì thế để không xảy ra tình trạng này các công ty điện cần nâng cao chất lượng
công tác đo chỉ số thông qua đo xa và đo gần bằng HHU, hạn chế tối đa việc đo chỉ
số thủ công hoặc sử dụng công tơ cơ khí. Nhằm hạn chế nhập chỉ số sai, tránh tình
trạng phúc tra đảm bảo giảm thiểu việc sửa hóa đơn sai (hủy bỏ, lập lại) hoặc lập
hóa đơn truy thu, thoái hoàn của công ty cho khách hàng tại công ty điện. Đồng thời
kết hợp với dữ liệu cập nhật trên hệ thống ERP giúp bộ phận quản trị tìm ra thông
tin một cách chính xác, kịp thời, giúp phòng ban hoạt động hiệu quả.
Mặt khác, căn cứ vào thực trạng chương 2 về KTQT doanh thu, tác giả nhận
thấy với các báo cáo theo dõi thực tế doanh thu phát sinh trong kỳ thông qua
chương hai chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính mà không phục vụ sâu cho
KTQT, vì thế tác giả đề xuất công ty điện nên hoàn thiện tổ chức ghi nhận về dự
toán doanh thu hay thực tế tại trung tâm doanh thu thông qua các mẫu bảng biểu chi
tiết hơn nhằm phân tích thông tin cho nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định liên
quan về giá bán điện, tiêu thụ sản lượng điện hay là các quyết định ngắn hạn Như
là báo cáo về doanh thu thực tế điện thương phẩm, báo cáo kết quả kinh doanh điện
thương phẩm (Phụ lục 3.12, 3.13) trong việc ghi nhận chi tiết về doanh thu điện
kinh doanh, điện công ích, truyền tải điện Các báo cáo này được tích hợp trên hệ
thống ERP giúp cho nhà quản trị nắm bắt được chi tiết từng loại doanh thu được
169
theo từng bộ phận trong tổ chức, theo từng khoản mục doanh thu, từng quý trong
năm và đồng thời biết được mức độ chênh lệch của từng khoản mục trong năm.
(ii) Hoàn thiện cung cấp thông tin kế toán quản trị về doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị
- Báo cáo kế toán không mang tính thống nhất, bắt buộc. Việc lập báo cáo
quản trị hiện nay nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, quản trị tại các
công ty Điện lực. Hệ thống báo cáo có sẵn tại các công ty Điện lực Nam Định, Ninh
Bình, Hà Nam, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang thuộc EVN NPC và Điện
lực Hoàn Kiếm, Ba Đình, Sóc Sơn, Sơn Tây thuộc EVN HaNoi đã được tích hợp
sẵn trên hệ thống ERP. Tuy nhiên, để thuận tiện cho công tác lập báo cáo liên quan
đến quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, theo tác giả công ty nên khắc
phục một số tồn tại trong báo cáo quản trị hiện nay tại các đơn vị điện chưa thể hiện
được nội dung dự đoán cho tương lai mà chủ yếu dưới dạng diễn giải, giải thích.
- Hệ thống báo cáo kế toán trên ERP phục vụ nhà quản trị cần được thiết kế
phản ánh được số liệu kỳ dự toán, kỳ thực tế và chênh lệch kỳ thực tế so với dự
toán, từ đó xây dựng sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng.
- Hệ thống báo cáo KTQT trên hệ thống ERP tại các công ty điện hiện nay
theo tác giả chưa đầy đủ trong việc thiết kế thêm các báo cáo phục vụ kiểm soát
thông tin nhanh và kịp thời thông qua tích hợp hệ thống ERP hiện nay. Vì thế, trong
phạm vi đề tài của tác giả, công ty nên tiến hành mở sổ theo dõi về báo cáo kiểm
soát doanh thu điện thuộc trung tâm doanh thu (Phụ lục 3.14). được tích hợp trên
hệ thống ERP nhằm theo dõi chi tiết sản lượng điện tiêu dùng, sản lượng điện dự
toán, giá dự toán, giá thực tế điện từ đó xác định được doanh thu điện kỳ thực tế, kỳ
dự toán và chênh lệch giữa các kỳ với nhau, nhằm xác định sự biến động ảnh hưởng
của nhân tố lượng và giá về điện nông thôn, điện tập thể - cư dân, điện sinh hoạt bậc
thang, điện cho ngành sản xuất
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính hiện nay tại công ty lập chủ yếu phục vụ trong
kế toán tài chính mà chưa lập bộ cáo cáo phục vụ cho nhà quản trị. Trên các báo cáo
này cần thiết kế sự chênh lệch của các quý, năm và cần đưa ra bình luận chỉ tiêu
trên các báo cáo này. Tác giả đưa ra báo cáo kiểm soát kết quả kinh doanh thuộc
trung tâm lợi nhuận (Phụ lục 3.15), trên báo cáo công ty thiết kế dưới dạng báo cáo
170
lãi trên biến phí nhằm xác định được các khoản doanh thu, chi phí biến đổi, chi phí
cố định và lợi nhuận trong kỳ chi tiết theo từng quý 1, 2, 3, 4 và cả năm.
Như vậy, Để hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán thì bộ phận KTQT
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty điện cần thiết kế hoàn thiện
quy trình tổ chức về chứng từ, sổ sách kế toán chính trên hệ thống ERP, để các công
ty điện được đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu, giúp các bộ phận liên quan truy xuất toàn
bộ dữ liệu đã được phân quyền truy cập bằng văn bản của các trưởng bộ phận
phòng ban tại đơn vị Điện lực.
3.3.4 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá
Chức năng kiểm tra đánh giá (kiểm soát) là một trong những chức năng quản
lý quan trọng giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh. Để tiến hành hoàn
thiện KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong thực hiện chức năng
kiểm soát của nhà quản trị thì các công ty Điện lực không chỉ tiến hành phân tích
chênh lệch nhằm đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu như là doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh trong kỳ mà theo tác giả các công ty điện cần tiến hành đánh
giá, kiểm soát thành quả quản lý của các khoản mục doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh thông qua các trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm
doanh thu, trung tâm lợi nhuận thông qua các chỉ têu tài chính và phi tài chính. Tác
giả đưa quy trình kiểm soát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thông qua các
trung tâm trách nhiệm tại công ty điện cụ thể như sau:
Hoàn thiện kiểm soát chi phí
Trung tâm chi phí với các chỉ tiêu phải cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách
nhiệm quản lý và sử dụng chi phí tại các bộ phận, các phòng ban phát sinh chi phí
trên cơ sở thông tin đảm bảo nguyên tắc so sánh được.
