Tìm hiểu nội dung và giá trị của di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU2 PHẦN NỘI DUNG5 Chương1:Nội dung bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh5 1.1 Sơ lược về bản di chúc. 5 1.1.1 Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 5 1.1.2. Về bản Di chúc đã được công bố chính thức tháng 9-1969. 6 1.1.3. Về việc khẳng định bản di chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc .7 1.1.4. Về ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 8 1. 2. Nội Dung Của Bản Di Chúc. 10 Chương 2: Giá trị và ý nghĩa của bản di chúc15 2.1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm .15 2.1.1.Tư tưởng chủ đạo trong bản di chúc.15 2.1.2 Những băn khoăn trong di chúc.17 2.2 Góc nhìn chủ nghĩa duy vật biện chứng.19 2.3 Tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 21 2.4 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong chỉnh đốn xây dựng đảng. 26 2.4.1 Giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. 26 2.4.2 Những vấn đề về xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 26 PHẦN KẾT LUẬN30 TÀI LIỆU THAM KHẢO31 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Lịch Sử cách mạng của nước ta gần 70 năm qua gắn liền với tên tuổi sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, Người anh hùng dân tộc vĩ đại nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Trong Lịch Sử dựng nước và giữ nước,dân tộc ta đã sản sinh biết bao tên tuổi vĩ đại nhưng không có ai có sự nghiệp lừng lẫy như chủ tịch Hồ Chí Minh,không ai có được tầm vóc vĩ đại,được thế giới ca ngợi và thừa nhận như chủ tịch Hồ chí Minh.Địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam.Công lao to lớn ,Sự Nghiệp Vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên địa vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại nhà tư tưởng,nhà lí luận sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lênin được các dân tộc đang đấu tranh giải phóng và nhân loại tiên bộ hết lòng ca ngợi và khâm phục.Thực tế lịch sử gần 80 năm qua đã chứng tỏ thắng lợi của cách mạng việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.Đặc biệt khi Bác đi xa ,giá trị trong bản di chúc mà mỗi Đảng viên, mỗi cán bộ hay mỗi người dân Việt Nam đã khắc sâu trong tâm trí những lời căn dặn của Bác kiên quyết thực hiện trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa;đó không chỉ là những lời căn dặn đơn thuần cuối cùng của một người trước lúc đi xa, mà đó còn là kết tinh những tinh hoa, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người đã hiến dâng cả cuộc đời mình vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam, giá trị của nó còn mãi mãi cho thế hệ sau. Từ khi bản di chúc của người được công bố một cách đầy đủ thì đã có rất nhiều học giả nhà nghiên cứu đã có rất nhiều các bài báo cáo nghiên cứu về nội dung và giá trị di chúc của người và ngày nay sau 40 năm thực hiện di chúc của người chúng ta càng thấy rõ những giá trị quí báu do bản di chúc để lại cho toàn thể dân tộc việt nam chúng ta ngày nay và bản di chúc đã được mọi người mọi tầng lớp trong xã hội ta biết đến và đều coi nó là tài sản vô giá của dân tộc, của quốc gia. Chúng em những người thuộc thế hệ trẻ việt nam, (những người mà theo chủ tịch hồ chí minh là những người có thể xây dựng và phát triển đất nước trở lên hùng mạnh sánh ngang với các cường quốc năm trên thế giới.) Cũng muốn bày tỏ những hiểu biết về nội dung và giá trị của bản di chúc để từ đó phấn đấu làm theo bản di chúc và phấn đấu học tập lao động xây dựng đất nước ngày cang giàu mạnh và ấm lo hạnh phúc như lời bác mong muốn khi bác còn sống.

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5970 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu nội dung và giá trị của di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Lịch Sử cách mạng của nước ta gần 70 năm qua gắn liền với tên tuổi sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, Người anh hùng dân tộc vĩ đại nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Trong Lịch Sử dựng nước và giữ nước,dân tộc ta đã sản sinh biết bao tên tuổi vĩ đại nhưng không có ai có sự nghiệp lừng lẫy như chủ tịch Hồ Chí Minh,không ai có được tầm vóc vĩ đại,được thế giới ca ngợi và thừa nhận như chủ tịch Hồ chí Minh.Địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại của Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam.Công lao to lớn ,Sự Nghiệp Vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên địa vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại nhà tư tưởng,nhà lí luận sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lênin được các dân tộc đang đấu tranh giải phóng và nhân loại tiên bộ hết lòng ca ngợi và khâm phục.Thực tế lịch sử gần 80 năm qua đã chứng tỏ thắng lợi của cách mạng việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.Đặc biệt khi Bác đi xa ,giá trị trong bản di chúc mà mỗi Đảng viên, mỗi cán bộ hay mỗi người dân Việt Nam đã khắc sâu trong tâm trí những lời căn dặn của Bác kiên quyết thực hiện trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa;đó không chỉ là những lời căn dặn đơn thuần cuối cùng của một người trước lúc đi xa, mà đó còn là kết tinh những tinh hoa, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người đã hiến dâng cả cuộc đời mình vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam, giá trị của nó còn mãi mãi cho thế hệ sau. Từ khi bản di chúc của người được công bố một cách đầy đủ thì đã có rất nhiều học giả nhà nghiên cứu đã có rất nhiều các bài báo cáo nghiên cứu về nội dung và giá trị di chúc của người và ngày nay sau 40 năm thực hiện di chúc của người chúng ta càng thấy rõ những giá trị quí báu do bản di chúc để lại cho toàn thể dân tộc việt nam chúng ta ngày nay và bản di chúc đã được mọi người mọi tầng lớp trong xã hội ta biết đến và đều coi nó là tài sản vô giá của dân tộc, của quốc gia. Chúng em những người thuộc thế hệ trẻ việt nam, (những người mà theo chủ tịch hồ chí minh là những người có thể xây dựng và phát triển đất nước trở lên hùng mạnh sánh ngang với các cường quốc năm trên thế giới.) Cũng muốn bày tỏ những hiểu biết về nội dung và giá trị của bản di chúc để từ đó phấn đấu làm theo bản di chúc và phấn đấu học tập lao động xây dựng đất nước ngày cang giàu mạnh và ấm lo hạnh phúc như lời bác mong muốn khi bác còn sống. 2. Đối tượng nghiên cứu. Thông qua đề tài này chúng em rất muốn tìm hiểu, làm rõ nội dung và giá trị của bản di chúc Hồ Chí Minh để có thể lĩnh hội và làm theo những giá trị của bản di chúc góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước đưa đất nước ta ngày càng phát đổi mới và phát triển. Qua đề tài này chúng em cũng muốn góp phần nhỏ bé những sự hiểu biết của mình vào việc tìm hiểu và làm rõ thêm nội dung và giá trị của bản di chúc. 3. Ý nghĩa của đề tài. Thông qua việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của bản di chúc đã giúp thêm cho chúng em thêm phần nào hiểu biết về tư tưởng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh và thôi thúc chúng em phải cố gắng miệt mài học tập và noi theo gương bác và cố gắng hết sức mình thực hiện những gì tốt đẹp mà người mong muốn thế hệ trẻ đạt được trong tương lai.Đối với xã hội di chúc của bác có giá trị quý báu cho mọi người sống và làm việc theo gương của người để cùng nhau chung tay xay dựng một nước việt nam ngày càng giàu mạnh văn minh và âm lo hạnh phúc. 4. Kết cấu của đề tài. Đề tài gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Nội dung bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh Chương 2: Giá trị và ý nghĩa của bản di chúc PHẦN NỘI DUNG Chương1:Nội dung bản di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh 1.1 Sơ lược về bản di chúc. 1.1.1 Về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ. - Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề. - Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. - Các năm 1966, 1967 Bác không có những bản viết riêng. 1.1.2. Về bản Di chúc đã được công bố chính thức tháng 9-1969 . Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3-9-1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Cụ thể cơ cấu của bản Di chúc đã công bố chính thức như sau: - Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Bác viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969. - Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới và nguyên văn bản Bác viết năm 1965. - Đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Bác dặn dò về việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro, xương cho miền Nam; năm 1968, Bác viết lại đoạn này dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Bản Di chúc đã công bố lấy nguyên văn đoạn Bác viết về bản thân năm 1968, trừ đoạn nói về hỏa táng. - Đoạn cuối, từ chữ “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu...” cho đến hết là nguyên văn đoạn Bác viết năm 1965. Về đoạn này, năm 1968 và năm 1969 Bác không sửa lại hoặc viết thêm. - Trong bản Di chúc đã công bố, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại. Bản năm 1965 Bác viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; bản công bố chính thức sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”. 