Tiểu luận Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dụng cụ số 1

Trang thiết bị công nghệ dây truyền sản xuất của công ty được đầu tư đã lâu, khấu hao gần hết nên ở tình trạng lạc hậu. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩn và giá thành sản phẩm. Để có thể phát triển được, công ty nhất thiết phải cải tiến công nghệ, đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, kiểu dáng đa dạng phù hợp mới có thể cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài và các công ty có công nghệ mới. Trước hết công ty nên thường xuyên bảo hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất được diễn ra liên tục. Khai thác triệt để những máy móc có chất lượng còn tốt. Thanh lý những thiết bị không thể sử dụng được hoặc quá lạc hậu không còn phù hợp để sản xuất nhằm thu hồi vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn không cần thiết trong khi công ty luôn cần vốn

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dụng cụ số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dụng cụ số 1 Lời nói đầu Chúng ta đang sống trong một thế giới không ngừng biến động cả vể kinh tế và sự thay đổi lớn vè môi trường xã hội do kết quả trực tiếp của sự phát triển kinh tế đó. Kinh tế phát triển là điều kiện quan trọng đầu tiên cho mọi sự phát triển. Do đó chúng ta muốn giữ vững và phát triển phải không ngừng thích ứng với môi trường xung quanh. Trong cơ chế thị trường ngừng phát triển đồng nghĩa với không tồn tại. Không những phát triển mà còn vươn lên giữ vị trí quan trọng và có tiếng nói trên thương trường là mong muốn của bất kỳ công ty nào trong hiện tại và tương lai. Công ty cổ phần dụng cụ số 1 là một đơn vị kinh doanh mà tiền thân đã tồn tại và phát triển gần 40 năm. Trải qua nhiều thời kỳ biến động và những thăng trầm của thời cuộc, công ty đã không ngừng đổi mới để phát triển. Công ty đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. Trong đó bảo đảm hậu cần vật tư cho sản xuất là một phần quan trọng trong chuỗi mắt xích từ đầu vào tới đầu ra. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần dụng cụ số 1, mặc dù thời gian còn hạn chế cũng như khả năng hiểu biết có hạn, em đã cố gắng tìm hiểu hoạt động của công ty với mong muốn có một cái nhìn khái quát về tình hình thực tế tại cơ sở. Qua đó để đi vào tìm hiểu và nghiên cứu về thực tế bảo đảm vật tư cho sản xuất tại công ty, nhằm hoàn thành tốt đề tài thực tập và hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của công ty nếu có thể được. Dựa trên những tài liệu thu lượm được trong thời gian và ngoài thời gian thực tập cộng với hiểu biết hạn chế của mình, em hoàn thành báo cáo thực tập tổng quát bao gồm những nội dung chính sau: Phần I: Khái quát chung về công ty cổ phần dụng cụ số 1 Phần : Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dụng cụ số 1 Phần I khái quát chung về công ty cổ phần dụng cụ số 1 I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần dụng cụ số 1 Công ty cổ phần dụng cụ số 1 tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 25-03-1968 theo quyết định số 74/QĐ/KB2 do bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim (nay là bộ công nghiệp) ký theo đề nghị của hội đồng quản trị Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp. Lúc đó công ty mang tên Nhà máy dụng cụ cắt gọt có trụ sở chính tạI 108 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Nhà máy do Liên Xô (nay là Cộng hoà Liên bang Nga) giúp đỡ đầu tư toàn bộ thiết bị, công nghệ sản xuất dụng cụ cắt gọt kim loại phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo trong nước. Ngày 17-08-1970 Nhà máy dụng cụ cắt gọt được đổi tên thành Nhà máy dụng cụ số 1. Ngày 12-07-1995 theo quyết định 102/QĐ/TCBĐT Nhà máy dụng cụ số 1 được đổi tên thành Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí thuộc tổng công ty máy thiết bị công nghiệp Bộ công nghiệp. Thực hiện sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, công ty đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 theo quyết định số 194/2003/ QĐ- BCN ngày 17-11-2003 của bộ trưởng bộ công nghiệp. Công ty có: - Tư cách pháp nhân và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam - Trụ sở Công ty: số 108 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Tài khoản 710A.000007 Ngân hàng công thương Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 04.8584377-8583902 Fax: 04.8584094 - Vốn điều lệ: 5.616.000.000 VND - Tổng số cổ phần: 56.160 cổ phần, trong đó + Nhà nước sở hữu 28.642 cổ phần bằng 51% vốn điều lệ + Người lao động sở hữu 27.518 cổ phần bằng 49% vốn điều lệ. - Giấy chứng nhận kinh doanh số 0103003503 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07-01-2004. - Bộ máy tổ chức hoạt động quản lý của công ty - Cơ cấu lao động: + Tổng số cán bộ công nhân viên 246 người + Số tốt nghiệp đại học trở lên: 65 người + Số công nhân bậc cao từ 5/7: 72 người Công ty có các đơn vị trực thuộc: - Chi nhánh công ty cổ phần dụng cụ số 1 thành phố Hồ Chí Minh: số 64 phố Tạ Uyên, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm kinh doanh dụng cụ vật tư chuyên ngành: số 108 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 2. Quá trình phát triển Trải qua một thời gian gần 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần dụng cụ số 1 đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau với những hoàn cảnh cụ thể. Trong những năm đầu thành lập, nhà máy gặp nhiều khó khăn do công nhân tiếp cận công nghệ mới so với thời điểm đó. Hơn nữa đây là giai đoạn mở đầu đưa dây truyền công nghệ vào sản xuất và chế thử sản phẩm nên gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có khó khăn về nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Do đó trong những năm từ 1968-1970 tổng khối lượng sản phẩm đạt chỉ dưới 23 tấn/năm. Thời kỳ ổn định trong giai đoạn từ năm 1971-1975, thời kỳ nhà máy đi vào sản xuất sau thời gian làm quen ban đầu. Sản lượng bắt đầu tăng lên đạt mức trung bình gần 125 tấn/năm. Tuy sản xuất không gặp những khó khăn như thời gian mới thành lập nhưng sản phẩm của nhà máy còn nghèo nàn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện. Thời kỳ phát triển từ năm 1976 tới 1987, nhà máy đi vào khai thác triệt để dây truyền sản xuất mũi khoan, tarô, bàn ren, dao phay các loại... nên khối lượng sản phẩm tăng nhanh từ 143 tấn năm 1976 lên đến 246 tấn năm 1982. Đây cũng là thời kỳ nhà máy đạt sản lượng cao nhất khi còn bao cấp. Cũng do lợi thế độc tôn trên thị trường thời kỳ đó mà nhiều dây truyền sản xuất đã hoạt động vượt công suất thiết kế từ 1,5 đến 3 lần như mũi khoan, tarô, bàn ren. Thời kỳ khó khăn diễn ra vào giai đoạn 1988-1992, trong lúc cơ chế quản lý thay đổi nhà máy có gặp nhiều khó khăn. Sản lượng dụng cụ cắt của nhà máy giảm mạnh đến năm 1992 chỉ còn 77 tấn/năm. Một phần vì nhu cầu thị trường giảm trong thời kỳ cơ chế quản lý thay đổi, một phần vì nhà máy không còn giữ vị trí độc tôn như trước. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà máy, phải đổi mới sản xuất theo nhu cầu thị trường và mở rộng mặt hàng sản xuất kinh doanh. Thời kỳ đổi mới từ 1993 tới nay. Sau quyết định thành lập lại nhà máy dụng cụ số 1 theo quyết định 292 QĐ/TCNSDT của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, nhà máy bắt đầu phục hồi và phát triển do có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Năm 1996 sau 1 năm chuyển sang loại hình công ty, công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có giá trị tổng sản lượng tăng 10% so với năm 1995. Trong đó xuất khẩu chiếm 20% giá trị tổng sản lượng. Doanh thu sản xuất công nghiệp tăng 37%. Năm 1997 giá trị tổng sản lượng tăng 32% so với năm 1996, xuất khẩu chiếm 21%, doanh thu công nghiệp tăng 28%. Từ năm 1998 tới nay giá trị tổng sản lượng luôn đạt trên 10 tỷ đồng/năm. Cho tới nay công ty luôn cố gắng giữ vững tăng trưởng và phát triển. Công ty đã cung cấp cho xã hội trên 30 triệu dụng cụ cắt kim loại và hàng chục triệu phụ tùng chuyên dùng cơ khí khác. 3. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần dụng cụ số 1 3.1 Chức năng Công ty cổ phần dụng cụ số 1 là công ty cổ phần mà nhà nước có cổ phần chi phối chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí chính sau: - Dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ cắt phi kim loại, dụng cụ gia công ép lực, phụ tùng công nghiệp, neo cầu, neo cáp bêtông dự ứng lực. - Thiết bị phụ tùng cho ngành dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến thực phẩm và lâm hải sản. - Máy chế biến kẹo, lương thực, thực phẩm và thiết bị công tác. Công ty thực hiện hạch toán kinh doanh, có tài khoản và con dấu riêng thực hiện giao dịch theo đúng pháp luật. 3.2 Nhiệm vụ Căn cứ theo quyết định của nhà nước về việc thực hiện và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ theo quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần Dụng cụ số 1 của bộ công nghiệp, công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức sản xuát kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng dụng cụ cơ khí theo đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh. - Triển khai thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước hoặc lệnh sản xuất (nếu có). - Chủ động tìm thị trường, khách hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. - Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc xuất nhập khẩu theo hợp đồng đã ký, xuất nhập khẩu uỷ thác qua các đơn vị được phép xuất nhập khẩu. - Bảo vệ và phát triển vốn. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ KHKT chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 4. Cơ cấu tổ chức 4.1 Ban giám đốc Ban giám đốc công ty gồm có Giám đốc công ty a) Trách nhiệm - Tổng hợp tình hình chung của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạch định các chính sách, chương trình phát triển và hướng dẫn các đơn vị thi hành; - Phê duyệt và ban hành các văn bản quản lý hoạt động của công ty; - Kiểm soát kết quả hoạt động của tất cả các đơn vị; - Đại diện cho công ty trước pháp luật và trong các mối quan hệ đối ngoại; - Phê duyệt các hợp đồng kinh tế và các dự án đầu tư; - Thực hiện các nhiệm vụ khách do HĐQT quy định b) Quyền hạn: Giám đốc là người có quyền cao nhất trong ban giám đốc và được thực thi các quyền sau: - Quyết định tuyển dụng, hay sa thải bất kỳ thành viên nào trong công ty; - Quyết định các khoản chi phí hay đầu tư theo quy định của HĐQT và đại hội cổ đông. Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc. Phó giám đốc sản xuất phụ trách điều hành sản xuất. Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách kỹ thuật. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần dụng cụ số 1: Chi nhánh Phòng TCLĐ Phòng TC-KT Phòng TM PX Bao gói PX Nhiệt luyện Các phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động công ty khi giám đốc đi vắng theo sự uỷ quyền của giám đốc. 4.2 Khối phòng ban 4.2.1 Phòng thương mại Chức năng của phòng thương mại là mua, bán hàng hoá và vật tư phụ tiêu dụng cho sản xuất. Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường, xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại. Phòng tiếp Phòng KT Phòng KCS Phòng KH Phòng KDVT Phòng Cơ điện Văn Phòng TT Kinh doanh Bảo vệ PX Dụng cụ PX CK1 PX CK2 PX CK3 PX CK4 Ban giám đốc nhận các nhu cầu của khách hàng, giao hàng và giải quyết các khiếu nại sau mua, lập báo cáo thông kê kết quả tiêu thụ trình giám đốc và lập kế hoạch giá thành. Với chức năng mua, phòng thương mại có nhiệm vụ tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng đủ khả năng và thoả mãn nhu cầu của công ty. Tổng hợp kế hoạch sử dụng vật tư phụ theo tháng, thực hiện mua và cung cấp vật tư phụ phục vụ sản xuất, thống kê báo cáo tình hình thiêu thụ vật tư phụ của các đơn vị. 4.2.2 Phòng kế hoạch Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, kế hoạch năm, quí và tháng. Phòng cũng chịu trách nhiệm cân đối các nguồn lực cho sản xuất để lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất cho các phân xưởng theo từng đơn hàng. Thống kê theo dõi kết quả sản xuất và lập báo cáo kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo lên lãnh đạo. 4.2.3 Phòng kỹ thuật Đối với kế hoạch sản xuất của công ty, phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp tài liệu kỹ thuật (bản vẽ, QTCN, định mức vật tư) cho các sản phẩm có trong danh mục KHSX đúng tiến độ đã được giám đốc duyệt; Cung cấp bản vẽ, định mức vật tư... và các tài liệu kỹ thuật có liên quan cho phòng thương mại đúng tiến độ để xây dựng đơn hàng làm cơ sở ký hợp đồng với khách hàng. Phòng kỹ thuật lập kế hoạch sản xuất dụng cụ và trang bị công nghệ, kế hoạch mua hàng ngoài và cấp phát dụng cụ, trang bị công nghệ theo kế hoạch sãn xuất của công ty; Theo dõi sản xuất, kỹ thuật sản xuất, kịp thời giải quyết các vướng mắc kỹ thuật tại các phân xưởng bảo đảm tiến độ sản xuất. Đối với sản phẩm mục tiêu và sản phẩm mới, phòng kỹ thuật theo dõi, nghiên cứu cải tiến, hoàn thiên QTCN nhằm ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm. Phòng tham gia giải quyết khiếu nại của khách hàng có liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. 4.2.4 Phòng KCS Phòng KCS có nhiệm vụ phục vụ sản xuất kịp thời theo kế hoạch tháng, quý năm bằng các nghiệp vụ: kiểm tra vật tư đầu vào; kiểm tra trên mặt bằng sản xuất tại các phân xưởng; kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. Thực hiện kiểm tra, tác động, ngăn chặn tối đa hàng hỏng và sai sót kỹ thuật; lập quy trình kỹ thuật cho các sản phẩm mục tiêu và tham gia giải quyết khiếu nại từ khách hàng. Thống nhất đo lường trong công ty và công ty với chuẩn quốc gia; báo cáo chất lượng sản phẩm, tình trạng sai hỏng trong mỗi kỳ sản xuất; Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm. 4.2.5 Phòng cơ điện Bảo đảm việc cấp điện, nước tốt để sản xuất của công ty có hiệu quả; bảo đảm hệ thống thiết bị của công ty luôn đạt yêu cầu kỹ thuật; thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị; 4.2.6 Phòng kinh doanh vật tư Cung cấp đầy đủ, nhanh chóng vật tư chính phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả nhất. Căn