Nhà quản trị trung tâm chi phí cần kiểm soát về trung tâm chi phí phát sinh tại
đơn vị. Khi phân tích kiểm soát trung tâm chi phí ngoài quá trình phân tích sự biến
động của chi phí thực tế phát sinh kỳ thực tế so với dự toán mà hiện nay trung tâm
chi phí đang làm thì trung tâm chi phí khi xây dựng định mức cần phân tích nguyên
171
nhân gây ra biến động chi phí từ đó xác định chi phí thực tế phát sinh có vượt chi
phí định mức không.
Phân tích kiểm soát chi phí để giúp nhà quản trị có thể kiểm soát chi phí tại
đơn vị, trên cơ sở đó nhà quản trị có thể đưa ra quyết định cắt giảm chi phí không
cần thiết. Cụ thể qua quá trình thu thập được số liệu thực tế và dự toán tại các trung
tâm chi phí tác giả thấy rằng các chi phí cần phải tính chênh lệch nhằm mục đích
kiểm soát sau khi công ty đã tổ chức được chi phí dự toán và chi phí thực tế. Bên
cạnh đó kiểm soát chi phí các trung tâm chi phí bao gồm rất nhiều chi phí như: Chi
phí triển khai chăm sóc khách hàng, chi phí truyền thông, chi phí tổ chức hội nghị,
chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí phân phối điện Các chi phí này phát
sinh tại các đội quả lý điện khu vực, các phòng ban của công ty. Trong đó, trưởng
đội và trưởng các phòng ban là người chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là người
chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc công ty. Để kiểm soát những chi phí phát
sinh tại các trung tâm chi phí này tác giả xin đưa mẫu kiểm soát chi phí tại các trung
tâm chi phí cụ thể như sau:
Chi phí chăm sóc khách hàng cần phải xác định các nguyên nhân nào dẫn đến
chi phí tăng cao thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính như: Số lần tin
nhắn, số khách hàng thanh toán qua ngân hàng, chi phí in ấn phát tờ rơi poster, chi
phí tổ chức hội nghị, chi phí nghiên cứu áp dụng công nghệ nâng cao chất lượng
khách hàng, chi phí cho các công việc khác liên quan đến chăm sóc khách hàng. Chi
phí này được công ty nhập toàn bộ dữ liệu trên hệ thống ERP tại đơn vị. Từ đó hệ
thống ERP được cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán như chênh lệch chỉ tiêu tương đối
và tuyệt đối kỳ dự toán và kỳ thực tế của các chi phí phát sinh (Phụ lục 3.16).
Chi phí truyền thông là chi phí mà công ty ký kết hợp đồng với các đơn vị báo
như là báo: Báo công thương, báo nhân dân, báo nông thôn ngày nay, báo tiền
phong, báo điện tử chính phủ nhằm đăng những phóng sự, bài viết, bảng tin về
điện giúp người dân hiểu rõ hơn đặc thù về điện, ngành điệntrên cơ sở đó tác giả
đề xuất mẫu kiểm soát chi phí truyền thông nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt
hơn chi phí phát sinh so với dự toán của công ty. Chi phí này phát sinh tại văn
phòng của công ty, chi phí này nên được tích hợp trên hệ thống ERP theo từng
172
khoản mục chi phí, sau đó công ty mã hóa chi phí, từ đó hệ thống ERP sẽ tự động
ra mẫu báo báo kiểm soát chi phí truyền thông tại trung tâm chi phí (Phụ lục 3.17).
Chi phí tổ chức hội nghị là chi phí mà công ty phải bỏ ra phụ thuộc vào số
lượng khách mời, đại biểu đến dự, giá trị chi phí dự toán và thực tế là bao nhiêu cần
được các đơn vị báo cáo về công ty một cách chính xác nhất tránh tình trạng công ty
đưa ra định mức chi phí lại quá cao so với thực tế phát sinh hội nghị. Chi phí này
phát sinh tại văn phòng công ty, trưởng phòng sẽ chịu trách nhiệm cao nhất và các
khoản mục chi phí này trước giám đốc công ty. Chi phí này nên được công ty tích
hợp trên hệ thống ERP theo từng khoản mục chi phí, sau đó công ty mã hóa chi phí,
từ đó hệ thống ERP sẽ tự động ra mẫu báo báo kiểm soát chi phí hội nghị tại trung
tâm chi phí. Tác giả đề xuất mẫu kiểm soát chi phí tổ chức hội nghị (Phụ lục 3.18).
Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định là chi phí luôn phát sinh trong năm của
các đơn vị Điện lực. Đây là khoản mục chi phí lớn cho các công trình để phục vụ
khâu phân phối và bán lẻ điện. Chi phí này chiếm một lượng không nhỏ phát sinh vì
thế cần kiểm soát khoản mục chi phí này rất rõ ràng, chi tiết và so sánh chi phí này
với dự toán xem có sự chênh lệch và biến động là bao nhiêu.
Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tại công ty cụ thể là các trưởng phòng tại
phòng kế hoạch đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc. Trong quá trình phân
phối điện chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong quá trình kinh doanh điện phát sinh tại
phòng quản lý đầu tư bao gồm chi phí SCL liên quan đến TSCĐ về máy biến áp,
lưới điện, đường dây điện trên không, thiết bị trạm bơm, thiết bị tự dùng. Tác giả đề
xuất khi sửa chữa lớn tài sản cố định liên quan đường dây trạm 110KV, đường dây
và trạm biến áp, đường dây và trạm biến áp hạ, thiết bị, phương tiện vận tải. Khi
tiến hành sửa chữa lớn tài sản cần kiểm soát thật chặt dữ liệu trên hệ thống ERP, mã
hóa các nội dung về: Mã tài sản, nội dung công việc sửa chữa là gì, số ngày ký bảng
duyệt dự toán, giá trị dự toán là bao nhiêu, giá trị giao thầu, phương thức giao thầu
là gì, giá trị quyết toán được xác nhận của các bên, giá trị thực hiện thực tế là bao
nhiêu. Chi phí sửa chữa lớn tài sản được công ty tích hợp trên hệ thống sẽ tự động
truy xuất báo báo kiểm soát chi phí sửa chữa lơn TSCĐ tại trung tâm chi phí theo
173
yêu cầu cấp quản trị được phân quyền nhằm kiểm soát các khoản mục chi phí SCL.
Tác giả đề xuất mẫu kiểm soát chi phí sửa chữa lớn (Phụ lục 3.19).