1.1.3. Về việc khẳng định bản di chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc. - Việc chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ. - Lấy đoạn mở đầu Bác viết năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965 là hoàn toàn hợp lý vì Bác qua đời năm 1969, và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn. - Đoạn “về việc riêng”, bổ sung thêm phần Bác viết năm 1968 vào bản Bác viết năm 1965 là rất cần thiết, để phản ánh được cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân vì nước của Bác.Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn. - Việc chưa công bố một số đoạn viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn, đó là vì năm 1969 khi Bác qua đời, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn đang gay go, ác liệt, chúng ta chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nên việc công bố những đoạn văn nói trên lúc ấy là chưa thích hợp. Mặt khác, có một số câu Bác viết rồi lại xóa, hình như Bác đang cân nhắc, chưa coi là đã xong hẳn, chưa thật rõ ý Bác là thế nào. Vì vậy sau khi Bác qua đời chưa thể đưa vào bản Di chúc công bố chính thức bấy giờ. - Khi Bác mất, cuộc kháng chiến còn đang diễn ra rất khó khăn và ác liệt, vì vậy Bộ Chính trị đã quyết định sửa lại mấy chữ trong câu sau đây của Bác: “Cuộc kháng chiến 4chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa” thành “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”. - Về việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, trước đây chưa có điều kiện thực hiện. Nay mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) thấy cần có kế hoạch thực hiện điều mong muốn ấy của Bác. Bộ Chính trị giao cho Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội thực hiện việc này.Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) dự định đến một thời điểm thích hợp sẽ công bố những điều chưa được công bố trong các bản viết Di chúc của Bác. Nay, nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1.1.4. Về ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, ngày Quốc khánh của nước ta. Để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 3-9-1969. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Nhân dịp này, Bộ Chính trị yêu cầu các tổ chức đảng, các cán bộ, đảng viên và nhân dân ta căn cứ vào Di chúc của Bác và lời thề thiêng liêng của chúng ta mà đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thay mặt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã hứa với Bác để kiểm tra lại những việc chúng ta đang làm, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và những nhiệm vụ công tác trước mắt, tức là làm tốt những điều Bác Hồ đã căn dặn để thỏa lòng mong ước của Bác và xứng đáng với Bác.Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta! Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại! Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì tổ quốc và nhân loại. Cùng với cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong tâm hồn, trí tuệ dân tộc Việt Nam và sự trân trọng, kính phục của nhân dân thế giới. 1. 2. Nội Dung Của Bản Di Chúc VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---000--- Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là: “Người thọ 70, xưa nay hiếm”. Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. Trước hết nói về Đảng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chu nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng 2 đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc. Về phong trào Cộng sản thế giới – Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại. Về việc riêng – Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đông quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969 HỒ CHÍ MINH Chương 2: Giá trị và ý nghĩa của bản di chúc 2.1-Những tư tưởng trong Di chúc và nội dung bao trùm . 