cứ theo kế hoạch sản xuất tháng, quý , năm và định mức tiêu hao vật tư đã được duyệt, phòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chủng loại vật tư cần mua, báo cáo lãnh đạo công ty duyệt mua và cấp theo tiến độ sản xuất ; tổ chức thực hiện kế hoạch mua bán, nhập khẩu các loại vật tư, phôi phẩm theo đúng tiến độ các hợp đồng. Phòng kinh doanh vật tư có nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật tư các kho kim khí và kho bán thành phẩm; Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cấp phát vật tư và thanh toán vật tư. 4.2.7 Phòng tổ chức lao động Có chức năng tham mưu cho giám đốc những định hướng về tổ chức cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng có nhiệm vụ: xác định được năng lực cần thiết đối với từng công việc; tuyể dụng lao động phù hợp với yêu cầu; đào tạo và bồi dưỡng nhân lực; quản lý lao động; giáo dục nhận thức người lao động; định mức lương công việc và đánh giá tác động môi trường làm việc định kỳ hàng năm của công ty, đề nghị khen thưởng, kỷ luật người lao động. 4.2.8 Phòng TC-KT Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ Tổ chức quản lý và phát huy hiệu quả toàn bộ tài sản, vật tư, hàng hoá bằng tiền vốn của công ty trong sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ dưới dạng giá trị bằng tiền VND. Huy động vốn hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và để đầu tư cho sản xuất kinh doanh; tham mưu cho giám đốc về phân chia lợi nhuận của công ty hợp lý và đúng pháp luật. Tổ chức công tác tài chính kế toán, thống kê để phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. 4.2.9 Văn phòng Có nhiệm vụ xử lý kịp thời các công văn giấy tờ, tài liệu, thông tin và truyền đạt và cung cấp tới các đơn vị, cá nhân có liên quan; lưu trữ tài liệu, quản lý toàn bộ trang thiết bị hành chính, thiết bị máy văn phòng trong toàn công ty; thực hiện công tác tạp vụ, vệ sinh công cộng, y tế, tổ chức hội nghị trong công ty. 4.2.10 Trung tâm kinh doanh Thực hiện kinh doanh, tiếp thị bán hàng, bảo đảm cung cấp các sản phẩm, vật tư hàng hoá đúng yêu cầu chất lượng cho khách hàng; tổ chức hệ thống hoá công tác quản lý, bảo quản vật tư hàng hoá khoa học. 4.2.11 Phòng bảo vệ Có nhiệm vụ bảo vệ công ty 24/24, kiểm soát người và phương tiện ra vào công ty, mở sổ theo dõi nghi chép đầy đủ vật tư hàng hoá ra vào công ty. Khi có vụ việc xảy ra phòng bảo vệ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, truy bắt tội phạm và phối hợp với cơ quan công an; phòng còn có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng khi đến công ty làm việc và mua hàng; quản lý và bảo đảm an toàn cho phương tiện đi lại của khách đến công ty không để xảy ra mất mát hay hư hỏng. 4.2.12 Các phân xưởng Các phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo kế hoạch của công ty; khai thác các sản phẩm lẻ đơn chiếc cho phân xưởng để cải thiện cho công nhân; quản lý con người và trang thiết bị trong phân xưởng theo quy định của công ty. II. Sản phẩm và thị trường 1. Sản phẩn Các sản phẩm của công ty cổ phần dụng cụ số 1 Công ty cổ phần dụng cụ số 1 chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực cơ khí sau: - Dụng cụ cắt kim loại, dụng cụ cắt phi kim loại, dụng cụ gia công ép lực, phụ tùng công nghiệp, neo cầu, neo cáp bêtông dự ứng lực. - Thiết bị phụ tùng cho ngành dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến thực phẩm và lâm hải sản - Máy chế biến kẹo, lương thực, thực phẩm và thiết bị công tác. Trong đó dụng cụ cắt là sản phẩm chiếm tỉ phần doanh thu chủ yếu của công ty. Cụ thể sản phẩm của công ty gồm các sản phẩm sau: - Bàn ren các loại - Tarô các loại - Mũi khoan các loại - Dao phay các loại - Dụng cụ gia công răng - Doa, khoét - Dao tiện - Lưỡi cưa máy - Cưa sắt tay - Dao cắt tôn - Dao cắt tấm lợp - Neo cầu - Bộ khuôn kẹo - Máy quật kẹo - Mâm chia kẹo - Máy vuốt - Máy tạo tinh - Máy lăn côn - Bộ hàm dán - Khuôn lương khô Danh mục sản xuất sản phẩm chính của công ty cổ phần dụng cụ số 1 kế hoạch năm 2005. Tên sản phẩm Số lượng dự kiến(Cái) Giá trị Dao tiện các loại 31.820 Lưỡi cưa máy 12.000 Tarô các loại 26.200 Bánh cán ren 134 Dao phay 12.179 Mũi khoan 35.500 Bàn ren 4.500 Dụng cụ cắt phi kim loại 1200 Doa các loại 5.500 Neo cầu, neo cáp Máy kẹo& phụ tùng Nguồn: tổn hợp kế hoạch vật tư 2005- phòng KD vật tư. 2. Thị trường 2.1 Thị trường trong nước Thị trường trong nước chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của công ty, bởi sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước về chất lượng kỹ thuật, mặt khác giá cả rẻ hơn nhiều so với sản phẩm nhập ngoại. Hơn nữa nhu cầu về dụng cụ cơ khí trong nước vẫn đang phát triển để đáp ứng quá trình công nghiệp hoá đất nước. 2.2 Thị trường xuất khẩu Công ty xuất khẩu chủ yếu theo đơn đặt hàng trước nhưng với số lượng và chủng loại không nhiều. Các nước chủ yếu nhập khẩu sản phẩm của công ty là Nhật Bản, Ba Lan, Cộng Hoà Séc, Angiêri. Phần II Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dụng cụ số 1 I. Tình hình sản xuất 1. Quy trình sản xuất một số sản phẩm chính của công ty Để nắm bắt và tính toán được nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 và tình hình sản xuất chúng ta nên tìm hiểu quy trình sản xuất một số sản phẩm chính của công ty. 1.1 Quy trình sản xuất lưỡi cưa máy Thép tấm được dập đúng kích thước trên máy dập 250 tấn qua máy phay, dập đầu lỗ 130 tấn, nắm răng tạo góc thoát phôi trên máy ép. Nguyên liệu tiếp đến được đưa vào quá trình nhiệt luyện sau đó được làm non trong lò tần số, xong ra tẩy rửa, sơn và nhập kho. 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất Tarô Thép cả cây được đưa lên máy tiện chuyên dùng tự động. Sau đó được phay cạnh đuôi trên máy phay vạn năng, phay rãnh thoát phoi trên máy phay chuyên dùng, cho qua lăn số, nhiệt luyện. Khi đạt yêu câu, chi tiết được mang đi tẩy rửa, nhuộm đen để rồi được mài ren trên máy mài chuyên dụng, mài lưỡi cắt, xong chuyển về kho. Máy dập 250 Máy dập 130 Máy ép Máy phay van Sơn Nhiệt luyện Lò tần số Tẩy rửa Kho Thép tấm Sơ đồ sản xuất Tarô: 1.3 Quy trình công ghệ sản xuất dao phay cắt Thép tấm được đem dập bởi máy dập 130 tấn hoặc 250 tấn. Nguyên liệu được tiện lỗ và tiện ngoài trên máy tiện vạn năng, xọc rãnh then trên máy xọc, mài hai mặt trên máy mài phẳng. Xong chi tiết được lồng gá tiện đường kính ngoài, phay răng trên máy phay vạn năng sau đó được đưa vào lò nhiệt luyện. Tiếp theo chi tiết được mài phẳng mặt 1 và mài lỗ trên máy mài lỗ, mài phẳng mặt 2 trên máy mài phẳng mâm tròn, mài góc trước, góc sau trên máy mài sắc, in số, chống gỉ và cuối cùng thành phẩm được nhập kho. 1.4 Quy trình sản xuất Bàn ren Thép cây được đưa vào máy tiện chuyên dùng tiện thô sau đó được mài trên máy mài phẳng, khoan lỗ phoi và lỗ bên trên máy khoan. Chi tiết tiếp tục được phay rãnh định vị trên máy phay vạn năng, được cắt ren bằng máy cắt ren chuyên dùng, Thép cây Máy tiện Máy phay vạn Máy phay chuyên dùng Lăn số Nhiệt luyện Tẩy rửa Mài ren Mài lưỡi Kho Thép tấm Máy dập Máy tiện vạn Máy xọc Máy mài phẳng Lồng trục Máy phay Nhiệt luyện Máy mài lỗ Máy mài phẳng mâm tròn Máy mài sắc In số Chống gỉ Kho tiện hốt lưng và lưỡi cắt trên máy tiện chuyên dùng. Chi tiết tiếp tục được đưa đi đóng số, nhiệt luyện, tẩy rửa và nhuộm đen. Sau đó được mài phẳng hai mặt, mài lưỡi cắt, đánh bóng ren, chống gỉ xong nhập kho. 2. Thực trạng công tác hậu cần vật tư cho sản xuất tại công ty Do đặc thù sản xuất nên vật tư cho sản xuất tại công ty cổ phần dụng cụ có thể chia làm hai loại: - vật tư chính - vật tư phụ, phụ tùng, nhiên liệu 2.1 Công tác hậu cần vật tư chính cho sản xuất Thực hiện công tác hậu cần vật tư chính cho sản xuất tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 do phòng kinh doanh vật tư đảm nhiệm. Vật tư chính cho sản xuất tại công ty chủ yếu là thép các loại. Theo Quy trình mua vật tư chính của công ty, nội dung của công tác hậu cần vật tư chính theo trình tự sau: - Lập nhu cầu mua vật tư chính phục vụ sản xuất và các nhu cầu dụng cụ, cơ điện căn cứ vào kế hoạch dụng cụ cơ điện, căn cứ vào định mức vật tư, căn cứ vào tồn kho, căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm mà phòng kinh doanh vật tư sẽ lập bảng cân đối nhu cầu vật tư và trình giám đốc duyệt ký. - Xem xét lựa chọn nhà cung ứng: Căn cứ bản cân đối nhu cầu vật tư được giám đốc phê duyệt trưởng phòng kinh doanh vật tư chịu trách nhiệm lựa chọn nhà cung ứng. Việc lựa chọn nhà cung ứng dựa trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu của Máy tiện Máy mài Máy khoan Máy phay Máy cắt Máy tiện Đóng số Nhiệt luyện Tẩy rửa Nhuộm đen Mài hai mặt Mài lưỡi cắt Đánh bóng Chống gỉ Kho công ty và dựa trên các tiêu chí đánh giá như uy tín của nhà cung ứng; chất lượng hàng hoá; giá cả, phương thức thanh toán; mối quan hệ với công ty. đơn vị thực hiện P.KH, KDVT, CĐ, KT P.KDVT P.KDVT GĐ, P.KDVT P.KDVT, TCKT P.KDVT, KCS P.KDVT - Phòng kinh doanh vật tư sẽ nhận các báo giá của nhà cung cấp. - Giám đốc ký duyệt báo giá hoặc ký kết hợp đồng mua bán vật tư. Trưởng phòng KDVT thông báo bằng văn bản đã được giám đốc công ty ký kết cho các nhà cung ứng để thực hiện. - Căn cứ báo giá và hợp đồng mua bán vật tư, phòng KDVT chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và nhận hàng về kho theo đúng tiến độ, chất lượng, số lượng, quy cách. - Phòng KDVT đề nghị phối hợp với phòng KCS kiểm tra vật tư rồi nhập kho Bảng