Sau khi tập hợp các chi phí tại các trung tâm chi phí ở các phòng ban, để đánh
giá trách nhiệm trung tâm chi phí và kiểm soát chặt chẽ chi phí, đồng thời đánh giá
trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, bộ phận của trung tâm. (1) Nhằm xem xét
trung tâm có hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng điện hay không, (2) Kiểm soát
chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, (3) Xác định nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan tác động việc thực hiện các định mức và dự toán chi
phí. Ngoài ra, các trung tâm chi phí cần bổ sung tính thêm chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên
doanh thu
Chênh lệch tỷ lệ chi
phí trên doanh thu
=
Chi phí thực tế
-
Chi phí dự toán
Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán
Không chỉ dừng lại đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí thông qua các chỉ
tiêu tài chính, nhà quản trị cần xét và đánh giá thông qua các chi tiêu phi tài chính
gồm: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm điện, các chỉ tiêu phản ánh ghi
nhận và xử lý mất điện, yêu cầu tra cứu thông tin của khách hàng thông qua chi phí
sử dụng điện của khách hàng, xử lý các kiến nghị của khách hàngCụ thể, tác giả
đề xuất mẫu báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí (Phụ lục 3.20).
Hoàn thiện kiểm soát doanh thu
Phân tích kiểm soát doanh thu là quá trình phân tích sự biến động của doanh
thu thực tế phát sinh trong kỳ so với dự toán và phân tích nguyên nhân gây ra biến
động chi phí từ đó tính toán chênh lệch giữa kỳ thực tế so với dự toán nếu chênh
lệch lớn thì cần phân tích sự chênh lệch nhằm xác định nguyên nhân từ đó đưa ra
các quyết định kịp thời.
Kết quả khảo sát tại các công ty Điện lực hiện nay đang tiến hành phân tích
chênh lệch doanh thu kỳ thực tế so với dự toán của năm chưa tiến hành phân tích so
sánh của từng khoản mục doanh thu và chi tiết theo quý, điều đó dẫn đến chưa đánh
giá được kết quả hoạt động của từng loại hình dịch vụ như điện tiêu dùng, điện theo
công suất phản kháng, chưa phân tích nguyên nhân của sự biến động để từ đó đưa
ra các giải pháp cho phù hợp. Vì thế, để phân tích được sự biến động và nguyên
174
nhân của sự biến động tác giả đề xuất ra giải pháp tổ chức lập báo cáo phân tích sự
biến động về doanh thu. Căn cứ vào báo cáo phân tích biến động nhà quản trị cần
xem xét đưa ra nguyên nhân gây ra sự biến động này, từ đó đưa ra các giải pháp về
phía các đơn vị điện nhằm tránh thất thoát doanh thu cho công ty đạt được kiểm
soát doanh thu một cách tốt nhất. Báo cáo kiểm soát doanh thu điện được tích hợp
trên hệ thống ERP do trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc
công ty. Sự phân cấp, phân quyền cho các nhà quản lý truy cập hệ thống ERP từ đó
nhanh chóng truy xuất được dữ liệu liên quan nhằm kiểm soát doanh thu tại đơn vị.
Doanh thu được tạo ra từ rất nhiều nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên tác giả đề xuất
kiểm soát doanh thu điện tập trung vào doanh thu bán điện, bởi đây là khoản mục
doanh thu chính được tạo ra trong kỳ. Doanh thu điện kinh doanh được tạo ra từ sản
lượng điện thương phẩm và giá bán lẻ điện theo bậc thang quy định nhà nước. Việc
sản lượng tiêu thụ điện phụ thuộc vào khách hàng sử dụng điện, còn giá bán lẻ điện
bình quân lại do nhà nước quy định. Việc ảnh hưởng đến sự biến động của doanh
thu là do sự biến động của giá bán và sản lượng tiêu thụ của khách hàng với các loại
điện khác nhau như tổ chức kiểm soát doanh thu điện nông thôn, điện khu tập thể -
cụm cư dân, điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt, điện cho các ngành
sản xuất, điện bán lẻ cho khâu hành chính doanh (Phụ lục 3.21).
Trung tâm doanh thu được gắn với các đội quản lý điện khu vực và phòng
kinh doanh. Minh họa như Điện lực Ứng Hòa trung tâm doanh thu gắn với các đội
quản lý bao gồm: Phòng giao dịch khách hàng tại trụ sở công ty Điện lực Ứng Hòa,
trụ sở đội quản lý điện số 2 ở Thôn Thanh Sam - Xã Trường Thịnh, trụ sở đội quản
lý đội số 3 ở Phố Hoàng Văn Thụ - Trị trấn Vân Đình, trụ sở đội quản lý đội số 4 ở
Xã Hòa Nam, trụ sở đội quản lý số 5 - Thôn Ngọc Động - Xã Phương Tú, đội quản
lý điện số 6 ở Thôn Cầu - xã Minh Đức, đội quản lý điện số 7 - Thôn Giang Triều,
đội quản lý điện số 8 - Thôn Ngoại Hoàng, đội quản lý điện số 9 - Thôn Quan Tự.
Tương tự như các Điện lực khác cũng có các đội quản lý điện chịu trách nhiểm
kiểm soát hoạt động thu tiền tại trung tâm. Trưởng bộ phận của các đội này là người
chịu trách nhiệm chính trước trưởng phòng kinh doanh của công ty, trưởng phòng
kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước nhà quản trị cao nhất là giám đốc công
ty. Khi đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu ngoài phân tích chênh lệch của
175
chỉ tiêu doanh thu thì trung tâm doanh thu nên sử dụng thêm chỉ tiêu tính chênh
lệch tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu kỳ thực tế so với kỳ dự toán. Để trung tâm doanh
thu đánh giá được: (1) Trung tâm doanh thu có hoàn thành dự toán về tiêu thụ sản
phẩm, (2) Trung tâm doanh thu có kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ
với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí
nhằm đảm bảo một hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu, (3) Trung tâm doanh thu xác
định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán
tiêu thụ, và sự phát sinh của chi phí là của các bộ phận trong kỳ kế hoạch. Các trung
tâm doanh thu cần bổ sung tính thêm chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
Chênh lệch tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu
=
Lợi nhuận thực tế
-
Lợi nhuận dự toán
Doanh thu ước tính Doanh thu dự toán
Cụ thể tác giả đề xuất báo cáo đánh giá trung tâm doanh thu (Phụ lục 3.22).