2.1.1.Tư tưởng chủ đạo trong bản di chúc. Tư tưởng chủ đạo và bao trùm trong vẫn là tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và Dân giàu nước mạnh, tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, gỉải phóng con người, vì hạnh phúc của con người. Nghĩa là Di chúc thấm đượm tư tưởng và triết lý của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa nhân văn VN- Hồ Chí Minh, nhưng được thể hiện bằng văn bản có tính Di chúc và nói về những việc cụ thể chung cho Đảng, cho Dân và cho mỗi người VN ta và cả đời riêng của Người. Có thể tóm tắt mấy ý chính từ Di chúc (qua các bản viết từ năm 1965 đến 1968) như sau: - Vấn đề quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời kỳ cuối cùng của cuôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đạt được mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước. - Vấn đề phải có kế hoạch chu đáo, chủ động (“tránh bị động, thiếu sót, sai lầm”) khắc phục hậu quả chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội; tình thương và trách nhiệm con người và các tầng lớp xã hội (thư tháng 5/1968). - Vấn đề kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội, sinh thái, xây dựng lại quê hương đất nước nhằm phục vụ con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. - Vấn đề mục tiêu và động lực cách mạng và phát triển: độc lập – tự do, Hòa bình- Thống nhất, Dân chủ và giàu mạnh, - Vấn đề cái cách, đổi mới, chống trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng dân chủ, - Vấn đề Đảng cầm quyền (chỉnh đốn lại Đảng). Đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên. - Vấn đề đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và đoàn kết quốc tế, niềm tin ở sức mạnh của nhân dân.. - Vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng cho đời sau. - Vấn đề phong trào cộng sản thế giới và việc cảm ơn nhân dân các nươc giúp đỡ cuộc khàng chiến của VN. Vấn đề đền ơn đáp nghĩa những người đã hy sunh, thương binh, gia đình có công với cách mạng. - Vấn đề quan niệm về cuộc sống và cái chết, với việc ứng xử với chính thi hài của Người và việc riêng, vấn đề văn hóa đối với người đã khuất. Như vậy là có 10 vấn đề mà Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc, toát lên tinh thần duy vật nhân văn và tinh thần đổi mới - phát triển. Những nội dung quan trọng ấy là hết sức căn bản thể hiện tinh thần nhân văn và sự phát triển liên quan tói số phận và sự nghiệp của dân tộc, của nhân dân, của Đảng và mỗi người VN ta. Hồ Chí Minh quan tâm đến những vấn đề mà Người trăn trở nhiều và cốt yếu đối với cách mạng. Dù gắn với thời điểm lịch sử cuối cuộc chiến tranh và sau chiến tranh nhưng nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong những nội dung ấy có nội dung mang tính khẳng định và có nội dung mang tính dự báo. Như, khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ giành thắng lợi hoàn toàn; và dự báo là chỉ mấy năm nữa. Hoặc có những dự báo và đề xuất như về trước hết phải chỉnh đốn Đảng, hoặc vấn đề miễn thuế nông nghiệp cho nông dân- khoan thư sức dân, vấn đề cải cách giáo dục, vấn đề chống bảo thủ, hư hỏng, dự cảm về đổi mới… 2.1.2 Những băn khoăn trong di chúc. -Băn khoăn thứ nhất là tại sao Hồ Chí Minh không nhắc đến nhà nước, cải cách nhà nước mà chỉ nói chỉnh đốn Đảng. Đảng cầm quyền thì liên quan nhiều đến nhà nước, chỉnh đốn Đảng cầm quyền là tiền đề để chỉnh đối nhà nước, nhưng thật ra chưa phải trực tiếp là vấn đề nhà nước, hoặc lúc ấy vấn đề cải cách nhà nước chưa đặt ra. -Băn khoăn thứ hai là nói phát triển kinh tế, nhưng theo hướng và mô hình như thế nào? Vẫn như mô hình thời tập trung, bao cấp chăng? Đúng là lúc này Người chưa thể thấy được những vấn đề mà chỉ đến thời Đổi mới, Đảng và nhân dân ta mới nhận thức ra, cái gì lạc hậu và cái gì phải thay đổi và vươn tới trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực nhà nước. -Băn khoăn thứ ba là Ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên vấn đề điện táng, hỏa táng và tự mình muốn thực hiện điều đó sau khi mất, phải chăng ngoài ý nghĩa sinh thái và tiết kiệm tiền bạc, phải chăng còn là Người muốn nêu gương, trong khi tập quán này còn hạn chế ở nước ta. Nhưng chúng ta không theo ý Bác mà lại thực hiện hình thức ướp di hài và làm lăng, với lý do riêng và có ý nghĩa riêng của nó. Thế thì hiện nay, chúng ta thực hiện chủ trương nhân rộng hình thức hỏa táng/ điện táng như thế nào? -Băn khoăn thứ tư: Trong khi nói về xây dựng nước VN mới ngoài mục tiêu hòa bình, thống nhất Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh xây dựng Dân chủ và Giàu mạnh. Còn các mục tiêu khác như Tự do, Hạnh phúc thì không thấy Di chúc nhắc tới. Vậy thì dân chủ và tự do phải chăng là đồng nhất? Ta hay nói tự do dân chủ. Trong trường hợp này, tự do như quyền công dân lthì nó gắn liền với dân chủ. Nhưng quyền tự do độc lập của dân tộc và tự do cá nhân trong bản thân họ thì nó là tự do chứ không đơn giản chỉ thuộc phạm trù dân chủ như là quyền công dân. Do vậy không chỉ là quyền dân tộc, quyền công dân mà còn là quyền làm người, như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Cho nên không chỉ là dân chủ, công bằng mà còn là tự do hạnh phúc là những mục tiêu lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chế độ mới do cách mạng ấy tạo ra và phát triển. - Về hạnh phúc thì trong tư tưởng Hồ Chí Minh thường được đề cập tới. Nó là một mục tiêu lớn không chỉ hạnh phúc cá nhân, gia đình như trong văn kiện Đảng đại hội X khi nói về con người, mà ngày nay còn có phạm trù hạnh phúc xã hội, hạnh phúc quốc gia, như xây dựng nền kinh tế hạnh phúc, xây dựng xã hội hạnh phúc. Giàu mạnh là cần nhưng chưa đủ mà còn là tự do và hạnh phúc. - Về dân chủ, ngày nay ta hay nói phát huy dân chủ XHCN, nhưng Hồ Chí Minh rất nhấn mạnh thực hành dân chủ rộng rãi, hoặc mở rộng dân chủ. Hơn nữa nếu không tiếp tục xây dựng, phát triển nền dân chủ mới theo hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể nói phát huy và khó mà có được dân chủ XHCN, vì nền dân chủ ở VN còn hạn chế và thấp, nhiều cơ chế chưa thích hợp. Về những “hạn chế” nói trên, có thể giải thích rằng, Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh những mục tiêu cốt lõi nhất chăng? - Cần nêu thêm một đề nữa là so với bản Di chúc mà BCH TW công bố chính thức với các bản bổ sung của Hồ Chí Minh thì thấy còn sót vấn đề gì quan trọng nhất. phải nó rằng bản Di chúc công bố chính thức đã bổ sung và sắp xếp theo lôgích và đảm bảo các ý tứ chính của Hồ Chí Minh rất thuyết phục. Nhưng có 4 ý quan trọng đang bị bỏ sót hay chưa chú ý: 1) là vấn đề chỉnh đốn lại Đảng (đây là vấn đề quan trọng bậc nhất); 2) bỏ thuế nông nghiêp một năm cho nông dân;  3) vấn đề đấu tranh chống lại nhũng gì cũ kỹ, hư hỏng, trong đó chú ý vấn đề sửa dổi chế độ giáo dục, tạo ra những cái mới tốt tươi, và phải dưạ vào sức mạnh nhân dân mới có thể giải quyết được.  4) vấn đề Hồ Chí Minh nói về hỏa táng và chôn cất như thế nào; Có thể lúc ấy, những vấn đề này công bố chưa thích hợp, hoặc chúng ta chưa thấy hết ý nghĩa thực tiễn của nó, hoặc có nhận thức khác. Dầu sao thì tất cả những vấn đề đó đã được công khái trong thời kỳ đổi mới (HCM toàn tập, tập 12) và được Trung ương giải thích. 2.2 Góc nhìn chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật nhân văn là lý luận triết học tổng quát, hoàn chỉnh nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, cơ cấu, hoạt động của con người và sự nghiệp giải phóng, phát triển con người, khắc phục những quan niệm duy tâm, phiến diện, siêu hình và duy vật tầm thường, phản nhân văn về con người và sự nghiệp giải phóng phát triển con người tự do, toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh hay nội dung trong Di chúc là sự quan tâm tới con người, tin tưởng ở con người, cá nhân, tầng lớp, giai cấp mà cả dân tộc, toàn dân với tình thương, lẽ phải và trách nhiệm, nhất là vấn đề dân sinh sau thời kỳ chiến tranh với nhiều hậu quả nặng nề…, của một Đảng cầm quyền, của những người cộng sản. - Muốn vậy phải phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Nghĩa là độc lập dân tộc phải vươn tới nội dung mới: tự do, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người. - Để thực hiện nhiệm vụ đó phải đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài xã hội, đoàn kết quốc tế, phải dựa vào sức mạnh nhân dân, thực hiện (thực hành) dân chủ rộng rãi; phải cả́i cách, đổi mới chống sự trì trệ, bảo thủ, hư hỏng và mở rộng tư do và dân chủ, phải xây dựng con người mới, lực lượng cách mạnh, nhất là thế hệ trẻ, phát triển và phát huy nhân tố con người. - Đó là một sự thay đổi có tính cách mạng lâu dài, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, phải tiếp tục cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa dổi mới, cải cách và phát triển, quá độ và rút ngắn, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Mỗi người chủ động phát huy năng lực của mình, vừa cải tạo xã hội vừa cải tạo bản thân minh, vừa qua thực tiễn vừa qua giáo dục và tự giáo dục cả về chân - thiện - thể- mỹ. - Sống là cống hiến, hiến thân, phấn đấu vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của dân tộc, dân chủ và giàu mạnh của quốc gia và hạnh phúc của đồng bào. Chết là thanh thản trở về với thiên nhiên, với ông bà tổ tiên và các vị tiền bối cách mạng, và để lại tình thương yêu cho thế hệ trẻ và tinh thần, trí tuệ, đạo đức cho dân cho nước, tạo nên nguyên khí quốc gia, hồn thiêng sông núi, tiếp tục sống mãi với non sông đất nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đúng là “Sống là cho và chết cũng là cho” (Tố Hữu).Tinh thần ấy là tinh thần của chủ nghĩa duy vật nhân văn, và nó có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn dài lâu trong sự nghiệp cách mạng và phát triển của dân tộc ta. Nói cách khác, đó là “tiếp cận nhân văn” (GS VS Phạm Minh Hạc) tất nhiên không chỉ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà là đối với sự phát triển nói chung. 