tổng hợp kế hoạch vật tư chính 2005 ST Quy cách vật ĐV Trọng lượng cần dùng Tồn Thiếu, thừa Lựa chọn nhà cung ứng Lập nhu cầu vật tư Báo giá Ký hợp đồng duyệt giá Các bước mua và nhận hàng Kiểm tra Trả lại nhà cung ứng Nhập kho Theo dõi, đánh giá nhà cung ứng T tư T I HSS 1 1.75 Kg 9 0 -9 2 2.2 Kg 9 188,4 179,4 3 2.35 Kg 2 0 -2 4 2.65 Kg 9 0 -9 5 3.25 Kg 22 0 -22 6 3.55 Kg 23 0 -23 7 3.75 Kg 14 0 -14 8 5.95 Kg 30 0 -30 9 8.3 Kg 139 0 -139 10 8.8 Kg 156 0 -156 11 9.3 Kg 114 0 -114 12 6 Kg 90 0 -90 13 7 Kg 32 68 36 14 8 Kg 157 0 -157 15 9 Kg 18 25.5 7.5 16 10 Kg 409 0 -409 17 12 Kg 229 0 -229 18 14 Kg 134 0 -134 19 15 Kg 51 104.7 53.7 20 16 Kg 132 5.7 -126.3 21 17 Kg 31 28.9 -2.1 22 18 Kg 58 196.9 138.9 23 19 Kg 83 0 -83 24 23 Kg 98 0 -98 25 24 Kg 160 1.6 -158.4 26 27 Kg 195 432.9 237.9 27 28 Kg 175 47.3 -127.7 28 30 Kg 131 4226.4 1095.4 29 31 Kg 100 0 -100 30 35 Kg 19 0 -19 31 38 Kg 285 2.8 -282.2 32 52 Kg 88 1057.5 969.5 33 62 Kg 33 0 -33 34 65 Kg 85 0 -85 35 67 Kg 85 0 -85 36 68 Kg 125 0 -125 37 78 Kg 218 0 -218 38 82 Kg 416 0 -416 39 85 Kg 154 0 -154 40 100 Kg 40 0 -40 41 105 Kg 190 0 -190 42 128 Kg 606 0 -606 43 15x3.5 Kg 56 0 -56 44 19x4.5 Kg 530 0 -530 45 2x38 Kg 3908 2000 -1908 46 12.7x0.8 Kg 81 201.5 120.5 II X12M 1 145 Kg 12 0 -12 2 150 Kg 36 0 -36 3 152 Kg 105 220 115 4 156 Kg 379 0 -379 5 170 Kg 243 1593 1350 6 180 Kg 933 1466 533 7 201 Kg 275 1936 1661 III 9XC 1 39 Kg 289 0 -289 2 46 Kg 967 79.2 -887.8 IV SUJ2 1 94 Kg 8137 9824 1687 2 110x110 V S45C 1 12x20 Kg 365 6019.5 5654.5 14x20 2 16x25 Kg 1609 2203.8 594.8 18x25 3 20x32 Kg 259 2369 2110 22x32 4 10x10 Kg 152 1576.7 1424.7 5 14x14 Kg 1219 853.6 -365.4 Nguồn: phòng vật tư 2.2 Công tác hậu cần vật tư phụ, phụ tùng, nhiên liệu Quy trình mua vật tư cho sản xuất như phụ tùng, nhiên liệu, vật liệu phụ... ở công ty cổ phần dụng cụ số 1 được thống nhất từ những yêu cầu mua vật tư theo kế hoạch sản xuất của từng tháng hoặc những yêu cầu mua vật tư đột xuất từ các phân xưởng, phòng ban hoặc những dự trù đã được giám đốc phê duyệt nhằm bảo đảm yêu cầu vật tư dự trữ phục vụ sản xuất. Nội dung quy trình mua tất cả các loại vật tư cho sản xuất (trừ vật tư chính) bao gồm: đơn vị thực hiện Trình tự công việc P.TM, đơn vị yêu cầu GĐ, PGĐKD, PGDSX P.TM, thủ kho Yêu cầu mua vật tư Duyệt Ktra kho P.TM GD, PGDKD, PGDSX P.TM Thủ kho KCS, đơn vị chức năng - Phòng thương mại mua vật tư (trừ vật tư chính) theo giấy đề nghị hàng tháng của các đơn vị, theo đơn đặt hàng đột xuất được lãnh đạo phê duyệt. - Khi nhận được yêu cầu hợp lệ, phòng TM kiểm tra tồn kho để xác định nhu cầu mua vật tư. - Phòng TM yêu cầu báo giá và lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở tin cậy về chất lượng, giá cả hợp lý, có quan hệ tốt với công ty và được mức ưu tiên nhất về thanh toán. - Tiếp theo phòng TM tiến hành nghiệp vụ mua và kiểm tra hàng hoá nhập kho theo đúng quy định. II. Hoạt động kinh doanh 1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bảng tổng hợp kết quả sản xuất và tiêu thụ qua một số năm đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Giá trị TSL 11.171.480 12.589.344 10.672.248 Lựa chọn nhà cung ứng Duyệt Mua vật tư Nhận vật tư Kiểm tra P.TM, thủ kho Nhập kho Đánh giá nhà cung ứng I.Hàng khai thác ngoài 1.435.387 739.527 978.675 II.SX tại công ty: 9.736.103 11.850.817 9.703.573 1.Hợp đồng mềm PX 448.120 562.751 726.302 2.Thực hiện KH cty 9.287.983 11.288.066 8.983.271 2.1Dụng cụ cắt 3.995.247 4.073.342 4.303.925 - Bàn ren các loại 98.705 130.649 121.735 -Tarô các loại 391.179 550.157 491.030 -Mũi khoan các loại 518.144 565.054 634.396 -Dao phay 1.202.414 1.003.761 840.842 -Dao tiện 457.862 569.036 779.200 - Dao cắt tôn 470.251 483.722 494.192 - Lưỡi cưa máy 851.693 770.963 942.529 2.2 SP chế biến LT 1.491.669 1.062.471 2.3 Hàng dầu khí 1.351.821 1.876.990 51.870 2.4 Neo cầu, neo cáp 1.568.243 1.731.288 1.401.781 2.5Dao cắt VL.PKL 156.775 354.449 2.6 SP khác 2.892.088 3.988.218 1.680.493 2.7 Hàng g/c vật tư 145.947 94.761 125.290 Hàng thuê ngoài g/c 259.690 227.913 149.833 Qua bảng số liệu trên ta thấy các sản phẩm truyền thống của công ty như dụng cụ cắt, bàn ren, tarô các loại, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa máy... vẫn là những sản phẩm mang lại cho công ty giá trị cao nhất qua các năm, các sản phẩm này luôn chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị tổng sản lượng. Năm 2001 sản phẩm dụng cụ cắt đạt gần 4 tỷ đồng chiếm 35% giá trị tổng sản lượng. Tới năm 2002 tăng lên hơn 4 tỷ. Năm 2003 đạt được là 4,3 tỷ đồng chiếm 40,5% giá trị tổng sản lượng. Các mặt hàng chiếm tỉ trọng tương đối trong giá trị tổng sản lượng như neo cáp: hơn 13%, dao phay, dao tiện đạt gần 8%. Một số mặt hàng có xu hướng giảm tỷ trọng như hàng dầu khí. Năm 2002 đạt được 1,4% tổng giá trị sản lượng. Nhưng năm 2003 giảm xuống còn 0,05%. Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu là do công tác giao nhận hàng cho liên doanh dầu khí có nhiều bất cập, tiến độ chậm. Giá trị hàng khai thác ngoài bình quân hàng năm chiếm 7,97%. Giá trị này là rất nhỏ so với hàng sản xuất tại công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá trị hàng khai thác ngoài có xu hướng gia tăng nhưng không giữ vững. Điều đó chứng tỏ công ty có sự quan tâm tới những nguôn lợi từ bên ngoài tuy nhiên còn chưa khai thác được triệt để nguồn lợi này. 2. Kết quả khảo sát về lao động Cơ cấu lao động của công ty có nhiều thay đổi sau khi công ty chuyên đổi hình thức sang cổ phần. Số lượng lao động được tinh giảm, chất lượng lao động tăng. Trước đây, số lượng lao động trong công ty luôn lớn hơn 400 người. Năm 2003 lên đến 453 người. Đến năm 2004 sau khi cổ phần hoá, số lượng lao động chỉ còn 246 người. Với cơ cấu: Trình độ đại học trở lên: 65 người Công nhân bậc cao từ 5/7 trở lên: 72 người Cơ cấu công ty được rút gọn, trình độ tay nghề công nhân cao hơn trước và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên lơn hơn bởi họ không chỉ là người làm thuê mà còn là chủ công ty. Bảng cơ cấu lao động của công ty cổ phần dụng cụ số 1 đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Gián tiếp 194 218 300 75 Trực tiếp 239 218 153 171 Tổng số 433 436 453 246 Công ty phân công lao động theo chức năng người lao động, chia làm 2 nhóm: - Nhóm 1: Chức năng sản xuất gồm có công nhân sản xuất chính và công nhân sản xuất phụ. - Nhóm 2: Chức năng quản lý gồm ban lãnh đạo và các phòng ban. Sơ đồ phân công lao động của công ty Lao động toàn công ty III. Những biện pháp góp phần hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Những ưu nhược điểm và nguyên nhân 1.1 Những thành tựu đạt được. Trong những năm gần đây doanh thu bán hàng của công ty cố ổn định. Doanh thu từ sản xuất công nghiệp chiếm từ 75% đến 85% tổng doanh thu bán hàng. Từ đó lợi nhuận của công ty cũng ổn định. Kênh phân phối của công ty được mở rộng từ năm 2000 bởi việc thành lập chi nhánh tại TP.HCM đã đáp ứng phần nào công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, mở rộng thêm các bạn hàng mới. Công ty đã có thêm những hợp đông mới, mặc dù Chức năng sản xuất Chức năng quản lý Công nhân SX chính Công nhân SX phụ Ban giám đốc Phòng ban chức năng chưa lớn nhưng phần nào giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, duy trì sự phát triển của công ty. Cơ cấu sản phẩm của công ty ngày càng được bổ sung hoàn thiện với mục đích thích ứng hơn nữa trên thị trường dựa trên nguồn lực hiện có của công ty. Những sản phẩm mới có thể kể ra như máy dập khuôn kẹo, dao cắt giấy ximăng, dao cắt nhựa, sao nghiền, dao cắt cao su... Công ty sử dụng linh hoạt các hình thức thanh toán để đáp ứng nhu cầu kinh doanh: trả ngay, tạm ứng, trả chậm. Dụng cụ cắt của công ty đã có uy tín trên thị trường nội địa. Công ty còn cố gắng tìm kiêm hợp đồng mới về gia công, dịch vụ để tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. 1.2 Những tồn tại Công ty chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường. Do đó thông tin về nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và phương thức bán hàng chưa được cạnh tranh. Công ty cũng chưa đưa ra được nhu cầu thị trường sản phẩm đối với bạn hàng truyền thống. Công tác thống kê, thu thập số liệu, doanh thu bán hàng chưa được đầy đủ. Vì vậy nên thị trường của mình bị hạn chế và gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác nhất là hàng từ Trung Quốc. Thêm nữa, công ty mới chỉ tiêu thụ sản phẩm theo đơn hàng có trước mà chưa có kế hoạch chiếm lĩnh được thị trường cụ thể. Công tác nghiệp vụ bán hàng của công ty còn thiếu sót. Cụ thể là có nhiều hợp đồng chậm tiến độ giao hàng làm suy giảm kết quả tiêu thụ và mất cơ hội tìm kiếm hợp đồng mới. Năm 2001 có gần 20 hợp đồng trị giá 1,45 tỷ chậm tiến độ giao hàng. Đến nay còn trên 600 triệu chưa giao được hàng cho khách, trong đó hàng giao cho liên doanh dầu khí chậm 468,4 triệu, các đơn vị khác là gần 200 triệu. Việc sản xuất chận tiến độ và quy định giao hàng thiếu cụ thể ảnh hưởng lớn đến uy tín và kết quả tiêu thụ của công ty; Một phần nữa là đội ngũ công nhân, nhân viên năng lực có hạn. 1.3 Nguyên nhân Về cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, thiết bị của công ty còn lạc hậu do đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, tính đồng bộ và tiến độ sản xuất sản phẩm. Mối liên hệ giữa các khâu sản xuất, giữa các bộ phận chức năng trong hệ thống sản xuất còn bị xem nhẹ. Công ty chưa quan tâm đầy đủ tới việc lập tiến độ và kiểm tra tiến độ cấp bản vẽ, tiến độ cải tiến trang thiết bị, công nghệ, tốc độ dây truyền sản xuất. Các bộ phận chưa có sự phối hợp nhịp nhàng. Vốn đầu tư cho sản xuất, đổi mới trang thiết bị gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Đây là vấn đề thực tế nan giải đặc trưng của ngành kinh doanh cơ khí với sản phẩm lớn, đơn chiếc, mặt hàng nhiều nên chu kỳ kinh doanh kéo dài, vòng quay của vốn lâu nên cần vốn lớn để duy trì sản xuất kinh doanh. 