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu thông qua
các chỉ tiêu tài chính thì trung tâm doanh thu nên tổ chức đánh giá thông qua chỉ
tiêu phi tài chính: Chỉ tiêu phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng trong việc sử
dụng điện sinh hoạt, điện ngoài sinh hoạt; chỉ tiêu phản ánh số lần khiếu nại khách
hàng về việc sai công tơ điện; chỉ tiêu phản ánh số lần khách hàng không nhận được
thông báo tiền điện
Hoàn thiện kiểm soát kết quả kinh doanh
- Trung tâm lợi nhuận tại các công ty TNHH Điện lực Ninh Bình, Điện lực Hà
Nam, Phủ Lý, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang thuộc EVN NPC và Điện lực
Ba Đình, Cầu Giấy, Sóc Sơn, Ba Vì thuộc EVN HaNoi chịu trách nhiệm đứng
đầu là giám đốc công ty và cũng chịu trách nhiệm trước tổng công ty về lợi nhuận
điện; trung tâm lợi nhuận gắn với kết quả kinh doanh cấp huyện thuộc công ty Điện
lực Hà Nam, công ty Điện lực Tuyên Quang, công ty Điện lực Thái Nguyên, công
ty Điện lực Thanh Hóa, công ty TNHH Điện lực Ninh Bình, công ty TNHH Điện
lực Nam Định quản lý. Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là hoàn thành lợi
nhuận kế hoạch mà tổng công ty giao, hay là hoàn thành kế hoạch mà công ty giao
cho Điện lực cấp huyện thuộc các công ty Điện lực Miền Bắc. Sau khi các bộ phận
liên quan được phân công nhập dữ liệu về chỉ số công tơ, sản lượng điện thương
176
phẩm, chi phí phát sinh tại các trung tâm chi phí và doanh thu phát sinh trên hệ
thống ERP, từ đó hệ thống ERP tính ra lợi nhuận điện tại công ty, trên cơ sở đó các
nhà quản trị hoàn toàn có thể truy cập xem số liệu về lợi nhuận trên hệ thống ERP
tại đơn vị.
- Phân tích kiểm soát kết quả kinh doanh tại trung tâm lợi nhuận là quá trình
phân tích sự biến động của doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, doanh thu khác, chi phí khác của kỳ
thực tế phát sinh trong kỳ so với dự toán và phân tích nguyên nhân gây ra biến động
của các nhân tố từ đó tính toán chênh lệch giữa kỳ thực tế so với dự toán nếu chênh
lệch lớn thì tác giả thấy rằng cần phân tích các chênh lệch để xác định nguyên nhân
từ đó đưa ra các quyết định kịp thời.
Sau khi kiểm soát được các khoản mục về doanh thu, chi phí phát sinh trong
kỳ so với dự toán, phân tích sự biến động của các khoản mục ảnh hưởng đến doanh
thu. KTQT tiến hành lên các khoản mục trên kết quả kinh doanh theo dạng lãi trên
biến phí chi tiết về doanh thu, chi phí và các khoản mục chi phí cố định theo từng
quý, từ đó tính chênh lệch thực tế so với dự toán trong kỳ (Phụ lục 3.23).
Đối với đơn vị Điện lực trực thuộc EVN NPC, do cơ cấu bộ máy quản lý đến
từng cấp huyện. Vì thế, các công ty Điện lực trực thuộc Miền Bắc nên tiến hành xây
dựng các báo cáo bộ phận cho Điện lực tuyến huyện nhằm biết được kết quả kinh
doanh điện của các huyện hoạt động có hiệu quả hay không.
Lợi nhuận bộ phận càng cao thì việc đóng góp lợi nhuận cho toàn công ty
được tăng lên. Trên báo cáo bộ phận về hoạt động kinh doanh điện chi tiết về doanh
thu điện, chi phí biến đổi trong kỳ, chi phí cố định trong kỳ, lợi nhuận bộ phận và tỷ
suất lợi nhuận từng bộ phận trên doanh thu của từng bộ phận điện cấp huyện và của
toàn công ty. Tại công ty Điện lực thuộc EVN NPC hoàn toàn có thể truy cập vào
hệ thống ERP và lấy toàn bộ thông tin của các Điện lực cấp huyện đối với các
khoản mục liên quan doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất
báo cáo lợi nhuận áp dụng cho các công ty điện thuộc EVN NPC (Phụ lục 3.24).
Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là báo cáo nhằm đánh
giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí có thể
177
kiểm soát được, chỉ tiêu về lợi nhuận trên vốn hoạt động bình quân và báo cáo được
lập theo dạng lãi trên biến phí nhằm xác định số dư của từng bộ phận vào lợi chung
của công ty.
Để đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận ngoài chỉ tiêu xác định chênh
lệch lợi nhuận như tại trung tâm lợi nhuận mà đơn vị điện đang triển khai thì cần
tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Việc đánh giá này giúp trung tâm lợi nhuận
đánh giá được: (1) Đảm bảo mức lợi nhuận, (2) Đảm bảo được sự gia tăng tốc độ
lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn, (3) Hoàn thành trách nhiệm về chi phí,
doanh thu như ở trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu
Chênh lệch
lợi nhuận
= Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Chênh lệch tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn
=
Lợi nhuận thực tế
-
Lợi nhuận dự toán
Vốn hoạt động ước tính Vốn hoạt động dự toán
Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận bằng các chỉ tiêu tài chính,
thì công ty TNHH Điện lực Ninh Bình, công ty Điện lực Hà Nam, công ty Điện lực
Phủ Lý, công ty Điện lực Tuyên Quang, công ty Điện lực Hà Giang, công ty Điện
lực Bắc Giang thuộc EVN NPC và công ty Điện lực Ba Đình, công ty Điện lực
Cầu Giấy, công ty Điện lực Sóc Sơn, công ty Điện lực Ba Vì thuộc EVN HaNoi
nên đánh giá thông qua các chỉ tiêu phi tài chính: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng về
chất lượng dịch vụ của sản phẩm điện, cải tiến chất lượng phương thức bán hàng,
chỉ tiêu số lượng các cuộc hội thảo về tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điệnCụ thể
tác giả đề xuất báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận của các công ty
Điện lực (Phụ lục 3.25).
Hoàn thiện kiểm soát đầu tư thông qua trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư tại các công ty TNHH Điện lực Ninh Bình, công ty Điện lực
Hà Nam, công ty Điện lực Phủ Lý, công ty Điện lực Tuyên Quang, công ty Điện
lực Hà Giang, công ty Điện lực Bắc Giang thuộc EVN NPC và công ty Điện lực
Ba Đình, công ty Điện lực Cầu Giấy, công ty Điện lực Sóc Sơn, công ty Điện lực
Ba Vì thuộc EVN HaNoi là phòng quản lý đầu tư. Trưởng phòng quản lý đầu tư
178
chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty trong phạm vi và quyền hạn liên quan đến
thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán công trình, đầu tư xây dựng,
mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên về các khoản đầu
tư tại đơn vị điện. Trung tâm đầu tư chịu trách nhiệm với mức đầu tư các khoản
mục dưới 50 tỷ liên quan các công trình đầu tư lưới điện, trạm biến áp, máy biến áp,
máy biến thế.
Trách nhiệm của trung tâm đầu gắn với giám đốc là nhà quản trị cao nhất tại
công ty. Giám đốc không chỉ chịu trách nhiệm về việc tạo ra doanh thu, mà còn
chịu trách nhiệm cả về chi phí, lợi nhuận và đầu tư tài sản. Với vai trò xây dựng các
chính sách, xây dựng các chiến lược kinh doanh hoạt động tại công ty, xây dựng và
quản trị lưới điện phân phối, quản trị doanh thu điện, quản trị hao hụt thương mại
Nhu cầu thông tin của trung tâm đầu tư gắn với cấp quản lý cao nhất là giám
đốc công ty. Thông tin cần cung cấp cho nhà quản trị ở trung tâm đầu tư là: Tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư ROI, lợi nhuận thặng dư RI, giá trị kinh tế gia tăng (EVA).
Tỷ lệ hoàn vốn
đầu tư (ROI)
=
Lợi nhuận
Vốn đầu tư bình quân
Lợi nhuận còn lại =
Lợi nhuận
-
Chi phí vốn
trung tâm đầu tư sử dụng
Chi phí vốn sử dụng =
Vốn đầu tư
x
Tỷ lệ
trung tâm đầu tư lãi suất
EVA = NOPAT - WACC% * Vốn hoạt động
EVA =
EBIT x (1-thuế suất
TNDN)
- WACC% * Vốn hoạt động
EVA =
EBIT x (1-thuế suất
TNDN)
-
WACC% * (Tổng TS-Các
khoản nợ không chịu lãi)
(Trong đó: NOPAT là: Thu nhập hoạt động sau thuế, TC: Tổng vốn đã đầu tư,
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân, EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)
Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư được lập trên hệ thống ERP,
toàn bộ dữ liệu đã được tích hợp sẵn thông qua các trung tâm doanh thu, trung tâm
chi phí, trung tâm lợi nhuận và một số các chỉ tiêu về vốn đầu tư, chi phí vốn sử
179
dụng, vốn hoạt động Tác giả đề xuất báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu
tư (Phụ lục 3.26).
Bên cạnh đánh giá trách nhiệm trung đầu tư thông qua các chỉ tiêu tài chính,
thì công ty nên kiểm soát trung tâm đầu tư thông qua các chỉ tiêu phi tài chính như:
Mức độ hài lòng của nhà đầu tư về tỷ suất sinh lời, thời gian khả năng hoàn vốn đầu
tư, số lượng các dự án đầu tư đạt hiệu quả cao
Như vậy, thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính giúp công ty nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản, nâng cao lợi nhuận hoạt động công ty trong kỳ.
3.3.5 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
phục vụ chức năng ra quyết định
Chức năng ra quyết định là một trong bốn chức năng quản lý quan trọng
xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp. Các công ty công ty Điện lực Hà Nam,
công ty Điện lực Tuyên Quang, công ty Điện lực Thái Nguyên, công ty Điện lực
Thanh Hóa, công ty TNHH Điện lực Ninh Bình, công ty TNHH Điện lực Nam
Định thuộc EVN NPC và công ty Điện lực Ba Đình, công ty Điện lực Hoàn
Kiếm, công ty Điện lực Sóc Sơn, công ty Điện lực Ba Vì, công ty Điện lực Đan
Phượng, công ty Điện lực Hoài Đức, công ty Điện lực Cầu Giấy luôn phải đưa ra
các quyết định quản trị mang tầm quốc gia và quốc tế. Vì vậy, việc tư vấn giúp nhà
quản trị đưa ra quyết định chính xác, nhanh chóng và kịp thời là điều rất cần ở mỗi
kế toán viên quản trị.
- Để ra quyết định liên quan đến KTQT doanh thu tại trung tâm doanh thu thì
nhà quản trị cần phân tích thông tin dựa trên giá bán và sản lượng điện thương
phẩm bình quân. Cần tổ chức và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng giá bán
điện bình quân, tăng sản lượng điện thương phẩm nhằm tăng doanh thu hoạt động
SXKD điện.
Để ra quyết định liên quan đến quản trị chi phí tại trung tâm chi phí thì chi phí
là khoản chi ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành bán điện và ảnh hưởng đến lợi
nhuận trong kỳ của các công ty Điện lực. Việc nhà quản trị căn cứ vào các thông tin
chi phí để ra quyết định liên quan đến các tổ chức ghi nhận chi phí như: Cắt giảm tỷ
lệ tổn thất điện năng, tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện, quản lý công tơ
180
đầu nguồn, ranh giới, công tơ khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn bằng thiết bị đo
xa, đo gần, giám sát thiết bị đo đếm từ xa. Thực hiện thay công tơ định kỳ, công tơ
điện tử đúng kế hoạch được giao. Lập phương án tối ưu phương thức, lịch cắt điện
để giảm sản lượng điện năng mua vào giờ cao điểm. Thực hiện giao định mức chi
phí cho các đơn vị, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện kế hoạch chi phí tổng
công ty giao, có chế tài xử lý với các đơn vị vượt chi phí. Kiểm tra, rà soát, đánh giá
tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị để đưa ra giải pháp
điều chỉnh phù hợp. Công tác mua sắm tài sản, vật tư thiết bị thực hiện đấu thầu tập
trung các VTTB chính đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, giảm chi phí. Bên
cạnh đó, căn cứ vào thông tin mà KTQT cung cấp, nhà quản trị có thể kiểm soát chi
phí khấu hao, chi phí lãi vay, tối ưu hóa chi phí tiền lương.
Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu - chi phí - lợi nhuận là cơ sở cho việc
đưa ra quyết định lựa chọn hay điều chỉnh kinh doanh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận.
Điểm hòa vốn là chỉ tiêu quan trọng giúp cho nhà quản trị biết được sản lượng điện
thương phẩm tiêu thụ bao nhiêu để đạt được lợi nhuận mong muốn. Dựa trên việc
phân tích chi phí theo mức độ hoạt động thì tác giả đề xuất mẫu phân tích điểm hòa
vốn, tỷ lệ doanh thu an toàn trong kinh doanh bán lẻ điện (Phụ lục 3.27).
3.3.6 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP
Hoàn thiện tích hợp phần mềm quản trị doanh nghiệp thông qua hệ thống ERP
một cách chuyên nghiệp và thông minh có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho các đối tượng liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp một
cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ. Đồng thời giúp các công ty Điện
lực nâng cao hiệu quả quả kinh doanh cũng như tăng thêm giá trị về năng suất lao
động. Như đã phân tích ở trên, với cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ việc đưa công nghệ
thông tin áp dụng là điều vô cùng cần thiết của các doanh nghiệp nói chung và của
các công ty điện nói riêng. Bởi hiện nay công ty điện đã và đang áp dụng hệ thống
ERP, tuy nhiên chưa khai thác nó một cách tối đa mới chỉ dừng lại ở quản trị ở các
mô đun như là mô đun về tài chính kế toán chưa tích hợp khai thác các mô đun
quản trị về tổ chức nhân sự, quản trị tài chính, quản trị kế hoạch, quản trị định mức,
181
dự toán hay quản trị dòng tiền... Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin tích hợp
các mô đun và đào tạo đến các đơn vị điện trong công ty điện giúp công ty giảm
thiểu công việc, giảm thiểu nhân sự, giảm thiểu chi phí là điều rất quan trọng. Từ đó
giúp nhà quản trị có thể khai thác thông tin một cách nhanh nhất khi cần.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống ERP là dữ liệu quản lý tập trung (online, mọi
truy xuất về dữ liệu đều đảm bảo từ một nguồn duy nhất) người dùng không sửa,
không xóa được; thủ tục tính toán, lập sổ sách - báo cáo đều phải tuân thủ chặt chẽ
theo quy trình thống nhất chung có khả năng tích hợp các hệ thống như: CMIS
(quản lý khách hàng), PMIS (quản lý lưới điện), HRMS (quản lý nhân sự)... Tuy
nhiên, qua phân tích thực trạng chương 2, hiện nay khi áp dụng hệ thống ERP các
công ty Điện lực mới chỉ tích hợp được hệ thống CMIS và các phân hệ về tài
chính kế toán, cụ thể đã tích hợp được 10 phân hệ trong tổng số 15 phân hệ tài
chính kế toán của hệ thống ERP và được chia thành 3 nhóm: Nhóm phân hệ thanh
toán, nhóm phân hệ vật tư mua sắm, nhóm phân hệ tổng hợp trên hệ thống. Năm
phân hệ chưa tích hợp như: Phân hệ phân tích tài chính, quản lý đầu tư, rủi ro tài
chính
Còn rất nhiều phân hệ hay là các mô đun chưa tích hợp tại các công ty điện
như: Tích hợp mô đun nhằm xây dựng định mức, dự toán khâu phân phối điện và
kinh doanh điện; tích hợp mô đun quản trị nhân sự cho phòng tổ chức nhân sự,
tích hợp mô đun vật tư cho phòng kế hoạch vật tư, tích hợp ERP với PMIS, tích
hợp ERP với HRMS Để giúp công ty điện có thể kiểm soát toàn bộ nguồn lực
doanh nghiệp với quy mô lớn, công ty nên tích hợp các mô đun thông qua hệ
thống ERP.
Theo đề xuất của tác giả, công ty nên tích hợp mô đun hoàn chỉnh hơn nữa
cho hệ thống ERP. Minh họa như công ty tích hợp mô đun về quản lý vật tư cho
phòng kế hoạch vật tư trên hệ thống ERP, muốn vậy công ty cần thống nhất bộ mã
vật tư của tất cả các đơn vị điện thuộc EVN. Nếu công ty không thống nhất được
bộ mã vật tư thì công tác xây dựng và chuẩn hóa bộ mã vật tư, chuẩn hóa cấu trúc
bộ mã công trình xây dựng này sẽ gây tốn thời gian và công sức dẫn đến thiếu
đồng bộ hóa trên hệ thống ERP.
182
Việc tích hợp tích hợp thêm mô đun quản trị nhân sự cho phòng tổ chức
nhân sự, tích hợp mô đun vật tư cho phòng kế hoạch vật tư, tích hợp ERP với hệ
thống PMIS, tích hợp ERP với hệ thống HRMS Khi đó, các công ty cần xây
dựng quy trình các bước như sau:
Bước 1: Rà soát toàn bộ các phân hệ đang sử dụng tại hệ thống ERP của
công ty. Triển khai và tích hợp thêm các phân hệ PMIS, HRMS, các mô đun về
phân tích tài chính, quản lý đầu tư, rủi ro tài chính
Bước 2: Xây dựng quy trình quản trị trong công ty và thiết lập các hệ thống
báo cáo phục vụ trong công tác kiểm tra, đánh giá phục vụ nhu cầu thông tin nhà
quản trị
Bước 3: Phân quyền truy cập vào hệ thống ERP cho các bộ phận liên quan
Bước 4: Xây dựng Quy định về tài liệu hướng dẫn quản lý vật tư trên hệ
thống ERP; quy định quản lý trên hệ thống ERP; quy trình quản lý vận hành trên
hệ thống ERP; quy trình chuẩn hóa mã vật tư, quy trình chuẩn hóa bộ mã công
trình trên hệ thống ERP cho các đơn vị trực thuộc EVN NPC và EVN HaNoi,
các đơn vị tuyến huyện áp dụng giúp nhà quản trị đạt được hiệu quả cao trong
hoạt động tổ chức kinh doanh điện.
Như vậy, việc tích hợp thêm hệ thống ERP là rất cần thiết đối với đơn vị
điện. Các cơ sở dữ liệu đang được tập trung ở công ty, sẽ được hợp nhất các cơ sở
dữ liệu trong tổng công ty và cả tập đoàn EVN. Đây là cơ sở quan trọng để EVN
có thể sớm ứng dụng các công nghệ lõi của cuộc CMCN 4.0, như dữ liệu lớn, AI
(trí tuệ nhân tạo), phục vụ tốt hơn công tác quản trị EVN trong thời gian tới.
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC
CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM
Hoàn thiện KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty
Điện lực phía Bắc Việt Nam là việc rất cần thiết. Để KTQT nói chung và KTQT
doanh thu, chi phí nói riêng trở thành một bộ phận của kế toán trong các đơn vị kinh
doanh thì Nhà Nước và doanh nghiệp cần phải có những biện pháp hữu hiệu cao tạo
điều kiện và môi trường cho KTQT phát triển. Đồng thời các công ty, các doanh
183
nghiệp luôn luôn đầu tư và phát triển để giúp bộ phận KTQT phát huy tối đa vai trò
và năng lực của mình. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả phân tích và nghiên cứu thực
trạng tại chương 1 và 2 về ảnh hưởng các nhân tố đến thực hiện KTQT doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh. Theo đó tác giả đưa ra nhóm có 05 nhân tố ảnh
hưởng là: (1)-Nhân tố quy mô doanh nghiệp, (2)-Nhân tố trình độ nhận thức và
quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, (3)-Nhân tố trình độ đội ngũ cán bộ KTQT,
(4)-Nhân tố hệ thống hỗ trợ, (5)-Nhân tố môi trường cạnh tranh. Từ việc phân tích
thực trạng ở chương 2, tác giả đưa ra một số điều kiện nhằm thực hiện giải pháp
đứng về phía Nhà Nước và phía công ty điện như sau:
3.4.1 Về phía Nhà nước
Một là, Nhà nước cần xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết về
KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Hiện nay Bộ Tài Chính đã ban
hành thông tư 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/06/2006 tuy nhiên thông tư mới
chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn mang tính tổng quát chưa chi tiết cho từng ngành
nghề kinh doanh, từng nội dung cụ thể của KTQT. Vì thế, Bộ Tài Chính cần ban
hành thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về KTQT ở nội dung doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh cho từng ngành nghề khác nhau, trong từng lĩnh vực khác nhau như:
Thương mại, sản xuất, dịch vụ, xây lắp đặc biệt là trong lĩnh vực Điện một ngành
nghề mang tính đặc thù cao.
Hai là, Nhà nước tổ chức quảng bá rộng vai trò của KTQT doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Để quảng bá sâu rộng sự quan trọng của
KTQT theo tác giả nhà nước cần tổ chức các cuộc tuyên truyền rộng rãi giúp nhà
quản trị trong các doanh nghiệp nói chung và công ty điện nói riêng hiểu được sự
quan trọng tầm nhìn nhà chiến lược như thế nào, qua đó nhằm nâng cao sự quan
trọng của KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Ba là: Nhà nước nên quyết liệt mạnh mẽ trong việc triển khai thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh và sớm đi vào hoạt động nhằm tạo môi trường cạnh tranh cho các
đơn vị kinh doanh điện hiện nay. Khi có môi trường cạnh tranh sẽ đòi hỏi các công
ty kinh doanh điện cần cắt giảm chi phí, quan tâm đến chất lượng dịch vụ cho khách
hàng
184
3.4.2 Về phía hội nghề và các cơ sở đào tạo KTQT
Một là: Về phía hội kế toán viên hành nghề Việt Nam - VACPA, kế toán công
chứng Anh Quốc - ACCA nên đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
mạnh mẽ về việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp . Bên cạnh đó, cần liên tục mở
các lớp đào tạo về KTQT nhằm nâng cao kỹ năng giúp cho các thành viên đăng ký
tham gia học được hiểu hơn về KTQT nước bạn để từ đó ứng dụng vào KTQT tại
Việt Nam.
Hai là: Về phía các cơ sở đào tạo: Các trường Đại Học cần đào tạo nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập cho sinh viên, cần tổ chức dạy và học chuyên sâu
có bài bản, có hệ thống về KTQT như kế toán tài chính mà hiện nay các trường
đang áp dụng. Đây chính là nguồn nhân lực dồi dào của mỗi công ty tại các lĩnh vực
khác nhau đang rất cần. Các trường cần tiên phong và đi đầu trong các lĩnh vực, liên
tục hội nhập những nền kinh tế mới tạo cho sinh viên những nền tảng kiến thức cơ
bản và nâng cao, giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi ra trường và tiếp cận trong môi
trường làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng mọi nhu cầu mà công ty giao phó, đồng
thời sẽ phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của sinh viên khi đi làm.
Ba là: Về hệ thống yếu tố hỗ trợ: Nên mở các hội thảo, các dịch vụ tư vấn
chuyên sâu về KTQT được áp dụng cho tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực khác
nhau như: Thương mại, sản xuất, dịch vụ, xây lắp, đặc biệt là trong lĩnh vực điện
một ngành nghề mang tính đặc thù cao cho bộ phận kế toán hoặc nhà quản lý tại các
doanh nghiệp có nhu cầu mong muốn học.
3.4.3 Về phía các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam
Một là: Nâng cao trình độ nhận thức và quản lý của nhà quản trị doanh
nghiệp: Nhà quản trị doanh nghiệp không chỉ chú trọng thông tin do bộ phận kế
toán tài chính cung cấp mà cần chú trọng hơn nữa thông tin trên báo cáo quản trị
cung cấp, bởi báo cáo quản trị giúp nhà quản trị ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.
Bên cạnh đó, nhà quản trị cần quan tâm sâu rộng và có tầm hiểu biết về KTQT. Để
đưa ra quyết định mang tính ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhà quản trị cần phải
hiểu sâu về KTQT, thông tin nào cần đưa vào, thông tin nào loại bỏ trong quá trình
ra quyết định, hay thông tin nào ảnh hưởng lớn đến giá bán điện, ảnh hưởng đến lợi
185
nhuận, ảnh hưởng kinh doanh của doanh nghiệp, hay tầm nhìn chiến lược, kế
hoạch rồi sự phát triển công ty đều liên quan đến sự hiểu biết sâu về KTQT vì thế
đây được xem là vấn đề quan trọng và cốt lõi giúp công ty phát triển.
Hai là: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ KTQT: Cần nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ KTQT trong doanh nghiệp nhất là nâng cao về trình độ sử
dụng ngoại ngữ và khả năng viết báo cáo, phân tích, tổng hợp các giao dịch kế toán.
Vì thế, nhân viên kế toán cần học hỏi và trau dồi thêm về trình độ tiếng anh, đồng
thời nên tham gia vào các lớp tổ chức đào tạo về KTQT, tích cực tìm hiểu học hỏi
các về KTQT trên các phương tiện đại chúng, hay các tạp chí kế toán Để hiệu
quả hoạt động của công ty được tốt hơn, doanh nghiệp điện nên tổ chức sắp xếp lại
nhân sự riêng biệt và tách bạch bộ máy kế toán tài chính và bộ máy KTQT nhằm tối
ưu hóa chức năng của hai bộ phận này trong doanh nghiệp. Bởi song song sự phát
triển của công ty thì đi liền sự phát triển của nhân sự. Nhân sự kế toán giỏi sẽ giúp
nhà quản trị các cấp đưa ra thông tin vừa chính xác lại vừa kịp thời.
186
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung, thực trạng về KTQT doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam luận án đã đi sâu
và trình bày về giải pháp hoàn thiện KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam.
Luận án trình bày về mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển ngành điện.
Luận án đưa ra các yêu cầu hoàn thiện về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam.
Luận án đưa ra một số giải pháp về hoàn thiện hoàn thiện về KTQT doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh thực hiện chức năng lập quản lý: Lế hoạch, tổ
chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định trong khâu phân phối điện và
kinh doanh bán lẻ điện trong hệ thống ERP như: Hoàn thiện về hệ thống định mức,
dự toán chi phí nhằm tách bạch khâu phân phối điện và kinh doanh bán lẻ điện;
hoàn thiện dự toán doanh thu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kết quả
kinh doanh khâu kinh doanh bán lẻ điện; hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin ban
đầu, tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin KTQT doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh; hoàn thiện kiểm soát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh và hoàn
thiện KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng ra quyết
định
Từ việc xác định các nhân tố và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện
KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra kiến
nghị để thực hiện giải pháp đứng trên góc độ từ phía Nhà Nước, phía hội nghề và
các cơ sở đào tạo KTQT và về phía công ty Điện lực và phía các cơ sở đào tạo.
187
KẾT LUẬN
Lĩnh vực kinh doanh Điện lực là một ngành nghề đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam. Tái cơ cấu trong các đơn vị Điện lực theo hướng nâng cao
chất lượng đang dần hoàn thiện. Một trong những nội dung tái cơ cấu đó là hoàn
thiện KTQT trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi công tác hoàn thiện KTQT nói
chung và công tác hoàn thiện KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói
riêng theo hướng nâng cao chất lượng và thông tin cung cấp nhằm đạt được mục
tiêu trong tái cơ cấu doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toán quản
trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện lực phía Bắc
Việt Nam” để nghiên cứu. Luận án của tác giả đã đạt được kết quả như mục tiêu của
luận án đã đề ra:
Một là, (1)-Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về vai trò, bản chất
KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. (2)-Luận án
làm rõ nội dung KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong mối quan hệ
chức năng quản lý và trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP. (3)-Luận án tìm
hiểu đặc điểm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến KTQT doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Hai là, Luận án phân tích và đánh giá thực trạng KTQT doanh thu, chi phí
trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam trong việc thực hiện năng quản lý và
trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP hiện nay; luận án đã chỉ ra những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về KTQT doanh thu,
chi phí trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam.
Ba là, Luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện về KTQT doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam. Đồng thời
chỉ rõ điều kiện thực hiện giải pháp đề xuất trên khía cạnh là Nhà nước và cơ quan
chức năng và các công ty công ty Điện lực tại Việt Nam. Tác giả mong rằng kết quả
luận án đóng góp cho sự phát triển trong các công ty, tổng công ty Điện lực phía
Bắc Việt Nam và của toàn Tập Đoàn Điện lực Việt Nam.
188
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Hồng Nga, Trần Thị Nga (2017), “Ảnh hưởng của chu kỳ chuyển
đổi tiền đến khả năng sinh lời: Nghiên cứu thực nghiệm từ dữ liệu của các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam niêm yết”, Tạp chí khoa học & công nghệ, Số 38
(02/2017), Trang 61-168.
2. Trần Thị Nga (2017), “KTQT doanh thu, chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp”,
Tạp chí tài chính, Kỳ 2 - tháng 2/2017, Trang 102-103.
3. Vũ Thị Thanh Bình, Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Hải Ly (2017), “Improving
scientific research competency of lecturer concurrently hold educational manager in
Vietnamese Universities in the context of industrial revolution 4.0”, International
Conference “Developing Competence for Vietnamese Educational Managers in the
Context of Industrial Revolution 4.0”, Hoc Vien Quan Ly Giao Duc, Trang 370-
377, ISBN 978-604-946-333-4.
4. Vũ Thị Thanh Bình, Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Hải Ly, Vương Thị Tuyên
(2017), “Nghiên cứu năng lực nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học tại các
trường đại học phía Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Trường Đại Học
Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Trang 355-370, ISBN 978-604-946-329-7.
5. Trần Thị Nga, Nguyễn Thị Vân Anh, Đặng Thị Hồng Hà (2018), “Lý thuyết
KTQT chiến lược và hướng ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam”, Hội thảo
khoa học quốc gia, Đại Học Công Nghiệp Hà Nội, Trang 84-89, ISBN 978-604-
971-289-0.
6. Trần Thị Nga, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Thị Hải Ly (2018), “Vận dụng phương
pháp giảng dạy tích cực đối với hệ đào tạo sau đại học chuyên ngành kế toán tại các
trường đại học khối kinh tế”, Hội thảo khoa học quốc gia, Đại Học Tài Chính -
Quản trị kinh doanh, Trang 84-89, ISBN: 978-604-79-1828-7.
7. Nguyễn Hồng Nga, Trần Thị Nga (2018), “Nghiên cứu những quy định mới đối
với tài sản cố định thuê tài chính nhằm tăng cường năng lực tài chính cho các doanh
nghiệp Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia, Trường Đại Học Điện Lực, NXB
Công Thương, Trang 268-275, ISBN 978-604-931-555-8.
189
8. Nguyễn Thị Hồng Nga, Trần Thị Nga (2018), “Kỹ năng cần thiết của kế toán:
Góc nhìn của người làm kế toán, giảng viên và người học Việt Nam”, Hội thảo khoa
học quốc gia, Trường Đại Học Điện Lực, NXB Công Thương, Trang 268-275,
ISBN 978-604-931-555-8.
9. Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Thị Nga (2019), “Cơ hội và
thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”,
Hội thảo khoa học quốc gia, Đại Học Tài Chính - Quản trị kinh doanh, Trang 268-
275, ISBN: 978-604-79-2135-5.
10. Trần Thị Nga (2019), “Nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
điện ảnh hưởng đến tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các
Tổng công ty Điệc Lực phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán,
Số12, Trang 32-36.
11. Trần Thị Nga (2020), “Bàn về phương pháp tính doanh thu điện nội bộ phục vụ
cho KTQT doanh thu tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc”, Tạp chí nghiên cứu Tài
chính kế toán, Số 02 (199) 2020, Trang 42-47.
12. Trần Thị Nga (2020), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán quản trị
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Điện phía Bắc Việt
Nam bằng phương pháp đinh tính”, Tạp chí khoa học & công nghệ, Số 38
(06/2020), Trang 139-148.
190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (APA 6th)