2.3 Tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vô cùng quý giá đó là Di chúc của Người. Một trong giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc trong Di chúc của Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn cao cả, nổi bật là những quan điểm vì con người và giải phóng con người. Đó là những tư tưởng thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo, một triết lý nhân sinh mà Người đã dày công xác lập và thực hiện suốt cuộc đời. Cội nguồn tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự kết hợp truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam với truyền thống nhân ái của nhân loại, đó là lòng thương yêu, quý trọng con người gắn với lòng yêu nước, thương dân nồng nàn. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc của Người phản ánh nội dung của chủ nghĩa nhân văn cách mạng, sáng ngời lý tưởng cộng sản, với mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Xuyên suốt trong Di chúc của Người đó là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Việc đầu tiên mà Người quan tâm ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi là "công việc đối với con người”. Người chỉ rõ, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man đã gây ra biết bao đau thương cho mỗi người dân Việt Nam; "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Theo Người, đó là công rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang, bởi nó luôn mang nội dung tư tưởng nhân văn cao cả là chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng đem lại cho xã hội và mọi người những cái mới mẻ, tốt tươi.Trong Di chúc, Người đã căn dặn phải có những chính sách, việc làm cụ thể đối với từng đối tượng, từ những anh hùng liệt sĩ, thương binh và cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ đến những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong và các lực lượng thanh, thiếu niên, phụ nữ đã đóng góp xương máu và công sức cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng nhân văn cao cả trong vĩ đại của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đó, bởi đối tượng quan tâm của Người còn là “những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v., thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện". Đối với các liệt sĩ, Người căn dặn phải làm những việc cần thiết nhất để “ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ”, đồng thời “để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói, bị rét. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, Người căn dặn: chúng ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh. Đối với những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đã được rèn luyện trong chiến đấu Người yêu cầu "Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc", làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để xây dựng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh và văn minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người thường nhắc nhở chúng ta: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Do đó Đảng và Chính phủ phải luôn chăm lo công tác giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho lớp người trẻ tuổi để kế tục sự nghiệp cách mạng, trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người chỉ rõ cần phải sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đối với phụ nữ, Người luôn dành sự quan tâm chăm lo đặc biệt, trong Di chúc Người chỉ rõ mục tiêu vươn tới mang tính nhân văn cao cả của người phụ nữ trong chế độ mới: "Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ". Người yêu cầu: "Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo". Mang trong mình đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt Nam, với đối tượng là nông dân, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào ta đã ra sức góp của, góp người, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng để xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Người chỉ rõ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải thực hiện cho được là: “Đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc, tranh lại thống nhất và độc lập, xây dựng nước Việt Nam dân chủ mới” và phải “Lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Theo Người, chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì khác mà chính là làm mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng và tự do. Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định: “Nếu nước nhà độc lập mà dân không không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, suốt cuộc đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trước lúc đi xa, mong muốn cuối cùng của Người là: "Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Trong di chúc, Người đặc biệt nêu lên ý nghĩa nhân văn trong việc Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành với nhân dân. Đây thực sự là nét độc đáo trong tư tưởng nhân văn của Người. Người viết: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi". Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, xã hội mới phải theo hướng lấy con người làm trung tâm, để thực hiện được điều đó, Đảng Cộng sản phải giữ vững vai trò lãnh đạo. Lý tưởng của Đảng Cộng sản là chống áp bức, bóc lột, mang những giá trị chân chính của con người trả lại cho con người. Do vậy, là những đảng viên, với lý tưởng tiền tiến và đạo đức cao đẹp, nhân cách người cộng sản phải trở thành biểu tượng trung tâm của xã hội mới. Đó là những đảng viên, những con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết và trước hết. Người luôn đòi hỏi: “Mỗi đảng viên là cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”. Người chỉ rõ, người cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng là những người có văn hoá; phải xung phong gương mẫu làm trước thiên hạ và phải hưởng bổng lộc sau thiên hạ; cái gì lợi cho Đảng, cho dân thì khó mấy cũng làm, cái gì hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống lại. Người nhấn mạnh cán bộ, đảng viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước quần chúng “Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.Là người đầy tớ trung thành của nhân dân trong một xã hội tiến tới thực hiện một nền dân chủ nhân dân, do dân, vì dân thì những người lãnh đạo phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải làm quan cách mạng”. 2.4 Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong chỉnh đốn xây dựng đảng. 2.4.1 Giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn không chỉ cho giai đoạn đã qua, với hiện tại mà cho cả những chặng đường sắp tới của cách mạng và dân tộc ta. Đó là nhận định của các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn" do Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức sáng 20/5 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 119 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 40 năm công bố bản Di chúc của Người. Giáo sư Sử học Đinh Xuân Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa nhân văn của bản Di chúc: "Nội dung di chúc của Bác Hồ là sự kết hợp chặt chẽ rất nhuần nhuyễn tính khoa học, tính thực tiễn và tính nhân văn. Người quan tâm đến quyền lợi, lợi ích, lý tưởng của con người, làm thế nào để phấn đấu nâng cao đời sống của con người. Sau 40 năm, không những giá trị của bản Di chúc vẫn giữ nguyên mà ngày càng có tính chất hiện thực và thời sự". 2.4.2 Những vấn đề về xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Trong Di chúc để lại cho dân tộc ta, vấn đề “trước hết” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập là về Đảng. Như vậy, vấn đề xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm không chỉ sinh thời mà còn đặc biệt lưu ý, căn dặn lại cho toàn Đảng ta trước khi đi xa. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc mang tầm lý luận sâu sắc. Trước hết, khi nói về Đảng trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Người viết: “Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đây là sự tổng kết lý luận và thực tiễn sâu sắc về vị trí, vai trò của Đảng; cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử nước ta; tiếp đó, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Và, cho đến thời điểm Người viết Di chúc, Đảng ta đã và đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà. Khẳng định vị trí, vai trò to lớn của Đảng trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dụng ý để lại thông điệp về những thắng lợi tiếp theo của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thấy cần phải nhấn mạnh vấn đề