2. ý kiến đề xuất Từ những nguyên nhân trên em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến của mình nhằm hạn chế những khó khăn gặp phải của công ty. 2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại Đối với công tác nghiên cứu thị trường, công ty có thể giao cho phòng Thương Mại trực tiếp đảm nhận. Thông qua các nguồn tài liệu và tìm hiểu qua đối thủ cạnh tranh để tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Phát triển theo hướng tăng xuất khẩu sang các nước châu Phi, nơi có nền kinh tế cần nhiều mặt hàng mà công ty có thể đáp ứng tốt, nhất là sản phẩm dụng cụ cắt và máy chế biến lương thực, thực phẩm. Với thị trường trong nước, công ty cố gắng phục vụ tố nhu cầu khách hàng truyền thống và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ tiến tới mở rộng thị trường. Thúc đẩy hoạt động xúc tiến bán hàng bằng hình thức thư chào hàng. Do khách hàng của công ty là khách hàng trung gian, đầu vào của họ là tư liệu sản xuất nên đây là cách bán hàng phù hợp. Công ty nên tham gia các hội trợ triển lãm hàng công nghiệp và quản cáo thông qua các tạp chí chuyên ngành. Thông qua hội nghị khách hàng hàng năm, công ty nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để từ đó có phương án, kế hoạch phục vụ khách hàng. Công ty cố gắng hoàn thiện mạng lưới phân phối của mình trên toàn quốc. 2.2 Đổi mới trang thiết bị công nghệ Trang thiết bị công nghệ dây truyền sản xuất của công ty được đầu tư đã lâu, khấu hao gần hết nên ở tình trạng lạc hậu. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩn và giá thành sản phẩm. Để có thể phát triển được, công ty nhất thiết phải cải tiến công nghệ, đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã phong phú, kiểu dáng đa dạng phù hợp mới có thể cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài và các công ty có công nghệ mới. Trước hết công ty nên thường xuyên bảo hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất được diễn ra liên tục. Khai thác triệt để những máy móc có chất lượng còn tốt. Thanh lý những thiết bị không thể sử dụng được hoặc quá lạc hậu không còn phù hợp để sản xuất nhằm thu hồi vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn không cần thiết trong khi công ty luôn cần vốn. 2.3 Chú ý phát triển nguồn nhân lực. Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi tổ chức. Để có thể phát triển trong dài hạn, công ty phải chú trọng tới công tác bồi dưỡng cán bộ, chiêu mộ nhân tài. Không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Biện pháp sử dụng có thể là cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo khoa học, rút kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất. Với công nhân không ngừng nâng cao trình độ tay nghề bằng phương pháp học hỏi trực tiếp từ người có trình độ cao hơn. Tăng cương mối quan hệ gắn bó giữa lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty, tạo môi trường làm việc thoải mái về tinh thần. Tạo sự gắn bó giữa toàn thể cán bộ công nhân viên với công ty. Tất cả chung sức, chung lòng đưa công ty phát triển. Kết luận Trong những năm gần đây khi nhà nước đánh thức các doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy sự phát triển chúng theo cơ chế thị trường bằng hình thức cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi bỡ ngỡ mặc dù đã được chuẩn bị. Khi các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân được đối xử công bằng, mọi thành doanh nghiệp đểu phải chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường. Công ty cổ phần dụng cụ số 1 mới ra khỏi vòng tay của bà mệ đỡ đầu nhà nước được có 1 năm. Khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi vẫn chưa hoàn toàn hết khi kinh nghiệm và thói quen cũ vẫn phần nào còn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động. Công ty còn phải đổi mới nhiều để phát triển. Một trong các hướng để phát triển đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng. Làm tốt công tác hậu cần vật tư cho sản xuất được diễn ra đúng tiến độ, chất lượng vật tư bảo đảm là bước đầu tiên trong hàng chuỗi công việc để duy trì sự phát triển của minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf424_0639.pdf
Luận văn liên quan