Đảng ta là một đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, tháng 5-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thêm vào bản thảo Di chúc luận điểm hết sức quan trọng: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Như vậy, có thể thấy rằng, những vấn đề nói về Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự khái quát lý luận sâu sắc những vấn đề cốt lõi về xây dựng Đảng. Di chúc của Người đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc; chỉ ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự lãnh đạo thành công của Đảng là do Đảng đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc; đúc rút phương pháp tốt nhất để thực hiện đoàn kết nhất trí trong Đảng là thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; căn dặn cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Cho đến nay, đã 40 năm trôi qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta và di chúc của Người được công bố, cách mạng nước ta đã và đang thu được nhiều thành tựu mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá một cách khách quan, hiện nay trong Đảng còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết như Đại hội X của Đảng đã đánh giá: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”; “Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm”; “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ đảng viên có chiều hướng gia tăng”; “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi”; “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng, tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên chưa đạt yêu cầu đề ra”…Từ thực trạng đó trong Đảng, cho thấy những vấn đề khái quát lý luận về xây dựng Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Trong tình hình hiện nay, để lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi toàn Đảng phải chú trọng giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng; thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng; đồng thời, đẩy mạnh chỉnh đốn Đảng, kiên quyết đưa những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta xứng đáng là đảng cầm quyền, mọi cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải thật sự trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc của Người. PHẦN KẾT LUẬN Giá trị của bản di chúc của bác là tài sản vô giá cho toàn dân tộc ta trong suốt hơn 40 năm qua và là tâm gướng sáng cho toàn dân tộc ta soi vào và làm theo những gì bác căn dặn trước lúc bác đi xa và bản di chúc cũng luôn thôi thúc mỗi người dân chúng ta ngày càng phấn đấu cố gắng trong học tập, lao động để cố gắng hết mình xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh văn minh và mọi người dân ta đều được hưởng ấm lo hạnh phúc. Mong muốn tâm huyết và vĩ đại nhất suốt cuộc đời bác là mong cho dân ta được độc lập tự do, ấm lo và hạnh phúc chắc có lẽ bản di chúc của người cũng hướng tới một mong muốn tuột bậc này. Đối với sinh viên Việt Nam: “Làm theo lời Bác mỗi sinh viên Việt Nam ngày hôm nay phải gắng sức học tập, rèn luyện không ngừng, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội vì cộng đồng như “tiếp sức mùa thi”, “hiến máu nhân đạo”, “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”… góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới” . Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô PHẠM THỊ MAI DUYÊN, cô đã trực tiếp giảng dậy và hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này, cô đã đem hết những kiến thức quý báu và sự nhiệt tình tận tụy vì sinh viên của mình để truyền đạt cho chúng em những bài học bổ ích trên giảng đường, tuy thời gian lên lớp của cô không dài nhưng những giờ lên lớp của cô đã đem lại chúng em những bài học vô giá ,những hiểu biết sâu rộng về Hồ Chí Minh người cha già của dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử đảng cộng sản việt nam 2.Trang thông tin điện tử trường chính trị Nghệ An 3. Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt 4. Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI) 5. Đường cách mệnh, nguyễn ái quốc 1927. 6. Các văn kiện đại hội đảng toàn quốc đảng cộng sản việt nam lần thứ VII, VIII, IX, X. 7. Hướng dẫn học tập tư tưởng hồ chí minh, Tác giả: GS. Phan Ngọc Liên, Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm 8. Giáo trình tư tưởng hồ chí minh. Bộ giáo dục và đào tạo. Nxb chính trị quốc gia, hà nội 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu nội dung và giá trị của di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan